Xu Hướng 9/2023 # Hướng Dẫn Cách Làm Chân Gà Hầm Đậu Đỏ Thơm Ngon, Bổ Dưỡng # Top 15 Xem Nhiều | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hướng Dẫn Cách Làm Chân Gà Hầm Đậu Đỏ Thơm Ngon, Bổ Dưỡng # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Làm Chân Gà Hầm Đậu Đỏ Thơm Ngon, Bổ Dưỡng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách làm chân gà hầm đậu đỏ

Cách làm chân gà hầm đậu đỏ vô cùng đơn giản và dễ làm. Kể cả những chị em vụng chân vụng tay, ít có khiếu nấu nướng cũng vẫn có thể nhanh chóng tạo ra được một tô chân gà hầm đậu đỏ thơm ngon, giàu dinh dưỡng lại lạ miệng cho cả gia đình thưởng thức. Còn gì thú vị hơn việc ngồi nhâm nhi những chiếc chân gà mềm mềm, dẻo dẻo, dai dai và thơm phức trong ngày cuối tuần mưa gió cùng người thân phải không?

Trong bài viết trước mình đã hướng dẫn các bạn làm món chân gà hầm đậu phộng cũng ngon không kém đâu. Còn hôm nay, tiếp tục hướng dẫn cho chị em cách chế biến món chân gà hầm đậu đỏ này.

Nguyên liệu chuẩn bị

Một số nguyên liệu cơ bản mà các bạn cần phải chuẩn bị bao gồm:

Chân gà: 5 đến 6 cặp.

Đậu đỏ: 50 gam.

Rượu trắng: 50ml.

Gừng: 2 củ gừng tươi loại vừa.

Vỏ quýt khô: Vài lát vỏ quýt khô.

Gia vị: Muối trắng, mì chính, dầu ăn…

Cách chọn nguyên liệu chuẩn

Số lượng chân gà có thể tăng thêm hoặc bớt đi. Tùy thuộc vào lượng người ăn cũng như khẩu phần của mỗi người. Nên chọn loại chân gà công nghiệp, chân to và mềm, nhiều thịt sẽ ngon hơn.

– Chân gà mua ở ngoài chợ hoặc siêu thị cần phải đảm bảo rõ nguồn gốc và hạn sử dụng. Tốt nhất nên mua chân gà tươi không qua đông lạnh bằng cách tìm đến tận nơi giết mổ số lượng lớn và đặt mua. Chân gà đông lạnh khó kiểm soát được nguồn gốc cũng như thời gian gà bị làm thịt. – Đậu đỏ thơm và ngon nhất vẫn là các hạt tròn và mập, to và đặc biệt nhất cũng cần phải lưu ý lựa chọn các hạt không khuyết tật, không hư hỏng hoặc mọt sâu.

Các bước làm chân gà hầm đậu đỏ

Bước 1: Sơ chế chân gà

Sau khi mua chân gà về, rửa sạch một lần với nước sạch.

Bóc bỏ toàn bộ phần da vàng và móng bên ngoài. Nếu chiếc móng nào khó tháo bỏ, hãy trực tiếp chặt luôn phần móng đó đi, không được chủ quan để phần móng đó khiến cho món ăn bị mất vệ sinh.

Nên bóp bằng muối khoảng 2 đến 3 lần rồi rửa kỹ lại với nước. Đến khi chúng ta cảm thấy phần chân gà trắng và không còn mùi tanh nữa là được.

Bước 2: Ngâm đậu đỏ

Rửa sạch đậu đỏ, loại bỏ những hạt lép, vỏ đậu và các loại sạn, bụi bẩn khác nếu có.

Bước 3: Hầm chân gà với đậu đỏ

Cho chân gà, đậu đỏ, gừng thái miếng, vỏ quýt khô và một chút rượu đã chuẩn bị vào nồi hầm.

Đậy kín nắp và ninh trong thời gian 2 tiếng để chân gà cùng đậu đỏ thật mềm nhừ. Đun với ngọn lửa nhỏ và nước vừa phải. Thêm nếm gia vị vào cùng đề chân gà ngấm gia vị vừa ăn.

