Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Làm 6 Loại Rau Câu Vừa Ngon Vừa Đẹp Mắt được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phụ nữ thông thái –
1. Rau câu dưa hấu trái cây
Nhắc đến Tết là nhắc đến dưa hấu, một biến tấu vô cùng bắt mắt là món rau câu dưa hấu trái cây. Nhiều loại trái cây bổ dưỡng kết hợp cùng nhau, bạn có thể lựa chọn những loại trái cây mình yêu thích. Vị tươi mát chua ngọt hòa nguyện cùng thạch rau câu tạo nên hương vị nhẹ nhàng khi ăn.
Nguyên liệu làm rau câu dưa hấu trái cây:
Dưa hấu: 1 trái
Kiwi: 2 trái
Đu đủ: 1 trái
Thanh long: 1 trái
Thơm: 1 trái
Bột rau câu dẻo: 10 gr
Bột rau câu giòn: 10 gr
Đường trắng: 200 gr
Nước: 1 lít
Bước 1: Trái cây (kiwi, thơm, đu đủ, thanh long… tùy thích) gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái thành hạt lựu. Chia đôi quả dưa hấu, dùng muỗng múc ruột dưa hấu ra ngoài và giữ lại vỏ, phần ruột dưa hấu cũng thái hạt lựu.
Bước 2: Cho tất cả phần trái cây đã thái hạt lựu vào trong vỏ dưa hấu và cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Bước 3: Cho 1 lít nước lọc vào nồi, hòa thêm 10gr bột rau câu giòn (agar) vào khuấy đều. Đun nóng hỗn hợp trên lửa vừa. Phần rau câu dẻo 10gr (jelly) sẽ trộn chung với 200gr đường rồi mới cho vào nồi agar đang đun nóng trên bếp. Nấu sôi cho rau câu nở vừa thì tắt bếp, để nguội bớt.
Bước 4: Cho hỗn hợp rau câu vào miếng dưa hấu trái cây, khuấy nhẹ cho rau câu và thạch trái cây bên trong dưa hấu hòa vào nhau. Để nguội hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh trong 30 phút là dùng được.
Lưu ý: Không nên cho rau câu vào lúc quá nóng, trái cây sẽ bị yểu, mềm và không tươi ngon. Ngoài ra, nếu rau câu quá nóng, vỏ dưa cũng sẽ bị mềm, khi cắt lát vỏ sẽ không dính được rau câu bên trong
2. Rau câu đào mát ngọt
Không cần khuôn, không cần cầu kỳ, chỉ với chén có sẵn, đào ngâm đóng hộp và vài gói trà đào là bạn đã có ngay một món rau câu đào ngọt mát. Không những ăn tráng miệng mà bạn còn có thể cho vào trà thành những viên thạch trái cây vui miệng nữa đấy.
Đào hộp: 3 miếng
Siro đào: 150 ml
Bột rau câu dẻo: 10 gr
Trà túi lọc: 3 gói
Bước 1: Cho 3 gói trà túi lọc vào nồi, thêm 900ml nước vào sau để trà dễ ngấm nước. Đậy nắp, bật bếp đun sôi 2-5 phút thì tắt bếp.
Bước 2: Lấy bỏ các gói trà ra khỏi nồi. Hạ hơi nhỏ lửa rồi dùng giá khuấy đều, vừa khuấy vừa rắc bột rau câu vào nồi. Sau khi rắc hết bột rau câu, tiếp tục khuấy thêm 5-10 phút cho bột rau câu tan hẳn và cảm giác khuấy hơi nặng tay. Sau đó thêm 150ml siro đào, khuấy đều cho đường tan thì tắt bếp.
Bước 4: Khi rau câu đông lại thì úp ngược các chén rau câu ra đĩa, cắt nhỏ thành các miếng vừa ăn là có thể thưởng thức rồi.
3. Thạch quế hoa kỷ tử
Thạch quế hoa kỷ tử là món tráng miệng mang hơi hướng Trung Hoa đặc sắc. Nếu bạn tìm kiếm một món tráng miệng thanh tao lại tốt cho sức khỏe thì đây là món ăn bạn nên thực hiện đấy. Những hạt kỷ tử màu đỏ rực xen cùng hoa quế hoa li ti màu vàng mang một mùi hương thơm ngát, miếng thạch giòn dai ngọt thanh, ăn đến đâu mát lạnh đến đó, rất phù hợp cho những ngày nắng hanh khô mùa xuân hoặc hè.
Hoa quế: 15 gr
Bột gelatine: 30 gr
Đường phèn: 300 gr
Cách làm thạch quế hoa kỷ tử:
Bước 1: Rửa 30gr kỷ tử với nước cho sạch bụi và loại bỏ những hạt hư. Cho 15gr hoa quế vào bình hoặc cốc, chế vào 250ml nước sôi, khuấy đều rồi ủ trà 10 phút.
Bước 2: Bắc lên bếp một chiếc nồi lớn, thêm vào 1 lít nước, 30gr gelatin, 300gr đường phèn, mở bếp, khuấy đều cho gelatin và đường phèn hòa tan. Khi nước nóng bốc khói thì cho lần lượt kỷ tử đã rửa sạch và trà hoa quế vừa ủ vào nồi, khuấy đều. Đun cho hỗn hợp sôi bùng lên thì tắt bếp, múc hỗn hợp ra khuôn, để nguội thì cho vào tủ lạnh đợi đến khi thạch đông (khoảng 2 tiếng trong ngăn mát).
Bước 3: Sau khi thạch đông và đủ lạnh thì bạn lấy ra thưởng thức thôi. Đây là món tráng miệng được tương truyền là món ăn yêu thích của các cung tần mỹ nữ trong hoàng cung Trung Hoa ngày xưa, có tác dụng dưỡng nhan, thanh nhiệt giải độc cho cơ thể. Miếng thạch được làm ra thơm ngát mùi hoa quế, thêm kỷ tử ngọt ngọt giòn dai, dùng uống với trà nóng rất thích hợp.
4. Rau câu trái dừa
Món rau câu được yêu thích nhất khi tiết trời nắng nóng chín là rau câu dừa. Dùng nước dừa tự nhiên và đường phèn ngọt thanh nên rau câu dừa không hề làm bạn phải ngán. Rau câu dừa có đặc tính dai mềm, thơm mùi nước dừa, hòa cùng những viên cơm dừa sần sật. Nếu làm đãi khách, bạn có thể đổ rau câu dừa trong những chiếc ly thủy tinh sang trọng cũng vô cùng đẹp mắt.
