Xu Hướng 12/2023 # Những Món Ăn Đặc Sản Miền Tây Được Chế Biến Từ Bông Điên Điển # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Món Ăn Đặc Sản Miền Tây Được Chế Biến Từ Bông Điên Điển được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cứ vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hằng năm, người dân miền Tây Nam Bộ lại đón nhận món quà từ thiên nhiên – mùa nước nổi về. Du lịch miền Tây vào mùa nước nổi, bạn sẽ cảm nhận sự căng tràn sức sống của thiên nhiên. Dòng nước Mê Kông mang theo phù sa màu mỡ tưới mát cho những cánh đồng khô cằn ở miền Tây. Cây cối được khoác lên mình tấm áo mới, thảm thực vật trở nên phong phú, thủy hải sản dồi dào đến không tưởng. Tất cả đã tạo nên một nguồn thực phẩm lớn làm giàu hơn cho kho tàng ẩm thực miền sông nước. Đây củng là thời điểm du khách được thưởng thức một thứ đặc sản đó là bông điên điển.

Nghe cái tên thôi đã thấy kỳ lạ chính người dân nơi đây cũng không nhớ rõ hoa có từ bao giờ và nguồn gốc xuất xứ như thế nào. Chỉ biết rằng cứ mỗi độ con nước về hoa lại nở vàng rực trên khắp những cánh đồng, triền đê. Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, muốn hái bông điên điển nên hái vào buổi chiều vì lúc đó bông vừa mới hé nhụy, tươi ngon. Còn hái vào buổi sáng hoa nở ong bướm đã lấy mật không còn tinh túy nữa.

Có rất nhiều món ăn ngon được các bà, các chị chế biến từ những bông hoa điên điển. Như gỏi điên điển, điên điển xào tôm, điên điển chấm cá kho lạt, chấm mắm kho, bông điên điển bún nước lèo, canh chua bông điên điển…

Canh chua bông điên điển

Đây là một trong những món ăn đặc trưng nhất của miền Tây mùa nước nổi. Bông điên điển sau khi hái, nhặt sạch bông khô héo, rồi đem rửa sạch để ráo. Cá bỏ vào nồi nấu đến khi sôi lên, cho vào chanh, ớt, đường, bột ngọt, muối nêm sao cho vừa khẩu vị, rồi tiếp đến thả bông điên điển vào. Ngoài ra, muốn tăng thêm hương vị ta có thể thêm vài cọng bông súng, bạc hà, giá đỗ, rau thơm, vài lát ớt để món canh trông bắt mắt hơn.

Nhắc đến cá để nấu canh chua bông điên điển, người dân nơi đây thường chọn cá lóc, cá bông lau, cá diêu hồng nhưng ngon nhất và điển hình nhất trong mùa lũ chính là cá linh. Bông điên điển vừa giòn, lại có vị bùi nhưng ngọt dịu, cá linh thì béo ngậy hòa quyện với vị chua thanh từ me, cay nồng từ ớt kèm theo mùi thơm nức mũi từ các loại rau thơm đã làm nên món canh chua cá linh bông điên điển đậm đà hương vị.

Lẩu Cá Linh Bông Điên Điển

Mùa nước nổi về cũng là lúc những cánh đồng miền Tây được nhuộm vàng rực rỡ của bông điên điển. Còn những con cá linh béo tròn, lấp lánh ánh bạc theo dòng nước lũ đổ về trở thành đặc sản làm vang danh ẩm thực vùng sông nước Tây Nam Bộ.

Thật thiếu sót, nếu không thử qua hương vị của món lẩu cá linh bông điên điển khi du lịch Miền Tây vào thời gian này. Bạn sẽ từ từ cảm nhận vị dân dã của bông điên điển giòn giòn, thơm nhẹ hòa quyện với thịt cá béo ngọt và nước dùng chua thanh, đúng chất hương đồng gió nội.

Món gỏi bông điên điển

Ai bảo người miền Tây không sáng tạo, khi chỉ với một loại hoa mà có thể cho ra đời vô vàn món ngon độc đáo khác nhau mà không đâu có được. Bạn đã thử chưa món gỏi bông điên điển, chỉ một lần thử qua cũng đủ khiến bạn say mê với mùi vì là lạ của nó. Đây là một món ăn hết sức đặc sắc, có sức gây thương nhớ cho bất kỳ ai thưởng thức món ăn này. Cái giòn của bông điên điển, vị ngọt của thịt heo và những con tôm, thêm các loại rau thơm là ta đã có một món ăn đặc sản của người miền Tây.

