Bạn đang xem bài viết Nước Mắm Chua Ngọt Vị Dứa, Mía: Làm Một Lần Dùng Cả Tháng được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nước mắm chua ngọt vị dứa, mía: Làm một lần dùng cả tháng
Thứ Ba, 17/11/2020 23:55
Nước chấm tỏi ớt chua ngọt, sánh dẻo, thơm ngon vị dứa, mía, để dùng dần được cả tháng.
Nước chấm này ăn kèm cơm tấm, gỏi cuốn, bánh cuốn, bún chả, phở cuốn, hành cuốn tôm thịt, chả ram tôm đất, nem rán, diếp cuốn, cá rán… hoặc chỉ cơm trắng thôi cũng hao cơm lắm.
Tỷ lệ của mắm: đường: nước là 1:1:2. Nếu làm nhiều thì tăng số lượng.
– Nước mắm: 1 bát/1 cup (250ml). Nên chọn nước mắm nhạt tầm 27-30 độ đạm. Vì khi nấu rút bớt nước, sánh lại nếu dùng mắm độ đạm cao sẽ bị mặn.
– Đường: 1 bát/1 cup (250ml)
– Nước: 2 bát/2 cup (500ml)
– 1-2 thìa cà phê muối
– 1 quả dứa (miền Nam gọi là quả thơm). Chọn quả dứa hơi chín, vỏ còn xanh và hơi vàng, bỏ vỏ, cắt khoanh tròn.
– 1-2 khoanh nhỏ mía lau.
– Dấm hoặc nước cốt chanh: 3 thìa canh (45ml)
– Tỏi, ớt bỏ hạt băm nhỏ (nhớ băm thôi ạ, đừng đập dập mạnh tay thì ít khi tỏi ớt nổi lên).
– Cho nước vào trước đun sôi. Tiếp đó, mới cho cho đường vào khuấy tan. Cuối cùng, cho nước mắm và dứa (quả thơm), mía lau vào đun sôi, hạ nhỏ lửa liu riu. Thêm chút muối để giữ độ bền (để được lâu) cho nước sốt. Nếu sử dụng dấm thì cho vào luôn lúc này để nấu.
Cách 1: Với nước mắm chua ngọt dùng cho cơm tấm Sài Gòn, nem rán, chả ram tôm đất, hành cuốn tôm thịt, cá rán… thì cứ để đun sôi nhỏ lửa cho tới khi vơi bớt 1/2 lượng nước trong nồi. Công đoạn này hơi lâu, nên kiên nhẫn chút nhưng bù lại nước chấm thơm ngon, sóng sánh. Để nguội hẳn, nước sốt sẽ sánh hơn, vớt bã dứa (thơm) và mía ra.
Cách 2: Với nước mắm chua ngọt dùng chấm bún chả, bánh cuốn, phở cuốn thì chỉ cần đun 5-6 phút rồi tắt bếp, để nguội rồi cho tỏi, ớt băm nhỏ vào.
Với cả 2 loại nước chấm trên, nếu chưa cho dấm ở bước đun sôi thì lúc này mới cho nước cốt chanh vào khuấy đều. Vì nếu cho chanh vào sớm khi nóng sẽ bị đắng.
Bảo quản bên ngoài hơn 1 tháng. Nếu cho tỏi ớt băm nhỏ vào thì nên để ngăn mát tủ lạnh cũng được hơn 1 tháng. Nhiều lúc tan tầm về muộn, chỉ cơm trắng và bát nước mắm, chút rau luộc là xong bữa.
Video: Đôi dép không thể thiếu nhau
TIN ĐỌC NHIỀU
Cách Nấu Nước Mắm Cơm Tấm Sườn “Kẹo Chua Ngọt, Ngon Chuẩn Kiểu Sài Gòn” Gia Vị Nước Mắm Chin
Cách nấu nước mắm cơm tấm sườn “kẹo chua ngọt, ngon chuẩn kiểu Sài Gòn”, bạn đã biết chưa? Nắm ngay bí quyết này trong bài này bằng những gia vị đơn giản để bạn có thể tự tay nấu.