Bước 4: Hoàn thành và thưởng thức

Sau khi chân gà đã đủ thời gian hầm, mềm và ngấm đều gia vị, các bạn có thể dọn ra mời cả nhà cùng thưởng thức. Món chân gà hầm đậu đỏ này có thể ăn vào bữa chiều để lót dạ.

Tác dụng của món chân gà hầm đậu đỏ

Chân gà là món ăn rất bổ dưỡng, là vị thuốc quý mang lại cho sức khỏe con người nhiều dưỡng chất quý. Trong y học cổ truyền, chân gà có tính bình, vị ngọt, hơi ẩm và không độc. Tác dụng của chân gà là bổ hư, tăng cường sức khỏe gân cốt, bổ sung sinh lực.

Những ai nên sử dụng chân gà hầm đậu đỏ

Món ăn này cũng rất tốt cho những người bị yếu sinh lý hay tỳ hư lâu ngày, bổ sung thể lực cho người ốm yếu.

Đặc biệt những người già có nhiều triệu chứng như yếu chân tay, yếu cơ thể…cũng rất nên bổ sung loại thực phẩm này cho cơ thể thường xuyên để tăng cường sức khỏe tuổi già.

Sử dụng món chân gà hầm đậu đỏ cũng giúp cho trẻ em còi cọc, chậm đi, chậm mọc răng hoặc trẻ bị ra mồ hôi nhiều giảm bớt các vấn đề trên.

Những ai không nên ăn chân gà hầm đậu đỏ

Tuy bổ dưỡng là vậy nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng món chân gà hầm đậu đỏ này. Chân gà có tính ấm, do đó y học cổ truyền khuyến cáo rằng những người đang có nhu cầu giảm cân không nên sử dụng.

Những người mắc chứng mỡ máu cao, những người bị nóng trong thường xuyên đi tiểu nước vàng, có biểu hiện tiểu buốt, tiểu dắt,…không nên ăn.

Những người đang nóng sốt, bị viêm nhiễm cũng không nên sử dụng chân gà hầm đậu đỏ.

Ngoài ra, chân gà rất bổ dưỡng và lại có tính ấm, nên những người bị bệnh gút nên kiêng ăn chân gà. Đặc biệt là khi đang bị sưng đau.

Hướng Dẫn Cách Làm Chân Gà Hầm Đậu Phộng (Lạc) Ngon Bổ Dưỡng

Tác dụng chân gà hầm đậu phộng

Theo y học, chân gà hay còn gọi là kê cân, có vị ngọt, tính bình hơi ấm và không độc. Ăn chân gà có tác dụng bổ sư, tăng cường sinh lực, gân cốt. Nên chân gà thường dùng để bồi bổ gân cốt, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, xuất huyết ở người cao tuổi, người run tay run chân đi không vững, trẻ em còi xương và phát triển chậm, phụ nữ ngực lép da khô.

Đối với đậu phộng (lạc) có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe. Những chất Protein, chất xơ, kali, phốt pho, vitamin B và magiê,… có trong hạt lạc có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

Mình ở ngoài Bắc nên thấy nói đến đậu phộng có khi ít người biết nhưng nói đến củ Lạc thì nhiều người sẽ biết hơn. Đậu phộng (củ lạc) là một loài cây thực phẩm quen thuộc đối với người nông dân Việt Nam.

Vậy chân gà hầm đậu phọng có tác dụng gì?

– Chân gà hầm là món ăn thanh đạm, dễ ăn, món ăn giúp bạn dưỡng huyết, hoạt huyết, cầm máu, lợi cho gân cốt, đặc biệt những ai sau sinh nở ăn chân gà hầm sẽ phục hồi tử cung nhanh chóng. – Món ăn thanh nhiệt trong những ngày thời tiết oi nóng. Ngoài ra món này cũng giúp gia đình bạn đổi gió bởi khá lạ miệng.

Bật mí: Đừng nghĩ rằng chân gà công nghiệp không tốt bằng chân gà ta. Theo khoa học nghiên cứu cho thấy chân gà công nghiệp có chứa nhiều chất béo và Protein hơn chân gà ta. Còn chân gà ta lại nhiều Ca (canxi) hơn chân gà công nghiệp. Đây cũng là bật mí khá thú vị khi b ạn đang cân nhắc xem mình quyết định chọn loại nào cho gia đình của mình.