Người ta thường trộn bông điên điển với giấm đường hoặc nước me cùng với các loại rau củ khác như cà chua, dưa leo, rau thơm… Nhấn nhá thêm vị ngọt cho đĩa gỏi có thể là tép ram, tôm luộc, giò chả hoặc thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ. Đĩa gỏi ngon là phải cân bằng trong độ chua ngọt hài hòa và giữ được cái giòn bùi đặc trưng của điên điển.

Bánh xèo bông điên điển

Cầu kỳ nhất trong những món ăn chế biến từ bông điên điển là bánh xèo bông điên điển. Bánh xèo được làm từ bột gạo, khuấy đều với nước cốt nghệ sao cho ánh lên màu vàng tươi của nghệ, rồi trộn đều với nước cốt dừa nhằm tăng thêm độ béo. Sau khi làm xong bột bánh, ta tiến hành công đoạn đổ bánh. Đầu tiên tráng chảo nóng, đổ dầu vào, rồi múc lượng vừa đủ từ bột bánh xèo đổ vào chảo, tráng đều và nhanh tay sao cho bên không quá mỏng bên thì quá dày.

Khi vỏ bánh chín, cho thịt, tép đã xào, bông điên điển và củ sắn vào. Tiếp theo, úp phân nửa bánh lại, đậy nắp vung đợi khi bông điên điển và củ sắn chín thì gắp ra dĩa. Gắp một phần bánh nóng hổi vừa làm, cuộn tròn bởi nhiều lớp rau sống tươi thơm, chấm đều trong nước mắm chua ngọt thơm nức mùi. Phần bánh nóng mềm với độ béo vừa đủ kết hợp với vị bùi từ bông điên điển đã tạo ra món ăn cực ngon, khó cưỡng đối với thực khách. Thêm vào đó sự hòa trộn ăn ý với vị ngọt từ tôm, thịt, vị thanh mát từ củ sắn, vị chát nhẹ từ rau rừng tất cả đã làm nên nét đặc trưng riêng cho món bánh xèo của người dân vùng lũ. Mới nghe thôi mà đã thấy bụng cồn cào, vì vị ngon, ngọt, thơm, béo của bánh được hòa quyện với vị đặc trưng của bông điên điển tạo nên một vị bánh xèo lạ lẫm… với nước mắm chua ngọt tạo hương vị ngon khó quên.

Bông điên điển xào

Bông điên điển xào tỏi là món ăn cực kỳ đơn giản để chế biến nhưng lại hấp dẫn vô cùng. Bông điên điển sau khi xào chín vừa giòn vừa mềm, phần tỏi phi thơm nồng kèm theo hương thơm ngào ngạt từ bông điên điển làm kích thích người ăn ngay từ hương vị đầu tiên.

Để tăng thêm vị ngọt cũng như sắc màu cho món ăn, người nấu có thể thêm giá đỗ, hẹ, thịt bò, tôm…vào xào chung với bông điên điển. Tuy chỉ đơn giản là món rau xào đạm bạc ăn kèm theo cơm nhưng bông điên điển xào tỏi lại là món ăn không thể vắng mặt trong mỗi bữa cơm gia đình khi mùa nước về.

Bông điên điển muối chua

Ngoài ăn sống hoặc chế biến món ăn ngon, bông điên điển còn được muối chua. Đây là món ăn khoái khẩu của người miền Tây, bởi nó ngon và hấp dẫn nên trong dân gian lưu truyền câu ca rằng: “Điên điển mà đem muối chua. Ăn kèm cá nướng cả vua cũng thèm”.

Bông điên điển vớt đem về rửa sạch, lựa bỏ lá úa, bông hư, để ráo nước và ngâm nước muối, hai ngày là thành dưa chua bông điên điển ăn được rồi. Có người còn ngâm giá sống chung với bông điên điển làm ra món dưa chua vừa mang hương vị dưa giá vừa hương vị dưa bông điên điển.

bông điên điển du lịch Miền Tây mùa nước nổi Miền Tây mùa nước nổi

Những Món Ngon Từ Bông Điên Điển Miền Tây

Món Ngon Từ Bông Điên Điển Miền Tây

Đối với người dân miền Tây quanh năm sông nước, bông điên điển không chỉ là một loại câycó vào mùa nước nổi mà hơn hết, nó còn là một loại đặc sản chế biến được nhiều món ăn ngon không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, là một biểu tượng mà mỗi khi nhắc đến loài cây này người ta thường nghĩ ngay về miền tây.

