Bạn đang xem bài viết Những Món Ăn Ngày Tết Nguyên Đán Của Người Miền Tây được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ẩm thực là từ nói chung chỉ về việc ăn, uống. Ẩm thực được nâng lên thành “văn hóa ẩm thực” nghĩa là bao gồm cả phong cách, thói quen chế biến, cách bày biện và cách thưởng thức món ăn, món uống của mỗi đất nước, mỗi vùng miền. Miền Tây cũng có văn hóa ẩm thực riêng mà mỗi khi nhắc đến, du khách thường nghĩ ngay đến văn hóa miệt vườn, văn hóa sông nước gắn liền với văn hóa ẩm thực miền Tây.Để rõ hơn về điều này, mời Quý khách du lịch miền Tây 1 chuyến, thưởng thức các món ăn ngon để hiểu hơn phong cách ăn uống của người miền Tây. Tết Nguyên đán là cơ hội tốt để có cái nhìn tổng quát nhất về văn hóa ẩm thực miền Tây.
Mâm cơm đầy đủ món vào ngày Tết Nguyên Đán của người Miền Tây
1. Cá lóc hấp mẻCá lóc là món ăn đặc sản được xem là tiêu biểu nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Để nấu món ăn này, người nấu cần chọn cá lóc đồng còn sống, nặng chừng 800gr đến 1kg. Hành cắt khúc dài, củ hành xắt mỏng cho dưới khay hấp. Ngâm cá trong nước muối vài phút sau đó rửa thật sách, để lên trên bổi.
Cơm mẻ được chuẩn bị sẵn trước. Cơm mẻ là chất được làm chua từ cơm nguội để lên men tự nhiên. Cơm mẻ có vị chua dịu. Khi có cơm mẻ, cho khoảng 1 chén cơm mẻ lên trên mình cá, để sôi lửa riu riu. Khi cá vừa chín (da cá nhăn lại) thì cho ra dĩa.
Chú ý cá lóc hấp mẻ lúc chế biến không được đánh vảy, mổ bụng hay móc ruột mà phải để nguyên con. Cá lóc hấp mẻ thường ăn với bánh tráng cuốn rau xanh, xà lách, chuối chát, bún, tai heo luộc, tép luộc. Nước chấm thì có thể dùng nước mắm me hoặc chút cơm mẻ dầm thêm muối ớt đều rất ngon. Đây là một trong những món ngon vào ngày Tết của người miền Tây.
Cá ngát nhìn giống cá trê trắng nước ngọt. Người miền Tây hay nấu lẩu cá ngát với trái bần dốt. Cá ngát làm sạch, cắt khúc và để ráo. Nước nấu lẩu nêm nếm cho vừa ăn. Khi nước sôi cho vài trái bần dốt vào nồi, chờ 5 phút vớt bần ra tô, tán nhuyễn, lược bỏ hột và vỏ để lấy độ chua. Cho nước cốt bần vào lại trong nồi và nêm nếm vừa ăn.
Cá ngát đã chuẩn bị sẵn cho vào nổi, đợi nước sôi lên thì cho rau vào. Thêm các loại rau như ngò om, lá quế, cần để cho thơm mùi. Rau để ăn lẩu cá ngát trái bần thường là bạc hà, rau muống, cù nèo, chuối ghém… Nếu muốn cay thì cho vào vài trái ớt hiểm xanh đập dập hoặc sả bằm vào cho thơm.
Lẩu cá ngát nấu bần làm phong phú thêm các món lẩu ở miền Tây mà du khách đi Tour miền Tây thường tìm để thưởng thức.
Lẩu cá ngát nấu bần là món ăn ngon được người dân miền Tây ưa chuộng
VF10:
3. Món gỏi ốc đắng trộn bắp chuốiMiền Tây với địa hình sông ngòi chằng chịt thì việc tìm ốc để làm gỏi là điều rất dễ dàng. Ốc đắng bắt về, rửa sạch bùn đất, cho vào nước vo gạo, có thể bỏ vào một ít ớt giã để ốc nhả hết cặn, nhớt trong miệng ra (hoặc ngâm ốc đắng với nước sạch pha giấm). Sau đó chà rửa thật sạch và cho vào nồi luộc với ít lá sả, lá ổi.
Luộc khoảng 10 phút thì vớt ốc ra rổ, để ráo nước, dùng cây tăm cứng có gai để lấy ruột ốc bỏ vào tô. Chuẩn bị bắp chuối xiêm hoặc chuối hột, xắt nhuyễn ngâm vào nước pha chanh để bắp chuối không bị đen.
Có thể trộn thêm 1 ít ba chỉ luộc xắt mỏng vào đĩa gỏi ốc này cho thêm phần hấp dẫn. Nước chấm ăn kèm gỏi ốc là nước mắm tỏi ớt hoặc nước mắm chua ngọt đều được. Du lịch miền Tây vào dịp Tết, du khách rất có thể được thưởng thức món ăn này.
VF11:
4. Món cá chạch nướngMón này làm khá đơn giản. Cá chạch làm sạch với nước phèn chua rồi cho lên đĩa. Cơm mẻ tán nhuyễn cho thêm muối, đường, bột ngọt, ớt băm nhỏ. Tất cả trộn đều cho vừa ăn. Rau sống có thể ăn kèm là chuối chát, khế, mù ôm, ngò gai…
Xếp cá lên vỉ cho lên bếp than nóng lửa, khi nghe cá dậy mùi thơm, da nhúm lại là cá đã chín. Có thể chấm cơm mẻ ăn được. Đây là món ngon thường thấy trong các bữa cơm của người miền Tây vào các dịp lễ, Tết.
