Xu Hướng 3/2023 # Phẫu Thuật Và Chăm Sóc Hậu Môn Nhân Tạo: Những Điều Cần Biết # Top 10 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phẫu Thuật Và Chăm Sóc Hậu Môn Nhân Tạo: Những Điều Cần Biết # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Phẫu Thuật Và Chăm Sóc Hậu Môn Nhân Tạo: Những Điều Cần Biết được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hậu môn nhân tạo là gì?

Hậu môn nhân tạo là chỗ mở của một đoạn ruột ra thành bụng bằng phẫu thuật nhằm dẫn chất trong lòng ruột (dịch tiêu hoá hay phân) ra ngoài. Sau khi thực hiện phẫu thuật, chất tiêu hoá sẽ đi trực tiếp qua lỗ mở thông này ra ngoài và đổ vào một túi chứa gắn bên ngoài sát với thành bụng gọi là túi HMNT.

Một hậu môn nhân tạo tạm thời có thể được sử dụng khi một phần của đại tràng cần thời gian để nghỉ ngơi và chữa lành khỏi một vấn đề hoặc bệnh, sau đó thì sẽ phẫu thuật lại để đóng hậu môn tạm. Nhưng đôi khi một căn bệnh, chẳng hạn như ung thư, nghiêm trọng hơn và có thể cần thiết phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn.

Khi nào cần phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phải làm hậu môn nhân tạo nhằm đưa chất thải thoát ra khỏi cơ thể.

Bệnh nhân ung thư đại tràng, trực tràng ở các giai đoạn tiến triển và/hoặc có biến chứng cần phải mở hậu môn nhân tạo. Nếu bệnh nhân có tình trạng tiền ung thư, thì phẫu thuật này giúp ngăn sự tiến triển thành ung thư. Nếu bệnh nhân mổ vì những bệnh lý khác thì cuộc phẫu thuật thành công sẽ làm giảm bệnh, cải thiện triệu chứng.

Một số trường hợp khác, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo nếu:

Tắc ruột, hoại tử ruột do các nguyên nhân

Khối u phần thấp của trực tràng

Vỡ đại tràng gây nhiễm trùng ổ bụng nặng

Hậu môn nhân tạo nằm ở đâu?

Vị trí làm hậu môn nhân tạo phải đạt được các yêu cầu sau:

Ở phần thành bụng phẳng (để dễ gắn túi chứa phân)

Nằm trên vị trí thắt lưng

Người bệnh dễ quan sát và tự chăm sóc

Vị trí hậu môn nhân tạo được theo vị trí giải phẫu, gồm 3 loại chính: HMNT đại tràng, HMNT hồi tràng và HMNT niệu quản.

#1 Hậu môn nhân tạo đại tràng (colostomy)

Hậu môn nhân tạo đại tràng sigma

Đây là loại phổ biến nhất. Nằm gần cuối của đại tràng, ngay trước trực tràng. Khi làm hậu môn nhân tạo đại tràng sigma sẽ cho phân cứng hơn và phù hợp sinh lý tương tự như phân bình thường.

Hậu môn nhân tạo đại tràng xuống

Được mở ở phần bên trái của ổ bụng. Phân từ kiểu hậu môn này thường rắn do đã đi qua gần hết toàn bộ khung đại tràng. Thường thực hiện cho các ung thư trực tràng.

Hậu môn nhân tạo đại tràng lên

Cách làm hậu môn nhân tạo từ vị trí đại tràng lên này thì chỉ có một phần của đại tràng thực hiện chức năng tiêu hóa, hấp thu dẫn đến chất thải vẫn còn tỉ lệ nước cao, phân tiết ra ngoài thường lỏng, gây khó khăn cho việc chăm sóc. Mở kiểu hậu môn nhân tạo từ đại tràng lên rất ít được thực hiện, thay vào đó kiểu mở hồi tràng ra ngoài thành bụng sẽ được làm nhiều hơn, thích hợp hơn, kèm theo có một túi nhỏ đựng chất thải bài tiết ra ngoài.

