Bạn đang xem bài viết Món Ăn Ngon Từ Nhộng Tằm Ngon Bổ Dưỡng ” Thế Giới Ẩm Thực được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Món ăn ngon từ nhộng tằm ngon bổ dưỡng đã trở nên phổ biến khắp 3 miền và được không ít người yêu thích.Nhộng tằm có thể dùng như dạng nhộng tươi đem xào nấu, chế biến trực tiếp hay dùng dạng bột nhộng sấy khô, tán mịn đó.
Theo một số nghiên cứu, cứ trong 100g nhộng tằm sẽ có đến 79.7g nước, còn lại thì có 13g Protid, 6.5g Lipid và cung cấp đến 206 calo.
Trong Đông y, nhộng tằm còn được gọi là tàm dũng, có vị ngọt bùi, hơi béo, tính bình, không độc và chứa nhiều bổ dưỡng.
Chúng được dùng để bồi bổ cho người già yếu, trẻ em suy dinh dưỡng, người suy thận, tiểu són, táo bón, ăn chậm tiêu,..
Món ăn ngon từ nhộng tằm ngon bổ dưỡng:
Món ngon này là sự hòa trộn hoàn hảo giữa thịt nhộng tằm bùi bùi, béo béo cùng hoa hẹ giòn ngọt, tạo nên hương vị dân dã thân quen.
Từ lâu, hoa hẹ đã mang đến cho ta nhiều công dụng tuyệt vời như: bổ thận, trị mộng tinh, khí hư, đau bụng kinh, đau lưng, mỏi gối, bổ phổi,…
Vì thế, việc kết hợp giữa hai nguyên liệu này sẽ có tác dụng cực tốt cho sức khỏe bởi cả hai đều có tính bồi bổ làm thận ấm đó.
Nhộng tằm xào hành là món ăn giản đơn đậm chất hương quê Việt Nam.
Vị beo béo của nhộng được tẩm ướp thấm vị hòa trong cái tươi non và hương thơm đặc trưng của hành, khiến món ăn vô cùng hấp dẫn luôn.
Khi thưởng thức có thể ăn kèm với cơm nóng nè, chắc chắn sẽ làm bạn muốn ăn mãi không thôi.
Nếu đã một lần có dịp thưởng thức món này, chắc hẳn bạn sẽ có ấn tượng khó quên.
Cái bùi bùi, béo ngậy của nhộng kết hợp tuyệt vời cùng miếng bưởi ngọt thanh xen lẫn chút chua chua, tạo nên sắc hương vị vô cùng phong phú.
Vị chua nhẹ của bưởi khiến người ăn không hề cảm thấy khó chịu, mà thay vào đó, chúng đã làm giảm đi sự ngây của nhộng, nâng món ăn lên một tầm cao mới.
Nhộng tằm béo ngậy được kết hợp theo tỷ lệ cân đối cùng lá chanh, chắc chắn sẽ ngon tuyệt.
Chú nhộng bùi béo được hương thơm của lá chanh ôm trọn, rồi thêm chút tê cay lưỡi của ớt, đem lại cho ta cảm giác vô cùng khó tả và đầy thích thú.
Không những thế, cách chế biến lại vô cùng đơn giản. Chỉ cần một ít gạo nấu chín, rồi cho thêm nhộng được ướp gia vị vào, nấu sôi cho nhộng chín và tiết ra vị ngọt là được.
5 Món Ngon, Bổ Dưỡng Chế Biến Từ Nhộng Tằm
Nhộng tằm chiên xù
Nhộng mang hương vị đậm đà khi được chế biến với hương lá chanh nồng nàn, tạo sự kích thích về khứu giác và vị giác.
Nhộng rang lá chanh. Ảnh: Internet
Nhộng tằm xào lá lốt
Nguyên liệu: Với 300g nhộng, lá chanh Bắc: 7 lá, hành tím băm, hành lá, tiêu, muối, đường, nước mắm, bột ngọt, Mayonnaise
Cách làm: Nhộng rửa sạch, chần sơ, để ráo; Lá chanh rửa sạch, để ráo, cắt thật nhuyễn. Hành lá cắt nhỏ. Rang thơm hành tím, cho nhộng vào rang, nêm ½ thìa bột ngọt, 1 ít muối, 1/3 thìa tiêu, ½ thìa đường, 1 thìa nước mắm, cho hành lá vào, tiếp tục cho 2 thìa xốt mayonnaise vào xóc đều, tắt bếp. Thêm lá chanh vào trộn đều.
