Bạn đang xem bài viết Nhớ Canh Khoai Ngứa Ngày Xưa được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tản văn
Sớm nay ngồi trong phòng độc thoại với trang viết, bỗng dưng nhớ bát canh dẻ khoai ngứa ngày xưa, nhớ mẹ đến trào nước mắt. Nhớ những ngày mưa xuân ẩm ướt mẹ ra đồng làm cỏ lúa mang về một bó to dọc cây khoai ngứa để nấu cho lợn ăn, kèm theo một mớ dẻ khoai ngứa. Mẹ đặt mớ dẻ khoai (có nơi gọi là ngồng, hoặc bồng khoai) xuống sân giếng, gọi to tên từng đứa con đang mải chơi chỗ này chỗ nọ, mẹ nghe thấy tiếng mà không thấy bóng. Mẹ sai đứa này vào bếp bưng lọ muối hạt, đứa kia thả gầu múc nước rửa rau, đứa ra vườn hái lá lốt, tía tô. Mấy mẹ con hì hụi tước vỏ dẻ khoai như tước ngọn rau bí, tước đến đâu ngắt từng đoạn nhỏ bằng hai đốt ngón tay đến đó thả vào cái chậu nước vo gạo cho chút muối ngâm. Tước xong, tay đứa nào cũng bám đầy nhựa khoai thâm xì, kêu ngứa, thi nhau kỳ cọ.
Dẻ khoai vừa mới được mẹ ngắt ngoài bờ ruộng mang về còn tươi roi rói, nhựa vẫn ứa ra ở đầu cọng, chạm tay vào là rất ngứa. Vốn có cái tên khoai ngứa, chắc chắn động vào nó là phải ngứa rồi. Vì thế, để ăn được, người ta phải xử lý kỹ lắm. Tước bỏ vỏ xong, ngâm nước muối vài tiếng, rửa sạch, luộc qua nước nóng già đổ ra rổ ráo nước rồi mới tiến hành chế biến, đun nấu. Đàng này vì vội, vì đã quá trưa một đàn 5 đứa con đang đói nên mẹ vội vàng rửa sạch, bắc chảo thổi lửa đùng đùng nấu ngay nấu nhanh cho kịp các con ăn.
Trời trưa đứng bóng, mùi mỡ xào hành khô phi thơm, mùi lá lốt, tía tô kích thích vị giác làm cho năm đứa trẻ háu đói muốn được ăn ngay!
Canh vừa bắc ra khỏi bếp múc ra bát tô bốc khói nóng đến bỏng tay, năm anh chị em đã vây quanh mâm cơm xì xụp chén hết bay nồi cơm đại. Trong lúc ăn hẳn đứa nào đứa ấy thấy lăn tăn ngứa trong họng nhưng mải ăn bỏ qua cảm giác. Đến khi em út vừa móc họng vừa lăn ra khóc, lúc đó cơn ngứa trở nên đỉnh điểm. Mẹ pha nước muối cho đàn con súc miệng một lúc sau thì hết…
Nhớ đến đây tôi liền bấm máy điện thoại cho mẹ, hai mẹ con cùng nhau nhớ lại những kỷ niệm. Nhưng chắc là mẹ đang bận nên không nghe máy. Tôi liền ngoái cổ từ tầng hai nói vọng xuống tầng một gọi chị giúp việc:
– Chị ơi! Chị đã ăn dẻ khoai ngứa bao giờ chưa? Chị có biết nấu canh dẻ khoai ngứa không?
Chị giúp việc không hiểu ý, trả lời:
– Là em hỏi chị đã ăn bao giờ chưa chứ giờ thì làm gì có ai ăn cái món đó nữa mà có!
– Có đấy, xưa tôi làm cho nhà chủ cũ, bà ấy về quê cũng mua một bó, về tôi nhặt chết mệt. Ngứa hết cả tay.
Đeo khẩu trang, kẹp chiếc ví trên tay tôi ra chợ. Đường phố vắng ngắt, mọi người dân lo lắng đại dịch bệnh Covid nên thực hiện tự cách ly tại nhà. Phố chợ vẫn họp nhưng rất thưa thớt người mua kẻ bán. Người mua người bán đa phần chỉ trao nhau ánh mắt nụ cười qua chiếc khẩu trang bịt kín là đủ hiểu nhau rồi. Tôi bất ngờ nhìn thấy những bó rau tầm bóp xanh non to bự sum suê lá đang được bầy bán dưới vỉa hè. Tôi như reo lên, hỏi cô bán hàng:
– Ơ… có phải đây là cây tầm bóp?
