Bạn đang xem bài viết Món Ăn Ngày Tết: Món Ăn Ngày Tết Ba Miền được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Món ăn ngày Tết ba miền
Nếu miền bắc có thịt đông do khí hậu ngày Tết ở miền bắc rất lạnh (thịt chân giò được nấu và cho gia vị vào để có vị nhạt hơn kho và mặn hơn luộc), miền trung có thịt phay hai đầu (thịt đùi luộc và cuốn khéo thế nào để khi chín và cắt ra, miếng thịt đều có da ở hai đầu) thì miền nam lại có loại thịt thấu (thịt luộc ngâm trong nước mắm đường).
Miền bắc hay dùng cá thu nướng để kho ăn dần mấy ngày Tết, cá thu kẹp nẹp tre nướng thơm vàng, kho chung với chút thịt ba chỉ, vài gióng mía hay chút trà xanh, sau khi kho, thịt cá chắc mà mềm (vì đã thấm mỡ từ miếng ba chỉ), lại thơm thơm mùi trà và dìu dịu của mía (chứ không phải vị ngọt của đường). Trong khi đó, miền trung lại kho cá với măng, cho cay quắn lưỡi để ăn cùng với rau sống, miếng măng giòn, thấm vị cay của ớt và vị ngọt của con cá nục. Còn miền nam thì lại dùng con cá lóc, một loại cá sẵn có ở đồng bằng Nam Bộ để kho.
Làm gì thì làm, nấu sao thì nấu, các bà nội trợ cũng khôn khéo pha chế để các món ăn nặng chất dầu mỡ, khó tiêu này ăn kèm với dưa cải muối chua, củ kiệu, củ hành cho dễ tiêu thực. Bởi thế cho nên lúc nào cũng có một đĩa dưa hành muối đi với đĩa bánh chưng trong mâm cỗ Xuân của người bắc, hay đĩa củ kiệu chua ngọt trong bàn nhậu của người miền nam, và lát nghệ vàng tươi trong đĩa thịt kho của người miền trung.
Không dám bàn luận nhiều về các món ăn, xin được nêu món kho khá đặc trưng của ba miền trong mấy ngày Tết:
Thịt bò kho quế miền bắc
Những miếng thịt bò nạm không dày lắm nhưng rất ngon, ướp với chút nước cốt tỏi, chút mắm muối rồi cho thịt ba chỉ cắt mỏng vào giữa, cuộn tròn lại, dùng lạt buộc chặt rồi chiên sơ trước khi cho vào nồi kho. Thả miếng thịt vào nồi nước sôi đã có sẵn xì dầu, chút đường và một miếng quế nhỏ rang thơm, nấu cho đến khi thịt mềm thì vớt ra, để nguội. Bỏ lạt và cắt thành khoanh, miếng thịt bò mềm mà chắc chứ không nát, lẫn vào mầu nâu của thịt bò là mầu trắng của mỡ heo, trong trong của lớp da heo, ăn kèm với bánh chưng hay cơm nếp thì thật là không có gì ngon bằng.
Món này thường được chuẩn bị từ ngày hai mươi chín Tết để kịp cúng trưa Ba mươi và mấy ngày Tết. Ngày thường không sẵn dưa hành ăn kèm thịt bò kho thì có thể thay bằng một đĩa gừng cắt sợi nhuyễn.
Giò heo hon miền trung
Món này được làm từ thịt chân giò (giò heo), có mầu vàng nghệ, ăn vào thơm thơm và mềm, rất được ưa dùng trong những ngày Tết ở miền trung. Thịt giò cắt miếng vuông bằng đốt tay cái ướp chung với nghệ tươi giã nát, nước mắm, muối, đường và nhất là không được thiếu chút ruốc Huế cho đậm đà. Rồi cứ việc đảo cho săn, cho chút nước xâm xấp, kho riu riu cho đến khi thịt mềm, cho thêm đậu phộng luộc chín, bóc vỏ; ai thích ăn cay có thể gia thêm chút ớt bột, hay sau khi thịt chín, cho vào trái ớt giã nhuyễn, mà nhớ là không được quên chút sả giã thật nhuyễn. Cơm nóng, ăn kèm miếng thịt hon, lại thêm chút măng muối, hay lùa chút canh chua măng nấu cua thì ngon làm sao, dù khi ăn xong, có thể nước mắt dàn dụa vì cay.
Cá kho nước dừa miền nam
Cá lóc tươi làm sạch sẽ, ướp chút muối, đường, nước cốt chanh cùng với ít thịt ba rọi cắt to bằng ba ngón tay cũng ướp như cá, đem phơi nắng khoảng một tiếng rồi lấy vào kho. Thịt cá và thịt heo đã thấm gia vị được thả vào nồi nước dừa tươi đang sôi có cho nước mắm ngon, cứ kho riu riu cho đến khi cá chín, thịt heo mềm rục, nước trong nồi trở mầu vàng nâu là nồi cá đã đạt. Lấy ra, bẻ miếng cá, khỉa một ít thịt cho vào cái bánh tráng đã để sẵn ít rau sống, các loại rau thơm, chút bún, ít dưa giá, kiệu chua, cuộn lại, chấm với chính nước cá kho thì ngon hết biết. Cá chẳng còn mùi tanh, thịt lại mềm béo ngậy trong miệng, cái ngon này đưa đẩy cái ngon kia.
