Bạn đang xem bài viết Lá Mì Gòn, Đặc Sản Tây Nguyên được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
(GLO)- Hôm qua, vợ chồng một thầy giáo mời tôi đi ăn ở một quán chuyên các món ẩm thực truyền thống Tây Nguyên. Tôi gọi món lá mì xào, vợ chồng nhà giáo gắp ăn liên tục rồi… kêu thêm và thú thật rằng đây là lần đầu tiên họ được ăn.Tôi đã ăn món lá mì xào từ cách đây… gần 40 năm. Và giờ, mỗi khi có khách đến nhà, bao giờ tôi cũng chọn món này làm đầu vị trong mâm cơm đãi khách.
Lá mì gòn có mấy cách nấu. Nguyên thủy, nó là của người Tây Nguyên bản địa, thường được nấu nhừ với gạo và cá suối, nấu rất nhừ, như bột. Khi ăn dùng 2 ngón tay quệt. Sinh thời, Nghệ sĩ Nhân dân Y Brơm hay làm đãi tôi món này.
Lá mì dùng làm nộm rất ngon. Ảnh: internet
Sau này, khi đến tay người sành ăn, nó được chế thành nhiều món, như nấu với thịt hộp, với bò bắp, với thịt ba chỉ… Quán Bazan (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) của vợ chồng Ksor Thức và Ksor HHoanh thì xào với lòng gà.
Nó là lá mì gòn, chỉ loại mì này ăn mới không say, chứ mì khác là say thấy trời thấy đất, thậm chí còn mất mạng. Miền Trung và Nam gọi là lá mì, miền Bắc gọi lá sắn. Người Bắc và cả người Huế quê tôi thường dùng lá mì muối chua để kho hoặc nấu canh cá chứ không ăn trực tiếp, ăn cũng khá vào. Và người Tây Nguyên thì như đã nói, để tươi nấu nhừ với lòng gà, thịt hộp, cà đắng… Nhưng ngon nhất là làm nộm.
Ngắt lấy lá thôi, loại bánh tẻ ấy, rồi ngồi vò. Vò kỹ xong cho vào luộc. Luộc xong lại vắt kỹ nước, như là vò lần nữa vậy, xong để tơi ra. Nước mắm chanh ớt tỏi đường bột ngọt, đậu phộng rang (có thêm ít bì heo luộc thái chỉ nữa thì tuyệt vời), phi hành mỡ thật thơm… Tất cả cho vào trộn kỹ, rồi lại bóp, cứ thế cho đến lúc thấm đều. Ai thích chua thì vắt chanh, ai không thích thì thôi, nhưng làm thêm một bát nước mắm nguyên chất dằm ớt. Khi đến nhà và được tôi làm cơm thết đãi với đầu vị món này, nhiều người ăn xong (toàn người sành ăn từ khắp cả nước) đều hồ hởi kêu lên, chưa thấy món nào ngon đến thế, ăn được nhiều đến thế, thích đến thế, mê đắm đến thế, gắp liên tục gắp nhiều mà không thấy… ngượng như thế. Bởi lá mì bùi vô cùng, thấm tháp các loại, rất đậm đà mà lại không ngán.
Nhớ mãi lần nhà văn Đỗ Tiến Thụy, một người cũng từng ở Kon Tum nhưng chưa từng được ăn lá mì, dẫn một đoàn nhà văn vào nhà tôi. Trong những món tôi bày đãi khách có gà, bò, heo… và nộm lá mì. Kết quả, món nộm lá mì bỏ ra bao nhiêu hết bấy nhiêu, các món khác gần như còn nguyên khiến vợ tôi, bà chủ bếp hôm ấy, hết sức ngạc nhiên.
Lần khác, nhà thơ Phạm Đức Long đãi cơm nhà văn Trung Trung Đỉnh và nhiều bạn khác nữa. Vợ ông Long cũng cẩn thận, cũng gà heo bò cá đủ cả. Tôi nói ông Long làm một bao lá mì. Nhưng khi dọn ra chỉ có 2 đĩa nông choèn choèn. Tôi hỏi lý do, vợ ông Long bảo lá mì ít thôi để còn ăn món khác. Kết quả, 2 đĩa lá mì hết ngay, các món khác cũng còn nguyên.
