Bạn đang xem bài viết Món Ngon Hồ Tây Không Nên Bỏ Qua (Update 7/2023) được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Du lịch Hà Nội đừng quên thưởng thức món ngon Hồ Tây nhé! Đi Hà Nội là chuyến du lịch mà ai trong đời cũng nên đi một lần để khám phá thủ đô xinh đẹp của chúng ta. Chu du Hà Nội bạn sẽ cảm nhận đời sống mang hơi thở Hà Thành xưa và sẽ được ngắm nhìn những di tích lịch sử còn sót lại của đất nước Việt Nam. Và điều tuyệt vời ở đây làm chúng ta không nỡ rời xa có lẽ là ẩm thực nơi đây. Và đừng quên Chudu24 đang có giá tốt khách sạn Hà Nội bạn hãy gọi ngay 1900 5454 40 để được tư vấn nhanh chóng nhé!
Du lịch Hà Nội, muốn khám phá những nét riêng thì hãy lên Hồ Tây, đây là câu nói quen thuộc của người dân nơi đây khi muốn du khách khám phá Hà Nội một cách trọn vẹn. Đến Hồ Tây như đến một nơi khác xa thành phố, yên tĩnh hơn, trong lành hơn, những ngôi nhà và con phố quanh Hồ Tây cũng có những nét đẹp riêng, mà lại có rất nhiều thứ để ngắm nghía và cả để nhâm nhi nữa.
Ẩm thực Hồ Tây rất phong phú, cộng thêm gió mát, cảnh đẹp nên hình như những món ăn ở Hồ Tây cũng ngon hơn. Đặc biệt là khi tiết trời bắt đầu chuyển mùa, thì người ta mách nhau lên Hồ Tây hứng gió và thưởng thức những món ăn chuẩn vị.
1/ Bánh tômDu lịch Hà Nội phải nhắc đến những món ngon Hồ Tây, dù là người con xa xứ hay người dân sinh sống ở đây đã lâu cũng không chần chừ mà nghĩ ngay đến bánh tôm Hồ Tây. Được làm từ những nguyên liệu rất gần gũi quen thuộc như tôm, khoai lang, trứng vịt, bột mì, thưởng thức bánh tôm Hồ Tây nhất định phải có nước chấm đi kèm. Đó là thứ nước chấm tổng hòa các vị chua, ngọt và cay; thêm một chút dưa ghém làm từ đu đủ, cà rốt thái nhỏ ngâm giấm, làm dịu bớt vị ngậy của món chiên này.
Người Hà Nội vốn khéo tay, chế biến ra nhiều món ăn tinh hoa, nhưng có lẽ chỉ có bánh tôm Hồ Tây là giữ được sự bình dị, đặc biệt, ít pha tạp hiếm hoi. Tiết trời mùa này rất thích hợp cho việc nhấm nháp món ăn chuẩn vị bởi thời tiết sẽ không quá oi nóng như mùa hè, sẽ không làm người ta cảm thấy ngấy.
Quán bánh tôm Hồ Tây ở số 1 Thanh Niên (đối diện chùa Trấn Quốc) phường Yên Phụ, Quận Hồ Tây (9h – 21h) (80.000 – 132.000VNĐ/phần).
2/ Bánh rán xếp số ở Lạc Long QuânQuán bánh rán ở 242 Lạc Long Quân cũng là điểm đến ẩm thực hút khách quanh khu vực Hồ Tây, cũng lâu đời và tiếng tăm không kém. Trước đây, quán nằm ở phố Thụy Khuê đoạn gần chợ Bưởi. Sau này vì nhiều lí do, phải chuyển đến ngõ 242 đường Lạc Long Quân. Đặc biệt đông khách khi tiết trời se se lạnh. Dường như người Hà Nội thích ăn đồ chiên rán khi trời chuyển gió, có lẽ những đồ chiên nóng hổi sẽ làm cơ thể họ ấm lên và ăn ngon miệng hơn.
Đến đây mỗi người sẽ được phát cho một chiếc vé có ghi số thứ tự. Bao giờ chủ quán đọc đến số thì bạn mới được thưởng thức bánh. Người ta sẵn sàng xếp hàng dài để đến lượt bởi bánh không được làm sẵn mà được ‘sản xuất tại chỗ’. Có 3-4 người luôn tay thoăn thoắt nhồi vỏ bánh, cho nhân, nặn bánh và thả vào chiếc chảo to ngập mỡ sôi sục.
Những chiếc bánh phồng to, vàng ươm cùng nhân mộc nhĩ thơm bùi và thịt, đơn giản vậy thôi mà khiến bao người thích mê. Vẫn là nước mắm chấm chua ngọt nhưng không pha loãng để ngoài mà sền sệt, cay cay đổ trực tiếp vào bát bánh đã được cắt miếng. Không rau sống, chỉ bỏ thêm đu đủ xanh vào nữa là thành một suất. Quán bán theo bát 2 chiếc, 3 chiếc tùy khách gọi. Ăn như vậy gọn gàng mà bảo đảm nóng hổi, ngon miệng. Bánh rán ở đây có lẽ là tươi mới và khác kiểu nhất. Bánh ngon giá lại rẻ nên quán này xứng đáng trở thành tiệm trứ danh của đất Hà Thành.
Món ăn đường phố Hà Nội nói chung hay món ăn Hồ Tây nói riêng luôn làm “nức lòng” các thực khách trong nước và quốc tế bởi sự phong phú trong chế biến và độc đáo trong hương vị.
Địa chỉ: Quán bánh rán ở 242 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ (11h – 18h) (8.000 VND/chiếc).
3/ Bánh giò Thụy KhuêCửa hàng khá to gần vườn hoa Lý Tự Trọng, đoạn ngay đầu đường Thanh Niên giao với Thụy Khuê (Hà Nội) bán bánh giò nổi tiếng đất Hà Thành luôn đông khách vào ra. Khách quen đặt tên cho quán là Cô Hoa béo theo tên của cô chủ tay thoăn thoát cắt bánh mời khách.
Bánh giò ở đây ăn rất ngon và béo. Cái béo không phải ngấy mà lại béo ngậy, nhân bánh giò xào và nêm rất chuẩn vị, làm từ thịt nạc băm nhuyễn cùng nhiều mộc nhĩ, nấm hương ăn giòn sần sật, và tất nhiên không thể thiếu hạt tiêu thứ làm dậy lên hương vị của nhân bánh. Vỏ bánh thì mềm, mịn ăn cứ tan trong miệng, chứ không hề bị cứng, sượng.