NTST
Món Ngon Ba Miền Ngày Tết
Posted on by banmaihong
Không chỉ để no lòng, món ăn ngày Tết còn là một nếp văn hóa thể hiện qua dấu ấn ẩm thực của đất nước ta. Tùy vào mỗi vùng miền khác nhau, thói quen ẩm thực cũng có nhiều điều không giống nhau. Tuy nhiên sự khác biệt ấy chỉ góp phần mang thêm phong vị đầy đa dạng của mỗi nơi, để khi có dịp thưởng thức qua, người ta lại có cảm giác như tìm thấy một vùng đất mới, của những tinh hoa trời đất và bàn tay chăm chỉ, sáng tạo của con người. Ở vùng Nam bộ nói chung, ngày Tết là dịp để mọi người được bận rộn. Sự bận rộn ấy thể hiện một mối quan hệ khăng khít trong làng xóm và gia tộc. Chỉ nói riêng việc ăn uống, Nam bộ đã là là một vùng đất mang nhiều phong vị rất riêng, trong nếp ẩm thực ngày xuân
Từ những ngày trước Tết (khoảng ngày 27 đến 29 Tết), ở những vùng quê lẫn thành thị, nhà nào rộng rãi và điều kiện đều nấu một nồi bánh tét để làm quà biếu hàng xóm. Ở Nam bộ bánh tét được dùng khá phổ biến để thờ cúng tổ tiên, ông bà. Bánh tét có rất nhiều loại, bánh tét nhân mặn, nhân ngọt và có cả bánh tét chay. Nếu so với bánh tét chay không nhân, chỉ có đậu đen, dừa nạo trộn với nếp hay bánh tét ngọt có nhân làm bằng đậu xanh xào đường hoặc nhân chuối, thì đòn bánh tét mặn được chế biến công phu hơn nhiều. Người ta trải gạo nếp trên lá chuối, rải lớp đậu xanh, rồi mới đặt một miếng thịt mỡ to gần bằng ngón chân cái chạy dài suốt đòn bánh. Sau đó. cuộn tròn lại, buộc lạt thật chặt rồi đem nấu. Khi bóc ra, khoanh bánh tròn trịa nằm gọn trong đĩa, nhân đậu xanh chín vàng ươm, miếng thịt heo đỏ hồng tươm cả mỡ trông rất đẹp mắt. Món này thường được ăn kèm với kiệu chua hoặc củ cải ngâm nước mắm thì ngon tuyệt.
Dưa giá là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết dùng để ăn chung với thịt kho hoặc cuốn bánh tráng. Đây là món ăn kèm giúp cho các món ăn chính trong ngày Tết thêm hương vị, mà cũng là thể hiện sự thông minh vô cùng trong việc kết hợp món ăn của ông cha ta. Vì ngày Tết món ăn nào cũng nhiều dầu mỡ, món dưa giá đơn sơ này sẽ có tác dụng làm “cân bằng”. Vì thế, món dưa giá từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc trên bàn tiệc ngày Tết ở miền Nam.
Là món ăn phổ biến trong mọi gia đình, nhất là vào dịp Tết. Món ăn này không cầu kỳ chỉ cần làm sạch cải (cắt rễ), phơi héo, trụng sơ và để ráo, sau đó xếp vào khạp hoặc hủ sành, rồi cho hỗn hợp nước muối, đường, phèn chua là được. Khi ăn, cho dưa cải ra đĩa, ăn kèm với thịt kho trứng và cơm nóng thì tuyệt vời. Cái vị chua chua giòn giòn như còn đọng lại trên đầu môi mỗi khi nhắc đến.
Bên cạnh hai món dưa giá và cải chua, củ kiệu là món không thể thiếu trong mọi gia đình, người ta có thể mua ở chợ, siêu thị, nhưng ngon nhất vẫn là do tự tay làm lấy. Trước hết, kiệu phải được ngâm nước tro khoảng 1 đêm cho bớt mùi hăng, sau đó làm sạch rễ và lá, phơi héo khoảng 4 giờ rồi ướp đường, cho vào keo thủy tinh sạch. Nếu muốn lọ kiệu thêm đẹp, bạn có thể trang trí thêm củ cải đỏ cắt hoa. Sau đó cho nước giấm nấu đường để nguội vào. 10 ngày sau là dùng được.
Giò heo hon miền Trung
Được làm từ thịt chân giò (giò heo), có màu vàng nghệ, hương thơm đặc trưng, là món rất được ưa dùng trong những ngày Tết ở miền Trung. Thịt giò cắt miếng vuông bằng đốt tay cái, ướp chung với nghệ tươi giã nát, nước mắm, muối, đường và nhất là không được thiếu chút ruốc Huế cho đậm đà. Rồi cứ việc đảo cho săn, cho chút nước xâm xấp, kho riu riu đến khi thịt mềm, cho thêm đậu phộng luộc chín, bóc vỏ. Ai thích ăn cay có thể gia thêm chút ớt bột, hay trái ớt giã nhuyễn, và cũng đừng quên cho vào một ít xả giã nhuyễn để nồi thịt thêm thơm nồng.
Tôm chua có ở nhiều nơi, nhưng ngon vào bậc nhất phải kể đến món tôm chua xứ Huế. Khi chế biến, người ta chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như tôm, măng, tỏi xắt lát mỏng, củ riềng, ớt trái xắt lát dài. Đối với tôm, phải chọn loại tôm tươi, cắt râu, rửa sạch để ráo, ngâm với rượu cho đến khi hết mùi rượu, vớt ra, sau đó trộn đều tôm, măng, tỏi, ớt, riềng, nước mắm ngon hoặc muối, cho vào lọ thủy tinh hoặc lọ men, lấy vài thanh tre mỏng gài lại và đậy nắp, để nơi có nắng ấm độ 3 ngày rồi đưa vào nơi khô ráo và mát. Từ 5 đến 7 ngày, bạn đã có một lọ mắm tôm rực màu đỏ hồng, thơm phức. Gói trọn trong món tôm chua Huế là vị ngọt bùi của tôm, vị béo của thịt, vị cay, thơm của riềng, tỏi ớt, vị chua của khế, vị chát của vả, hương thơm của rau… tất cả sẽ mang đến cho bạn hương vị một ngày tết rất Huế, rất ngon.
