Bạn đang xem bài viết Phở Gia Truyền 49 Bát Đàn Quán Phở Phải Xếp Hàng, Tại Sao Như Vậy được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chào mọi người, sáng này có dịp lên Bát Đàn vào địa điểm ăn ngon nức tiếng Hà Nội đó là quán phở tại địa chỉ 49 Bát Đàn, hay còn gọi là phở Bát Đàn. Với thương hiệu gia truyền đã được khảng định bởi chất lượng và những gì mà mọi người thưởng thức thì đó là một dịp không thể không đến để thưởng thức.
Không thể khó phát hiện một quán phở rất đông đúc, khi mình đứng trước quán, mình gửi xe bên đường và vào để ăn, mình để ý thấy rất nhiều người xếp hàng, đành vậy thôi cũng như một người khách bình thường mình xếp hàng để tuân thủ cũng như để thưởng thức vị phở nổi tiếng ở đây như thế nào.
Để thưởng thức vị ngọt thơm của phở, mọi người phải xếp hàng, nhưng cũng khá nhanh để đáp ứng được khách hàng, chính vì vậy mình cũng chỉ chờ khoảng 10 phút mà thôi.
Mọi thực khách khá hào hứng khi đến ăn tại quán ăn phở gia truyền 49 Bát Đàn này, tuy phải xếp hàng xong hầu như họ không cảm thấy khó chịu một chút nào, và họ tuân thủ một cách lịch sự khi xếp hàng, mình thấy đó là một cách văn hóa mà Việt Nam chúng ta nên học hỏi thái độ xếp hàng từ những vị khách tây.
Đặc điểm hay nữa là quán này không có nhân viên phục vụ, tất cả các thực khách hoàn tự động phục vụ mình, khi đến lượt tự thanh toán tự trả tiền và bưng phở về đó là một điều mình rất thích
Điểm đặc biệt là phở Bát Đàn không dùng gia vị hay mì chính mà chỉ nấu đơn thuần bằng xương với nước mắm. Theo thời gian, quán vẫn nườm nượp các lượt khách và hàng ngày từng đoàn người vẫn đứng xếp hàng chờ để thưởng thức hương vị phở.
Tôi là một người con Hà Nội, tôi yêu các món ăn và ẩm thưc Việt Nam, tôi đi khắp mọi miền để trải nghiệm và chia sẻ các địa điểm đó.
6 Quán Phở Gia Truyền Nức Tiếng Cho Ngày Lạnh Ở Hà Nội
Với người Việt Nam, phở là nét tinh túy của ẩm thực, là niềm tự hào đã lan xa và chinh phục nhiều bạn bè quốc tế. Nếu có dịp tới Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, hãy ghé qua một trong những quán phở gia truyền nổi tiếng để thưởng thức hương vị đã khiến nhiều người “mê mẩn”.
Phở “xếp hàng” Bát Đàn
Phở Bát Đàn ở Hà Nội đã tồn tại già nửa thế kỷ. Ảnh: vinalo
Tồn tại khoảng hơn 70 năm, tiệm phở gia truyền số 49 Bát Đàn là một trong những địa chỉ ăn phở nổi tiếng của người Hà Nội. Nếu có dịp đến thăm Thủ đô, du khách nên ghé qua tiệm phở này để khám phá hương vị khác biệt không lẫn vào đâu được của phở Bát Đàn.
Muốn ăn phở Bát Đàn, thực khách phải xếp hàng. Ảnh: Xuân Thắng/Danviet
Trải qua nhiều thế hệ, phở Bát Đàn vẫn lưu giữ được vị phở truyền thống với nước lèo thơm nức vừa trong vừa ngọt, thịt bò mềm, sợi phở dai… Điều tạo nên sức cuốn hút mạnh mẽ nhất với du khách là hình ảnh đoàn người xếp hàng chờ ăn phở Bát Đàn như thời bao cấp. Bởi vậy, dù ở Hà Nội có trăm nghìn quán phở khác nhau, nhưng danh tiếng của phở Bát Đàn mãi được ca tụng và lan truyền như một thương hiệu phở ngon và độc đáo nhất đất kinh kỳ.