Nước dừa: 1.5 lít
Cùi dừa: 30 gr
Nước cốt dừa: 100 ml
Đường phèn: 100 gr
Bột rau câu dẻo: 10 gr
Muối: 1/4 muỗng cà phê
Cách làm rau câu dừa:
Bước 1: Rót 1.5 lít nước dừa nguyên chất vào nồi. Sau đó trộn 100gr đường phèn và 10gr bột rau câu dẻo cho hòa quyện rồi đổ vào nồi nước dừa đang nấu. Nêm thêm 1/4 muỗng cà phê muối vào cho nước dừa thêm ngọt dịu. Đợi nước rau câu dừa sôi rồi tắt bếp.
Bước 2: Rót 200ml nước rau câu dừa ra 1 chén nhỏ, thêm 100ml nước cốt dừa vào khuấy đều là ta đã có lớp rau câu nước cốt dừa béo ngậy. Đổ đầy 2/3 rau câu vào trái dừa , đợi 15-20 phút cho se mặt rồi tiếp tục đổ lớp rau câu cốt dừa vào.
Lưu ý: Đừng để lớp rau câu dừa đông hoàn toàn mới đổ lớp rau câu cốt dừa vào, chỉ cần đợi lớp rau câu còn ấm hơi se mặt là được. Vậy 2 lớp rau câu mới dính vào nhau không bị tách lớp
Bước 3: Để thêm lạ miệng, có thể thêm cùi dừa cắt nhỏ vào rau câu dừa. Thực hiện tương tự làm từng lớp như rau câu trái dừa. Vị dai dai sần sật béo ngậy của cùi dừa sẽ làm món ăn thêm ngon miệng.
Bước 4: Rau câu dừa sau khi để tủ lạnh 30 phút cho đông hoàn toàn là có thể thưởng thức rồi.
5. Rau câu flan phô mai
Đây là món ăn có được rất nhiều trẻ em yêu thích. Loại rau câu giòn giòn, đổ thành từng lớp, có sự hòa quyện giữa hương cà phê thơm và độ béo ngậy của phô mai con bò cười vừa bổ dưỡng vừa an toàn vệ sinh. Rau câu flan phô mai chắc chắn sẽ làm các em nhỏ thích thú.
Phô mai con bò cười: 120 gr
Sữa đặc: 120 gr
Cà phê đen: 150 ml
Đường trắng: 300 gr
Bột rau câu dẻo: 10 gr
Lòng đỏ trứng gà: 5 quả
Kem whipping: 250 ml
Cách làm rau câu flan phô mai:
Bước 1: Trộn đều gói bột rau câu dẻo Vina Thạch với 300g đường trong nồi, đổ thêm vào 1.6 lít nước lọc, khuấy đều rồi ngâm khoảng 15-20 phút cho bột rau câu nở đều.
Mẹo nhỏ: Ngâm bột rau câu trước khi nấu để bột rau câu dễ hòa tan khi đun và giúp cho rau câu thành phẩm không bị chảy nước.
Bước 2: Trong 1 nồi khác, đun nhỏ lửa cho nóng 250ml kem whipping với 120g sữa đặc và 120g phô mai con bò cười (không đun sôi). Đánh tan 5 lòng đỏ trứng gà, rót từ từ trứng đã đánh vào nồi kem whipping đang đun, vừa rót vừa khuấy cho hỗn hợp được quyện đều, tránh vón cục.
6. Rau câu bi dừa đậu biếc – dừa hạt é
Nếu bạn có ý định làm một loại rau câu màu sắc tươi mới như xanh thiên thanh thì đây là món ăn dành cho bạn. Những viên rau câu bi tròn ủm xinh xắn không nỡ ăn, béo ngậy nước cốt dừa và sữa tươi, màu xanh tươi mát của hoa đậu biếc cùng hạt é bắt mắt, bạn sẽ làm mọi người xuýt xoa với tài khéo tay của mình cho xem.
Nguyên liệu làm rau câu bi dừa đậu biếc – dừa hạt é:
Bột rau câu giòn: 20 gr
Bột rau câu dẻo: 6 gr
Nước dừa: 1.5 lít
Nước cốt dừa: 350 ml
Hoa đậu biếc: 2 gr (khoảng 30 hoa khô)
Hạt é: 10 gr
Sữa tươi không đường: 100 ml
Sữa đặc: 75 gr
Đường trắng: 350 gr
Muối: 1 muỗng cà phê
Lá dứa: 4 lá
Cách làm rau câu bi dừa đậu biếc – dừa hạt é:
Bước 1: Để làm món thạch này đầu tiên bạn pha 1.5 lít nước dừa vào chung với 1 lít nước lọc (nếu có điều kiện bạn cũng có thể thay thế tất cả bằng nước dừa món thạch sẽ ngon hơn), cho 20gr bột rau câu giòn vào chung rồi ngâm 2 tiếng cho rau câu nở.
Bước 2: Sau khi ngâm, chia nước agar agar ra làm 3 phần, 1 phần 1/2, 2 phần còn lại mỗi phần 1/4. Tiếp theo bạn chuẩn bị sẵn nguyên liệu cho các phần rau câu.
– Rau câu dừa: 350ml nước cốt dừa, 1/2 nước rau câu giòn đã ngâm, 3gr rau câu dẻo Jelly, 200gr đường trắng, 1/2 muỗng cà phê muối và 4 nhánh lá dứa.
– Rau câu hoa đậu biếc: 2gr hoa đậu biếc (30 hoa khô), 100ml sữa tươi không đường, 75gr sữa đặc, 1/4 nước rau câu giòn, 1.5gr rau câu dẻo Jelly, 50gr đường trắng, 1/4 muỗng cà phê muối.
– Rau câu hạt é: 10gr hạt é, 175ml nước nóng, 1/4 nước rau câu giòn, 1.5gr rau câu dẻo Jelly, 100gr đường trắng, 1/4 muỗng cà phê muối.
Bước 3: Làm rau câu dừa. Đổ nước rau vào nồi, đun sôi rồi hạ lửa nhỏ cho nước rau câu sôi lăn tăn. Trộn 3gr bột rau câu với 200gr đường trắng và 1/2 muỗng cà phê muối, từ từ đổ hỗn hợp vào nồi rồi khuấy đều cho tất cả tan ra. Thả vào nồi 4 nhánh lá dứa, đun cho hỗn hợp sôi bùng lên. Hạ nhỏ lửa cho sôi lăn tăn rồi rót 350ml nước cốt dừa vào nồi, khuấy đều cho hòa quyện, vớt lá dứa ra khỏi nồi. Múc rau câu cốt dừa vào phần khay bi không có lỗ, để khay ở nhiệt độ phòng cho rau câu se mặt.