Miền Tây với lịch sử khai hoang mở cõi từ bao đời trước nên cuộc sống con người miền Tây vốn dĩ gắn liền với sông nước ruộng đồng, miệt vườn. Bên cạnh những món ăn Viet Fun Travel vừa kể trên, đến miền Tây người ta không thể không nhắc đến các món như chuột đồng nướng lu, cá lóc nướng trui, canh chua bông điên điển, lẩu mắm, lẩu bần nấu chua, canh chua cá lóc kho tộ, lẩu cá linh bông so đũa v.v..
Nếu Quý khách chưa từng thưởng thức các món ăn trên, vào dịp Tết năm nay, sao không đăng ký ngay Tour du lịch miền Tây để thỏa sức trải nghiệm, khám phá?
Viet Fun Travel tổng hợp
Món Ăn Ngày Tết Nguyên Đán Của Người Hoa Pot
Món ăn ngày tết Nguyên Đán của người Hoa
Tết Nguyên Đán là ngày tết quan trọng nhất và là một dịp trọng đại của người Hoa, để cầu mong có một năm mới tươi vui, làm ăn phát đạt, khỏe mạnh, gặp mọi sự tốt lành, suôn sẻ. Một món bánh không thể thiếu trên mâm cúng tổ tiên của người Hoa chính là bánh tổ Người Hoa đã gửi gắm khát vọng ấy qua các món ăn ngày tết, trên mâm cỗ ngày tết của người Hoa, mỗi món ăn luôn là một lời gửi gắm thể hiện mong muốn, khát vọng có một năm mới như ý, cát tường, phát tài phát lộc. Một món bánh không thể thiếu trên mâm cúng tổ tiên của người Hoa chính là bánh tổ. Loại bánh này tượng trưng cho “niên niên cao thăng” (năm mới tốt hơn năm cũ) hoặc “bách sự sự cao” (trăm việc đều tốt đẹp) Được tính toán một cách rõ ràng và có ý thức, món ăn được chế biến bằng giò heo trước (tiếng Quảng Đông gọi là “chúy xẩu”: tay con heo) với đậu phộng mang một ý nghĩa đặc biệt. Người Hoa gọi là món “hoàng chòi chầu xẩu”. Nghĩa là tiền của hoạch tài chỉ giơ tay ra là nắm ngay được, do vậy món này nhằm mong cho năm
mới việc làm ăn sẽ được phát tài, dễ dàng, thuận lợi. Người Hoa Quảng Đông vẫn gọi con tôm là “há”. “Há” đồng âm với “hí há tài xị” (cười to ha hả) nên họ có thêm món “tôm lăn bột”. Món này tượng trưng cho niềm vui tươi, tiếng cười sẽ rộn ràng, vui vẻ, chan hòa trong nhà quanh năm suốt tháng. Trong ngày tết người Hoa còn có món mì xào nổi tiếng. Họ gọi ón ăn đó là “xầu mìn” (có nghĩa là trường thọ). Năm mới ăn món này sẽ được khỏe mạnh, phúc đức, sống lâu Món “gà ngậm hành” là linh hồn của mâm cổ tết. Món ăn được người Hoa chế biến và trình bày một cách khéo léo. Hai cánh và hai đùi gà được bẻ ngoặt dấu gọn vào mình gà tạo nên hình dáng con gà tròn quay, ngộ nghĩnh. Sau đó, người ta cho gà ngậm ngang mỏ một túm hành lá quấn đẹp như một nhành hoa. Sở dĩ dùng hành là vì theo tiếng Quảng Đông là “chung”, đồng âm với “chung” (thông suốt). Nên ý nghĩa của món ăn này nhằm bày tỏ ước mong sang năm mới tất cả mọi việc được thông suốt, trôi chảy, tốt đẹp. Vào ngày Tết, để trong gia đình làm ăn phát tài, người nội trợ thường nấu những món bát trân, bao gồm các nguyên liệu có tên đồng âm với niềm mong ước trong năm. Ví dụ, nấm đông cô là “tung cua” (thành tựu tốt đẹp); Tàu hủ ky là “phù chút” (phồng nổi lên); Rong đen là “pha choi” (phát tài) hay salat là “xáng choi” (có tiền) Đặc biệt, cứ mỗi dịt tết đến xuân về, người Hoa đồng bằng sông Cửu Long lại biếu nhau loại quít màu cam đỏ ối, vị ngọt, vỏ dày và thơm. Họ có quan niệm này do quít phát âm là “kiết”. Mà đồng âm với từ “kiết” (cát) chỉ sự tốt lành, may mắn. Biếu quít chính là lời chúc nhau làm ăn phát tài, cửa nhà vui vẻ. Mỗi món ăn ngày tết của người Hoa không chỉ thể hiện sự thành kính, tưởng nhớ tổ tiên mà trong đó còn chứa đưng những ước mơ, khao khát năm mới tốt lành.
