Xu Hướng 6/2023 # Mực Mai? Loại Mực Quý Hiếm Tại Biển Việt Nam # Top 11 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Mực Mai? Loại Mực Quý Hiếm Tại Biển Việt Nam # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Mực Mai? Loại Mực Quý Hiếm Tại Biển Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

   Việt Nam là một trong những nước được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển dài và lượng hải sản vô cùng phong phú và đặc biệt là rất nhiều loại mực ngon trong đó có mực mai, một loại mực khá quý hiếm.

   Mực mai là một trong những loại hải sản tươi sống có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt mực trắng và rất dày mình. Đây là một trong những nguyên liệu chính làm nên món chả mực Quảng Ninh nổi tiếng khắp bốn phương. Mực mai là loại mực duy nhất để làm nên món chả mực, ngon ngọt, giòn dai có một không hai tại Hạ Long, Quảng Ninh.  (CHI TIẾT)

Ngoài ra các món ăn khác chế biến từ mực mai cũng rất ngon như xào cùng rau củ, nấu , chiên  giòn cùng gia vị khác như hành tỏi, sa tế hay chiên nước mắm, tẩm ướp rồi nướng than hay các món gỏi mực…Thịt mực mai ăn giòn, dai và rất ngọt, đặc biệt là mực mai ở vùng vịnh Hạ Long.

  Gọi là mực mai cũng đơn giản chỉ vì đây là loại mực duy nhất có chiếc mai to và dày rất đặc biệt. Thịt thì chế biến được các món ăn rất ngon, còn riêng mai của mực mai lại là một trong những loại thuốc vô cùng tốt với nhiều công dụng. Mai mực là vị thuốc được dùng rất phổ biến trong nhân dân với những cái tên đặc biệt như: Ô tặc cốt hay hải phiêu tiêu, vị mặn chát, mùi hơi tanh, tính ấm, không độc, tác dụng cầm máu, giảm đau, chống loét. 

   Theo y học cổ truyền thì mai mực có tác dụng thông huyết mạch, trừ hàn thấp, cầm máu, bổ phế, hút nước chua dạ dày, chữa con trai thận hư tinh kiệt, phụ nữ huyết khô không thai nghén (tán bột uống), chữa đại tiện ra máu, trĩ nội ra máu, thổ huyết, tai chảy mủ và cầm máu vết thương. Hiện nay, mai mực được dùng chủ yếu làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày thừa nước chua, các chứng loét dạ dày, ho ra máu, đại tiện ra máu. 

   Thành phần hóa học của mai mực gồm các muối calci, các chất hữu cơ và chất keo. Chế biến mai mực tương đối đơn giản, thường người ta lấy mai mực, cạo sạch vỏ cứng ở ngoài, ngâm nước cho đến khi hết mặn, sau đó phơi hoặc sấy khô, khi dùng tán bột. Để có mai mực có chất lượng tốt nhất, nên dùng những mai dày, màu trắng như phấn, không gãy vỡ. Từ bột nghiền mai mực, người ta có thể chế biến thành các loại thuốc khác nhau với những tác dụng mà người dùng có thể cảm nhận sự khác biệt trông thấy. 

   Thuốc từ mai mực đã được người dân làng chài biết đến từ rất xa xưa, và cho đến ngày nay, người ta tân tiến hơn khi chế biến loại thuốc quý này thành những viên thuốc rất tiện lợi cho việc sử dụng và vận chuyển. 

2

/

5

(

1

bình chọn

)

Mực Mai? Loại Mực Quý Hiếm Tại Biển Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển dài và lượng hải sản vô cùng phong phú và đặc biệt là rất nhiều loại mực ngon trong đó có mực mai, một loại mực khá quý hiếm.

Mực mai là một trong những loại hải sản tươi sống có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt mực trắng và rất dày mình. Đây là một trong những nguyên liệu chính làm nên món chả mực Quảng Ninh nổi tiếng khắp bốn phương. Mực mai là loại mực duy nhất để làm nên món chả mực, ngon ngọt, giòn dai có một không hai tại Hạ Long, Quảng Ninh. (CHI TIẾT)

Gọi là mực mai cũng đơn giản chỉ vì đây là loại mực duy nhất có chiếc mai to và dày rất đặc biệt. Thịt thì chế biến được các món ăn rất ngon, còn riêng mai của mực mai lại là một trong những loại thuốc vô cùng tốt với nhiều công dụng. Mai mực là vị thuốc được dùng rất phổ biến trong nhân dân với những cái tên đặc biệt như: Ô tặc cốt hay hải phiêu tiêu, vị mặn chát, mùi hơi tanh, tính ấm, không độc, tác dụng cầm máu, giảm đau, chống loét.