Chọn chân gà hầm lạc

– Khi đi mua các bạn có thể nhận biết dễ dàng bằng cách quan sát màu sắc và cảm nhận bằng mùi. Nếu là gà sạch thì sẽ có màu trắng hồng tự nhiên, không có các sắc tố lạ khác. Cụ thể trong quá trình quan sát tổng thể chân gà, bạn dùng tay bóp nhẹ phần chân gà nếu chúng mập đều, mềm và có thể nhỏ giọt nước, đầu ngón chân căng thì đó chính là gà đã thấm qua chất lỏng. Có thể sử dụng chân gà ta như chân gà Đông tảo, gà nhà, gà ác, kể cả chân gà công nghiệp cũng được.

Chân gà hầm lạc Nguyên liệu chuẩn bị

Chân gà: 10 chiếc

Đậu phộng: 100gr

Gừng tươi: 1 nhánh

Gia vị: Muối, hạt nêm

Dụng cụ: Nồi hầm (nồi áp suất).

Công đoạn thực hiện

Bước 1: Sau khi chọn lựa được những chiếc chân gà ưng ý. Các bạn đem rửa sạch bằng nước muối, chặt làm 3 đoạn, để ráo nước. Đậu phộng rửa sạch ngâm vào nước ấm khoảng 30 phút trước khi mang đi nấu.

Lưu ý: Các bạn có thể mua đậu phộng đã qua sơ chế được đóng gói sẵn tại siêu thị cho nhanh.

Bước 2: Đun sôi một nồi khoảng 1.5 lít nước, cho chân gà đã sơ chế vào hầm trước khoảng 30 phút, lưu ý để nhỏ lửa và hớt bọt thường xuyên cho nước lèo được trong.

Bước 3: Tiếp đến, các bạn thêm vào lượng đậu phộng đã ngâm và tiếp tục hầm trong khoảng 20-30 phút, đến khi cả chân gà và đậu mềm nhừ.

Bước 4: Cuối cùng cho thêm 2 lát gừng + 1 muỗng canh bột nêm + 1 muỗng cà phê muối.

Thành phẩm

Múc ra bát, nêm nếm lại sao cho vừa miệng vậy là bạn đã có một tô canh chân gà hầm đậu phộng giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho gân cốt, nên dùng nóng ngay sau nấu.

Cách làm chân gà hầm đậu phộng vô cùng đơn giản, nhanh chóng nhưng lại đem đến cho cả gia đình bạn một làn gió mới khi sử dụng chân gà trong chế biến món ăn. Ngoài ra, có một số công thức chia sẻ là sử dụng thêm thêm đậu đỏ hay cả chút vỏ quýt khô vào để tạo thêm vị đặc biệt, hương vị này cũng giống như một chút vị của thuốc bắc, thơm thơm và đăng đắng.

Hướng Dẫn Cách Làm Món Gà Bổ Dưỡng: Gà Hầm Thuốc Bắc

Gà là một món ăn ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, món gà hầm thuốc bắc còn tuyệt vời hơn vậy, thực sự thích hợp cho các bà bầu, những người cần bồi bổ sức khoẻ. Người ta thường ví “gà hầm thuốc bắc” như một món ăn thần dược với vô vàn công dụng đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là phụ nữ khi mang thai. Nghe tinh tuý vậy, nhưng đây lại là món ăn vô cùng đơn giản và dễ làm chỉ với một số nguyên liệu cần thiết và vài bước chế biến.

500-600g thịt gà ngon (có thể sử dụng gà ác)

Ngải cứu :1 nắm

Hạt sen 200-300g

Thuốc bắc: 1 gói (loại dành cho bà bầu)

Gừng, hạt tiêu, các loại gia vị khác

Sơ chế gà

Gà sau khi làm xong bạn rửa sạch có thể sát thêm chút muối để khử mùi hôi của gà.Bạn nên nhớ bỏ hết phần nội tạng của nó.