Hậu môn nhân tạo đại tràng ngang

Đại tràng ngang nằm ngang phía trên vùng thượng vị. Do phần đại tràng này hấp thu nước ít hơn đoạn thấp của đại tràng nên phân ở đại tràng ngang thường mềm hơn. Có 3 kiểu mở hậu môn nhân tạo thường gặp ở đại tràng ngang. Vị trí làm hậu môn nhân tạo phải đạt được các yêu cầu nhất định

Hậu môn nhân tạo kiểu quai:Hậu môn nhân tạo kiểu quai được thực hiện nhanh hơn kiểu đầu tận và thường có tính chất tạm thời, kiểu hậu môn nhân tạo này sẽ tạo đường hầm thành bụng lớn hơn nên sẽ có nguy cơ thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo. Vị trí để làm hậu môn nhân tạo kiểu này là khoảng 1⁄4 trên vùng bụng phải (tương đương đại tràng ngang) hoặc hố chậu trái (tương đương đại tràng xích-ma). Thi thoảng vẫn sẽ có phân hoặc khí đi qua trực tràng do đại tràng vẫn còn liên tục với trực tràng.

Hậu môn nhân tạo kiểu đầu tận: Đây thường là kiểu hậu môn nhân tạo có tính chất vĩnh viễn, được làm sau phẫu thuật cắt đại tràng bao gồm cả trực tràng và phần đại tràng dưới vị trí mở hậu môn nhân. Phần đưa ra làm hậu môn nhân tạo là đoạn cuối hồi tràng, sát van hồi manh tràng, nhằm đảm bảo đủ chiều dài của tiểu tràng, bảo tồn tối đa chức năng tiêu hóa, hấp thu của tiểu tràng cũng như “để dành” chỗ cho việc tạo túi chứa sau này.

Hậu môn nhân tạo kiểu nòng súng: Được làm nhanh hơn kiểu đầu tận và thường mang tính chất tạm thời. Đầu gần được đưa ra ngoài thành bụng là một hậu môn tạm thời để đưa chất thải ra ngoài. Đầu xa cũng được đưa ra ngoài thành bụng, có một ít chất nhầy chảy ra. Hậu môn nhân tạo kiểu nòng súngsẽ được thực hiện đóng lại ở thì sau.

#2 Hậu môn nhân tạo hồi tràng (ruột non) (Ileostomy)

Là một lỗ mở được tạo ra bằng cách đưa một đoạn hồi tràng ra ngoài thành bụng. Dịch tiêu hóa từ HMNT hồi tràng thoát ra ngoài gần như liên tục, đặc biệt nhiều sau khi ăn. Chất tiêu hóa thường có dạng dịch lỏng, thường không mùi, dễ gây kích ứng da vì có tính ăn da cao.

#3 Hậu môn nhân tạo niệu quản (Urostomy)

Được mở ở thành bụng để dẫn lưu nước tiểu từ thận qua niệu quản đến lỗ mở ở thành bụng và ra ngoài túi chứa. Một số trường hợp có thể là dẫn lưu nước tiểu từ bàng quang của bệnh nhân.

Đây là một thủ tục phẫu thuật cần thiết khi bàng quang bị bệnh. Có bốn lý do chính để thực hiện phẫu thuật này là ung thư bàng quang, dị tật bẩm sinh, rối loạn chức năng thần kinh hoặc viêm bàng quang mãn tính.

Hình dạng của hậu môn nhân tạo như thế nào?

Hậu môn nhân tạo thường có màu hồng hoặc đỏ. Thường ẩm ướt và mềm.

Có thễ dễ dàng chảy máu chút ít khi bị va chạm nhẹ, nhưng rất dễ cầm máu

Không có cảm giác hoặc thấy đau khi chạm vào

Phần da xung quanh HMNT không nên để bị đỏ, rạn nứt hoặc sưng tấy.

Hình dạng của hậu môn nhân tạo phụ thuộc vào loại hình phẫu thuật mở thông HMNT và sự khác biệt của từng cơ thể. Nó có thể trông khá lớn lúc đầu, nhưng sẽ co lại đến kích thước cuối cùng khoảng 6 đến 8 tuần sau khi phẫu thuật.

Hình dạng HMNT sẽ tròn hoặc hình bầu dục. Một số HMNT có ​​thể nhô ra một chút, trong khi một số khác nằm phẳng trên da, hoặc lõm vào bên trong.

Không giống như hậu môn, HMNT không có van hoặc cơ thắt. Điều này có nghĩa là đôi khi việc đi tiêu khó có thể được kiểm soát theo những cách thông thường.

Phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo có nguy hiểm không?