Nhiều người gọi bánh giò cô Hoa là ‘bánh giò khổng lồ’ bởi bánh giò đâu có ăn không như vậy, cô Hoa còn cho thêm nào giò lụa, chả cốm, giò bò, giò tai. Thế nên chỉ ăn một suất bánh thôi là đủ ấm bụng cho cả bữa rồi. Tương ớt và dưa chuột là hai gia vị không thể thiếu của món bánh giò, khi có khách gọi, cô chủ hàng mới cắt giò, chả thành từng miếng nhỏ, sắp vào đĩa bánh cùng dưa chuột ngâm chống ngấy. Đồ ăn kèm đầy đặn và đa dạng. Tuy nhiên khách cũng có thể tùy chọn những món ăn kèm.
Địa chỉ: Quán Cô Béo – Số 3 Thụy Khuê phường Thụy Khuê, Quận Tây Hồ (6h – 21h) (27.000 VND/chiếc).
4/ Bánh bột lọcQuán bánh bột lọc có tiếng ở Hà thành này khác biệt so với những chỗ khác là ở thứ nước chan lên bánh chứ không phải chấm. Theo như cô chủ quán “bật mí”, nước chan bánh được nấu từ xương và tôm, có vị ngọt thanh rất ngon mà không hề ngấy. Thứ nước này ngon tới nỗi, ăn hết bánh rồi mà thực khách vẫn cứ xì xụp húp phần nước còn lại trong bát.
Tất nhiên, vì được chế biến khá cầu kì nên bột lọc cô Thường ở Thụy Khuê có giá bán cao hơn những chỗ khác, tuy nhiên, bạn sẽ không phải thất vọng vì mùi vị tuyệt ngon của nó.
Địa chỉ: 198 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ (9h – 21h) (25.000 VND/bát).
5/ Mỳ gà tầnMột đồ ăn nóng hổi nữa cũng được người Hà Nội yêu thích mỗi khi gió se lạnh về, đó chính là mỳ gà tần. Chắc hẳn trong ký ức nhiều người, mỗi khi bị ốm sẽ được mẹ mua cho một ‘lon gà tần’, ôi chao sao mà ngon thế, thơm thế, ăn hết sạch gà còn húp sạch cả nước hầm gà. Đến Hồ Tây bạn cũng có thể thưởng thức được món ‘gà tần tuổi thơ’ đó nhưng trong một phiên bản khác – mỳ gà tần.
Gà chặt nhỏ thường là lấy phần đùi cho vào lon bia hoặc nước ngọt cắt miệng, cho thêm rau ngải cứu cùng những gia vị thuốc bắc rồi cho vào nồi ninh. Khi có khách chủ quán mới trần thêm mỳ, đổ gà từ trong lon ra và chan thêm nước hầm gà.
Miếng gà mềm, thơm và ngọt, ăn cùng rau ngải cứu hầm lâu mềm hơi đăng đắng, húp miếng nước hầm nữa. Đây đúng là món ăn mà người nào đã từng ăn sẽ nhớ mãi.
Địa chỉ: Số 31 ngõ 115 An Dương, phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ (7h – 18h) (25.000 – 30.000 VND/bát).
6/ Canh bún cuaCanh bún cua rất được ưa chuộng vào mùa hè, món ăn này còn phù hợp để thưởng thức vào những ngày nắng nóng. Canh bún cua có những nguyên liệu đơn giản như canh cua cà chua, giò bò, giò tai, tóp mỡ phi hành, rau cải. Loại bún để làm món này khác so với bún bình thường bởi sợi bún to hơn.
Người chủ quán nhanh tay cho rau muống cắt nhỏ rồi lấy bún từ trong chiếc thùng giữ nhiệt ngâm nước, cắt thêm giò tai, riêu cua rồi chan nước dùng nóng hổi chua chua, cuối cùng rắc lên trên thật nhiều hành phi thơm. Canh bún cua rất lạ và dễ ăn bởi vị chua thanh của nước dùng và sợi bún to cắn đã miệng.
Địa chỉ: Canh bún cua – Cô Ngà – 69 Yên Phụ Nhỏ, Quận Ba Đình (9h – 22h (44.000 VND/bát).
7/ Phở cuốnNếu bạn dạo quanh hồ Tây mà quên thưởng thức món ngon Hồ Tây – phở cuốn là một thiếu sót lớn. Phở là một món ăn mang đậm hương vị Việt và người Việt đã sáng tạo phở thành nhiều phiên bản khác nhau, trong đó có phở cuốn. Nếu hỏi người Hà Nội ăn phở cuốn ở đâu ngon thì có đến chín người sẽ chỉ bạn ra đường Ngũ Xã.
Cũng đúng thôi vì ở đây tập trung hầu hết những quán phở cuốn ngon của thủ đô. Miếng bánh phở mỏng dính cuộn bên trong là thịt bò xào, thêm rau xà lách và rau mùi chấm ngập trong nước chấm chua ngọt nhẹ và đủ đủ cà rốt thái miếng vuông.
Chỉ đơn giản thế thôi mà người nước ngoài nào đến Hà Nội cũng phải thử bằng được phở cuốn – món ăn chuẩn vị mùa thu. Ngoài phở cuốn, bạn nên thử thêm phở chiên phồng, phở chiên trứng hay phở chua…
Địa chỉ: Phở cuốn Hưng Bền – 33 Ngũ Xã, phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, (9h – 22h) (60.000 VND/đĩa).
8/ Phở HằngPhở là một trong những món đặc sản Hà Nội được báo chí nước ngoài ca ngợi hết lời. Và phở Hằng là một cái tên không thể quen thuộc hơn với dân chơi đêm Hà Thành, quán bán từ đêm muộn tới sáng hôm sau. Phở Hằng giản dị như cái tên của nó vậy. Vài cái bàn, cái ghế được xếp gọn gàng trước căn biệt thự Pháp cổ, phía trên là bảng hiệu Phở Hằng màu xanh đã sờn cũ.
Phở có nhiều loại lựa chọn, từ món nước, món trộn, gà bò, sốt vang đều đủ cả, quán cũng có lòng mề tràng trứng ăn kèm đó. Những bát phở của quán có nước dùng rất vừa miệng, ngọt thanh, bánh phở không bị mềm bở, thịt thì mềm có độ dai vừa phải kết hợp cùng những loại rau mang đến một bát phở thật sự không chê vào đâu được, lại rất bổ dưỡng và giúp bạn no bụng.
