Xu Hướng 3/2023 # Những Món Bánh Ngon Nổi Tiếng Miền Tây Nam Bộ Nhìn Là Thèm ⋆ Innotour.vn # Top 5 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Những Món Bánh Ngon Nổi Tiếng Miền Tây Nam Bộ Nhìn Là Thèm ⋆ Innotour.vn # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Những Món Bánh Ngon Nổi Tiếng Miền Tây Nam Bộ Nhìn Là Thèm ⋆ Innotour.vn được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Bánh đúc lá dừa

Bánh đúc lá dứa vốn là món ăn bình dị, mộc mạc của những vùng quê Việt nhưng lại có sức hấp dẫn đặc biệt bởi vị ngọt lịm của đường, vị béo của nước cốt dừa và vị bùi của đậu phộng cùng hương thơm ngào ngạt của lá dứa theo cách làm của người miền Tây.

Bánh đúc lá dứa là thức quà vặt đi vào tiềm thức, ký ức tuổi thơ của biết bao đứa trẻ lớn lên ở miệt sông nước này. Món ăn kết hợp giữa bột gạo, lá dứa, dừa nạo và đậu phộng. Khi thưởng thức đem đến cho bạn hương vị ngọt lịm dân dã của miền Tây Nam Bộ.

2. Bánh da lợn

Bánh da lợn là món ăn vặt dân dã của nhiều đứa trẻ và người dân miền Tây Nam Bộ. Bánh da lợn chủ yếu dùng bột và các loại màu thực vật. Trong đó, mỗi tầng bánh đều có những màu sắc đẹp mắt khác nhau, như màu xanh của lá dứa, màu cam của gấc, màu vàng của đậu xanh,…

Bánh da lợn là loại bánh được làm từ bột năng, đường trắng, dừa nạo, va ni hay lá dứa và một số gia vị khác. Nhân bánh thường được làm từ khoai môn hấp chín xay nhuyễn hoặc bào sợi hấp chín và bột gạo, đường. Khi làm bánh những người thợ khéo tay còn xay sầu riêng trộn chung với nhân bánh để tạo mùi vị hấp dẫn hơn.

Ngày nay, cùng với bánh chín tầng mây của người miền Bắc, bánh da lợn của người miền Tây cũng đi khắp mọi miền đất nước, trở thành món ăn vặt dân dã mà khó quên. Bởi chăng, hương vị ngọt lịm quyện chặt vào từng miếng bánh, bạn sẽ ngất ngây trước vị bùi đặc trưng của đậu xanh, vị béo ngậy của nước cốt dừa và thơm lừng hương đậu phộng rang.

3. Bánh tằm khoai mì

Bánh tằm khoai mì dẻo bùi vị khoai mì, sựt sựt vị dừa và thơm phức nước cốt dừa là một trong những đặc sản miền Nam bạn không thể bỏ qua khi về miệt sông nước miền Tây.

Bánh được gọi là bánh tằm vì bánh có hình dáng thon dài và được phủ lớp vụn dừa giống con tằm. Bánh thường có nhiều màu sắc khác nhau như màu xanh lá dứa, lá cẩm, màu trắng, màu vàng khoai mì … Vỏ bánh thường được bọc bởi dừa nạo thái nhuyễn nhìn như những sợi tơ trắng của con tằm. Bánh tằm khoai mì ăn hơi dai, có mùi dừa thơm và béo ngậy, thường ăn chung với mè rang chín, đường trắng.

4. Bánh bò thốt nốt

Một thức bánh nữa mà du khách khó có thể bỏ qua tại vùng đất cực nam Tổ quốc là bánh bò thốt nốt. Bánh bò thốt nốt được làm từ bột gạo và những trái thốt nốt già chín tới gạn lấy bột. Người làm sẽ cho tất cả hỗn hợp vào một cái thau trộn đều cùng với một ít nước cốt dừa và một ít nước theo tỷ lệ vừa đủ và ủ kín qua đêm. Đặc biệt, người dân sẽ cho thêm một ít nước cơm rượu để bánh mau lên men và có độ xốp khi được đem đi hấp.

Bánh bò thốt nốt khi chín màu vàng ươm, gói trong lá chuối xiêm, phía trên rắc dừa nạo, trông rất hấp dẫn. Bánh ăn ngon nhất khi còn nóng hổi với vị ngọt béo của đường, của dừa, hòa lẫn mùi thơm đặc trưng của thốt nốt tan trong miệng, ngon đến nỗi bạn có thể ăn no mà không ngán.

