Xu Hướng 4/2023 # Khám Phá Các Món Ăn Ngày Tết Cổ Truyền Của Việt Nam # Top 6 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Khám Phá Các Món Ăn Ngày Tết Cổ Truyền Của Việt Nam # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Khám Phá Các Món Ăn Ngày Tết Cổ Truyền Của Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Các món ăn ngày Tết ở miền Bắc

Người Hà Nội xưa thường hay chăm chút về mặt hình thức nên mâm cỗ ngày Tết cần chuẩn bị thật cẩn thận và đẹp mắt. Một mâm cơm lớn thì bắt buộc phải có 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa, ngụ ý cầu cho phát tài, phát lộc. Đến nay, các món ăn ngày Tết ở miền Bắc vẫn lưu giữ vẹn nguyên nét tinh hoa ẩm thực cổ truyền của Việt Nam.

Bánh chưng

Nhắc đến món ăn ngày Tết thì không thể không nhắc đến bánh chưng, vì cứ hễ nói tới Tết là người ta nghĩ ngay đến “bánh chưng xanh bên dưa hấu đỏ”. Bánh chưng chính là một đặc trưng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Bánh chưng, món bánh tượng trưng cho đất Mẹ, được sáng tạo ra để tỏ lòng hiếu thảo và biết ơn của hoàng tử Lang Liêu đối với vua Hùng (đời thứ 16) và đất trời.

Bánh chưng ngon với sự kết hợp giữa nếp dẻo thơm, đậu xanh ngọt bùi, thịt mỡ béo ngậy cùng vị tiêu tê cay, tất cả những thành phần đó đã tạo nên một hương vị Tết rất riêng và không thể lẫn đi đâu được. Hình ảnh cả nhà quây quần bên nồi bánh chưng và bếp than hồng rực lửa đã đi vào không biết bao nhiêu là áng thơ, văn kinh điển.

Bánh chưng không chỉ để bày trong mâm cỗ ngày Tết mà còn là một món quà ý nghĩa được nhiều người lựa chọn để tặng cho bạn bè hay người thân của mình.

Xôi gấc

Người Việt ta hay quan niệm màu đỏ chính là màu tượng trưng cho sự may mắn cũng như hạnh phúc của lứa đôi. Thế nên trong những dịp lễ quan trọng này, đĩa xôi gấc với màu sắc rực rỡ là một trong các món ăn ngày Tết không thể vắng mặt.

Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon rồi trộn đều với gấc tươi, sau đó người nấu đem xôi đi hấp chín. Món này có màu đỏ tươi cực bắt mắt và hấp dẫn. Vị dẻo của gạo nếp, ngọt của đường và beo béo của nước cốt dừa sẽ làm bạn ngạc nhiên vì vị ngon của nó.

Thịt đông

Thịt đông chính là một món ăn tinh tuý, độc đáo mà người Việt, nhất là người miền Bắc rất ưa chuộng. Thịt đông là một món ăn cực kỳ thích hợp với thời tiết mùa xuân ở miền Bắc, trời càng lạnh thì món này lại càng có hương vị ngon.

Nguyên liệu chính của thịt đông là tai, bì, chân giò heo, có thể thêm cà rốt, nấm mèo, củ hành khô. Thịt và các thành phần khác sau khi được chế biến xong sẽ được cho khuôn, bỏ vào tủ lạnh để đông. Khi thịt đông, trên bề mặt sẽ xuất hiện một lớp mỡ màu trắng mịn như tuyết. Vị mát, béo ngậy của thịt đông đã giúp nó trở thành một món ăn được nhiều người yêu thích. Lúc thưởng thức món này, bạn chỉ việc dùng dao tách thịt ra khỏi khuôn, chấm với nước mắm chanh ớt, ăn kèm cơm nóng cùng củ kiệu, dưa hành, dưa cải, bấy nhiêu thôi là cũng đủ khiến bạn muốn ăn mãi không ngừng rồi.

