Bạn đang xem bài viết Làm Thêm Ngày Lễ, Tết Được Hưởng Ít Nhất 300% Lương được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bà Tống Thị Minh – Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ LĐ-TBXH) khẳng định người lao động đi làm vào các ngày lễ, tết sẽ được hưởng ít nhất 300% vào các ngày lễ, tết, ít nhất 200% vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất 150% vào ngày thường so với đơn giá tiền lương hoặc tiền lương trả thực theo công việc. Quy định này đã nêu rõ trong Bộ luật Lao động 2012 và đến nay các doanh nghiệp đã thực hiện nghiêm túc việc này.
Theo bà Minh, tại Điểm c Khoản 1 Điều 97 của Bộ luật Lao động 2012 quy định, vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Và theo khoản 5 Điều 25 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì: ” Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần quy định tại Điều 110 của Bộ luật Lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại Khoản 3 Điều 115 của Bộ luật Lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.”
Trước vấn đề nhiều người lao động hiểu rằng mình hưởng 400% mức lương khi đi làm ngày nghỉ lễ, bà Minh giải thích: “Nhiều người hiểu đi làm lễ, tết hưởng 400% lương, nhưng luật không viết 400% mà con số chính thức là 100% là phần đương nhiên người lao động đã được hưởng, cộng với 300% đi làm cho ngày đó”.
Riêng đối với đối tượng người lao động có lương thực hưởng và lương đóng bảo hiểm xã hội khác nhau thì lương trả đối tượng này phải hưởng 300% tính trên mức lương thực hưởng.
Điều 25 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành điều 97 Bộ luật Lao động về cách tính tiền lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm như sau:
“1.a. Người lao động hưởng lương theo thời gian được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động;
b. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.
2. Tiền lương làm thêm giờ được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm được tính:
– Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
– Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
– Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động hưởng lương theo ngày.
3. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
4. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày lễ, tết.
5. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần (quy định tại Điều 110 của Bộ luật Lao động) được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần (theo quy định tại Khoản 3 Điều 115 của Bộ luật Lao động) được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần”.
Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH cũng đưa ra bảng tính chi tiết cách tính thu nhập của người lao động khi làm việc vào các ngày nghỉ lễ và làm thêm giờ, làm đêm, làm thêm giờ vào ban đêm.
Món Ngon Ngày Tết: Cá Bống Bớp 300.000 Đ/Kg Được Chị Em “Săn” Ăn Tết
Với thịt chắc, nuôi thả tự nhiên thịt thơm ngon, giá cả phải chăng, cá bống bớp được trở thành món ăn bổ dưỡng cho mọi người trong dịp Tết Mậu Tuất 2018. Bống bớp có thể được dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau, đặc biệt là món súp cá bống bớp nấu lá nốt có giá trị dinh dưỡng cao.
Loading…
Những ngày Tết Nguyên đán 2018 này, anh Sơn cùng công nhân của anh đang tất bật đóng cá bống bớp vào thùng xốp có đục lỗ thông thoáng để còn kịp chuyển đi Hà Nội.
Anh Sơn chia sẻ: “Bống bớp là loài cá đặc biệt khỏe, có thể sống trong vòng 1 tuần mà không cần ăn, chỉ cần để ướt da, do đó rất thuận lợi trong việc vận chuyển tươi sống mà không cần cấp đông, ướp đá… như những loài cá khác. Khi đến tay người dùng cá vẫn còn tươi sống nên thị trường tiêu thụ khá thuận lợi.
Bình quân mỗi ngày, cơ sở bống bớp Sơn Nguyệt cung cấp 5 – 7 tạ cá đi các nhà hàng lớn ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành trong nước và chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt tới hơn 1 tấn/ngày.
Điểm đáng chú ý, mô hình nuôi cá bống bớp của anh Sơn theo chuỗi khép kín. Theo đó, chuỗi này được sản xuất an toàn theo hướng VietGAP từ khâu sản xuất cung ứng giống, nuôi thương phẩm, thu mua, sơ chế và tiêu thụ. Hiện cơ sở của anh Sơn là một trong số ít đại lý thu gom tiêu thụ cá bống bớp trên địa bàn huyện.
Từ đầu năm 2015, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản đã tiến hành khảo sát vùng nuôi cũng như các cơ sở kinh doanh để xây dựng chương trình kiểm soát chất lượng phù hợp với cá bống bớp; hướng dẫn các hộ dân tham gia chuỗi sản xuất, tiêu thụ cá bống bớp thực hiện theo đúng quy trình.
Đồng thời, đơn vị phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định xây dựng nhãn hiệu tập thể “Bống bớp Nghĩa Hưng” – một trong 69 chuỗi nông sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận đạt “Địa chỉ xanh, nông sản sạch”. Bên cạnh đó hệ thống quản lý nhãn hiệu tập thể này, làm cơ sở cho việc tạo dựng thương hiệu, quản lý chất lượng chất lượng sản phầm và phát triển thị trường.