Trừ món nộm, cả 2 món xào hoặc canh đều có thể cho thêm cà đắng. Nó tạo nên một vị rất riêng, không thể lẫn. Một số người cảm thấy chưa đã, có thể thêm cả hoa đu đủ đực để tăng vị đắng. Đắng nhưng không đắng, bởi ăn miếng đầu thấy nhân nhẩn đắng, sau đấy thì vị ngọt nó âm vào cổ, cứ thế lan ra khắp người. Hoa đu đủ đực giờ cũng là đặc sản. Nhớ hôm xuống Chư Pưh công tác, vào rừng sâu, khi trở ra, qua một cái rẫy, anh lái xe bỗng dừng lại. Hóa ra anh thấy trong góc rẫy có cây đu đủ đực đang vươn vòi, tức là hoa đu đủ nói ở trên. Hái lấy hái để, đến quán ăn trưa anh giao cho nhà hàng yêu cầu… xào. Xào mình hoa đu đủ đực thì tôi chưa thấy bao giờ, bởi lâu nay thường kèm lá mì. Nhưng hôm ấy nó cũng được ưu tiên… hết trước. Mà anh này lại là người Bình Định, chỉ có điều là ở Chư Sê đã hơn 20 năm.
Thế nên cứ nghĩ, sắp tới, Festival Văn hóa Cồng chiêng ấy, rồi dã quỳ Chư Đăng Ya ấy, ở các gian hàng ẩm thực, nếu có các món ăn đặc Tây Nguyên, đặc Jrai, Bahnar, chắc chắn sẽ có nhiều người thưởng thức. Vấn đề là chúng ta có chịu làm không và quảng bá như thế nào?
Bây giờ, lá mì là đặc sản. Nói thì ít người tin, nhưng bạn bè tôi thì công nhận thế. Có khi giờ, trong các thứ quà đóng gói gửi đi biếu hoặc tặng như cao mật nhân, hồ tiêu, cà phê, măng le, bò một nắng… còn có thêm lá mì gòn ấy chứ!
Măng Le, Đặc Sản Tuyệt Ngon Của Tây Nguyên
Vào mùa mưa khi đến với núi rừng Tây Nguyên chúng ta dễ dàng bắt gặp những người dân tộc địu những gùi măng le hái được từ trong rừng đem ra các phiên chợ để bán.
Măng le được lấy từ cây le thuộc họ tre nứa không có gai, thân dẻo mọc phổ biến ở vùng đất ba gian Tây Nguyên, nó có sức phát tán mạnh mẽ, sức sống dẻo dai đến kỳ lạ. Hễ nơi nào có đất trồng trọt là có cây le xuất hiện. Cây le dù bị đốt cháy, tàn lửa lại đâm chồi khác mọc khoẻ hơn. Măng le được lấy từ phần ngọn của cây măng dùng tươi hoặc cắt lát phơi khô. Những người sành ăn món măng có thể khẳng định măng le thuộc loại ngon nhất trong các loài măng như măng tre, măng trúc… nhờ tính đặc ruột, vị ngọt, bùi, không đắng chát…
Những gùi măng rừng đi hái đem về các chợ.
Với món măng tươi có thể chế biến món đơn giản nhưng lại đầy hương vị là món gỏi măng trộn. Để chế biến trước tiên lấy măng tươi luộc chín rồi thái sợi. Cho măng thái sợi vào luộc lại lần 2 trong nước mới, nêm ít muối cho nhả chất đắng. Vớt măng, xả lạnh, cho vào khăn sạch vắt ráo khô.
Tôm tươi hay tép khô, thịt ba rọi thái nhỏ cho vào nồi xào đều cho thấm, sau đó cho măng đã vắt ráo vào nồi trộn đều rồi tắt bếp. Cho tiếp một ít mè, ngò rí và húng lủi vào trộn gắp đĩa măng le trộn ra đĩa, xếp tôm thịt lên trên, rắc ít mè trang trí đủ thấy sự hấp dẫn, quyến rũ của món ăn dân dã này.
Măng le khô đóng gói bán đi xa.
Không những làm món gỏi măng le tươi trộn mà móm măng nấu cùng thịt vịt cũng khá độc đáo. Vịt làm sạch xát gừng để ráo, măng le tươi cắt bỏ phần gốc già, xắt sợi, luộc măng, vớt ra xả lại nước lạnh, để ráo. Nấu nước sôi, nêm nước mắm, cho vịt vào luộc chín, để lửa nhỏ, cho vài cọng ngò gai, nêm hạt nêm, đường, cho thịt vịt thấm gia vị.
Cho măng vào, tiếp tục hầm cho vịt mềm và măng thấm. Vớt vịt ra chặt miếng vừa ăn, cho lại vào nồi nước hầm, nấu sôi, cho đầu hành trắng và hành phi vào tắt bếp, nhắc xuống. Múc canh vịt hầm măng ra tô, rắc ít tiêu rừng dọn chung với nước mắm gừng ăn một lần là không thể nào quên.
