Xu Hướng 10/2023 # Nậm Pịa, Một Món Ăn Kinh Điển Của Dân Tộc Thái Chỉ Có Ở Vùng Tây Bắc,Dac San Lam Tu Phan Nam Pia Mot Mon An Kinh Dien Cua Dan Toc Thai Chi Co O Vung Tay Bac # Top 18 Xem Nhiều | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Nậm Pịa, Một Món Ăn Kinh Điển Của Dân Tộc Thái Chỉ Có Ở Vùng Tây Bắc,Dac San Lam Tu Phan Nam Pia Mot Mon An Kinh Dien Cua Dan Toc Thai Chi Co O Vung Tay Bac # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nậm Pịa, Một Món Ăn Kinh Điển Của Dân Tộc Thái Chỉ Có Ở Vùng Tây Bắc,Dac San Lam Tu Phan Nam Pia Mot Mon An Kinh Dien Cua Dan Toc Thai Chi Co O Vung Tay Bac được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đặc sản làm từ phân – Nậm Pịa, một món ăn kinh điển của dân tộc Thái

Là một vùng núi cao được thiên nhiên bao bọc, đi kèm với tính đa dạng về hệ sinh thái là sự phong phú trong chế biến ẩm thực, đậm chất núi rừng. Thêm vào đó phải nói tới một món ăn đặc sản kinh điển – Phân non Nậm Pịa “Nhìn vào bên trong thì nước đục một màu, ngửi thì nồng lên tận mũi, ngậm thì đắng hăng tận cổ, chưa kể còn sền sệt như vướng ở họng khi nuốt”.

Khám Phá Ẩm Thực Núi Rừng Tháng 10

Là một vùng núi cao được thiên nhiên bao bọc, đi kèm với tính đa dạng về hệ sinh thái là sự phong phú trong chế biến ẩm thực, đậm chất núi rừng. Thêm vào đó phải nói tới một món ăn đặc sản kinh điển – Phân non Nậm Pịa “Nhìn vào bên trong thì nước đục một màu, ngửi thì nồng lên tận mũi, ngậm thì đắng hăng tận cổ, chưa kể còn sền sệt như vướng ở họng khi nuốt”.

Nhưng nếu đã ăn Nậm Pịa đến miếng thứ hai thì “Ngon từ cái, ngọt từ nước, thơm nồng mùi mắc khén”, lúc này vị đắng đã dịu dần, chạy từ cổ họng ngược lên cuống lưỡi, hình thành ra những tiếng âm thanh “Nhẹp nhẹp trong mồm nghe rất tỉ tê”.

Miêu tả một chút về nó như thế chắc cũng đã đủ, vậy Nậm Pịa là gì mà tại sao nó lại dị hình đến thế. Nếu hiểu từ tiếng Thái sang tiếng quốc ngữ thì Nậm chính là canh, còn Pịa lại là thứ dịch nhầy sền sệt trong ruột non của động vật ăn cỏ và có chức năng làm tiêu hóa thức ăn. Nhưng vì thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn nên người ta gọi đây là “Phân non của động vật ăn cỏ”.

Tốt rồi, vậy là chúng ta đã hiểu thêm một khái niệm mới, nếu như phân là thứ chất thải dư thừa từ cặn bã của thức ăn, thì phân non lại là cái đống còn chưa tiêu hóa hết. Thông thường trí tưởng tượng của con người rất phong phú, nếu Nậm Pịa mà không gắn thêm từ phân thì chắc chắn nó sẽ rất ngon, còn nếu ai đó đã biết nó là một phần của phân sống thì có lẽ món ăn sẽ hơi khó chấp nhận một chút. Nhưng đừng sợ, bởi chính chất dịch tiêu hóa đó còn cho ta biết rằng “Đấy là vị trí chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng đem nuôi cơ thể, tuy không ngon nhưng chúng lại rất bổ và không đáng sợ như những gì ta nghĩ”. Chưa kể, bây giờ chúng ta cũng đã hiểu thêm ra một điều rằng “Vì sao trâu bò lại được coi là loài động vật nhai đi nhai lại”.

