Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Chế Biến 8 Món Ngon Từ Tôm Cho Bé Bắt Đầu Ăn Dặm được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi bé vào tuổi ăn dặm, các mẹ bắt đầu “đau đầu” vì thực đơn ăn dặm của bé: làm sao cho món ăn thật bổ dưỡng mà vẫn hợp khẩu vị trẻ nhỏ để khi cho bé ăn, bé không nhè ra. Hãy thử một số công thức món ngon từ tôm cho bé sau đây bởi tôm là loại thực phẩm dễ chế biến và hợp khẩu vị các bạn nhỏ, các mẹ có thể yên tâm nấu cho con.
Món ăn dặm giòn giòn thơm thơm, là một món ăn có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ nhỏ. Các mẹ có thể cho bé ăn kèm cơm nóng đã xay nhuyễn.
Tôm rửa sạch, bóc vỏ, rút chỉ lưng rồi ướp với nước cốt chanh, giấm gạo, dầu mè, tỏi băm, muối trong khoảng 10 phút
Trứng muối bóc vỏ tách lấy lòng đỏ rồi dùng rây rây thật mịn. Trứng gà đánh mịn.
Đổ bột chiên giòn ra, lần lượt nhúng tôm đã ướp vào trứng gà rồi nhúng vào bột chiên giòn, làm như vậy cho tới hết tôm.
Làm nóng dầu ăn, thả tôm vào chiên vàng đều 2 mặt, sau đó vớt ra thấm bớt dầu.
Vẫn chảo đó, đổ hết dầu thừa đi rồi cho bơ vào, khi bơ tan cho trứng muối vào đảo đều. Cho thêm một chút nước lọc để tạo độ sánh.
Cuối cùng cho phần tôm đã chiên giòn vào sốt, đảo đều tay để trứng muối thấm đều vào tôm. Tắt bếp trang trí tôm với một chút hành lá.
2. Tôm xào trứng
Cực kì lạ miệng nhưng không tốn công phu để chuẩn bị cho bé. Thực hiện nào mẹ ơi!
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cách thực hiện
3. Tôm xào rau củ
Muốn tập cho bé ăn rau củ thì đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo, hương vị thơm ngon của món ăn sẽ khiến bé muốn “chén sạch” phần rau. Bạn cũng có thể thay bằng bông cải xanh, măng tây,… miễn là cắt miếng vừa ăn cho bé là được.
Một món ngon từ tôm cho bé nhưng cũng có thể chuẩn bị cho cả nhà vì đây là một món ăn rất thơm và ngon “hết sẩy”
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cách thực hiện
Sau khi hấp chín cho thêm một chút dầu mè, hành lá cắt nhỏ rắc lên trên để trang trí.
5. Tôm hấp đậu hũ
Một món ăn dặm thanh đạm, đầy đủ chất dinh dưỡng và rất đẹp mắt, bé sẽ rất thích ăn đấy.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cách thực hiện
6. Cơm xay tôm rim
Món ăn dặm có vị ngọt mềm bùi bùi của cơm cùng hương vị tươi ngon của tôm, chắc chắn sẽ là một món ăn dặm ưa thích của trẻ.
Tôm rửa sạch, lột vỏ và bỏ chỉ lưng, cắt hạt lựu nhuyễn. Cà chua rửa sạch, bỏ cùi và hạt, cắt hạt lựu. Đầu hành và hành lá cắt nhuyễn.
Phi thơm đầu hành với 1 muỗng cà phê dầu ăn rồi cho tôm vào xào.
Khi tôm vừa săn thì cho cà chua vào xào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, cho thêm đường vì món ăn có cà chua.
Rắc thêm hành lá cắt nhuyễn vào và trộn đều lên để món tôm rim có thêm nhiều màu và kích thích vị giác cho bé.
Trộn cơm đã được nghiền sẵn vào hỗn hợp tôm rim trong lúc tôm còn nóng.
Nếu sợ bé mau ngấy, có thể vắt vài giọt nước cốt chanh tươi vào cho thêm vị thanh, lạ miệng
7. Xíu mại tôm thịt
Món ăn mềm mềm dễ ăn, không chỉ là một món ngon từ tôm cho bé mà cả nhà cũng sẽ “thích mê” đấy
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cách thực hiện
8. Trứng cuộn cơm tôm bông cải cho bé
Món ăn cực mềm với hương vị thơm ngon, biết đâu sẽ là món khoái khẩu của bé?
Làm Quen Thức Ăn Dặm Cho Bé Mới Bắt Đầu.
Với hầu hết trẻ, bạn có thể bắt đầu bằng cách nghiền nhỏ các loại thức ăn. Thường thì các bà mẹ có thói quen cho trẻ ăn dặm bắt đầu bằng ngũ cốc. Nhưng chưa có gì chứng minh bé nên ăn món gì trước thì tốt hơn. Bạn có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm bằng các loại thực phẩm. Được nghiền nhỏ như khoai lang, bí, chuối, đào và lê.
CÁC BƯỚC CHO BÉ ĂN DẶM
Trước tiên, bạn cho bé bú rồi cho ăn một hoặc hai muỗng thức ăn được nghiền nhỏ. Nếu bạn muốn bắt đầu với ngũ cốc, nên trộn với sữa bột. Hoặc sữa mẹ để tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Và dùng muỗng bằng nhựa mềm đút cho bé để tránh gây tổn thương nướu. Bắt đầu cho ăn với một chút thức ăn ở đầu muỗng.
Nếu bé có vẻ không hứng thú với việc cho ăn bằng muỗng thì có thể cho bé ngửi. Và nếm thử thức ăn hoặc chờ cho đến khi bé muốn ăn. Đừng cho bột ngũ cốc vào bình sữa vì như vậy bé sẽ không nhận thức được rằng thức ăn phải được ăn từ muỗng và phải ngồi ăn.