Theo (dân việt)
Món Ăn Ngày Lễ Tết Của Người Tây Nguyên
Hàng năm, người đồng bào ở Đà Lạt – Lâm Đồng nói riêng và tại Tây Nguyên nói chung thường tổ chức nhiều lễ hội truyền thống như: các lễ nghi nông nghiệp, nghi lễ vòng đời và nhiều nghi lễ cộng đồng khác. Trong các lễ hội cộng đồng đó, dồng bào thường chế biến nhiều món ăn ngon để dâng cúng Yang thể hiện lòng biết ơn đến các đấng thần linh đã che chở và ban nhiều điều tốt lành cho mọi người.
Món cơm nếp của người Tây Nguyên
Nếu như ngày thường, đồng bào Tây Nguyên thường ăn cơm gạo tẻ với các loại rau rừng sẵn có như : lá bép, đọt mây, măng le, măng lồ ô… thì trong những ngày lễ Tết, lễ hội truyền thống họ sẽ thay thế cơm trắng bằng cơm nếp nấu trong ống tre. Cách chế biến món ăn này cũng đòi hỏi sự khéo léo và cầu kỳ hơn. Ngay từ ngày hôm trước, những chàng trai khỏe mạnh, nhanh nhẹn đã vào rừng chặt những cây lồ ô tốt, sau đó đem về cắt thành từng đoạn, mỗi đoạn đều giữ lại mấu ở một đầu ống. Khi đã chọn được ống tre, người ta sẽ lấy gạo nếp và nước cho vào; tiếp đến nút ống tre lại cho thật kín và đốt trên lửa sao cho thật đều; trong khi nấu, tránh để lửa cháy lớn cũng như nhỏ quá. Khi than cháy tàn cũng là lúc mùi vị cơm chín thoang thoảng. Món cơm nếp nấu trong ống tre có hương vị khá đặc biệt, khi ăn sẽ cảm nhận rõ vị ngọt, mềm của cơm xen lẫn mùi ngai ngái của tre tươi.
Thức ăn chính dâng cúng thần linh
Trong những ngày Tết, thịt gia súc, gia cầm là không thể thiếu dung để chế biến các món ăn dâng cúng thần linh. Một trong những món ăn thông dụng và được ưa thích trong cộng đồng người Tây Nguyên là món thịt nướng. Có nhiều cách chế biến khác nhau: thịt tươi đem gói kín trong lá rồi vùi vào than nóng hoặc dung que xiên thịt bằng lồ ô hơ trên than củi đang cháy. Ngoài ra, đồng bào còn dự trữ thịt phơi khô như thịt trâu, da nai, heo rừng… Những món chế biến từ thịt khô cũng rất phong phú từ món thịt khô nướng và đập dập chấm muối ớt cay nồng đến các món om mềm như thịt nai om măng, om chuối…
Gia vị phổ biến
Trong nấu nướng, đồng bào người Tây Nguyên dùng gia vị chủ yếu là muối và ớt cùng lá bột ngọt sẵn có xung quang môi trường sống. Tuy gia vị khá đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân nơi đây, những món ăn đều có hương vị riêng biệt, có sự hấp hẫn đến lạ.
Thức uống đặc trưng
Đặc biệt, không thể thiếu trong không khí lễ hội truyền thống đó là rượu cần. Thành phần cơ bản của rượu cần là cơm, sắn, bắp được nấu chin trộn trấu và ủ bằng men trong chóe. Rượu ủ trong chóe khoảng 8, 9 ngày đã có thể dùng được nhưng để ngon hơn người ta thường khui chóe khi đã ủ từ 3 tuần đến vài tháng. Khi uống sẽ cho thêm lá tre tươi lên miệng chóe và cắm cần xuống tận đáy để cảm nhận hết vị ngọt, cay và thơm của rượu.
Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, việc nấu nướng thật nhiều món ngon trong những ngày lễ Tết, lễ hội truyền thống có nhiều ý nghĩa, đó là sự sẻ chia, thể hiện tình đoàn kết, sự gắn bó trong cả cộng đồng. Các món ăn trong ngày lễ Tết không thể tách rời yếu tố tâm linh, thể hiện những tín ngưỡng truyền thống, là sự kết nối giữa con người với thần linh. Chính vì vậy mà các món ăn thức uống vào ngày lễ Tết của họ mang ý nghĩa thiêng liêng, nên họ luôn gìn giữ cho các thế hệ mai sau. Nét văn hóa ẩm thực đặc biệt của đồng bào đã tạo sức hút lớn cho các du khách đam mê tìm hiểu văn hóa ẩm thực bản địa khi đến với Đà Lạt – Lâm Đồng và Tây Nguyên.