Quán mở từ 12h đêm đến 10h sáng hôm sau, phục vụ nhiệt tình. Thời gian bán của quán đặc biệt phục vụ các đối tượng khách cũng đặc trưng nên có vẻ chả bao giờ vắng. Khi đến order viết ra giấy rồi đưa cho nhân viên nha, quán siêu đông nên chờ hơi lâu.
Địa chỉ: Phở Hằng – 58 Yên Phụ, Quận Yên Phụ, (0h – 10h) (20.000 – 40.000VND/bát).
9/ Bún đậu mẹt Thụy Khuê – Bún đậu cây đaBún đậu mẹt Thụy Khuê hay bún đậu Cây Đa cũng là một địa chỉ khá có tiếng. Đúng như tên gọi, một suất ăn được đựng vào mẹt với đầy đủ gồm cả dồi, tai heo, thịt rán, lòng rán, thậm chí quán còn có thêm cả món giả cầy cho ai muốn đổi gió.
Với menu rất đa dạng và giá cả hợp lý, bên cạnh cái bếp nướng than hoa lúc nào cũng thơm phức thì không hề khó hiểu vì sao quán đông vậy.
Địa chỉ: Bún đậu mẹt – 235B Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, (10h – 19h) (30.000 – 80.000VND/mẹt).
10/ Chân gà nướngChân gà nướng Thụy Khuê được biết đến là món ăn vặt Hồ Tây vừa có món nướng ngon, vừa có nước chấm ấn tượng. Chân gà được chặt bớt phần xương bên chân, lấy phần chân nhiều thịt. Cách tẩm ướp đặc trưng với mật ong khiến chân gà Thụy Khuê khó lẫn với nhiều hàng quán khác.
Được gọi là quán chân gà nướng nhưng ở đây có phục vụ thêm một số món nướng khác như: cánh gà nướng, dạ dày, sườn nướng, bánh mì nướng bơ. Quán có tác phong phục vụ chuyên nghiệp và thân thiện, cả bà chủ lẫn nhân viên đều được lòng thực khách. Chính vì vậy mà món này luôn nằm trong top những món ngon Hồ Tây.
Địa chỉ: Chân gà nướng Thụy khuê – 4 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, (17h – 23h) (50.000 – 110.000VND).
Hà Nội là một trong top thành phố có đồ ăn ngon nhất thế giới. Và những món ngon Hồ Tây là linh hồn của ẩm thực Hà Nội nên khi đã đi Hà Nội rồi bạn hãy dành chút thời gian để khám phá ẩm thực nơi đây nhé!
Top 7 Món Ngon Của Xứ Huế Không Nên Bỏ Qua
Bún bò Huế là món ăn truyền thống từ lâu đời của người Huế. Nét đặc trưng của món Bún bò Huế và vị đậm đà của thịt bò tươi, vị chua cay của chanh tươi và ớt trái.
Bún bò nơi xứ Huế là sự kết hợp hoàn hảo của khúc chân giò, miếng chả tự viên, thịt bò thái lát tái bên mớ rau sống xanh tươi. Bởi thế, bún bò Huế không những là đặc sản nổi tiếng mà còn là niềm tự hào quê hương của người Huế.
Cơm hến, bún hến là món ăn dân dã, ngon và mát nên rất được nhiều người yêu thích. Những mặt hến tươi nhất được chắt lọc, chế biến một cách cẩn thận, chỉn chu để làm nên thứ nước hến ngọt ngào, thanh mát khó cưỡng.
Phần thịt hến cũng được trộn vào món ăn cùng với vị bùi bùi của lạc rang, chát ngọt của bắp chuối, cay cay của ớt rim. Sự hòa quyện đầy ăn ý đó đã tạo thành món cơm hến, bún hến ngon không thể quên
Bánh canh Huế cũng là một đặc sản của đất Huế với những nguyên liệu dân dã như cá lóc, bò, giò, chả cua, cua, tôm. Nước dùng đặc trưng của bánh canh Huế cũng khác biệt với những nơi khác. Phần nước dùng mang đậm vị ngọt của cá, xương thịt và mùi thơm của nguyên liệu không phải của gia vị.
Bên cạnh đó, phần bột gạo cũng được làm nên từ những hạt lúa gạo thơm ngon chính trên đất Huế. Bởi vậy, bánh canh Huế luôn khiến các thực khách miền xa đều phải xiêu lòng.
Chè Huế là món giải khát đặc sản mà du khách đã đến Huế thì không thể nào bỏ qua. Món chè Huế muôn màu sắc, bắt mắt và hấp dẫn luôn khiến cho người bản xứ, ngoại tỉnh và nước ngoài đều say đắm.
Chè xứ Huế với đủ loại hương vị từ đậu đỏ, đậu đen, đậu ván, đậu xanh, chè bột lọc, khoai môn, hạt sen, bắp, bưởi, … luôn gây thương nhớ bởi nhiều màu sắc hấp dẫn, vị ngọt vừa phải. Đặc biệt phải kể đến món chè bột lọc nhân heo quay đầy mới lạ. Một ly chè Huế thơm ngon sẽ là sự lựa chọn thanh mát và sảng khoái cho ngày hè nóng nực đấy.
Bánh bèo – nậm – lọc đều là những món ăn dân dã nổi tiếng ở Huế. Mặc dù rất nhiều nơi ở miền Trung có các món bánh này, tuy nhiên đất Huế luôn khiến người ta thương nhớ bởi hương vị ngon lại bùi, không béo và không ngán. Bởi vậy nên rất hợp khẩu vị nhiều người từ già đến trẻ nhỏ. Đây còn là các loại bánh thường được người Huế sử dụng để dâng cúng trong các ngày lễ, rằm hay đầu tháng.
Món chay xứ Huế với những hương vị đặc trưng hấp dẫn từ rau, củ, quả được chế biến theo công thức truyền thống để thành những món ngon hấp dẫn. Cơm chay Huế với ngó sen, đậu phụ, rau xanh,… với gia vị nêm nếm vừa đủ chắc chắn sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên.
Nem lụi cũng là một trong những đặc sản ngon, bình dân của Huế. Thực tế nem lụi không phải chỉ có ở riêng Huế, tuy nhiên chỉ ở Huế mùi vị món ăn này mới thực sự khác biệt, đặc biệt là cứ làm người ăn có cảm giác quyến luyến đến khó tả.