Khi bắt đầu, nên cho bé ăn mỗi ngày một lần vào bất kỳ thời điểm nào khi hai mẹ con cảm thấy tiện. Nhưng đừng cho ăn khi bé mệt mỏi hoặc bực bội. Lúc đầu bé có thể không ăn nhiều hoặc nên cho bé một thời gian để làm quen. Một số bé cần phải tập làm quen với việc giữ thức ăn trong miệng và nuốt.
Khi bé đã quen với thực đơn mới, có thể cho bé ăn vài muỗng cà phê một ngày. Nếu bé đang ăn ngũ cốc, mẹ có thể dần dần bớt lượng chất lỏng để thức ăn sệt hơn. Khi bé có thể ăn nhiều hơn, nên tăng thêm một cữ ăn dặm.
Làm sao biết được khi nào bé đã no?
Mỗi cữ bé có thể ăn lượng thức ăn khác nhau nên đó không phải là tiêu chuẩn để biết khi nào bé đã no. Nếu bé ngả người ra phía sau, quay mặt khỏi thức ăn. Bắt đầu chơi với muỗng hoặc không chịu mở miệng thì có thể bé đã ăn đủ. Thỉnh thoảng bé sẽ ngậm miệng vì chưa ăn xong nên hãy cho bé thời gian để nuốt.
Có cần phải tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc bú bình không?
Bé cần phải uống sữa cho đến khi được một tuổi. Sữa mẹ và sữa bột công thức cung cấp các vitamin quan trọng, sắt và protein ở dạng dễ tiêu hóa. Thức ăn dặm không thể cung cấp tất cả dưỡng chất từ sữa mẹ hoặc sữa bột trong năm đầu. Bạn nên để ý xem bé cần bao nhiêu sữa mẹ hoặc sữa bột sau khi bắt đầu ăn dặm.
Cho bé làm quen với thức ăn mới như thế nào?
Mẹ nên thử cho bé làm quen với thức ăn mới một cách chậm rãi. Mỗi lần chỉ cho làm quen với một loại rồi chờ ít nhất ba ngày mới cho ăn loại tiếp theo. Như vậy, bạn sẽ biết được liệu bé có bị dị ứng với loại thức ăn nào đó hay không. Dấu hiệu dị ứng bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, mặt sưng phù. Thở khò khè hoặc nổi mẩn đỏ. Nếu gia đình có tiền sử bị dị ứng hoặc bé bị dị ứng khi tập ăn. Nên chờ ít nhất một tuần trước khi cho bé ăn thức ăn mới.
THỜI ĐIỂM VÀNG CHO BÉ ĂN DẶM
Nên hỏi bác sĩ về các loại thức ăn dặm và thời điểm cho ăn. Để an toàn, bác sĩ có thể khuyên bạn đừng nên cho bé ăn quá sớm các loại thực phẩm. Dễ gây dị ứng như đậu nành, các sản phẩm từ sữa tươi, trứng, lúa mì và cá.
Mặc dù cho bé làm quen với việc ăn nhiều loại thức ăn là tốt. Nhưng cũng cần thời gian để bé làm quen với mùi vị và cảm giác mới. Quá trình cho bé làm quen với thức ăn thường theo thứ tự như sau:
Thức ăn nghiền mịn hoặc sền sệt
Thức ăn xay nhỏ hoặc nghiền nhỏ
Thức ăn xắt nhỏ
Nếu bé đang ăn ngũ cốc và sắp làm quen với rau củ hoặc trái cây, nên cho thêm vài muỗng các loại thức ăn này khi cho bé ăn ngũ cốc. Tất cả thức ăn phải ở dạng sệt vì ở giai đoạn này bé sẽ ép thức ăn lên vòm miệng rồi nuốt xuống.
Nếu bạn cho bé ăn các loại thức ăn dặm được chế biến sẵn, nên múc một ít ra đĩa nhỏ rồi cho bé ăn. Nếu bạn lấy trực tiếp từ hũ cho bé thì bạn sẽ không thể để dành phần còn lại vì đã bị nhiễm khuẩn từ miệng bé thông qua muỗng cho ăn. Ngoài ra, bạn phải bỏ tất cả những hũ thức ăn sẵn trong vòng một đến hai ngày kể từ khi mở nắp.
Một số phụ huynh có thể khuyên bạn nên bắt đầu cho bé ăn dặm bằng rau củ thay vì trái cây để bé không bị nghiện đồ ngọt. Tuy nhiên, khi sinh ra thì bé nào cũng thích vị ngọt nên bạn không cần quá quan tâm đến thứ tự các món ăn dặm. Ngoài ra, đừng loại bỏ món nào ra khỏi thực đơn của bé chỉ vì bạn không thích món đó. Lưu ý, không cho bé ăn các loại thức ăn có thể gây nghẹn.
CÁCH ỨNG BIẾN KHI BÉ KHÔNG CHỊU ĂN
Nếu bé quay mặt đi khi được cho ăn một món nào đó thì đừng ép bé. Thử lại sau khoảng một tuần. Bé có thể không bao giờ thích khoai lang hoặc sẽ thay đổi suy nghĩ nhiều lần và cuối cùng thì lại mê món khoai lang.
Đừng ngạc nhiên nếu phân của bé có màu và mùi khác khi bắt đầu ăn dặm. Nếu từ trước đến giờ bé chỉ bú mẹ. Lúc đó bạn có thể nhận thấy phân bé có mùi nặng hơn rất nhiều so với lúc trước dù bé chỉ ăn vài mẩu thức ăn nhỏ. Điều này là hoàn toàn bình thường. Nếu phân của bé có vẻ quá cứng, nên cho bé ăn các loại rau củ quả khác ngoài gạo và chuối vì 2 loại này có thể góp phần gây táo bón,.
Vào khoảng thời gian này, bạn cũng có thể tập cho bé uống nước. Để hạn chế táo bón mặc dù lượng nước cần thiết vẫn được lấy từ sữa mẹ hoặc sữa bột. Bạn có thể cho bé uống 50 – 100ml nước mỗi ngày bằng ly tập uống.