Bước 4: Làm rau câu hoa đậu biếc. Đun nóng 100ml sữa tươi trên bếp (không để sôi vì sữa sẽ đóng váng), thả hoa đậu biếc vào rồi tắt bếp. Chờ hoa đậu biếc tan ra màu xanh nước biển ưng ý thì chế thêm sữa đặc vào, khuấy đều cho hòa quyện. Cho 1/4 nước rau câu giòn lên bếp, đun sôi. Hạ lửa nhỏ cho 1.5gr bột rau câu dẻo jelly đã trộn 50gr đường trắng và 1/4 muỗng cà phê muối vào rồi khuấy đều. Đun cho hỗn hợp sôi lên rồi lại hạ nhỏ lửa, lọc nước sữa hoa đậu biếc (vớt bỏ phần hoa khô) vào nồi, khuấy đều. Giữ hỗn hợp nóng trên bếp đến khi dùng.
Bước 5: Làm rau câu hạt é. Chuẩn bị 175ml nước nóng, thả 10gr hạt é vào ngâm khoảng 2-3 phút cho hạt é nở hoàn toàn. Đun sôi 1/4 nước rau câu giòn cuối cùng, rồi hạ lửa nhỏ cho 1.5gr bột rau câu dẻo jelly trộn với 100gr đường trắng và 1/4 muỗng cà phê muối vào khuấy đều. Đun sôi lần nữa rồi hạ lửa nhỏ, đổ hạt é vào khuấy đều. Giữ hỗn hợp nóng trên bếp đến khi dùng.
Bước 6: Khi rau câu cốt dừa đã se mặt bạn mới nhẹ nhàng rót rau câu hoa đậu biếc vào rau câu hạt é vào khay sao cho phần rau câu ngập đến 1 nửa khay. Lấy phần nắp đậy lên và ấn chặt tay cho phần rau câu thừa chảy ra ngoài và tạo thành hình tròn đẹp mắt. Dùng một vật cứng đè lên trên để cố định khay rau câu. Để rau câu nguội ở nhiệt độ phòng sau đó cho vào tủ lạnh làm lạnh ít nhất 1 tiếng đồng hồ, như vậy rau câu sẽ cứng và dễ tháo ra khỏi khuôn hơn. Giờ thì thưởng thức ngay nào!
Chúc mọi người có một cái Tết mới mẻ và trọn vẹn hơn với gợi ý trong bài viết này!
Cách Làm Ruốc Tôm Với Gấc Cho Bé Vừa Ngon Vừa Đẹp Mắt
Nguyên liệu
Tôm sú tươi: 1kg
Nước mắm ngon: 2 muỗng canh
Dầu ăn: 1 muỗng canh
Sả: 3 cây
Gấc chín: 1 trái
Sơ chế nguyên liệu
Sả bóc vỏ, rửa sạch, thái thành các lát mỏng dài (hoặc cắt khúc, đập dập).
Tôm tươi mua về bạn đem rửa sạch, để ráo nước.
Hấp chín tôm
Bạn xếp tôm và sả vào xửng hấp, cho vào nồi khoảng một chén nước rồi hấp cách thủy trong vòng vài phút cho tôm chín là được.
Bạn chỉ nên hấp chín tới để tôm khô ng bị mất chất ngọt, khi nước sôi thì mở vung nồi cho tôm không bị khai, để lửa nhỏ tránh nước sôi trào làm tôm mất ngon. Sau khi tôm chín thì lấy ra để nguội.
Lưu ý:
Ngoài cách hấp, một số người thường làm chín tôm bằng cách luộc hoặc rang nhưng hấp vẫn là ngon nhất. Nếu luộc, tôm sẽ bị mất nước và mất đi vị ngọt tự nhiên.
Bóc vỏ tôm
Sau khi tôm nguội, bạn tiến hành bóc vỏ tôm.
Tôm làm ruốc chỉ lấy phần thịt, bóc hết vỏ, bỏ đầu, dùng dao nhỏ cắt vào sống lưng tôm, tách đôi rồi lấy bỏ phần chỉ đen, sau đó rửa lại với nước. Phần chỉ đen chính là nguyên nhân dẫn đến mùi tanh của tôm, vì vậy cần phải loại bỏ.
Phần vỏ tôm và đầu tôm bỏ đi sẽ rất uổng, bạn có thể đem xay nhuyễn, lọc lấy ước rồi nấu cháo rất ngon.
Giã tôm
Bạn chia tôm thành nhiều phần rồi lần lượt cho vào cối giã nát, lưu ý là giã hơi nát thôi, không giã rát quá nhé! Dùng tay kiểm tra xem tôm đã đạt yêu cầu hay chưa.
Sau khi giã hết tôm, bạn trộn đều tôm với ít hạt gấc để ruốc tôm có màu đẹp mắt. Lượng gấc sử dụng bạn tự điều chỉnh sao cho phù hợp, gấc chỉ cần đủ để tạo màu cho tôm là được, không nên cho nhiều quá.
Nhớ là sau khi trộn xong phải bỏ hạt gấc đi nhé!
Vì bận rộn nên nhiều người thường dùng máy xay sinh tố để xay tôm cho nhanh, cách này cũng được nhưng không nên xay nát quá, khi rang lên ruốc sẽ mất ngon. Cách giã tay tuy tốn nhiều thời gian, công sức nhưng lại giúp món ruốc tôm
Rang ruốc tôm
Sau khi trộn với gấc, bạn cho tôm vào chảo để rang khô.
Đầu tiên, bạn bắc chảo lên bếp cho nóng, thêm dầu ăn vào tráng đều chảo, tiếp đó cho ruốc vào đảo đều (nếu làm nhiều ruốc thì chia ra rang nhiều lần).
Thêm 2 muỗng nước mắm ngon vào cho ruốc thơm và đậm đà, vừa rang vừa dùng muỗng lớn chà mạnh lên thịt tôm để khi chín ruốc tạo được hình sợi và có độ bông hấp dẫn.
Khi rang ruốc phải để lửa thật nhỏ, đảo đều tay để ruốc khô dần nhưng không bị khô giòn hoặc cháy. Rang ruốc cho đến khi ruốc có mùi thơm và ngả sang màu đỏ vàng đẹp mắt. Tránh rang ruốc quá khô ăn sẽ không ngon, rang còn ẩm thì ruốc nhanh mốc, không để được lâu.