13 Món Ăn Đặc Sản An Giang Mua Về Làm Quà Nổi Tiếng Khắp Mọi Miền ⋆ Innotour.vn

1. Bún cá Long Xuyên

Chẳng quá xa lạ, bún cá là món ăn có mặt ở khắp các mọi miền đất nước. Ấy vậy mà ai đến An Giang đều tấm tắc, lưu luyến với món bún cá Long Xuyên.

Tô bún nóng hổi với lát cá vàng nghệ, những miếng thịt heo quay giòn tan, nước lèo hòa với một ít mắm ruốc khiến du khách không thể quên được hương vị nồng nàn, đậm đà.

Cơm gạo lứt hạt sen – cái tên của món ăn này đã nói lên được độ dinh dưỡng dồi dào và phù hợp với mọi thực khách. Không những thế, món ăn này còn đậm đà hương đồng cỏ nội hòa quyện, cuốn hút và đặc biệt thích hợp trong những ngày mưa ở miệt sông nước An Giang.

Khô rắn nướng không chỉ là món ăn đặc sản nổi tiếng thơm ngon mà còn là thức quà theo người dân xứ miệt An Giang đi khắp mọi miền đất nước. Khô rắn rắn nước, rắn bông súng, ri voi, ri cá,… đem làm sạch rồi phơi khô. Khi ăn thì đem nướng trên lửa than rồi ăn kèm với dưa leo, xoài sống, cóc non và chấm với tương ớt.

Khô rắn nổi tiếng nhất là ở xã Vĩnh Hội Đông (thuộc huyện An Phú, An Giang) và ngon nhất là vào mùa nước nổi, khi bông súng nở trắng đồng.

Là món ăn đặc sản của vùng Bảy Núi, An Giang, bánh canh bò viên Bảy Núi kết hợp sợi gạo được nấu ủ theo phương pháp truyền thống cùng nước dùng ninh nhừ từ xương heo, xương gà, tôm khô, cá và đặc biệt là bò viên… đậm đà, bổ dưỡng.

Bò viên được cắt làm đôi có màu đỏ hồng khi nhai thì vừa giòn dai vừa thơm ngọt đậm đà xứng danh đặc sản thịt bò vùng đất Bảy Núi.

Cây trúc gần giống cây chanh, cây trúc cho quả có lớp vỏ xù xì và nước cốt chua hơn nước chanh. Lá và quả trúc là nguyên liệu đặc biệt và rất quan trọng trong một số món đặc sản vùng An Giang.

Miền Tây sông nước nổi tiếng với rất nhiều món cháo, trong đó phải kể đến cháo cá lóc, cháo bò Tri Tôn,… Cháo bò Tri Tôn được nấu từ thịt bò bản địa (bò vùng Bảy Núi) ngon ngọt và đậm đà.

Ở An Giang, thốt nốt là đặc sản, là nguồn sống của nhiều người dân vùng biên viễn này. Thốt nốt có thể chế biến thành rất nhiều món ăn mà ai đặt chân đến đây cũng muốn thưởng thức, kiếm tìm như bánh bò thốt nốt ngọt thơm xốp mềm, nước thốt nốt mát lạnh, đường thốt nốt ngọt lịm,…

Bánh phồng thì quen thuộc với bất kỳ tín đồ ẩm thực nào rồi nhưng bánh phồng cá linh thì chưa chắc ai cũng có cơ hội thưởng thức. Bánh phồng cá linh là một đặc sản nổi tiếng tại An Giang chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi khi cá linh theo con nước về đầy đồng.

Người An Giang cứ vào mùa nước nổi lại chọn con cá linh non còn tươi, làm sạch rồi cho vào cối giã nhuyễn sau đó đem trộn với lòng trắng trứng và bột mỳ cùng các loại gia vị vừa ăn. Cuối cùng thì chỉ cần đem hấp cách thủy, để nguội và dùng dao cắt từng lát mỏng phơi khô khoảng bốn nắng là được.

Xôi xiêm là món ăn du nhập từ Thái Lan vào miền Tây Nam Bộ. Món xôi có vị ngọt, béo ngậy, mùi thơm rất lạ nên được rất nhiều người ưa chuộng, trở thành đặc sản của vùng đất này.

Cốm dẹp là món ăn của người Kh’mer gắn liền với lễ hội Ooc-om-boc nổi tiếng ở vùng đất này. Cốm dẹp được làm từ những hạt lúa nếp còn căng sữa gặt đem về sàng sảy cẩn thận, đem ngâm nước một đêm, tiếp đó phơi khô dưới nắng, sau đó rang chín rồi giã dẹp. Khi ăn sẽ trộn cốm dẹp với cơm dừa nạo nhuyễn, cho một ít đường cát hoặc đường thốt nốt, một chút nước dừa tươi lên trộn đều, để chừng một giờ để cốm dẻo là có thể ăn được.