Đây là món ăn khá phổ biến trong ngày tết, và đi vào kho tàng ca dao “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” mỗi khi nhắc về ngày Tết. Trước hết, bạn cần lựa loại hành già, củ chắc, cắt bỏ phần đuôi chỉ chừa lại phần rễ. Sau đó, ngâm hành vào trong nước tro có pha hàn the trong khoảng thời gian 2 ngày 2 đêm. Tiếp theo, vớt hành ra, cắt bỏ rễ, lột vỏ chỉ còn lại khoảng 5cm rồi xếp hành vào khạp, rải muối, bỏ một lớp mía chẻ mỏng, rồi đến lớp hành gài lại bằng những vỉ tre. Sau 2 tuần, bạn có thể lấy hành ra cho vào keo thủy tinh, rồi nấu nước dấm đường để nguội cho vào. Khoảng 3 ngày là ăn được.
Thịt đông là món riêng có của mùa xuân Bắc bộ. Trong là không khí lạnh, thịt đông trở nên ngon hơn. Món này được làm từ thịt heo ba chỉ, đôi khi được sử dụng cả gà, cộng thêm một mảng bì lợn. Tất cả đều được ninh nhừ. Sau khi nấu xong, bạn lấy khỏi bếp và đặt nồi thịt ra ngoài sân, đậy kỹ cho nó ăn gió uống sương, thu lấy cái rét mướt từ trời cao và đất thấp vào mình để sớm hôm sau, nhà ta đã có nồi thịt đông kỳ diệu. Trên mặt của nồi thịt đông là lớp ván mỡ có màu trắng như tuyết pha sắc vàng mịn như mặt hồ không gợn sóng. Một miếng thịt đông kèm một củ dưa hành, thì thật đúng nghĩa Tết bắc.
Thông thường, món này được chuẩn bị từ ngày 29 Tết để kịp cúng trưa 30 và mấy ngày Tết. Để làm món này, người ta chọn loại thịt bò nạm. Sau đó ướp với chút nước cốt tỏi, chút mắm muối rồi cho thịt ba chỉ cắt mỏng vào giữa, cuộn tròn lại, dùng lạt buộc chặt rồi chiên sơ trước khi cho vào nồi kho. Tiếp theo bạn có thể thả miếng thịt bò vào nồi nước sôi đã có sẵn nước tương, chút đường và một miếng quế nhỏ rang thơm, nấu cho đến khi thịt mềm thì vớt ra, để nguội. Gỡ bỏ những cọng lạt và cắt thịt thành khoanh, miếng thịt bò mềm mà chắc chứ không nát, lẫn vào mầu nâu của thịt bò là màu trắng của mỡ heo. Món này bạn có thể ăn kèm với bánh chưng hay cơm nếp vào ngày Tết thì tưởng như không có gì ngon bằng.
.
Nguyễn Văn Anh chuyển bài
Các Món Ăn Ngon Ngày Tết Của Ba Miền Bắc
Tết Nguyên đán – dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt, không chỉ là khoảng thời gian để mọi người cùng nhau đón chào năm mới với nhiều hi vọng mà còn là thời điểm để gia đình đoàn tụ và thưởng thức những món ngon ngày Tết trong không khí ấm cúng, sum vầy.
Các món ngon ngày Tết trên mâm cỗ của người dân miền Bắc. Ảnh: Internet
– Bánh chưng: Bánh chưng là món ăn đầu tiên mà mỗi người dân miền đất Bắc nghĩ tới mỗi dịp Tết đến, xuân về. Được coi là “linh hồn” của ngày Tết Nguyên đán miền Bắc, những chiếc bánh trưng vuông vức với màu xanh mướt mắt được nấu từ gạo nếp thơm dẻo, đỗ xanh, thịt, hạt tiêu, mang đến hương vị đặc biệt và tinh tế.
– Thịt đông: Là một trong các món ăn ngon ngày Tết mang đặc trưng của người dân Bắc Bộ, thịt đông được làm từ thịt lợn ba chỉ hoặc thịt gà cộng thêm một mảng bì lợn. Nồi thịt sẽ đông sẽ mang lại cho thực khách cảm giác ngon miệng và hấp dẫn lạ kì khi thưởng thức giữa tiết trời se lạnh.
– Dưa hành: Với vị chua dịu, cay nhẹ, dưa hành ăn kèm với các món ăn ngày Tết giúp thực khách đỡ cảm thấy ngán và cơ thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn.
– Giò heo: Nhắc đến các món ngon ngày Tết ở miền Bắc, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc tới món giò nạc được làm bằng thịt lợn. Những khoanh giò với màu trắng mịn bắt mắt, vừa sang, vừa tiện lợi, lại cực kì dễ ăn đã trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người dân miền Bắc.
– Chè kho: Là món ăn vừa mát, vừa mềm lại có mùi thơm của đỗ xanh cùng với hương hoa bưởi thoang thoảng, chè kho thường được người dân miền Bắc dâng cúng lên tổ tiên vào đêm giao thừa cũng như đãi khách trong những ngày Tết.
Những món ăn ngày Tết không thể thiếu của người dân miền Trung
Những món ăn ngày Tết thường có trên mâm cỗ ở miền Trung. Ảnh: Internet
– Bánh tét: Nếu như bánh chưng là món nhất định phải có trong dịp Tết ở miền Bắc thì tại miền Trung, những chiếc bánh tét mềm dẻo mang hương vị đậm đà lại là món ngon không thể thiếu trong những ngày Tết. Bánh tét cũng được chế biến từ các nguyên liệu giống như bánh chưng nhưng được gói thành hình trụ dài thay vì hình vuông.