Sau khi ruốc đạt yêu cầu, bạn đổ ra mâm hoặc khay sạch, đợi cho ruốc nguội hẳn thì cho vào hũ nhựa (hoặc hũ thủy tinh) đậy kín, làm như vậy ruốc sẽ được bảo quản lâu hơn.
Yêu cầu thành phẩm
Ruốc tôm bông mịn và có màu đỏ đẹp mắt của gấc chín
Ruốc có màu đỏ đẹp mắt của gấc chín, sợi ruốc bông, mịn rất thích mắt.
Khi ăn, ruốc khô nhưng không cứng hay bị cháy, vẫn giữ được vị dai dai và vị ngon ngọt tự nhiên của thịt tôm.
Ruốc đậm đà, vừa ăn, hương thơm đặc trưng rất hấp dẫn.
Cách làm ruốc tôm thơm ngon, đơn giản, chỉ hơi tốn thời gian một chút nhưng bù lại bạn sẽ có hũ ruốc ngon trữ sẵn để dùng dần. Ruốc nói chung và ruốc tôm nói riêng, nếu được bảo quản đúng cách thì sẽ để được rất lâu, bạn có thể đem chúng ra ngoài mỗi khi đi chơi xa, đi du lịch, đi công tác nước ngoài hay để ăn trưa tại văn phòng… rất ngon và tiện.
Mẹo & lưu ý (Footnotes)
1. Chọn tôm để làm ruốc.
Đối với món ruốc tôm, tôm là nguyên liệu chính nên chất lượng tôm rất quan trọng trong việc quyết định hương vị của món ăn. Vì vậy, tôm ngon thì ruốc ngon, tôm không ngon thì ruốc cũng không ngon.
Tôm có nhiều lại khác nhau, bạn có thể chọn loại tôm nào tùy ý để làm ruốc, tuy nhiên tôm sú sẽ là sự lựa chọn thích hợp nhất. Tôm sú là loại tôm nuôi nên kích thước lớn, chắc thịt và dễ chế biến. Khi mua tôm bạn phải chọn những con thật to, tôm còn sống, vỏ trơn bóng, sống giữa thân tôm tươi và trong, đó là những con tôm ngon, chắc thịt. Mua tôm to sẽ dễ làm ruốc hơn tôm nhỏ. Tuyệt đối không mua tôm mềm nhũn, bị nhớt, các bộ phận rời rạc, đó là tôm đã bị ươn, ăn không ngon mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
1kg tôm tươi sẽ cho ra khoảng 400g ruốc, vì vậy tùy vào nhu cầu sử dụng của gia đình, bạn có thể mua thêm nhiều tôm để làm luôn một lần. Để làm được 1 kg ruốc tôm, bạn cần chuẩn bị khoảng 2,5 kg tôm tươi.
2. Chọn gấc.
Chọn gấc chín nhưng lành lặn, không bị dập nát, gấc có dáng tròn, gai nở đều, vỏ ngoài có màu đỏ cam, cầm lên nặng tay.
Cách bảo quản
+ Sau khi rang khô ruốc, bạn phải để ruốc nguội hẳn rồi mới cho vào hũ, đậy kín nắp rồi bảo quản nơi khô ráo hoặc trong tủ lạnh. Hũ đựng ruốc phải được rửa sạch và thật khô ráo.
+ Nhiều người khi cho ruốc vào hũ thường đè ép ruốc chặt lại cho được nhiều, cách này hoàn toàn sai lầm, bạn cứ để nguyên sợi bông như vậy rồi cho vào.
+ Khi nào ăn mới nên mở hũ, không nên mở ra thường xuyên, phải sử dụng đũa sạch để lấy ruốc, không dùng muỗng hoặc đưa tay bẩn vào lấy ruốc. Hạn chế để ruốc tiếp xúc với không khí bên ngoài, chỉ cần một chút nước vào đó cũng khiến ruốc bị hỏng, mốc và không thể sử dụng.
+ Ruốc sau khi làm xong, nếu bảo quản tốt có thể dùng được cả vài tháng, tuy nhiên chỉ nên sử dụng trong vòng 1 – 2 tháng là tốt nhất. Nếu làm ruốc cho bé, bạn nên sử dụng trong khoảng 1 – 2 tuần để đảm bảo chất lượng.
Thông tin thêm
Ruốc tôm ăn với gì?
Ruốc tôm có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Đối với người lớn, bạn có thể dùng ruốc tôm để ăn kèm với cơm trắng, cháo trắng, bánh cuốn, bánh mì, xôi… hoặc bất kì món ăn nào mà bạn thấy phù hợp. Với trẻ em, bạn có thể kết hợp ruốc tôm với các món cháo dinh dưỡng để giúp bé ăn ngon miệng hoặc cho bé ăn trực tiếp.
Lợi ích của tôm đối với sức khỏe
Tôm là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Tôm vừa ngon, dễ chế biến lại rất nhiều dưỡng chất, giúp mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích khi ăn tôm:
+ Cung cấp protein: Tôm là thực phẩm giàu protein, bạn có thể thay thế tôm cho các thực phẩm khác để thay đổi khẩu vị mà vẫn đáp ứng nhu cầu bổ sung protein hằng ngày cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe toàn diện.
+ Cung cấp vitamin B12: Tôm rất giàu vitamin B12, khi cần phải cung cấp vitamin B12 cho cơ thể thì tôm là thực phẩm bạn nên nghĩ đến. Theo các nghiên cứu về sức khỏe, khi cơ thể thiếu vitamin B12, cơ bắp sẽ trở nên yếu ớt, mờ mắt và tâm trạng tồi tệ.
+ Bổ sung sắt: Ngoài protein và vitamin B12, tôm còn chứa nhiều chất sắt. Biểu hiện khi cơ thể bị thiết sắt là thiếu máu, mệt lả và khó thở. Khi gặp tình trạng này bạn cần bổ sung nhiều chất sắt cho cơ thể.
Quan niệm sai lầm khi ăn tôm
Nhiều người cho rằng tôm chứa nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe, tuy nhiên tôm lại là thực phẩm giàu dưỡng chất và ít chất béo. Vì vậy bạn không nên kiêng ăn tôm hoàn toàn mà chì cần tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Đặc biệt, để tránh làm gia tăng mức cholesteol trong tôm, bạn nên chế biến chúng theo các phương pháp luộc, hấp hoặc nướng.
Cách Làm Gỏi Vịt Bắp Cải Hành Tây Vừa Ngon Vừa Đẹp Mắt
Trong các món ngon từ thịt vịt, gỏi vịt là món ăn hấp dẫn bạn không thể bỏ qua. Thịt vịt có tính mát lại kết hợp với các loại rau củ giòn tươi, thanh mát, không chỉ đem đến hương vị thơm ngon đặc biệt mà còn có tác dụng giải nhiệt rất tốt, thích hợp với mọi thời tiết.