Sơ chế các nguyên liệu khác

– Ngải cứu: bạn hãy nhặt bỏ hết các lá bị vàng úa hay những lá già và cuống sau đó rửa sạch rồi để ráo nước.

– Gừng bạn bỏ vỏ sau đó rửa sạch và thái thành những lát mỏng.

– Thuốc bắc: Bạn hãy ngâm sau đó rửa sạch thuốc bắc đó rồi để cho ráo nước.

Để món gà hầm thuốc bắc ngon chuẩn vị với thịt gà mềm nhừ cùng với vị thuốc bắc thơm lừng thì đòi hỏi thời gian hầm là khá lâu.

Trước tiên bạn hãy ướp gia vị cho gà. Bạn lấy gà vừa chuẩn bị ở trên ướp các gia vị như muối, tiêu, bột ngọt,… sau đó để khoảng 25-30 phút để gà ngấm gia vị.

Thông thường, món gà hầm thuốc bắc sẽ có thịt gà nhừ và ngả vàng, quyện cùng mùi hương của thuốc bắc lan toả đặc trưng

Lưu ý: Để món gà hầm thuốc bắc của bạn them đậm đà, bạn nên cho ngải cứu và hạt sen bùi quyện vào vị thơm ngon bùi ngậy, giàu chất dinh dưỡng và vitamin nha!

Hướng Dẫn Cách Làm Chân Gà Hầm Đậu Đen Tăng Cường Sinh Lực Nam Giới

Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo cách làm chân gà hầm lá ngải cứu trong bài chia sẻ trước đó, cũng thú vị không kém. Để tiếp tục những món chân gà hầm là chân gà hầm đậu đen này.

Món chân gà hầm đậu đen thơm ngon, bổ dưỡng chắc chắn sẽ làm mọi người trong gia đình thích mê.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Để có được món chân gà hầm đậu đen chuẩn vị, các bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại nguyên liệu sau:

Chân gà: 5 đôi

Đậu đen: 300 gram

Nếp hương: 100 gram

Hạt mướp: 50 gram

Các gia vị cần thiết khác

Những lưu ý chọn nguyên liệu

Để có được một nồi chân gà hầm đậu đen ngon đúng vị và bổ dưỡng, các bạn cần lưu ý cách chọn nguyên liệu như sau:

Chọn chân gà hầm nên chọn chân gà ác, bởi gà ác là loại gà bổ dưỡng. Khi sử dụng để hầm với đậu đen sẽ giúp món ăn của bạn có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn. Đặc biệt, nên sử dụng chân gà tươi, không nên sử dụng chân gà đã được đông lạnh. Bởi chân gà đông lạnh giá trị dinh dưỡng thấp và khi hầm món ăn không có vị tươi ngon tự nhiên.

Để giúp các chị em có thể nấu ra một món ăn bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, ngay bây giờ chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách làm chân gà hầm đậu đen. Với những bước làm được giới thiệu tỉ mỉ, chắc chắn sẽ giúp bạn có được món ăn ngon chuẩn vị nhà hàng.

Bước 1: Sơ chế chân gà

Phần chân gà đem rửa sạch, để đảm bảo an toàn vệ sinh, bạn hãy ngâm chân gà trong nước muối loãng khoảng 15 phút. Cách làm này vừa giúp chân gà sạch bụi bẩn, đất cát lại giúp khử sạch mùi hôi, giúp món chân gà hầm đậu đen thơm ngon hơn.

Khi chân gà đã được ngâm nước muối xong, hãy đem rửa lại, sau đó dùng dao lột sạch phần da mỏng còn sót và dùng kéo để loại bỏ phần móng cứng.

Bước 2: Ngâm đỗ đen và sơ chế các nguyên liệu khác

Đậu đen đã chuẩn bị đem đi rửa sạch, quá trình này sẽ giúp bạn loại bỏ cát và các bụi bẩn. Bạn nên ngâm đậu trong nước khoảng 1-2 giờ, sau đó vớt đậu ra rá rồi để ráo nước.