Để giảm bớt sự ngần ngại khi liên tưởng đến từ “Phân” thì các bạn có thể gọi nó theo cái tên mỹ miều hơn “Ngưu Tát Phiết”, còn khi giao tiếp với người dân tộc thôi thì cứ sử dụng từ nguyên bản “Nậm Pịa hay Nặm Pịa” để người ta dễ hiểu.

Đặc điểm nhận dạng đã rõ, tên gọi cụ thể cũng đã biết, vậy thì còn mỗi công đoạn chế biến là cần đảo qua một chút. Phải nói rằng, người dân xứ núi nghĩ ra được cách thức chế biến này quả là độc đáo. + Đầu tiên họ lấy chất dịch tiêu hóa Pịa ra khỏi động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, chính là phần ruột non. + Sau đó thít chặt hai đầu ruột non để tránh chất dịch tiêu hóa bị pha tạp với các chất bên ngoài không khí. + Công đoạn tiếp theo là đun sôi nước dùng, ninh ngọt nước xương cùng các nguyên liệu thịt, sụn, lục phủ ngũ tạng động vật. + Mất vài tiếng ninh nhừ, người ta sẽ tiến hành cắt phần ruột non thành nhiều khúc, thả vào nồi cùng với rau thơm, củ sả, hạt tiêu cay mắc khén, mùi tầu, tỏi ớt v.v… + Công đoạn cuối cùng là khuấy đều, cho tới khi hỗn hợp sền sệt trở thành một màu vàng nâu, hay nâu sẫm là hoàn thành.

Mặc dù được coi là một món ăn đặc sản kinh điển, nhưng không phải ai cũng ăn được. Phần lớn thì mới đầu hơi khó ăn, nhưng sau đó họ lại khen ngon. Còn với một số người không ăn được các chất béo ngậy, thì sẽ có cảm giác lợm giọng buồn nôn, vì thế các bạn đừng húp suông nước canh, mà hãy ăn cùng với cơm hay chấm với bánh mì cũng được.

Và đó, chính là cái thứ mà được người ta đồn thổi khi mỗi lần có dịp tiến lên Tây Bắc, khám phá ẩm thực dân tộc. Với chương trình chúng tôi cũng phải thừa nhận rằng “Khi con người ta bị chi phối bởi tự nhiên, thì sẽ nảy sinh ra rất nhiều ý tưởng độc lạ để phục vụ cuộc sống”.

 

Nậm Pịa, Món Ăn Độc Đáo Của Thái Ở Tây Bắc

Nậm pịa, hay còn được gọi là nặm pịa, hoặc pịa, món ăn truyền thống và độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc. Đối với người Thái, nậm pịa là món ăn không thế thiếu khi đãi khách. Chính vì cái tên cũng như hương vị là lạ mà nậm pịa gây cho thực khách bao cảm giác lạ lùng, thú vị.

Nậm pịa, hay còn được gọi là nặm pịa, hoặc pịa, món ăn truyền thống và độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc. Đối với người Thái, nậm pịa là món ăn không thế thiếu khi đãi khách. Chính vì cái tên cũng như hương vị là lạ mà nậm pịa gây cho thực khách bao cảm giác lạ lùng, thú vị.

Nậm pịa là món ăn riêng có ở Tây Bắc, do đồng bào người Thái sáng tạo và gìn giữ bao đời nay. Tên nậm pịa theo tiếng Thái, “nậm” là canh, “pịa” là chất sền sệt trong ruột non của con bò, con trâu, con dê.

Pịa được lấy từ ruột non của những con vật ăn cỏ như dê, bò, trâu và một số loại khác. Sự tỉ mỉ, khéo léo của người Thái tập trung cao độ ở món ăn này. Khi mổ những con vật này, người Thái lấy bộ lòng non và thắt hai đầu lại để giữ nguyên chất dịch trong ruột non. Chất dịch đó là phần quan trọng để làm món nậm pịa, được lấy cẩn thận để đem nấu.