Gỏi vịt là món ăn bình dân được nhiều người yêu thích, đặc biệt là người dân miền Nam. Gỏi vịt thường được chế biến để ăn cùng cơm, cháo hoặc làm món nhậu. Vị chua chua giòn giòn của bắp cải, cà rốt kết hợp với vị thơm ngon, béo ngậy của thịt vịt, thêm chút hành phi tan giòn và đậu phộng bùi bùi sẽ khiến bạn ăn hoài không chán.
Gỏi vịt được bán khá nhiều ở các quán ăn, nhà hàng chuyên phục vụ các món gà – vịt, vì vậy bạn không khó để mua món này về thưởng thức. Thế nhưng, gỏi vịt bán ngoài hàng giá sẽ cao hơn nhiều so với gỏi tự làm tại nhà, vậy tại sao bạn không tự làm để thưởng thức?
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món gỏi vịt
Nguyên liệu làm gỏi:
Vịt: 1 con nặng khoảng 1,5 kg
Lưu ý khi chọn vịt:
Bạn nên chọn vịt đực vì thịt vịt đực thơm ngon hơn vịt cái, vịt trưởng thành có kích thước 1 – 1,5 kg có chất lượng thịt ngon nhất, lông vịt đã mọc đầy đủ nên không tốn nhiều thời gian sơ chế. Vịt quá non hoặc quá già đều không ngon bằng vịt trưởng thành, vì vậy bạn không nên mua.
Tốt nhất nên mua vịt sống về tự làm, không nên mua vịt đông lạnh hoặc vịt làm sẵn không còn tươi. Nếu mua vịt làm sẵn, bạn chọn những con có màu sắc tự nhiên, tươi sáng, phần da dày, ấn xuống thấy da có độ đàn hồi tốt là vịt tươi.
Bắp cải: 1 cái
Chọn những bắp vừa phải, lá ngoài tươi, không khô héo, cầm bắp cải lên tay thấy nặng, khi dốc ngược không thấy nước chảy ra là bắp cải chắc và ngon.
Hành tây: 1 củ
Cà rốt: 1 củ
Húng quế: 1 bó nhỏ
Rau mùi: 1 bó
Gừng tươi: 1 củ
Rượu trắng: 100ml
Hành tím: 4 củ làm hành phi, 1 củ nướng để luộc vịt
Đậu phộng: 50g
Nguyên liệu làm nước trộn gỏi:
Nước mắm ngon: 2 muỗng
Đường: 1 muỗng
Chanh tươi: 1 trái, bổ đôi, vắt lấy nước cốt để riêng
Nguyên liệu làm nước mắm gừng:
Nước mắm ngon: 1 muỗng canh
Đường trắng: 1 muỗng cà phê
Gừng tươi: 2 nhánh nhỏ
Tỏi khô: 3 tép
Ớt tươi: 1 trái
Chanh tươi: 1 trái
Bột ngọt: ¼ muỗng cà phê
Nước sôi để nguội: 1 muỗng canh
Hướng dẫn cách sơ chế nguyên liệu làm gỏi vịt
Vịt sau khi mua về bạn rửa sạch, dùng muối chà xát nhiều lần lên khắp mình vịt rồi rửa lại với nước. Tiếp đó, bạn cạo vỏ, đập dập, băm nhỏ một nhánh gừng rồi trộn đều với rượu trắng, chà xát lần nữa lên toàn bộ thân vịt để khử mùi hôi đặc trưng.
Bắp cải bóc bỏ phần lá già bên ngoài, cắt làm 4 phần, sau đó thái hoặc bào thành sợi nhỏ, đem rửa sạch với nước, ngâm nước muối loãng rồi vớt ra để ráo.
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, dùng dao bào bào thành những sợi nhỏ.
Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, cắt khoanh thật mỏng, cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 20 phút cho hết mùi hăng của hành, đồng thời giúp hành giòn hơn.
1 nhánh gừng cạo vỏ, đập dập.
Húng quế nhặt lá, rửa sạch, thái khúc.
Rau mùi nhặt sạch, rửa sạch rồi thái nhỏ.
Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.
Đậu phộng rang chín, tách lớp vỏ lụa, cho vào cối giã dập.
Hành tím 4 củ bóc sạch vỏ, bào lát mỏng rồi đem đi phơi cho hành hơi héo là được, củ còn lại đem nướng thơm rồi bóc hết lớp vỏ ngoài.
Công thức làm gỏi vịt như sau
Bước 1. Luộc vịt.
Bạn cho vịt vào một cái nồi lớn, đổ lượng nước vừa đủ sao cho ngập cả con vịt, thêm vào nồi chút gừng đập dập, 1 củ hành tím nướng và một chút muối. Bắc lên bếp nấu.
Sau khoảng 25 – 30 phút, bạn tiến hành kiểm tra vịt đã chín hay chưa bằng cách dùng đũa xăm thử vào da vịt, nếu thấy vịt không chảy ra nước màu đỏ là vịt đã chín, vớt vịt ra ngâm vào thau nước đá lạnh vài phút cho vịt trắng đẹp và có lớp da giòn. Sau đó vớt vịt ra ngoài, để ráo.
Chặt vịt thành những miếng vừa ăn (bạn có thể lọc phần thịt lườn và thịt đùi rồi thái thành từng miếng nhỏ).
Bước 2. Làm nước trộn gỏi.
Bạn cho tất cả nguyên liệu làm nước trộn gỏi vào tô trộn đều, bao gồm nước mắm + nước chanh + đường, nêm nếm và điều chỉnh cho vừa khẩu vị ăn.
Bước 3. Làm hành phi.
Bắc chảo lên bếp với lượng dầu vừa đủ ngập hành, đun sôi dầu. Khi dầu nóng, bạn cho toàn bộ phần hành đã phơi héo vào phi thơm vàng, để lửa nhỏ, thường xuyên đảo nhẹ tay cho hành ngập trong dầu và không bị cháy. Khi hành bắt đầu ngả vàng thì tắt bếp nhưng vẫn tiếp tục đảo đều cho đến khi hành phô lại và chuyển sang màu vàng nâu. Lưu ý kẻo hành phi bị cháy.
Khi hành đã đạt độ khô mong muốn, bạn dùng rây lọc vớt hành ra và để thật ráo dầu, sau đó cho vào chén. Nếu làm nhiều hành phi mà chưa dùng hết, bạn có thể cho vào hộp đậy kín, bảo quản nơi khô thoáng để dùng dần.