Bước 3: Nấu chân gà hầm đậu đen

Để món chân gà hầm đậu đen thơm ngon, các bạn nên nấu chúng ở trong chiếc nồi đất. Nếu không có nồi đất thì có thể sử dụng nồi áp suất hoặc nồi cơm điện cũng được.

Rửa sạch nồi, cho chân gà đã được sơ chế cùng các nguyên liệu khác đã chuẩn bị vào nồi. Thêm lượng nước vừa đủ, bạn nên cho khoảng 1.2 lít nước để món chần gà hầm đậu đen có hương vị ngon nhất. Thêm một chút muối vào nồi và đậy nắp.

Tiến hành nấu món chân gà hầm đậu đen, đầu tiên bạn cần để lửa to, đến khi món chân gà hầm sôi thì cho lửa nhỏ.

Để lửa cháy nhỏ ở mức thấp nhất, trong quá trình hầm chân gà, bạn nhớ sau 15-20 phút thì dùng muôi khuấy đều nồi hầm. Việc khuấy đều nồi hầm sẽ giúp các nguyên liệu chín đều và không bị dính đáy nồi.

Hầm trong khoảng 30-45 phút thì nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn, khuấy đều để các gia vị tan rồi tắt bếp.

Bước 4: Thưởng thức

Bạn chỉ cần cho phần chân gà hầm đậu đen ra bát, đợi món ăn bớt nóng và thưởng thức. Vậy là bạn có được món ăn thơm ngon và bổ dưỡng rồi.

Không chỉ được biết đến là món ăn ngon, chân gà hầm đậu đen còn được biết đến là một trong những món ăn có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Chân gà là một loại thuốc quý hiếm trong y học cổ truyền. Chân gà có tính bình, vị ngọt, không độc và có tác dụng tăng cường gân cốt cho xương khớp, hỗ trợ sinh lý cho nam giới. Chính vì tác dụng hỗ trợ sinh lý tốt, người ta thường kết hợp sử dụng chân gà và các loại nguyên liệu tự nhiên khác để tạo ra bài thuốc cải thiện sinh lý cho nam giới.

Đậu đen được coi là vị thuốc thần dược để cải thiện sức khỏe. Trong đậu đen có chứa nhiều dưỡng chất như sắt, kẽm, magie và nhiều yếu tố vi lượng khác. Các dưỡng chất có trong đậu đen sẽ giúp bổ sung sức khỏe, cải thiện gân cốt và tăng cường tuần hoàn máu cho cơ thể.

Không nên bỏ qua: Chân gà hâm đậu đỏ

Với tác dụng tuyệt vời của cả chân gà và đậu đen, khi kết hợp cả hai nguyên liệu quý hiếm này trong món chân gà hầm đậu đen đã tạo ra một món ăn bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Món ăn này cực tốt cho phái mạnh, vừa giúp tăng cường sức khỏe, gân cốt dẻo dai. Hi vọng sau bài viết ngày hôm nay, các chị em sẽ học được cách làm chân gà hầm đậu đen thơm ngon bổ dưỡng để cả gia đình cùng thưởng thức.

Hướng Dẫn Cách Làm Bắp Bò Hầm Thuốc Bắc Bổ Dưỡng, Thơm Ngon

Thuốc bắc được sử dụng từ thời xa xưa để chữa bệnh với các nguyên liệu chính như quế, hồi, táo tàu,… Các nguyên liệu này khi kết hợp với thịt bò sẽ mang đến món ăn vừa thơm ngon, giàu dinh dưỡng lại tốt cho sức khỏe. Trong khi đó, cách làm bắp bò hầm thuốc bắc lại rất đơn giản nên ai cũng có thể thực hiện tại nhà để chiêu đãi cả gia đình.

Cách làm bắp bò hầm thuốc bắc Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu cho món bắp bò hầm thuốc bắc bao gồm:

Bắp bò tươi: 500gram

Thuốc bắc: 1 – 2 gói

Hạt sen: 50gram

Gừng: 1 nhánh nhỏ

Trần bì: 1 miếng

Rượu trắng: 1 muỗng

Các loại gia vị cần thiết: Nước mắm, muối, tỏi băm, sả băm, hành băm, hạt tiêu xay…

Các bước làm bắp bò hầm thuốc bắc Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt bò sau khi mua về đem khử bớt mùi hôi bằng cách bóp với muối hạt rồi rửa lại với nước cho sạch.