Món Ăn Ngày Lễ Tết Của Người Tây Nguyên
Hàng năm, người đồng bào ở Đà Lạt – Lâm Đồng nói riêng và tại Tây Nguyên nói chung thường tổ chức nhiều lễ hội truyền thống như: các lễ nghi nông nghiệp, nghi lễ vòng đời và nhiều nghi lễ cộng đồng khác. Trong các lễ hội cộng đồng đó, dồng bào thường chế biến nhiều món ăn ngon để dâng cúng Yang thể hiện lòng biết ơn đến các đấng thần linh đã che chở và ban nhiều điều tốt lành cho mọi người.
Món cơm nếp của người Tây NguyênNếu như ngày thường, đồng bào Tây Nguyên thường ăn cơm gạo tẻ với các loại rau rừng sẵn có như : lá bép, đọt mây, măng le, măng lồ ô… thì trong những ngày lễ Tết, lễ hội truyền thống họ sẽ thay thế cơm trắng bằng cơm nếp nấu trong ống tre. Cách chế biến món ăn này cũng đòi hỏi sự khéo léo và cầu kỳ hơn. Ngay từ ngày hôm trước, những chàng trai khỏe mạnh, nhanh nhẹn đã vào rừng chặt những cây lồ ô tốt, sau đó đem về cắt thành từng đoạn, mỗi đoạn đều giữ lại mấu ở một đầu ống. Khi đã chọn được ống tre, người ta sẽ lấy gạo nếp và nước cho vào; tiếp đến nút ống tre lại cho thật kín và đốt trên lửa sao cho thật đều; trong khi nấu, tránh để lửa cháy lớn cũng như nhỏ quá. Khi than cháy tàn cũng là lúc mùi vị cơm chín thoang thoảng. Món cơm nếp nấu trong ống tre có hương vị khá đặc biệt, khi ăn sẽ cảm nhận rõ vị ngọt, mềm của cơm xen lẫn mùi ngai ngái của tre tươi.
Thức ăn chính dâng cúng thần linhTrong những ngày Tết, thịt gia súc, gia cầm là không thể thiếu dung để chế biến các món ăn dâng cúng thần linh. Một trong những món ăn thông dụng và được ưa thích trong cộng đồng người Tây Nguyên là món thịt nướng. Có nhiều cách chế biến khác nhau: thịt tươi đem gói kín trong lá rồi vùi vào than nóng hoặc dung que xiên thịt bằng lồ ô hơ trên than củi đang cháy. Ngoài ra, đồng bào còn dự trữ thịt phơi khô như thịt trâu, da nai, heo rừng… Những món chế biến từ thịt khô cũng rất phong phú từ món thịt khô nướng và đập dập chấm muối ớt cay nồng đến các món om mềm như thịt nai om măng, om chuối…
Gia vị phổ biếnTrong nấu nướng, đồng bào người Tây Nguyên dùng gia vị chủ yếu là muối và ớt cùng lá bột ngọt sẵn có xung quang môi trường sống. Tuy gia vị khá đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân nơi đây, những món ăn đều có hương vị riêng biệt, có sự hấp hẫn đến lạ.
Thức uống đặc trưngĐặc biệt, không thể thiếu trong không khí lễ hội truyền thống đó là rượu cần. Thành phần cơ bản của rượu cần là cơm, sắn, bắp được nấu chin trộn trấu và ủ bằng men trong chóe. Rượu ủ trong chóe khoảng 8, 9 ngày đã có thể dùng được nhưng để ngon hơn người ta thường khui chóe khi đã ủ từ 3 tuần đến vài tháng. Khi uống sẽ cho thêm lá tre tươi lên miệng chóe và cắm cần xuống tận đáy để cảm nhận hết vị ngọt, cay và thơm của rượu.
Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, việc nấu nướng thật nhiều món ngon trong những ngày lễ Tết, lễ hội truyền thống có nhiều ý nghĩa, đó là sự sẻ chia, thể hiện tình đoàn kết, sự gắn bó trong cả cộng đồng. Các món ăn trong ngày lễ Tết không thể tách rời yếu tố tâm linh, thể hiện những tín ngưỡng truyền thống, là sự kết nối giữa con người với thần linh. Chính vì vậy mà các món ăn thức uống vào ngày lễ Tết của họ mang ý nghĩa thiêng liêng, nên họ luôn gìn giữ cho các thế hệ mai sau. Nét văn hóa ẩm thực đặc biệt của đồng bào đã tạo sức hút lớn cho các du khách đam mê tìm hiểu văn hóa ẩm thực bản địa khi đến với Đà Lạt – Lâm Đồng và Tây Nguyên.
Hà Hạnh
Mâm Cỗ Ngày Tết Nguyên Đán Của Người Việt Gồm Có Gì?
Mâm cỗ ngày tết là một trong những nét đẹp truyền thống vào những ngày đầu năm của người Việt. Ở mỗi nhà vào những ngày tết Nguyên Đán đều phải có 1 mâm cỗ để kính nhớ tổ tiên, ông bà và thể hiện mong ước cho một năm mới sung túc, thịnh vượng. Mỗi vùng miền sẽ có mâm cỗ ngày đầu xuân với nhiều món ăn riêng biệt. Hãy tham khảo bài viết này để khám phá các mâm cỗ ngày tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam nước ta.
1. Mâm cỗ ngày tết miền Nam 1.1 Mâm cỗ ngày tết miền Nam có gì?Khi tết đến xuân về, ngoài việc dọn dẹp nhà cửa để đón mừng năm mới thì việc chuẩn bị mâm cỗ ngày tết là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Ở miền Nam, mâm cỗ ngày tết Nguyên Đán thường gồm có nhiều món ăn ngon khá đơn giản.