– Thịt lợn ngâm nước mắm: Được chế biến từ thịt heo luộc chín cùng với nước mắm pha đường, thịt lợn ngâm nước mắm là một trong các món ăn ngày Tết không thể thiếu trên mâm cỗ của người dân miền Trung. Vị mặn, ngọt của món thịt khi kết hợp thêm với dưa món, củ kiệu chua ngọt và rau sống, rau thơm càng trở nên hấp dẫn.
– Bánh tổ: Là sự kết hợp tinh tế của mè, gừng, đường đen và gạo nếp, khi thưởng thức, bánh tổ có thể được xắt ra thành từng miếng để dùng ngay hoặc nướng bánh trên bếp than hồng cho mềm hay đem chiên với dầu đậu phộng cũng rất ngon.
– Dưa món: Là sự kết hợp của nhiều loại nguyên liệu khác nhau như củ kiệu, củ cải, dưa leo, đu đủ, cà rốt… ngâm chua mặn, dưa món là một món ăn ngày Tết không thể thiếu trên mâm cỗ của những người dân miền Trung.
Những món ăn độc đáo trên mâm cỗ tết miền Nam
Những món ăn hấp dẫn trong ngày Tết của người dân miền Nam. Ảnh: Internet
– Bánh tét: Cũng được gói thành hình trụ dài giống như bánh tét ở miền Trung nhưng bánh tét miền Nam lại có chút khác biệt khi có 2 loại nhân mặn và ngọt. Người dân miền Nam thường gói bánh tét trước Tết khoảng 10 ngày để cúng tổ tiên cũng như làm quà biếu Tết.
– Canh khổ qua: Là món ăn ngày Tết không thể thiếu của người dân miền Nam, món ăn này không chỉ có tác dụng giải mỡ, thanh nhiệt, phù hợp với thời tiết nắng ấm của miền Nam mà theo quan niệm dân gian, món canh khổ qua sẽ giúp xua đi những khó khăn của một năm mới để cầu mong một năm mới đến với những điều tươi đẹp hơn.
– Củ kiệu tôm khô: Tương tự như dưa món ở miền Trung, củ kiệu tôm khô là một trong các món ngon ngày Tết không thể thiêu trên mâm cỗ của những người dân miền Nam. Củ kiệu kết hợp cùng với tôm khô tạo nên một món ăn vô cùng ngon miệng với vị chua ngọt, bùi bùi rất đặc trưng và là một món ăn “thượng hạng” dành cho dân nhậu.
Thịt Heo Trong Bữa Ăn Ngày Tết Ba Miền
Nhiều người không khỏi nuốt nước miếng, khi nhìn vào đĩa thịt heo kho đông của miền Bắc. Xắn nhẹ đôi đũa gắp thật khéo lấy một miếng đưa vào miệng, kèm một củ hành muối chua. Mùi thơm lạ lùng của hợp chất nấu đông và mùi hăng của dưa hành quyện thành một hương vị khó tả. Vị ngòn ngọt, beo béo của chất đông, hòa với vị chua chua, cay cay của củ hành tan trong vòm miệng. Phải ăn từ từ, nuốt từ từ, để hương và vị tan loãng từ từ, mới cảm nhận hết cái ngon lạ lùng của nó.
Thịt nấu đông là món ăn trông có vẻ tầm thường, nhưng lại là món truyền thống ngày Tết của người miền Bắc. Những người vào Nam công tác hoặc sinh sống, cứ Tết đến lại không khỏi nhớ đến món thịt đông. Họ ra chợ mua thịt ba chỉ (ba rọi) và một ít bì heo về nấu, để nguội, rồi cho vào tủ lạnh làm đông. Khi ăn, miễn cưỡng chấp nhận cái hương vị “giả đông” nên không thấy ngon miệng lắm. Cũng phải thôi! Khí hậu phương Nam nóng, thịt nấu đông phương Nam là thịt đông “nhân tạo”, nhờ tủ lạnh. Còn thịt nấu đông phương Bắc mới là thịt đông “tự nhiên”.
Thực ra cách nấu đông cho hợp khẩu vị của từng gia đình tùy thuộc vào lượng mỡ, lượng bì. Thích ăn béo thì dùng nhiều mỡ, ít bì. Muốn ăn hơi béo thì nấu nhiều bì hơn mỡ. Ngán chất béo thì nấu thật nhiều bì, rất ít mỡ. Thịt nấu đông phải khá đặc và trong như thạch thì nhìn mới khoái con mắt, ăn vào mới khoái cái lưỡi. Thịt đông phải ăn với hành muối chua, cải muối chua, mới đúng cách và hợp vị. Thịt đông có thể ăn chung với bánh chưng, cơm nóng hoặc cơm nguội. Đi đâu về, xúc một bát cơm nguội, xắn một gắp thịt đông, ăn vội ăn vàng vẫn thấy ngon. Mải vui Xuân lỡ bữa, xắn một miếng bánh chưng ăn với thịt đông, vừa thấy ngon, thấy béo, vừa thấy vững bụng. Nếu có thêm món canh măng hầm thịt hoặc chân giò nữa thì ăn suốt mùa Xuân cũng không thấy chán!