Theo y học cổ truyền thì mai mực có tác dụng thông huyết mạch, trừ hàn thấp, cầm máu, bổ phế, hút nước chua dạ dày, chữa con trai thận hư tinh kiệt, phụ nữ huyết khô không thai nghén (tán bột uống), chữa đại tiện ra máu, trĩ nội ra máu, thổ huyết, tai chảy mủ và cầm máu vết thương. Hiện nay, mai mực được dùng chủ yếu làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày thừa nước chua, các chứng loét dạ dày, ho ra máu, đại tiện ra máu.

Thuốc từ mai mực đã được người dân làng chài biết đến từ rất xa xưa, và cho đến ngày nay, người ta tân tiến hơn khi chế biến loại thuốc quý này thành những viên thuốc rất tiện lợi cho việc sử dụng và vận chuyển.

Mực Mai Là Gì? Mực Mai Làm Món Gì Ngon?

Vì hạn chế này nên mực mai không được ưu ái dùng ăn tươi thay vào đó sẽ giã nhuyễn ra và kết hợp với các nguyên liệu gia vị, từ đó cho ra đời món chả mực mang hương vị đặc sắc. Bên cạnh đó, mực mai cũng thường được chế biến thành các món ăn như: cách làm chả mực, lẩu, gỏi, salad, chiên giòn hay xào với rau củ,…

Tại các vùng biển trải dải khắp đất nước Việt Nam có 5 loại mực chủ yếu gồm: mực ống, mực trứng, mực lá, mực sim và mực mai. Hầu hết chúng đều là những loại hải sản ngon, dễ chế biến và có hương vị đặc trưng riêng biệt.

Mực mai làm món gì ngon? Mực mai khô xào su hào, cà rốt

Mực mai khô mua về ngâm với nước nóng cho mềm, xả lại cho sạch rồi để ráo.

Thái mỏng mực mai khô thành những sợi nhỏ dài, vừa ăn.

Chuẩn bị các gia vị như: 1 muỗng dầu hào, 1 muỗng nước mắm, chút hạt tiêu xay và ướp với mực mai khô khoảng từ 10-15 phút cho ngấm gia vị.

Su hào, cà rốt mua về rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng vừa ăn.

Chuẩn bị chảo dầu nóng, thêm chút tỏi băm vào phi thơm. Cho mực mai vào xào sơ qua trước rồi trút ra đĩa, cho su hào và cà rốt vào chảo xào, nêm nếm thêm gia vị cho vừa khẩu vị.

Khi su hào, cà rốt chín đều thì cho mực mai khô vào xào tiếp, đảo đều cho thấm gia vị.

Tắt bếp và rắc thêm chút hành lá thái khúc và tiêu xay lên trên là có thể thưởng thức ngay.

Mực mai khô rim mắm tỏi

Chọn 1 con mực mai khô cỡ vừa, nướng sơ qua với lửa, cho vào giấy hoặc túi nilon rồi dùng chà đập dập rồi xé mực mai thành từng sợi mỏng.

Pha trộn hỗn hợp 2 muỗng cà phê nước mắm, 3 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê tiêu bột, 1 muỗng cà phê tương ớt, 2 muỗng cà phê nước lạnh, khuấy đều cho tan.

Đun nóng chảo trên bếp với 1 muỗng dầu ăn, cho tỏi băm nhuyễn vào phi thơm nhưng không để chuyển vàng.

Cho thêm mực mai khô xé sợi và hỗn hợp vào đảo đều nhanh tay để mực ngấm gia vị.

Khi thấy mực mai khô lại thì tắt bếp. Với món này bạn có thể thưởng thức ngay hoặc để nguội rồi cho vào lọ đậy kín bảo quản, dùng để ăn dần.