– Vâng đúng rồi chị, mua cho em đi.
– Cây tầm bóp ngày chị còn bé, chị thấy nó tự mọc nhiều lắm, mọc xen trong ruộng ngô ruộng khoai, người ta đi làm cỏ thì nó bị nhổ bỏ đi. Bọn chị trẻ con chơi bán hàng, ngắt quả đập vào trán nhau. Chỉ có nhà nghèo mới hái nó ăn!
– Giờ nó là rau sạch, là đặc sản đó chị!
– Thế hả em? Mọi người mua về làm món gì em nhỉ?
– Nấu canh, xào tỏi đều được. Em thấy nhiều người mua về nhúng lẩu ăn, khen ngon lắm.
Tôi đưa mắt kiếm tìm mong gặp lại những loài rau dại từng gắn với tuổi thơ tôi. Ngọn khoai lang, rau muối, rau sam, dền dại… Mùa xuân mùa rau khúc nếp thơm tươi nõn ướt đầm sương lớn dần trên mặt đất phù sa. Không thấy tầm ngồng, dẻ khoai ngứa dại. Chắc thời nay người ta nuôi lợn bằng cám công nghiệp nên cây khoai ngứa cũng bị mất dần. Có thể lắm, rau tầm bóp, rau muối rau khúc, dẻ khoai ngứa là món ăn độn bất đắc dĩ của thời xưa khốn khó. Giờ đây, thời văn minh sung túc ăn uống ê hề, dư chán những món cao lương mỹ vị, nhiều người lại muốn quay trở lại tìm kiếm thưởng thức những món ăn của một thời ăn để mà ăn, ăn để mà sống, ăn để mà tồn tại. Những món ăn từ những loài cây cỏ dại mọc lang thang thềm nhà, lẫn trong đồng ruộng, ngày nay dù người ta lại muốn được ăn, người ta yêu thích gọi nó là món ăn đặc sản nhưng nó vẫn chưa bao giờ được gọi là cây trồng, chưa bao giờ được chú tâm chăm bón.
Bát canh cá nấu với dẻ khoai ngứa góp phần nuôi chúng tôi khôn lớn, giờ được gọi là món ăn đặc sản. Món ăn quý hiếm bởi nó là kỷ niệm là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ tuổi ấu thơ nhớ thời gian khó của một thế hệ đã trải qua, giờ muốn ăn để nhớ lại, sống lại kỷ niệm, kỷ niệm khó phai trong tiềm thức mỗi người…!
Tối nay cơm nước xong, tôi gọi video zalo cho mẹ:
– Mẹ ơi! Mẹ có nhớ nồi canh dẻ khoai ngứa ngày xưa không?
Bên kia, mẹ đáp:
– Canh dẻ khoai ngứa í hả? Mẹ nhớ chứ! Mùa này là mùa khoai ngứa ra mầm. Mọc nhanh lắm!
Nói rồi mẹ tôi cười, mẹ cười nghiêng ngả trào cả nước mắt.
Tôi cũng cười và… nước mắt cũng ứa theo!
Hà Nội, 7-4-2020
Lê Hồng Nguyên(Tỉnh Hưng Yên)Tuần Báo Văn Nghệ chúng tôi số 597
Món Ăn Ngày Tết Trong Thơ Xưa
(BGĐT) – Việc quan trọng nhất trong ngày Tết đối với dân ta là làm cỗ cúng tổ tiên và cho cháu con thụ lộc. Ông bà ta nói ăn Tết nhiều hơn là chơi Tết. Nếu muốn nói ý chơi thì thường là chơi Xuân. Nếu coi ngôn ngữ là cái vỏ của ý thức thì cái vỏ ăn Tết chơi Xuân cũng cho thấy cái lõi của ngày Tết là sự ăn.
Gói bánh chưng ngày Tết.