Thái thịt thành từng miếng dày khoảng 2 – 2,5cm để khi hầm thịt không bị nát. Đun sẵn một nồi nước sôi rồi cho bắp bò vào trụng qua nước sôi rồi vớt ra để ráo nước.

Cho thuốc bắc vào tô, thêm nước vào và ngâm khoảng 1 tiếng.

Hạt sen nhạt bỏ phần tim ở giữa bởi vị đắng của nó sẽ làm cho món ăn không còn ngon nữa. Sau đó, rửa sạch hạt sen rồi để ráo nước.

Bước 2: Ướp bắp bò

Khi thịt đã ráo nước, các bạn cho thịt vào một cái tô. Cho thêm hạt tiêu, hành băm, tỏi băm, sả băm và một chút hạt nêm vào tô. Đảo đều các nguyên liệu với nhau rồi đem ướp từ 30 – 60 phút.

Các bạn lấy một cái nồi dùng để hầm thịt, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào rồi đun nóng. Cho tiếp gói thuốc bắc và thịt bắp bò vào, dùng đôi đũa đảo đều tay cho thịt săn lại.

Bước 4: Tiến hành hầm bắp bò với thuốc bắc

Với chiếc nồi thịt bò thuốc bắc đó, các bạn cho thêm lượng nước vừa đủ ngập mặt thịt rồi đun sôi. Cho thêm chút rượu trắng, gừng đã sơ chế và trần bì vào đun trong khoảng thời gian 15 – 20 phút.

Cho tiếp hạt sen rồi hầm thịt cho đến khi thịt và hạt sen chín mềm thì tắt bếp. Thường thì thời gian đun khoảng 2 giờ đồng hồ là ngon hơn cả.

Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức

Trước khi tắt bếp, các bạn nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn. Múc thành phẩm ra đĩa sâu lòng hoặc tô, rồi thưởng thức ngay khi còn nóng.

Với món bắp bò hầm thuốc bắc, các bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

Để mua được bắp bò ngon, các bạn nên lựa chọn phần thịt hồng hào, gân có màu trắng. Thịt không được có mùi lạ hay màu nhợt nhạt.

Nên tìm mua thuốc bắc ở những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng.

Khi chế biến thịt bắp bò hầm thuốc bắc, các bạn có thể dùng hạt sen tươi hoặc khô đều được. Tuy nhiên khi dùng hạt sen khô, cần ngâm vài tiếng với nước để hạt sen được mềm hơn.

Có thể hầm thịt bò ở nồi áp suất để thịt được chín mềm hơn, sau đó mới cho ra nồi nấu cùng với nguyên liệu khác. Như vậy, sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian để chuẩn bị món ăn khác.

Hướng Dẫn Cách Làm Chân Gà Hầm Ngải Cứu Ngon Bổ Sức Khỏe Người Ốm

Ngải cứu theo định nghĩa chung là một loài thực vật thân cỏ thuộc họ nhà Cúc. Cây ngải cứu cũng có một tên gọi khác là ngải điệp, đây vốn dĩ là loại cây rất quen thuộc với mỗi người dân thôn quê Việt Nam. Ngải cứu không chỉ được biết đến là một vị thuốc mà nó còn được biết đến như một loại rau, người ta thường gọi là rau ngải cứu. Ngải cứu thường xuất hiện trong những món hầm cùng với nguyên liệu khác hoặc dùng rau ăn lẩu.

Chân gà hầm ngải cứu

Bạn đã được thưởng thức món trứng chiên ngải cứu chưa? Cách làm chân gà hầm ngải cứu đơn giản hơn rất nhiều so với việc làm món gà hầm ngải cứu. Hơn nữa, sự lạ miệng và thú vị mà món ăn mang lại còn giúp nhiều chị em trổ tài cũng như ghi điểm với chồng con về khả năng bếp núc nữa.