Thông thường, mâm cỗ của người miền Nam vào ngày tết sẽ gồm có: bánh tét, củ kiệu trộn tôm khô, khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu… Mỗi món ăn đều mang một màu sắc và hương vị riêng, góp phần làm cho mâm cỗ tết ở miền Nam trở lên đa dạng và phong phú hơn.
1.2 Ý nghĩa mâm cỗ ngày tết miền NamCác món ăn góp mặt trong mâm cỗ tết Nguyên Đán đều mang những thông điệp và ý nghĩa riêng. Do đó, từ xưa đến nay, các mâm cỗ này không thể thiếu vắng được các món ăn chính mang ý nghĩa tốt đẹp. Trong mâm cỗ của người miền Nam, bạn sẽ thấy được 1 số món ăn mang ý nghĩa như:
– Món khổ qua nhồi thịt: món canh này mang biểu trưng cho những nỗi khổ đau, cay đắng trong cuộc sống sẽ đi qua mau để năm mới mọi sự sẽ được bình an và như ý. Khổ qua dù có vị hơi đăng đắng và cũng là món ăn hơi kén người ăn. Nhưng vào dịp tết thì các gia đình ở miền Nam đều thưởng thức món ăn này.
– Thịt kho tàu: món ăn thể hiện mong muốn năm mới mọi chuyện của gia chủ sẽ được vuông tròn. Tình cảm của các thành viên trong gia đình luôn được gắn kết, hòa thuận với nhau. Không khí trong gia đình luôn hạnh phúc, vui vẻ.
– Củ kiệu ngâm: là món ăn được dùng trong mâm cỗ tết Nguyên Đán. Món ăn này thường được ăn kèm với các món chính. Đây là món ăn mang ý nghĩa sang năm mới gia chủ sẽ được phát lộc với của cải đầy nhà.
– Bánh tét: món bánh được làm từ các nguyên liệu của ngành nông nghiệp. Đây là món ăn mang ý nghĩa sâu sắc cầu cho một vụ mùa mới sẽ được tươi tốt và gia đình sẽ ấm no.
2. Mâm cỗ ngày tết miền Trung 2.1 Có gì trong mâm cỗ miền TrungMiền Trung là vùng đất mỗi năm phải gánh chịu nhiều thiên tai, bão lũ. Không phóng khoáng và mộc mạc như người dân miền Nam, người dân nơi đây rất tỉ mỉ và khá cầu kì trong cách chế biến các món ăn ngon trong mâm cỗ tết Nguyên Đán.
Các món ăn trong ngày tết Nguyên Đán ở miền Trung gồm có:
Bánh tét: món bánh truyền thống quen thuộc của những ngày Tết
Bánh tổ: là món bánh có nguồn gốc từ lâu đời và có hình dáng khá giống với tổ chim
Tôm chua: đặc sản của xứ Huế, mang đậm hương vị miền Trung vừa chua vừa cay.
Thịt heo ngâm nước mắm: món ăn đặc biệt của miền Trung mang hương vị mằn mặn nhưng lại rất dễ ăn
Nem chua: là món nhậu quen thuộc của nhiều cánh mày râu vào ngày tết
Dưa món: món ăn kèm giống chống ngán vào ngày tết
Chả bò: đặc sản của Đà Nẵng, không chỉ dễ ăn mà còn rất được yêu thích.
Tré: món ngon ngày Tết ở miền Trung.
Măng khô kho: món ăn được nhiều người dân miền Trung yêu thích vào ngày đầu năm.
2.2 Ý nghĩa món ăn trong mâm cỗ miền TrungMột mâm cỗ phải vừa đẹp mà lại vừa có ý nghĩa thì ngày tết của bạn mới trọn vẹn. Do đó, các món ăn trong mâm cỗ ngày tết không phải chỉ được trình bày đẹp mắt và ngon. Mà còn phải mang những thông điệp đẹp thể hiện mong ước của gia chủ khi bước qua năm mới. Ngày tết Nguyên Đán ở miền Trung có rất nhiều món ngon. Trong đó, món tré thể hiện cho tình cảm gia đình. Với mong ước vào năm mới, các thành viên của gia đình sẽ luôn hòa thuận với nhau, quan hệ giữa các thành viên sẽ khăng khít hơn.
Ngày tết ở miền Trung còn có món măng khô kho. Món ăn này được sử dụng ăn cùng với cơm trắng vào ngày tết Nguyên Đán. Đây là món ăn có ý nghĩa sẽ đem lại sự tốt lành cho mọi người. Nếu đầu năm ăn món này thì cả năm sẽ được no đủ, ấm no. Vì vậy mà món măng khô kho là món ngon ngày tết nằm trong mâm cỗ ngày đầu năm của người miền Trung.
3. Mâm cỗ ngày tết miền Bắc 3.1 Các món ăn ở mâm cỗ ngày tết miền BắcTrong các mâm cỗ ở nước ta, thì có lẽ mâm cỗ ở miền Bắc là dạng có truyền thống lâu đời nhất. Những năm trước đây, hầu hết các mâm cỗ tết Nguyên Đán ở miền Bắc đều tuân theo quy luật 4 đĩa- 4 tô hay có thể là 6 đĩa – 6 tô….. với những ý nghĩa tứ lộc quanh năm. Không những vậy mà quan niệm về cách trình bày của các món ăn còn được bày biện theo kiểu đĩa trên đĩa dưới hay theo từng tầng khác nhau.