Đối với người dân miền Tây quanh năm sông nước, bông điên điển không chỉ là một loại câycó vào mùa nước nổi mà hơn hết, nó còn là một loại đặc sản chế biến được nhiều món ăn ngon không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, là một biểu tượng mà mỗi khi nhắc đến loài cây này người ta thường nghĩ ngay về miền tây.

Cứ mỗi khi mùa nước nổi về, con nước đầy phù sa bồi đắp thêm cho những cánh đồng khô cằn ở miền Tây, cũng là lúc nơi đây được thưởng thức một thứ đặc sản không chỉ để ngắm mà còn chế biến được nhiều món ăn ngon là bông điên điển.

Nghe cái tên thôi đã thấy kỳ lạ chính người dân nơi đây cũng không nhớ rõ hoa có từ bao giờ và nguồn gốc xuất xứ như thế nào. Chỉ biết rằng cứ mỗi độ con nước về hao lại nở vàng trên khắp những cánh đồng, triền đê…

Canh chua bông điên điển

Đây là một trong những món ăn đặc trưng nhất của miền Tây mùa nước nổi. Vẫn sử dụng những công thức canh chua lâu nay nhưng có thêm bông điên điển hương vị lại ngon hơn rất nhiều. Cái chua chua của me, cái ngọt của cá vàng và cái thơm của bông điên điển có thể làm dịu má đi cơ thể giữa cái nóng trưa hè oi ả.

Món gỏi bông điên điển

Bông điên điển là loại thực phẩm có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, hợp khẩu vị với rất nhiều người, là loại hoa cho vô vàn những món ăn ngon độc đáo. Một món ăn không thể không nhắc đến là gỏi bông điên điển. Cái giòn giòn của bông súng, vị ngọt của những con tép be bé, vị chua của giấm, vị thơm của rau và cả cái mảu vàng đặc trưng. Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng có thể trở thành một món đặc sản dân dã.

Lẩu cá linh bông điên điển

Đây là một món ăn hết sức đặc sắc, có sức gây thương nhớ cho bất kỳ ai thưởng thức món ăn này. Món ăn này có sự kết hợp hai đặc sản mùa nước nổi là cá linh và bông điên điển. Cách chế biến cũng giống như món lẩu thông thường nhưng nhờ sự kết hợp này mà món ăn trở nên ngon và hấp dẫn hơn.

Bánh xèo bông điên điển

Cầu kỳ nhất trong những món ăn chế biến từ bông điên điển là bánh xèo bông điên điển. Bột chính là nguyên liệu quan trọng nhất tạo nên độ ngon cho bánh nhưng bánh lại sẽ ngon hơn với nhân điên điển. Mới nghe thôi mà đã thấy bụng cồn cào, vì vị ngon, ngọt, thơm, béo của bánh được hòa quyện với vị đặc trưng của bông điên điển tạo nên một vị bánh xèo lạ lẫm… nhưng ngon thôi rồi!

Nhiều Món Ngon Từ Bông Điên Điển Miền Tây Nam Bộ

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896Registration date : 23/11/2007

Tiêu đề: Nhiều món ngon từ bông điên điển miền Tây Nam Bộ Fri 25 Mar 2011, 21:37

Nhiều món ngon từ bông điên điển miền Tây Nam Bộ

Với người dân miền Tây Nam bộ, bông điên điển không chỉ để ngắm, mà còn chế biến được vô vàn món ăn ngon và lạ. Điên điển kho cá linh, bánh xèo điên điển…

Cứ mỗi khi mùa nước nổi về, con nước chở đầy phù sa bồi đấp thêm cho những cánh đồng khô cằn ở miền Tây quê tôi cũng là lúc hoa điên điển nở rộ khắp nơi. Hiếm có loài hoa nào vừa có thể để ngắm và vừa có thể ăn như hoa điên điển.

