Bạn đang xem bài viết Lạ Miệng Với Món Lưỡi Vịt Nướng được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lạ miệng với món lưỡi vịt nướng
Sài Thành nơi tụ hội của những món ngon – lạ trên khắp mọi miền đất nước và trong đó món lưỡi vịt là một trong những món lạ độc đáo đó với hương vị thơm ngon đến khó cưỡng.
Khi những giọt nước sốt chạm vào lửa, thực khách ngồi gần bếp sẽ không cưỡng lại được tiếng xì xèo hấp dẫn, làn khói thơm lừng hay sự chuyển màu thú vị của món ăn.
Bắt mắt với màu đậm cùng hương thơm khó cưỡng.
Nếu đã quen hay nghiện vị béo ngậy, thơm đậm, dai, giòn, sần sật của món lưỡi vịt sapo, bạn đừng bỏ qua lưỡi vịt nướng. Gọi lạ mà quen vì hai cách chế biến dùng cùng gia vị, song do chín bằng lửa than nên lưỡi vịt thơm hơn, ít dầu mỡ hơn. Bạn có thể “mút” tù tì mươi cái mà không ngán, ngấy.
Tuy giống nhau về gia vị, song để có một chiếc lưỡi vịt nướng hút khách đòi hỏi sự công phu và khéo léo của người chế biến trong khâu tẩm, ướp, nướng. Cụ thể, sau khi mua về và rửa sạch, lưỡi vịt được tẩm ướp với hàng loạt gia vị có mùi mạnh như ngũ vị hương, cà ri, bột sa tế, hành, tiêu… rồi cho vào tủ lạnh để lưỡi không chỉ thấm đều gia vị mà còn giữ độ tươi như ban đầu. Sau khi ướp được khoảng một giờ đồng hồ, hoặc hơn, lưỡi vịt được nướng sơ trên than rồi lại cất vào tủ lạnh. Khi có khách gọi món, lưỡi vịt sẽ được nướng một lần nữa.
Khi những giọt nước sốt chạm vào lửa than, những thực khác ngồi gần sẽ không cưỡng lại tiếng xèo hấp dẫn, mùi thơm khó cưỡng hay sự chuyển màu của lưỡi vịt.
Lần nướng thứ hai công phu và cầu kỳ hơn với thao tác canh chỉnh thời gian để phết nước sốt - hỗn hợp của ngũ vị hương, hành, tiêu, ớt sa tế và mật ong. Đây là thao tác “tốn nước miếng” nhất với những thực khách ngồi gần lò nướng, bởi tiếng xì xèo ấn tượng, làn khói thơm lừng lan tỏa, những chiếc lưỡi vịt sau khi được “tắm” nước sốt, chuyển màu sậm, óng mịn.
Nhìn, ngửi đã ghiền, nhấm nháp càng đã. Từng cái lưỡi vịt thấm đều gia vị, dai, giòn, sần sật khiến bạn ăn đến no căng. Song, nếu chọn ăn chỉ một món, bạn sẽ bỏ qua khá nhiều món nướng hấp dẫn khác tại quán như thịt nướng BBQ, mực nướng, tôm nướng, răng mực nướng…. Nổi bật nhất là món thịt cuộn cải bẹ xanh nướng.
Tuy không tẩm ướp bất kỳ gia vị nào nhưng những miếng thịt nướng trong món này đều bật vị tươi, ngọt nhờ nước sốt đăc biệt.
Thịt cuộn cải bẹ xanh lấy ý tưởng từ món thịt nướng của Sa Pa. Song nếu tại nơi xuất xứ, người ta dùng rau rừng thì quán dùng cải bẹ xanh. Tuy sự thay thế nảy khiến món thịt nướng không giữ được đúng vị chuẩn của món ăn, nhưng vị cay thanh, đắng nhẹ của loại rau này cũng khiến mọi người tạm hài lòng. Ngoài ra, để khắc phục điểm yếu, quán đã vớt lại bằng món nước sốt pha chế theo công thức đặc biệt với vị chua, cay, thơm khó cưỡng.
Cháo sườn thơm mềm.
Bánh đúc mặn đậm vị.
Những món nước thanh nhiệt, giải độc.