Hiện nay, nhiều gia đình ở miền Bắc vẫn giữ được phần nào ý nghĩa của mâm cỗ tết truyền thống. Các món ăn ngày tết trong mâm cỗ của người dân nơi đây gồm có: bánh chưng, gò luộc, nem rán, chè kho, dưa hành, xôi gấc, thịt đông, canh bóng thập cẩm…. Các món ngon ngày tết của miền Bắc rất đa dạng và phong phú. Do đó, mỗi gia đình sẽ có những mâm cỗ ngày tết khác nhau.
3.2 Ý nghĩa các món trong mâm cỗ miền Bắc– Bánh chưng: là loại bánh không bao giờ thiếu trong các mâm cỗ miền Bắc. Với thông điệp sẽ mang lại một năm mới ấm lo với lúa gạo đầy ắp và mọi sự tốt đẹp. Đồng thời thể hiện sự biết ơn với ông bà tổ tiên. Món bánh chưng là món bánh nhất định phải có trong mâm cỗ của người miền Bắc.
– Gà luộc: món thứ 2 mà không thể thiếu. Với ý nghĩa sẽ mang lại phúc đức đầy nhà cho gia chủ và mong ước mọi sự được như ý. Gà luộc luôn là món ăn ngon “bắt buộc” phải có trên mâm cỗ ngày tết của người Bắc.
– Thịt đông: là món ăn ngày tết đặc trưng riêng chỉ có ở miền Bắc. Món ăn này mang một thông điệp thể hiện tình cảm của cả gia đình sẽ gắn bó với nhau, tình cảm sẽ luôn tốt đẹp và tràn ngập tiếng cười.
– Giò chả: món ăn tượng trưng cho phúc lộc. Gia chủ sẽ được nhiều phúc lộc từ trời nếu thưởng thức món ăn này vào ngày tết.
– Xôi gấc: là món xôi được sử dụng vào ngày tết ở miền Bắc. Xôi gấc có màu đỏ tươi rất đẹp. Vì vậy món ăn này mang thông điệp sẽ mang sự may mắn, vận may đầu năm cho tất cả mọi người.
4. Mâm cỗ ngày tết theo phương TâyXã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là sự giao thoa giữa các nền văn hóa. Từ đó, những mâm cỗ theo phương Tây ngày tết Nguyên Đán đã được hình thành. Không giống như mâm cỗ Việt ở 3 miền, mâm cỗ ngày tết phương Tây chỉ chú trọng vào thành phần dinh dưỡng của các món ăn.
Các món ăn ngày tết theo dạng phương Tây không tuân theo một quy định nào cả, chỉ cần mang lại đầy đủ các chất cần thiết của 1 bữa ăn cho cơ thể là được. Học hỏi theo điểm hay này, nhiều gia đình Việt đã sử dụng những mâm cỗ ngày tết theo phương Tây nhưng vẫn ưu tiên chọn lựa các món ngon ngày tết truyền thống trong thực đơn mỗi bữa của mình.
5. Mâm cỗ chay ngày tếtXu hướng ăn chay ngày càng được nhiều người yêu thích. Không chỉ tốt cho sức khỏe mà ăn chay còn mang lại cho bạn nhiều lợi ích khác. Chính vì thế, cộng đồng người ăn chay ngày càng đông. Chính vì thế mà những mâm cỗ chay ngày tết đã được ra đời. Sử dụng chủ yếu là các loại thực vật.
Mâm cỗ chay ngày tết gồm có nhiều món ngon chay ngày tết như: bánh chưng chay, đậu hũ ky chiên giòn, miến xào chay… Các món chay này không chỉ ngon mà còn có nhiều màu sắc khác nhau. Bạn sẽ có 1 mâm cỗ chay ngày tết hấp dẫn với nhiều sự lựa chọn.
6. Hình ảnh mâm cỗ ngày tết đẹpMón Ngon Ngày Tết Của Người Miền Tây
Trong các loài cá nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thì cá lóc là đặc sản tiêu biểu nhất. Cá lóc chế biến được rất nhiều món, từ nướng, chiên, hấp, nấu canh… Bạn hãy thử dùng qua món “cá lóc hấp mẻ”!
Sử dụng cá lóc đồng chừng 800g tới 1kg mới đánh bắt, còn sống. Hấp mẻ cũng như nướng, ta không đánh vảy, cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị trước. Cơm mẻ là chất làm chua từ cơm nguội cho lên men với một loại vi sinh vật. Cơm mẻ có vị chua dịu, rất đặc trưng.
Làm món này cũng khá đơn giản. Hành cọng cắt khúc dài, sắp xuôi, hành củ sắc mỏng lá lụa, lót dưới khay hấp, cá ngâm nước muối vài phút, rửa sạch, để lên trên bổi. Kế tiếp đắp, phủ một chén cơm mẻ lên mình cá, để lửa sôi liu riu. Thấy cá nhăn nhíu da là cá đã chín, gắp ra dĩa, giẻ, banh xác cá dài ra là có thể thưởng thức. Món này ăn với bánh tráng cuốn tép luộc cùng với rau thơm, khế xanh, xà lách, chuối chát, bún và thịt lỗ tai heo luộc! Nước chấm có thể là nước mắm me hoặc chút cơm mẻ dầm muối ớt.
Vị chua nhẹ, dịu của cơm mẻ, thịt cá thơm lừng, vị ngọt lựng của hành gốc, làm cho bạn thấy ngon miệng!