Bà con người Thái lấy lục phủ ngũ tạng của con vật đó như cuống tim, dạ dày, gan, ruột non… đem ninh nhiều giờ liền với xương cho đến khi nước dùng đủ vị ngọt và ngậy. Phần ruột non sau khi đã lấy pịa thì cắt khúc đem ninh cùng xương, rồi cho pịa vào và nêm cùng các loại rau thơm, lá đắng, rau mùi được băm nhỏ. Gia vị của món ăn này bao gồm ớt, tỏi, và mắc khén, một loại gia vị ma thuật của núi rừng Tây Bắc. Những loại rau thơm và gia vị tôn lên hương vị đậm đà của món ăn.

Nậm pịa được đun cho đến khi sánh lại, nước dùng sền sệt, màu nâu. Nếu mới nhìn, món nậm pịa không được bắt mắt, cũng như mùi vị khi nếm thử miếng đầu tiên sẽ gây khó chịu cho một số người. Vị đắng hăng và hơi khó ngửi, thậm chí với một số người sẽ thấy đắng ngắt, khó ăn. Nhưng nếu cảm nhận thật kỹ, thật chậm, món ăn này sẽ cuốn hút lòng người.

Vị đắng của lá đắng, của rau rừng, vị cay nồng của mắc khén đưa thêm vị ngọt của xương, thịt và pịa, làm cho người ăn cảm nhận vị đắng nơi đầu lưỡi rồi chuyển thành vị ngọt say mê nơi cuống lưỡi.

Nậm pịa được dùng như món canh hoặc món nước chấm. Khi dùng là nước chấm, người Thái luộc thịt bò, thịt dê để chấm cùng nậm pịa. Dùng là món canh, nậm pịa được ăn với cơm và các loại rau thơm. Dùng theo cách nào, nậm pịa cũng nổi bật được hương vị lạ, lan tỏa tới mọi giác quan.

Chúng tôi bất ngờ và thích thú thưởng thức cảm giác là lạ bởi vị đắng chuyển sang ngọt một cách li kì, khiến những ai đã ăn, thì sẽ mê mẩn, không quên được. Nét độc đáo của món nậm pịa cũng như nét đặc sắc trong ẩm thực của người Thái cứ ru lòng người một cách nhẹ nhàng, quyến rũ.

Nậm pịa, một món ăn mang màu sắc hoang sơ, lâu đời vào bậc nhất của núi rừng, là nét độc đáo trong ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái, khiến cho bước chân du khách quyến luyến mảnh đất và con người, xao xuyến với những hương vị riêng có của rẻo cao.

Pa Pỉnh Tộp – Tinh Hoa Của Ẩm Thực Dân Tộc Thái Vùng Tây Bắc

Dân tộc Thái vùng Tây Bắc từ trước đến nay đã được mệnh danh là tinh hoa ẩm thực của dân tộc Việt Nam. Bằng sự khéo léo cùng những nguyên liệu đặc trưng như mắc khén, mắc mật,… đã tạo nên những món ăn dân tộc đặc trưng mà không vùng miền nào có được. Đặc biệt là món Pa Pỉnh Tộp là món ăn mang đặc trưng nhất của vùng cao Tây bắc với những nguyên liệu rất đỗi bình dị từ núi rừng Tây Bắc.

Món Pa Pỉnh Tộp là gì ???

Nguyên liệu độc đáo chế biến đặc sản Tây Bắc Pa Pỉnh Tộp

Nguyên liệu chính để làm món cá nướng đặc sản này là cá suối có thể là cá chép, trôi,.. Nhưng cá chép thường hay được sử dụng nhiều nhất vì cá chép vừa ăn, nướng dễ, vừa chín tới và đặc biệt cá chép suối thịt rất ngọt, không bị tanh. 

Gia vị ướp gồm rất nhiều rau thơm, hành khô, sả, gừng, mầm măng của cây sa nhân, và thứ không thể thiếu đó là Mắc Khén, hạt dổi. Thiếu Mắc Khén thì món cá chép nướng không còn được gọi là Pa Pỉnh Tộp nữa, Mắc khén tạo nên hương vị đặc trưng, khác biệt và làm nên thương hiệu của món cá nướng Pa Pỉnh Tộp – tinh hoa ẩm thực vùng Tây Bắc. Ngoài ra, còn cần bột riềng và thính gạo để xoa bên ngoài cá để tạo hương thơm và vẻ đẹp mắt cho cá. Các gia vị gồm muối, mì chính, mắm, hạt nêm,….