Mùa Xuân miền Trung (trừ các tỉnh Bắc Trung Bộ) cũng có cái rét tự nhiên nhưng người ta không thích ăn “mềm mềm, ngòn ngọt, nhàn nhạt” như người Bắc, nên đã làm món truyền thống “Thịt heo ngâm nước mắm”. Thịt heo ít mỡ, nhiều nạc, được thái to hơn bàn tay, dày năm sáu phân, luộc chín, để nguội. Nấu nước mắm ngon với đường, để nguội. Xếp những miếng thịt heo vào keo lớn, đổ nước mắm đường ngập thịt, rồi đậy nắp kỹ. Nước mắm phải là loại ngon, đường phải là đường cát trắng tinh, pha theo tỷ lệ cho hợp khẩu vị từng gia đình, nhưng thường thì ít ngọt, nhiều mặn. Người ta chỉ nấu nước mắm với đường cát trắng, tuyệt nhiên không pha một giọt nước nào khác thì miếng thịt ăn mới ngon.
Khi ăn hoặc đãi khách, vớt miếng thịt ra, xắt vừa phải. Các thớ thịt bên trong như sắt lại nhưng không có mùi “ai ai” và không “bở”. Chất ngọt của miếng thịt được giữ nguyên, hòa với vị hơi ngọt của đường cát trắng, tạo thành vị ngọt tổng hợp, tỏa ra khắp các thớ thịt. Món thịt heo ngâm nước mắm được ăn chung với củ hành muối chua. Vị mặn của nước mắm “ẩn” dưới vị ngọt của đường, hợp với vị chua của dưa hành, thành một vị tổng hòa. Ăn một miếng, người ta cảm nhận được nhiều mùi vị, khó có món nào ngon hơn.
Thịt heo ngâm nước mắm có thể ăn chung với bánh tét, cơm nóng, cơm nguội mà không cần rau (sống hoặc chín). Nếu muốn chế biến, người ta thường cuốn nó với rau và bánh tráng. Thịt xắt mỏng, đặt vào giữa miếng bánh tráng, thêm rau sống, rau thơm, chuối chát và khế xanh cắt mỏng, cuốn khéo tay cho tròn, chấm nước mắm ớt, hoặc mắm Huế, mắm cá. Chua, cay, mặn, ngọt, hăng, chát đều có cả, thú vị như cả hương vị mùa Xuân được thu vào miếng ăn! Món thịt ngâm nước mắm có thể là thịt heo hay thịt bò, nhưng người ta thường dùng thịt heo hơn.
Cũng là thịt heo nhưng người miền Nam không làm mềm rục như miền Bắc, không làm cứng như miền Trung mà là món “thịt heo kho trứng nước dừa”. Thịt heo (ba rọi, nách hoặc đùi) được cắt thành từng miếng lớn buộc cẩn thận bằng lạt, hoặc chỉ chắc, hầm với nước dừa và trứng vịt luộc bóc vỏ, để nguyên quả. Gọi là kho hay hầm cũng không khác mấy, vì thời gian nấu khá lâu, đủ để miếng thịt vừa đủ mềm. Mỗi lần hâm lại, thịt lại mềm hơn, thịt không rã ra nhờ có dây buộc, nhưng trứng vịt lại cứng hơn. Càng hâm nhiều lần, nước dừa càng ngấm vào cục thịt và vào tận lòng đỏ trứng. Ăn cục thịt nào thì múc ra đĩa, cắt dây, xắt trứng làm bốn, bày cho đẹp. Nếu ăn không hết, không được đổ trở lại nồi. Cả nạc lẫn mỡ đều mềm nhưng không rục, chỉ cần xắn nhẹ đũa là thịt tơi ra từng mảnh. Gắp một miếng, đưa vào miệng ăn với dưa giá, hoặc dưa cải chua, sẽ cảm nhận được mùi thơm của nước dừa, vị ngọt của thịt, vị béo của trứng và những mùi vị khác của gia vị, thoang thoảng như “hương đồng cỏ nội”. Vị ngọt của nước dừa tươi hòa vào vị ngọt của thịt, chất béo của dừa hình như trung hòa chất béo của mỡ, thêm vị chua của dưa giá, dưa cải hay dưa kiệu, khiến ta ăn không biết chán. Nếu có thêm một chút ớt trong nước dừa kho thịt để chấm dưa mới thú vị làm sao!
Thịt heo kho trứng nước dừa có thể ăn với cơm, bánh tét và cuốn bánh tráng. Muốn cuốn, cắt thịt theo thớ, đặt vào miếng bánh tráng, thêm rau sống, rau thơm, dưa leo, chuối chát, một vài củ kiệu hay dưa chua, quấn lại thành cuốn, chấm với nước kho, hay nước mắm pha giấm ớt. Trong miếng ăn này có đủ mùi vị thơm, hăng, chua, chát, ngọt, bùi, mặn, cay.
Nếu được thưởng thức cả ba món “đặc sản” này, người ta mới cảm nhận hết được cái ngon của “thịt heo ngày Tết”. Và, chúng ta mới thấy người Việt Nam vẫn luôn giữ được nét văn hóa nghệ thuật trong ẩm thực, nhất là trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
Mời xem video:
Các Món Ăn Ngày Tết Độc Đáo Của Ba Miền
Ẩm thực ngày Tết là nét văn hóa vừa mang tinh thần truyền thống của dân tộc, vừa mang tính đa dạng và độc đáo của mỗi vùng miền. Phong tục tập quán và cả khí hậu mỗi miền đem đến những phong vị rất riêng của các món ăn ngày Tết.
Các món ăn ngày Tết ở miền BắcTết ở miền Bắc bắt đầu với những ngày trời lạnh nhưng không còn buốt giá. Hoa đào bắt đầu phớt hồng và khắp nơi tấp nập bán lá dong để gói bánh chưng Tết. Khí hậu lạnh, khiến những món ăn ngày Tết ở miền Bắc cũng phong phú hơn.