Món nem lụi được làm thịt heo được xay nhuyễn, bì thái mỏng cùng ướp với muối, tiêu đường, thính và trộn đều lên. Sau đó đem thịt vo dài xiên vào thanh tre rồi đem nướng lên than hồng cho đến khi chín.
Nước lèo dùng cho nem lụi được pha chế từ hàng chục nguyên liệu khác nhau theo một bí quyết riêng để tạo thành vị đặc trưng vừa béo, vừa bùi khó cưỡng.
Quán Ngon Ở Nha Trang Dễ “Gây Nghiện” (Update 7/2023)
Đi du lịch Nha Trang không chỉ để tận hưởng nắng vàng biển xanh, không chỉ để thỏa mắt với nhiều cảnh đẹp mà còn để thưởng thức những món ăn mang hương vị biển tươi ngọt nhất. Nếu bạn là du khách yêu thích ẩm thực thì ChuduInfo giới thiệu đến bạn loạt địa chỉ quán ngon ở Nha Trang chất lượng mà giá lại “mềm xèo” chắc chắn sẽ rất hữu ích cho chuyến đi của bạn đấy.
Ẩm thực địa phương và các quán ngon ở Nha TrangHải sản Nha Trang nổi tiếng vừa phong phú về chủng loại vừa ổn định về chất lượng. Chính vì chất lượng cực chuẩn nên người bán thường không tẩm ướp, nêm nếm quá nhiều để thực khách có thể cảm nhận được thế nào là hải sản tươi sống. Nếu đi Nha Trang, du khách đừng bỏ qua các món như nhum, tôm tít (bề bề), hàu, cồi mai, cá dĩa, cá bò da, bò hòm, cá mú hay sang nữa thì cua huỳnh đế, tôm hùm,…
1. Quán ốc Xuân AnhĐịa chỉ: 09 Tháp Bà Thời gian mở cửa: từ 17h00 đến 22h00
2. Hải sản Thanh SươngĐịa chỉ: 20 Trần Phú Thời gian mở cửa: từ 17h00 đến 22h00
Địa chỉ: 133 Tháp Bà Thời gian mở cửa: từ 15h00 đến 22h00
4. Linh ốc xàoĐịa chỉ: 103 Ngô Gia Tự Thời gian mở cửa: từ 15h00 đến 21h00
Bánh căn Nha Trang có bề ngoài như bánh khọt Vũng Tàu, nhưng bột là bột gạo và đặc hơn, được đúc trong khuôn đất, không kèm theo dầu mỡ nên bánh có phần đáy cháy cạnh, vàng giòn. Bánh căn nguyên thủy chỉ là bánh bột đơn thuần ăn với nước mắm hành, là một món ăn rẻ tiền, dân dã. Sang lắm là bỏ vô thêm chút trứng gà đánh tan cho có thêm màu vàng vàng đẹp mắt. Ngày nay bánh căn có thêm nhân hến, bò, tôm, mực đã thành bánh căn sang trọng, có giá tầm khoảng 70.000đ hay 80.000đ 1 dĩa, một trong những món ngon không thể bỏ qua khi đi Nha Trang.
Bún chả cá là món ăn nổi tiếng của thành phố biển Nha Trang, món ăn đơn giản với nước dùng trong, chả cá và những sợi bún loại nhỏ xíu. Chả cá ngon và nổi tiếng do làm từ cá tươi, đảm bảo độ dai. Nguyên liệu là cá thu, cá mối, cá cờ… thường được chế biến thành hai loại là chả hấp và chả chiên.
Ngoài ra, món bún sứa với thành phần quyết định của món ăn này là sứa, được đánh bắt ngay trên vùng biển Nha Trang. Bún sứa được ăn kèm với chả cá, cá dầm cùng nước dùng thanh ngọt, trong vắt. Khi ăn món này, đĩa rau sống thái nhỏ, ớt hiểm, chanh là những thành phần không thể thiếu.
Đến Nha Trang đừng quên món bánh xèo, cái bánh be bé, xinh xinh được đúc trong những chiếc khuôn hình tròn làm từ đất nung (hoặc sắt), có đường kình cỡ một gang tay người lớn. Bánh là món ăn sáng và ăn tối ưa thích của người dân phố biển, được làm bằng bột gạo xay pha loãng với nước cộng thêm hành lá hay hẹ cắt khúc. Tùy sở thích của người đổ mà bánh xèo có thể dày hay mỏng, mềm hay giòn, màu vàng nâu (màu bột tự nhiên khi chín) hay vàng rực (màu bột nghệ). Nhân bánh thường sẽ có giá đỗ, cọng hành sắt sợi, hành tây bào mỏng kèm với thịt ba chỉ/ tôm, đặc biệt mực, làm nên bánh xèo mực thương hiệu của Nha Trang.
Bánh được ăn nóng với nước mắm chua ngọt làm từ mắm cá cơm, thơm, cà chua, ớt, tỏi và đường. Rau sống (các loại rau thơm, rau đắng, xà lách) sẽ được dọn ăn kèm với bánh xèo cùng với ít ớt và chanh.
Bánh canh Nha Trang ngon đặc biệt nhờ nước dùng được nấu từ các loại cá biển nên ngọt đậm đà, chả cá cũng được quết từ cá tươi nên dai mịn, mềm và ngọt vị cá. Thêm vào đó, bánh canh Nha Trang còn ăn kèm với cá dầm. Ăn một tô bánh canh chả cá với cá ngừ hoặc cá thu dầm, thêm một tí mắm ớt cay Nha Trang, bạn mới cảm nhận hết hương vị ẩm thực miền biển.
Một món ăn đặc sắc du khách nên thử là nem nướng Nha Trang. Nem nướng có xuất xứ từ Ninh Hòa nhưng ngày nay đã trở thành món ăn phổ biến ở Nha Trang và trở thành món ăn mà bất kì khách du lịch nào cũng hào hứng muốn được khám phá.
Nguyên liệu cho một phần nem nướng khá cầu kỳ, bao gồm thịt băm lụi, bánh tráng chiên giòn cùng các loại rau ăn kèm. Rau ăn kèm nem nướng kể sơ sơ cũng phải có cả gần chục loại, đủ vị cay, chua, chát. Tùy theo mùa mà rau có thể gồm diếp cá, hẹ, húng quế, xà lách, dưa leo, chuối chát, khế hoặc xoài non… có nơi còn có thêm dưa chua hoặc hành chua.