Cách ướp và nướng cá chép lật úp đặc biệt, lạ lùng của dân tộc Thái vùng Tây Bắc

Bước 1:

Cá sau khi bắt về thì đêm làm sạch vảy rồi sau đó mổ cá đằng dọc sống lưng, nhớ là mổ dọc sống lưng để con cá của chúng ta mềm mại và dễ gấp úp vào hơn và phần gia vị bên trong sẽ dễ dàng ngấm vào thịt cá cho thịt cá đậm vị, thơm ngon hơn.

Bước 2:

Cá sau khi mổ xong thì chúng ta khía trên phần bề mặt ngang thân cá để cá dễ ngấm gia vị hơn và tuyệt đối không được rửa lại cá bằng nước sẽ khiến cá bị tanh và mất hết độ ngọt của cá, vả lại là cá suối nên rất sạch và thịt thơm.

Bước 3:

Sau đó băm nhỏ và trộn đều rau thơm, hành tỏi, trộn với mắm, muối,… và đặc biệt không được thiếu Mắc Khén, thiếu mắc khén là thiếu đi hương vị của Pa Pỉnh Tộp. Dàn đều hỗn hợp vừa trộn vào trong bụng cá, rắc thêm chút mắc khén, thính gạo và riềng bên ngoài thân cá, để khoảng 10 phút cho ngấm đều gia vị.

Bước 4:

Bước cuối cùng, đây là bước quan trọng để làm nên món cá nướng Tây Bắc, sau khi ướp đầy đủ gia vị ta không gập cá lại theo hình dạng ban đầu mà gập ngang thân cá lại, đầu cá chụm vào với thân cá sao cho tạo thành hình tam giác là được. Bây giờ thì kẹp tre nứa sao cho cố định chặt cá và đảm bảo giữ nguyên hình tam giác của món cá Pa Pỉnh Tộp, sau đó cho lên than hồng và nướng như bình thường.

Nướng cá phải để lửa vừa vừa, nướng chín từ từ, chín vàng đều. Nướng một hồi, mỡ cá chay ra, rơi xuống lửa than xèo xèo, dậy lên hương vị thơm nức mũi. Nướng một lúc đến khi cá chín vàng ruộm, có mùi thơm là cá đã chín rồi. Miếng cá hình tam giác, ngoài vàng ruộm, trong thịt cá mềm, thơm giữ nguyên được nước của cá, ăn món cá này phải dùng tay gỡ mới ngon, ăn kèm với xôi nếp, chấm với nước chấm chẩm chéo thì không chê vào đâu được, ngon cực kỳ.

Ai có dịp được một lần nếm thử món cá nướng Pa Pỉnh Tộp chắc hẳn sẽ nhớ mãi không quên… Món ăn dân tộc này là một món ăn quý, rất đáng trân trọng và trở thành một tinh hoa ẩm thực Việt Nam.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Những Món Ngon Đặc Trưng Chỉ Có Tại Lào,Nhung Mon Ngon Dac Trung Chi Co Tai Lao

Những món ngon đặc trưng chỉ có tại Lào

7 Món Ngon Đặc Trưng Cho Văn Hóa Ẩm Thực Lào

Xôi là món ăn quan trọng hàng ngày của người Lào. Trong các bữa tiệc, bữa cơm gia đình, người Lào thường ăn xôi. Ngày nay, nhiều gia đình đã có thói quen ăn cơm nhưng không nhiều. Xôi Lào được làm từ loại nếp được trồng trên nương nên dính và nhuyễn, màu trắng ngà rất đẹp mắt.

Tại Lào, rất ít loại xôi màu đen hay nhiều màu như một số nước. Người Lào thường ăn xôi với gà nướng, rau luộc và “cheo boong” – loại nước chấm thơm ngon gần giống mắm nêm ở Việt Nam. Xôi được đựng trong giỏ đan bằng tre, nên có mùi thơm hấp dẫn.