Nghe đến cái tên thôi nhiều người cũng thấy ngồ ngộ và thắc mắc lắm, sao lại có tên hoa lạ lùng đến thế. Chính người dân nơi đây cũng không thể nhớ nổi hoa có từ bao giờ và nguồn gốc xuất xứ như thế nào. Chỉ biết rằng cứ mỗi khi con nước lớn về là hoa lại vàng rộ khắp những cánh đồng, men theo những con đường đê…

Bông điển điên vàng rực không thua bất cứ loại hoa chốn thành thị nào.

Chiều hoàng hôn miền Tây

Không ngon sao được khi hoa vừa mới hái vào, con tươi nguyên, lại đẹp rực rỡ, rửa qua nước cho sạch rồi chỉ cần thêm một nồi cá kho là có được bữa cơm ngon lành. Gọi nôm na theo cách người dân miền Tây là món bông điên điển chấm cá kho. Nhưng cá, nếu muốn ngon, thì phải là cá linh, loại cá bé xíu, khi kho với nước dừa dậy lên mùi thơm phức khiến ai ăn một lần cũng phải nhớ mãi.

Cá linh kho ăn với bông điên điển

Sẽ rất thiều xót nếu không kể đến món canh chua bông điên điển. Chỉ duy nhất ở miền Tây mới có thể thưởng thức được cái món ngon độc đáo này. Vẫn công thức canh chua lâu nay, nhưng người dân nơi đây khéo léo cho thêm bông điên điển tạo nên một mùi vị vô cùng hấp dẫn và lạ lùng. Cái chua chua của me, cái ngọt của cá và cái thơm của bông điên điển có thể làm dịu mát đi cơ thể giữa cái nóng trưa hè oi bức.

Canh chua cá linh và bông điên điển

Ai bảo người miền Tây không sáng tạo, khi chỉ với một loại hoa mà có thể cho ra đời vô vàn món ngon độc đáo khác nhau mà không đâu có được. Bạn đã thử chưa món gỏi bông điên điển, chỉ một lần thử qua cũng đủ khiến bạn say mê với mùi vì là lạ của nó.

Cái giòn giòn của bông súng, vị ngọt của những con tép be bé, vị chua của giấm, vị thơm của rau và cả cái màu vàng đặc trưng. Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đã có thể trở thành một món đặc sản dân dã.

Gỏi bông điên điển

Nếu hôm nào dư giả, cả nhà sẽ cùng nhau quây quần bên nồi lẩu mắm cá linh. Người dân ở đây, mỗi mùa cá linh vẫn thường hay ủ lại một ít để làm mắm phòng khi “thèm” quá mà không có cá linh tươi thì sẽ dùng tạm món mắm cá linh.

Mắm cá linh cũng vậy, muốn ngon và đặc trưng nhất định phải ăn kèm với bông điên điển và các loại cá tươi vừa mới bắt lên. Chỉ có vậy mới có thể cảm nhận được hết cái hương vị giản dị nhưng không kém phần quyến rũ của món ngon này.

Lẩu mắm thơm ngon với bông điên điển

Cầu kỳ hơn, phức tạp hơn chính là cách chế biến bánh xèo. Bột chính là nguyên liệu quan trọng nhất tạo nên độ ngon cho bánh, nhưng bánh lại sẽ càng ngon hơn với nhân điên đển. Mới nghe thôi mà đã thấy bụng cồn cào, vì vị ngon, ngọt, thơm, béo của bánh sẽ được hòa quyện với vị đặc trưng của bông điên điển tạo nên một vị bánh xèo lạ lẫm… nhưng ngon thôi rồi!

Bánh xèo bông điên điển

Nếm Thử Món Lẩu Cá Linh Bông Điên Điển

Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm là vào mùa nước nổi ở Đồng Tháp và cũng là mùa đánh bắt cá linh chính trong năm của người dân Đồng Tháp. Lúc này, những con cá linh phát triển vừa phải, không nhỏ quá mà cũng không lớn quá xuôi theo dòng nước sẽ được những người bà con lao động cần cù của Đồng Tháp đánh bắt về đem ra chợ bán hoặc để một phần nhà ăn. Từ những con cá linh nho nhỏ chỉ lớn bằng đầu ngón tay, dưới tài nghệ của người đầu bếp sẽ có thể chế biến thành rất nhiều món ngon như: cá linh kho mắm với quả bứa, cá linh chiên trứng, cá linh nhúng dấm, cá linh tẩm bột chiên,canh chua cá linh,….Tuy vậy, đặc sắc nhất và để lại nhiều ấn tượng nhất đối với du khách khi đến đất Đồng Tháp và thưởng thức các món ăn từ cá linh phải là món lẩu cá linh bông điên điển trứ danh đã có mặt trong thực đơn của các nhà hàng từ bình dân đến cao cấp.