Cách nấu nước mắm cơm tấm sườn theo tiêu chuẩn Ẩm thực Sài Gòn nghe có vẻ đơn giản nhưng không hề đơn giản một chút nào. Bởi đây là món ăn có sự pha trộn giữa nhiều vùng miền. Tuy nhiên, với món cơm tấm sườn, bì, chả trứ danh cùng một chén nước mắm ngon hảo hạng thì dù có ở nơi nào, bạn cũng không thể tìm được cái cảm giác và hương vị độc đáo như được ăn ở tại cái đất Sài Thành này.
Món cơm mang đậm hương vị Nam Bộ, nhà văn Sơn Nam từng viết: “Cơm tấm xưa là món ăn bình dân của dân lao động của miệt Nam kỳ lục tỉnh. Theo chân người dân thôn quê lên thị thành, cơm tấm dần được nâng cấp, song gạo nấu cơm vẫn là gạo tấm, loại hạt gạo bị bể đôi bể ba trong lúc xay giã. Gạo thơm dẻo thì tấm càng ngon cơm. Cũng như gạo, tấm được nấu bằng nồi hoặc bằng chõ, người nấu cho nước vừa đủ để gạo khô ráo, cho cảm giác tơi khi ăn.”
Càng về sau, món ăn dân dã càng được người đứng bếp sáng tạo thêm. Thay vì chỉ có bì, đầu bếp thái sợi thịt heo nạc luộc. Thịt muốn ngon thì luộc với nước dừa tươi, nêm chút muối. Một số người dùng thịt heo này trộn cùng với bì, cả hai quyện vào nhau cho mùi thơm và vị rất ngon.
Nước mắm là thứ quan trọng, quyết định sự thành bại của đĩa cơm tấm. Những cửa hàng cơm mọc san sát nhau, thế nhưng có quán đông khách, quán lại khá vắng chỉ bởi do chén nước mắm có ngon hay không. Thế nên cách nấu nước mắm cơm tấm sườn sao cho thật đậm đà chính là chìa khóa để các cửa hàng cơm tấm giữ khách từ xa xưa cho đến nay.
Thành phần chủ yếu làm nên chén nước mắm ăn cùng cơm tấm sườn chính là đường cát, tí nước dừa tươi, bột ngọt và nước mắm loại hảo hạng. Cùng với nước mắm là tỏi và ớt bằm, người ăn muốn cay thì cho nhiều.
Bên cạnh nước mắm ăn cơm tấm sườn, đồ chua là thứ khiến đĩa cơm tấm trở nên ngon hơn. Món đồ chua của cơm tấm miền Nam thường được làm từ ngó sen, củ cải trắng, cà rốt. Mọi thứ có thể xắt sợi hoặc khoanh tròn tỉa cánh hoa, rồi ngâm với nước giấm pha đường muối.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn độc giả cách làm nước mắm cơm tấm sườn ngon như ngoài hàng.
Nguyên liệu:
1 muỗng canh tỏi bằm
½ muỗng canh ớt bằm (gia vị tùy khẩu vị)
6 muỗng canh đường
4 muỗng canh nước mắm
2 muỗng canh nước sôi
Cách làm:
Bỏ tỏi ớt bằm vào chén. Cho đường vào. Thêm nước cốt chanh vào quậy lên, lấy xác tép chanh cho luôn vào chén. Tiếp theo cho nước sôi vào quậy đều cho sệt kẹo. Cuối cùng cho nước mắm vào đánh thật đều tay cho tan hết đường là có thể dùng.
Với cách pha nước mắm này, dù bạn có để từ 9 -`10 tiếng tỏi ớt vẫn nổi lên mặt không bị chìm xuống đáy tô, màu sắc, mùi vị vẫn không thay đổi.