Khi tới Lào, bạn có thể ăn xôi tại các quán ăn hay nhà hàng với giá khoảng 15.000 kíp/giỏ (khoảng 30.000 đồng/giỏ)

Khausoy là món ăn nổi tiếng tại Luông Prabang, nhìn bên ngoài tương tự phở nhưng nguyên liệu chế biến đơn giản hơn nhiều và hương vị rất thơm ngon. Nước dùng khausoy chỉ là nước lọc đun sôi và cho phở sợi to vào chần. Sau đó, đổ nước và phở vào tô, cho khausoy lên trên, ăn kèm rau cải, rau muống sống, hành khô, hạt tiêu, tương ớt. Khausoy là thành phần quan trọng nhất của món ăn này, được làm từ thịt lợn xay nhuyễn trộn với tỏi, cà chua, gia vị các loại.

Điểm đặc biệt của món ăn là không cần đến nước xương hầm mà khi trộn khausoy tan vào nước vẫn đủ làm thực khách ấn tượng về mùi thơm hấp dẫn, vị ngọt đậm đà. Thực khách có thể ăn món này tại đường dọc sông MêKong ở Luôngprabang với giá 15.000 kíp/tô (khoảng 30.000 đồng/tô).

Đây là món ăn khá độc đáo tại Lào, tóp mỡ cuộn rau sống được làm khi đi dã ngoại hoặc đến các khu du lịch ngoài trời. Tóp mỡ được rán giòn có bán sẵn tại các quầy hàng khô trong chợ. Món ăn này được cuộn trong xà lách kèm nộm đu đủ, rau sống và chấm với “cheo boong”.

Khi ăn vị thơm của gia vị và ngon của rau quyện cùng tóp mỡ giòn, khiến du khách có được trải nghiệm ẩm thực khá độc đáo. Giá bán của tóp mỡ rán giòn tại chợ với giá 10.000 kíp/túi (khoảng 20.000 đồng/túi)

Tới Lào, du khách không khó để tìm các quán ăn bán món phở. Tuy nhiên, món phở Lào có nhiều khác biệt với món phở Việt. Đầu tiên phải kể đến hương vị phở Lào không cho quế, hồi… mà chỉ dùng nước ninh xương để khách cho gia vị tùy í. Trong tô phở luôn có 2-3 miếng tiết lợn và mọc. Rau sống ăn kèm ngoài húng quế, xà lách thì không thể thiếu được đậu đũa tươi được cắt thành khúc, để thực khách chấm cùng mắm tôm sống.

Khi ăn sự hòa trộn giữa gia vị như nước tương, tương ớt, tiêu và các loại rau cùng nước ninh xương nguyên chất đưa đến cho thực khách vị ngon thấm vào đầu lưỡi.

Giá phở dao động từ 30.000 kíp – 35.000 kíp (tùy bát nhỏ, vừa và đại) (khoảng 60.000 đồng – 105.000 đồng/tô).

Nộm đu đủ trong tiếng Lào được gọi là Tam Maak Hung. Đu đủ được chọn là quả không xanh quá nhưng cũng không được gần chín. Sau khi đu đủ được nạo thành sợi sẽ cho vào cối để đâm nhẹ. Gia vị cho vào bao gồm nước cốt chanh, mắm tôm, cà pháo, tiêu, ớt.

Khi ăn món đu đủ nộm, mùi thơm của gia vị cùng mắm tôm hòa cùng vị chua sẽ đưa đến cho thực khách hương vị riêng có. Hầu hết các nhà hàng, quán ăn tại Lào đều có món ăn này. Trong các bữa ăn, đu đủ nộm là món ăn gần như không thiếu được.

Nếu như nộm tại Việt Nam thường là nộm khô thì món nộm đu đủ Lào sau khi làm có nước để khách có thể chấm các món ăn kèm. Nộm đu đủ có thể dùng uống bia hoặc ăn cùng xôi. Giá bán nộm đu đủ khoảng 30.000 kíp/đĩa (khoảng 60.000 đồng/đĩa).