Lẩu thơm ngọt thanh
Lẩu Thái cay nồng
Các món nướng được bán từ 16h – 22h hàng ngày. Các loại xiên que có giá 10.000đồng/xiên/; lưỡi vịt 12.000 đồng/ cái. Lẩu 125.000 đồng/nồi.
Địa chỉ: 11 Phạm Viết Chánh, Q.1, TP. HCM.
Nguồn Zing
Lạ Miệng Với Các Món Ăn Từ Lưỡi Bò Ngon Không Cưỡng Nổi
Lưỡi bò – Giá trị dinh dưỡng và lợi ích
Lưỡi bò có dạng dài, đường kính khá lớn. Phần lưỡi gần vòm họng sẽ to và thường chứa cả thịt hay gân và thuôn nhỏ về phía trước. Bề mặt thường mịn màng, khô ráo, không có mùi hôi. Lưỡi bò có thể có màu trắng, đôi khi còn có màu nâu, đen hay những chấm màu loang.
Dù có tỉ lệ dinh dưỡng không bằng thịt bò nhưng lưỡi bò vẫn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đầu tiên là thành phần đạm trong loại thực phẩm này khá là cao. Bên cạnh đó là các vitamin như B1, B2, B5, B6, B9, B12, C, D, E, K, H. Các khoáng chất như canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, natri, đồng, kẽm,…
Lưỡi bò được biết đến với khả năng xây dựng cơ bắp, tăng cường miễn dịch và phục hồi cơ thể. Bên cạnh đó còn giúp tăng trưởng cơ bắp và trí não, tăng cường trao đổi chất, chống thiếu máu. Chúng còn rất tốt cho da, tóc, răng và hỗ trợ giảm cân,…
1. Các món ăn từ lưỡi bò – Sandwich lưỡi bò
300g lưỡi bò
1/2 củ hành tây, cắt lát mỏng
1 nhánh gừng nhỏ
1 lá quế tươi
2 tép tỏi, băm nhuyễn
2 lát phô mai
4 lát bánh mì
40g bơ lạt
Muối, tiêu, dầu ô liu
Cách thực hiện
Lưỡi bò mua về, đem rửa thật sạch với nước. Cho lưỡi bò vào nồi nước lạnh ngâm trong 2 giờ. Tiếp đó, cho lưỡi bò vào nồi nước sạch cùng với một chút tiêu và lá quế, đun lửa riu riu trong 1 giờ. Lấy lưỡi bò ra, ngâm vào thau nước lạnh cho nguội rồi cắt thành miếng vừa ăn.
Ướp lưỡi bò với 1 1/2 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê tiêu trong 15 phút.
Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng dầu ô liu cho nóng rồi phi thơm tỏi băm. Cho lưỡi bò đã luộc vào chiên cho chín vàng. Cho ra chén riêng.
Vẫn chảo đó, cho hành tây vào xào cho giòn rồi trút ra chén riêng.
Cho một ít bơ vào chảo cho tan rồi áp chảo bánh mì cho thơm và giòn.
Đặt miếng bánh mì ra đĩa. Cho lần lượt lưỡi bò, hành tây, phô mai miếng lên trên. Đặt miếng bánh mì còn lại lên. Cắt bánh mì làm đôi rồi thưởng thức với nước sốt tùy chọn.
2. Các món ăn từ lưỡi bò – Lưỡi bò nướng bơ tỏi
300gr lưỡi bò
50g bơ lạt
1 tép tỏi nghiền
1/4 thìa canh lá húng quế khô
2 thìa canh lá kinh giới khô
1 1/2 muỗng cà phê muối
1/2 muỗng cà phê tiêu
Cách thực hiện
Lưỡi bò cạo rửa sạch, cho vào nồi nước sôi trụng sôi khoảng năm phút rồi vớt ra, để ráo.
Làm sốt bơ tỏi: Bắc chảo lên bếp, bật nhỏ lửa rồi cho bơ vào cho tan chảy. Tiếp tục cho tỏi nghiền vào đảo cho thơm. Cuối cùng cho lá húng quế khô và kinh giới khô vào cùng. Đảo lần nữa rồi tắt bếp.
Dùng chổi phết hỗn hợp sốt bơ tỏi đều lên lưỡi bò. Sau đó rắc muối và tiêu lên trên.
Bật lò ở 180 độ C trước 10 phút. Cho nguyên liệu vào nướng trong khoảng 20 phút cho chín và tỏa mùi thơm.