Mực mai nướng sa tế

Mực mai tươi mua về rửa sạch với nước muối và nước lọc, vớt ra để ráo. Để khử mùi tanh, bạn có thể rửa thêm với rượu rồi rửa lại bằng nước sạch.

Dùng dao xẻ đôi, khứa chéo phần thân rồi thái miếng vừa ăn.

Lần lượt cho 1 muỗng cà phê sa tế, 1 muỗng cà phê bột canh, 1 muỗng cà phê đường, thêm chút tiêu bột, chút nước lọc vào bát, trộn đều cho hòa tan rồi phết đều lên mực mai. Để cho ngấm gia vị khoảng 30 phút.

Đem mực mai nước trên vỉ kẹp hoặc bằng lò nướng đều được.

Mực mai rim chua ngọt

Mực mai tươi mua về rồi rửa sạch, để ráo. Thái miếng vừa ăn.

Ướp mực mai với các gia vị như dầu hào, hạt tiêu xay, nước mắm khoảng 15 phút cho ngấm.

Chuẩn bị chảo dầu nóng, phi thơm tỏi băm. Chắt phần nước ướp mực mai vào chảo, thêm 1 muỗng canh tương cà, 1 muỗng cà phê đường, khuấy tan tất cả.

Tiế tục cho mực mai vào đảo đều. Rim đến khi thấy nước sốt sền sệt, keo lại thì tắt bếp là hoàn thành món ăn.

Mực mai xào ớt chuông

Mực mai sơ chế sạch với nước, muối và rượu, để ráo rồi thái miếng vừa ăn.

Chuẩn bị bột canh với hạt tiêu ướp với mực mai khoảng 15 phút.

Ớt chuông rửa sạch, loại bỏ hạt, thái miếng.

Cho tỏi vào chảo dầu nóng phi thơm, đổ mực vào xào nhanh trước với lửa lớn.

Sau đó, là thêm ớt chuông vào xào cùng thêm vài phút rồi tắt bếp. Trút ra đĩa rắc hành lá và chút hạt tiêu vào là có thể ăn ngay.

Mực mai tẩm bột chiên giòn

Mực mai mua về sơ chế kĩ với nước, để ráo. Thái thành khoanh vừa ăn.

Chuẩn bị bột canh với hạt tiêu ướp với mực mai thái khoanh khoảng 15 phút.

Cho bột chiên giòn (khô) vào bát, thêm mực vào lăn sơ qua. Sau đó nhúng qua bát trứng đã đánh được chuẩn bị sẵn để áo 1 lớp, tiếp tục lăn qua bột chiên xù.

Đun sôi chảo dầu trên bếp, từ từ cho mực vào chiên cho vàng đều là được. Với món này bạn có thể ăn kèm với tương ớt, tương cà hoặc tương ớt xí muội đều rất ngon.

Mực mai chiên mắm tỏi

Mực mai mua về sơ chế kĩ với nước, để ráo. Thái miếng vừa ăn.

Đun sôi chảo dầu cho mực mai vào chiên với lửa to, nhớ đậy nắp tránh bị bắn dầu.

Thấy mực hơi hơi vàng thì vớt ra, đẻ ráo dầu.

Cho 3 muỗng cà phê nước mắm, 5 muỗng cà phê nước lọc, 2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê tiêu bột, chút tương ớt, chút dầu hào và tỏi băm nhỏ vào bát, trộn đều hỗn hợp.

Đổ vào chảo đun sôi rồi cho thêm mực mai vào đảo đều tay. Vừa đun vừa đảo đến khi nước keo sệt lại, mực vàng đều thì tắt bếp.

Mực mai nhồi thịt chiên mắm

Mực mai mua về làm sạch, để ráo.

Thịt băm trộn đều với gia vị như: hạt tiêu, dầu hào, hành khô và mộc nhĩ băm nhỏ.

Nhồi thịt băm vào mực mai, sau đó dùng tăm ghim vào đầu để thịt không rơi ra ngoài khi chiên.

Hấp mực mai nhồi thịt khoảng 15 phút, sau đó cho chút dầu vào chảo, chiên sơ qua.