Thịt gà luộc

Có thể nói, không chỉ là món ăn ngày Tết mà trong những dịp cưới xin, lễ mừng cũng không thể không có món gà luộc. Gà sau khi luộc xong không những thơm mà thịt lại ngọt, ăn với lá chanh và chấm với muối chanh ớt nữa là ngon hết sảy.

Giò

Giò là một món ăn ngày Tết luôn xuất hiện trong mâm cỗ của các gia đình. Nó mang một ý nghĩa đặc biệt, ngụ ý “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”, là một món ăn làm nên sự đặc sắc của ẩm thực nước ta.

Món này được làm từ thịt heo, được giã nhuyễn trong cối đá rồi gói lại trong lá chuối thành hình trụ, đem đi luộc chín là hoàn thành. Những miếng giò trắng thơm, giòn dai, ngon hết biết vừa làm phong phú thêm bữa ăn vừa có thể làm thành quà tặng cho người thân yêu được.

Nem rán

Trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc luôn có món nem rán. Thịt ba chỉ, miến, hành tây, su hào, cà rốt, mộc nhĩ,… được cuốn trong bánh đa nem rồi đem đi rán 2 lần dầu cho có màu vàng óng, giòn tan. Nem rán được dọn ăn kèm nước mắm ớt tỏi chanh đã trở thành một món ăn được nhiều người yêu thích.

Dưa hành

Các món ăn ngày Tết nhiều thịt mỡ, đạm nhiều mà rau xanh lại ít, thế nên dưa hành là một món cực kỳ thích hợp để giải ngấy, gợi khẩu vị trong mâm cơm đầu năm.

Hành được muối chua nên có vị chua chua và cay nhẹ, hay được ăn kèm với thịt đông hay bánh chưng rất ngon. Dù cuộc sống ngày càng thay đổi nhưng tin chắc bánh chưng và dưa hành sẽ luôn là món ăn ngày Tết đặc trưng nhất ở miền Bắc.

Chè kho

Nguyên liệu chính của món chè kho là nếp, đậu xanh không vỏ, đường đỏ, nửa trái thảo quả khô, được tán thành bột mịn và mè trắng rang chín.

Món ăn này có mùi thơm, vị ngọt và vô cùng bổ dưỡng, thích hợp nhâm nhi cùng trà nóng khi tiết trời lành lạnh dịp Tết.

Các món ăn ngày Tết ở miền Trung

Ẩm thực miền Trung có sự khác biệt so với miền Bắc và miền Nam, song cũng lâu đời và tinh tuý chẳng kém nơi đâu.

Bánh tét

Nếu miền Bắc có bánh chưng thì món ăn ngày Tết ở miền Trung nhất định phải có món bánh tét mới đủ đầy. Người ta không gói bánh tét bằng lá dong như bánh chưng mà gói bằng lá chuối. Bánh tét có 2 loại là bánh ngọt và bánh mặn, nhân bánh ngọt chỉ có đậu xanh, còn nhân bánh mặn có thêm thịt heo. Thay vì gói thành hình chữ nhật giống bánh chưng, bánh tét được gói thành từng đòn hình trụ. Bánh tuy chế biến đơn giản nhưng ngon không tưởng.

Thịt muối

Thịt muối là một món ăn ngày Tết mà người miền Trung thường làm. Thịt heo hay thịt bò được rửa sạch rồi ngâm vào nước mắm đường đã nấu sẵn cùng tỏi, ớt. Để khoảng 1 tuần cho thịt ngấm là có thể vớt ra, cắt lát rồi thưởng thức. Món thịt này mặn mặn, ngọt ngọt, có thể ăn chung với cơm nóng hay cuốn với bánh tráng, bún, rau sống đều ngon không chỗ nào chê.

Nem chua

Nem chua cũng là món ăn hay được người miền Trung dùng để đãi khách. Món này có thành phần chính là thịt heo được tẩm ướp gia vị đầy đủ rồi gói trong lá ổi hay lá chùm ruột, sau vài ngày là có thể lấy ra ăn. Vị của nó giòn giòn, chua chua, the cay vừa phải do ớt, thơm mùi tỏi, người ta có thể ăn trực tiếp hay đem đi nướng đều ngon.