Thậm chí vào giờ cao điểm, đặc biệt là những ngày cuối tuần, khi nhân viên không kịp phục vụ, khách còn phải tự bưng đồ đến bàn ăn khi tới lượt mình. Muốn thưởng thức phở Bát Đàn, bạn phải đi từ sớm vì quán chỉ mở cửa từ 6h30 tới 8h30 sáng. Kinh nghiệm là bạn nên đi từ 2 người trở lên để một người xếp hàng gọi món, một người giữ chỗ nếu không muốn phải ăn trong khi…đứng!
Phở Thìn: Phở “béo” nhất Hà Nội
Phở Thìn Lò Đúc nổi tiếng với nước dùng béo ngậy mà không ngấy. Ảnh: vutbay
So với phở Bát Đàn, phở Thìn cũng khá nổi tiếng ở Hà Nội dù không lâu đời bằng. Phở Thìn nằm ở số 13 Lò Đúc, Hai Bà Trưng nổi danh nhờ món phở bò tái lăn. Thịt bò của phở Thìn được xào tái với hành phi, tỏi và gừng rồi mới cho vào bát phở và chan nước.
Nếu những tiệm phở khác chú trọng tới độ trong và thanh của nước dùng thì phở Thìn lại có vị béo ngầy ngậy, “mỡ màng” nhưng không ngấy. Tô phở Thìn béo ngậy, miếng thịt bò mềm, thơm mùi tỏi, gừng, ngọt vừa phải đã khiến những thực khách “sợ mỡ” cũng phải tấm tắc khen ngon.
Phở “bưng” Hàng Trống
Phở “bưng” Hàng Trống. Ảnh: Internet
Nằm ở số 1 Hàng Trống là tiệm phở nổi tiếng của Hà Nội có biệt danh khá lạ tai: phở bưng. Quán gần như không có chiếc bàn nào để thực khách ngồi nhẩn nha thưởng thức phở như các quán khác. Vì thế mà khách phải bưng bát và ăn, nếu bát nóng quá chủ quán sẽ đưa thêm một chiếc ghế nhựa thấp để kê.
Thưởng thức phở số 1 Hàng Trống thì khỏi cần thìa, thực khách vừa bưng bát vừa cầm đũa và xì xụp húp từng miếng nước ninh xương ngọt đượm tạo nên không gian vừa ngon miệng, vừa vui tai đến lạ kỳ. Cách thưởng thức “phở bưng” có thể làm khó nhiều người khi phải gù lưng, mỏi gối thưởng thức một bát phở. Nhưng đây vẫn là địa chỉ yêu thích của nhiều người Hà Nội bởi chất lượng phở thơm ngon, nước dùng trong veo vị đậm đà, lát thịt bò mỏng vừa, mềm thêm chút hành hoa càng dậy mùi thơm hấp dẫn.
Phở 10 Lý Quốc Sư (10 – Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm)
Từ một quán phở lâu đời, nổi tiếng của Hà Nội nằm ở số 10 Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm, giờ phở 10 Lý Quốc Sư đã mở rộng, phát triển thành chuỗi cửa hàng phở có mặt tại khắp Hà Nội.
Ngon nhất vẫn là thưởng thức tô phở ở địa chỉ gốc. Tô phở 10 Lý Quốc Sư đậm đà có mùi thơm đặc biệt của mắm khiến từng miếng phở thêm dậy hương vị, ăn kèm quẩy giòn tạo nên sự kết hợp hoàn hảo.
Phở Nhớ
Tọa lạc ở ngã tư Huỳnh Thúc Kháng – Nguyên Hồng, tiệm phở Nhớ cũng là địa chỉ nổi tiếng một thời của Hà Nội. Cái tên phở Nhớ bắt nguồn từ một lần quán đón một thực khách Việt kiều. Khi thưởng thức phở, vị khách đã thốt lên: “Ăn rồi để nhớ mãi…”, từ đó phở Nhớ trở thành thương hiệu và là địa chỉ quen thuộc của những thực khách sành ăn.