Bước 4. Làm nước mắm gừng.
Cách làm nước mắm gừng như sau:
+ Gừng cạo vỏ, rửa sạch, đem thái sợi thật nhỏ. Nếu bạn đập dập hoặc giã gừng thì nên tráng gừng qua một lần nước để giảm bớt vị cay.
+ Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.
+ Chanh bổ đôi, vắt lấy nước.
+ Ớt rửa sạch, bỏ hạt, thái lát hoặc băm nhỏ.
Bạn cho đường trắng, bột ngọt vào một cái chén, cho thêm nước sôi để nguội vào khuấy tan, thêm nước cốt chanh và nước mắm vào khuấy đều. Cuối cùng, bạn cho gừng thái sợi, tỏi băm, ớt băm vào khuấy đều là xong.
Bước 5. Trộn gỏi.
Bạn cho bắp cải, cà rốt, hành tây, thịt vịt chặt nhỏ vào một cái âu lớn, đổ hỗn hợp nước trộn gỏi vào trộn đều. Sau đó cho rau mùi, húng quế vào trộn tiếp, để khoảng 10 – 20 phút cho gỏi thấm gia vị rồi mới ăn.
Bước 6. Trình bày và thưởng thức.
Khi gỏi thấm nước trộn, bạn cho gỏi ra đĩa, rắc hành phi và đậu phộng giã dập lên trên, trang trí vài cọng rau thơm cho đẹp mắt. Dọn ra ăn cùng với nước mắm gừng.
Lưu ý khi làm món gỏi vịt
Để món gỏi vịt được ngon nhất, bạn cần lưu ý những điều sau:
+ Khi làm món gỏi vịt, người ta thường tận dụng nồi nước luộc vịt để nấu cháo ăn kèm.
+ Ngoài cách làm gỏi vịt bắp cải, bạn có thể biến tấu một chút để làm gỏi vịt rau càng cua.
+ Bạn có thể chặt vịt bày ra đĩa riêng, trộn gỏi riêng rồi thưởng thức cùng nhau, không nhất thiết phải trộn chung thịt vịt với các loại rau củ.
Bạn có thể để gỏi riêng, thịt vịt riêng hoặc trộn chung với nhau
Yêu cầu thành phẩm món gỏi vịt
Món gỏi vịt sau khi hoàn thành có màu sắc hấp dẫn, là sự pha trộn của nhiều thành phần khác nhau: màu cam của cà rốt, màu trắng xanh của bắp cải, màu xanh đậm của rau thơm, màu vàng nhạt của thịt vịt, màu vàng nâu của hành phi… Bắp cải, cà rốt giòn tươi, thấm gia vị vừa ăn; thịt vịt luộc chín tới, vị dai dai ngọt ngọt, thêm vị giòn tan của hành phi và đậu phộng bùi ngậy, rất ngon và lạ miệng.
Hơn 10 Công Thức Làm Rau Câu Ngon Đẹp Mắt
Xin giới thiệu với các bạn hơn 10 CÔNG THỨC LÀM RAU CÂU hấp dẫn dễ làm. Chỉ cần các bạn chịu khó tí xíu là có ngay những món rau câu ngon, đẹp mắt để đãi mọi người trong gia đình rồi.
– 1 gói thạch rau câu: 12g – 1,2 lít nước – Hoa quả: dâu tây, kiwi, xoài,…
Cách làm:
(1) Dâu tây, kiwi cắt hạt lựu, xếp vào khuôn (2) Khuấy đều 1 gói bột thạch với 1,2l nước. Đun sôi rồi cho 150g đường vào, đun sôi lại, vớt bọt, tắt bếp. (3) Nhanh tay rót thạch vào khuôn.
2. RAU CÂU CÀ PHÊ – PHÔ MAI
– Nước: 1 lít – Bột rau câu: 10g – Đường: 150g – Cà phê: 16g – Lòng đỏ trứng: 3 lòng – Sữa đặc: 75g – Sữa tươi: 150ml – Cream cheese: 75g – Kem tươi: 75ml
Cách làm:
(1) Hòa bột rau câu trong nước ngâm khoảng 1 tiếng (2) Cho lòng đỏ trứng, sữa đặc, sữa tươi, kem tươi, cream cheese vào nồi khuấy đều. Đưa lên bếp đun lửa trưng bình đến khi các nguyên liệu hòa quyện lại với nhau, hỗn hợp hơi sệt lại thì bắc ra. (3) Đưa phần nước rau câu đã ngâm lên bếp đun sôi, cho đường vào, vừa đun vừa khuấy đều cho đường tan hết. Khi hỗn hợp sôi thì vớt bỏ bọt, tắt bếp, bắc nồi và để nguội. (4) Cho khoảng 1/3 phần rau câu vào nồi flan cheese, khuấy đều. Phần rau câu còn lại cho cà phê vào khuấy cho tan đều. (5) Đổ từng lớp xen kẽ rau câu cà phê và flan. Đợi lớp trước hơi đông lại nhưng vẫn còn ấm nóng thì đổ tiếp lớp kia. Cho vào tủ lạnh đến khi thạch đông hẳn lại rồi bắt đầu thưởng thức.
3. RAU CÂU THẠCH RỪNG NGUYÊN SINH
– 1,4 l nước – 300ml nước cốt lá dứa – 300ml nước cốt dừa – 25g bột rau câu Agar – 400g đường – 3 quả trứng
(1) Nước, nước cốt lá dứa, nước cốt dừa cho vào nồi khuấy đều. Bắc nồi lên bếp, trộn đều đường và bột rau câu rồi cho vào nồi nước khuấy đều. Trứng đánh tan lọc qua rây, khuấy sơ. (2) Đun lửa to đến khi thạch sôi thì hạ nhỏ lửa. Bắc ra đổ vào khuôn. (3) Đợi 2-3 tiếng cho thạch đông lại là được.
4. RAU CÂU BÁNH TRUNG THU
Nguyên liệu làm bánh trung thu rau câu:
– Bột rau câu agar: 25gr – Nước lọc: 1 lít – Lá dứa: 5 cọng – Đường cát: 150gr – Sữa tươi không đường: 50ml – Màu thực phẩm: 1 giọt màu cam, 1 giọt màu hồng ( bạn thích có thể dùng màu khác) – Trái cây: kiwi, thanh long, cherry….. ( bất cứ loại nào bạn thích)
Cách làm bánh trung thu rau câu trái cây:
– Đầu tiên bạn cho bột rau câu agar đã chuân bị sẵn vào ngâm chung với nước lọc, sau đó bạn khuấy đều và để yên khoảng 15 phút. – Tiếp theo lá dứa bạn cắt khúc sao cho vừa ăn. – Trái cây bạn cũng cắt hạt lựu. – Sau khi chuẩn bị xong các phần trên bạn cho nồi rau câu lên trên bếp và đun sôi với lửa vừa, đun đến khi bạn nhín thấy nồi nước trong lại thì lúc này bạn có thể tắt bếp. – Chia phần nước rau câu làm 2 phần.
