Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Chế Biến Đồ Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé Giai Đoạn 7 # Top 11 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Chế Biến Đồ Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé Giai Đoạn 7 # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Chế Biến Đồ Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé Giai Đoạn 7 được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

( 2 votes, average: 5.00 out of 5)

Theo ăn dặm kiểu Nhật, ở giai đoạn 7 -8 tháng thì trẻ ăn cháo thế nào?

– Cháo tỷ lệ 1:7 là cháo đặc hay chỉ lổn nhổn thôi?

– Cho bé ăn giai đoạn 2 là loãng hay lổn nhổn, hay đặc mịn?

Cách nấu cháo tỷ lệ 1:7: lý thuyết là 1 gạo 7 nước, sau đó vẫn cần rây. Ninh cháo bằng bếp dễ bị mất nước, nên các mẹ hay dùng cốc nấu cháo nấu cùng vào nồi cơm điện của cả nhà, khi cơm chín thì ủ thêm 30-40 phút nữa.

Giai đoạn 7-8 tháng, mẹ Aichan nấu 1 lon gạo, ấn nút nấu cháo của nồi cơm điện, khi được cháo thì ủ thêm khoảng 15-30 phút nữa. 1 – 2 tuần đầu của giai đoạn này, mẹ cháu vẫn rây, cất đông, tới khi nấu thì pha thêm nước rau (độ đặc loãng đã nói ở trên). Tới tuần thứ 3 (bé được khoảng 7,5 tháng) thì không rây nữa, dùng chày hoặc cán thìa nghiền cháo ngay trong nồi, có hạt nguyên hạt vỡ, sau đó vẫn thêm nước rau làm loãng.

Cách làm tăng độ thô:

Với giai đoạn 5-6 tháng, bé ăn cháo hạt mịn. Tuy nhiên khi bước sang giai đoạn 7-8 tháng, bé sẽ ăn thô hơn. Lúc đầu giã hoặc nghiền cháo bằng cán thìa tất cả cháo. Rồi tiếp đến nghiền 1/2 phần cháo đó, còn lại 1/2 để nguyên hạt, rồi tăng dần thành cháo nguyên hạt… Tuy nhiên lúc đầu để bé nuốt thô quen, thì vẫn nên làm loãng, nói dễ hiểu là lúc đầu bé ăn cháo loãng hạt vỡ 100%, rồi cháo loãng hạt vỡ 50% nguyên hạt 50%, rồi dần chuyển sang cháo loãng nguyên hạt, rồi cháo đặc nguyên hạt… (tùy theo từng bé mà các mẹ điều chỉnh)

Ở giai đoạn 7 -8 tháng thì trẻ ăn thêm được những loại thực phẩm gì?

So với giai đoạn mới bắt đầu tập ăn dặm (5-6 tháng), khi bước sang giai đoạn 2 thực phẩm bé có thể ăn được cũng phong phú hơn.

Tinh bột

Gạo tẻ, bột mì, ngô, khoai tây, khoai lang Mì udon, mì somen, mì Ý, bún, phở (khi chế biến bạn cắt nhỏ)

Rau

Rau chân vịt, rau cải ngọt, rau cải chip, dưa chuột, củ cải, cà rốt, cải thảo, cà tím, bông cải xanh, cà chua, hành tây, bí đỏ, bắp cải, đậu bắp, quả đậu, ớt chuông, giá đỗ, măng tây, quả bơ,

Hoa quả

Táo, dâu tây, đào, cam quýt, chuối, dưa hấu, dưa lưới, nho, hồng, lê

Đạm

+ Cá (các loại cá trắng), cá hồi, cá ngừ + Thịt ức gà, thịt gà băm, gan + Lòng đỏ trứng gà, lòng trắng trứng gà + Sữa chua, sữa tươi (dùng để nấu), phô mai + Đậu phụ

Gia vị

Nước tương shoyu, muối, miso (nhưng chỉ 1 ít thôi)

Hy vọng rằng bài viết này của cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: ( 2 votes, average: 5.00 out of 5)

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

Ăn Dặm Kiểu Nhật: 7 Phương Pháp Sơ Chế Đồ Ăn Dặm Cho Bé

1. Phương pháp mài

Những đồ đã phơi khô, hoặc đã làm đông chẳng hạn như bánh mì hay thịt ức gà làm đông thì mẹ có thể mài rất dễ dàng.