Tôm chua

Tôm chua là một đặc sản của Huế, là món ăn không thể vắng mặt trong mâm cơm dịp năm mới của họ.

Vị ngọt bùi của tôm, thơm và cay của tỏi, ớt, riềng, vị béo ngậy của thịt, chát của vả, chua của khế cùng vị thanh của các loại rau thơm,… tất cả tạo nên một hương vị rất riêng, khiến người thưởng thức món này ấn tượng không thôi.

Chả bò

Trong các món ăn ngày Tết, chả bò cũng được người miền Trung rất ưa chuộng. Màu chả đỏ hồng, vị mặn, giòn, ngọt, dai, cay và thơm của tiêu đen khiến chả bò trở thành món khoái khẩu của nhiều người.

Dưa món

Miền Bắc có dưa hành trong mâm cỗ đầu xuân thì miền Trung lại có món ăn ngày Tết là dưa món. Củ cải, dưa leo, cà rốt, củ kiệu, su hào, hành tím,… sau khi rửa sạch, cắt và phơi khô thì bỏ vào nước mắm đường đã nấu sẵn. Để từ 2 – 3 ngày cho các loại rau củ ngấm là có thể gắp ra dùng. Dưa món giòn tan, mằn ngọt vừa miệng, là món ăn kèm thích hợp để ăn chung với bánh tét.

Các món ăn ngày Tết ở miền Nam

Miền Nam là nơi dân tứ xứ đổ về làm ăn, phát triển nên ở đây có một nền ẩm thực đa dạng và phong phú.

Bánh tét

Bánh tét ở miền Nam không giống như miền Trung chỉ đơn điệu có nhân đậu và thịt, người ta còn thêm vào nhiều nguyên liệu khác như lạp xưởng, trứng muối,… Không chỉ vậy, bánh tét nhân ngọt lại càng nhiều phiên bản như bánh nhân đậu xanh, đậu đỏ, nhân chuối,…

Thịt kho nước dừa

Trong vô vàn các món ăn ngày Tết thì món truyền thống nổi danh nhất, được người miền Nam yêu thích và làm nhiều nhất chính là thịt kho nước dừa. Thịt kho nước dừa hay còn có nhiều tên gọi khác như thịt kho hột vịt, thịt kho riệu. Người ta hay kho một nồi to để ăn dần trong những ngày đầu năm. Lạ một điều là món này kho càng lâu thịt lại càng thấm, ăn càng ngon, càng đậm đà. Bạn có thể ăn thịt kho nước dừa với dưa giá để tránh ngấy.

Lạp xưởng

Một trong các món ăn ngày Tết không thể thiếu trên mâm cơm của gia đình người miền Nam là lạp xưởng. Lạp xưởng có nhiều loại như lạp xưởng khô, tươi, tôm, cá, nạc,… Bạn có thể chiên, luộc hay nướng lạp xưởng, tuỳ theo sở thích của mình. Chiên lạp xưởng bằng nước (không phải bằng dầu) vừa an toàn lại vừa ngon, tốt cho sức khoẻ nên được rất nhiều người áp dụng.

Canh khổ qua nhồi thịt

Canh khổ qua nhồi thịt là một món ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người dân miền Nam. Là một món ăn ngày Tết hay được dùng, canh khổ qua nhồi thịt có ý nghĩa mong muốn những khó khăn sẽ đi qua, nhiều may mắn, thành công sẽ tới trong một năm sắp tới. Bên cạnh đó, món này cũng rất bổ dưỡng và có công dụng giải nhiệt tốt.

Củ kiệu tôm khô

Củ kiệu này khác với củ kiệu của người miền Trung. Họ không ngâm cùng nước mắm đường mà ngâm chua ngọt với giấm đường. Củ kiệu gắp ra được thêm tôm khô, rắc chút đường cát lên trên nữa là trở thành một món ăn riêng, hay dùng để nhâm nhi trên bàn nhậu của cánh mày râu. Củ kiệu tôm khô với đủ vị mặn, ngọt, giòn, hăng, chua, rất đặc sắc.