Lẩu cá linh bông điên điển – ăn một lần là nhớ mãi

Cá linh khi đem về vẫn còn tươi nguyên sẽ được cắt đuôi, khía ngang bụng, moi hết ruột bên trong ra rồi rửa lại bằng nước sạch. Loại cá này rất ít xương, thịt mềm nhanh chín, có thể ăn cả con được.

Nước lẩu để ăn cùng cá linh được chế biến không mấy kỳ công. Bạn chỉ cần dùng nước dừa tươi đổ vào nồi , thêm đường, ít thìa nước mắm ngon, dầm thêm vài trái me chua rồi nêm thêm muối, gia vị cho vừa miệng, sau đó đun sôi lên, thả chút rau ngò, tóp mỡ, tỏi phi cho thơm hơn là đã có được nồi nước lẩu cá linh đúng điệu.

Vì cá linh rất mau chín nên khi bắt đầu ăn mới cho cá vào nồi nước lẩu đang sôi. Đĩa bông điên điển để bên cạnh sẵn sàng được nhúng vào nồi lẩu và vớt ra ăn ngay cùng miếng cá linh chín mềm. Lúc này, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt béo của thịt cá, chua thanh của nước dùng và độ giòn, thơm nhẹ của bông điên điển cùng hòa quyện sẽ tạo ra một hương vị đặc trưng riêng rất khó quên. Lẩu cá linh có thể được ăn kèm cùng với bún tươi hay cơm nóng cũng rất ngon và nếu thích bạn có thể chuẩn bị sẵn một bát nhỏ nước mắm ớt để chấm cùng cá linh sẽ đậm đà hơn.

Mùa nước nổi về kéo theo đó là sự khó nhọc vất vả hơn của những con người lao động cần mẫn nơi miền đất Đồng Tháp Mười. Tuy nhiên, không vì thế mà những người dân giàu nghị lực và sức sáng tạo nơi đây lại không biết tận hưởng lợi ích từ những sản vật mà mùa lũ mang lại. Món lẩu cá linh bông điên điển giản dị đã trở thành món đặc sản ngon được nhiều du khách tìm ăn khi đến với Đồng Tháp là một minh chứng cho điều này.

03 Món Ăn Ngon Chế Biến Từ Đặc Sản Khô Cá Lóc Miền Tây

Các món ăn từ khô cá lóc luôn ngon và lạ miệng làm mới lạ cho bữa cơm nhà bạn.

✅✅✅ Bữa cơm gia đình là yếu tố duy trì hạnh phúc của mọi gia đình. Ông bà ta thường nói: “muốn biết gia đình đó có hạnh phúc hay không, chỉ cần nhìn vào căn bếp nhà họ”.

Ông bà ta đã đúc kết từ xưa đến nay nên chắc bạn cũng đồng ý với quan điểm này đúng không? Có lẽ bạn cũng hiểu rằng bữa cơm gia đình quay quần bên nhau cùng trò chuyện hỏi thăm công việc, học hành của con cái thì sự gắn kết gia đình mới bền chặt.

Cách làm gỏi dưa leo khô cá lóc cho cả nhà thích mê 1. Khô cá lóc kho thơm:

Nguyên liệu: 300gr khô cá lóc, ½ trái thơm, 150gr thịt ba rọi, 1 trái dừa tươi.

Gia vị: 3 cây sả, hành tỏi khô, ớt trái, hạt nêm, mắm, muối đường, bột ngọt, tiêu

Cách chế biến:

– Khô cá lóc ngâm với nước ấm khoảng 20 phút cho khô mềm và bớt vị mặn, vớt ra cắt khúc ướp với ½ chén nước dừa tươi và chút dầu ăn.

– Thịt ba rọi rửa sạch cắt lát vừa ăn, ướp với sả băm, hành tỏi, ớt, mắm, muối, đường, hạt nêm để khoảng 30 phút cho thịt thấm gia vị.

– Thơm rửa sạch cắt lát.