Việt Nam có 02 nơi nổi tiếng với món cơm gà, đó là cơm gà Nha Trang và cơm gà Hội An. Cơm gà Nha Trang là cơm gà xé, ăn với rau răm, dưa leo, đồ chua, nước mắm gừng và sốt vàng ươm, béo ngậy. Món này còn có thêm một chén soup nóng nấu từ nước luộc gà và củ quả, thả vào đó hành lá xanh um cùng vài ba cái trứng cút tươi.
Bánh mì Nha Trang nguyên bản đặc ruột, ổ thon dài. Bánh khi nướng lên giòn thơm nức nở, bẻ đôi cũng không bị vỡ vụn. Nhưng kiếm một tiệm bán loại bánh mì loại này bây giờ khó lắm. Người ta chạy theo làm bánh mì ổ trùng trục, béo béo, căng phồng, gần như rỗng ruột vì nó tốn ít chi phí hơn, để lâu cũng không bị mềm như loại cũ. Nhưng bù lại trong ruột có chả ngon, có pate béo, có bơ ngầy ngậy, dưa giá chua giòn là được. Nha Trang nổi nhất là bánh mì chả Nguyên Hương và bánh mì thịt Ba Lẹ.
Ẩm thực đường phố và địa chỉ quán ngon ở Nha Trang Nem chua + chả lụa + trứng lộn (hột vịt lộn)Nem chua ở mấy quán cóc này thường là nem Thành, cuốn thon nhỏ chứ không mập mạp như nem Ninh Hòa (loại thường thấy trong mấy quán bán nem nướng). Lột lớp vỏ lá chuối quấn bên ngoài sẽ lộ ra lớp lá chùm ruột bên trong. Bóc nốt lớp là này sẽ thấy cuốn nem có màu hồng hồng của thịt heo lên men. Quệt thật nhiều mắm ngọt, thêm tép tỏi cắn vào nghe vị chua xen lẫn vị cay, vị ngọt, vị nồng thiệt đã.
Quán này mình vô mình biết được trong một lần dẫn một nhóm khách nước ngoài đi ăn “street food”. Anh chủ quán dễ thương, có mấy đứa con cũng dễ thương nốt. Mỗi lần mình tới là chủ động mang ghế ra cho mình ngồi luôn. Mà chắc chỉ có mình ngồi lại chứ đa số khách mua bỏ hộp mang về. Hến của anh siêu ngon, gia vị đậm đà, thơm mùi sả băm nhuyễn, cay của ớt thái lát, và xanh xanh đẹp mắt của hành lá thái nhỏ. Món này ăn kèm bánh tráng mè. Bánh của anh có nhiều mè, thơm thiệt là thơm, ăn chất lượng phải biết, cực ngon không thể bỏ qua khi dạo đêm.
Chả ram của người Nha Trang chính là món chả giò của người Bắc. Được quấn từ bánh tráng, nhân có thịt heo, hành tím, nấm mèo được băm nhỏ hay thái sợi/ thái hạt lựu rồi quết chung lại với nhau, tạo thành một hỗn hợp vô cùng ngon miệng sau khi chín. Chả ram được chiên ngập dầu trên ngọn lửa vừa để phần nhân kịp chín trong khi phần vỏ kịp vàng ươm. Những cuốn chả ram nóng dòn được để nguyên hay cắt thành miếng vừa ăn tùy ý thực khách, dọn kèm với nước sốt cùng rau sống.
Món này thì nhiều chỗ bán, nhưng kiếm được một chỗ có trái cây tươi, hương vị thơm ngon thì cũng không dễ. Quán ngon ở Nha Trang mình ưng nhất là quán Thiên Nhiên trên đường Tô Hiến Thành. Hồi trước ngồi vỉa hè mát mẻ, ăn li chè mát lạnh rồi chém gió rất sướng miệng. Từ ngày có phong trào trả lại vỉa hè cho người đi bộ, đành phải ngồi phía trong, hơi chán. Nhưng trái cây thì vẫn ngon lành. Một địa điểm ‘tám’ chuyện mát mẻ khi đi Nha Trang.
Bên cạnh những quán ngon ở Nha Trang thì chắc chắn rằng một chỗ nghỉ thật tốt là điều không thể thiếu trong một chuyến đi phải không nào?
10 Món Ngon Quảng Trị Không Nên Bỏ Qua
Món ăn mang tên hai nguyên liệu chính làm nên sự đặc biệt: thịt trâu và lá trơng (hoặc trơơng). Thịt trâu vốn bổ dưỡng, chữa được nhiều bệnh như đau lưng, phù chân, phong thấp… Thậm chí có người còn cho rằng nó tốt hơn thịt bò. Chính vì thế, nơi nào cũng có cách chế biến thịt trâu nhưng dám chắc rằng không đâu có vị như ở Quảng Trị.
Sự kết hợp giữa thịt trâu non và loại là rừng mọc hoang khắp Quảng Trị đem lại mùi thơm cay rất đặc trưng của món ăn. Có 2 món chính được khách ưa chuộng nhất là thịt trâu lá trơng nướng và thịt trâu xào lá trơng. Người thích vị ngọt mềm, thơm nức của thịt trâu còn nguyên vị thì gọi thịt nướng ăn với rau cải, tiêu ớt xanh và nước tương pha tương ớt. Người muốn đậm đà nhiều vị hơn thì gọi thịt xào vừa chín tới. Món nào cũng thơm ngon vô cùng. Đặc biệt thịt trâu lá trơng mà ăn vào những ngày mưa lạnh thì càng tuyệt hơn.
Lòng sả
Lòng sả là một trong những món ngon Quảng Trị. Nghe tên có vẻ lạ lẫm nhưng cách làm lại khiến người ta liên tưởng đến cháo lòng của người miền Bắc. Tiết heo hoặc tiết vịt được đánh tan vụn, đổ nước vào, nấu chung với gạo rang, đậu xanh cho nhừ. Lòng heo hoặc vịt được làm sạch, cắt miếng vừa ăn rồi thả vào nồi đang đun, sôi lần nữa là ăn được.
Tuy nhiên, lòng sả cho rất nhiều ớt, ăn cay xé lòng, tê lưỡi. Người dân Quảng Trị thường ăn lòng sả những khi trời mưa cho ấm lòng. Hoặc mỗi khi người cảm mạo, cần ra mồ hôi thì lòng sả là phương thức diệu kỳ, tác dụng không kém cháo hành tía tô.