Sự kết hợp của nước dùng thơm ngon, ngọt đượm; sợi phở dai, dẻo; miếng thịt mềm ngọt và cách sắp xếp đẹp mắt khiến tô phở Nhớ càng thêm ngon miệng, bắt mắt.
Phở Sướng
Tiền thân của Phở Sướng là phở Thắng Lợi, cùng thời với phở Thủ Đô, phở Tự Do… trước đây, rất nổi tiếng ở Hà Nội. Sau một thời gian đóng cửa, cách đây khoảng 30 năm quán mở lại với tên gọi Phở Sướng.
Phở Sướng có vị ngọt thanh, thơm mùi thịt và xương ninh. Thịt bò của Phở Sướng cũng được xếp hạng ngon nhất nhì Hà Nội. Miếng thịt chín vừa tới, mềm, nạc, thơm, không bị khô, cứng khiến ai cũng tấm tắc khen ngon.
Phở Sướng hiện có 2 cơ sở: ngõ Trung Yên (phố Định Liệt) và Nguyên Hồng. Dù cả 2 quán đều có diện tích nhỏ nhưng lúc nào cũng có khách ra vào tấp nập.
Thu Thủy
Phở Gà Trộn Gia Truyền Bao Ngon, Bao Rẻ Giữa Lòng Phố Cổ, Chủ Quán Nhớ Tên Rất Nhiều Khách Hàng Đến Ăn
Ở Hà Nội, cứ đi 100 mét là chúng ta sẽ gặp một quán phở. Phở từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc khi đến Hà Nội và cũng là nỗi nhớ thương da diết của những người con xa xứ. Thời bao cấp, phở là một thức quà xa xỉ mà chỉ người có điều kiện hay người ốm mới được ăn, nhưng ngày nay người ta ăn phở thay cơm, ăn phở từ sáng đến tối.
Giữa tấp nập phồn hoa của Hà Nội, nhiều quán phở mọc lên như nấm sau mưa rồi lại đóng cửa vì làm ăn không sinh lãi, nhưng vẫn có một địa chỉ tồn tại trong lòng phố cổ mà bao nhiêu năm nay chỉ bán phở với giá 25.000 đồng. Đó là quán phở gà trộn gia truyền của cô Nguyễn Linh Chi (53 tuổi) ở số 39B, phố Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm.
Quán phở gia truyền của cô Linh Chi là địa điểm rất quen thuộc với giới trẻ
Không gian 6/10
Đi dọc phố Lý Quốc Sư, không khó để tìm thấy địa chỉ quán phở trộn gia truyền của cô Chi, bởi ngay cửa quán được đánh số rất lớn. Quán thực chất là đường đi vào của một ngõ nhỏ nhưng điều đó cũng không hề ảnh hưởng đến khách hàng khi ngồi ăn tại quán bởi bàn ghế được sắp xếp gọn gàng phía bên trong.
Nhìn từ bên ngoài vào, chúng ta có thể nhìn thấy ngay quầy chế biến thức ăn ở gần cửa, chỉ một tủ nhỏ đựng các loại thịt gà, bò, mọc, một nồi nước dùng, một cái thớt vậy mà người bán hàng đã tạo nên hương vị phở khiến thực khách nhớ mãi không quên.
Quán phở gà trộn 39B Lý Quốc Sư
Những miếng thịt gà chắc nịch, có độ béo và độ dai vừa phải được thái lát mỏng, sau đó cô Chi sẽ cho bánh phở vào bát trộn cùng các gia vị, nước mắm chua ngọt, giá đỗ, hành khô, hành phi rồi xếp thịt gà lên trên. Bánh phở lúc này ngả sang màu cánh gián nhờ nước trộn ‘thần thánh’, thịt gà xếp thành hàng ngay ngắn, đầy đặn trong bát của mỗi thực khách.