Mẹ có thể tách xé đồ ăn dặm của con bằng dĩa hoặc bằng tay. Chẳng hạn như với cá, sau khi mẹ luộc, hoặc hấp chín, mẹ có thể bỏ ra đĩa và dùng dĩa tách xé ra. Mẹ cũng có thể dùng tay gỡ, xé cá. Đây là phương pháp sơ chế đồ ăn dặm cho bé được dùng nhiều trong giai đoạn 2 của Ăn dặm kiểu Nhật.

3. Phương pháp giã

Những đồ như bí ngô, khoai lang…đã luộc mềm, mẹ có thể cho vào cối giã nhuyễn. Lưu ý, với những loại rau, nhiều xơ thì sau khi giã xong mẹ nên tiếp tục nghiền, rây nhuyễn.

Những đồ mềm như chuối, bơ, mẹ có thể tận dụng lưng của chiếc dĩa để nghiền nát cũng rất hiệu quả.

Đối với các thực phẩm có nhiều xơ như các loại rau lá (cải bó xôi, bắp cải…), mẹ nên luộc chín, rồi thái nhỏ, giã nát rồi mới rây.

Mẹ có thể làm sánh đồ ăn cho bé bằng bột năng. Đánh tan bột năng theo tỷ lệ 1 bột năng : 2 nước, rồi khi món ăn gần được thì đổ từ từ bột năng vào khuấy đều. Ở giai đoạn 3 của Ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ thường tạo độ sánh cho các món ăn dặm của con bằng bột năng để trợ giúp bé trong quá trình nhai nuốt.

Chẳng hạn như mẹ muốn lấy nước ép cam cho con uống thì có thể sử dụng máy vắt cam, hoặc có thể dùng dĩa (chọc dĩa vào quả cam và xoáy đều trên dưới). Bé còn nhỏ, thời gian đầu ăn dặm, sau khi vắt cam bằng máy hoặc dĩa, mẹ có thể dùng miếng vải màn để lọc lấy nước. Còn sau này, có thể cho bé uống cả tép.

Khi bé được 7 – 8 tháng tuổi, mẹ bắt đầu nâng dần độ thô cho thức ăn của con, thì việc sơ chế đồ ăn dặm dạng rau, củ, quả bằng phương pháp cắt, thái được áp dụng nhiều hơn, đặc biệt là được dùng nhiều trong giai đoạn 3, giai đoạn 4 của Ăn dặm kiểu Nhật. Từ băm nhỏ, mẹ dần thái miếng rau, củ, quả với các kích cỡ từ nhỏ đến to phù hợp với từng độ tuổi và cấu trúc thức ăn ở từng giai đoạn ăn dặm của bé.

Ăn Dặm Kiểu Nhật: Cách Trữ Đông Đồ Ăn Dặm Cho Bé

Đặc điểm của phương pháp Ăn dặm kiểu Nhật là mỗi bữa mẹ đều phải đảm bảo cho bé ăn đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và vitamin. Nhưng mỗi loại này, bé lại ăn với một lượng nhỏ mỗi bữa. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng, các mẹ nên biết cách trữ đông đồ ăn dặm cho bé.

Theo Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng Anh: “Nếu bảo quản đúng thì thức ăn dặm sau khi rã đông vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng và an toàn cho bé”. Các mẹ phải biết cách trữ đông đồ ăn dặm cho bé một cách nghiêm ngặt, khoa học để bảo quản đồ ăn cho con tốt nhất.

1. Thức ăn nên được chế biến ngay khi còn tươi sống

Khi mẹ mua thức ăn để chế biến đồ ăn dặm cho con thì cố gắng chọn những đồ tươi sống, không chọn những đồ đã ôi, héo úa… và cố gắng chế biến các loại thực phẩm ngay khi còn tươi sống. Vì như vậy sẽ hạn chế được khả năng sinh sôi của vi khuẩn.

2. Thức ăn nên để vào các khay riêng, có chia thành các phần nhỏ

Sau khi đã phân loại thức ăn để lưu trữ, mẹ nên chia nhỏ thức ăn đó thành nhiều phần để vào hộp/vỉ đá lưu trữ để tiện mỗi lần lấy một lượng thức ăn trong đó ra rã đông. Mẹ lưu ý các khay đá, hộp trữ thức ăn nên có nắp để bảo đảm vệ sinh. Trữ đông bằng khay đá có nắp, hay các hộp riêng là cách trữ đông đồ ăn dặm cho bé khoa học và đảm bảo an toàn.