Hướng Dẫn Chế Biến 15 Món Cháo, Súp Ăn Dặm Thơm Ngon Cho Bé 2022
Khi nào nên bắt đầu cho con ăn dặm?
Bé có nên tiếp tục bú sữa khi ăn dặm không?
Câu hỏi đầu tiên đặt ra khi đến tuổi cho con ăn dặm là mẹ nên cho bé bú sữa hoặc uống sữa công thức trong bao lâu? Các mẹ nên lưu ý vẫn cần phải cho con bú sữa thường xuyên vì sữa mẹ hoặc sữa công thức cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho bé. Quan trọng hơn là bé đã quen với “món ăn” gần gũi hàng ngày này rồi. Vì thế bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức kết hợp với ăn dặm là cách chăm con đúng đắn nhất.
Mẹ nên cho bé bú vào lúc sáng sớm hoặc sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nếu bé khát nhiều và có thể bú hết cả bình sữa thì mẹ nên cho bé ăn dặm chút gì đó trước bữa sữa. Nếu bé khát ít mẹ hãy làm ngược lại. Cho đến khi bé đươcn 7 đến 10 tháng tuổi thì sữa vẫn là thực phẩm chính của bé, các bữa ăn dặm chỉ là thêm vào để bé làm quen với thức ăn và học cách phân biệt khẩu vị hơn là bổ sung chất dinh dưỡng.
Đến 9 tháng tuổi, mẹ hãy cho bé uống 590ml – 830ml sữa mỗi ngày, 3-4 tiếng một lần
Từ 9 đến 12 tháng tuổi, mẹ hãy cho bé uống 470ml – 700ml mỗi ngày, 4-5 tiếng một lần
Lịch ăn dặm cho bé
Bé từ 4 – 6 tháng tuổi nên ăn 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa 2-4 muỗng cà phê thức ăn
Bé từ 7 – 12 tháng tuổi nên ăn 3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa thức ăn nhiều bằng nắm tay của bé
Mỗi bữa ăn nên bắt đầu thế nào?
Bé nên ăn gì?
Thực phẩm ăn dặm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bé nên mẹ hãy lưu ý các món ăn của bé cần có những thành phần như sau:
Hạt ngũ cốc đơn (cho bé từ 4-6 tháng tuổi): Lượng sắt lưu trữ trong tử cung của mẹ sẽ giảm dần sau khi sinh và đạt mức thấp nhất khi được 9 tháng. Ngũ cốc (gạo tẻ, yến mạch) cung cấp lượng sắt dồi dào và đó là lý do tại sao ngũ cốc nguyên hạt được chọn là một trong những thực phẩm ăn dặm đầu tiên cho bé.
Rau xay nhuyễn, trái cây và các loại thịt: Có một số bác sĩ cho rằng nếu mẹ cho bé ăn trái cây trước khi ăn rau có thể tạo nên cho bé sở thích ăn ngọt lâu dài nhưng chưa một nghiên cứu khoa học nào khẳng định nhận định đó. Vì thế có nên cho con ăn chuối trước khi ăn cà rốt là phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ .
Thực phẩm băm hoặc nghiền (cho trẻ từ 9-12 tháng tuổi): Nếu em bé chưa sẵn sàng cho giai đoạn ăn dặm này mẹ có thể tiếp tục cho bé ăn đồ ăn xay nhuyễn. Khi nào bé có thể ăn được đồ ăn băm hoặc nghiền mẹ hãy cho bé thưởng thức trái cây mềm, rau xanh và thịt băm, thời gian này bé cũng đã có thể ăn cơm mềm và thịt hầm.
Thực phẩm bé nên tránh
Mẹ lưu ý một số loại thực phẩm không nên cho con ăn trong thời kỳ này:
Mật ong: Nếu mẹ cho bé ăn mật ong quá sớm có thể dẫn đến chứng ngộ độc nghiêm trọng đấy
Cam, quýt, chanh: Mẹ hãy tham khảo tư vấn của bác sỹ để xem con có dị ứng với những chất trong các loại hoa quả này không vì nếu bé dị ứng có thể gây nên chứng hăm tã khó chịu cho bé.
Sữa tươi: Tốt nhất mẹ vẫn nên cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức trong giai đoạn này.
Các loại hạt, bỏng ngô, nho khô, đậu phộng: Mẹ hết sức lưu ý vì bé có thể bị hóc hoặc nghẹt thở khi ăn những loại thực phẩm này.
Công thức nấu cháo siêu chuẩn cho con
Khi con chuẩn bị ăn dặm, em đã mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu cách nấu cháo cho con. Em đã tham khảo rất nhiểu các cách thức, mẹo nấu cháo em tìm được trên các trang web và facebook. Vì vừa phải đi làm, vừa một mình chăm lo chuyện ăn uống của con nên em luôn ưu tiên cháo phải nấu nhanh và đảm bảo vệ sinh lên đầu. Em cũng đã mất rất nhiều thời gian điều chỉnh và cũng gặp phải vài lần cháo khê, cháo quá đặc hay lõng bõng toàn nước mới có thể đi đến công thức cuối cùng cho con. Từ khi ‘quán triệt’ được về việc dùng gì để nấu và nấu như thế nào, việc chuẩn bị bữa ăn hàng ngày cho con của gia đình em trở nên đơn giản hẳn. Ông xã cũng hăng hái tham gia nấu cháo cho con giùm vợ vì cách nấu này “quá dễ so với khả năng của anh” – ông xã em trêu. Em xin mách nhỏ với chị em phương pháp nấu cháo của mình, mong rằng nó sẽ có ích với những bà mẹ vừa đi làm vừa chăm con như em.