Lẩu chua bông súng cá rô đồng
Là một món ngon đặc sắc của vùng sông nước Nam bộ. Nồi lẩu được nấu toàn nguyên liệu tươi sống tại chỗ nên rất hấp dẫn. Cá rô là loại cá có thịt ngọt, thơm, béo. Cá chừng non ba ngón tay khép lại, người ta gọi là cá rô “mề”, loại này đạt chất lượng nhất. Làm chừng khoảng 9 con cá rô mề, đánh sạch vảy, bỏ ruột, chặt vi, móc mang, để nguyên con.
Rau ăn lẩu chua cá rô đồng rất phong phú như: bông súng, đậu bắp, rau muống, cù nèo, rau nhút, bắp chuối, giá sống, cần ống… Nhưng thành phần rau chủ yếu vẫn là bông súng đồng. Bông súng mọc hoang rất nhiều ở các bưng, đìa, ao, vũng… Loại rau này hình cọng, mọc ngầm dưới nước. Hoa bông súng màu tím than khi nở rất đẹp. Cọng bông súng tước bỏ vỏ, cắt đoạn chừng 10cm cho dễ ăn.
Nồi nước bắc lên, khi nước sôi dằn ít muối hột. Sả bằm phi nhẹ, ớt xắt lát để vào khi nước sôi dịu xuống. Nêm đường, bột ngọt, tí nước mắm ngon. Lần lượt bỏ cà, khóm, me vô nồi nước. Nếu có con mẻ tán nhuyễn làm chất chua thì rất tuyệt. Nêm lẩu bằng rau mù om là đúng điệu nhất, bởi loại rau này có mùi thơm rất dân dã.
Cá rô thả vào nồi lẩu vừa chín vớt ra dĩa, giẻ chấm với nước mắm ngon nguyên chất. Rau nhúng vào nồi lẩu sôi liu riu ít nhiều tùy theo ý thích của bạn, ăn với bún hoặc cơm. Thịt cá rô thơm béo, bông súng mềm dịu, nước lẩu chua hơi cay sẽ làm cho du khách khoái khẩu, ăn xuất mồ hôi “giải nghể”!
Gỏi ốc đắng trộn bắp chuối
Ở ĐBSCL, ốc đắng có khá nhiều và quanh năm trên những cánh đồng, sông rạch, mương vườn. Chỉ cần cầm rổ thưa lội xuống kinh, rạch, mương, ao mò xúc khoảng non giờ đồng hồ là bạn có thể bắt được vài ký ốc đắng đem về lấy ruột làm gỏi, hoặc kho sả ớt…
Ốc đắng rửa sạch bùn đất, cho vào thau và ngâm vài tiếng đồng hồ với nước vo gạo cho ốc nhả cặn, nhớt, đất trong miệng ra, đem chà rửa sạch sẽ cho vào nồi luộc với ít lá sả, lá ổi cho thơm, khoảng 10 phút sau thấy ốc tróc mày, đổ ra rổ, cho ráo nước, dùng tăm cứng, gai nhọn lể lấy ruột bỏ riêng vào tô.
Nếu muốn ăn nhanh, ta có thể ngâm ốc đắng vào thau nước sạch có pha giấm.
Bắp chuối xiêm hoặc bắp chuối hột xắt nhuyễn ngâm nước, vắt một miếng chanh để bắp chuối có màu trắng nhạt, không đen. Sau đó, ta vắt bóp nhẹ bắp chuối cho ráo nước, rưới vào gỏi nửa chén nước giấm có vài miếng tỏi ớt đâm dập và ít gia vị như bột ngọt, đường cát, nước mắm ngon. Cho ruột ốc vào trộn đều với gỏi bắp chuối và một ít da heo luộc xắt mỏng, rải lên dĩa gỏi một ít rau thơm xắt nhỏ cùng đậu phộng rang đâm hơi nhuyễn. Nếu có thịt ba chỉ luộc xắt mỏng sắp đều quanh dĩa gỏi thì tuyệt vời!
Gắp gỏi ốc trộn bắp chuối kèm ít rau thơm như rau húng nhủi, quế, rau răm, chấm với nước mắm tỏi ớt để ăn cơm, hay nhâm nhi với chút rượu nếp ngon, bạn sẽ cảm nhận và thú vị với hương vị đậm đà của món ăn dân dã miền sông nước ĐBSCL.
Cá chạch nướng: một món rất hấp dẫn ở miền Tây.
Cá chạch bằng ngón chân cái, mình dẹp, đầu nhỏ hơi nhọn, dài khoảng gang tay, sống dưới lớp đất phù sa dày hai, ba tấc. Cá chạch ăn các sinh vật phù du có trong đất.
Cá chạch bắt lên rửa nước phèn chua cho sạch, sắp lên dĩa. Cơm mẻ tán nhuyễn ra, dằn chút muối, đường, bột ngọt cho dịu; ớt băm nhỏ trộn vào thử vừa ăn là được. Rau sống ở vườn gồm: chuối chát, khế chua, đọt cóc, ngò gai, mù ôm rửa sạch cũng được đươm ra dĩa. Sau đó là bếp than hồng đỏ rực được đem ra.
Cá chạch sắp lên vĩ nướng, khi nghe mùi thơm bắt mũi, da cá nhăn dúm lại, bong ra là chấm cơm mẻ dùng được.