Cũng như bất kỳ phẫu thuật nào khác, phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo cũng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng. Những biến chứng này bao gồm viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, nhồi máu cơ tim…

Một số biến chứng ngoại khoa của phẫu thuật loại này bao gồm:

Tổn thương các cấu trúc, cơ quan lân cận

Chảy máu

Nhiễm trùng

Xì miệng nối

Áp xe (ổ tụ mủ) trong ổ bụng

Thoát vị tại vết mổ cũ

Tắc ruột do tạo mô sẹo

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ khi có biểu hiện bất thường. Một số biến chứng cần can thiệp phẫu thuật lại.

Cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo?

Bệnh nhân cần khám tiền mê vài ngày trước mổ. Trong lần khám này, bệnh nhân được làm một số xét nghiệm máu và khám sức khỏe tổng quát tùy theo tuổi và tình trạng bệnh kèm theo để đảm bảo bệnh nhân đủ sức khỏe để chịu đựng cuộc mổ.

Bạn cần phải tắm vào đêm trước ngày mổ và sáng ngày mổ bằng dung dịch sát trùng Betadine.

Đại tràng chứa vi trùng và các chất thải có thể gây nhiễm trùng nếu chúng xâm nhập vào ổ bụng trong quá trình phẫu thuật. Do đó cần có một số phương pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ.

Đầu tiên là có thể sử dụng kháng sinh đường uống một vài ngày trước mổ. Thứ hai là làm sạch đại tràng tối đa để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

2 hoặc 3 ngày trước mổ, bệnh nhân cần ăn thức ăn mềm, gần như thức ăn lỏng có thể tiêu hóa nhanh và dễ dàng. Đôi khi bệnh nhân chỉ được uống nước (như nước trái cây, nước luộc thịt). Tất cả bệnh nhân đều chỉ được uống nước trong 24 giờ trước mổ và nhịn ăn hoàn toàn từ nửa đêm trước ngày mổ. Trước ngày mổ bệnh nhân cần uống thuốc sổ, được nhập khoa và truyền dịch để tránh mất nước khi tiêu chảy do uống thuốc này.

Nếu bệnh nhân không thể tuân theo chế độ này thì cần phải báo ngay cho phẫu thuật viên. Vì nếu phẫu thuật có thể không an toàn và phải hoãn cuộc mổ.

Phục hồi sau phẫu thuật mở Hậu môn nhân tạo

Một ngày sau mổ thì đa số bệnh nhân có thể đứng dậy đi lại. Một điều quan trọng là bệnh nhân cần đứng dậy và vận động càng sớm càng tốt để kích thích nhu động ruột và làm máu lưu thông dễ dàng.

Bệnh nhân cần được nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch cho đến khi ăn uống được bình thường. Hầu hết bệnh nhân có thể ăn nhẹ sau 4-5 ngày hậu phẫu.

Bạn cần dùng thuốc giảm đau vài ngày. Bạn nên thông báo cho đội ngũ điều trị nếu loại thuốc giảm đau đang dùng không đủ hiệu quả để được kê loại thuốc khác. Kháng sinh cũng có thể được dùng sau mổ tùy thuộc nhiều yếu tố bao gồm chẩn đoán ban đầu.

Sau khi phẫu thuật 1-2 tuần bệnh nhân có thể xuất viện.

Thường thì bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường trong vòng 1-3 tuần sau mổ, nhưng để phục hồi hoàn toàn có thể mất tới 2 tháng. Do đó, bệnh nhân cần tránh gắng sức, nâng vật nặng trong 4-6 tuần. Khi đang trong thời gian hồi phục, bệnh nhân cần kiêng một số loại thức ăn nhất định.

Nếu mở hậu môn nhân tạo tạm thời, bệnh nhân sẽ cần phẫu thuật đóng hậu môn nhân tạo sau khi đại tràng đã hồi phục. Phẫu thuật này thường diễn ra khoảng 12 tuần sau đó tùy thuộc vào mục đích mở hậu môn nhân tạo. Việc đóng hậu môn nhân tạo cần được sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ, phẫu thuật viên thực hiện chính cho bệnh nhân.

Chăm sóc hậu môn nhân tạo như thế nào?

Một số lưu ý sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật HMNT sẽ hơi sưng nhưng sau đó sẽ giảm và thu nhỏ dần lại. Sau 6-8 tuần, HMNT sẽ đạt đến kích thước và hình dạng ổn định.