Nấu cháo với số lượng nhỏ
Đây là điều đầu tiên khiến em ‘đau đầu’. Khi Tũn nhà em tròn 7 tháng và hết thời gian ăn bột, em quyết định chuyển cho con qua tập ăn cháo xay. Nghĩ đi nghĩ lại, cả gia đình chỉ có vài cái nồi lớn, một cái nồi cơm điện cũng to không kém. Vậy nhưng mỗi bữa ăn của Tũn lại chỉ lèo tèo dăm ba thìa cháo. Mới 7 tháng tuổi thì con vẫn chưa thể ăn nhiều mà nếu chỉ nấu một chút cháo thì vừa tốn ga lại vừa chẳng dính đáy nồi.
Sáng hôm sau, hai vợ chồng dậy rõ sớm, hồ hởi ra xem phích cháo. Ngạc nhiên thay, những hạt gạo mới tối qua còn cứng đanh, vậy mà giờ đã nở bung. Tuy nhiên, vì chẳng biết lượng nước đong thế nào, lại để nguyên đêm nên cháo có phần đặc quánh như keo, lại nguội tanh nguội ngắt. Hai vợ chồng không ai bảo ai, tự giác rửa rồi cất lại cái phích nước vào một góc. Kế hoạch nấu cháo cho con bằng phích đã ‘phá sản’.
Em tiếp tục tìm kiếm và thử nghiệm cách nấu cháo mới. Theo kinh nghiệm của một chị ở cơ quan mách cho cách nấu cháo bằng nồi kho cá, nghe có vẻ ‘khả thi’. Chiều hôm ấy tan làm, em phi ngay ra chợ mua một cái nồi kho cá bằng điện nhỏ nhỏ xinh xinh, giá lại chỉ có hơn 150 nghìn. Nhân tiện hôm trước mẹ chồng mua tặng Tũn một bộ bát sứ nhỏ có nắp dày để nấu cháo rất yêu. Em kết hợp luôn cả hai món đồ này.
Em có tham khảo cách nấu cháo tương tự của mẹ Nhật nhưng vì Tũn đã qua giai đoạn đầu nên em nấu cháo có phần đặc hơn tỷ lệ cho trước. Em cho 1 phần gạo và 8 phần nước sôi vào bát sứ. Sau đó đặt bát vào nồi kho cá cũng đã có một lượng nước nóng xâm xấp hơn nửa thành bát. Kết quả thật tuyệt vời, sáng trước khi đi làm đặt bếp, trưa về bát cháo đã có gạo nở đều, mềm thơm, miết tay thấy hạt gạo tan mịn rất thích. Vì cháo ở nguyên trong bát sứ nên em đợi nguội rồi cho Tũn ăn ngay trong bát. Vô cùng tiện lợi.
Từ đó, em chỉ chuyên xử dụng cách này khi cần nấu cháo với số lượng ít cho con. Tuy nhiên, chị em nên lưu ý là khi nấu cho con bằng cách này ta nên sử dụng nước nóng ngay từ đầu. Không nên cho nước nguội bởi nhiệt trong nồi kho cá rất nhỏ và thường cháo sẽ chín trong vòng từ 3.5 – 4 tiếng.
Chuẩn bị rau thịt trước và chia khẩu phần cũng là ‘chiến thuật’ để tiết kiệm thời gian
Với chị em đi làm không có thời gian mua đồ tươi hàng ngày như em thì rau thịt đông lạnh là cách hợp lý nhất. Đồ đông lạnh vẫn bảo quản được các vitamin cần thiết. Hơn nữa, lại rất tiện cho mẹ tránh được những lích kích như thái, rửa mỗi ngày. Em đã đi siêu thị và mua rất nhiều những hộp nhựa và khay nhựa đựng thực phẩm bằng nhựa an toàn cho trẻ.
Tuần hai lần vào thứ 4 và thứ 7, em lại ra chợ chọn mua cho con những loại củ quả, những bó rau xanh nhất, những miếng thịt tươi khi ấn vào còn hồng hào bóng lên lớp màng thịt và những con tôm còn đang nhảy tanh tách trong chậu. Một số loại rau củ được em ưu tiên cho Tũn ăn trong thời gian này là súp lơ xanh, bí đỏ, đậu Hà Lan, cải bó xôi và cà rốt.
Rau củ thịt cá mua về em đều rửa rồi để khô rảo sạch sẽ. Rau nhặt lá bỏ cuống, củ bỏ vỏ. Sau đó em thái nhỏ rồi cất vào từng hộp nhựa to. Với thịt và tôm, em băm nhỏ vừa miệng con cồn viên thành từng viên nhỏ vừa với một bát cháo của bé. Tũn 7 tháng em cho con ăn 0,5 lạng thịt mỗi ngày, tương đương mỗi viên thịt là từ 0.25-0.3 gram cho mỗi bát cháo. Sau đó, rau để ngăn mát còn thịt em cấp đông.
Công thức ‘chuẩn’ nấu cháo cho con
Và đây! phần quan trọng nhất của mẹo nhỏ này, em xin mách chị em công thức nấu cháo ‘chuẩn’ cho Tũn 7 tháng nhà em. Nhờ công thức này mà chồng em luôn hăng hái giúp vợ nấu cháo vì nó vô cùng đơn giản:
1 bát cháo cho con = 4 thìa sữa gạo tẻ (em lấy thìa sữa công thức để đong gạo cho con) + 1 nhúm rau + 1 viên thịt 0,2-0,3 gram + 500ml nước sôi.
Tất cả cho vào bát sứ và nấu lên trong nồi kho cá. Nếu có thời gian vào cuối tuần, em cũng thường hay thay nước lọc sôi bằng nước luộc chân gà hoặc nước luộc rau củ. Những loại nước này cũng có tác dụng giúp bát cháo của con dậy hương và đậm đà vị ngọt tự nhiên hơn rất nhiều.