Dưa giá

Dưa giá có vị giòn, mát nên được nhiều người yêu thích và hay ăn khi ngán thịt cá trong dịp Tết. Dưa giá có thể dùng chung với cơm hay cuốn chung với bánh tráng, hợp nhất là ăn chung với thịt kho nước dừa. Nguyên liệu chính của món này là giá, cà rốt, hẹ, rất tốt cho sức khoẻ người ăn.

Các Món Ăn Ngày Tết Cổ Truyền Của Người Việt Nam

Tết đến Xuân về là quãng thời gian nghỉ ngơi, mọi người cùng nhau tụ họp, gặp mặt đông đủ. Trong ba ngày Tết, mỗi gia đình đều tự tay chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Sau đó, mọi người sẽ cùng nhau ăn uống, chúc tụng mong một năm no đủ, may mắn. Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn các món ăn ngày Tết của ba miền ở Việt Nam để các bạn tìm hiểu và khám phá thêm.

Các món ăn ngày Tết ở miền Bắc

Bánh chưng vốn là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người miền Bắc. Họ thường làm bánh chưng nhân đậu xanh với thịt heo và nấu vào ngày 29 – 30 tết.

Một chiếc bánh chưng với sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu tạo nên món ăn vô cùng hấp dẫn và ngon miệng.

Người Bắc quan niệm rằng những thứ màu đỏ tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc và ấm no. Chính vì vậy, ngày Tết họ thường nấu các món xôi có màu đỏ bắt mắt. Cụ thể là món xôi gấc với hương vị đặc trưng pha trộn giữa các nguyên liệu quen thuộc.

Đây là món ăn vô cùng dân dã và bình dị luôn có mặt trong mâm cỗ ngày Tết của người Bắc. Chắc hẳn, khi thưởng thức các món ăn với vị dẻo, bùi và béo ngậy thì khi ăn dưa hành, bạn sẽ cảm nhận được vị chua nổi bật.

Giò lụa và giò thủ chính là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của mọi gia đình miền Bắc. Cúng ông bà tổ tiên món giò không chỉ bày tỏ lòng thành mà còn mong ước một năm êm ấm, tài lộc đủ đầy.

Món nem rán vàng ươm, giòn giòn và béo ngậy tạo nên hương vị đủ đầy cho những ngày Tết se lạnh. Nem rán được biết tới là món ăn “quốc hồn quốc túy”, thể hiện bản sắc của người Việt.

Cuối cùng, mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc luôn phải có thịt gà luộc thơm lừng. Mang đến nét phong phú trong ẩm thực tết cổ truyền.

Nếu người miền Trung ăn củ kiệu với bánh thì người Nam lại ăn kèm với các món dưa chua hoặc tôm khô. Củ kiệu thường được ngâm chua ngọt trước Tết vài tuần và nêm nếm vừa miệng. Khi ăn kèm với các món trong ngày Tết mang đến cảm giác thư thái ở đầu lưỡi, ăn hoài không ngán.

Các món ăn ngày Tết ở miền Trung

Mâm cỗ Tết của người miền Trung cũng đủ đầy các món ăn truyền thống nhưng hướng tới sự đơn sơ, giản dị hơn. Khi khách tới nhà chúc Tết, người miền Trung sẽ đãi các món ngon bao gồm:

Bánh tét cũng được làm từ các nguyên liệu như bánh chưng nhưng có hình dáng dài, khi ăn cắt thành từng khoanh nhỏ. Bánh ở miền trung thường gói trong lá chuối và nhân biến tấu đa dạng hơn.

Nem chua hay nem nướng chính là món đặc sản không chỉ có trong ngày Tết mà ngày thường người miền Trung rất thích ăn. Món ăn này có vị chua cay the thé và giòn của các nguyên liệu khá quen thuộc: Vỏ bưởi, ớt, tỏi, lá ổi, thịt heo, lá chùm ruột.

Đây là món đặc sản của người Huế luôn có trong mâm cỗ ngày Tết. Tôm chua được chọn lọc từ con tôm to chắc thịt, ướp tỉ mỉ để có hương vị thơm ngon đặc trưng.