Gỏi măng với tôm thịt.
Nếu là khách quý được mời vào trong các buôn làng Tây Nguyên thì thế nào chủ nhà cũng sẽ mời bữa cơm gạo nương ăn với măng le nấu với thịt nai khô kèm muối đâm lá bép ớt hiếm mới thì sẽ ăn nhớ đời cái món ăn độc đáo này mà không phải ở đâu cũng tìm thấy được.
Khi mùa măng nhiều không bán hết hay để vận chuyển, bán đi xa người dân Tây Nguyên thực hiện phơi khô măng le rồi đóng hộp để cất giữ. Cái ngon của măng khô tuy không bằng măng tươi nhưng người ăn vẫn cảm nhận được cái vị măng rừng độc đáo này qua từng món ăn chế biến.
Nguồn thực phẩm măng tươi hay măng khô đối với người dân Tây Nguyên khá dồi dào phong phú và mỗi mùa mưa về là cả buôn làng rộn ràng với mùa đi hái măng le.
Lời bình: Hihi! Vớ được bài này, mình – người Ban mê nghe đã tỉ cuộc đời vì Măng le trong vườn Troh Bư có mà khối. Ngày xưa còn nhiều cơ man nữa ý vì loài này thích mọc ven triền suối. Mình đã phá nhiều lần nhưng không xuể nên…đành sống chung với lũ, giờ thì le đã mọc lại như cổ thụ rừng già. Đúng là mình thấy đồng bào Ê đê khoái loại măng này cực, đến nỗi nó lên cây cao rồi họ vẫn lấy bằng cách cần thân cây …lắc cho cái ngọn rụng xuống để lấy và gọi là…măng rung. Cứ đà nay mình sẽ thả cho le tái sinh lại thêm trong vườn Troh Bư cho có hẳn một rừng le lấy măng và làm chỗ trú ẩn cho động vật hoang dã luôn thể. Hihi!
Bánh Canh Cá Lóc Đặc Sản Sài Gòn Miền Tây
250 gr bột gạo 130 gr bột năng 600 ml nước 1 muỗng canh dầu 1 muỗng cà phê muối Làm nước dùng bánh canh cá lóc
1 con cá lóc 1 muỗng cà phê bột điều 1 củ hành tây 3 củ hành tím, một nửa thái lát, và một nửa băm nhỏ Hành lá thái nhỏ, nước mắm, ớt thái lát, bột nêm, tiêu, ngò gai thái nhỏ, chanh…..
Làm bánh canh cá lóc ngon
Bước 1: Bột gạo, nước, dầu, muối cho vào nồi hòa tan.Bước 2: Sau đó bắc lên bếp khuấy đều với lửa nhỏ. Khi thấy bột hơi hơi sánh là tắt bếp.Bước 3: Nhắc nồi ra khỏi bếp. Cho bột năng vào, khấy cho mịn.Bước 4: Nấu 1 nồi nước sôi cùng 1 muỗng canh dầu. Cho bột vào khuôn ép. Nếu không có khuôn ép thì cho vào bao nilong, cắt nhỏ 1 lỗ ở góc (giống như làm bao bắt bông kem, sau đó cho bột vào và bóp bột ra nồi nước sôi).Bước 5: Khi nước đang sôi bạn ép bột xuống nồi.Bước 6: Khi bột nổi lên, bánh canh trong lại thì đổ ra rổ, xả qua nước lạnh cho sạch là xong.
Bước 1: Cá lóc khứa miếng, rừa với nước muối cho bớt tanh, sau đó xả qua nước lạnh cho sạch. Cho khoảng 3 tô nước lạnh vào nồi cùng với củ hành tây và 1/2 muỗng cà phê muối, bắt lên bếp nấu sôi, cho cá lóc vào luộc khoảng 5 phút thì vớt cá ra. Lọc nước cá qua 1 cái nồi khác, bỏ phần cặn ( nhớ cho củ hành tây vào nồi nước đã lọc).
Bước 2: Cá đã luộc gỡ bỏ xương, ướp vào cá 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê bột nêm, 1 muỗng cà phê đường + hành tím thái lát và ớt thái lát trộn đều, ướp khoảng 10 phút cho cá thấm gia vị.