Công thức này đã được em áp dụng suốt 1 tháng và thấy rất hiệu quả. Con ăn ngoan, tăng cân đều và cháo cũng luôn tươi ngon. Khi bé lớn lên, chị em có thể tăng lượng thìa gạo, rau và viên thịt lên dần. Đồng thời có thể bỏ bát sứ ở trong và nấu trực tiếp bằng nồi kho cá.
Chúc chị em nuôi con khỏe, con ăn ngoan, chóng lớn
Cách chế biến 6 thức ăn dặm giàu dinh dưỡng
Quýt ngọt, súp lơ, thịt, quả bơ… chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết, dễ chế biến, lại khiến bé ngon miệng. Với những bé mới bắt đầu ăn dặm, nên xay nhuyễn hoặc nghiền nhừ thực phẩm nếu cần.
1. Súp lơ cho bé
Đầy ắp folate, chất xơ, canxi, súp lơ còn được biết tới là một thực phẩm chống ung thư hiệu quả. Đồng thời, mùi vị của súp lơ cũng phù hợp cho bé ăn dặm.
Chế biến: Hấp chín một vài miếng súp lơ; sau đó, nghiền nhừ hoặc cắt dạng hạt lựu để bé ăn bốc. Súp lơ để nguội khiến bé dễ ăn hơn vì nó giảm được mùi hăng, nồng như lúc còn nóng. Súp lơ nguội để ngăn mát tủ lạnh còn là đồ nhấm nháp làm dịu cơn đau mọc răng của bé.
2. Quả bơ
“Quả bơ là nguồn thực phẩm giàu chất béo không no” – chuyên gia dinh duỡng Leanne Cooper (tác giả cuốn sách What Do I Feed My Baby: A Step-by-Step Guide to Solids – tạm dịch Hướng dẫn từng giai đoạn ăn dặm cho bé) cho biết. Đây là thành phần chất béo tương tự với chất béo có trong sữa mẹ.
“Chất béo không no là một chất béo tốt cho cơ thể và các bé cần nó để phát triển não” – chuyên gia nhi khoa Ari Brown (đồng tác giả cuốn Baby 411: Clear Answers and Smart Advice for Your Baby’s First Year – tạm dịch Những lời khuyên thông minh cho bé năm đầu đời) gợi ý.
Chế biến: Thử kết hợp bơ nghiền nhuyễn với thực phẩm khác, như kem, táo. Bạn cũng có thể chuẩn bị những miếng bơ nhỏ để bé ăn bốc thay cho bánh quy.
3. Thịt
Nhiều người trong chúng ta nghĩ thịt không tốt cho bé nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, thịt là một trong 10 loại thực phẩm hữu ích cho bé. “Thịt là nguồn dồi dào kẽm và sắt” – chuyên gia Brown giải thích.
Chế biến: Hầm (ninh) thịt thật nhừ. “Thịt hầm (ninh) là ý tưởng phù hợp khi chế biến thịt cho bé vì nó dễ làm, bé lại dễ ăn và cách này được áp dụng với mọi loại thịt” – chuyên gia Matthew Amster-Burton (tác giả cuốn Hungry Monkey: A Food-Loving Father’s Quest to Raise an Adventurous Eater – tạm dịch Băn khoăn của người cha về chuyện nuôi con) cho biết.
Thịt có thể nấu cháo (bột) với hầu hết các loại rau củ, theo mùa. Nhớ là nếu ninh thịt thì nên ninh đủ lâu để thịt mềm, nhừ. Khi cho bé ăn thì cần cho ăn cả nước và cái.
4. Quýt ngọt
Chứa làm lượng cao vitamin C và chất chống oxy hóa, quýt ngọt là thực phẩm thú vị để bé bốc ăn. Các bé rất thích hương vị ngọt tự nhiên của quýt.
Chế biến: Tách những tép quýt thành những đoạn ngắn, vừa với bé khi nhai và cho bé ăn bốc.
5. Rau có lá màu xanh sẫm
Rau có lá màu xanh sẫm chứa lượng sắt và folate cao. Cải bó xôi là loại rau điển hình nhất trong nhóm này.
Chế biến: Rau đem nấu bột (cháo) cho bé.
6. Quả mận
Quả mận rất nhiều chất xơ nên nước ép mận hay mận nghiền nhuyễn là những đồ ăn giúp bé giảm táo bón.
Chế biến: Mận nghiền nhuyễn có thể cho bé ăn luôn hoặc trộn với những đồ ăn khác như bột để tạo ra vị chua, ngọt tự nhiên. Nếu bé bị táo bón nặng, chuyên gia Brown khuyên bạn có thể thêm một thìa nhỏ nước ép mận vào sữa công thức hay sữa mẹ đã vắt rồi cho bé ăn.
Hướng dẫn cách nấu cháo rau ngót Nhật cho bé ăn dặm
Cháo rau ngót Nhật là món giàu dinh dưỡng, rất mát cho bé, nhiều DHA, canxi,đạm, và sắt. Món này thường rất hợp cho các bé đang bị táo bón và đầy hơi. Rau ngót Nhật mềm hơn rau ngót ta, lại có vị ngọt nên khá dễ ăn chắc chắn sẽ làm bé hài lòng. Em xin mách chị em công thức làm Cháo tôm đậu xanh rau ngót Nhật của mình:
Nguyên liệu:
– 8 thìa gạo.
– 1 thìa đỗ xanh ( Dưới 1 tuổi thì đỗ xanh tách vỏ, trên 1 tuổi là đỗ xanh nguyên hạt)
– 3 con tôm
– 50g rau ngót Nhật
– 1 tép hành khô
– 1 miếng bơ lạt, phô mai
– Dầu oliu, chút nước mắm
Cách làm:
Bước 1: Trộn gạo và đỗ xanh vào nhau, vo sạch và cho vào nồi nấu thành cháo.