– Phần thứ nhất lại chia ra làm 2: mỗi phần cho 1 giọt màu thực phẩm vào, sau đó rót phần rau câu vào khuôn bánh trung thu, để nguội. – Phần thứ hai: bạn cho bạn lấy phần rau câu cắt nhỏ cho vào, sau đó bạn trộn đều lên, sau đó cho vào khuôn. – Sau khi làm xong bạn chờ rau câu đông lại, sau đó bạn lấy rau câu cho vào ngăn mát tủ lạnh. – Khi rau câu đủ mát bạn lấy rau câu ra khỏi khuôn và cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Rau câu không bị nát, giòn và ngọt thanh Bạn có thể sử dụng bất kì loại trái cây nào bạn thích. Như vậy là chỉ với một vài công đoạn đơn giản thôi, bạn đã có ngay những chiếc bánh trung thu thật ngon và đẹp mắt chiêu đã cả gia đình trong mùa trung thu này rồi.
5. RAU CÂU LÁ DỨA
Nguyên liệu làm rau câu lá dứa:
– Nước dừa xiêm ( 1 quả ) – 100 ml nước cốt dừa – 1 bó lá dứa ( tên gọi khác là lá nếp ) – 3 lít nước lạnh – Đường cát trắng
Hướng dẫn cách làm rau câu lá dứa:
Bước 1: Đem tháo bỏ bó lá dứa, rửa sạch với nước cho hết đất cát bẩn bám vào rồi dùng dao cắt lá dứa thành khúc dài chừng 3 cm. Cho lá dứa vào máy xay sinh tố cùng một chút nước lạnh, xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt.
Bước 2: Chuẩn bị một nồi nhỡ, chế 500 ml nước lạnh vào nồi, tiếp theo hòa tan gói bột thạch vào nước. Dùng thìa khuấy đều.
Bước 4: Nước rau câu sôi, bạn bắc xuống và chia thành hai phần bằng nhau. Với phần nước rau câu thứ nhất, cho nước lá dứa vào khuấy tan tạo thành hỗn hợp màu xanh, phần rau câu còn lại hãy hòa với nước cốt dừa để tạo ra hỗn hợp rau câu màu trắng sữa tinh khiết.
Cuối cùng, hãy cho các khuôn thạch này vào ngăn mát tủ lạnh để trong vòng 2 – 3 tiếng để thạch rau câu đông lại và có vị mát lạnh khi thưởng thức.
Món rau câu lá dứa không chỉ thơm, bùi béo hương vị dừa, mà còn xen lẫn mùi hương tự nhiên dịu nhẹ của lá nếp. Ngọt và mát, mềm và mịn, xanh ngắt xen với trắng sữa, món thạch tạo cho người thưởng thức sự yêu thích và hứng thú cả về vẻ bề ngoài lẫn hương vị bên trong.
Thạch rau câu lá dứa khi ăn không đã rất ngon miệng rồi. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, đây còn là món ăn có khả năng kết hợp siêu hạng với các món ăn chơi, ăn vặt khác. Bạn có thể dùng rau câu lá dứa với kem tươi, hay cắt nhỏ trang trí trên mặt bánh gato, hoặc cho vào ly trà sữa ngọt ngọt thơm thơm chẳng hạn. Tất cả đều vô cùng tuyệt vời.
Ngoài ra, mách bạn một mẹo nhỏ nếu muốn làm rau câu này khi thết khách, đó là hãy dùng các khuôn hình đẹp mắt vừa ý bạn, hây rắc dừa lên trang trí kèm theo cho đẹp mắt chẳng hạn. Bày biện sắp xếp một cách khéo léo, pha thêm một ấm trà xanh man mát thưởng thức cùng. Thế là từ một món ăn chơi theo sở thích, bạn lại có thể biến rau câu lá dứa thành bữa ăn nhẹ ngon miệng cho thực khách ghé chơi nhà. Ngon từ hương vị, đẹp từ màu sắc, món thạch này sẽ chinh phục mọi tâm hồn ăn uống một cách nhanh chóng.
6. RAU CÂU SƠN THỦY
Nguyên liệu:
Cách làm thạch rau câu sơn thủy:Bước 1: Lá dứa rửa sạch rồi xay với nước sôi để nguội. Sau đó lọc ra rây để lấy nước tạo màu. Nếu muốn rau câu có màu đẹp, xanh tươi thì không nấu nước lá dứa cùng rau câu. Nên nấu bột rau câu cùng nước. Khi đổ rau câu tới đâu cho nước lá dứa vào hòa tan tới đó. Thành phẩm sẽ ra màu đẹp.
Bước 2: Dừa nạo mua về cho vô nước nóng ngâm cho nguội bớt thì vắt lấy nước cốt. Cái này lấy khoảng 500ml thôi nha các mẹ. Cho nhiều hơn sẽ làm mất độ giòn của rau câu.
Bước 3: Rau câu ngâm trong 1 lít nước lạnh và đường phèn trước 30 phút. Sau đó bắc lên bếp đun, vừa nấu vừa khuấy đều tay đến khi nước trong veo thì tắt bếp.
Bước 5: Tắt bếp và đổ vào tô hay hộp hoặc khay, để tạo vân đẹp nên để một cái ly vào giữa, múc 1 muỗng lá dứa đến một muỗng cốt dừa lên chiều dọc của ly. Đổ xong có thể dùng thìa hoặc tăm tạo hình tùy ý muốn.
7. RAU CÂU DỪA
– Nước dừa xiêm: 2 lít – Bột rau câu dẻo: 1 gói 10gr – Đường phèn: 250gr – Nước cốt dừa: 150ml
Thực hiện:
Yêu cầu món ăn:
8. RAU CÂU PHÔ MAI
Nguyên liệu cần tìm mua đây :
Cách làm siêu siêu đơn giản nè:
Bước 2: Cho bột rau câu vào hỗn hợp nước trên theo tỉ lệ thích hợp trên bao bì. Nếu các bạn muốn thạch mình được giòn hơn thì dùng bột argar, còn để thạch dẻo thì dùng bột làm thạch hoặc thạch mềm thì dùng gelatine. Đến khi nào hỗn hợp sủi bọt nhẹ, bột rau câu đã tan hoàn toàn thì tắt bếp để nguội.