Pha trộn nước sốt với 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng cà phê dầu hào, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê tiêu bột, 1/2 muỗng cà phê tỏi băm nhỏ, khuấy đều hỗn hợp cho tan. Trút hết vào mực mai, đảo đều cho ngấm, chiên đến khi sốt cạn, keo sệt thì gắp ra. Dùng dao thái khoanh mỏng là có thể ăn ngay.

Mực mai xào thập cẩm

Mực mai, tôm tươi mua về rửa sạch, để ráo. Tôm bóc vỏ, mực thái miếng vừa ăn rồi đem ướp với gia vị gồm hạt tiêu xay và dầu hào.

Ớt chuông, măng tây rửa sạch, để ráo rồi thái miếng vừa ăn.

Đun nóng chảo dầu, phi thơm tỏi băm rồi cho mực mai và tôm vào xào nhanh, trút ra đĩa.

Thêm chút dầu ăn vào chảo đun nóng rồi cho ớt và măng tây vào xào khoảng vài phút. Khi rau củ gần chín thì cho mực mai và tôm vào xào cùng cho chín đều là được.

Mực mai khô ngào cay

Mực mai khô mua về nướng chín, xe thành sợi nhỏ.

Đun sôi chảo với chút dầu ăn, thêm 1 muỗng cà phê tỏi băm vào phi thơm. Thêm 2-3 muỗng cà phê tương ớt và chút nước lọc, 2 muỗng cà phê đường, chút bột canh vào, khuấy cho tan.

Cho mực mai xé sợi vào đảo đều tay để ngấm gia vị. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn.

Tiếp tục đảo đều thêm vài phút khi nước sốt keo lại thì tắt bếp, rắc thêm 2 muỗng cà phê vừng rang chín vào, trộn đều.

Trút ra đĩa và thưởng thức ngay.

>> Cách làm mực một nắng chiên bơ tỏi hương vị thơm ngon

Vị Thuốc Quý Và Món Ăn Ngon Từ Cá Mực

Cá mực còn gọi là mực nang, mực mai, mực ván, ô tặc ngư, mặc ngư, thuộc họ mực nang (Sepiidae), tên khoa học là Sepia spp. Cá mực là loại động vật không xương sống, cơ thể chia làm 2 phần: đầu và thân.

Phần đầu có 8-10 tay với những hàng giác bám, tay xúc giác dài hơn thân. Miệng ở dưới bụng. Phần thân mềm chiếm 70% trọng lượng, có hình bầu dục, mặt lưng có nhiều vân gợn sóng. Mai mực là lớp vỏ trong bằng đá vôi xốp bọc một lớp sừng mỏng. Mực nang có nhiều ở vùng biển nhiệt đới, chúng sống ở tầng nước sâu có độ mặn cao, thành từng đàn ở dưới đáy. Mực nang ăn cá, giun và các động vật nhỏ hơn.

Mùa sinh đẻ vào tháng 4-9. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là mai mực với tên gọi là ô tặc cốt hay hải phiêu tiêu. Mùa khai thác vào tháng 6-8. Mực đem về mổ lấy thịt, giữ lại mai, rửa sạch muối bám ở ngoài, phơi khô. Khi dùng cạo sạch vỏ cứng ở ngoài mai, cắt thành miếng nhỏ hoặc tán bột, rây mịn.

Trong mai mực có các muối canxi dưới dạng carbonat, phosphat, sulfat, các chất hữu cơ và chất keo. Mai mực có vị mặn, chát, mùi hơi tanh, tính ấm, không độc, có tác dụng chỉ huyết, làm se.

Thịt cá mực cũng được dùng làm thuốc nhưng không phổ biến. Trong thịt mực có protid, lipid, Ca, p, Fe, vitamin B1, B2, B6, PP. Thịt cá mực có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng bổ trung, ích khí, điều kinh.

Thuốc chữa bệnh từ mai mực

Chữa ho ra máu, phụ nữ bị băng huyết, trẻ em chậm lớn: Ngày uống 4-8 g bột mai mực, có thể đến 12 g. Dùng liền 7-10 ngày, nghỉ một tuần, sau lại tiếp tục nếu cần thiết.

Đại tiện ra máu: Mai mực nướng vàng, tán bột, mỗi lần uống 4-8 g với nước sắc cây mộc tặc (Nam dược thần hiệu).