Bước 2: Tôm bóc vỏ, lọc dây đen dọc lưng. Sau đó băm tôm thật nhỏ nhuyễn, Cho 1 chút bơ lạt,1 chút xíu nước mắm vào tôm và trộn đều
Bước 3: Rau ngót Nhật rửa sạch, thái sợi chỉ và cắt nhỏ
Bước 4: Hành khô băm nhỏ, cho 1 thìa cafe dầu vào nồi và phi hành khô thật thơm. Sau đó cho hỗn hợp tôm vào xào qua ( xào cho thịt tôm chuyển sang màu hồng là tắt bếp. Khoảng 30 giây)
Bước 5: Khi cháo chín, cho thịt tôm đã xào qua vào quyện đều với cháo và nấu chín. Thời gian nấu 2 phút. Sau đó cho tiếp rau ngót Nhật vào và nấu sôi, tắt bếp. Nêm thêm chút nước mắm và dầu Oliu đợi bớt nóng cho ra bát để bé thưởng thức.
Hướng dẫn nấu các món súp ngon bổ từ rau củ cho bé ăn dặm
1. Súp bí ngô, bông cải xanh cho bé độ tuổi ăn dặm
Nguyên liệu:
Cách làm:
– Trộn bí đỏ với dầu ôliu và nướng ở nhiệt độ 425 độ C, cho đến khi bí chín mềm.
– Bông cải xanh cho vào nồi hấp cách thuỷ cho chín.
– Cho cả hai vào máy xay, thêm nước và xay thật nhuyễn.
2. Súp khoai lang bổ dưỡng cho trẻ
Nguyên liệu:
3. Súp cà rốt, mật ong cho bé
Nguyên liệu:
Cách làm:
– Cà rốt gọt vỏ, băm nhuyễn.
– Cho cà rốt, mật ong, dầu nành, gừng và nước sạch vừa đủ vào nồi, khuấy đều, đậy nắp lại, đun với lửa nhỏ khoảng 25-30 phút cho đến khi cà rốt mềm.
Nguyên liệu:
Cách làm:
– Củ cải gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi, cho vào nồi nước sôi, luộc gần chín vớt ra, cho vào bát tô.
– Nấm hương ngâm nước, rửa sạch, thái sợi.
– Đậu Hà Lan hạt, rửa sạch, cho vào nồi nước, luộc chín mềm, vớt ra.
– Cho giá đậu, muối vào nồi nước dùng, đun sôi, vớt bọt.
– Cho nấm vào luộc sơ, vớt ra, cho vào bát tô.
– Củ cải trắng tiếp tục đun sôi phần nước còn lại trong nồi, cho đậu Hà Lan vào rồi bắc xuống.
– Cho tất cả vào tô củ cải, nấm là được.
5. Súp cà rốt, dừa bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé
Nguyên liệu:
6. Súp khoai, củ cải, cà rốt, củ đậu
Nguyên liệu:
– Khoai lang, củ cải, cà rốt, củ đậu mỗi thứ một ít.
– Dầu nành, nước tương, hạt nêm, tiêu xay lượng vừa đủ.
Cách làm:
– Lấy tất cả các loại củ trên đem gọt vỏ, rửa sạch, thái khúc cho vào nồi, thêm nước vào nấu nhừ, đánh nhuyễn thành bột nhão.
– Đặt nồi lên bếp, cho dầu vào.
– Dầu nóng cho tiêu vào, sau đó cho nước tương, hạt nêm vào, rồi cho bột khoai lang, củ cải, cà rốt, củ đậu vào, đảo nhanh tay, nêm vừa là được.
Hướng dẫn nấu 7 món cháo ăn dặm cho bé 12 – 24 tháng tuổi
1. Cháo thị rau muống cho bé ăn dặm
Nguyên liệu
Cách làm:
2. Cháo cá cà rốt cho trẻ
Nguyên liệu:
Cách làm:
3. Cháo lươn cà rốt cho bé
Nguyên liệu:
4. Cháo cua nấm rơm bổ dưỡng cho bé ăn dặm
Nguyên liệu
Cách làm:
. Phi hành trắng đã băm nhuyễn với dầu ăn cho thơm cho nấm rơm vào xào chín, cho cua vào đảo đều
. Cho nước vào đun sôi, bắc xuống và chờ cho nguội bớt
. Trộn bột vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức
5. Cháo óc heo – Đậu Hà Lan
Nguyên liệu:
Cách làm:
– Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, đâm bể, nấu sôi 15 phút với 1 chén đầy nước và với đậu Hà Lan đã ngâm bóc vỏ.
– Óc heo bỏ màng, các gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước cho vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Nên nêm nhạt. Có thể cho chút hành ngò nếu trẻ thích.
– Đổ cháo ra chén cho 1/2 muỗng dầu ăn.
6. Cháo cật heo – Cải trắng
Nguyên liệu:
Cách làm:
7. Cháo cua, đậu đỏ, rau ngót
Nguyên liệu:
Cách làm:
Đun sôi nước, cho thịt cua và rau ngót vào nấu chín. Tiếp đến, bạn cho đậu đỏ, bột gạo vào khuấy đều. Sau đó, bạn đun hỗn hợp trên cho sôi lại, bắc ra bếp, nêm dầu ăn vào. Bạn nên chờ cháo nguội bớt mới nên cho bé thưởng thức.
Hướng dẫn mẹ nấu món súp chuối cà chua cho bé độ tuổi ăn dặm
Món súp thơm lừng vị chuối, đậm đà nước hầm khiến bé há miệng như “chim non”.