Bước 3: Nồi nước lèo đã lọc đang sôi, cho cá lóc đã ướp vào nấu thêm 7-10 phút với lửa vừa, sau đó nêm nếm lại cho vừa ăn.Bước 4: Cho 1 muỗng canh dầu vào chảo, chờ dầu nóng cho hành băm vào xào thơm , sau đó cho bột điều vào đảo đều là tắt bếp. Cho thành phần này vào nồi nước lèo.
Trình bày: Bánh canh cho ra tô. Chan nước lèo và vài miếng cá, rắc tiêu, ớt và hành ngò thái nhỏ. Món này ăn nóng kèm với 1 chén nước mằm nguyên chất. Bánh canh cá lóc rất dễ làm mà ngon miệng.
Đặc Sản Vùng Miền Tây: 7 Món Ngon Sài Gòn Nhất Định Phải Thử
Đây là một món ngon ở Sài Gòn khá đặc trưng, món ăn này có mối liên hệ với bánh tráng trộn nhưng bánh tráng nướng lại đem đến một hương vị khác hoàn toàn: thơm phức mùi bơ và béo ngậy vị trứng rán trên than. Nếu teen có thể ăn cay thì một chút tê tê của tương ớt sẽ khiến món vặt này trở nên hấp dẫn hơn nhiều.
Bánh tráng nướng là một trong những món ngon ở Sài Gòn rất được giới trẻ ưa chuộng
Với sự kết hợp hài hoà giữa rau sống, bún tươi, thịt luộc, tôm luộc…, gỏi cuốn là bữa ăn nhanh kiểu Việt trên rất tiện lợi trên tay teen Sài thành. Đây còn là một trong những món ăn mà du khách khi đến Sài Gòn luôn lựa chọn đầu tiên cho thực đơn. Mức độ nổi tiếng của gỏi cuốn không còn nằm ở phạm vi trong nước mà đã lan nhanh và tạo dấu ấn tại nhiều quốc gia khác.
Cá viên chiên dường như là cách gọi chung nôm na của các món vặt được xiên trên que, chiên trong chảo dầu ngập mỡ và ăn cùng với tương đen, tương ớt. Là một trong những món ngon ở Sài Gòn, xuất hiện từ rất lâu trong giới teen của thành phố, chưa bao giờ cá viên chiên bị “thất sủng” mặc cho hiện tại có rất nhiều món ăn vặt cực kỳ hấp dẫn gia nhập vào bản đồ ẩm thực của thành phố.
Thay vì dùng mỡ hoặc dầu để xào bắp, việc sử dụng bơ đem lại kết quả trên cả tuyệt vời đối với món ăn này cả về hương vị lẫn màu sắc. Khi chín, món bắp xào bơ vàng óng với lớp nước bơ béo ngậy, điểm xuyết chút xanh của hành lá, chút đỏ tươi của tép. Tại Sài Gòn, bắp xào bơ thường có vị ngọt quyện chung vị mằn mặn, khá đậm đà.
Không biết rõ bột chiên xuất hiện tại Sài Gòn vào lúc nào nhưng món ăn có xuất xứ từ cộng đồng người Hoa – Chợ Lớn luôn là món ngon buổi chiều của nhiều teen. Chỉ với 15 – 20k/phần, dĩa bột chiên nghi ngút khói cùng hương thơm nức mũi đã đánh gục bao thế hệ học trò. Hiện nay, khu vực đường Võ Văn Tần được xem là “thủ phủ bột chiên” tại Sài thành, bởi nơi đây tập trung rất nhiều quán ngon.
Trước đây, há cảo vẫn được dùng như điểm tâm của người Hoa Chợ Lớn trong các tiệm ăn sáng hoặc trong các nhà hàng lớn. Lâu dần, há cảo bắt đầu trở nên quen thuộc hơn và hiện tại đã trở thành một trong những món ngon Sài Gòn rất được yêu thích. Chỉ 2k/viên, há cảo bình dân được bán trên các xe đẩy ven đường, trước cổng trường hay góc phố. Món này được khuyên dùng khi còn nóng thì teen mới có thể cảm nhận trọn vẹn vị ngon.
Há cảo là một trong nhữngmón ngon Sài Gòn rất được ưa thích trong thời gian gần đây
Từ một món ăn dân dã trong hộ gia đình, cơm cháy chà bông được “công nghiệp hoá” và trở thành món vặt không thể thiếu của nhiều người. Sự biến tấu của món cơm cháy thông thường, ăn kèm với chà bông, thịt heo bằm, tôm khô… đã khiến món này tạo nên một trào lưu “hot” đến nỗi không teen nào chối từ được.
Cập nhật thông tin chi tiết về Lá Mì Gòn, Đặc Sản Tây Nguyên trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!