Hà Hạnh
Cách Nấu 35 Món Ngon Ngày Tết 2022 Được Yêu Thích Nhất
Việc tìm kiếm những món ngon ngày Tết có lẽ là thách thức không nhỏ đối với chị em phụ nữ khi mà những ngày này, các gia đình thường có xu hướng sử dụng những món có chứa nhiều dầu mỡ dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa và chán ăn, Trong bài viết trước, chuyên mục món ngon của Dichvuhay.vn đã gửi đến bạn đọc những món ăn chống ngán ngày tết thì ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm thực đơn ngày tết đậm đà hương vị gia đình qua những món ngon dưới đây nhé!
Các món ngon ngày Tết của người miền Bắc
Ở nước ta, mỗi vùng miền lại có một mâm cỗ ngày Tết mang nét đặc trưng khác nhau. Chính vì vậy đã tạo nên một nét văn hóa ẩm thực ngày Tết phong phú và đa dạng chỉ có tại Việt Nam. Trong văn hóa ẩm thực của người Hà Nội xưa vẫn luôn ưa chuộng về mặt hình thức nên mâm cơm ngày Tết cần phải được chuẩn bị rất công phu và đẹp mắt. Một mâm cỗ lớn thì nhất định có 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa để tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Trải qua các thời kì khác nhau nhưng mâm cỗ Tết ở miền Bắc vẫn giữ bản chất đúng nét cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
Bánh Chưng: Bánh chưng là món đã có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Do đó trong mâm cỗ ngày Tết của người miền bắc sẽ không thể thiếu món ăn này. Bánh tượng trưng cho mặt đất, được dùng để thể hiện lòng biết ơn của hoàng tử Lang Liêu với Vua Hùng đời thứ 16 và đất trời.
Xôi gấc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết
Theo quan niệm của người xưa cho biết thì màu đỏ là màu của may mắn, màu của hạnh phúc lứa đôi. Vì vậy mà trong những ngày rằm, ngày lễ, đặc biệt là ngày Tết thì nhất định phải có 1 đĩa xôi gấc. Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon và được trộn với gấc tươi rồi cho vào nồi hấp. Sau khi được đun chín thì xôi sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo của gạo nếp, vị béo của nước cốt dừa và vị ngọt của đường.
Dưa hành là món chống ngán hữu hiệu ngày Tết
Trong mâm cơm ngày Tết của người Việt có rất nhiều món ngon, từ cao lương mĩ vị cho đến những món vô cùng giản dị, dân dã. Và một trong những món dân dã nhưng lại có vị trí đặc biệt trong mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc đó chính là món hành muối chua, hay còn gọi là dưa hành.
Thịt gà luộc là món ăn quen thuộc trong những ngày Tết miền Bắc
Thức ăn ngày tết bao giờ cũng được gia đình coi trọng. Thịt gà được dùng trong ngày năm mới phải là thịt gà trống thiến và được làm sẵn từ chiều 30 (vì người Việt ta kiêng sát sinh vào ngày mồng 1 và năm mới).
Thịt nấu đông ngày tết
Thịt đông, dễ nấu và dễ ăn, cũng là thịt nhưng không quá ngấy, chế biến món này đơn giản không cầu kỳ như những món Tết truyền thống khác. Nguyên liệu chính có thể là thịt heo nạc chân giò, mọc, thịt gà đi kèm với nấm mèo, nấm đông cô, nấm rơm,cà rốt, củ cải, hành tây…
Các món ăn ngon ngày tết miền Trung
Ngày Tết thường có rất nhiều món ngon, miền nào cũng có những món ngon riêng và các món ngon ngày Tết miền Trung lại được đánh giá là độc đáo và mang hương vị riêng. Hãy cùng Dichvuhay.vn tìm hiểu về những món ăn đặc trưng nhất ngày tết của người miền Trung qua bài viết dưới nhé.
Bánh tổ: Bánh tổ được làm nên từ đường, gạo nếp và mè trắng. Bánh tổ có hình tròn, màu nâu nhạt, khi ăn có thể cắt lát ăn ngay hoặc chiên cho mềm rồi ăn thì sẽ ngon hơn.
Nem chua: Nếu có dịp tới chơi Tết tại miền Trung thì sẽ bạn sẽ được người dân ở đây đãi bạn vài nhâm nhi với vài chung rượu và “mồi” là những chiếc nem nướng. Món ăn đặc sản này được làm từ thịt heo, sau khi đã được tẩm ướp gia vị, thịt được gói lại trong lá ổi, lá chùm ruột để trong vài ngày có vị chua thanh, giòn giòn, cay cay. Nem chua miền Trung thường mịn màng, hương vị dịu nhẹ và được ăn kèm tép tỏi để cho tăng hương vị.