Sáng nay đi làm, em chợt thấy nải chuối để dấm từ đầu tuần, giờ đã chín vàng ươm thật ngon mắt. Với nguồn kali và chất xơ dồi dào, chuối được đánh giá là một loại quả hàng đầu của tự nhiên. Bên cạnh đó, trong chuối còn có hàm lượng vitamin C, vitamin B2, B6 dồi dào giúp cung cấp năng lượng hoàn thiện cho bé một ngày vui chơi lành mạnh. Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hoá, chuối còn là phương thuốc “vàng”, bởi khả năng giúp ổn định lại các chức năng đường ruột, loại bỏ các vi khuẩn có hại, giữ lại vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Nhìn con yêu ăn ngoan, ăn sạch bát súp mẹ nấu luôn là niềm vui, niềm hạnh phúc của các bà mẹ. Trong nỗi “hân hoan” của bản thân, em xin ngồi mách lại chị em công thức Súp chuối cà chua của mình, mong các bé cũng hào hứng hợp tác với mẹ như bạn Bốp.
Nguyên liệu:
60gram bơ lạt
60gram bột mì
1 thìa phở kem whipping
2 quả chuối chín, 1 quả cà chua , 1 chân gà ta.
Cách làm
Bước 1: Cà chua rửa sạch, ngâm muỗi rồi luộc sơ để bóc vỏ.
Thái nhỏ chuối và cà chua vừa miệng ăn của bé.
Bước 2: Bắc chảo lên bếp cho nóng vừa rồi bỏ bơ vào để bơ tan dần.
Mẹ chú ý để lửa nhỏ, không được để bơ chuyển màu.
Bước 3: Đổ bột mì vào khuấy đều.
Bước 4: Cho chuối và cà chua vào chảo, đảo đều tay trong vòng 1 phút.
Bước 5: Cho 1 lít nước chân gà vào chảo. Trộn đều.
Bước 6: Đậy nắp, đun hỗn hợp trong vòng 10 phút.
Bước 7: Sau khi hỗn hợp nhừ nhuyễn, cho một thìa phở kem whipping vào trộn đều rồi nhanh tay tắt bếp.
Nếu muốn món súp thêm đậm đà, mẹ có thể gia giảm đôi ba hạt muối tinh.
Hướng Dẫn Cách Làm Ruốc Tôm Cho Bé Ăn Dặm, Bé Ăn Là Mê
Thành phần dinh dưỡng của tôm
Tôm là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và quen thuộc với người Việt Nam. Các món ăn từ tôm rất đa dạng từ các món bình dân vỉa hè đến các món cao cấp xuất hiện ở nhà hàng đều có thể chế biến được.
Cung cấp lượng protein dồi dào
Protein hay còn gọi là chất đạm là một chất dinh dưỡng quan trọng, không thể thiếu được với mỗi cơ thể sống. Protein là một đại phân tử, gồm một hoặc nhiều chuỗi acid amin liên kết với nhau.
Protein chiếm đến 50% khối lượng thô của tế bào. Đây là thành phần quan trọng tham gia các phản ứng sinh lý, sinh hóa, tham gia cấu trúc tế bào, từ đó duy trì các hoạt động sống cho cơ thể.
Tham gia vào thành phần cấu trúc, cấu tạo nên tế bào. Từ đó, bé phát triển bình thường, khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Là enzym xúc tác cho các quá trình trao đổi chất, phân chia tế bào, tổng hợp các protein cần thiết.
Là thành phần cấu tạo lên Hemoglobin, có tác dụng tham gia vào việc vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
Là thành phần cấu tạo lên bạch cầu, một đại thực bào giúp bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn, vi rút. Từ đó, giúp nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể hiệu quả.
Cân bằng độ pH trong cơ thể, đảm bảo sự vận hành của hệ thống tuần hoàn. Cân bằng lượng nước trong cơ thể, khiến cơ thể khỏe mạnh.
Tích trữ hoặc phân giải năng lượng, cung cấp đủ năng lượng mà cơ thể cần mỗi ngày.
Bổ sung vitamin B12
Vitamin B12 là một hợp chất có vai trò quan trọng trong việc sản sinh các tế bào hồng cầu mới, chuyển hóa tế bào, sản xuất ADN và tham gia vào một số chức năng thần kinh…Trong giai đoạn phát triển, nếu thiếu vitamin B12, cơ thể trẻ sẽ biểu hiện thành những triệu chứng sau:
Da, lưỡi nhợt nhạt.
Lười ăn, chậm lớn, dễ ốm yếu.
Chán ăn, bỏ ăn, hay bị táo bón, tiêu chảy.
Thị lực kém phát triển.
Trí tuệ chậm phát triển.
Tôm là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều sắt nhất cho cơ thể. Sắt được biết đến là một khoáng chất thiết yếu, tham gia vào cấu trúc tế bào và duy trì các hoạt động sống. Những tác dụng to lớn của sắt đối với cơ thể là:
Tham gia cấu tạo lên các tế bảo của cơ thể như: hồng cầu, các enzym trong hệ miễn dịch, các men vi sinh.
Tham gia vào quá trình vận chuyển oxy và CO2 trong quá trình hô hấp.
Dự trữ oxy cho cơ thể.
Là khoáng chất quan trọng cho sự phát triển trí tuệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Cung cấp một lượng lớn selen
Selen là một chất được tìm thấy nhiều trong các loại cá biển (cá thu, cá ngừ, cá cơm, cá trích), động vật có vỏ (hàu, sò điệp, tôm hùm) nấm, lòng đỏ trứng hoặc các loại hạt, ngũ cốc… Selen giúp giảm quá trình lão hóa của cơ thể và giúp phòng chống một số bệnh mạn tính như: ung thư, tim mạch…
Đối với trẻ em, selen đem lại những lợi ích to lớn như sau:
Khử độc cho cơ thể. Selen có khả năng tạo liên kết với một số kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen, cadimi… tạo ra các hợp chất ở dạng không độc hại. Đặc biệt các hợp chất này dễ đào thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu hơn, giúp bảo vệ cơ thể vượt trội.
Hoạt hóa hormone tuyến giáp. Selen xuất hiện trong thành phần của iodothyronin deiodinaSelen. Đây là chất tham gia tổng hợp hormone triiodothyronin (T3) từ thyroxin (T4) trong tuyến giáp. Nếu lượng selen không được đáp ứng đủ, trẻ em có thể mắc các bệnh vệ tuyến giáp hoặc bệnh về hệ nội tiết.