Người miền Bắc có dưa hành thì miền Trung lại có dưa món. Món ăn được pha trộn từ các loại củ và nêm ướp từ trước Tết, khi ăn có vị chua chua pha chút cay ngọt đậm đà.

Ngoài ra, ngày Tết của người miền Trung còn có các món: Chả bò, thịt ngâm mắm, cá nướng,…

Các món ăn ngày Tết ở miền Nam

Mâm cỗ Tết của người miền Nam vốn đa dạng, có sự kết hợp và pha trộn từ nhiều vùng miền. Ngày Tết người Nam nhất định phải có đầy đủ các món ăn sau:

Đây là hai loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết ở miền Nam. Tùy vào khẩu vị của mỗi gia đình mà bánh có vị ngọt, mặn với đủ các loại nhân đặc sắc.

Món lạp xưởng với nhân được làm từ thịt heo, thịt bò, tôm, cá,…Tạo nên món ăn đặc trưng vô cùng dân dã và độc đáo trong mâm cỗ Tết cúng ông bà hoặc đãi khách.

Người Nam quan niệm ăn canh khổ qua nhồi thịt trong ngày đầu năm để đẩy lùi những khó khăn và cầu mong một năm no ấm, thành công hơn.

Thịt kho cũng là hai món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ tết ở miền Nam. Món thịt heo kho cùng hột vịt chan nước dừa béo ngậy tạo nên hương vị vô cùng ngon miệng và hấp dẫn.

Khám Phá Các Món Ngon Ngày Tết Nguyên Đán Của Việt Nam

Tết Đinh Dậu sắp gõ cửa mọi nhà, đây là dịp để chúng ta được vui chơi, ăn uống, nhận lì xì may mắn,… Nhưng Tết không chỉ mang ý nghĩa như thế mà còn là dịp để con cháu thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ thông qua các món ngon ngày Tết Nguyên Đán.

Bánh chưng – Món ăn ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Bánh chưng là loại bánh đặc trưng nhất trong các món ngon ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Theo như truyền thuyết, “Gạo là thức ăn nuôi sống người, gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng cho Trời Đất. Lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành” thể hiện sự kết tinh của đất trời, mang đến khát vọng cho một năm mới đầy đủ và sung túc.

Để có được chiếc bánh chưng ngon đòi hỏi sự tinh tế, sâu sắc, tỉ mỉ và khéo léo của người thực hiện. Sự kết hợp của vị thơm từ gạo, vị ngọt bùi của đỗ cùng với vị béo của thịt mỡ, hòa quyện cùng vị cay nhẹ của hạt tiêu sẽ mang đến những ngày Tết trọn vị.

Nguyên liệu chính để làm bánh là nếp, đậu xanh và thịt lợn, đặc trưng cho một nền kinh tế lúa nước nông nghiệp. Cách chế biến, gói, luộc bánh thể hiện tính cộng đồng cao. Trong không khí náo nức của những ngày gần Tết, các thành viên quây quần bên lò bánh có lẽ sẽ là ký ức tuyệt vời và khó quên trong lòng mỗi người.

Bánh chưng – Một trong các món ngon ngày Tết Nguyên Đán không thể thiếu

Thông thường, chúng ta dùng lá dong tươi để gói bánh. Nên chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Gạo nếp của món bánh nên được chọn lựa kỹ từ những loại nếp ngon thượng hạng, hạt to, tròn dẻo đều, vừa thu hoạch thì mới tạo được mùi vị thơm ngon cho bánh. Đậu xanh được lựa chọn công phu phải là loại hạt tròn, lòng vàng nguyên hạt thì bánh mới ngon và đẹp mắt. Thịt heo phải chọn thịt ba rọi để bánh không quá khô mà lại có vị béo đậm đà. Gia vị có các loại hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu.