Dưa món là món ăn ngon không thể thiếu trong ngày Tết: Nếu như miền Bắc trong ngày Tết có dưa hành thì miền Trung lại có dưa món. Được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau như củ cải, cà rốt, dưa leo, đu đủ, củ kiệu,… đã tạo nên món ăn ngon không thể cưỡng nổi. Mặc dù nghe qua có vẻ đơn giản nhưng để có thể làm được dưa món đầy sắc và vị thì tốn không ít thời gian và sự tỉ mỉ. Lát bánh tét dẻo mềm ăn kèm cùng với dưa món giòn giòn, chua chua đem đến cho người ăn cảm giác lạ miệng rất khó quên, một hương vị rất riêng trong những ngày Tết.
Tôm chua: Một món ăn nữa không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung đó chính là tôm chua, đặc sản của Huế. Vị ngọt bùi của tôm, béo ngậy của thịt, vị cay và thơm của riềng, tỏi ớt, vị chua của khế, chát của vả, hương của các loại rau thơm,… Tất cả tạo nên một “bản hòa tấu hương vị” hấp dẫn khiến bất kì ăn qua một lần sẽ phải nhớ mãi.
Chả bò: Trong bàn tiệc thiết đãi khách trong những ngày đầu xuân của người miền Trung thường có khoanh chả bò màu đỏ hồng.
Thịt ngâm mắm: Mỗi dịp Tết đến Xuân về thì món thịt ngâm mắm là cách muối thịt phổ biến nhất ở nhiều tỉnh miền Trung. Nguyên liệu có thể là thịt heo hoặc thịt bò đều được, sơ chế xong được ngâm vào nước mắm đường đã pha nấu theo một tỉ lệ nhất định. Món thịt này ăn có vị mặn, ngọt và thường ăn kèm với dưa món, củ kiệu chua ngọt và rau sống, rau thơm.
Món xôi đậu xanh: Xôi đậu xanh là một món ngon ngày Tết miền Trung lúc nào cũng gặp trong mâm cỗ cúng Tết. Xôi đậu xanh được nấu từ loại gạo nếp ngon nhất, ngâm từ 6-8 tiếng cho gạo nở mềm. Đậu xanh cũng được ngâm khoảng 4 tiếng cho nở. Sau khi ngâm thì trộn gạo với đậu với nhau, để ráo, thêm chút muối, đảo đều.
Các món ăn ngày tết miền Nam
Việc chuẩn bị một mâm cỗ để cúng gia tiên trong dịp cuối năm và gia đình cùng sum vầy là một truyền thống lâu đời của người Việt. Liệu mâm cỗ ngày Tết miền Nam có giống với vùng miền khác? Cùng Dichvuhay.vn khám phá ngay trong bài viết sau.
Thịt kho nước dừa: Trong vô số các món ăn ngon tại Sài Gòn thì món ăn Tết truyền thống nổi tiếng nhất đối với người dân miền Nam có lẽ chính là thịt kho nước dừa. Hay còn gọi với cái tên khác là thịt kho riệu, thịt kho hột vịt. Những ngày giáp Tết, bên cạnh công việc nấu bánh tét r thì các hộ gia đình nam bộ còn hay chuẩn bị một nồi thị kho nước dừa to để ăn vào những ngày này. Thịt kho hột vịt trông rất hấp dẫn, dễ ăn và rất ngon miệng. Nếu bạn muốn thưởng thức món này mà không cảm thấy ngấy thì bạn có thể ăn món này thường ăn kèm dưa giá.
Củ kiệu tôm khô là món nhắm chính trong những ngày Tết miền Nam: Điều đặc biệt ở miền Nam khác hoàn toàn với miền Trung đó chính là củ kiệu không ăn cùng với bánh tét, mà thường ăn kèm tôm khô thành một món riêng. Củ kiệu được ngâm chua ngọt, khi ăn kèm tôm khô thì rắc thêm miếng đường cát sẽ khiến cho món ăn có đủ vị giòn, dai, hăng, mặn, ngọt để cánh mày râu nhâm nhi ngon lành thú vị.
Món Bánh tét miền Nam: Trong khi bánh tét ở miền Trung được làm một cách khá là giản dị thì ở miền Nam đã được “cải tiến” một cách rõ rệt. Bởi vì bánh ở đây có hai loại đó chính là bánh tét nhân mặn và nhân ngọt. Với nhân mặn thì ngoài nguyên liệu là đậu và thịt mỡ truyền thống, nhiều nhà còn cho thêm cả trứng muối, lạp xưởng để thêm nhiều khẩu vị khác nhau. Bên cạnh đó, bánh tét nhân ngọt lại phổ biến với nhân chuối, đậu đỏ, đậu xanh… Đặc biệt là bánh tét miền Tây nam bộ nhìn trông rất bắt mắt, gói vuông vức, chắc đẹp. Một trong số những địa phương nổi tiếng với món bánh tét thập cẩm không chỉ ngon miệng mà còn đẹp nữa là Trà Vinh với Bánh tét Trà Cuôn.