Những Món Ăn “Độc, Lạ” Của Dân Tộc Thái

Những món ăn “độc, lạ” của dân tộc Thái

Dân tộc Thái đã sinh sống tại Việt Nam từ trăm năm trước, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Nghệ An, Thanh Hóa và sinh sống rải rác ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên do di cư. Người Thái có một nền văn hóa lâu đời độc đáo, với những chữ viết, tiếng nói, trang phục và nền ẩm thực đậm đà bản sắc dân tộc. Khác với những dân tộc ít người khác, dân tộc Thái bảo tồn rất tốt những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Một trong những giá trị còn tồn tại đến nay chính là văn hóa ẩm thực, các món ăn của rất độc đáo, đậm đà hương vị. Thể hiện một cách rõ nét sự “độc, lạ” trong văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái, phải nói đến các món ăn sau đây:

Món ăn này thường được chế biến bằng thịt lợn hoặc thịt bò. Sau khi được xẻ thịt, phần thịt ngon nhất sẽ được đem phơi nắng. Sau khi phơi nắng, miếng thịt khô lại sẽ được tẩm ướp với nước của một loại rau thơm sau đó bỏ vào chum, hũ và rắc lên một ít muối. Thịt được ủ kín, phần thịt ngon sẽ bị chín bởi ánh nắng và đóng cục lại. Sau khi ủ được 10 ngày, sẽ bỏ một ít thảo dược. Khi chế biến, món ăn sẽ được nấu chín cùng rêu suối, cơm nguội và ăn kèm với lá sung. Đây là món ăn mà người Thái thường được dùng để đãi khách quý.

Món nậm pịa sẽ rất khó ăn với những người lần đầu thưởng thức. Món ăn với màu nâu đặc trưng, nước sền sệt, có vị đắng và mùi khó chịu. Nếu đã ăn được thì bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm của mắc kén, vị đắng và vị ngọt của pịa nơi đầu lưỡi

hoc lam banh

Comments

Powered by Facebook Comments

Những Món Ăn Ngon Ngày Tết Của Dân Tộc Thái

Cũng như nhiều dân tộc anh em khác, trên mâm cơm cúng tân niên của người Thái (tại Kì Sơn, Nghệ An) có những món ăn thật đặc biệt.

Xôi, cơm lam

Đối với dân tộc Thái, gạo nếp cũng giống như gạo tẻ của người Việt vậy, xôi dẻo cũng giống như cơm trắng ăn hàng ngày. Vào ngày tết, xôi nếp là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm tân niên. Người Thái rất xem trọng cơm gạo, sau mỗi vụ mùa, người dân đều làm lễ mừng lúa mới, những bông lúa đẹp nhất sẽ được lựa lặt treo lên giàn bếp cả năm, cầu mong vụ mùa mới sẽ bội thu như vụ mùa vừa rồi.

Để làm được cơm xôi cúng tất niên, người Thái phải lấy loại gạo nếp ngon nhất. Gạo nếp ngon sẽ được rửa sạch, ngâm một lần nước rồi đồ lên bằng “viếng”. Xôi gạo người Thái thơm, dẻo, ăn ngọt trong miệng. Khi đưa lên mâm cúng đầu năm, xôi được đưa vào chiếc “ép” giữ ấm và trông đẹp mắt.

Cơm lam được xem là món đặc sản của rất nhiều dân tộc và không còn xa lạ với người Việt, tuy nhiên cơm lam của người Thái Kì Sơn được liệt vào hạng ngon nhất. Bởi lẽ, cơm lam của người dân nơi đây được nấu bằng ống tre “pngá”. Gạo nếp được cho vào ống tre “pngá” non, nướng đều trên than hồng. Khi cơm chín, bóc lớp vỏ ngoài ra, khúc cơm xôi nóng hổi còn được bọc một lớp lụa. Trong lúc nướng, lớp lụa này đã bong từ vỏ tre bám vào cơm xôi. Ăn khúc cơm có lớp lụa “pngá” sẽ thấy thơm ngon vô cùng.

Nậm pịa

“Nậm pịa” là món ăn có thành phần hết sức đặc biệt, được làm từ nhũ tương trong ruột non của những con vật ăn cỏ. Người Thái chế biến nó trở thành một món nước chấm thịt luộc, nướng hoặc dùng làm nộm. Thứ nước này có vị hơi đắng bùi, còn dùng để chấm xôi cũng rất ngon.