Bánh sau khi gói sẽ mang đi luộc, thời gian luộc khoảng hơn 10 tiếng. Để bánh ngon và không bị sượn, bánh cần được luộc với lửa riu riu. Khi lấy bánh ra, các hạt gạo mềm nhừ, vị thơm bùi, béo của đỗ xanh và thịt hòa quyện vào nhau, trở thành hương vị độc đáo mang một triết lý sống đoàn kết, đồng lòng của dân tộc ta.

Dưa món – Món ngon ngày Tết Nguyên Đán

Món ăn ngày Tết điển hình tiếp theo là Dưa món. Đây là món ăn được ca dao dân tộc nhắc đến mỗi khi Tết về “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Mỗi vùng miền có nét đặc trưng riêng, nguyên liệu có thể khác nhau nhưng dù ở miền Nam, Trung hay Bắc thì dưa món vẫn giữ được hương vị chua, giòn đặc trưng của nó.

Dưa món – Món ăn khá phổ biến trong ngày Tết

Miền Bắc có món dưa hành khá nổi tiếng, là một trong ba món ẩm thực không thể thiếu ngoài thịt mỡ và bánh chưng xanh. Nguyên liệu chính là hành già, củ chắc, cắt bỏ phần đuôi, chỉ chừa lại rễ. Sau đó, ngâm hành vào nước tro có pha hàn the trong 2 ngày 2 đêm để chắc củ và cho hành bớt hăng. Tiếp theo, vớt hành ra, cắt bỏ rễ, lột vỏ, chỉ còn lại khoảng 5cm rồi xếp hành vào khạp, rải muối, bỏ một lớp mía chẻ mỏng, rồi đến lớp hành, từng lớp như thế, cuối cùng gài lại bằng những vỉ tre. Sau 2 tuần, có thể lấy hành ra rửa bằng nước ấm rồi cho vào lọ thủy tinh, cho nước dấm đường nấu sôi, để nguội vào. Khoảng 3 ngày là ăn được.

Nếu ở miền Nam thì có món dưa giá, cải chua và củ kiệu. Làm món dưa giá rất đơn giản, chỉ cần lựa giá cọng trắng, thon, dài, cà rốt thái sợi, hành hẹ cắt khúc tất cả trộn đều đem ngâm với nước ấm pha chút muối, đến ngày hôm sau là đã có món dưa chua ăn kèm với thịt kho hay cuốn bánh tráng.

Món cải chua thì công phu hơn, củ cải mua về cắt khúc vừa bằng nửa ngón tay phơi nắng cho héo, sau đó xếp vào keo, cho hỗn hợp nước mắm đường theo tỷ lệ 2 mắm:1 đường và một chút phèn chua để cải giòn. Để vài ngày cho cải thấm gia vị là ăn được.

Món củ kiệu là cầu kỳ nhất, kiệu phải ngâm trong nước tro một đêm cho bớt mùi hăng, sau đó lột vỏ, cắt rễ, phơi nắng cho héo, xếp kiệu vào lọ cho giấm nấu tan với đường vào. Món kiệu chua này đặc biệt tốt cho tiêu hóa, kích thích vị giác giúp ăn ngon miệng hơn.

Món ngon ngày Tết cổ truyền với thịt đông

Thịt đông là món ăn ngày Tết đặc trưng của người miền Bắc. Trong làn không khí lạnh, thịt đông trở nên ngon hơn. Món này được làm từ thịt heo ba chỉ, đôi khi được sử dụng cả gà, cộng thêm một mảng bì lợn. Tất cả đều được ninh nhừ.

Nguyên liệu chính có thể là thịt heo nạc chân giò, mọc, thịt gà đi kèm với nấm mèo, nấm đông cô, nấm rơm,cà rốt, củ cải, hành tây… Tùy ý thích người nấu, nhưng nguyên liệu không thể thiếu cho món thịt đông là da heo. Để món đông ngon và không quá béo thì nên lạng sạch lớp mỡ nằm dưới da heo. Món đông mềm hay cứng là tùy thuộc vào lượng da heo nhiều hay ít.