Cho nguyên liệu theo thứ tự như trên. Vì cho chanh trước khi cho nước sôi và mắm vào tỏi ớt mới nổi lên. Tuyệt đối không thay đổi thứ tự các bước trên.
Tỏi, ớt tự bằm sẽ ngon và đẹp hơn so với loại mua xay sẵn.
Nước mắm pha chua ngọt ngon hay không là nhờ nước mắm. Nên chọn nước mắm có thương hiệu trên thị trường, đạt chuẩn chất lượng của Bộ Y tế. Gợi ý thương hiệu nên tham khảo là Nam Ngư hoặc Chin-su, hai thương hiệu này có vị vừa ăn và an toàn cho sức khỏe người dùng.
Khi đã pha xong mà muốn thêm ngọt, thêm mắm, thêm chua. Thêm đường trực tiếp vào tô, nhưng nên múc riêng ra chén nếu muốn thêm nước mắm hoặc chanh. Không cho trực tiếp vào tô vì sẽ làm tỏi ớt bị chìm hết xuống đáy làm mất thẩm mỹ tô nước mắm.
Cách Làm Nước Mắm Ngọt Chua Ăn Cùng Bánh Khọt Miền Tây
Cách làm nước mắm ngọt chua để ăn món bánh khọt miền Tây không khó. Chỉ cần bạn chú ý và làm theo hướng dẫn trong bài viết này thì sẽ cho ra được chén nước mắm ngọt chua chất lượng. Bánh khọt là món ăn vặt dân dã của người miền Tây với chế biến đơn giản nhưng lại cho ra hương vị rất hấp dẫn.
Tìm hiểu về cách làm bánh khọt chuẩn vị miền Tây
Trước khi đi đến nội dung hướng dẫn các bạn pha chế nước mắm chua ngọt, chúng tôi sẽ điểm qua đôi chút về cách đổ bánh khọt hấp dẫn, chuẩn vị bánh khọt miền Tây.
Theo như người miền Tây kể, ở quê nhà nào cũng có cái khuôn bánh khọt bằng đất nung, lúc mới mua về thì nó đỏ au, trong có 8 lỗ hay 12 lỗ tùy khuôn lớn nhỏ, thông thường người ta thích xài khuôn 12 lỗ để đổ được một lúc nhiều bánh. Khuôn có 12 lỗ đổ bánh thì cũng có đủ 12 cái nắp nhỏ nhỏ xinh xắn giống y như nhau.
Nhân bánh khọt là đậu xanh đã đãi sạch vỏ hấp chín. Tép đồng cắt bỏ đầu đuôi, không bóc vỏ, băm nhỏ bằng hạt đậu xanh. Bắc chảo lên bếp, phi chút mỡ tỏi rồi cho tép đã bằm vào xào chín, nêm thêm bột ngọt, muối. Đổ đậu xanh hấp chín vào xào chung sơ qua rồi bỏ xuống cho nhân nguội.
Sau khi chuẩn bị xong bột và nhân bánh là khâu đổ bánh. Nhiều người bảo bánh này kêu bằng bánh khọt, có lẽ bởi khi đổ bột vào khuôn phát ra âm thanh “khọt khọt” rất vui tai. Đổ bánh thành công là khi lấy ra bánh không bị sống cũng như không bị già quá và có mùi khét.
Phải khéo léo đổ làm sao để khi phần bột chính giữa bánh chín thì nhân bánh dính chặt vào đó luôn, lúc lấy bánh ra nhân không bị rớt. Bánh khi đó có màu vàng tươi của nghệ, hơi trong, xung quanh màu nâu nhạt giòn tan, chính giữa nổi bật màu xanh của hành lá, màu đỏ cam của tôm, của đậu xanh trông khá bắt mắt.
Lấy bánh khọt nóng hổi khỏi khuôn xếp lên đĩa, chan lên chút nước mắm chua ngọt, dưa chua (củ cải trắng, củ cà rốt xắt sợi), thích ăn cay thì thêm chút ớt đỏ ngâm dấm. Sau cùng, chan thêm nước cốt dừa là bạn có thể thưởng thức món bánh vừa béo, vừa ngọt, vừa dẻo, vừa giòn tan với nước mắm chua ngọt.