Nhộng ngon, giàu chất đạm, giá trị dinh dưỡng gấp 2 lần thịt, 4 lần so với trứng, 10 lần so với sữa. Nhộng giúp bồi bổ gan, thận, là món ăn tốt cho đàn ông
Nguyên liệu: 500g nhộng, 1 gói bột cà ri, 2 quả trứng gà, 1 thìa súp xốt tương cà chua, 100g bột rán xù, 1 thìa cà phê hạt nêm, 50g rau cải xanh, Rau mùi, Dầu ăn.
Cách làm: Nhộng rửa sạch, vớt để ráo. Đập trứng vào tô, cho hạt nêm, cà ri vào rồi đánh tan đều. Nhúng nhộng vào trứng, lăn qua bột xù rồi thả vào chảo dầu chiên vàng, giòn. Nhộng chín cho vào lá cải xanh, quấn lại. Dùng kèm với tương cà chua. Khi bày ra đĩa trang trí với rau mùi thêm hấp dẫn.
Nhộng tằm xào lá lốt vừa béo vừa thơmHương vị bùi, béo của nhộng tằm hòa trong cái hương thơm thanh mát của lá lốt mang đến cho bạn món ăn ngon miệng trong ngày nắng nóng.
Nhộng trộn xoài xanh
Nhộng tằm là nguyên liệu chính chế biến nên nhiều món xào ngon miệng. Ảnh: D.H.
Cách làm: Nhộng tằm mua về rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 5 phút, sau đó vớt ra và để ráo nước. Sau đó cho nhộng vào ướp thố, ướp với một tí gia vị như muối, nước mắm, hạt nêm, đường trong khoảng 15 phút cho thấm gia vị. Lá lốt chọn lá tươi, non, rửa sạch, thái nhỏ.
Phi thơm dầu phộng với hành băm rồi cho nhộng vào xào nhanh tay, xào cho nhộng săn lại. Cho tiếp lá lốt vào đảo đều trong khoảng hai phút để món ăn dậy mùi thơm. Cần đảo nhẹ tay để không làm nhộng bị dập. Nêm lại gia vị cho vừa ăn, rắc lên ít tiêu bột rồi tắt bếp.
Nhộng xào lá lốt có vị béo, bùi của nhộng quyện cùng vị tươi non và hương thơm thoang thoảng của lá lốt, ăn kèm cơm nóng rất ngon và lạ miệng. Ngoài ra, đây còn lá món lai rai rất lý tưởng khi kèm thêm vài cái bánh tráng nướng.
Nhộng Xào Ngô
Nguyên liệu: 200g nhộng, 1 quả xoài xanh, 1 củ cà-rốt, rau thơm, 100g lạc rang. 2 thìa súp đường, 1 thìa súp nước mắm, 1 thìa cà-phê hạt nêm, 1/2 thìa cà-phê tỏi xay, 1/2 thìa cà-phê ớt xay, dầu ăn.
Cách làm: Nhộng rửa sạch, vớt ra để ráo. Xoài xanh gọt vỏ, bào từng lát mỏng, dùng dao răng cưa thái sợi để có hình dáng đẹp mắt. Cà-rốt bào vỏ, thái sợi tương tự xoài, chần sơ qua nước sôi.
Bắc chảo lên bếp, đun nóng 1 thìa súp dầu ăn, phi thơm tỏi xay, cho nhộng vào, nêm hạt nêm vừa ăn, rang đến khi nhộng khô lại là được.
Hòa tan các nguyên liệu làm nước trộn. Cho xoài xanh, cà-rốt và rau thơm thái nhỏ vào thố, rưới nước trộn vào, trộn đều.
Cho nhộng xào ra đĩa. Có thể trộn chung với gỏi xoài xanh, cà-rốt khi ăn hoặc dọn riêng, rắc lạc rang. Dùng làm món khai vị. Để món ăn ngon hơn, bạn không nên rang nhộng quá giòn.
Hoa Lê
Lót xà lách vào bát, cho nhộng lên, dùng nóng với cơm. Ảnh: Internet
Nguyên liệu: 100gr nhộng, 150gr hạt ngô (bắp), 2 củ hành tím, hành lá, 1 thìa súp tỏi xay, bột nêm, đường, tương ớt.