Cháo vạt giường
Gọi là cháo nhưng lại không phải là cháo như bình thường. Cháo bột Quảng Trị nấu bằng sợi bột gạo với cá lóc. Dân địa phương thì gọi là cháo cá, còn người phương xa đến thì hay nhắc đến nó với cái tên cháo vạt giường.
Ghé vào quán nhỏ ven đường, gọi một bát cháo vào bất cứ mùa nào trong năm, bạn đều sẽ hài lòng. Ở đây không có khái niệm cháo nóng chỉ ăn mùa lạnh. Ngay giữa trưa, nắng đổ lửa, người Quảng Trị vẫn xì xụp tay thìa tay đũa với món cháo vạt giường như thường.
Một nhúm sợi vạt giường, chút cá lóc thơm, thêm hành ngò, ớt tươi và đổ nước dùng vào, thế là cháo đã sẵn sàng chờ khách thưởng thức. Một lần nữa vị cay nóng mặt, bỏng lưỡi của ớt chỉ thiên xứ này lại khiến món ăn trở nên khó quên hơn bao giờ hết.
Bún hến Mai Xá
Bún Hến Mai Xá là một đặc sản của làng Mai Xá (Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị). Gọi là bún hến nhưng ngon nổi tiếng lại do chắt chắt – một loài thuộc họ hến nhưng nhỏ và màu đậm hơn. Vì nhìn ngoài, 2 loại này khá giống nhau nên người ta ăn bún chắt chắt mà lại cứ ngỡ mình ăn bún hến.
Chắt chắt phi thơm hành, gia vị đến săn lại rồi đổ nước vào, thêm vài miếng gừng là xong nồi nước dùng ngon lành, ít béo, lại rẻ tiền. Cho bún vào tô, nhón thêm nhúm rau thơm, rau ngò lên trên và chan nước dùng vừa làm.
Khi ăn, giã thêm chén muối ớt tươi cùng gừng, sao cho thật cay, thật nhuyễn để bên cạnh thưởng thức chung mới thật đúng món Quảng Trị.
Bắp hầm
Để có được món bắp hầm ngon này người ta phải chọn những hạt bắp nếp căng tròn bóng bẩy sáng loáng vàng tươi để hầm. Đãi thật sạch và ngâm sau một đêm, sáng sớm còn rất sớm, người ta vớt ra khi những giọt sương đêm chưa kịp rụng, bỏ vào nồi và đun nhẹ lửa bằng củi khô. Đợi khi bắp vừa chín tới thì bật nồi cho những thứ gia vị đã chuẩn bị sẵn từ trước, như đậu xanh luộc, đường, muối, tiêu, thêm một ít mè (vừng) trộn đều vào nhau.
Bắp hầm là một món ngon riêng có của đất Quảng Trị khó có thể quên khi bạn đến thăm nơi này.
Canh ám làng Lam
Canh ám được nấu từ 2 loại thực phẩm chính đó là: cá lóc (còn gọi là cá tràu) và rau sông (hay sôông). Muốn nấu canh ngon thì cá lóc phải là cá lóc đồng, nếu cá có trứng là càng tuyệt vời. Còn rau sông thì phải vừa hái từ trên cây xuống và rửa sạch.
Khi thưởng thức nước canh rau sông vừa béo, vừa có vị chua nhạt, vị chát. Nhiều người ăn chỉ cần chan nước canh này với cơm trắng thôi cũng thấy rất ngon rồi. Người ta thường ăn canh rau sông kèm với rau sống. Món ăn này được người Quảng Trị dùng trong các bữa ăn hàng ngày, các ngày giỗ, tết.
Rau liệt – rau xà lách xoong
Xà lách xoong là một đặc sản dân dã của vùng Quảng Trị, có nhiều ở vùng Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa thuộc tỉnh Quảng Trị. Người dân địa phương quen gọi là rau liệt, vì cả cây rau mọc sát trên đá.
Rau xà lách xoong có thể được chế biến thành nhiều món bằng nhiều cách khác nhau: nấu canh với tôm tươi, luộc chấm với ruốc, làm rau sống hay đem xào qua với thịt bò. Nhưng có lẽ ngon nhất là xào với thịt bò, nói là xào với thịt bò nhưng phải đợi khi thịt bò đã chín và thấm gia vị rồi tắt lửa sau đó mới bỏ rau vào, làm như vậy ngọn rau chỉ nửa sống nửa chín, ăn rất giòn.
Bánh khoái
Bánh khoái Quảng Trị được làm từ bột gạo, có chỗ cho thêm nấm rơm, hải sản, tuy nhiên, phổ biến nhất thì chỉ đơn giản với nhân tôm, thịt, giá, đậu mà thôi. Bành khoái nhỏ nhắn bằng bàn tay, vừa ăn, vỏ bánh dày và giòn rụm.
Điểm quan trọng không thể thiếu khi ăn bánh khoái là các loại rau ăn kèm và nước chấm. Rau thì tùy từng nơi, dù thế nào cũng đủ các loại chính: cải non, chuối chát và trái vả xắt lát.
Còn nước chấm, mà người Quảng Trị gọi là “nước lèo” mới thật hấp dẫn. Chế biến theo công thức riêng từ ruốc, gan và nạc heo xay nhuyễn, lạc vừng giã nhỏ, tỏi, ớt bột… nêm nếm khéo léo, thứ nước chấm này làm cho bánh khoái thật sự tròn vị.
Bánh khoái cũng có ở nhiều vùng khác, nhưng trái vả và cái vị riêng của nước chấm Quảng Trị thì chắc chắn khó nơi nào khác có được.
Bánh bột lọc Mỹ Chánh
Thứ bánh rẻ tiền, nguyên liệu dễ tìm, chẳng có gì đặc biệt nhưng lại mang hương vị riêng biệt – là một trong những món ngon Quảng Trị. Bánh làm từ củ sắn mài nho nhỏ với nhân bên trong có thể là thịt lợn, thịt gà, tôm, đậu xanh…
Nổi tiếng nhất ở Quảng Trị là bánh lọc Mỹ Chánh. Vỏ bánh không bị chua hay nồng mà rất thanh. Nhìn từng chiếc bánh nhỏ xinh, trong suốt để lộ hình tôm đỏ hồng bên trong hấp dẫn khôn tả. Bánh bột lọc làm nhanh, ăn cũng lẹ. Cứ thế bóc vỏ ra, cầm tay chấm vào bát nước mắm pha nhạt là cách thưởng thức ngon nhất.