Ăn cá chạch nướng, kẹp với rau sống chấm cơm mẻ. Thịt cá beo béo, mùi cá nướng thơm lựng, cơm mẻ chua chua, mằn mặn, ngon ngót, cay cay, nhâm nhi vài cốc rượu đế ngon với vài người bạn thì thật là tuyệt vời.
Lươn ruồng sả là món “độc”!
Lươn cỡ ngón chân cái người lớn trở lại, rộng vài hôm cho chúng nhả cặn, bọt, sạch ruột. Để nguyên con không mổ bụng, không cạo nhớt. Lá sả tươi chừng một nạm tay, lót dưới nồi, ơ. Cho lươn vào và chụm lửa liu riu, đậy nấp he hé. Lươn bị nóng sẽ tìm đường thoát. Chúng chui, luồn vào đám sả để trốn. Sức nóng và lá sả bén, cùng tinh dầu sả sẽ làm khô sạch nhớt của con lươn. Khi thấy da lươn nức, có màu vàng bóng là thịt lươn đã chín. Do không mổ bụng, nên máu lươn sẽ thấm, rút vào thịt, vì vậy thịt lươn rất ngọt, thơm và “zin” do không sử dụng bất kỳ một thứ gia vị nào. Gắp lươn ra dĩa có lót sả cọng và rau răm. Món này chấm với nước mắm cốt dừa rất bắt.
Một món ẩm thực đơn giản nhưng rất khoái khẩu. Nướng khô cá lóc xẻ bằng bàn tay xòe trên bếp lửa than hồng cho vừa chín. Xé khô ra lấy thịt khô trộn với xoài sống băm, rưới nhẹ ít nước giấm đường trộn đều. Trái sung xanh bằng đầu ngón tay cái, xắt lát ngang mỏng, ngâm với nước muối mươi phút. Sau cùng trộn khô, xoài, sung cho thấm đều là dùng được. Có thể nhâm nhi vài cốc bia hoặc rượu đế ngon với món gỏi độc đáo này.
Món ngon chẳng ở đâu xa, có những thứ cách đây vài mươi năm còn là những món ẩm thực dân dã, quê mùa, ngày nay đã trở thành đặc sản quý hiếm! Xưa kia cá kèo, tôm, tép, cua, ốc, cá rô, cá linh là món ăn của dân nghèo và giới bình dân!
Ngày Tết, tìm đến những món ăn dân dã nhưng độc đáo của sông nước vùng ĐBSCL, bạn sẽ có nhiều cảm xúc và ấn tượng với vùng đất “Chín rồng”- phương Nam của đất nước mến yêu.
Ẩm Thực Ngày Lễ Tết Của Người Tây Nguyên
Ẩm thực truyền thống mùa lễ tết của người Tây Nguyên đã trở thành đặc sản có sức hấp dẫn, thu hút và mời gọi du khách cùng các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc mỗi dịp xuân về tết đến.
Không như người Kinh ăn tết cổ truyền vào tháng giêng âm lịch, các dân tộc ở Tây Nguyên thường ăn tết vào thời điểm giao thoa giữa hai mùa mưa và mùa khô, đây là thời điểm chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo trong năm và cũng là thời điểm tốt nhất để tổ chức các lễ hội tạ ơn các thần linh đã giúp đỡ cho mùa màng bội thu và cầu cho vụ mùa gieo hạt mới được mưa thuận gió hòa, lúa bắp đầy nương.
Hàng năm, vào khoảng tháng ba hoặc tháng tư dương lịch, khi mùa màng đã thu hoạch xong, lúa đã đổ đầy gùi, các công việc đồng áng được gác lại thì người Tây Nguyên bắt đầu vào mùa nghỉ ngơi và chuẩn bị ăn tết riêng của mình.
Không như người Kinh ăn tết cổ truyền vào tháng giêng âm lịch, các dân tộc ở Tây Nguyên thường ăn tết vào thời điểm giao thoa giữa hai mùa mưa và mùa khô, đây là thời điểm chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo trong năm và cũng là thời điểm tốt nhất để tổ chức các lễ hội tạ ơn các thần linh đã giúp đỡ cho mùa màng bội thu và cầu cho vụ mùa gieo hạt mới được mưa thuận gió hòa, lúa bắp đầy nương.
Để chuẩn bị vật phẩm cúng tế thần linh trong những ngày lễ tết, ngay trong mùa vụ, đồng bào thường chọn ra những khoảng ruộng riêng để gieo cấy lúa gạo và nuôi nhốt riêng một số gia súc, gia cầm làm thực phẩm dành riêng cho những ngày này.
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, những vật phẩm dùng để tế lễ phải là thực phẩm được nuôi trồng và chăm sóc cẩn thận, đồng thời là những thực phẩm ngon nhất, đẹp nhất và sạch sẽ nhất. Có như vậy khi lễ vật đựơc dâng lên thì thần linh mới chứng giám và ban cho họ một cuộc sống yên ổn, sức khỏe dồi dào, làng buôn no ấm. Vì vậy, ẩm thực luôn là mối quan tâm hàng đầu và có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào các dân tộc ở Tây nguyên trong mùa lễ tết.
Có thể thấy nhiều món ăn truyền thống vô cùng phong phú và đa dạng được thực hiện trong dịp này. Tuy nhiên, đối với đồng bào Tây nguyên, thức ăn phổ biến vẫn là cơm thịt và rau được chế biến theo nhiều cách khác nhau, tùy từng phong tục, tập quán và khẩu vị của mỗi dân tộc.