Cách làm: Rửa sạch nhộng qua nước nóng, để thật ráo nước. Luộc chín hạt ngô, vớt ra để ráo. Thái hành tím thành múi cau cỡ vừa. Rửa hành lá, cắt khúc ngắn. Đun nóng dầu, phi thơm tỏi và hành củ, cho nhộng vào xào. Đảo hỗn hợp trong 5 phút, cho ngô vào xào cùng. Tiếp tục đảo ngô thêm 5 phút, nêm gia vị vừa ăn, rắc hành lá vào.
Lưu ý khi mua và chế biến nhộng tằm
Dễ gây ngộ độc: Trong nhộng tằm có chứa nhiều protein (đạm), không thể bảo quản được lâu, dễ bị ôi thiu. Một khi nhộng tằm không được bảo quản tốt, chất đạm sẽ bị phân hủy không còn giá trị dinh dưỡng nữa, mà trở thành chất độc gây hại cho cơ thể.
Khi mua nhộng và chế biến:
Mua nhộng còn tươi, không để lâu và có nguồn gốc rõ ràng.
Chọn nhộng tằm có màu vàng ươm, thịt trắng ngà, các đốt trên thân không bị rời ra, còn nhộng tằm để lâu thường chuyển màu sang vàng nhạt, thâm đen, các đốt trên thân rời rạc, không dính chắc vào nhau.
Không nên chọn loại nhộng tằm có kích thước quá to, vì rất có thể chúng đã bị tẩm các chất hóa học để trông căng tròn, bắt mắt.
Nên chế biến, nấu chín ngay trong ngày hoặc bảo quản trong nhiệt độ từ 0 – 5oC.
Những người có cơ địa hay dị ứng không nên ăn nhộng tằm vì trong chúng cũng chứa một số histamin dễ gây mẩn ngứa.
Ăn nhộng tằm khoảng 2-3 bữa/tháng là đủ./.
(Tổng hợp)
Món Ăn Từ Nấm Mối Ngon Bổ Dưỡng
Món ăn từ nấm mối có mùi vị rất đặc trưng thơm ngon được mọi người ví như thịt gà. Vào mùa của những cơn mưa cũng chính là mùa “thu hoạch” nấm mối.
Vào mùa của những cơn mưa cũng chính là mùa “thu hoạch” nấm mối. Lúc này giá nấm mối ở ngoài thị trường đã “hạ nhiệt” và tìm mua cũng dễ dàng.
Đây là dịp để các bạn chưa và đã thưởng thức hương vị của món nấm mối này có thể chế biến những món ăn hấp dẫn nhất từ nấm.
Món ăn từ nấm mối ngon hấp dẫn:
1. Cháo nấm mối:
Gạo, nấm mối, thịt heo xay, hành lá, ngò; gia vị: hạt nêm, muối, đường, tiêu.
Bạn có thể nấu kết hợp với những nguyên liệu khác như hải sản thay cho thịt.
2. Nấm mối xào mướp:
1-2 trái mướp, nấm mối, ớt, dầu hào, nước tương, hành lá; gia vị: hạt nêm, đường, muối, tỏi; ăn kèm nước tương.
Bạn có thể xào với cải thìa, cải xanh và 1 ít loại nấm khác.
Nấm mối; gia vị: hạt nêm, muối, đường bột ngọt,…
Dùng kèm: Cơm cháy, cơm dẻo, mỡ hành.
4. Chả giò nấm mối:
Nấm mối, củ đậu, đậu hũ chiên, mộc nhĩ, bánh bía (hoặc bánh tráng cuốn), cà rốt ; gia vị: hạt nêm, muối, đường bột ngọt,…
Dùng kèm: nước mắm, các loại rau sống, ớt, đồ chua, bún,…
5. Súp nấm mối:
Nấm mối, đậu hũ non, cà rốt, củ cải trắng, tiêu, lòng trắng trứng, thịt cua hoặc tôm.
Đường, muối, bột ngọt, hạt nêm, bột năng, bột bắp, tiêu xay, ớt xay.
6. Gỏi nấm mối trộn tôm:
Nấm mối, tôm nõn bóc vỏ bỏ chỉ đen, rau răm, bắp cải, mè.
Đường, muối, hạt nêm, chanh (hoặc ít giấm), nước mắm.