Ngay sau khi phẫu thuật, cần dán túi HMNT ngay để tránh dịch tiêu hóa hoặc phân gây kích ứng da xung quanh hoặc làm nhiễm khuẩn vết mổ.

HMNT sẽ bắt đầu hoạt động trong vòng vài ngày sau phẫu thuật, khi bạn có nhu động ruột trở lại. Bạn sẽ quan sát thấy có hơi đi ra từ HMNT và túi thải bắt đầu phồng lên.

Đầu tiên bạn sẽ thấy mất kiểm soát khi HMNT bắt đầu hoạt động. Hãy kiên nhẫn. Sau một khoảng thời gian, bạn sẽ dần cảm nhận được mọi thứ diễn ra theo một nguyên tắc có thể đoán trước được.

Làm thế nào để tôi học cách chăm sóc hậu môn nhân tạo?

Sau khi phẫu thuật và phục hồi theo quy định, đã đến lúc trở lại cuộc sống bình thường. Điều dưỡng sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc HMNT, và hướng dẫn cách sử dụng và thay túi HMNT tại bệnh viện. Bạn hãy lưu ý ghi nhớ các bước thực hiện để có thể tự chăm sóc khi ra viện.

Chăm sóc cho hậu môn nhân tạo bao gồm:

Chăm sóc HMNT và vùng da xung quanh: Vệ sinh sạch sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và đảm bảo rằng HMNT của bạn hoạt động tốt. Bệnh nhân cũng cần thường xuyên kiểm tra để có thể phát hiện sớm nhất những dấu hiệu bất thường như rò rỉ, kích ứng da, dị ứng.

Cách lắp và thay thế bộ túi HMNT khi cần thiết

Cách xả túi thải khi cần thiết

Tháo thụt đại tràng (irrigation): thủ thuật đưa nước qua hậu môn vào đại tràng để làm mềm, lỏng phân, đồng thời làm thành ruột nở rộng. Thành ruột được kích thích sẽ co lại, đẩy phân ra ngoài. Tháo thụt được thực hiện để tránh việc cần phải đeo túi HMNT thường xuyên. Tuy nhiên, thủ thuật này đòi hỏi phải được bác sĩ chấp thuận và cung cấp hướng dẫn cần thiết.

Tôi sẽ cần gì để chăm sóc Hậu môn nhân tạo?

Vì không có cơ quanh HMNT, bạn không thể kiểm soát chất thải hoặc khí thải. Bạn sẽ cần sử dụng túi thải y tế, với đế bảo vệ da để đựng chất thải.

Sự cần thiết phải giữ tất cả mọi thứ sạch sẽ và tránh rò rỉ, nhiễm trùng đòi hỏi sử dụng nhiều loại vật tư y tế khác nhau như bột hút ẩm chống loét, keo làm đầy để bảo vệ vùng da xung quanh HMNT, đai đeo HMNT, băng và các vật tư y tế khác.

#1 Bộ túi Hậu môn nhân tạo

Bộ túi HMNT có một túi thải y tế để đựng chất thải thoát ra từ HMNT và một đế HMNT để bảo vệ vùng da xung quanh. Túi hậu môn nhân tạo có nhiều kiểu dáng và kích cỡ, bạn có thể tùy ý lựa chọn loại tốt nhất cho tình trạng và lối sống của bạn.

Hiện này có 2 loại bộ túi HMNT chính:

Hệ thống túi một mảnh có cả túi và đế gắn liền với nhau trong cùng một đơn vị. Khi túi được gỡ bỏ, thì cũng phải gỡ cả đế.

Hệ thống hai mảnh gồm có hai phần tách biệt là túi thải và đế. Khi túi được tháo ra, đế vẫn có thể giữ lại.

Chúng được sử dụng để lấp đầy các khoảng trống giữa đế HMNT và da để giúp bộ túi dính chắc hơn và cũng để ngăn chặn bất kỳ loại rò rỉ chất thải nào. Do đó, sẽ giúp giảm nguy cơ da bị kích ứng hoặc bị loét.

Đai đeo được sử dụng để cố định túi thải. Một số đai có móc và vòng để giữ túi ở đúng vị trí nhằm giảm nguy cơ rò rỉ hoặc rơi xuống. Nó có thể được sử dụng song song với hàng rào bảo vệ da lồi.