Hỗ trợ phòng chống ung thư. Selen có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Giảm triệu chứng hen suyễn. Việc suy giảm lượng selen trong máu khiến tình trạng của các bệnh nhân hen mạn tính trở lên nghiêm trọng hơn.
Bổ sung lượng canxi cần thiết
Canxi là chất quan trọng, thiết yếu trong việc phát triển xương và răng. Ngoài ra, chúng cũng tham gia vào các phản ứng sinh hóa, sinh lý trong cơ thể. Đặc biệt ở trẻ em, là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất và trí tuệ, nên cần rất nhiều canxi.
Một trong các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong 100g tôm thịt có đến 2000mg canxi. Đây là một nguồn cung cấp canxi rẻ và dồi dào, cũng như chế biến được thành nhiều món ăn khác nhau.
Chứa nhiều Omega-3
Trong thành phần Omega-3 có DHA, một thành phần chiếm tỉ lệ lớn cấu tạo lên não. Ngoài ra, nó cũng là thành phần cấu tạo nên võng mạc ở mắt. Bổ sung Omega-3 giúp bé phát triển vượt trội, mắt sáng khỏe, trẻ thông minh.
Cách làm ruốc tôm cho bé ăn dặm
Cách làm ruốc tôm cho bé ăn dặm từ tôm tươi
Bước 1: Chọn tôm tươi ngon
Những con tôm tươi ngon nhất sẽ cho thành phẩm là món ruốc tôm tươi ngon. Tôm có nhiều loại khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ có cách lựa chọn chung như sau:
Kiểm tra độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ tôm. Đưa con tôm ra ngoài ánh sáng và xem độ rộng các khớp. Tôm đông lạnh hoặc đã chết từ lâu có độ rộng các khớp lớn, các dưỡng chất không còn nguyên vẹn như ban đầu và khi nấu lên có vị không còn ngon.
Tôm bình thường phần thân sẽ uốn cong chứ không nằm thẳng. Cũng không nên mua các con tôm có nước nhớt chảy ra.
Chú ý xem phần chân tôm còn gắn chặt vào mình không, thịt tôm có còn săn chắc hay bị rã ra. Nên chọn tôm có màu sáng, không chọn tôm có màu thâm đen.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu
Nên chọn tôm loại to, còn tươi sống, các con tôm có kích thước đều nhau cho dễ làm. Một số loại tôm dễ thường được dùng để làm ruốc là: tôm sú, tôm đất nước ngọt, tôm he, tôm thẻ, tôm sắt…
Bước 3: Chế biến
Tôm rửa sạch, cho hết cát, đất. Sả bóc vỏ, bỏ cuống, rửa sạch, đập dập.
Trộn tôm và sả rồi đem hấp chín. Khi nước hấp sôi nhớ mở vung nồi ra để tránh mùi khai ám vào thịt tôm. Khi sôi khoảng 2-3 phút là chín.
Để tôm nguội bớt rồi bóc vỏ, bỏ phần chỉ đen ở sống lưng rồi rửa lại một lần nữa với nước sạch.
Sau đó, cho tôm vào cối giã hoặc dùng máy xay xay nhỏ phần thịt tôm. Trộn phần tôm xay hoặc giã ở trên với nước mắm, 2 thìa dầu gấc hoặc 2 thìa dầu điều để tạo màu.
Đem hỗn hợp trên xao nhỏ lửa, đảo đều tay để không bị cháy. Khi thấy ruốc dậy mùi thơm, màu vàng nghệ là có thể dừng, không xao lâu quá tránh ruốc bị khô.
Để ruốc nguội rồi cho vào hộp bảo quản ăn dần.
Yêu cầu thành phẩm
Thành phẩm cuối cùng bông mịn, màu đỏ cam tươi đẹp.
Sợi ruốc mềm, không bị khô cháy, khi ăn vẫn giữ được vị dai, ngọt tự nhiên của thịt tôm.
Hương vị đậm đà, vị vừa phải, không mặn quá.
Hướng dẫn bảo quản ruốc tôm tươi
Đậy nắp sau khi sử dụng, tránh ruốc bị ẩm mốc, hư hỏng.
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát tránh hoặc trong ngăn mát tủ lạnh.
Cách làm ruốc tôm cho bé ăn dặm từ tôm khô
Nếu không mua được tôm tươi hoặc nhà có sẵn tôm khô, bạn có thể tận dụng để chế biến ruốc tôm khô thơm ngon bổ dưỡng.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Tôm khô 200g
Dầu gấc hoặc dầu điều: 2 thìa
Đường trắng: 1 thìa
Bước 2: Chế biến
Đầu tiên ngâm tôm khô với nước ấm cho tôm mềm và bớt mặ, sau đó vớt ra, để rau nước.
Cho tôm vào cối giã, sau đó chà lên mặt của rổ hoặc rá tre để thịt tôm có dạng sợi và độ bông cần thiết.
Trộn hỗn hợp nước mắm, đường dầu gấc lại với nhau rồi cho tôm đã giã vào trộn đều.
Cho hỗn hợp xao trên chảo nóng, xao nhỏ lửa để không bị cháy, đến khi ruốc tơi, màu hơi vàng, dậy mùi thơm là được.
Đợi ruốc nguội rồi cho vào hộp bảo quản ăn dần. Nên ăn hết ruốc tôm trong 1 -2 tuần rồi làm đợt mới.
Là người tìm kiếm và phân tích nội dung, tôi cố gắng mang tới cho độc giả những nội dung chân thực nhất, chính xác nhất về nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, nhất là: mẹ và bé, ẩm thực, sức khỏe….
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Chế Biến 8 Món Ngon Từ Tôm Cho Bé Bắt Đầu Ăn Dặm trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!