Thịt đông ngon, chế biến đơn giản và không quá cầu kỳ

Trong quá trình ninh thịt phải canh lửa và vớt bọt để nước được trong dù là thịt gà hay thịt heo. Nguyên tắc nêm nếm thịt đông là nêm lạt, chút muối, chút đường, tí tiêu là đủ tạo vị ngọt thanh của nước dùng. Thịt đông ăn với dưa cải chua cùng cơm nóng bên chén nước mắm cay hít hà đủ làm ấm lòng cho những ngày xuân giá rét, thật đúng nghĩa Tết Bắc.

Khám Phá Những Món Ngon Trong Ngày Tết Cổ Truyền

Gia đình sum họp bên mâm cơm ngày Tết miền Nam – Ảnh: Sưu tầm

1. BÁNH TÉT

Nằm đầu tiên trong danh sách các món ăn ngày tết cổ truyền ở miền Nam là bánh tét , bánh tét là đại diện cho miền Nam như bánh chưng ngoài Bắc. Ý nghĩa của chiếc bánh tét tượng trưng cho sự no ấm, sung túc và đầy đủ cả năm. Bánh tét có nhân mặn, nhân ngọt, không nhân và nhân thập cẩm..

Gói bánh tét đón Tết -Ảnh: Thanh Nga

2. THỊT KHO TRỨNG

Thịt kho trứng hay còn được gọi dưới nhiều cái tên khác là thịt kho trứng nước dừa hay thịt kho hột vịt là một trong các món ngon ngày tết không thể thiếu trên mâm cổ của người miền Nam. So với thịt kho trứng của miền Bắc, nước thịt ở miền Nam có phần béo béo và ngọt hơn bởi vị của nước dừa, đây cũng chính là món ăn tạo nên hương vị đặc trưng, không nơi nào có thể sánh bằng được.

Món ngon không thể thiếu trong mâm cổ ngày Tết – Ảnh: sưu tầm

Thịt kho được chuẩn bị trước tết khoảng một tuần lễ, vì làm ăn cho cả mấy mồng tết nên nồi thịt kho thường rất to và vô cùng hấp dẫn. Những miếng thịt ba rọi chất lượng được các bà nội trợ đi chợ sớm để chọn, những trứng vịt trôi bồng bềnh tạo nên sức hút rất đặc trưng cho món ăn này.

Món thịt kho trứng trên mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam – Ảnh: Quang Lâm

3. CỦ KIỆU TÔM KHÔ

Thật thiếu xót nếu đã ăn cơm với thịt kho trứng mà không có món ăn kèm là củ kiệu tôm khô, món ăn này tuy vô cùng đơn giản và bình dị nhưng là món ăn không thể thiếu trên bàn ăn ngày tết của người miền Nam. Công đoạn làm củ kiệu cũng không quá khó, củ kiệu ban đầu sẽ được làm sạch, sau đấy đi phơi khô rồi cho vào lọ, cứ 1 lớp củ kiệu sẽ phủ 1 lớp đường cát và tầm hơn 10 ngày sẽ sử dụng được.

Củ kiệu tôm khô – bình dị nhưng không thể thiếu.

Khi ăn thì cho ra đĩa và rắc thêm tôm khô lên tạo nên sự bắt mắt cho món ăn.

4. CANH KHỔ QUA DỒN THỊT

Nghe qua tên chắc hẳn không ít người tự đặt câu hỏi món ăn này có gì đặc biệt sao lại có trong mâm cỗ của ngày tết vì đây là món ăn hết sức bình thường và hay xuất hiện trong bữa ăn của các gia đình. Lí giải cho điều này, người miền Nam cho biết ngày tết ăn món này sẽ giúp họ tránh được những chuyện không may mắn, một năm mới nhiều bình yên và hạnh phúc.

Canh khổ qua giúp tránh xa điều không may, mang lại may mắn cho năm mới – ẢNh: sưu tầm

Ngoài ra, người miền Nam ưa chuộng món này vì đây là món ăn giải nhiệt rất tốt và không quá khó để chế biến.

Lozi – chúng tôi Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Kinhnghiemditour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Kinhnghiemditour..

Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Phá Các Món Ăn Ngày Tết Cổ Truyền Của Việt Nam trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!