Canh khổ qua nhồi thịt: Với mỗi gia đình miền Nam thì món canh khổ qua nhồi thịt là một món ăn thường ngày quen thuộc. Và nó cũng được sử dụng trong những ngày Tết với ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn đi qua. Không những thế, đây cũng là món ăn bổ dưỡng giải nhiệt cơ thể trong những ngày Tết.
Nem rán chua ngọt của người miền Nam
Các món ăn chống ngán ngày tết hiệu quả nhất
Ở miền Bắc người dân đón xuân bằng cành hoa đào, bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành. Còn ở miền Trung cũng náo nức đón xuân với cành mai vàng, bánh tét, thịt giấm, nem chua,… Trong khi đó, Nam Bộ là vùng có nền kinh tế phát triển và đa văn hóa, chính vì vậy mà nền ẩm thực ở đây có sự du nhập, pha trộn từ nhiều nơi.
Gỏi gà lá lúa chua ngọt kích thích vị giác
Bạn có thể hô biến lườn gà – phần thịt hay ế trên mâm cỗ – thành món gỏi gà mát ruột mà lành với công thức đơn giản dưới đây. Nguyên liệu chính gồm: 150 g thịt gà luộc chín xé nhỏ, 300 g củ đậu thái chỉ; 1/2 quả dưa chuột bỏ ruột thái chỉ; 1/3 củ cà rốt thái chỉ.
Pha nước trộn gỏi: Nước mắm – tương ớt – nước đường cô đặc thành siro – nước cốt chanh với tỷ lệ 2:1:2:1. Thêm một chút tỏi, ớt băm nhỏ. Chuyên mục món ăn ngày tết của Dichvuhay.vn sẽ bật mí tương ớt vừa giúp nước gỏi có màu sắc bắt mắt, vừa tăng độ sánh quyện cho món ăn. Đồng thời vị cay dịu pha lẫn chút ngọt của loại gia vị này là mẫu số chung cho vị giác của nhiều thực khách tại nhà hàng.
Hoàn thiện: Trộn đều nguyên liệu và nước gỏi trong bát sâu lòng. Khi bày ra đĩa, bạn trang trí thêm một chút dừa nạo, ớt sừng thái chỉ, vừng rang để món ăn thêm hấp dẫn. Tuy là món ăn khá đơn giản trong chế biến, gỏi vẫn yêu cầu kỹ thuật cao trong pha chế nước trộn. Nước mắm, đường, dấm, tương ớt – những gia vị tưởng chừng chỉ là phụ nhưng thực tế chính là yếu tố giúp kết nối, hòa quyện và nâng tầm mọi nguyên liệu, tạo nên tuyệt phẩm món ngon trên mâm cỗ Tết.
Gỏi bò trộn mầm cải xanh chống ngán ngày tết
Thịt bắp bò giòn ngon kết hợp với vị hăng hăng của mầm cải và vị chua ngọt của nước sốt, tạo ra món ăn lý tưởng cho bữa cơm ngày Tết mà không khiến bạn tốn quá nhiều công sức. Không chỉ mang vị cay the dễ gây nghiền cho người thưởng thức, mầm cải còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, là loại rau được yêu thích trong chế biến các món gỏi.
+ Nguyên liệu: 500 g bắp bò, 500 g mầm cải, 300 g bắp cải tím thái chỉ. Gia vị gồm dấm, chanh, tỏi, ớt, đặc biệt không thể thiếu nước mắm – loại “gia vị quốc dân” là nét chấm phá không thể thiếu trong các món gỏi Việt, giúp hòa quyện các nguyên liệu và mang đến vị chua ngọt đậm đà, đúng điệu.
+ Pha nước trộn gỏi: 2 thìa nước mắm – 2 thìa đường – 1 thìa dấm- 1 thìa nước cốt chanh – 2 thìa nước lọc, thêm tỏi, ớt băm. Để nước gỏi thêm sánh và có màu đỏ đẹp bắt mắt, bạn có thể thêm một thìa tương ớt.
+ Hoàn thiện: Thịt bò thái miếng mỏng vừa ăn, chần nước sôi cho chín. Trộn bắp cải với mầm cải và bày ra đĩa, rưới 2-3 thìa nước gỏi. Thịt bò trộn đều với phần nước gỏi còn lại cho ngấm rồi bày lên trên mặt rau. Hoàn thiện món ăn bằng các loại rau củ trang trí.