Bánh ướt Phương Lang
Mỗi khi nhắc đến tên Phương Lang ở Quảng Trị, là người ta đều nghĩ ngay đến món bánh ướt ngon nổi tiếng gắn liền với địa danh của làng.
Cũng giống như bánh ướt ở các vùng khác trong cả nước, nguyên liệu chính làm bánh ướt ở Phương Lang chính là gạo. Gạo sau khi được vo sạch sẽ được ngâm nước trong một đêm. Sáng sớm hôm sau, thợ làm bánh sẽ tiến hành công đoạn xay gạo thành bột nước, rồi tráng trên hơi nước sôi. Cách tráng bánh rất đơn giản: dùng một miếng vải có độ dày vừa phải, tráng một lớp bột lên trên đó, sau đó để trên nồi hơi đậy nắp vung nồi nước sôi lại. Sau một lúc thì lấy bánh ra.
Bánh phải được tráng không quá dày mà cũng không được quá mỏng. Sau khi tráng xong, bánh sẽ được xếp chồng lên nhau. Để bánh nguội rồi dùng hoặc có thể sử dụng liền. Khi dùng bánh, người bán sẽ tách từng cái bánh ra cuốn lại và cho lên dĩa.
Ăn cùng với bánh ướt là rau sống và tất nhiên là không thể thiếu đó là thịt heo luộc.
Hà Thu, theo Gia đình & Xã hội
Những Món Ngon Gia Lai Không Nên Bỏ Qua
Đối với mỗi mảnh đất đều có những món ăn đặc sắc riêng, về với biển thì bạn được thưởng thức nững món ăn được chế biến từ hải sản tươi sống, còn với đất núi khi đến các bạn sẽ thưởng thức những món ăn mang hương vị của rừng núi.
Đến với Gia Lai cũng vậy các sẽ được tưởng thức những món ăn cực kỳ ngon và hấp dẫn, mang đậm hương vị của núi rừng Tây Nguyên. Còn chần chờ gì nữa mau lên lịch và đến với Gia Lai để tưởng thức thôi.
Làm thế nào di chuyển đến Gia Lai
Tuyến đườn này có chiều dài gần 640 km, bạn dễ dàng lựa chọn nhiều phương tiện di chuyển khác nhau: máy bay,xe khách, ô tô cá nhân thậm chí là xe máy…
Bạn có thể đến Gia Lai bằng đường bộ hay đường hàng không.
– Xe khách: Khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh tại bến xe Miền Đông có rất nhiều chuyến xe chất lượng cao ghế ngồi, giường nằm, mất khoảng 8 tiếng bạn sẽ đến Gia Lai.
– Máy bay: Từ thành phố Hồ Chí Minh các hãng hàng không như Vietnam Airline, Vietjet Air, Jetstar,…sẽ đưa bạn đến Sân bay Pleiku, bạn nên lưu ý đường bay này mỗi ngày có 1 chuyến, với chi phí chỉ từ chỉ 290k (thuộc hàng Jetstar) và 480k (thuộc hãng Vietjet Air) trong những ngày cuối tháng 3 này. Bạn chỉ mất khoảng 1h đồng hồ để đặt chân đến mảnh đất rừng núi đại ngàn này.
Còn chần chừ gì nữa mà không gọi ngay đến tổng đài săn vé thông qua hotline 02871 065 065để nhận thêm nhiều thông tin tư vấn cũng như hỗ trợ từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Nếu có nhiều dự định vi vu hơn trong tương lai thì nguồn săn vé dưới trang web chúng tôi sẽ là nơi bạn đặt sự tin tưởng và mang đến cho bạn những tin tức mới nhất về các đợt khuyến mãi cực hấp dẫn từ nhiều hãng hàng không.
Một món cơm rất lạ mà người đồng bằng ít nấu và được thưởng thức,cơm nướng ống là cách gọi ở miền núi phía Bắc và sau này người Kinh áp dụng đối với đồng bào Tây Nguyên. Món này còn được gọi là cơm lam, thường xuất hiện trong các bữa ăn ở vùng núi, đặc biệt là Kon Tum, Gia Lai.
Cách nấu cũng không quá khó gạo sau khi được vo sạch cho vào ống nứa đã được bịt ở hai đầu sau đó cho nước vào và đặt lên bếp lửa và nấu chín canh cho không bị sống hoặc nhão.
Khi đến với Gia Lai thực khách sẽ được thưởng thức món này, rất ngon và đắc biệt nó còn có tên gọi khác là phở hai tô vì khi ăn các bạn sẽ được phục vụ hai tô, một tô để đựng bánh phở và một tô để đựng nước súp.
Bánh phở làm từ bột gạo cay, có sợi nhỏ, săn và mịn, khi trụng nóng sợi phở sẽ mềm dai. Bánh phở trụng phải vừa ăn, dai, không nát, vón cục để khách dễ thêm tương nâu, xì dầu hoặc tương ớt. Tô phở có thịt heo băm nhỏ, thịt gà và hành phi thơm. Khi thưởng thức còn được dùng kèm với rau, sẽ rất đậm đà.
Món này rất lạ với hơi kén người ăn một tí, đối với những người chưa từng ăn mắm bao giờ thì có phần hơi kho ăn, nhưng nếu thử qua đi bạn sẽ ghiền đầy, vì nó không giống với những loại bún mắm khác mà bạn đã từng ăn.
Nguyên liệu để tạo ra món bún mắm cua rất đa dạng: cua đồng, bún, thịt ba chỉ, măng, chả hoặc nem, da lợn chiên giòn, bánh phồng tôm, các loại gia vị ớt, mắm nêm, rau ăn kèm như: giá, bắp chuối, xà lách, ngổ, kinh giới, rau thơm…
Dám chắc rằng lẩu không phải là một món ăn quá đổi xa lạ với các bạn, nhưng lẩu lá rừng thì dám chắc rằng muốn được thưởng thức ngon và đúng vị thì các bạn nên đến đây để thưởng thức, nó mang đậm hương vị của những lá rừng nơi đây, quá ngon và hương vị cũng rất đậm chất. Nó không quá kén chọn người ăn hầu như ai cũng có thể thưởng thức được.
Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không có độc tố, không phản ứng lẫn nhau. Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa được đúc kết. Mỗi loại lá đều chứa đựng trong mình những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.