3. Chỉ rã đông phần thức ăn sẽ sử dụng

Các loại thức ăn sau khi đã rã đông mà bé ăn còn thừa thì không nên tiếp tục cấp đông lần nữa vì như vậy vi khuẩn dễ xâm nhập vào thức ăn khiến thức ăn bị nhiễm khuẩn. Thêm nữa, việc trữ đông đồ ăn dặm lần nữa sẽ làm đồ ăn dặm của con giảm hương vị, bớt ngon, chất dinh dưỡng không được đảm bảo. Vì vậy, ba mẹ các trữ đông đồ ăn dặm cho bé tốt nhất là mẹ nên chia nhỏ thức ăn khi cấp đông, để tiện lấy đủ phần thức ăn, rã đông phần thức ăn đó cho con mỗi lần ăn.

4. Thời gian trữ đông đồ ăn dặm cho bé

Các loại rau củ quả, thời gian trữ đông tối đa là 6-8 tháng, nhưng tốt nhất ba mẹ nên cho bé dùng trong 3 tuần.

Thịt lợn/bò/gà trữ đông tối đa 1-2 tháng, nhưng tốt nhất nên dùng trong vòng 10 ngày.

Tuy nhiên, với các trường hợp mẹ trộn chung các loại thức ăn khi nấu, thời gian trữ đông tối đa là 3 tuần, nhưng tốt nhất mẹ nên cho bé dùng trong vòng 3-5 ngày.

Lưu ý: mẹ nên ghi chú rõ ràng ngày tháng với từng loại thức ăn khi trữ đông để tiện theo dõi thời hạn trữ đông.

Mẹ có thể rã đông cho bé bằng nhiều cách như rã đông bằng lò vi sóng, hoặc để thực phẩm xuống ngăn mát tủ lạnh, hoặc cho vào nấu trực tiếp khi thức ăn đang còn ở dạng đông cứng…

Ví dụ:

Rã đông cá/cua/tôm đã nấu chín, cấp đông thành các viên đá. Nếu rã đông bằng cách để xuống ngăn mát tủ lạnh thì cá cần 6-8 tiếng, thịt cua cần 10-12 tiếng, tôm cần 8 tiếng. Rã đông cá/tôm/cua bằng lò vi sóng nhanh hơn, mẹ chỉ cần chọn chế độ, nhưng sau khi rã đông là chế biến ngay.

Khi rã đông xong, mẹ nên sờ, ngửi mùi, quan sát màu sắc, nếm vị của đồ ăn. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu gì bất thường như sờ thấy nhớt, có mùi lạ, đổi màu, nếm thấy chua hay đổi vị…thì nên bỏ đi, tuyệt đối không nấu cho bé ăn.

Mách Mẹ Chế Biến Đồ Ăn Dặm Hấp Dẫn Cho Bé 7 Tháng Tuổi

Sang đến tháng thứ 7, các mẹ có thể làm một số món để bé tập nhai. Mẹ Áo Hồng sẽ gợi ý cho các mẹ thực đơn và cách chế biến một số món ăn dặm cho bé giai đoạn 7 tháng tuổi.

Ngoài việc nấu riêng những món để bé tập nhai thì trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho con hàng ngày, các mẹ có thể bớt lại một chút để bé tự cầm ăn. Cho dù bé có ăn hay không ăn phần đồ ăn tập nhai đó thì mẹ cũng nên kiên trì làm cho con.

Và một điều các mẹ không bao giờ được phép quên đó là không được ép con ăn vì việc nấu nướng là của mẹ, còn ăn bao nhiêu là quyền của con.

Mẹ Áo Hồng sẽ gợi ý cho các mẹ thực đơn và cách chế biến một số món ăn dặm cho bé giai đoạn 7 tháng tuổi.

1. Thịt gà sốt táo và cà chua, cho con ăn món này với nui.

Cách nấu: Thịt, nui, táo cà chua cho vào nồi nấu chín. Táo cắt to một chút để khi chín lấy ra cho dễ. Khi chín lấy táo, thịt bò và cà chua (cà chua nấu chín bỏ vỏ) xay đều. Nui cũng xay ra, tùy theo khả năng ăn thô mịn của mỗi bé mà mẹ xay nhiều hay ít. Các mẹ nhớ nấu ít nui thôi vì nui sẽ nở ra rất nhiều.

