Xu Hướng 3/2023 # Rau Ngải Cứu Thảo Dược Vàng Đối Với Sức Khỏe # Top 3 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Rau Ngải Cứu Thảo Dược Vàng Đối Với Sức Khỏe # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Rau Ngải Cứu Thảo Dược Vàng Đối Với Sức Khỏe được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngải cứu là một loại rau, một loại dược liệu có tên tiếng Anh là Mugwort, tên khoa học là Artemisia Vulgaris – L. Ngải cứu thường mọc hoang ở những bãi đất trống, phát triển tốt ở mọi điều kiện thời tiết. Do vậy, ở đâu chúng ta cũng thấy sự có mặt của ngải cứu. Lá ngải cứu mọc so le nhau, hình răng cưa. Mặt trên có màu xanh tươi, nhẵn bóng, còn mặt dưới có màu trắng tro và nhiều lông nhỏ.

Ngải cứu có vị đắng, thành phần có chứa nhiều các chất có lợi cho sức khỏe như axit amin, flavonoid, adenine nên việc bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta rất tốt cho quá trình hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho kinh nguyệt.

Những tác dụng của ngải cứu đối với sức khỏe

Ngải cứu có thể sử dụng trực tiếp chưa qua chế biến hoặc nấu chín. Trong y học cổ truyền, tất cả bộ phận của rau từ lá tới thân đều có công dụng làm thuốc.

Ngoài ra, lá ngải cứu cũng có công dụng kháng khuẩn, cầm máu rất tốt. Thông thường lá cây ngải cứu có thể hái về, rửa sạch đem phơi khô để sử dụng khi cần thiết. Sau khi phơi khô, rau vẫn có những tác dụng như ngải cứu tươi.

Thân ngải cứu trong y học cổ truyền được cho là vị thuốc chống thấp khớp, chống co thắt dạ dày rất hữu hiệu khi sử dụng liên tục. Bạn cũng có thể phơi khô để sử dụng dần.

Trị các bệnh đau đầu, ho, cảm cúm, giúp lưu thông khí huyết. Bạn không cần sử dụng trực tiếp ngải cứu mà hoàn toàn có thể chế biến với thực phẩm khác như trứng, nấu canh,…

Giảm béo bụng: kết hợp cây ngải cứu cùng với muối và rang lên cho đến khi ngải có mùi thơm là được. Sau đó dùng hỗn hợp này chườm lên bụng đều đặn 2 lần mỗi ngày. Sau một thời gian bạn sẽ thấy mỡ bụng giảm rõ rệt.

Kích thích ăn ngon miệng: với hai thành phần phổ biến trong ngải cứu là choline và adenine có tác dụng rất tốt trong quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể, từ đó kích thích bạn ăn ngon miệng hơn. Thích hợp cho trẻ em, trẻ em suy dinh dưỡng và người già.

Ngoài những công dụng đối với sức khỏe con người, ngải cứu cũng dùng để xua đuổi côn trùng cũng rất hiệu quả. Với mùi đặc biệt, bạn để ngải cứu tươi trong nhà cũng hạn chế các côn trùng.

Hướng dẫn nấu các món ăn phổ biến từ ngải cứu

Gà hầm ngải cứu

Đầu tiên, gà bạn phải sơ chế trước, chặt miếng vừa ăn. Cho gà vào nồi, nêm các gia vị muối, nghệ tươi đập dập, hạt nêm và ướp trong khoảng 20 phút. Ngải cứu bạn nhặt bỏ phần rễ và thân. Sau đó bạn rửa sạch và để ráo nước.

Tiếp theo, bạn cho ngải cứu vào nồi, xếp xen kẽ thịt gà với ngải cứu. Tiếp tục để thêm 10 phút nữa để gia vị thấm đều. Sau đó, đổ thêm 1 bát nước vào nồi, cho lên bếp đun lửa lớn. Khi nước đã sôi, bạn cho lửa nhỏ lại, khoảng 20 phút thì bạn cho thêm rượu trắng vào để món gà thêm đậm vị và dậy mùi. Cuối cùng, khi gà đã chín, bạn bỏ ra bát và thưởng thức nóng.

Trứng ngải cứu

Ngải cứu bạn nhặt lấy phần lá và ngọn non, rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ. Đập trứng vào bát ngải cứu đã thái nhỏ, bỏ thêm muối, hạt nêm, một chút ớt thái nhỏ và đánh đều trứng lên. Sau đó, bạn cho chảo lên bếp, khi chảo đã nóng đều cho dầu ăn vào. Tiếp theo, bạn đổ trứng vào chảo, khi phần dưới đã khô, bạn lật trứng. Rán cho đến khi chín vàng đều hai mặt là được. Cuối cùng, bạn cắt nhỏ trứng ngải thành miếng vừa ăn và bày ra đĩa là xong.

Trứng vịt lộn hầm ngải cứu

Bạn chọn những quả trứng vịt lộn còn tươi, đem luộc chín khoảng 10 phút. Khi trứng chín, bạn bóc vỏ, lấy phần con bên trong và bỏ vào bát. Rau ngải cứu và rau răm bạn rửa sạch, để ráo nước. Gừng gọt vỏ và thái sợi nhỏ.