Tags: Ẩm thực An Giang, An Giang

Những Món Ăn Đặc Sản Nam Định Mua Về Làm Quà Ngon Không Cưỡng Nổi ⋆ Innotour.vn

Cách trung tâm thủ đô Hà Nội không quá xa, mảnh đất Nam Định yên bình với bình minh ráng đỏ trên bãi biển hoang sơ, với nhà thờ đổ nghiêng mình trong những buổi chiều hoàng hôn lãng mạn, với chợ cá lao xao mỗi buổi sáng mai và cả làng tơ Cổ Chất thanh bình như chất chứa cả hồn quê Việt.

Những món ăn đặc sản Nam Định ngon không cưỡng nổi

1. Bánh Xíu Páo

Xíu Páo là loại bánh có hình dáng giống bánh su kem, nhỏ nhắn, mềm mại và rất thơm. Bánh Xíu Páo cũng được làm rất tỉ mỉ và công phu từ bột mì nhào nặn làm vỏ, thịt xá xíu, mỡ heo, trứng cút và một số loại gia vị đặc trưng của người Nam Định là nhân.

Cá nướng úp chậu chẳng biết có tự bao giờ nhưng người dân nơi đây vẫn tiếp tục lưu giữ và thực hiện món ăn đặc trưng này vào mỗi dịp đầu xuân. Cá trắm hay cá chép loại lớn đem ướp đầy đủ gia vị và úp dưới chậu, nướng bằng rơm. Khi cá chín vàng rộm thì chấm cá với nước mắm pha với gừng, vừa cay, vừa bùi, lại thơm mùi rơm nếp.

Với nghề làm bánh cuốn lâu đời, bánh cuốn Làng Kênh quyến rũ bất cứ người lữ khách nào ghé ngang qua. Bánh cuốn nơi đây với lớp bánh trắng trong, rắc một chút nhân thịt, hành phi thơm cuộn tròn ăn kèm với nước chấm thơm vị chua ngọt, cay cay vị ớt, bạn sẽ cảm nhận được hương vị truyền thống của bánh cuốn làng Kênh.

Với bột gạo nếp xay mịn trộn với lá gai giã nhỏ, nhân làm bằng đỗ xanh đồ trộn với đường trắng thêm vài hạt mứt sen, một ít cùi dừa nạo nhỏ,… bánh gai Nam Định cũng nổi tiếng thơm ngon không kém. Bánh gai Nam Định ngon nhất phải kể đến bánh gai bà Thi nổi tiếng từ những năm 80 của thế kỷ trước.

Xôi xíu ở Nam Định là xôi trắng dùng kèm với thịt xá xíu, lạp xưởng và nước sốt đặc biệt riêng của người dân nơi đây. Xôi xíu là thức quà sáng mà người Nam Định ưa chuộng cho những ngày đông giá lạnh thêm ấm bụng.

Mặc dù không danh tiếng, không cầu kỳ như bún chả Hà Nội nhưng bún chả Nam Định cũng thơm ngon không kém. Người Nam Định dùng thịt nạc mềm tẩm ướp gia vị xiên que rồi nướng trên than củi làm nguyên liệu chính. Khi ăn thì thêm vào bún tươi, nước chấm chua ngọt thanh thanh, dưa góp, hành tây và rau húng xanh hòa quyện cùng thịt nướng thơm lừng đượm khói, có lẽ không ai có thể chối từ được

1. Bánh nhãn

Được xem là món bánh đặc sản nổi tiếng của người Nam Định với hình dáng như những quả nhãn nhỏ xinh, bánh nhãn là thức quà chắc chắn ai cũng thích. Bánh được làm từ bột gạo nếp cái hoa vàng, trứng gà, đường kính và mỡ heo,… tạo nên những chiếc bánh tròn trịa, nhỏ xinh và hương vị rất đặc biệt.

Hình dung từ món dồi ưa thích của người miền Bắc, kẹo dồi với phần vỏ từ mạch nha, đường và vani bao lấy phần nhân từ lạc rang. Đơn giản là vậy nhưng cái giòn tan, thơm bùi của kẹo dồi thì chắc chắn ai đến Nam Định thưởng thức rồi đều muốn mua về làm quà cho người thân.