Thơ Nguyễn Bính: Có cô thợ nhuộm về ăn Tết. Cả năm đi làm ăn thiên hạ, mấy ngày Tết về sum họp với gia đình, thuốc men chăm sóc bố mẹ, áo quần sách vở cho các em, thăm bà con xóm mạc, nhiều việc lắm nhưng bao quát chỉ nói về ăn Tết. Ôn lại những Tết xưa, để cho đầy đủ phải nói cả ăn, cả chơi. Ăn, thường chỉ ba ngày Chẳng phong lưu cũng ba ngày Tết/ Kiết cú như ta cũng rượu chè (Tú Xương). Chơi, có thể cả tháng Giêng Tháng Giêng là tháng ăn chơi. Bài này xin điểm cái sự ăn qua thơ Tết của các nhà thơ cổ điển
Quả thật chả có nhà cổ điển nào dành cả bài trữ tình cho cái sự ăn, trào phúng thì có thể có. Ăn là nội dung chính của Tết. Nhưng làm thơ Tết mà chăm chút kể lể về ăn e dễ phàm tục. Nguyễn Trãi có những câu hay về Xuân, Tết, nội dung là hưởng thụ tinh thần, cảm thụ thiên nhiên. Ấy là đêm giao thừa:
Chong đèn chực tuổi cay con mắtĐốt trúc khua na đắng lỗ tai
Thức, chờ phút giao thừa, nhận thêm tuổi trời, đến cay cả mắt. Đốt pháo trúc xua tà ma nghe đắng lỗ tai. Cay mắt là cách nói của tiếng Việt, đắng tai là Nguyễn Trãi chế tạo ra. Cay đắng đi liền nhau lại mang một ý mới: Mỗi năm cay đắng của đời lại qua mắt, qua tai mà vào tâm, vào trí Nguyễn Trãi.
Nguyễn Du có thấp thoáng đôi câu ăn Tết, ít lắm. Nhưng có hai câu này đọc lên thấy ấm áp lạ thường, như được sống vào một thời xa, khi xóm làng ta còn nghèo, phong tục lề thói còn chất phác. Quá chất phác, có lẽ không phải Nguyễn Du trực tả thời ông mà có khi tả trong hoài niệm một thời xa trước đó (như cảnh quê trong thơ Nguyễn Bính là cảnh quê cổ tích chứ đâu phải cảnh quê thời ông):
Ông già hàng xóm loanh quanh ở miếu đầu thônUống hết nậm rượu, ăn hai quả cam, say chưa về(Lân ông bôn tẩu thôn tiền miếuĐẩu tửu song cam, túy bất hồi)
Ông già này không ra đình vốn là nơi tập hợp các bô lão ngày Tết, trước để tế thành hoàng làng, sau để họp mặt vui xuân mà chỉ ra cái miếu nhỏ đầu thôn, không đông vui và trang trọng bằng ở đình, một chỗ vui xoàng nhất của làng quê, món nhắm Tết của ông lão cũng quá chay tịnh, một nậm rượu và hai quả cam. Ấy thế mà cái vui lại rất lớn: Say không muốn về.
Thời cận đại, người đưa món Tết vào thơ nhiều nhất là ông Tú Xương. Ông là nhà thơ cổ điển đầu tiên và cũng là cuối cùng của Việt Nam ta đưa đời sống dân thành phố vào thơ khá nhiều, khá rõ. Trong thơ Tú Xương ê hề những món Tết mà ông không có: Rượu, chè, bánh chưng, giò lụa…:
Ngày ba tháng tám thấy đâu màSao đến ngày xuân lắm thế aÝ hẳn thịt xôi lèn chặt dạCho nên con tự mới thòi ra
Nguyễn Khuyến cùng thời với Tú Xương. Cụ sinh trước ông Tú 35 năm (1835 và 1870) và mất sau ông hai năm (1909 và 1907). Đây là hai nhà thơ cổ điển cuối cùng của khoa cử cũ. Thân thế khác nhau. Phong vị thơ cũng khác nhau nhưng đều là bậc kiệt xuất. Tú Xương hào sảng, tự nhiên, thơ từ bản năng, xuất khẩu thành chương, tác động thẳng vào trực giác người đọc. Nguyễn Khuyến thâm trầm, chiêm nghiệm, từ tốn thấm vào tâm trí người đọc. Đời sáng tác của Nguyễn Khuyến dài, nhiều bài xuất sắc cả Nôm cả Hán. Riêng thơ Xuân, Tết, cụ có nhiều bài ý vị, ký thác tâm sự sâu đằm như trong các bài thơ dạy con, các bài thơ về cảnh sắc quê hương. Viết trong đêm giao thừa mà tìm được ý thơ Nhất cú liên niên hứng vị cùng (một câu thi hứng nối liền hai năm) tưởng cũng là một phát hiện cái trước mắt mọi người mà không ai nhìn thấy. Riêng về món ăn ngày Tết, không phải là chỗ tập trung thi hứng của cụ, chỉ nhân tiện mà nói ra, như hai câu ba bốn trong bài “Chợ Đồng”:
Dở giời mưa bụi còn hơi rétNếm rượu tường đền được mấy ông
Ba phiên tất niên chợ làng Vị Hạ ra họp ở ngoài cánh đồng phía tây làng cho rộng chỗ. Cạnh đó có ngôi đền ba gian, tường đất bao bọc, hàng rượu bán rượu Tết ở đây. Các bậc cao niên trông coi việc tế tự đình làng ra đây uống nếm, chọn rượu ngon mua về tế lễ. Cái thực đơn Tết của thơ Nguyễn Khuyến chỉ thoáng và nhẹ thế thôi nhưng quả đã cho thấy phong tục một vùng làng. Với Nguyễn Khuyến, món Tết đầu vị là rượu. Ông từng có câu đối:
Mồng một Tết, mồng hai Tết, mồng ba Tết, ừ TếtSáng đã say, trưa lại say, tối cũng say, cho say
Món ăn phổ cập của Tết xưa được nói nhiều trong thơ dân gian có lẽ người bình dân không cần ý tứ lắm trong khi nói thật cái ước mong thiết cốt của con người được ăn và ăn ngon. Số cô chẳng giàu thì nghèo/ Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà là yên tâm rồi, giàu nghèo không thành vấn đề nữa. Thịt với dân ta thuở xưa mới là món mong ước ngày Tết. Đôi câu đối lưu truyền nhiều đời và rất phổ cập có lẽ gói gọn nhất vị Tết bà con ta, cả vật chất lẫn tinh thần, cái thuở khẩu phần thiếu cả đường, đạm, mỡ:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏCây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Vũ Quần Phương
Món Ngon Hà Nội Xưa
Ở Hà Nội xưa, nhất là những con phố buôn bán sầm uất, người ta có thói quen ăn quà từ sáng đến tối. Mỗi độ cuối thu, biết bao thức quà ngon xuất hiện, gợi nhớ ký ức thân thương. Cốm tươi, bánh đúc nóng, bánh gio mật hay bánh tôm hồ Tây… là những thức quà vặt quen thuộc, gắn liền với Hà Nội theo năm tháng.
Bún ốc nguội: Bún ốc ở Hà Nội không thiếu, nhưng bún ốc nguội không còn xuất hiện nhiều. Chẳng biết từ bao giờ, món ăn này trở thành thức quà vặt đặc sản của người Hà Nội. Thức quà tưởng như đơn giản nhưng lại khá cầu kỳ trong khâu chế biến này đến nay dù ít xuất hiện, nhưng vẫn còn đọng lại trong dư vị của mỗi người Tràng An xưa. Ảnh: Fuongfoods.
Ốc phải chọn con béo tròn, khi luộc cho thêm gừng, sả, hấp cách thủy phải cho thêm giấm để ốc giòn, có vị chua. Nước ốc luộc được giữ lại, lọc sạch để chế biến thành nước dùng ngọt thơm. Ngày nay, bạn có thể tìm thấy các hàng bún ốc nguội trên phố Bùi Thị Xuân, Nhà Chung hay Ô Quan Chưởng. Ảnh: Hanwichz.
Bánh tôm hồ Tây: Muốn thưởng thức bánh tôm, bạn có thể tìm đến những quán ăn vặt ven hồ Tây, những đĩa bánh tôm ở đây được xếp thành hình tháp rất bắt mắt. Ảnh: Vietnomnom, Miporing55.
Bánh đúc nóng: Bánh đúc vốn là một món ăn dân dã của người Việt, có thể ăn nguội hoặc nóng. Mỗi cách ăn sẽ đem đến một khẩu vị hoàn toàn khác lạ. Người Hà Nội thường rủ rê bạn bè lân la vỉa hè xì xụp những bát bánh đúc nóng hổi, thơm mùi thịt băm mỗi chiều thu se lạnh hay một chiều đông gió rét. Ảnh: Ngtt.huyen.