Những thớ thịt được thái lát dày dặn
Bát phở gà trộn 25.000 đồng nổi danh phố cổ
Một bát phở trộn 25.000 đồng thực sự đầy đặn và ngon miệng, thịt gà đều được chính tay cô chủ quán cùng người thân chế biến tỉ mỉ từng công đoạn một, nước dùng thơm, ngọt vị xương và không quá ngấy. Bánh phở có độ dai vừa phải, không mềm quá và cũng không cứng quá.
Gia vị dùng để trộn có vị chua chua ngọt ngọt, giá đỗ và rau thơm ăn kèm rất tươi, lại thêm những hạt lạc rang bùi bùi. Ớt ở đây cũng là ớt xay chứ không phải tương ớt như một số hàng quán khác. Chắc chắn ai ăn một lần sẽ muốn ăn lại lần thứ hai.
Phở gà trộn là món ‘best seller’ của quán
Chất lượng 9/10
Ăn một bát phở này cũng đủ no cả buổi rồi
Rau thơm và chanh rất tươi, ớt ăn kèm là ớt xay chứ không phải tương ớt như một số quán khác
Nhìn bát phở gà là lại muốn xách balo lên và đi ăn rồi
Nồi nước dùng đậm đà được ninh từ xương gà
Quán phở trộn cô Chi được lòng mọi người không chỉ bởi chất lượng ngon, giá thành rẻ của đồ ăn mà còn nhờ thái độ phục vụ khách hàng của cô chủ. Chỉ cần bước chân vào quán là ngay lập tức cô Chi đã nở một nụ cười rất tươi và niềm nở hỏi xem bạn muốn ăn gì.
Cô Chi chia sẻ: ‘Sở dĩ cô bán giá rẻ như vậy vì hầu như những bạn đến ăn ở quán cô đều là sinh viên, cô thấy lại nghĩ đến con mình. Thôi lời lãi ít nhưng đổi lại đông khách là được cháu ạ!’
Không chỉ vui vẻ, thân thiện, cô Chi còn có biệt tài nhớ tên khách. Đối với những khách ăn từ 2-3 lần trở nên cô đều nhớ món yêu thích của họ. Tuy chỉ là một yếu tố rất nhỏ nhưng điều đó đã khiến bao nhiêu người trở thành khách quen của quán cô Chi.
Cô Nguyễn Linh Chi chủ quán phở trộn gia truyền
Rất nhiều người đã trở thành khách quen của quán phở
Giữa Hà Nội đắt đỏ, muốn ăn một bát phở cũng phải bỏ ra từ 30.000 – 40.000 đồng, thậm chí cả trăm nghìn đồng cũng có. Nhưng nếu muốn thưởng thức hương vị phở gà trộn gia truyền thì xin mời bạn đến thử quán phở trộn cô Chi. Chỉ với 25.000 đồng/bát nhưng chắc chắn chất lượng đồ ăn, thái độ phục vụ ở đây sẽ làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất.
Thái độ phục vụ 9/10 Giá thành: Siêu rẻ Clip Quán phở trộn gia truyền suốt bao năm chỉ bán giá 25K Ảnh: Kiên Nas
Cách Nấu Phở Bò Đơn Giản Của Các Quán Phở Nổi Tiếng
Phở là một món ăn truyền thống của người Việt Nam. Dù là ở nông thôn hay thành thị Món ăn này đều trở thành một phần không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. chúng tôi xin giới thiệu một số cách nấu phở bò đơn giản của các quán phở nổi tiếng cả nước.
Mỗi quán phở thường có một đầu bếp chính phụ trách việc nấu ra tô phở thơm ngon nhất đến với khách hàng. Mọi khâu từ trang trí quán, giá cả, cung cách phục vụ… đều không thu hút thực khách bằng chất lượng tô phở.
Chính vì vậy, đầu bếp đóng vai trò cực kì quan trọng, nếu có trong tay các bí quyết truyền nghề nấu phở từ các nghệ nhân qua nhiều đời thì lại càng dễ dàng hơn.
Để có “nước lèo” vừa ngọt phải, vừa trong, vừa đậm đà là công đoạn khó trong việc nấu phở, nếu cho quá nhiều gia vị từ bột ngọt, mì chính, sẽ làm hỏng vị nước phở ngay.