-Cho nồi đất lên bếp, thêm ít dầu phi thơm hành tỏi rồi cho thịt ba rọi vào xào săn, cho khô cá lóc và thơm vào đảo đều, đổ nước dừa tươi sấp thịt cá, để nhỏ lửa kho khoảng 20 phút để nước thơm tiết ra làm mềm và ngọt miếng khô cá, kho rút nước thì tắt bếp cho thêm hạt tiêu vào. Các món ăn từ khô cá lóc này ăn với cơm nóng rất ngon.

Khô cá lóc kho thơm ăn với cơm rất ngon. 2. Gỏi sung khô cá lóc:

Nguyên liệu: 1 con khô cá lóc, 2 trái xoài xanh, 200gr trái sung non

Gia vị: Giấm, đường.

Cách chế biến:

– Khô cá lóc ngâm vào tô nước muối ấm khoảng 20 phút cho cá mềm và bớt mặn, sau đó nướng chín xé sợi mỏng.

– Xoài xanh gọt vỏ băm sợi cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc cho vài cục đá vào để xoài thêm giòn.

– Trái sung xanh cắt lát mỏng ngâm vào tô nước muối khoảng 10 phút cho bớt vị chát, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc cho vài cục đá vào để tăng độ giòn.

– Cho đường vào chén thêm giấm vào quậy đều nêm chua chua ngọt ngọt vừa ăn.

– Cho hỗn hợp xoài, sung, khô cá lóc vào thố rưới dung dịch giấm đường lên đảo đều cho thấm gia vị.

Gỏi sung khô cá lóc là món ngon mà chưa nhiều người được ăn. 3. Khô cá lóc chiên đường:

Nguyên liệu: 2 con khô cá lóc

Gia vị: giấm, đường, dầu ăn, tỏi, ớt.

Cách chế biến:

– Khô cá lóc ngâm với nước ấm khoảng 20 phút cho khô mềm và bớt mặn, sau đó để ráo cắt khúc.

– Bắc chảo lên bếp cho ít dầu chiên khô cá lóc chín vàng hai mặt.

– Pha nước giấm đường theo tỷ lệ 5 đường: 2 giấm, cho thêm ít ớt tươi để món ăn thêm cay cay hấp dẫn.

– Cho chảo lên bếp phi tỏi thơm rồi cho khô cá lóc đã chiên vào, cho dung dịch giấm đường vào rim đến khi cạn và sánh lại là đã hoàn thành xong món khô cá lóc chiên đường.

Khô cá lóc chiên đường hấp dãn với bữa cơm nóng ngày mưa.

Ba món ăn từ khô cá lóc này rất ngon và lạ miệng mà chắc hẳn rằng có nhiều người chưa được ăn qua.

Những bữa cơm ngon và thay đổi món ăn liên tục làm người ăn không bị chán ăn, luôn muốn về với bữa cơm gia đình để thưởng thức những món ăn mới lạ hấp dẫn.

Đặc Sản Khô Cá Lóc Miền Tây Khô Nia

Cảm Nhận của nhiều anh chị phản hồi sau khi dùng khô cá lóc của KHONIA:

Chị Mỹ năm nào Tết cũng ăn khô cá lóc của KHONIA. chị Khen năm nay khô cá sấy ngon hơn năm trước.

Lê Trọng Thông

Chủ sáng lập Khô Nia

Những Món Ăn Từ Rắn Chế Biến Theo Kiểu Miền Tây

02:25 30/10/2023 Lượt xem: 2794

Miền Tây có nhiều kênh rạch, ao hồ, đây cũng là nơi trú ngụ của loài rắn nước, mồi của rắn nước là cá, chuột và chúng không có nọc độc. Rắn nước hoạt động suốt ngày đêm nên bắt chúng không phải khó, những người nông dân sẽ bắt chúng rất dễ dàng.

Rắn được mổ bụng và làm sạch

Rắn nước rất dễ làm chỉ cần nắm lá dừa khô hơ qua mình rắn, lấy lá sả quấn tay và tuốt là sạch sẽ. Món rắn phần lòng rất ngon và sạch, chỉ cần rạch rồi làm sạch phần bao tử là xong. Để làm món rắn sả ớt, thịt rắn sau khi làm sạch thì cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn, đừng cắt nhỏ quá thịt rắn sẽ bị nát. Ướp thịt rắn với nước mắm, bột ngọt, một chút tiêu xay. Sả ớt bằm nhuyễn. Bắt chảo lên bếp phi thơm hành tỏi cho rắn vào xào khi thịt rắn săn lại cho vào nước dừa tươi để tăng vị ngọt và thơm cho món ăn. Khi nước dừa gần cạn cho phần sả, ớt băm nhuyễn vào xào qua lại, nêm cho vừa ăn rồi canh cho đến khi sả chuyển sang màu vàng thì bắt xuống.