Bánh gio mật mía: Bánh gio là một nét ẩm thực rất độc đáo của người miền Bắc. Người làm bánh lấy tro của các lá cây như lá gai lễ ốc, tầm gửi, lá cây vừng, sau đó ngâm tro cùng gạo nếp, cho ra màu nâu vàng như màu hổ phách. Bánh được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, ăn kèm cùng mật mía ngọt thanh. Ảnh: Linhnhiihihii.
Bánh rán lúc lắc: Món bánh bình dân, quen thuộc này vỏn vẹn chỉ 1.000 đồng/chiếc nhỏ xinh, nhưng người Hà Nội ai cũng thích mê vì hương vị thơm ngon đọng lại. Bánh được chiên giòn tan, có hai loại nhân ngọt và mặn, quyện cùng vừng thơm bùi. Bánh rán lúc lắc đích thị là món quà vặt “quốc dân” dành cho mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người già. Ảnh: Kyomup, Karolinenguyen.
Cốm tươi: Cốm là thức quà vặt chứa đựng những tinh túy của mùa thu, mang đậm hương vị Hà Nội xưa. Cốm tươi xanh mơn mởn được bọc trong lá sen thơm hương, mở ra ngào ngạt mùa lúa chín. Ảnh: Comthienduonglov, Giahuy_dinh.
Cốm tươi được bán ở khắp Hà Nội, từ gánh hàng rong đến những cửa hàng lớn. Món ăn này được ví như sự hiện diện cho nét ăn thanh lịch của Tràng An, cũng là sự hài hòa của đất trời kinh đô vào tiết thu. Ảnh: chúng tôi Ngangd8888.
Chí mà phù (Chè mè đen): Nguyên liệu chính làm nên món chè thanh mát này là vừng (mè) đen. Chí mà phù được chế biến đơn giản. Người nấu chè lựa vừng đen hạt chắc đều, sau đó đem xay nhuyễn và nấu chung với đường, thêm ít lá chanh để tạo mùi thơm. Chí mà phù có vẻ ngoài đen xì chẳng mấy hấp dẫn, nhưng hương vị của thức quà vặt lâu đời này lại mang vị ngọt, béo, bùi, bổ dưỡng. Ảnh: Phungnguyen1004, Che4mua.
Lục tào xá: Món lục tào xá có vẻ xa lạ với những ai không sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, nhưng lại là món ăn quen thuộc của người Tràng An xưa. Món ăn này bắt nguồn từ món chè của người Trung Hoa, được cải biên lại với sự kết hợp tinh tế giữa đỗ xanh xay nhuyễn và củ mã thầy, tạo nên món lục tào xá giải nhiệt thanh mát, đậm hương vị truyền thống đất Thăng Long. Ảnh: Xapong.phn.
Tào phớ hoa nhài: Những người đã từng sống lâu năm ở Hà Nội chắc hẳn vẫn nhớ tiếng rao đặc trưng của người bán tào phớ rong trên phố: “Phớ… đây”. Những cốc tào phớ trắng phau ngậy vị đậu hũ, đượm hương dầu chuối, thanh mát vị đường, thoảng hương nhài thơm dịu nhẹ. Ngày nay, tào phớ được biến tấu thành nhiều loại, nhưng những người Hà thành sành ăn vẫn chuộng những bát tào phớ truyền thống mộc mạc.
Cá Khoai Là Cá Gì? Cách Làm Chế Biến Cá Khoai Nấu Canh Chua Ngon Nhất
Cá Khoai đặc sản miền biển Quảng Bình và Vũng Tàu. Nếu như du khách có dịp đi du lịch đến với 2 miền biển này, nhất định không thể bỏ qua những món ăn hấp dẫn được chế biến từ cá khoai.
1. Cá Khoai là cá gì? Nguồn gốc ở đâu?
Cá khoai là một loài cá biển thuộc họ Synodontidae. Loài cá này là loài bản địa vùng nước từ Mumbai đến biển Ả Rập và một số lượng nhỏ cũng được tìm thấy ở vịnh Bengal. Số lượng lớn cũng hiện diện ở Biển Đông. Loài này được đánh bắt để tiêu thụ. Ở Việt Nam, cá này xuất hiện vào tháng 10 đến tháng 2 năm sau, Tập trung chủ yếu dọc ven biển Duyên hải Miền Trung.