Cơm lam được sử dụng phổ biến và được coi là món ăn truyền thống thay thế các loại bánh trong ngày lễ tết, và được ví như bánh chưng, bánh tét của người Kinh. Là một loại cơm được nấu trong ống nứa nên gạo được chọn để nấu cơm lam thường là gạo nếp. Cơm lam được nấu theo cách thức gạo vo sạch, ngâm trong nước một đêm rồi đổ vào trong những ống nứa dài. Ống nứa đựng gạo là những ống có độ tuổi vừa phải, lòng ống mềm, bên trong chứa nhiều nước ngọt để khi nướng lên, gạo sẽ được hấp hơi nước trong ống mà chín.
Nấu cơm lam cũng là một công đoạn đòi hỏi có kỹ thuật. Để cơm không cháy và chín đều, khi nướng lửa than phải thật hồng, ống cơm luôn được trở đều tay cho đến khi vỏ nứa khô, sem sém, mở đầu ống nứa, thoảng mùi thơm của nếp thì cơm đã chín. Ống cơm khi đã thành phẩm chỉ cần dùng tay bật nhẹ, thân ống sẽ tách rời ra, hé lộ bên trong lớp màng trắng mỏng của vỏ nứa, bọc quanh những hạt gạo dẻo, thơm, nóng hổi, dậy mùi thơm, đậm vị ngọt của hương rừng.
Đi cùng với cơm lam là thịt nướng. Có hai loại thịt phổ biến mà đồng bào Tây nguyên thường dùng để nướng là thịt gà và thịt heo. Thịt gà khi nướng thường được mổ banh rồi nướng trực tiếp trên bếp than. Thịt heo thái bản, luồn thành những xâu dài bởi những cây xiên bằng tre nhọn đầu gọi là thịt nướng xâu. Thịt có thể được thái nhỏ gói trong lá chuối rồi vùi vào tro nóng hoặc cho vào ống nứa với muối, ớt rồi nướng như cơm lam gọi là thịt nướng ống. Thịt nướng ống hay thịt gói lá chuối đều được thực hiện trực tiếp trên lửa, tuy nhiên so với thịt nướng xâu, cách chế biến này thường giữ được vị đậm đà, thịt ngọt, mềm và không bị khô, xát.
Bên cạnh các món nướng, các loại thức ăn được làm từ rau, bột hoặc thịt sống bóp gỏi cũng là một nét ẩm thực rất đặc trưng. Bột gạo giã chung với các loại rau, quấy thành món canh đặc, đựng trong lá chuối hay lá rừng là một trong những món ăn phổ biến không thể thiếu trong ngày lễ tết của người Tây Nguyên.
Ngoài ra, món thịt bóp sống cũng thường được làm để dâng cúng thần linh trong dịp hội lễ. Đây là món được làm từ thịt của những loại gia súc giết mổ để hiến tế. Thịt sống được bóp với phèo non còn nóng của heo, bò, dê mới được giết mổ, tạo thành một món ăn chín tái rất hợp khẩu vị của nam giới. Ngoài các món trên, đồng bào còn có các món đưa men khác dùng để khoản đãi những người đến dự lễ được làm từ phủ tạng của các loài vật trên như món lá sách cuộn gan bò hay tiết canh dê, bò, heo trộn lòng, gan, bao tử… Tuy nhiên các món này chỉ dành cho nam giới hoặc thanh niên uống rượu, trẻ con ít được ăn.
Đi kèm với các món ăn trong mùa lễ tết không thể thiếu rượu cần. Rượu Cần được làm từ chính những nguyên liệu có sẵn của núi rừng như gạo, nếp, ngô, kê, sắn… trộn với lá cây rừng ủ thành men. Để ghè rượu cần được ngon, đậm đà hương vị, ngoài các nguyên liệu trên, rượu còn được ủ thêm ớt, mía, gừng hoặc riềng để tăng thêm vị ngọt và cay cho rượu. Rượu ngon là rượu được ủ với gạo nếp, khi chín có màu vàng ươm, cay nồng và đặc sánh.
Thông thường những ghè rượu Cần ngon nhất là vật phẩm để dâng cúng thần linh và được dành riêng để tiếp đãi khách quý. Trong lễ tết, những ché rượu Cần được sắp thành những hàng dọc dài hoặc xen kẻ với những gói lá đựng thức ăn để mọi người có thể ngồi đối mặt với nhau, vừa ăn, vừa uống rượu và trò chuyện.
Rượu Cần là thức uống ngon, dân dã và là loại thức uống truyền thống duy nhất mà đồng bào Tây Nguyên sử dụng trong mùa lễ tết của mình. Cách thức ăn và uống rượu Cần thể hiện tính cộng đồng cao của đồng bào Tây Nguyên trong các mùa hội lễ, đồng thời thể hiện mối quan hệ tình cảm gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa đất trời và cỏ cây hoa lá.
Ngày nay ẩm thực truyền thống mùa lễ tết của người Tây Nguyên đã trở thành đặc sản có sức hấp dẫn, thu hút và mời gọi du khách đến với Cao Nguyên, vùng đất hoang sơ, kỳ vĩ cùng các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc mỗi dịp xuân về tết đến.
Theo Báo Dân Việt
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Món Ăn Ngày Tết Nguyên Đán Của Người Miền Tây trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!