Cắt lưỡi bò thành những miếng nhỏ vừa ăn. Dùng nóng.
3. Các món ăn từ lưỡi bò – Ragu lưỡi bò Cách thực hiện
Lưỡi bò chần qua nước sôi, cạo rồi sát muối, rửa sạch, thái miếng vuông vừa ăn. Cho sữa tươi và gừng sợi vào ngâm với lưỡi bò trong 15 phút để bớt mùi gây. Chắt bỏ sữa và bỏ gừng.
Ướp lưỡi bò với 1 gói cary cay + 2 muỗng cà phê bột nêm + 3 muỗng cà phê nước mắm+ 1 muỗng cà phê đường + 1/2 phần tỏi và hành khô băm nhỏ. Đảo cho đều rồi ướp trong 30 phút.
Cho dầu ăn vào chảo, cho khoai tây vào rán qua cho khoai không nát khi hầm.
Cho dầu vào nồi to phi hành khô, tỏi băm nhỏ thơm lên bỏ lưỡi bò vào xào cho giòn. Đổ nước dùng vào nồi, chỉnh lửa vừa rồi hầm khoảng 1 tiếng. Bạn nhớ thỉnh thoảng kiểm tra nếu nước cạn thì đổ thêm một ít nước vào để nồi không bị cháy.
Khi thịt đã chín mềm cho cà rốt, khoai tây hầm 15 phút nữa. Tiếp đến cho hành tây vào hầm 3 phút nữa, nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Múc ragu lưỡi bò ra tô. Bạn có thể làm trứng ốp la để ăn kèm. Dùng nóng với bánh mì và rau thơm.
Nguồn: Tổng hợp
Lạ Miệng Với Vịt Nấu Giả Cầy Của Người Miền Bắc
Giả cầy là món ăn đặc sản của người dân miền Bắc, thường được dùng phổ biến trong mùa đông hay những ngày thời tiết mưa lạnh. Giả cầy được nấu từ nhiều nguyên liệu: thịt heo, thịt ngan, thịt vịt… kết hợp với các gia vị đặc trưng có tính nóng như: gừng, riềng, tỏi… đặc biệt không thể thiếu mẻ và mắm tôm.
Các món giả cầy có hương vị chung là những miếng thịt được nấu mềm, thơm, có vị béo và dậy mùi riềng, mẻ, rất lạ và hấp dẫn, chỉ ngửi mùi thôi cũng đã thấy vô cùng kích thích.
Món vịt nấu giả cầy thơm ngon hấp dẫn. Ảnh st.
Hướng dẫn cách làm món vịt giả cầy miền Bắc cực ngonKhi mua vịt, tốt nhất bạn nên mua vịt sống rồi về làm. Chọn những con vịt trưởng thành, béo, ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông là ngon nhất.
Sơ chế nguyên liệu:– Thịt vịt mua về nhặt hết lông tơ còn sót lại, rửa sạch với muối, lấy chanh xát khắp mình con vịt để khử mùi hôi. Bạn có thể giã nhỏ một củ gừng, trộn với muối rồi xát tiếp để khử sạch hết mùi hôi đặc trưng của vịt.
– Vịt sau khi làm sạch, đem nướng đến khi phần da bên ngoài hơi cháy xém và dậy mùi thơm. Bạn có thể nướng bằng than hoa, lò nướng hoặc bếp ga đều được. Đặc biệt, nếu có thể thì thui bằng rơm, vịt sẽ có mùi thơm rất hấp dẫn.
– Riềng cạo vỏ, rửa sạch, cắt lát rồi giã nhỏ.
– Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhuyễn.
Các bước thực hiện:Bước 1. Ướp vịt.
Thịt vịt sau khi nướng đem chặt thành những miếng vừa ăn. Ướp thịt với hỗn hợp gia vị bao gồm riềng giã nhỏ, tỏi băm, mẻ, mắm tôm, bột nghệ, muối, hạt nêm trong khoảng 1h để vịt ngấm đều gia vị.
Bước 2. Nấu giả cầy.
– Bắc một cái nồi lớn lên bếp với chút dầu ăn, phi thơm 1 muỗng tỏi băm rồi cho vịt vào xào với lửa lớn. Đảo đều tay cho đến khi thịt vịt săn lại thì đổ một lượng nước nhất định sao cho nước xâm xấp thịt. Khi nồi giả cầy sôi, hạ lửa nhỏ và đun trong khoảng 30 phút để thịt chín mềm.