Muốn có nước dùng ngọt phải nấu nhiều xương, trước khi mang xương đi nấu phải được róc hết thịt, cắt thành nhiều khúc. Trong đó, xương ống ngọt nhất, rồi đến xương cột sống rồi xương sườn. Xương phải nấu 10 -12 giờ mới ngọt. Có người dùng nồi áp suất nấu cho nhanh để tiết kiệm thời gian và năng lượng.
Tùy theo lượng xương mà chọn mức nước để nấu phù hợp, thường 2kg xương sẽ dùng nồi hầm xương 80 lít (loại phở điện 3 thanh nhiệt đang được ưa chuộng).
Nếu đun trong thời gian dài (từ 10 – 12 giờ), nước dùng cạn bớt nên nấu một ấm nước sôi để thêm vào từ từ, có thể cho nước lạnh vì nồi có khả năng sôi rất nhanh.
Bộ nồi điện nấu phở gồm nồi trụng phở, nồi hầm xương và nồi nấu nước dùng
Sau khi Xương bò mua về được ngâm vào thùng to ngập xương bằng muối, chanh và gừng sống giã nhỏ từ 4 – 6 giờ. Sau đó, chà xương để không còn các mạch máu và thịt dính bên ngoài các ống xương nếu không nước dùng sẽ còn mùi tanh.
Tiếp theo, rửa sạch xương bò và cho vào rổ để ráo nước chuẩn bị giai đoạn tẩy xương. Muốn xương không còn mùi hôi, người ta nấu một nồi nước sôi lớn từ 10 – 15 lít hòa với gừng sống đập dập, giã nhuyễn cùng một ly rượu trắng rồi ngâm xương bò trong vòng 10 – 20 phút và kiểm tra độ sạch của xương trước khi nấu.
Trong cách nấu phở bò đơn giản không thể không kể đến mẹo làm nước dùng có mùi thơm đặc trưng của phở. Để tăng thêm vị thơm ngọt cho nước dùng, người ta còn dùng gừng nướng và hành tím nướng một lượng vừa phải mới thơm, ít quá cũng không có tác dụng.
Tuyệt đối không dùng những nguyên vật liệu lạ làm mất mùi vị phở. Một số người muốn nước dùng ngọt nên thêm tôm khô, mực khô lại giống nước lèo hủ tiếu. Song có người dạy nấu phở gia truyền dùng thêm củ cải hay con sá sùng (vùng Quảng Ninh, Hải Phòng) rất ngọt mà không mất mùi vị phở. Bí quyết phở ngon phải có nước dùng thật nóng.
Nhiều người cho rằng chọn thịt ngon là cả nghệ thuật. Vì trong cơ thể con bò rất nhiều thịt, song thịt tái ngon phải là thịt dẻo mềm chứ không được dai và cứng. Tối kị là dùng thịt trâu, sẽ mất ngon, mất hương vị phở bò
4 chân nồi phở điện được thiết kế tăng đơ có thể tăng/ giảm chiều cao, khắc phục vấn đề đặt nồi ở nơi không quá bằng phẳng.
Nắp nồi có thể gấp lên 1 nửa để lấy nước lèo ra dễ dàng hơn mà không cần nhấc hẳn nắp ra.
Bổ sung nồi trung tròn, nồi trụng mặt trăng để tiết kiệm chi phí nếu không muốn mua nồi nhúng phở cỡ 25L.
Sản xuất nồi nấu phở có tủ điện rời, có khả năng sôi lăn tăn giúp hầm xương không bị đục.
Viễn Đông luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của quý khách hàng để cải tiến sản phẩm tốt nhất. Cam kết bảo hành nồi trong 12 tháng kể từ khi mua, thanh nhiệt nồi phở thay thế luôn có sẵn khi khách cần mua.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phở Gia Truyền 49 Bát Đàn Quán Phở Phải Xếp Hàng, Tại Sao Như Vậy trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!