Bước 3: Cắt nhỏ phô mai thành hình nhỏ (tam giác, hình vuông, chữ nhật…) tùy thích xếp vừa với khuôn thạch.
Bước 4: Đun sôi hỗn hợp thạch trên lửa nhỏ rồi để nguội khoảng 5 phút.
Bước 5 : Chia đều thạch vào các khuôn.
Bước 6: Để thạch vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút (nếu có nắp đậy càng tốt) ; hoặc đến khi thạch đông là thưởng thức được rồi đó.
Mách nhỏ cho bạn yêu bếp : có thể làm thêm các vị thạch khác cho ngon và chú ý nên chọn thạch có vị chua hoặc cafe vì phần nhân có phô mai béo. Còn đơn giản hơn, bạn có thể chia nước rau câu làm nhiều phần rồi nhỏ các hương siro mà mình thích vào đó tạo màu để thành phẩm có nhiều màu sắc hấp dẫn,bắt mắt hơn
9. RAU CÂU BÍ ĐỎ
– 250g bí đỏ sáp – 10g bột rau câu – 100g đường – Tinh dầu lá dứa – 1 khuôn nhôm hình vuông có cạnh 14cm, cao 5cm.
Chuẩn bị:
Bí đỏ gọt sach vỏ, cắt miếng xong hấp chín, tán hoặc xay nhuyễn mịn. Ngâm bột agar trong một chén nước lạnh khoảng 30 phút cho bột nở.
Cách làm rau câu bí đỏ:
Cho vào nồi 2 chén nước, bắc lên bếp nấu sôi, đổ agar vào, để lửa vừa cho nước sôi nhẹ tan rau câu là được. Tiếp theo cho đường vào nấu chung, đường tan cho vào nồi rau câu 3 giọt tinh dầu lá dứa, tắt bếp. Múc rau câu vào tô bí đỏ đã xay nhuyễn, đổ đến đâu quậy đều đến đó cho rau câu và bí đỏ lẫn vào nhau, sau đó đem rót hỗn trợp này vào khuôn nhôm, để thật nguội đem ướp lạnh. Khi nào dùng thì lấy rau câu ra cắt miếng vừa ăn. Gợi ý: Với cách làm như trên, có thể thay thế bí đỏ bằng đậu xanh, khoai mỡ, trái bơ hay sầu riêng.
Công dụng:
Agar là bột rau câu làm từ rong biển có công dụng giải nhiệt, hành thủy, chữa kết hạt, bướu cổ. Rau câu bí đỏ có công dụng bồi bổ cơ thể, giúp tiêu hóa tốt, da dẻ tươi mịn. Món ăn này có lợi cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi.
10. RAU CÂU FLAN TRONG TRÁI DỪA
Nguyên liệu làm bánh flan dừa:
– 2 quả dừa xiêm
– Sữa tươi 400ml
– 25gr bột rau câu
– 50gr đường cát
– 1 bó lá dứa
– ½ kg dừa nạo vắt lấy nước cốt.
– 4 quả trứng gà
– Dừa chặt vỏ cứng, sau đó nạo hết lớp vỏ cám bên ngoài chỉ để lại lớp cùi trắng bên trong, sau đó khoát một lỗ nhỏ ở đầu quả đừa rồi đổ hết nước dừa ra bát. Lá dứa xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt và bỏ bã.
– Cho nước lá dứa vào đun sôi, thêm đường vào sau cho bạn thấy vừa với vị bạn ăn là được, hoặc nếu không thích ăn ngọt bạn không cần cho đường cũng được. Tiếp đến bạn cho bột rau câu vào, đun sôi rồi để nguội chờ rau câu đông lại thì mang ra cắt thành những sợi dài và nhỏ.
11. BÁNH FLAN RAU CÂU
Nguyên liệu làm bánh flan rau:
– Sữa tươi không đường 220ml
– 2 muỗng sữa đặc
– 4 quả trứng gà
– 4 gói cà phê hòa tan
– Khuôn đổ bánh flan
– Đường kính trắng 100gr
Cách làm bánh flan rau câu:
-Đầu tiên bạn dùng một chén lớn đổ sữa tươi ra, sau đó bạn cho thêm 2 muỗng sữa ông thọ vào hòa tan. Tiếp theo, bạn đập trứng gà ra một chén khác sau đó bạn dùng đũa khuấy đều trứng. Dùng một rây nhỏ, lọc trứng qua rây cho chảy xuống tô sữa bên dưới để thu được phần trứng gà mịn.1
– Tiếp theo bạn dùng một nồi nhỏ, cho hai muỗng bột rau câu cùng 400ml nước sạch, đường vào khuấy đều. Cho phần nước thạch rau câu lên bếp đun sôi với lửa nhỏ.Sau khi rau câu đã sôi được khoảng 2 phút cho cà phê vào hòa tan.Dùng dao tách nhẹ phần bánh flan rồi úp ngược cốc vào khuôn lớn hơn sao cho phần bánh flan nằm chính giữa, rồi đổ phần rau câu lên trên.
-Bây giờ bạn chỉ cần đợi bánh flan rau câu đông lại là có thể thưởng thức rồi, bánh rau câu flan sẽ càng ngon hơn khi được làm lạnh trong ngăn mát tủ lạnh từ 2-3 giờ đấy.
– Để kiểm tra bánh chín hay chưa, bạn sử dụng một que tăm sạch nhỏ xiên vào giữa bánh, nếu bánh không dính vào que tăm nữa tức là bánh chín rồi đấy. Bạn có thể tận dụng những vỏ lon bia sạch, các làm đôi để làm khuôn đựng bánh flan rau câu như thế này.
– Để phần bánh flan nằm chính giữa đẹp mắt, chúng ta dùng ngón tay trỏ giữ ở phía trên khuôn úp ngược, còn ngón cái và ngón giữa giữ cố định lon bia, sau đó đập mạnh lon bia vào bàn tay còn lại bánh flan sẽ tự động rơi vào giữa lon bia. Khi đổ phần thạch rau câu vào khuôn, trước tiên bạn nên đổ đến ½ miếng bánh đợi rau câu đông lại bạn mới đổ tiếp phần còn lại, làm như vậy miếng bánh flan sẽ được cố định ở giữa bánh.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Làm 6 Loại Rau Câu Vừa Ngon Vừa Đẹp Mắt trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!