Mua bộ chăm sóc hậu môn nhân tạo trực tuyến ở đâu?

https://www.fvhospital.com/ban-can-biet/phau-thuat-cat-dai-truc-trang/

Hãy xem và chọn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.

http://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tieu-hoa-gan-mat/cac-loai-hau-mon-nhan-tao-thuong-duoc-su-dung/,

Phẫu Thuật Làm Hậu Môn Nhân Tạo

Hậu môn nhân tạo là con đường dẫn từ ruột già ra ngoài thành bụng giúp phân và khí thoát khỏi cơ thể mà không đi qua trực tràng. Chất thải được thu thập trong một túi đeo ở bên ngoài cơ thể. Ruột già là gì?

Ruột già gồm đại tràng và trực tràng. Nó là phần nối tiếp với ruột non.

Ruột non tiêu hóa chất dinh dưỡng và hấp thụ chúng vào mạch máu. Các chất dinh dưỡng như vậy bao gồm protein, chất béo và carbohydrate.

Thức ăn còn lại không thể tiêu hóa từ ruột non đến đại tràng. Đại tràng tái hấp thụ nước từ chất thải, phần còn lại tạo thành phân, phân được chứa trong ruột già sau đó đưa ra ngoài nhờ quá trình đi tiêu.

Tại sao cần phải mở hậu môn nhân tạo?

Bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở giai đoạn tiến triển hoặc có biến chứng có thể cần phải mở hậu môn nhân tạo. Bệnh nhân có thể cần phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo nếu:

Ruột già bị tắc nghẽn hoặc bị tổn hại.

Ung thư phần thấp trực tràng.

Vỡ đại tràng gây nhiễm trùng trong ổ bụng.

Các loại hậu môn nhân tạo

Mỗi loại hậu môn nhân tạo được đặt tên theo đoạn đại tràng mà nó mở ra

Hậu môn nhân tạo đại tràng sigma: Đây là loại phổ biến nhất. Nó nằm ở phần xa của ruột già. Đại tràng sigma di chuyển chất thải đến trực tràng. Hậu môn nhân tạo đại tràng sigma cho phân cứng hơn và phù hợp sinh lý hơn các loại hậu môn nhân tạo khác.

Hậu môn nhân tạo đại tràng ngang: Đại tràng ngang nằm ngang phía trên thượng vị. Phân ở đại tràng ngang thường mềm do chỉ có một phần nhỏ đại tràng tái hấp thu nước. Có 3 kiểu mở hậu môn nhân tạo thường gặp ở đại tràng ngang:

Hậu môn nhân tạo kiểu quai: Kiểu hậu môn nhân tạo này tạo một lỗ cho phân thoát ra trong khi đại tràng vẫn còn nối với trực tràng. Và hệ quả là thi thoảng vẫn có phân hoặc khí đi qua trực tràng.

Hậu môn nhân tạo kiểu đầu tận: Phẫu thuật này cắt bỏ đoạn ruột già bao gồm cả trực tràng và đoạn đại tràng dưới chỗ mở hậu môn nhân. Đây là kiểu hậu môn nhân tạo vĩnh viễn.

Hậu môn nhân tạo kiểu nòng súng: Kiểu hậu môn nhân tạo này chia đại tràng làm 2 phần riêng biệt, tạo thành 2 lỗ mở. Phân từ phía trên thoát ra từ 1 lỗ và dịch nhầy niêm mạc đại tràng phía dưới thoát ra từ lỗ còn lại.

Hậu môn nhân tạo đại tràng xuống: Đại tràng xuống nhận chất thải xuống từ phần bên trí của ổ bụng. Phân thường ở dạng rắn vì nó đã đi qua hầu hết các phần chức năng của đại tràng.

Hậu môn nhân tạo đại tràng lên: Đại tràng lên kéo dài từ vị trí bắt đầu của đại tràng đến phần bên phải của ổ bụng. Trong phương pháp mở hậu môn nhân tạo này, chỉ có một phần của đại tràng thực hiện chức năng. Kết quả là đại tràng chỉ tái hấp thu được một lượng nước nhỏ và phân thường lỏng.

Hậu môn nhân tạo đại tràng lên rất ít được làm. Mở hồi tràng ra da thích hợp hơn là mở hậu môn nhân tạo ở đại tràng lên. Mở hồi tràng ra da là phương pháp mở ruột non ra thành bụng và có một chiếc túi bên ngoài chứa chất thải.