Cách làm gỏi vịt chua ngọt chống ngán ngày tết
Với nguyên liệu dân dã và cách chế biến đơn giản, đây sẽ là món khai vị hoàn hảo trong mâm cỗ Tết. Nguyên liệu chính gồm: 300 g lườn vịt; 200 g hành tây, 200 g cà rốt; 300 gr bắp cải – hoa chuối – rau muống chẻ. Nguyên liệu phụ gồm ớt, tỏi, gừng băm nhỏ, lạc rang đập dập, vừng rang, hành phi và rau thơm.
Pha nước gỏi: Vẫn dùng nước mắm như một nét đặc trưng trong món gỏi, công thức pha nước trộn được chia sẻ bởi bếp trưởng nhà hàng Soulmate (số 1 Phùng Chí Kiên, Hà Nội) rất dễ thực hiện: hòa tan 2 thìa nước mắm; 1,5 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh; 2,5 thìa nước lọc và 1 thìa tương ớt. Thêm chút tỏi và ớt băm tùy khẩu vị.
Thực hiện: Các loại rau củ thái chỉ, rau thơm thái rối.Lườn vịt chọn phần da mỏng ít mỡ, luộc chín với một chút gừng đập dập và muối trong 25 phút. Sau khi thịt nguội, thái thành miếng to vừa ăn. Một bí quyết xử lý mùi tanh của thịt vịt được bếp trưởng chia sẻ đó là ướp nước trộn gỏi lên thịt vịt tầm 3-5 phút. Sự kết hợp hài hòa của nước mắm đậm đà, thơm nồng mùi chanh – tỏi – ớt sẽ giúp nâng tầm vị ngon hảo hạng cho món thịt vốn được coi là khó xử lý này.
Hoàn thiện: Cho rau củ đã thái vào bát, đổ nước gỏi vào trộn đều. Tiếp đó trút rau ra đĩa, xếp thịt vịt xung quanh. Rắc thêm chút lạc, vừng, hành phi và rau mùi (ngò gai) để món ăn dậy mùi thơm và bắt mắt hơn.
Cách làm Salad cá ngừ áp chảo đổi vị ngày tết
Salad cá ngừ áp chảo: Đổi vị với món ăn mang phong vị Nhật Bản là gợi ý không tồi cho mâm cỗ Tết. Nguyên liệu chính để làm món này gồm: 200 g cá ngừ phi lê, 200 g bắp cải tím và trắng; cà rốt – củ cải trắng thái sợi, rong biển tươi, xà lách Đà Lạt, thanh cua, trứng cua và cà chua bi. Cùng chuyên mục món ngon ngày tết của Dichvuhay.vn tham khảo cách làm Salad trộn cá ngừ áp chảo ngay dưới đây!
Làm xốt nước tương: 100 g đường trắng; 200 g nước tương; 50 g dấm trắng cho vào nồi đun nhỏ lửa cho đến khi sánh lại. Làm xốt vừng: Dầu ăn – mayonaise mỗi loại 180 g, 300 g nước tương; 2 lòng đỏ trứng gà; 100 g đường; 100 g vừng trắng rang; 60 g hành tây xay; 120 g táo xay; tiêu đen. Cho vừng xay nhuyễn, hành tây và táo trước, sau đó đỏ tất cả gia vị còn lại vào đun nhỏ lửa đến khi sánh lại.
Hoàn thiện: Bắp cải tím và trắng thái mỏng ngâm nước để ráo; cà rốt và củ cải trắng thái sợi; cà chua bi bổ đôi; thanh cua xé sợi; rong biển tươi rửa sạch để ráo. Xếp tất cả ra đĩa theo từng tầng màu khác nhau rồi rưới 1/2 thìa canh xốt nước tương, 1 thìa canh xốt vừng lên. Cuối cùng cho phần rong biển và trứng cua lên trên.
Cách làm Salad trộn trứng khai vị cho ngày tết
Vị thanh mát của rau, chua của giấm, béo mềm của trứng mang đến cho bạn bữa ăn thanh lọc cơ thể sau một tuần làm việc, học tập mệt mỏi. Nguyên liệu làm Salad trứng bao gồm: Salad xoăn 200 gr, Salad tím 100 gr, trứng cút hoặc hột gà 1 trứng, Cà chua bi 2 trái.