Cách làm nước mắm ngọt chua ăn bánh khọt
1 củ cà rốt
1 củ tỏi
2 – 3 quả chanh
100 ml dấm trắng
200 gr đu đủ xanh (hoặc củ cải trắng)
5 – 6 thìa café nước mắm Nam Ngư
100ml nước sôi để nguội
Đường, muối, bột canh, giấm
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế đu đủ và cà rốt
Đu đủ mua về cắt hai đầu để cho ra bớt nhựa. Tiếp đến rửa sạch rồi gọt hết phần vỏ loại bỏ phần ruột. Cắt dọc quả đu đủ thành 4 phần rồi cho vào chậu nước muối pha loãng ngâm trong khoảng 15 – 20 phút. Cà rốt gọt vỏ và rửa sạch
Bước 2: Sơ chế các loại nguyên liệu khác
Củ tỏi bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn. Ớt rửa sạch, bỏ cuống và băm nhuyễn
Bước 3: Chế biến đồ chua (dưa góp)
Đầu tiên, đu đủ đem xắt mỏng, ngâm vào trong nước một lúc rồi vớt ra để ráo nước. Bạn có thể bào nhỏ hoặc thái thành từng miếng, tỉa hoa tùy thích. Cà rốt đem thái thành từng miếng nhỏ.
Cho cả cà rốt và đu đủ vào tô, thêm dấm vào bóp nhẹ để hỗn hợp ngấm đều giấm. Có như vậy thì cà rốt, đu đủ mới giòn và ngon hơn. Tiếp theo, tráng qua nước sôi nguội rồi để trong rổ cho ráo nước.
Bước 4: Pha nước chấm
9 Cách Làm Nước Mắm Chua Ngọt Chay, Mặn Cực Ngon, Để Được Lâu
1. Cách làm nước mắm chua ngọt chấm bánh xèo, bánh cuốn, trộn gỏi
1.1. Nguyên liệu
Cách làm nước mắm chua ngọt này có thể để được lâu nhờ nấu với giấm. Ngoài ra, kết hợp thêm ngò gai giúp chén nước mắm chấm cay cay the the đặc biệt hơn. Để thực hiện cách làm nước chấm này, bạn chuẩn bị nguyên liệu:
Nước cốt 1 trái chanh tươi
1 muỗng canh giấm ăn
1 trái ớt tươi xắt nhỏ
2 muỗng canh nước mắm ngon
2 muỗng canh đường trắng
1 thìa cà phê tỏi băm
50 gram ngò gai (rửa sạch, xắt nhỏ)
1.2. Cách pha nước mắm giấm chua ngọt
Bắc nồi, cho nước mắm, giấm ăn, đường vào, cùng với 2 muỗng canh nước lọc khuấy đều cho tan hoàn toàn.
Đổ phần nước cốt chanh vào, khuấy đều.
Cho tất cả nguyên liệu còn lại vào, quấy nhẹ đều tay cho thấm hoàn toàn. Vậy là hoàn tất chén nước mắm giấm chua ngọt cực hấp dẫn rồi. Các món bún thịt nướng, bánh xèo, cách luộc thịt heo ngon hơn nhờ chấm kèm chén nước mắm giấm hấp dẫn này đấy!
2. Cách làm nước mắm chua ngọt ăn bún thịt nướng, cơm tấm
2.1. Nguyên liệu
1 tép tỏi băm nhuyễn
3 muỗng canh đường trắng
1,5 chén nước ấm
1 trái ớt xắt
1/4 chén nước mắm ngon
1 củ cà rốt gọt sạch vỏ, xắt sợi mỏng, nhỏ
200 gram đu đủ xanh gọt vỏ, bào sợi như đu đủ
100 ml dấm trắng
2.2. Cách làm nước mắm chua ngọt với đồ chua
Lấy chén nhỏ, trộn tỏi với ớt băm với nhau.