Mâm cỗ truyền thống ngày Tết ở miền Bắc
– Bánh chưng: Bánh chưng là món ăn trong cổ truyền, là linh hồn trong những ngày Tết Nguyên đán. Những chiếc bánh vuông vức, nấu từ gạo nếp thơm, đỗ xanh, thịt lợn, hạt tiêu, thảo quả mang trong mình trọn vẹn những tinh túy của đất trời. Là món thờ cúng tổ tiên không thể thiếu trong mỗi gia đình dịp Tết.
– Thịt đông: Nhờ những ngày lạnh, thịt đông trở thành món ăn Tết chỉ miền Bắc mới có. Thịt được chọn phải là thịt lợn ba chỉ, được ninh thật lâu trên bếp, rồi để nguội cho nước thịt keo lại như thạch. Vừa lạnh, vừa bùi, vừa mềm, miếng thịt như tan ra trong miệng.
– Dưa hành: Ngày Tết nhiều đồ ngán, dưa hành xuất hiện như là sự kết hợp hoàn hảo của bánh chưng, của thịt đông. Với vị chua dịu, cay nhẹ, dưa hành ăn kèm giúp các món ăn ngon hơn, dễ tiêu hóa.
– Giò lụa: Nhắc đến các món ngon ngày Tết ở miền Bắc không thể không nhắc đến giò lụa – thứ giò nạc được làm từ thịt lợn. Những khoanh giò với màu trắng ngà vừa bùi vừa giòn cực kỳ dễ ăn trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết.
– Canh măng: Một mâm cỗ cúng những ngày Tết, bao giờ cũng phải có canh măng. Măng khô được mua từ giữa tháng Chạp, nấu với mọc, với miến, lòng gà, thêm một chút hành, rau răm trở thành một món ăn rất hấp dẫn và thanh mát.
Các món ăn ngày Tết ở miền TrungNhững món ăn ngày Tết của người miền Trung
– Bánh tét: Nếu như bánh chưng là món nhất định phải có trong dịp Tết ở miền Bắc thì bánh tét cũng là linh hồn những ngày Tết của người dân miền Trung. Nguyên liệu và cách làm bánh tét không khác gì bánh chưng, chỉ có điều bánh tét được gói thành hình trụ cứ không phải hình vuông.
– Thịt lợn ngâm nước mắm: Được chế biến từ thịt heo luộc chín cùng với nước mắm pha đường. Giống như thịt đông miền Bắc, thịt lợn ngâm nước mắm cũng là món ăn không thể không có trên mâm cỗ ngày Tết. Vị mặn, ngọt của món thịt khi kết hợp thêm với dưa món, củ kiệu chua ngọt và rau sống, rau thơm càng trở nên hấp dẫn.
– Bánh tổ: Là sự kết hợp tinh tế của mè, gừng, đường đen và gạo nếp. Khi thưởng thức, bánh tổ có thể được xắt ra thành từng miếng để dùng ngay hoặc nướng bánh trên bếp than hồng cho mềm hay đem chiên với dầu đậu phộng.
– Dưa món: Không có món dưa hành, người dân miền Trung lại có dưa món để giúp những món ăn thêm ngon miệng. Là sự kết hợp của nhiều loại nguyên liệu khác nhau như củ kiệu, củ cải, dưa leo, đu đủ, cà rốt… ngâm chua mặn đủ để bất kỳ ai đi làm ăn xa cũng nhớ hương vị Tết quê nhà.
Những món ăn ngày Tết ở miền NamMâm cỗ Tết của người dân Nam bộ
– Bánh tét: Cũng là món ăn cổ truyền của người miền Nam, cũng giống nguyên liệu, cách thức và hình dạng như bánh tét miền Trung, nhưng bánh Tét miền Nam có thêm chút khác biệt khi có thêm nhân ngọt. Người dân miền Nam thường gói bánh tét trước Tết khoảng 10 ngày để cúng tổ tiên cũng như làm quà biếu Tết.
– Canh khổ qua: Ở miền Bắc có canh măng thì người miền Nam không thể thiếu canh khổ qua cho ngày Tết. Mùa Tết ở miền Nam cũng là mùa nóng trong năm. Vì thế, canh khổ qua, vừa để thắp hương tổ tiên, vừa có tác dụng giải mỡ, thanh nhiệt. Đặc biệt, theo quan niệm dân gian, canh khổ qua giúp xua đi những khó khăn của năm cũ để mong cầu một năm mới hanh thông.
– Củ kiệu tôm khô: Củ kiệu kết hợp cùng với tôm khô tạo nên một món ăn vô cùng ngon miệng với vị chua ngọt, bùi bùi rất đặc trưng và là một món ăn “thượng hạng” dành cho dân nhậu. Và củ kiệu tôm khô cũng được điền tên vào danh sách những món ăn Tết cổ truyền của dân tộc.
Các Món Ăn Ngày Tết Tiêu Biểu Của Ba Miền Việt Nam
Các món ăn ngày Tết ở miền Bắc
Người Hà Nội xưa thường hay chăm chút về mặt hình thức nên mâm cỗ ngày Tết cần chuẩn bị thật cẩn thận và đẹp mắt. Một mâm cơm lớn thì bắt buộc phải có 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa, ngụ ý cầu cho phát tài, phát lộc. Đến nay, các món ăn ngày Tết ở miền Bắc vẫn lưu giữ vẹn nguyên nét tinh hoa ẩm thực cổ truyền của Việt Nam.
Bánh chưngNhắc đến món ăn ngày Tết thì không thể không nhắc đến bánh chưng, vì cứ hễ nói tới Tết là người ta nghĩ ngay đến “bánh chưng xanh bên dưa hấu đỏ”. Bánh chưng chính là một đặc trưng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Bánh chưng, món bánh tượng trưng cho đất Mẹ, được sáng tạo ra để tỏ lòng hiếu thảo và biết ơn của hoàng tử Lang Liêu đối với vua Hùng (đời thứ 16) và đất trời.