Đau mắt hột: Mai mực vót nhọn ngâm vào dung dịch rễ hoàng liên với tỷ lệ 1-5%, rồi đánh mắt.

Chữa bỏng: Mai mực đốt thành than, rây bột mịn, trộn với dầu vừng hoặc dầu dừa, bôi ngày 2 lần. 1 tuần sau vết loét sẽ se lại.

Chữa lở loét ở âm hộ: Mai mực đốt thành than trộn với lòng trắng trứng gà, bôi hằng ngày.

Chữa cam tẩu mã, loét mũi, viêm tai chảy nước: Mai mực 12 g, hoàng liên 12 g, thanh đại 12 g, hồng đơn 12 g, ngũ bội tử 12 g, tế tân 12 g, nhân trung bạch 12 g, phèn phi 8 g, mai hoa 4 g. Sao riêng từng vị (trừ hồng đơn, mai hoa, thanh đại) rồi tán nhỏ mịn, trộn đều. Khi dùng rắc vào vết thương, vết loét.

Thở khò khè, thở gấp, đờm nhiều: Mai mực sấy khô, mỗi lần uống 15 g với một ít đường đỏ.

Chữa đau loét dạ dày, tá tràng, ợ chua, đại tiện táo:

+ Mai mực 20 g, cam thảo 12 g, thổ bối mẫu 6 g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 g vào trước bữa ăn 30 phút.

+ Mai mực 60 g, mẫu lệ nung 30 g, gạo tẻ 30 g (sao vàng), hoàng bá 20 g (sao vàng), màng mề gà 20 g (sao vàng), cam thảo 20 g, hàn the 10 g (phi). Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 2 lần, người lớn mỗi lần 8 g, trẻ em 5-10 tuổi mỗi lần 2 g, trẻ em trên 10 tuổi mỗi lần 4 g.

+ Mai mực 120 g, cam thảo 200 g, màng mề gà 20 g, hương phụ 20 g, chế với giấm và nước tiểu, sao vàng, lá cà độc dược khô 12 g, hàn the 10 g (phi), phèn chua 10 g (phi), vỏ quýt 8 g. Tất cả tán bột, rây mịn. Ngày uống 2-3 lần giữa hai bữa ăn. Người lớn mỗi lần 4 g chiêu với nước ấm. Lưu ý: phụ nữ và trẻ nhỏ không được dùng.

Thuốc từ thịt cá mực

Chữa tắc kinh: Thịt cá mực tươi 1 con, nhân hạt đào 15 g, nấu chín, ăn hết một lần.

Bổ máu, tăng cường thể lực cho phụ nữ sau sinh: Thịt cá mực tươi 250 g, rửa sạch, thái nhỏ, xào chín với ít muối và 1-2 thìa nước gừng, ăn trong bữa cơm hằng ngày.

Thanh nhiệt, giải độc, giảm mỡ, hạ huyết áp: Thịt cá mực tươi 50-100 g thái miếng, luộc chín, để ráo, cho vào bát cùng với gừng 5 g, hành 10 g, giấm 10 g, dầu vừng đen 10 g, muối ăn 5 g. Tất cả trộn đều, ăn trong ngày.

Theo Sức khỏe đời sống

Cá Mực Khô Loại Nào Ngon Nhất?

Có những loại mực khô nào trên thị trường

Mực khô câu

Mực câu là loại mực sinh sống gần bờ hoặc xa bờ, chúng thường không tập trung kiếm ăn một chỗ. Chính vì vậy. các ngư dân làng chài phải dùng cách câu mực mới đánh bắt được nó, bởi vậy người ta gọi là mực câu.

Mực câu bắt lên khi còn sống, được sơ chế bằng cách xẻ bụng để bỏ hết nội tạng rồi đem đi phơi. Thường thì ngư dân hay phơi trên xào. Mực khô câu có thân hình thẳng đẹp, khi nướng lên có vị ngọt và đậm hơn mực khô cào nên giá thành đắt hơn.

Mực khô cào

Mực cào là những con mực chỉ thích sống một chỗ sâu dưới nước và được ngư dân thường dùng cào để đánh bắt nên gọi là mực cào.