Điều gì sẽ diễn ra trong khi phẫu thuật?

Bệnh nhân sẽ được gây mê trước cuộc phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, phẫu thuật viên sẽ mở một lỗ hậu môn nhân tạo tại vị trí mà bệnh nhân có thể nhìn thấy và chăm sóc nó. Sau đó, họ sẽ đính túi hậu môn nhân tạo vào lỗ mở này.

Phương pháp phẫu thuật có thể thực hiện với:

Một đường mổ hở lớn ở thành bụng hoặc

Phẫu thuật nội soi đòi hỏi ít xâm lấn hơn, vết mổ nhỏ hơn, giảm đau hơn và thời gian hồi phục nhanh hơn.

Phẫu thuật có thể bao gồm các rủi ro sau đây:

Chảy máu đại tràng

Tổn thương cơ quan lân cận

Nhiễm trùng

Chảy máu từ lỗ mở hậu môn nhân tạo.

Phải mất bao lâu để hồi phục sau phẫu thuật?

Hầu hết bệnh nhân ở lại bệnh viện trong tối đa 1 tuần sau thủ thuật. Phục hồi hoàn toàn sau mở hậu môn nhân tạo có thể mất tới 2 tháng. Trong thời gian này, bệnh nhân phải hạn chế một số loại thức ăn trong khi đại tràng lành.

Nếu mở hậu môn nhân tạo tạm thời, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật đóng hậu môn nhân tạo sau khi đại tràng đã lành. Phẫu thuật này thường diễn ra khoảng 12 tuần sau đó tùy thuộc vào mục đích mở hậu môn nhân tạo.

Chăm sóc hậu môn nhân tạo

Làm sạch túi hậu môn nhân tạo của bệnh nhân. Một khi đã hồi phục sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cần phải làm sạch túi hậu môn nhân tạo vài lần mỗi ngày. Tốt nhất là giữ túi hậu môn luôn không đầy quá một nửa.

Bệnh nhân sẽ không thể kiểm soát được lượng phân và khí di chuyển vào trong túi. Nó sẽ thay đổi tùy theo loại hậu môn nhân tạo và chế độ ăn uống. Đội ngũ chăm sóc sức khỏe có thể cung cấp thông tin về việc lựa chọn thực phẩm giúp giảm lượng khí thải ra.

Có nhiều loại túi hậu môn nhân tạo. Bao gồm túi mở hay có thể tháo rời và túi kín hay dùng một lần. Một số túi có một bộ lọc khử mùi và lỗ thông khí. Điều này ngăn cản túi trở nên quá căng, bung ra khỏi bụng, hoặc vỡ. Hãy hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe về các loại túi hậu môn nhân tạo.

Chăm sóc da quanh lỗ hậu môn nhân tạo. Da xung quanh lỗ hậu môn nhân tạo cần được giữ sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Lỗ mở hậu môn luôn có màu đỏ hồng và thỉnh thoảng có thể bị chảy máu, điều đó là thường gặp và hiếm khi kéo dài.

Chung sống với hậu môn nhân tạo

Hậu môn nhân tạo đem đến một số thay đổi trong cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, hậu môn nhân tạo đã được thiết kế thuận tiện nhất có thể.

Trang phục. bệnh nhân có thể mặc những loại trang phục như trước khi mở hậu môn nhân tạo. Túi hậu môn nhân tạo được thiết kế vừa vặn với cơ thể. Chúng cũng có màn chắn khí chống mùi hôi. Mùi hôi chỉ thoát ra khi bệnh nhân làm trống túi.

Hoạt động. bệnh nhân có thể tiến hành các hoạt động như cuộc sống hàng ngày. Những người có hậu môn nhân tạo vẫn tiếp tục đi làm, chơi thể thao, và tham gia vào hoạt động tình dục. Vận động hợp lý sẽ không làm tổn thương đến bệnh nhân hay hậu môn nhân tạo.

Hỗ trợ tâm lý. Một số người có thể cảm thấy buồn hoặc bối rối vì hậu môn nhân tạo. Hãy xem xét việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhóm những người có hậu môn nhân tạo. Những mối quan hệ này có thể giúp trả lời các câu hỏi của bệnh nhân và cung cấp cho bệnh nhân sự hỗ trợ về mặt tâm lý. Cũng nên xem xét điều này nếu bệnh nhân đang đấu tranh chống lại những thay đổi xấu đi của cơ thể.