2. Đặc điểm sinh thái, hình thái của Cá Khoai
Cá khoai là loài cá sống chủ yếu ở nước mặn, đôi khi bắt gặp chúng ở vùng nước lợ nơi cửa sông, bơi thành từng đàn. Cá khoai mình tròn, thon dài như củ khoai lang, không vảy, phần lưng và đuôi có màu phơn phớt xanh, miệng rộng, hàm răng sắc, thịt trắng trong, xương mềm và trong suốt. Nhiều nơi còn gọi cá khoai là cá cháo vì thịt cá mềm như cháo.
3. Tập tính sinh sống, sinh sản của Cá Khoai
Cá khoai là một loài cá nhỏ, thức ăn của chúng chủ yếu là các loài ấu trùng, côn trùng và một số động vật giáp xác nhỏ sinh sống trong môi trường nước.
Cá cháo là dòng cá sinh sản theo hình thức đẻ trứng.
Chúng thường sinh sản từ khoảng tháng 7 – 8, tầm tháng 10 đến tháng 2 năm sau được coi là mùa cá khoai (thời điểm này cá khoai rất nhiều và giá thành của cá khoai cũng rất rẻ).
4. Tác dụng cực nhiều của Cá Khoai, vừa bổ mát lại trị nhiều bệnh
Cá khoai không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn là một trong những vị thuốc của đông y.
Thịt cá khoai chứa rất nhiều chất đạm, chất xơ, chất béo không no… cùng với đó là tính bình, vị ngọt không độc rất tố.
Theo Đông y, cá khoai vị ngọt, tính mát, không độc, tác dụng bổ hư, mát huyết, nhuận tràng, ích ngũ tạng… Ăn rất tốt với người gầy nóng, huyết hư, vị nhiệt miệng khô khát, táo bón, ho khan, đái tháo đường…
– Chữa nóng trong người, khó tăng cân, nổi mụn và giúp tái tạo làn da khô.
– Chữa ho khan và viêm phế quản.
– Hỗ trợ và điều trị căn bệnh tiểu đường nguy hiểm.
– Hỗ trợ điều trị và ngăn chặn chứng bệnh cao huyết áp.
– Chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em.
5. Một số món ngon từ Cá Khoai.
Lẩu Cá Khoai – Đặc sản Quảng Bình, Vũng Tàu
Nguyên liệu:
– Xương ống heo
– Cà chua, nước mắm, thì là, gia vị,…
– Cá khoai làm sạch ướp cùng với ớt và chút muối để thêm đậm vị
– Cà chua cắt miếng và đem xào cùng với hành củ và ớt băm nhỏ trong dầu
– Sau đó cho xương vào xào cùng nước mắm rồi đem đi ninh
– Khi chuẩn bị ăn lẩu thì cho thêm hành lá và thìa là vào
– Khi ăn các bạn chỉ cần nhúng cá khoai vào nồi nước lẩu nóng hổi hấp dẫn
– Lá giang, cà chua, dứa chín
– nước mắm, hạt nêm, hành lá, ớt tươi.
– Cá rửa sạch ướp cùng với hạt nêm cho đậm vị.
– Cà chua và dứa bổ miếng nhỏ xào cùng với dầu ăn, khi chín thì cho nước vào đun.
– Sau đó cho cá vào nấu trong nước cà chua và dứa đến khi gần chín thì cho thêm lá giang và hành lá vào.
– Chỉ nên nấu cá khoai khoảng 10 – 15 phút là cá chín, không nên nấu cá quá lâu như vậy cá sẽ rất dễ bị nát.
Canh chua cá khoai nên thưởng thức khi còn nóng và nên ăn kèm cùng với rau sống sẽ ngon hơn.
6. Mua Cá Khoai ở đâu Hà Nội, TP Hồ Chí Minh?
Bạn có thể tìm mua cá nhụ 4 râu tại các chợ hải sản quanh khu vực bạn sinh sống. Hoặc có thể đặt mua trên các Group, Fanpage facebook cũng có rất nhiều người bán.
Tuy nhiên, bạn cần là người tiêu dùng thông minh, cần nhận định chính xác độ uy tín của đơn vị cung cấp.
Vitot Food – một thương hiệu lâu năm trong lĩnh vực thực phẩm sẽ là một lựa chọn chính xác nếu như bạn muốn tìm đến những sản phẩm tươi sạch, ngon, rẻ và an toàn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nhớ Canh Khoai Ngứa Ngày Xưa trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!