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu làm món chân gà hầm ngải cứu cần chuẩn bị như sau:

Chân gà: Khoảng 5 đến 7 cặp (tùy vào nhu cầu thưởng thức của các thành viên trong gia đình mà có thể nhiều hoặc ít)

Ngải cứu: Khoảng 500 gram ngải cứu tươi.

Gói gia vị hầm thuốc bắc: 1 – 2 gói.

Nghệ tươi: 1 củ.

Gia vị: Dầu ăn, bột nêm, mắm muối…

Lưu ý khi lựa chọn nguyên liệu

Đối với chân gà, nên chọn loại chân gà lùn, gà công nghiệp vì loại gà này chân sẽ nhiều thịt và mềm hơn. Không nên chọn chân gà ri, chân gà cái gầy chỉ có da và xương, khi ăn sẽ không ngon.

Chọn mua ngải cứu là loại rau non vừa phải, không nên mua loại tươi non quá, tránh trường hợp mua phải rau không sạch, có chứa nhiều lượng phân bón dư thừa gây hại cho sức khỏe. Lượng rau ngải cứu cho vào có thể ít hoặc nhiều hơn, tùy theo sở thích và khẩu vị của người ăn.

Các gói gia vị hầm thuốc bắc có bán sẵn tại các siêu thị, tiệm tạp hóa. Lưu ý hạn sử dụng và vỏ bọc của gói gia vị. Không nên mua những gói đã bị bục, bị mở bao bì vì có thể gia vị bên trong không đảm bảo được độ an toàn và sạch sẽ, dễ nhiễm các loại vi khuẩn nấm mốc.

Cách làm món chân gà hầm ngải cứu cũng chỉ vài bước nhỏ nhỏ thôi, cụ thể các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Sơ chế chân gà

Chân gà mua về cần phải được làm sạch bằng cách bóc hết phần da vàng và móng, tật bên ngoài chân gà.

Có thể chặt chân gà thành hai ba khúc vừa ăn hoặc để nguyên cả chân để khi ăn có thể cầm cả chân gặm theo sở thích.

Ướp nghệ và chân gà vào một nồi nhỏ. Cho thêm bột nêm, mắm muối và gói gia vị thuốc bắc vào nồi. Xóc đều cho gia vị ngấm vào chân gà. Ướp chân gà và gia vị trong vòng 1 tiếng.

Bước 2: Chuẩn bị các nguyên liệu khác

Rau ngải cứu: nhặt lấy phần ngọn non, bỏ phần cuống và lá già. Rửa sạch bụi bẩn.

Bước 3: Hầm chân gà

Xếp xen kẽ chân gà và rau ngải cứu đã xào vào trong nồi hầm. Để ướp thêm khoảng 30 phút nữa.

Tiếp đến, thêm vào nồi 1 hoặc 2 bát nước con. Đun to lửa cho sôi sùng sục nồi hầm. Sau đó, giảm lửa ninh trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp.

Một lúc sau bật bếp lên, lặp lại quy trình đun sôi rồi hạ lửa nhỏ. Làm khoảng 2 đến ba lần là các bạn đã hoàn thiện xong nồi chân gà hầm ngải cứu.

Chân gà được y học cổ truyền coi như là một vị thuốc rất hữu ích cho sức khỏe. Trong chân gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng cao. Tính bình, hơi ấm trong chân gà có tác dụng bổ hư, cường tráng gân cốt và sinh lực. Do đó, chân gà hỗ trợ tốt trong việc điều trị các bệnh về xương khớp cũng như các bệnh do hư nhược cơ thể gây ra.

Bên cạnh đó, lá ngải cứu cũng là một vị thuốc đông y đặc biệt. Ngải cứu có tính ấm, có chứa một lượng tinh dầu lớn, tác dụng tốt trong việc giảm đau nhức và điều hòa khí huyết. Sử dụng ngải cứu còn giúp giảm các triệu chứng viêm nhiễm, mụn nhọt, mẩn ngứa, điều trị các chứng cảm cúm, ho, đau đầu, đau họng, đau dây thần kinh hiệu quả.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Làm Chân Gà Hầm Đậu Đỏ Thơm Ngon, Bổ Dưỡng trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!