7. Bánh xèo nấm mối:
Nấm mối, bột bánh xèo, giá đỗ, đậu xanh, thịt ba chỉ, hành lá, cà chua, dầu ăn, gia vị.
Dùng kèm: nước mắm, đồ chua, rau sống.
Lưu ý:
Bạn nên sử dụng nấm tươi chế biến trong ngày, đừng để quá lâu sẽ mất mùi.
Nếu chế biến nấm khô phải ngâm trong nước ấm đến khi nấm nở vừa đủ dùng để bung quá khi nấu nấm sẽ nhạt và bở.
Dưỡng Huyết Bổ Can Thận Với Món Ăn Thơm Ngon Bổ Dưỡng Từ Cá Mực
Cá mực là món ăn thuốc rất tốt, chữa được nhiều bệnh của phụ nữ như các chứng bệnh xích bạch, lậu hạ, kinh tụ, huyết bế, ẩm thực thũng thống, hàn nhiệt chưng hà…
Theo Đông y, cá mực vị mặn, tính bình, bổ âm dưỡng huyết thông kinh khứ ứ, bổ can thận, chữa di tinh xuất tinh sớm phụ nữ kinh nguyệt không đều, ít sữa Ngoài ra, cá mực còn có công hiệu giải độc gan phòng tiểu đường chống mệt mỏi chống suy lão.
Trong cá mực có nhiều protid lipid các axit amin các vitamin A, B1, B2, B12, D, E và các chất vi lượng như đồng, kẽm…
Cá mực được dùng làm thuốc trong những trường hợp sau:
Dưỡng âm bổ huyết: Dùng cho người tỳ vị hư nhược thiếu máu giảm sức miễn dịch phụ nữ huyết hư, bế kinh khí hư băng huyết. Cá mực 300g ớt xanh 100g, gừng, hành tỏi rượu vang, dấm, đường, xì dầu lượng vừa dùng (cá mực thái sợi) làm món xào.
Bổ huyết tăng sữa: Nấu canh mực khô với giò heo hoặc thịt heo cho sản phụ ăn cái uống nước
Chống ợ chua: Nấu canh mực ăn cái uống nước.
Chữa mờ mắt, chảy nước mắt sống: Khi dùng canh mực chữa bệnh thì dùng nước canh là chính vì mực khô cứng khó tiêu có thể ảnh hưởng xấu đến bộ máy tiêu hoá.
Đại bổ tỳ thận chữa suy nhược thần kinh và thể lực: Mực 3 con (khoảng 600g) hạt sen 10g, khoai mài 300g bạch quả nhân 10g, tôm to 100g, tương cà chua 30g hành tây 2 củ (50g), bơ 15g. Tôm nõn hoặc tôm khô ngâm mềm, thái mỏng. Mực bỏ râu, phủ tạng. Khoai mài thái lát mỏng. Hạt sen tươi nếu khô ngâm mềm bỏ tâm sen Tất cả trộn đều với ít muối rồi cho vào bụng mực, khâu lại, phết bơ mỏng ra ngoài, nướng chín, cắt khoanh dây 3cm xếp vào đĩa.
Kinh nguyệt lượng ít kéo dài: Mực 500g, gừng nướng 6g thái lát cho vào nồi nước nấu chín, thêm gia vị. Ngày ăn 1 lần, ăn liền trong 3 – 5 ngày.
Kinh nguyệt nhiều do khí hư: Cá mực 300g, hoa tề thái tươi 30g, hành tiêu dầu muối (cọng hành trắng giã nhuyễn), ướp mực với hành muối tiêu. Cho nước nấu canh.
Hoạt huyết hoá ứ, lý khí, giảm đau: Tài liệu nói thích hợp tiểu đường kèm viêm tiền liệt tuyến Mực 1 con đào nhân 6g. Nấu canh để ăn.
Tư âm, bổ hư: Phụ nữ sinh con huyết hư máu kinh nhiều, mất máu nhiều nên ăn mực thì cực tốt (theo sách). Cá mực khô 1 con, đương quy 25g. Cho nước ninh nhừ. Chữa kinh ít, bế kinh.
Kinh ra trước kỳ, băng lậu: Cá mực khô 1 con sinh địa hoàng 30g. Cho nước vào ninh nhừ để ăn.
Thông sữa: Cá mực khô 1 con, chân giò lợn 1 cái. Ninh nhừ để ăn. Ăn liền 3 ngày.