Bánh chưng ngon với sự kết hợp giữa nếp dẻo thơm, đậu xanh ngọt bùi, thịt mỡ béo ngậy cùng vị tiêu tê cay, tất cả những thành phần đó đã tạo nên một hương vị Tết rất riêng và không thể lẫn đi đâu được. Hình ảnh cả nhà quây quần bên nồi bánh chưng và bếp than hồng rực lửa đã đi vào không biết bao nhiêu là áng thơ, văn kinh điển.
Bánh chưng không chỉ để bày trong mâm cỗ ngày Tết mà còn là một món quà ý nghĩa được nhiều người lựa chọn để tặng cho bạn bè hay người thân của mình.
Xôi gấcNgười Việt ta hay quan niệm màu đỏ chính là màu tượng trưng cho sự may mắn cũng như hạnh phúc của lứa đôi. Thế nên trong những dịp lễ quan trọng này, đĩa xôi gấc với màu sắc rực rỡ là một trong các món ăn ngày Tết không thể vắng mặt.
Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon rồi trộn đều với gấc tươi, sau đó người nấu đem xôi đi hấp chín. Món này có màu đỏ tươi cực bắt mắt và hấp dẫn. Vị dẻo của gạo nếp, ngọt của đường và beo béo của nước cốt dừa sẽ làm bạn ngạc nhiên vì vị ngon của nó.
Thịt đôngThịt đông chính là một món ăn tinh tuý, độc đáo mà người Việt, nhất là người miền Bắc rất ưa chuộng. Thịt đông là một món ăn cực kỳ thích hợp với thời tiết mùa xuân ở miền Bắc, trời càng lạnh thì món này lại càng có hương vị ngon.
Nguyên liệu chính của thịt đông là tai, bì, chân giò heo, có thể thêm cà rốt, nấm mèo, củ hành khô. Thịt và các thành phần khác sau khi được chế biến xong sẽ được cho khuôn, bỏ vào tủ lạnh để đông. Khi thịt đông, trên bề mặt sẽ xuất hiện một lớp mỡ màu trắng mịn như tuyết. Vị mát, béo ngậy của thịt đông đã giúp nó trở thành một món ăn được nhiều người yêu thích. Lúc thưởng thức món này, bạn chỉ việc dùng dao tách thịt ra khỏi khuôn, chấm với nước mắm chanh ớt, ăn kèm cơm nóng cùng củ kiệu, dưa hành, dưa cải, bấy nhiêu thôi là cũng đủ khiến bạn muốn ăn mãi không ngừng rồi.
Thịt gà luộcCó thể nói, không chỉ là món ăn ngày Tết mà trong những dịp cưới xin, lễ mừng cũng không thể không có món gà luộc. Gà sau khi luộc xong không những thơm mà thịt lại ngọt, ăn với lá chanh và chấm với muối chanh ớt nữa là ngon hết sảy.
GiòGiò là một món ăn ngày Tết luôn xuất hiện trong mâm cỗ của các gia đình. Nó mang một ý nghĩa đặc biệt, ngụ ý “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”, là một món ăn làm nên sự đặc sắc của ẩm thực nước ta.
Món này được làm từ thịt heo, được giã nhuyễn trong cối đá rồi gói lại trong lá chuối thành hình trụ, đem đi luộc chín là hoàn thành. Những miếng giò trắng thơm, giòn dai, ngon hết biết vừa làm phong phú thêm bữa ăn vừa có thể làm thành quà tặng cho người thân yêu được.
Nem ránTrong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc luôn có món nem rán. Thịt ba chỉ, miến, hành tây, su hào, cà rốt, mộc nhĩ,… được cuốn trong bánh đa nem rồi đem đi rán 2 lần dầu cho có màu vàng óng, giòn tan. Nem rán được dọn ăn kèm nước mắm ớt tỏi chanh đã trở thành một món ăn được nhiều người yêu thích.
Dưa hànhCác món ăn ngày Tết nhiều thịt mỡ, đạm nhiều mà rau xanh lại ít, thế nên dưa hành là một món cực kỳ thích hợp để giải ngấy, gợi khẩu vị trong mâm cơm đầu năm.
Hành được muối chua nên có vị chua chua và cay nhẹ, hay được ăn kèm với thịt đông hay bánh chưng rất ngon. Dù cuộc sống ngày càng thay đổi nhưng tin chắc bánh chưng và dưa hành sẽ luôn là món ăn ngày Tết đặc trưng nhất ở miền Bắc.
Chè khoNguyên liệu chính của món chè kho là nếp, đậu xanh không vỏ, đường đỏ, nửa trái thảo quả khô, được tán thành bột mịn và mè trắng rang chín.
Món ăn này có mùi thơm, vị ngọt và vô cùng bổ dưỡng, thích hợp nhâm nhi cùng trà nóng khi tiết trời lành lạnh dịp Tết.
Các món ăn ngày Tết ở miền TrungẨm thực miền Trung có sự khác biệt so với miền Bắc và miền Nam, song cũng lâu đời và tinh tuý chẳng kém nơi đâu.
Bánh tétNếu miền Bắc có bánh chưng thì món ăn ngày Tết ở miền Trung nhất định phải có món bánh tét mới đủ đầy. Người ta không gói bánh tét bằng lá dong như bánh chưng mà gói bằng lá chuối. Bánh tét có 2 loại là bánh ngọt và bánh mặn, nhân bánh ngọt chỉ có đậu xanh, còn nhân bánh mặn có thêm thịt heo. Thay vì gói thành hình chữ nhật giống bánh chưng, bánh tét được gói thành từng đòn hình trụ. Bánh tuy chế biến đơn giản nhưng ngon không tưởng.