Món này có táo tạo vị rất thơm và ngọt. Ăn kèm canh rau cải bó xôi cho bé dễ nuốt vì nui khi xay ra thường dẻo dẻo khó nuốt.

2. Rau củ hấp trứng

Cách nấu: 1/2 quả bì ngòi cắt lát mỏng, 1 củ khoai tây nhỏ. Cho tất cả vào luộc chín. Xay mịn với 1/2 lòng đỏ trứng gà sau đó đổ ra bát rồi cho vào nồi hấp chín (khoảng 10 phút).

Mẹ có thể cho con ăn trong chén hấp hay úp ngược ra đĩa và trình bày thêm một chút cho đẹp mắt thì tùy thích.

Lưu ý: Khi hấp các mẹ nhớ lót một lớp khăn bên dưới để khi nước sôi thì bát thức ăn không bị đổ, lật hay kêu. Có thể thay bí ngòi bằng cà rốt hoặc các loại ra khác.

Món ăn này rất mềm, mịn, thơm và dễ ăn.

3. Bí đỏ hấp trứng, khoai tây và jambong (1 miếng jambong nhỏ khoảng 1 ngón tay) loại ít muối. Cách nấu giống rau củ hấp trứng ở trên.

4. Bí ngòi, khoai tây, súp lơ xanh, cà chua, táo, cá (1 miếng nhỏ), nui. Cách nấu: Rau củ thì tùy theo khả năng bé ăn bao nhiêu thì mẹ nấu bấy nhiêu. Rau củ lâu chín bào mỏng nấu trước, gần chín thì cho cà chua, cá vào nấu cho chín. Tắt bếp, để bớt nóng và xay vừa độ ăn của bé. Thêm bơ hay dầu ăn vào.

5. Bí ngòi dồn (cá, bí ngòi, cà rốt, khoai lang, súp lơ xanh và chút xíu lòng đỏ trứng).

Một chén nhỏ: Phô mai tươi được làm từ sữa công thức.

Cơm nấu với lá rong biển viên thành từng viên nhỏ cho bé dễ ăn.

6. Đây là món ăn cung cấp nhiều vitamin cho bé. Các mẹ cần chuẩn bị: Khoai lang (1/2 củ), táo đỏ (1/2 quả), cà rốt (1 khoanh nhỏ), khoai tây (1 củ nhỏ, khoảng 20g), ớt chuông đỏ (1 chút), cá (30g).

Cách nấu: Tất cả cho vào nồi nấu chín, muốn ăn sệt thì nấu ít nước và lửa nhỏ nhỏ chừng 10 phút. Khi chín, lấy ra xay nhuyễn.

Lưu ý: Các mẹ có thể thay khoai lang, khoai tây bằng cơm/ cháo/ mì; thay cá bằng thịt gà/ lợn… đều được. Nếu dùng khoai tây thì nên cho ít vì nếu cho nhiều sẽ khó ăn. Ớt đỏ và cà rốt cũng cho ít để tạo vị.

Món này có mùi thơm, vị ngọt, rất dễ ăn.

7. Nguyên liệu: Rau củ khoảng 200g: Bí ngòi, cải bó xôi, 1 ít phần trắng hành boa-rô, ớt chuông đỏ, và thịt gà (30g). Cho tất cả vào nấu chín và xay theo độ ăn thô của từng bé.

8. Súp 5 loại rau củ + thịt bê (khoảng 30g ) và sữa công thức. Rau củ các mẹ có thể tự chọn những loại bé thích ăn để chế biến.

Cơm nhão trộn rong biển (loại cuốn sushi).

Nho và cam.

9. Canh bí ngòi. Cá sốt cam ăn cùng với cháo hoặc cơm nhão.

10. Thịt bò, nui, cà chua, cà rốt, 1 chút gốc hành boa-rô tạo vị thơm cho món ăn và 1 chút lòng đỏ trứng gà.

11. Cháo cá hồi, canh bí, cam tươi.

12. Cháo, cải bó xôi, khoai lang xay trộn cùng khoai tây. Cá hồi. Trái cây: Cam và nho.

Thực Đơn Ăn Dặm Nấu 10 Phút Cho Các Mẹ Bận Rộn Thực Đơn Ăn Dặm Vừa Ngon VỪa Dễ Làm Cho Bé Yêu

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Chế Biến Đồ Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé Giai Đoạn 7 trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!