Mực cào thường nổi trên mặt nước, do đó là những con mực đã chết, không còn giữ được độ tươi ngon. Khi đem về người ta cũng sơ chế bằng cách xẻ bụng và đem trải phơi trên phiên với số lượng nhiều. Mực khô cào sau khi phơi thường cứng và khô hơn mực khô câu.

Mực xà khô

Mực xà xuất hiện nhiều ở vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa và thường được câu và xuất bán cho Trung Quốc. Mực xà sau khi phơi khô có vị hơi đắng, không ngọt, mềm như mực ống nên không được ưa chuộng và được bày bán tại chợ hoặc siêu thị.

Thời gian gần đây, mực khô xà thường được thu mua và bán rong với mức giá khoảng từ 150.000 – 400.000 đồng/kg và hay bị nhầm với mực ống. Do đó người mua hàng cần hết sức cẩn thận. Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại mực khô giả xuất xứ Trung Quốc, mực khô làm bằng cao su hay bị nhầm với mực xà khô, do đó khi mua hàng cần hết sức lưu ý.

Mực ống khô

Mực ống là loại mực có thân hình tròn và dài như hình chiếc ống. Mực tươi sau khi được đánh bắt về sẽ được làm sạch, giữ lại phần đầu và thân. Sau đó đem phơi nắng hoặc sấy khô cho đến khi con mực khô và cứng lại.

Mực ống khô có đuôi mực mỏng, ôm sát vào thân. Sau khi nướng có vị ngọt, dai, mềm và rất được yêu thích.

Mực khô loại nào ngon nhất? Cách chọn mực khô ngon nhất

Một con mực khô ngon nhất và đảm bảo chất lượng phải đáp ứng 3 tiêu chí sau:

Mực có màu hồng tự nhiên

Mực khô loại nào ngon? Mực phải có màu hồng tự nhiên, mùi không tanh và không bị dính tay. Khi nướng lên, xé ra thì mực vẫn có màu hồng nhạt, dẻo, dai và không vụn. Nếu là màu trắng bệch thì là mực khô đểu. Nên lựa chọn những con vừa phải, thịt càng dày càng tốt, thân thẳng. Khi nướng loại này sẽ nở thành từng thớ thịt, xé ra rất bông và ngon, vị đậm đà, dễ xé.

Lớp phấn trắng bao phủ bên ngoài

Mực khô càng ngon thì sẽ có lớp phấn trắng phủ trên bề mặt thân càng dày và ngược lại. Do đó, Chọn mua mực khô với lớp phấn bên ngoài dày là sự lựa chọn đúng đắn và tốt dành cho bạn.

Thân mực thẳng và dày

Không nên tham lam chọn những con mực to, chú ý chọn mực có thân thẳng và mình dày. Khi cầm lên phải khô ráo, thân và đầu còn dính vào nhau. Đừng lựa những con mực to, hãy chú ý chọn những con mực có thân thẳng và mình dày, khi cầm lên phải khô ráo, thân và đầu mực còn dính vào nhau. Khi nướng thịt sẽ nở ra theo từng thớ và có vị ngọt rất đậm đà.

Mua mực khô giá bao nhiêu và mua ở đâu là hợp lý

Hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng không hài lòng về chất lượng sản phẩm.

Luôn bán với giá mực khô loại 1 tốt nhất và phải chăng.

Luôn đặt lợi ích và quyền lợi khách hàng lên đầu.

Giao hàng đúng hẹn tận nơi theo yêu cầu.

Hình ảnh mực khô Quảng Ninh tại cửa hàng Phúc Gia

Chi nhánh Quảng Ninh : P. Hà Khẩu – TP. Hạ LongChi nhánh tại Hà Nội : Số 110 E8 -Thanh Xuân Bắc

Hotline :0981.119.118 – Website: Haisanphucgia.com – Email: haisanphucgia@gmail.comFacebook: chúng tôi Lưu ý: Chúng Tôi BÁN BUÔN – BÁN LẺ Nhận Giao Hàng Tận Nhà Tại Hà Nội Các Tỉnh Thành Trên Toàn Quốc.

Cập nhật thông tin chi tiết về Mực Mai? Loại Mực Quý Hiếm Tại Biển Việt Nam trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!