Thịt rắn ngọt, cắn vào một miếng vị sả ớt thơm nồng lên mũi, món này ăn với cơm nóng chấm rau luộc thì hao cơm lắm đấy. Người Miền Tây dùng món rắn xào sả ớt làm mồi nhậu cùng với dâm ba xị đế thì hàn thuyên đến tối.

Món rắn cuốn lá lốt nướng rất được nhiều người ưa chuộng có thể làm từ nhiều loại rắn như: rắn nước, rắn ráo, rắn mối,… Đối với món này rắn sau khi làm sạch thì lốc xương lấy thịt, đối với món này không lấy ruột và da chỉ sử dụng thịt. Thịt rắn đem băm nhỏ với ngò gai, nhiều người thích vị thơm của sả nên cho thêm sả băm vài giống như ướp bò lá lốt vậy.

Bằm thịt rắn nhuyễn để cuốn với lá lốt Lá lốt hái về rửa kỹ từng lá cho sạch, chọn những lá to xanh đậm nướng sẽ không bị cháy quá nhanh. Băm thịt nhuyễn nêm nếm ít muối, bột ngọt, tiêu cho vừa ăn thì cuốn lại bên trong lá lốt. Món rắn cuốn lá lốt có thể đem chiên hoặc nướng nhưng món người Miền Tây hay làm là nướng, vị thơm của rắn kết hợp với vị khói sẽ cho ra món ăn vô cùng hấp dẫn.

Món rắn nướng lá lốt thơm ngon

Một trong những món ăn được cho là bổ dưỡng nhất được chế biến từ rắn là món cháo rắn đậu xanh. Ngon nhất để nấu cháo là loại rắn hổ hành, vì thế khi chế biến để làm mất đi mùi hành của rắn cần dùng chanh tươi chà sát vào thịt rắn. Sau khi làm sạch cắt ra thành từng khúc vừa ăn. Cháo muốn ngon thì gạo phải được rang cho dậy mùi thơm và có màu vàng đều. Bắt nồi cháo gạo rang lên đến khi sôi cho thịt rắn cắt khúc và đậu xanh vỏ vào nấu cho đến khi gạo nở đều nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi bắt xuống.

Cháo rắn nấu đậu xanh có vỏ

Một cách nấu khác dành cho những người thích ăn béo là nấu cháo đậu xanh nước cốt dừa, phần thịt rắn cắt khúc thì đem xào trước chờ cháo vừa nhừ thì bỏ vào đun bằng lửa to cho đến khi sôi vài phút thì bắt xuống. Cháo nấu xong cho thêm hành, ngò rí, tiêu sọ đâm nhuyễn vào dể dậy mùi thơm và làm tăng hương vị món ăn. Vị ngọt của rắn, vị béo của nước cốt dừa hòa quyện trong vị thơm của hành, ngò cứ nếm thử một miếng là không thể quên được hương vị đồng quê này.

Cháo rắn nấu đậu xanh có thêm nước cốt dừa

Đây được xem là món ăn dễ chế biến và có thể làm ngay tại đồng của những bác nông dân, cũng là món mồi nhậu quen thuộc nơi đồng quê. Cách làm món ăn này đơn giản, có thể ướp muối ớt trước hoặc trong khi nướng thì quét muối ớt lên. Người Miền Tây với khẩu vị mặn nên hay ướp muối ớt vào rắn rồi đem nướng. Món rắn nướng còn là món ăn kinh dị nhất từ rắn vì có nhiều người chỉ cắt đầu và nướng nguyên con. Cách nương này giúp giữ lại độ ngọt của rắn hòa thêm vị mặn mặn và cay của ớt tạo nên hương vị thơm ngon, đặc biệt khi có kèm theo vài ly rượu đế.

Món rắn nướng muối ớt “hấp dẫn”

tour miền tâyhttp://datchinrongtravel.com/vi/post/tour/tour-can-tho/

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Món Ăn Đặc Sản Miền Tây Được Chế Biến Từ Bông Điên Điển trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!