Tham khảo tour du lịch Nam Định

Tags: Nam Định

Cách Làm Mắm Tép Trộn Đu Đủ Đúng Kiểu Miền Tây Nhìn Là Thèm

Nguyên liệu để làm mắm tép trộn đu đủ miền tây:

500 gr tép sông, còn tươi sống, như thế khi làm mắm mới ngon, thịt chắc và ngọt, món ăn có màu đỏ au trông rất kích thích vị giác. Nếu dùng tép nuôi, mắm cũng có màu đỏ nhưng không tươi lắm, nhìn hơi tái tái và hương vị cũng không ngon bằng tép sông tự nhiên rồi.

Tỏi 2 củ

Riềng 1 củ nhỏ

Ớt 2 trái

Ớt sừng 1 trái

Rượi trắng 100ml

Nước mắm 300ml

Đường

Hủ nhựa

Thanh tre hoặc lá chùm ruột để nén tép

1 trái đu đủ mỏ vịt

Cách làm mắm tép trộn đu đủ:

Tép sông rửa sạch, vì không lớn như tôm nên không cần lặt đầu và rút chỉ, để ráo nước

Tỏi lột vỏ, sắc lát mỏng, ớt sắc lát, riềng thái sợi. Xếp tỏi, ớt, riềng, tép vào trong hủ theo từng lớp đến khi gần đầy hủ, không xếp đầy, cho rượi trắng vào, ngâm khoảng 1h cho tép ngấm rượi sau đó đổ rượi ra. Dùng lá chùm ruột hoặc thanh tre để ép tép xuống không cho nổi lên trên khi rưới mắm vào.

Đun mắm với đường theo tỉ lệ 2:1, khuấy đều đường với mắm trên lửa nhỏ cho đến khi đường tan hết thì bắt xuống bếp, để nguội. Sau đó, cho mắm vào ngập hủ tép, phải đảm bảo là nước mắm ngập bề mặt tép.

Sauk hi nén xong, để khoảng 20 ngày ở nhiệt độ thường là có thể lấy ra dùng được. Càng để lâu thì mắm càng ngon. Có thể dùng trong 3-4 tháng ở điều kiện thường.

Hủ mắm tép thành phẩm có màu đỏ cam của nắng và tép, tép không bị đen đầu, vị chua đặc trưng, cay nồng của tỏi ớt gừng, ngọt mặn vừa phải.

Mắm tép nguyên chất ăn không cũng đã rất ngon rồi. Nhưng thường người ta trộn thêm đu đủ bào vào để hài hòa vị mắm và món ăn ngon hơn. Cách trộn đu đủ với mắm tép cũng rất đơn giản:

Đu đủ dùng để trộn với mắm tép là loại mỏ vịt, vừa già tới, không non cũng không chín quá. Đu đủ bào sợi, bỏ ruột. Bóp đu đủ bào với ít muối, bóp cho đu đủ xèo , sau đó rừa với nước để bớt mặn và vắt thật mạnh tay để đu đủ ráo nước.

Lấy 1 thau đủ rộng, cho đu đủ và mắm tép cả cái lẫn nước vào trộn đều, có thể thêm tỏi ớt cho món ăn thêm thơm ngon hơn. Mắm trộn xong có thể dùng ngay hoặc cho vào hủ sau 2-3 đu đủ thấm mắm thì vị sẽ đậm đà hơn.

Mắm tép chua trộn đu đủ có thể dùng để ăn kèm với cơm nóng, thêm dĩa rau sống dưa giá thì đủ vị cho buổi cơm chiều. Món này còn có thể ăn với bún tươi hay cuốn bánh tráng đều rất ngon.

Đĩa mắm tép trộn đu đủ rất thơm mùi riềng tỏi, vị chua ngọt của nước mắm, cay nồng của tỏi ớt, vị dẻo của tép sông, giòn sần sật của đu đủ, thêm dĩa rau sống, đĩa thịt luộc, đĩa bún để cuốn bánh tráng thì tuyệt không còn gì bằng.

Lưu ý để làm mắm tép trộn đu đủ được ngon nhất:

Lựa chọn tép kỹ càng, là loại tép sông và còn sống

Để món ăn ngon hơn thì đu đủ sau khi bào nên phơi khô 1-2 ngày cho héo, khi ngâm cùng mắm tép sẽ thấm gia vị nhanh, ăn giòn và ngon hơn

Hủ đựng rôm phải khô nước và sạch

Có thể trộn thêm thơm bằm để món ăn có nhiều vị hấp dẩn hơn

Dùng nước mắm ngon để làm mắm tép sẽ ngon hơn

,

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Món Bánh Ngon Nổi Tiếng Miền Tây Nam Bộ Nhìn Là Thèm ⋆ Innotour.vn trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!