Bổ thận tráng dương: 3 con cá mực tươi làm sạch (bỏ mai, bỏ ruột…). Hạt sen 30g (ngâm mỡ bỏ tâm) giã nát hoài sơn 300g, nấu chín, giã nhuyễn, tôm nõn 100g, chân giò hun khói 200g thái nhỏ. Tất cả (trừ mực) trộn đều với muối gia vị (vừa ăn) rồi nhồi vào khoang mực buộc lại. Xào 200g hành thái lát cho thơm, nêm gia vị chờ dùng.
Mực đã nhồi được rán, một lúc cho rượu xì dầu và lượng nước vừa phải. Cuối cùng cho hành đã xào và gia vị đảo đều là được, chia ra mấy lần ăn trong ngày.
Bổ khí huyết: Mực tươi 600g tỏi băm 100g, tiêu đen giã dập nát 1 thìa con, nước tương nhạt 1 thìa con, đường 1 thìa con. Rau mùi xào vàng tỏi rồi cho mực vào. Sau đó cho gia vị đun cho mực trắng ra. Rắc mùi, ăn nóng.
Chú ý:
– Nên ăn mực tươi không qua ướp đá.
– Do mực chứa nhiều cholesterol nên người có mỡ máu cao phải hạn chế.
– Khi chế biến thức ăn nên nướng, xào, không nên rán.
Món Ngon Bổ Dưỡng Từ Thịt Bò
Nguyên liệu
200gr thịt bò —
Củ hũ dừa —
Cà rốt và hành tây thái sợi —
3 thìa cà phê đường —
2 thìa dầu điều —
1 thìa dầu ăn
— 1 thìa hạt nêm —
½ thìa muối —
1 bánh tráng cuốn bò bía cỡ to
Thực hiện
Thịt bò thái mỏng, ướp với gia vị
Cù hủ dừa với nước muối loãng và chanh, xắt lát mỏng.
Làm nước gỏi: Dùng chanh dây ép lấy nước thêm hai thìa nước mắm và một thìa đường vàng, nấu cho đến khi hỗn hợp sệt lại.
Cách làm chén đựng gỏi: Chiên bánh tráng trong một chảo sâu lòng, khi chiên dùng cái vá múc canh đè nhẹ để bánh nở lên tạo thành hình cái chén.
Trộn đều thịt bò với nước gỏi, dùng rau răm thái sợi rắc lên trên mặt.
Dung kèm với nước mắm ngọt và bánh phồng tôm.
Nguyên liệu
200gr bò phi lê
300gr cá lóc phi lê
1 quả ớt chuông
1 củ cà tím
100gr đậu bắp
1 thìa mật ong
1 thìa đường
1 thìa muối
5 nhánh tỏi
1 thìa nước tương
1 thìa màu điều
Thực hiện
Bò và cá thái lát mỏng 3cm
Ướp cá với các gia vị đã chuẩn bị
Ớt xanh và đậu bắp cắt khúc dài 2,5cm
Dùng cây xiên, xiên thịt bò, cá và ớt xanh, cà chua bi, đậu bắp xen kẽ nhau.
Nướng trên bếp than hoặc vỉ nướng không khói.
Dùng kèm với khoai tây chiên và sốt hồng làm từ sốt mayonaise và tương cà.
Nguyên liệu
300gr bò phi-lê
1 củ hành tây
2 viên phô-mai đầu bò
3 thìa bột nướng BBQ
1 thìa bột ngũ vị
1 thìa màu điều
1 thìa hạt nêm
1 thìa tương ớt
1 thìa đường
Thực hiện
Thịt bò rửa sạch, đập sơ cho thịt mềm, ướp với hỗn hợp gia vị.
Phô mai xắt hạt lựu, hành tây xắt múi cau.
Cuộn lát bò với một miếng hành tây xắt múi cau và phô mai thái hạt lựu.
Nướng bò, canh thời gian 2 phút cho một mặt nếu nướng trên bếp than và 4 phút nếu nướng không khói tại bàn.
Ăn nóng, dùng kèm với rau xà-lách.
Bạn có thấy bài viết này hữu ích:
Cập nhật thông tin chi tiết về Món Ăn Ngon Từ Nhộng Tằm Ngon Bổ Dưỡng ” Thế Giới Ẩm Thực trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!