“Nậm pịa” được dùng trong những ngày trọng đại, thế nhưng thường ngày người Thái vẫn dùng một món nước chấm tương tự nhưng được làm từ ruột cá. Ngay khi được bắt dưới sông lên, cá sẽ được làm ngay. Phần ruột cá sẽ được băm nhỏ, cho thêm xả, gia vị rồi nấu chín. Trong quá trình nấu, thêm vào một bát nước, khuấy đều đến khi đặc lại là có thể dùng được. Nó có tên gọi khác là “khi pá”, là một cách gọi vui của người dân nơi đây.

Lạp – nộm thịt sống

Sống ở vùng núi cao, người Thái thường xuyên săn bắn và từng xem đây là nguồn thức ăn chính cho mình. Những con thú săn được như hươu, nai, hoẵng sẽ được chế biến thành hàng chục món ngon, đặc biệt nhất là món “lạp”- nộm thịt sống. Khi làm “lạp” sống, người ra sẽ chọn những miếng thịt nạc ngon nhất như đùi, mông của con thú. Thịt “lạp” sẽ được thái lát mỏng, to rồi cho vào gạo nếp để vuốt hết nhớt và khô ráo. Sau đó thái thật nhỏ, khi ăn thì trộn với nước măng chua hoặc “nặm pìa”. Đây là món nộm sống ngon tuyệt dành cho phái mày râu.

Tuy nhiên, vẫn có món “lạp” chín dành cho phụ nữ và trẻ em. Để làm món “lạp” chín, cùng một món nước nhúng như thế, thịt sống sẽ được thay bằng thịt chín băm nhỏ, rang lên cho thật dậy mùi, đổ vào nộm sẽ thành “lạp” chín. “Lạp” dù sống hay chín đều rất hấp dẫn người ăn.

Lương Chi Mọc

“Mọc” là món ăn khá đơn giản, không cần chế biến công phu nhưng lại xuất hiện thường xuyên nhất trong mâm cỗ ngày tết của người Thái. Khi làm mọc, người ta thường dùng gạo tấm hạt thật nhỏ, ngâm với nước cho thật mềm. Sau đó băm thêm nhánh xả thơm trộn vào. Điều đặc biệt làm nên hương vị thơm ngon của mọc chính là loại thịt được cho vào cùng. Có thể đó là vài thớ thịt lợn, khúc cá tươi,… cũng có thể thay thế bằng vài con nòng nọc (đối với dân tộc Khơ mú, thịt được dùng là thịt chuột). Mỗi loại thịt được sử dụng trong mọc đều mang một hương vị khác nhau, nhưng ngon nhất vẫn là thịt cá mát – loại cả chỉ có thể được bắt ở dòng sông Nặm Mộ ở Kì Sơn. Sau khi cho thớ thịt vào giữa gạo tấm và xả, người dân thêm vào chút gia vị như tiêu rừng, muối sao cho vừa ăn. Tất cả đều được gói lại vào trong lá chuối, dùng lạt cột phần đầu lại, đưa hấp cách thủy cho chín. Khi mọc chín, tháo bỏ dây lạt, bóc lá chuối ra, hương thơm của xả cùng vị bùi béo của thớ thịt kích thích vị giác vô cùng.

Cuộc sống của người Thái ở Kì Sơn đang ngày càng đầy đủ và no ấm hơn. Bởi vậy, các món ăn trên đã không còn chỉ xuất hiện trong những dịp lễ Tết mà đã có mặt trong cả những bữa ăn hàng ngày, và trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc mà bất cứ du khách nào cũng sẽ muốn thử nếu có dịp đến thăm vùng đất này./.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nậm Pịa, Một Món Ăn Kinh Điển Của Dân Tộc Thái Chỉ Có Ở Vùng Tây Bắc,Dac San Lam Tu Phan Nam Pia Mot Mon An Kinh Dien Cua Dan Toc Thai Chi Co O Vung Tay Bac trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!