Gia vị sốt dấm: Giấm Balsamic 2 muỗng canh, Nước sốt mè rang Kewbie 2 muỗng canh, Dầu olive 1 muỗng canh. Trộn đều dấm, nước sốt mè rang, dầu olive với nhau để thành sốt trộn salad. Sốt mayonnaise 2 muỗng cang, Mù tạt vàng: 1 muỗng canh. Cách làm Salad trứng trộn như sau:
Salad xoăn và tím rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, Cà chua bi rửa sạch, cắt đôi. Trứng gà luộc chín, lột bỏ vỏ. Dùng dụng cụ cắt trứng thành từng lát mỏng. Trộn sốt giấm với 2 loại salad, cà chua bi sau đó bày lên dĩa. Trứng gà luộc chín, bỏ vỏ, xắt lát mỏng. Trang trí trứng gà xung quanh dĩa. Trộn đều sốt mayonnaise và mù tạt vàng sau đó rưới lên đĩa salad. Khi trộn nên nhẹ nhàng để không làm dập rau. – Chỉ trộn salad khi gần tới giờ ăn.
Cách làm gỏi xoài chua ngọt chống ngán ngày tết
Đây là món ăn thích hợp chống ngán trong những bữa tiệc nhiều thịt. Nguyên liệu dễ kiếm, cách làm cũng khá đơn giản, lại không tốn nhiều thời gian. Gỏi xoài khô bò, khô mực, khô cá hay tôm, thịt, ốc, tai heo… là những biến tấu vô cùng phong phú từ món gỏi xoài dân dị vốn chỉ trộn cùng đường, nước mắm và rau. Nếu bạn đã thấy món gỏi xoài dọn lên mâm cơm thì cũng là lúc các gai lưỡi của bạn bị đánh thức một cách dữ dội nhất.
+ Bước 1: Lạc rang chín, bỏ vỏ, giã sơ qua. Xoài rửa sạch, gọt vỏ rồi thái sợi hoặc bào sợi, ngâm ngay vào bát nước đá để giữ độ giòn cho xoài. Nếu xoài chua quá thì bào xong trộn với chút đường, để 10 phút cho ra bớt nước chua rồi vắt sạch phần nước bỏ đi. Nên chọn loại xoài chua vừa sẽ ngon hơn.
+ Bước 2: Tôm khô ngâm nước 10-15 phút cho nở, rửa sạch vớt ra để ráo. Băm chút hành tím và tỏi, cho dầu ăn vào chảo phi thơm hành tỏi, đổ tôm vào xào, thêm chút xíu đường và nước mắm vào xào chín rồi bắc ra để nguội. Rau răm và rau mùi thái nhỏ.
+ Bước 3: Làm nước trộn gỏi: Hòa hỗn hợp gồm 3 thìa canh nước mắm ngon, 2 thìa canh đường, thêm tỏi ớt băm nhỏ, trộn đều. Vớt xoài ra rổ cho ráo nước, rồi đổ xoài vào một cái âu, cho tôm khô, hành củ tím thái mỏng, nước trộn gỏi vào trộn đều. Nêm nếm lại cho vừa miệng rồi rắc rau thơm và lạc rang lên trên và cho ra đĩa.
+ Bước 4: Nếu muốn đĩa gỏi trông bắt mắt hơn bạn có thể trộn thêm chút hành tây thái nhỏ và cà rốt để tô điểm thêm đẹp. Hành tây và cà rốt sau khi thái xong cũng phải ngâm nước đá để đảm bảo độ giòn và bớt mùi hăng.
Súp rong biển hải sản đơn giản mà ngon
Súp rong biển hải sản là món ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có thể, khi mới thưởng thức, bạn sẽ e ngại bởi vị tanh của rong biển, nó khiến bạn có cảm giác ăn không quen. Nhưng dần dần chính hương vị ấy sẽ tạo ra sức hấp dẫn kì diệu, tạo nên sự độc đáo cho món súp rong biển.
Nguyên liệu làm súp rong biển hải sản bao gồm: 200g tôm sú, 150g phi lê cá, 150g thịt nghêu, 150g phi lê mực, 100g rong biển khô, 1 trứng gà, 50g cải thảo, 10g hoa hẹ, 1 thìa súp bột bắp, 10g bột chiên giòn, Gừng, hành lá, ngò rí, Gia vị: Hạt nêm, muối, dầu ăn, tiêu, đường. Cách nấu súp rong biển hải sản theo hướng dẫn của Dichvuhay.vn:
+ Sơ chế nguyên liệu: Tôm mua về bạn bóc vỏ, chẻ phần lưng lấy chỉ đen trên lưng tôm ra. Tiếp theo, nhúng tôm vào hỗn hợp trứng khuấy với bột chiên giòn, cho vào chảo dầu nóng chiên vàng và giòn.
+ Bước 1: Phi lê cá đem về rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Nghêu rửa sạch, ngâm vào nước có sả, ớt khoảng 15 phút cho sạch cát. Mực làm sạch, rửa sạch, thái khứa xéo, cắt miếng vừa ăn.