Chăm Sóc Người Mang Túi Hậu Môn Nhân Tạo Tại Nhà

CHĂM SÓC NGƯỜI MANG TÚI HẬU MÔN NHÂN TẠO TẠI NHÀ Hậu môn nhân tạo là chỗ mở của hồi tràng hay đại tràng trên thành bụng. Chăm sóc bệnh nhân trước mổ – Tư vấn cho người bệnh:

Cần tìm hiểu rõ những lo âu của người bệnh, chẳng hạn như: sau khi mang hậu môn nhân tạo có tiếp tục làm việc được hay không? Có bị ai sợ sệt xa lánh vì mùi hôi của phân nơi hậu môn nhân tạo? Ảnh hưởng đến kinh tế gia đình? Bác sĩ và điều dưỡng có trách nhiệm giải thích rõ bệnh tật, lý do phải mở hậu môn nhân tạo, cách chuẩn bị, các can thiệp chính sẽ thực hiện trong cuộc mổ… Đôi khi, nhân viên y tế phải nhờ đến những người mang hậu môn nhân tạo đã ổn định. Họ sẽ giúp cho ý kiến và là bằng chứng sống chứng minh cho người bệnh biết là có thể chấp nhận và sẽ quen dần với việc mang hậu môn nhân tạo. – Giải thích và hướng dẫn về hậu môn nhân tạo: – Giải thích hậu môn nhân tạo là gì và lý do phải mở hậu môn nhân tạo. – Vị trí mở hậu môn nhân tạo: cần có mô hình hậu môn nhân tạo trong khi tư vấn, chỉ các vị trí có thể mở hậu môn nhân tạo, vị trí dự định sẽ mở hậu môn nhân tạo cho người bệnh. Điều dưỡng cần giải thích lý do vì sao lựa chọn vị trí đó và dùng mô hình dán lên vị trí dự định mở (không gần nếp gấp, không gần vùng da bị tổn thương, không cản trở người bệnh khi đi lại, dễ ra phân ở các tư thế). – Dùng viết đánh dấu vị trí cho phẫu thuật viên trước ngày mổ. – Cách chăm sóc hậu môn nhân tạo, chế độ ăn uống trước mổ và sau khi mở hậu môn nhân tạo, cách dán túi chứa phân, cách đi lại và nằm ngồi khi có túi chứa phân… – Vật lý trị liệu trước mổ: Tập cho người bệnh cách thở sâu và tập các động tác giúp ngăn ngừa các biến chứng ở phổi, giúp săn chắc cơ bụng tránh trường hợp sa hậu môn nhân tạo. Hướng dẫn cho người bệnh nên tập đi lại sớm sau phẫu thuật. Chế độ dinh dưỡng: hướng dẫn chế độ ăn thích hợp trước mổ để làm sạch phân trong chuẩn bị mổ, các loại thức ăn sau khi mở hậu môn nhân tạo nhằm tránh mùi, tránh thoát hơi nhiều, tránh bón, tránh tiêu chảy. Vệ sinh cá nhân: đây là điều rất cần thiết trước và sau mổ. Điều dưỡng cần hướng dẫn cho người bệnh cách chăm sóc răng miệng, cách tắm trước mổ và sau khi có túi chứa, giữ vệ sinh bộ phận sinh dục. Chăm sóc sau mổ Hướng dẫn cho người bệnh: – Tập quen dần với hậu môn nhân tạo, cách sử dụng túi chứa phân như thế nào là đúng (cách cắt hay làm miệng túi không quá rộng, cách đo vòng cần cắt, cách dán túi sao cho dính tốt và không bị hở), loại túi thích hợp, cách theo dõi hậu môn nhân tạo để phát hiện các biến chứng. – Tập vật lý trị liệu, tập đi lại. – Hướng dẫn cách ăn uống với chế độ phù hợp đầy đủ dinh dưỡng, không nên nhịn ăn, và tránh tình trạng kiêng cữ quá mức đưa đến tình trạng suy dinh dưỡng. – Vệ sinh cá nhân. – Hướng dẫn người bệnh quen dần cách tự làm làm vệ sinh cá nhân: vệ sinh răng miệng, tắm rửa, vệ sinh bộ phận sinh dục. Khi người bệnh xuất viện Tư vấn giúp người bệnh dễ hòa nhập với cuộc sống gia đình và xã hội, tự tin trong cuộc sống, có thể tiếp tục công việc đã làm nhưng tránh làm các việc nặng. Các kỹ thuật tự chăm sóc bản thân và hậu môn nhân tạo: Hướng dẫn cho người bệnh cách tự chăm sóc hậu môn nhân tạo: Cách chăm sóc, thay túi hậu môn nhân tạo. Cách chọn túi chứa. Cách đo và dán túi chứa. Hướng dẫn kỹ thuật “thụt tháo” khi bị bón (theo chỉ định của bác sĩ). Hướng dẫn phát hiện các biến chứng có thể xảy ra: – Tắc ruột. – Viêm loét vùng da quanh hậu môn nhân tạo. – Hậu môn nhân tạo bị tụt vào thành bụng. – Sa hậu môn nhân tạo. – Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo. – Áp-xe hậu môn nhân tạo. – Rối loạn tiêu hóa: bón, tiêu chảy… Hướng dẫn tập vật lý trị liệu hoặc dưỡng sinh, đi bộ, tập thể dục các động tác nhẹ. Hướng dẫn về vệ sinh cá nhân, hướng dẫn cách tắm khi mang túi. Hướng dẫn chế độ ăn uống sau xuất viện đầy đủ dinh dưỡng, ít chất béo, nhiếu chất đạm, khoáng chất. Hướng dẫn người bệnh tái khám theo hẹn, thực hiện hóa trị, xạ trị theo kế hoạch điều trị cho từng loại bệnh. Động viên tham gia câu lạc bộ “Mở lỗ thông ra da”, để người bệnh: – Hiểu rõ về bệnh tật của mình. – Hiểu cách chăm sóc bản thân và hậu môn nhân tạo. – Chia sẻ giữa các người bệnh các kinh nghiệm tự chăm sóc bản thân. Cập nhật các thông tin về các kỹ thuật tự chăm sóc bản thân và hậu môn nhân tạo cho người bệnh.