Ở tô khác, cho cà rốt và đu đủ đã sơ chế, bào sợi vào bóp với giấm.
Sau đó, bạn chần 2 nguyên liệu này sơ qua nước đun sôi cho sạch nhựa và giòn ngon.
Cho tỏi ớt vào trộn chung cà rốt, đu đủ.
Cuối cùng, cho nước mắm vào khuấy cho toàn bộ nước chấm hòa quyện là xong.
3. Cách làm nước mắm chay chua ngọt từ nước ngọt có gas
3.1. Nguyên liệu
15 ml nước tương loại ngon
15 gram muối ăn
10 ml nước cốt chanh tươi
15 gram ớt tươi xắt nhỏ
20 gram đường nâu
250 ml nước ngọt có gas
Cho đường nâu ra chén sạch, lần lượt đổ nước ngọt, muối và nước tương vào, khuấy thật tan đều.
Cuối cùng, chỉ cần thêm ớt xắt vào trộn đều là xong chén nước mắm chay có vị chua ngọt độc đáo.
3.3. Công dụng của nước ngọt có gas khi pha nước mắm chay
4. Cách làm nước mắm gừng chua ngọt, cay the chấm thịt vịt
4.1. Nguyên liệu
1 củ gừng gọt vỏ, băm nhuyễn trong cối
1 muỗng canh nước mắm ngon
3 tép tỏi băm nhuyễn
3 muỗng canh đường trắng
1/2 nước cốt chanh tươi (gỡ múi chanh tươi sẽ ngon hơn)
2 trái ớt tươi xắt nhỏ
4.2. Cách làm nước mắm chua ngọt với gừng chấm thịt vịt
Ở chén gừng, tỏi ớt đã băm nhuyễn, bạn cho nước cốt chanh vào, trộn lên.
Thêm nước mắm, đường vào nêm nếm chua ngọt vừa vị. Đồng thời, nhớ khuấy đều tay cho các nguyên liệu hòa tan, tạo thành hỗn hợp sệt lại là xong.
5. Cách làm nước mắm chua ngọt ăn nghêu
Nước mắm chấm ăn nghêu có vị chua ngọt đặc biệt, cay the vị gừng để giúp món hải sản thêm ngon miệng và không bị dậy mùi tanh. Cách pha nước mắm chua ngọt ăn nghêu cũng cực kì đơn giản. Bạn thực hiện lần lượt các bước như sau:
Đổ 2 muỗng canh nước mắm ngon vào chén sạch.
Pha nước mắm với 3 thìa cà phê đường trắng, 1/3 thìa cà phê tỏi băm nhuyễn, 1/6 thìa cà phê mì chính, cùng với 1/2 thìa ớt xắt nhuyễn, ít tương ớt (tùy khẩu vị). 1/4 thìa gừng tươi xay, khuấy đều.
Cuối cùng, vắt nước cốt 2 trái chang tươi vào khuấy cùng hỗn hợp nước mắm là hoàn tất. Tùy khẩu vị, bạn có thể thêm ít ngò gai xắt nhỏ để chén nước chấm ngon miệng hơn.
6. Hướng dẫn cách làm nước mắm me chua ngọt sền sệt
6.1. Nguyên liệu
3 thìa cà phê nước mắm loại ngon
1 trái ớt xắt
3 tép tỏi băm nhuyễn
100 ml nước cốt me
4 thìa cà phê đường trắng
1/2 thìa cà phê dầu ăn
2 củ hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn
6.2. Cách pha nước mắm me chua ngọt sền sệt cực ngon
6.2.1. Cách làm nước cốt me
Để tự làm 100 ml nước cốt me tại nhà, bạn thực hiện từng bước như sau:
Đổ ít nước lọc, hoặc nước đun sôi vào chén me.