– Khi nước hơi cạn thì nêm nếm gia vị vừa ăn. Để giả cầy thơm lừng, bạn cho thêm một muỗng riềng giã nhỏ vào nồi và đảo đều. Có thể thêm chút đường để món ăn dịu lại, đun đến khi nước giả cầy sền sệt thì tắt bếp.
Thành phẩm vịt nấu giả cầy là những miếng thịt vịt được nấu mềm nhưng không được chín kỹ quá, cũng không dai, dậy mùi thơm của riềng, mẻ, mắm tôm, khi ăn miếng thịt thấm gia vị đậm đà. Món này làm món nhậu, ăn cơm hay ăn bún đều được.
Ngon Miệng Với Món Cá Lưỡi Trâu Kho Mít Non
Về Thủy Dương ăn bánh canh cá rô Thưởng thức bánh canh cá lóc ở Nghệ An Hương vị canh cá Quỳnh Côi
Cá lưỡi trâu dễ phân biệt với các loại cá khác bởi thân dẹt, nhỏ dần về phía đuôi, mắt nằm ở phía trái của cơ thể, thường rất nhỏ và gần nhau, nhìn kỹ giống như chiếc lưỡi của con trâu.
Cá mua về, cho vào thau nước lã, rửa sạch rồi kỳ công bóc hết lớp vảy, móc ruột thật sạch. Cứ mỗi lần làm món cá lưỡi trâu, má tôi lại tìm bằng được mít non. Mít hái về, gọt bỏ lớp vỏ gai cứng bên ngoài rồi chẻ trái mít thành từng miếng nhỏ, ngâm vài phút với nước muối rồi luộc chín. Vớt mít ra để nguội, ráo nước và thái thành từng miếng hình tam giác vừa ăn.
Trước khi đem kho, bao giờ cũng ướp gia vị gồm dầu phộng, tiếp đến thêm nước mắm, muối, đường, tiêu vào cá khoảng nửa giờ cho cá thấm đều. Để có mẻ cá thơm ngon không thể thiếu củ nghệ tươi giã nhuyễn. Lần lượt đặt mít vào đáy nồi, xếp cá lên, rải thêm một lớp thịt heo ba chỉ rồi cho thêm nghệ tươi và ớt trên mặt cá. Cứ thế đặt nồi cá trên bếp lửa liu riu. Mươi phút sau, một mùi thơm bay lên ngào ngạt.
Cứ mỗi lần nghe mùi thơm từ mẻ cá lưỡi trâu thế nào tôi cũng mon men xuống bếp. Má tôi nói, cũng như một số loại cá khác, khi kho cá lưỡi trâu phải để lửa thật nhỏ, hễ nhìn vào nồi, thấy một lớp bong bóng li ti, lăn tăn nhè nhẹ là lửa đúng độ. Khi kho phải luôn để mắt thăm chừng, nước vừa rút, chưa cạn hẳn thì châm một ít nước sôi vào. Đừng để nồi ráo nước mới châm vào thì lớp mít và cá dưới cùng bị sém, nồi cá có mùi khê, mất ngon. Tiếp tục nhỏ lửa đến khi nào nước sền sệt, mít ngả màu vàng, thịt cá săn lại là được. Tắt bếp, nhanh tay rắc ít hạt tiêu. Có thể cho thêm vài cọng rau răm xanh mướt để cá thêm dậy mùi.
Cá lưỡi trâu kho mít non có hương vị độc đáo. Mùi vị ấy không giống như kho chuối, kho khế hay măng, cảm giác khi ăn rất ngon. Đặc biệt món này còn có tác dụng thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa, và bổ dưỡng. Mâm cơm dọn ra, chỉ nhìn đĩa cá cùng với những lát mít đang bốc khói thôi là đã không thể chờ hơn nữa, muốn thưởng thức ngay. Bữa nào có món cá lưỡi trâu kho mít non, chị em tôi bao giờ cũng vét sạch nồi cơm.
Cùng Danh Mục: Liên Quan Khác
Cập nhật thông tin chi tiết về Lạ Miệng Với Món Lưỡi Vịt Nướng trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!