Cùng với các loại lá thì mắm thịt và nem thính được cuốn vào lá, vị cay cay nồng của lá tươi cộng với vị đậm của mắm thịt, vị khô của nem thính cho ta nhiều cảm giác lạ.
Muốn mua được vé máy bay rẻ thì trước tiên bạn phải mạo hiểm một chút bởi những chiếc vé đặc biệt này sẽ không bao giờ xuất hiện nếu bạn cần tìm chúng gần sát chuyến đi. Hãy chuẩn bị sẵn tâm lý là bạn sẽ phải mua vé trước 3 tháng, 6 tháng và thậm chí là… 9 tháng đến một năm. Nếu bạn còn chần chừ, phân vân và sợ phải hủy vé thì chắc chắn những chiếc vé này sẽ không bao giờ nằm trong tay bạn.
7 Món Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Huế
7 món không thể bỏ qua khi đến Huế
Khi đi du xuân ở Huế, hãy thưởng thức hết những món ngon ở đây để có kỳ nghỉ trọn vẹn nhất. 1. Các loại bánh Huế
Ở Hà Nội hay TP HCM cũng có những quán bán bánh Huế nhưng vị ngon không thể sánh bằng khi ăn những thức quà này ở đúng quê hương của nó. Nên khi đến cố đô hãy ghé khu phố ở Cung An Định, nơi có một loạt cửa hàng chuyên bán các loại bánh Huế.
Bánh bèo, bánh ram ít, bánh bột lọc… ở đây rất thơm và bao giờ cũng được dọn ra khi còn nóng hổi. Bánh bột lọc ăn dai dai, trong suốt có thể nhìn thấy nhân tôm hồng hồng ở giữa. Bánh ram ít phần trên ăn dẻo, phần dưới là bột rán giòn, giống như quẩy, ăn giòn tan. Bánh bèo trắng mịn, mỗi chiếc nhỏ vừa đúng lòng một chiếc đĩa con và phía trên một miếng tóp mỡ.
Bánh Huế chỉ làm từ bột và tôm nhưng không ngán. Mỗi loại bánh đi kèm với một loại nước chấm khác nhau. Thông thường có hai loại nước chấm: nước chấm sền sệt hơi ngọt và nước mắm nguyên chất có thêm ớt.
2. Cơm hến
Ở đường Trần Phú có một quán cơm hến mái lợp bằng tranh. Quán cơm này ít khách du lịch mà chủ yếu là những người dân lao động Huế tới đây ăn. Tuy vẻ ngoài lụp xụp, nhưng tất cả mọi thức đồ đều được bày biện ngăn nắp, sạch sẽ trong tủ kính. Mỗi bát cơm có rau thơm, nửa muôi hến, giá, hoa chuối thái rối được phủ lên một ít cơm dưới đáy bát và dọn ra cùng với một bát canh hến nóng hổi.
3. Chè Huế
Chè Hẻm ở 27 Hùng Vương đã trở thành một địa điểm nổi tiếng ở Cố đô. Gần công viên Tuổi Trẻ cũng có một loạt các hàng chè di động, chiếu ánh đèn sáng rực cả một vỉa hè. Mỗi quán có khoảng hơn hai chục loại chè, đủ màu sắc được bầy trong các nồi nhôm. Người mua có thể chọn chè các vị hoặc thập cẩm với giá chỉ từ 10.000 đồng/cốc.
4. Tào phớ
Nếu là người miền Bắc, bạn nên ăn thử tào phớ khi đến Huế. Một trong những điều đặc biệt ở tào phớ Huế đó là phớ được nấu cùng với gừng. Tào phớ không trắng muốt như ở Hà Nội mà hơi ngả màu vàng như màu của nước thắng đường và được xắt thành thừng lát mỏng như tờ giấy bồng bềnh trên mặt nước. Mùi thơm và hương vị cay cay của gừng khiến cho tào phớ ăn vào những ngày đầu xuân lành lạnh là rất hợp.
5. Bánh khoái
Nếu hỏi những người đạp xích lô trên phố, người ta sẽ dẫn bạn tới cửa hàng bánh khoái ở đường Hồng Mai, ở gần ngã tư Đinh Tiên Hoàng. Nhưng so với những đĩa bánh bèo, bánh ram, bánh ít chỉ 20.000 – 25.000 đồng, thì một đĩa bánh khoái ở đây đắt gấp đôi. Bù lại nhân bánh đầy ắp, vỏ bánh vàng ruộm, giòn và nước mắm có đầy đủ vị: chua, cay, mặn, ngọt rất vừa. Nhúng miếng bánh vào nước chấm, cắn miếng bánh ngập răng mà không ngán. Chính vì vậy, khách ở đây lúc nào cũng đông. Những người phục vụ ở đây cũng rất nhiệt tình, khi ăn xong, họ sẽ gọi taxi đến tận nơi đón bạn hoặc ra vẫy xích lô đưa khách về.
6. Bánh canh cá lóc
Hình mang tính chất minh họa
Trên đường Mai Thúc Loan có hàng chục quán bánh canh cá lóc. Nhưng đặc biệt nhất là một quán được bán trong khuôn viên của một ngôi nhà rất rộng, không thấy rõ biển hiệu gì. Nếu không nhìn làn khói từ những nồi nước dùng tỏa ra mỗi khi đầu bếp của cửa hàng hé mở vung và mùi thơm của món bánh canh, thì không mấy biết được quán ăn này. Bánh canh cá lóc ăn thơm, nước dùng ngọt lịm và trong. Những người bán hàng cũng rất tinh ý hỏi thực khách là ăn canh ít hay nhiều để dọn món cho vừa miệng khách.
7. Bún thịt nướng
Một trong những nét đặc biệt của món ăn này đó là nó không hề chan nước mà nước trộn cùng với bún là một loại nước tương đặc trưng của Huế, sền sệt có vị ngọt, rắc vừng. Thịt ướp gia vị, nướng thơm lừng, trộn với rau sống, giá, su hào, cà rốt. Làng Kim Long là nơi nổi tiếng với món ăn này. Bên cạnh bún thịt nướng, ở đây còn có món bánh ướt: bún, thịt nướng, rau thơm được quấn trong tờ bánh ướt mỏng tang, trắng nõn nà.
Nguồn: Ngoisao.net
Cập nhật thông tin chi tiết về Món Ngon Hồ Tây Không Nên Bỏ Qua (Update 7/2023) trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!