Ngâm me ít nhất 15 phút để nở và tiết ra nước cốt.
Dùng muỗng tán nhẹ tay để tách và loại bỏ hạt me.
Lược hỗn hợp qua rây để chắt lấy phần nước cốt là xong.
6.2.2. Cách làm nước mắm me chua ngọt kẹo sệt
Bắc nồi nhỏ, cho dầu ăn với hành tím, tỏi băm vào phi thơm.
Đổ phần nước cốt me vào khuấy đều.
Nêm gia vị còn lại chua ngọt vừa ăn.
Vừa đun lửa vừa, vừa khuấy đều cho đến khi hỗn hợp mắm me sền sệt lại thì tắt bếp. Muốn nước sốt mắm me kẹo lại hơn thì bạn nấu thêm với lửa nhỏ. Đến khi nước mắm sệt lại như ý là xong.
Cho toàn bộ ớt xắt vào (nếu không ăn cay thì không cần cho ớt vào) khuấy đều là hoàn tất.
7. Hướng dẫn cách làm nước mắm tỏi ớt chua ngọt của người Campuchia
7.1. Nguyên liệu
Tỏi băm: 4 tép
Ớt xắt; 2 trái
Nước mắm ngon: 1/4 chén
Nước lọc (hoặc đun sôi để nguội, để ấm): 2 muỗng canh
Nước cốt chanh tươi: 2 trái
Ít muối (điều chỉnh theo khẩu vị)
7.2. Cách làm nước mắm chua ngọt kiểu Campuchia
Cho tất cả nguyên liệu (trừ nước lọc, nước mắm) vào cối, giã thật nhuyễn chung với nhau.
Sau đó, đổ nước lọc, nước mắm vào, khuấy đều cho các nguyên liệu hoàn toàn hòa quyện là xong. Như vậy, chỉ với 2 bước cực nhanh, bạn đã hoàn thành cách làm nước mắm chua ngọt của người Campuchia rồi.
8. Cách làm nước mắm chua ngọt kiểu miền Tây
8.1. Nguyên liệu
Nước đun sôi để ấm: 100 ml
Đường trắng: 100 gram
Nước mắm ngon: 100 ml
Tỏi băm: 20 gram
Ớt băm: 20 gram
Nước cốt chanh tươi: 30 ml
Củ kiệu muối chua ngọt (điều chỉnh tùy khẩu vị)
8.2. Cách pha nước mắm chua ngọt từ dưa kiệu muối
Cho đường vào nước ấm, khuấy cho tan đều.
Thêm nước mắm vào hỗn hợp, quấy cho hòa quyện. Nêm nếm lượng đường và nước mắm cho vừa ăn.
9. Hướng dẫn cách làm nước mắm chua ngọt đặc sệt, ăn gì cũng ngon
9.1. Nguyên liệu
Ít ớt xắt
Tỏi: 1 củ băm nhuyễn
Muối: 1 thìa nhỏ (ít hơn thìa cà phê)
Nước mắm ngon: 2 thìa cà phê
Bột bắp: 1 thìa cà phê (pha loãng sẵn với 2 thìa cà phê nước ấm)
Nước lọc: 160 ml
Đường: 2 thìa cà phê
Giấm trắng: 60 ml
9.2. Cách pha nước mắm chua ngọt sệt kẹo
Bắc chảo, cho nước lọc vào.
Sau đó, đổ tất cả nguyên liệu (trừ bột bắp) vào, khuấy đều.
Bật bếp, nấu sôi hỗn hợp trên thì hạ lửa.
Từ từ đổ phần bột bắp pha loãng vào, khuấy đều với hỗn hợp nước mắm.
Cách làm nước mắm chua ngọt này đợi sôi lần nữa và đặc sệt lại như mong muốn thì tắt bếp.
Trúc Nguyễn tổng hợp
Cập nhật thông tin chi tiết về Nước Mắm Chua Ngọt Vị Dứa, Mía: Làm Một Lần Dùng Cả Tháng trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!