Thịt muốiThịt muối là một món ăn ngày Tết mà người miền Trung thường làm. Thịt heo hay thịt bò được rửa sạch rồi ngâm vào nước mắm đường đã nấu sẵn cùng tỏi, ớt. Để khoảng 1 tuần cho thịt ngấm là có thể vớt ra, cắt lát rồi thưởng thức. Món thịt này mặn mặn, ngọt ngọt, có thể ăn chung với cơm nóng hay cuốn với bánh tráng, bún, rau sống đều ngon không chỗ nào chê.
Nem chuaNem chua cũng là món ăn hay được người miền Trung dùng để đãi khách. Món này có thành phần chính là thịt heo được tẩm ướp gia vị đầy đủ rồi gói trong lá ổi hay lá chùm ruột, sau vài ngày là có thể lấy ra ăn. Vị của nó giòn giòn, chua chua, the cay vừa phải do ớt, thơm mùi tỏi, người ta có thể ăn trực tiếp hay đem đi nướng đều ngon.
Tôm chuaTôm chua là một đặc sản của Huế, là món ăn không thể vắng mặt trong mâm cơm dịp năm mới của họ.
Vị ngọt bùi của tôm, thơm và cay của tỏi, ớt, riềng, vị béo ngậy của thịt, chát của vả, chua của khế cùng vị thanh của các loại rau thơm,… tất cả tạo nên một hương vị rất riêng, khiến người thưởng thức món này ấn tượng không thôi.
Chả bòTrong các món ăn ngày Tết, chả bò cũng được người miền Trung rất ưa chuộng. Màu chả đỏ hồng, vị mặn, giòn, ngọt, dai, cay và thơm của tiêu đen khiến chả bò trở thành món khoái khẩu của nhiều người.
Dưa mónMiền Bắc có dưa hành trong mâm cỗ đầu xuân thì miền Trung lại có món ăn ngày Tết là dưa món. Củ cải, dưa leo, cà rốt, củ kiệu, su hào, hành tím,… sau khi rửa sạch, cắt và phơi khô thì bỏ vào nước mắm đường đã nấu sẵn. Để từ 2 – 3 ngày cho các loại rau củ ngấm là có thể gắp ra dùng. Dưa món giòn tan, mằn ngọt vừa miệng, là món ăn kèm thích hợp để ăn chung với bánh tét.
Các món ăn ngày Tết ở miền NamMiền Nam là nơi dân tứ xứ đổ về làm ăn, phát triển nên ở đây có một nền ẩm thực đa dạng và phong phú.
Bánh tétBánh tét ở miền Nam không giống như miền Trung chỉ đơn điệu có nhân đậu và thịt, người ta còn thêm vào nhiều nguyên liệu khác như lạp xưởng, trứng muối,… Không chỉ vậy, bánh tét nhân ngọt lại càng nhiều phiên bản như bánh nhân đậu xanh, đậu đỏ, nhân chuối,…
Thịt kho nước dừaTrong vô vàn các món ăn ngày Tết thì món truyền thống nổi danh nhất, được người miền Nam yêu thích và làm nhiều nhất chính là thịt kho nước dừa. Thịt kho nước dừa hay còn có nhiều tên gọi khác như thịt kho hột vịt, thịt kho riệu. Người ta hay kho một nồi to để ăn dần trong những ngày đầu năm. Lạ một điều là món này kho càng lâu thịt lại càng thấm, ăn càng ngon, càng đậm đà. Bạn có thể ăn thịt kho nước dừa với dưa giá để tránh ngấy.
Lạp xưởngMột trong các món ăn ngày Tết không thể thiếu trên mâm cơm của gia đình người miền Nam là lạp xưởng. Lạp xưởng có nhiều loại như lạp xưởng khô, tươi, tôm, cá, nạc,… Bạn có thể chiên, luộc hay nướng lạp xưởng, tuỳ theo sở thích của mình. Chiên lạp xưởng bằng nước (không phải bằng dầu) vừa an toàn lại vừa ngon, tốt cho sức khoẻ nên được rất nhiều người áp dụng.
Canh khổ qua nhồi thịtCanh khổ qua nhồi thịt là một món ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người dân miền Nam. Là một món ăn ngày Tết hay được dùng, canh khổ qua nhồi thịt có ý nghĩa mong muốn những khó khăn sẽ đi qua, nhiều may mắn, thành công sẽ tới trong một năm sắp tới. Bên cạnh đó, món này cũng rất bổ dưỡng và có công dụng giải nhiệt tốt.
Củ kiệu tôm khôCủ kiệu này khác với củ kiệu của người miền Trung. Họ không ngâm cùng nước mắm đường mà ngâm chua ngọt với giấm đường. Củ kiệu gắp ra được thêm tôm khô, rắc chút đường cát lên trên nữa là trở thành một món ăn riêng, hay dùng để nhâm nhi trên bàn nhậu của cánh mày râu. Củ kiệu tôm khô với đủ vị mặn, ngọt, giòn, hăng, chua, rất đặc sắc.
Dưa giáDưa giá có vị giòn, mát nên được nhiều người yêu thích và hay ăn khi ngán thịt cá trong dịp Tết. Dưa giá có thể dùng chung với cơm hay cuốn chung với bánh tráng, hợp nhất là ăn chung với thịt kho nước dừa. Nguyên liệu chính của món này là giá, cà rốt, hẹ, rất tốt cho sức khoẻ người ăn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Món Ăn Ngày Tết: Món Ăn Ngày Tết Ba Miền trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!