+ Bước 2: Rong biển khô ngâm nước, xé nhỏ. Cải thảo và hẹ rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Gừng rửa sạch rồi thái lát mỏng, hành lá rửa sạch rồi thái nhỏ. Bạn cho tôm, mực, nghêu, phi lê cá nồi nước sôi, luộc với lửa lớn cho vừa chín tới. Sau đó, vớt ra và ngâm vào trong nước đá lạnh để giữ màu tươi.
+ Bước 3: Bạn cho dầu ăn vào chảo, khi dầu sôi cho vào ít hành phi thơm. Sau đó, cho nước vào đun sôi, bỏ thêm lát gừng vào để làm thơm nước súp. Nêm nếm gia vị muối, đường, hạt nêm cho vừa ăn. Sau đó, cho cải thảo, các loại hải sản luộc vào cho sôi lên.
+ Bước 4: Sau khi nồi nước dùng sôi, bạn cho rong biển khô đã xé nhỏ vào, khuấy đều và đun với lửa nhỏ. Hòa tan bột năng với nước và cho vào nồi nước súp để súp đặc lại. Tiếp đó, bạn đập trứng cho vào nồi, khuấy đều theo một chiều để tạo vân đẹp mắt và tắt bếp.
Cà tím áp chảo đơn giản cho bữa cơm ngày tết
Cà tím là thực phẩm bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Bạn hãy thử làm món cà tím áp chảo lạ miệng cho bữa cơm gia đình. Món ăn cà tím áp chảo vô cùng ngon miệng và độc đáo đã hoàn thành rồi đó. Với các nguyên liệu thật đơn giản, cách chế biến thì dễ dàng và trong tích tắc bạn nhanh chóng có một món ăn hấp dẫn để chiêu đãi bạn bè cũng như cho những người thân thưởng thức.
Món cà tím áp chảo này, nếu thích các bạn cũng có thể hấp chín hoặc cho vào lò nướng để tạo ra nhiều mùi vị khác nhau, thu hút người thưởng thức hơn.
– Cà tím: 2 quả. Thịt nạc vai: 150gr, Giò sống: 30g. Lá lốt: chuẩn bị vừa đủ, Hành tây: 1/3 củ, Ớt sừng: 1 quả, Tỏi băm: 2 tép, Ngò rí. Gia vị cần chuẩn bị để tiến hành chế biến món ăn cà tím áp chảo: dầu ăn, tiêu, muối, đường, bột năng, tỏi băm, hạt nêm, nước tương. Theo quan sát của Dichvuhay.vn, cách làm cà tím áp chảo ngon nhất qua các bước:
+ Bước 1: Cà tím khi mua về, các bạn rửa sạch với nước. Dùng dao nhọn rạch một đường thẳng vào giữ quả cà tím, rồi dùng tay moi hết ruột cà tím đi. Ngâm cà tím vào nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút thì vớt cà tím ra.
+ Bước 2: Rửa sạch lá lốt rồi thái sợi nhỏ. Hành tây bỏ vỏ, băm nhuyễn. Ớt sừng bỏ hạt rồi thái hạt lựu nhỏ. Các bạn pha bột năng với một chút nước, khuấy đều. Thịt nạc vai rửa sạch rồi cho vào máy xay, xay nhuyễn hoặc băm nhỏ, để riêng vào một tô to.
+ Bước 3: Cho giò sống, hành tây, lá lốt vào tô thịt xay trộn đều lên. Tiếp theo các bạn cho 1/3 thìa cà phê tiêu, 1/2 thìa cà phê hạt nêm vào hỗn hợp thịt xay trộn đều. Ướp hỗn hợp từ 5 – 7 phút để hỗn hợp thấm đều gia vị.
+ Bước 4: Dùng tay phết đều bột năng vào bên trong ruột cà tím. Sau đó nhồi hỗn hợp thịt xay vào bên trong ruột cà tím ( lưu ý khi nhồi thịt không nên nhồi quá chặt). Đun sôi dầu ăn trong một chảo chống dính, các bạn cho cà tím vào chảo đậy kín vung chiên áp chảo.
+ Bước 5: Khi cà tím vàng mặt và chín đều thì các bạn vớt cà tím ra để ráo dầu. Đun 2 thìa dầu ăn trong chảo, cho tỏi băm, hành tây, ớt sừng vào chảo phi thơm. Thêm nước tương và hỗnhợp bột năng vào chảo đun sệt lại thì tắt bếp.
Xếp cà tím vào một đĩa to, rưới nước xốt đã pha lên phía trên rồi trang trí đĩa thức ăn sao cho thật đẹp mắt. Có thể dùng một vài ngọn rau ngò và vài lát ớt sừng để trang trí cho đĩa thức ăn, như vậy sẽ làm cho món cà tím áp chảo lôi cuốn và hấp dẫn hơn rất nhiều.
Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Thêm Ngày Lễ, Tết Được Hưởng Ít Nhất 300% Lương trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!