Phẫu Thuật Thành Công Mở Hậu Môn Nhân Tạo Cho Bệnh Nhân Ở Hải Dương

Thể trạng bệnh nhân đã có tuổi, sức khỏe yếu, tiên lượng là một ca phẫu thuật khó nhưng sự chuyên nghiệp và tận tâm của đội ngũ y bác sĩ đã giúp cho ca phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo thành công trong sự thở phào nhẹ nhõm của bác sỹ và người nhà bệnh nhân…

Bác Nguyễn Văn Khích (trái) đã phục hồi sức khỏe sau khi được điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2 chung tay phòng chống dịch Covid-19 bảo vệ sức khỏe người dân:

– 100% người đến Bệnh viện Bảo Sơn phải đeo khẩu trang và sát trùng tay liên tục. – 100% người đến Bệnh viện làm thủ tục khai báo y tế ở ngay phía bên ngoài bệnh viện, kiểm tra thân nhiệt để sàng lọc – Người đến bệnh viện lưu ý giữ khoảng cách an toàn với người bên cạnh. – Mỗi bệnh nhân đến khám, chỉ được tối đa 1 người nhà đi cùng vào bệnh viện. – Đối với bệnh nhân nằm viện và sản phụ đi sinh, chỉ được 1 người nhà ở lại. Người nhà phải đăng ký với bệnh viện. Bệnh viện đã có đủ đồ dùng dành cho mẹ và bé nên trong suốt thời gian ở Bệnh viện, người nhà hạn chế đi lại, giao tiếp với nhiều người trong bệnh viện và tuyệt đối không đi ra khỏi Bệnh viện.

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2 đã có đội ngũ lễ tân, điều dưỡng tiếp đón và hướng dẫn, chăm sóc, phục vụ người bệnh chu đáo trong suốt quá trình khám chữa bệnh và nằm viện 24/24h. Vì vậy, người bệnh không cần lo lắng khi không có nhiều người nhà đi và ở cùng.

Ngoài người nhà theo quy định ở trên, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, bệnh viện từ chối người đến thăm.

Liên hệ Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí các vấn đề sức khoẻ hỗ trợ mùa dịch và đăng ký khám trước 1 ngày để tránh đông, hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phẫu Thuật Và Chăm Sóc Hậu Môn Nhân Tạo: Những Điều Cần Biết trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!