Khi mọi nguyên liệu đã chuẩn bị xong, bạn bắc nồi lên bếp, đổ dầu ăn vào, bỏ gừng vào xào thơm. Tiếp theo bỏ ngải cứu vào xào. Khi ngải cứu gần chín, cho trứng vịt lộn đã tách vỏ nồi, đổ thêm 1 bát nước nóng. Nêm thêm muối, hạt nêm cho vừa ăn. Đun lửa nhỏ, hầm trong khoảng 30 phút là bạn có thể bỏ trứng ra và ăn được luôn.

Những lưu ý khi sử dụng ngải cứu

Mặc dù ngải cứu là một loài thực phẩm cũng như là một vị thuốc quý đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, ngải cứu cũng có những tác dụng phụ mà bạn cần biết.

Không nên cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu sử dụng ngải cứu vì có thể gây sảy thai.

Nếu sử dụng ngải cứu với liều lượng quá lớn có thể gây nên những cơn co giật, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Ngoài ra, còn có những tác dụng phụ như ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.

Những người có tiền sử hay có bệnh về rối loạn đường ruột cấp tính thì không nên sử dụng. Với công dụng lợi tiểu sẽ gây cản trở cho quá trình điều trị các bệnh về đường ruột. Ngoài ra với những trường hợp bệnh nhân bị sỏi mật, sơ vữa, viêm gan cũng cần lưu ý là không nên ăn ngải cứu.

Hướng Dẫn Cách Làm Chân Gà Hầm Ngải Cứu Ngon Bổ Sức Khỏe Người Ốm

Ngải cứu theo định nghĩa chung là một loài thực vật thân cỏ thuộc họ nhà Cúc. Cây ngải cứu cũng có một tên gọi khác là ngải điệp, đây vốn dĩ là loại cây rất quen thuộc với mỗi người dân thôn quê Việt Nam. Ngải cứu không chỉ được biết đến là một vị thuốc mà nó còn được biết đến như một loại rau, người ta thường gọi là rau ngải cứu. Ngải cứu thường xuất hiện trong những món hầm cùng với nguyên liệu khác hoặc dùng rau ăn lẩu.

Chân gà hầm ngải cứu

Bạn đã được thưởng thức món trứng chiên ngải cứu chưa? Cách làm chân gà hầm ngải cứu đơn giản hơn rất nhiều so với việc làm món gà hầm ngải cứu. Hơn nữa, sự lạ miệng và thú vị mà món ăn mang lại còn giúp nhiều chị em trổ tài cũng như ghi điểm với chồng con về khả năng bếp núc nữa.

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu làm món chân gà hầm ngải cứu cần chuẩn bị như sau:

Chân gà: Khoảng 5 đến 7 cặp (tùy vào nhu cầu thưởng thức của các thành viên trong gia đình mà có thể nhiều hoặc ít)

Ngải cứu: Khoảng 500 gram ngải cứu tươi.

Gói gia vị hầm thuốc bắc: 1 – 2 gói.

Nghệ tươi: 1 củ.

Gia vị: Dầu ăn, bột nêm, mắm muối…

Lưu ý khi lựa chọn nguyên liệu

Đối với chân gà, nên chọn loại chân gà lùn, gà công nghiệp vì loại gà này chân sẽ nhiều thịt và mềm hơn. Không nên chọn chân gà ri, chân gà cái gầy chỉ có da và xương, khi ăn sẽ không ngon.

Chọn mua ngải cứu là loại rau non vừa phải, không nên mua loại tươi non quá, tránh trường hợp mua phải rau không sạch, có chứa nhiều lượng phân bón dư thừa gây hại cho sức khỏe. Lượng rau ngải cứu cho vào có thể ít hoặc nhiều hơn, tùy theo sở thích và khẩu vị của người ăn.

Các gói gia vị hầm thuốc bắc có bán sẵn tại các siêu thị, tiệm tạp hóa. Lưu ý hạn sử dụng và vỏ bọc của gói gia vị. Không nên mua những gói đã bị bục, bị mở bao bì vì có thể gia vị bên trong không đảm bảo được độ an toàn và sạch sẽ, dễ nhiễm các loại vi khuẩn nấm mốc.

Cách làm món chân gà hầm ngải cứu cũng chỉ vài bước nhỏ nhỏ thôi, cụ thể các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Sơ chế chân gà

Chân gà mua về cần phải được làm sạch bằng cách bóc hết phần da vàng và móng, tật bên ngoài chân gà.

Có thể chặt chân gà thành hai ba khúc vừa ăn hoặc để nguyên cả chân để khi ăn có thể cầm cả chân gặm theo sở thích.

Ướp nghệ và chân gà vào một nồi nhỏ. Cho thêm bột nêm, mắm muối và gói gia vị thuốc bắc vào nồi. Xóc đều cho gia vị ngấm vào chân gà. Ướp chân gà và gia vị trong vòng 1 tiếng.

Bước 2: Chuẩn bị các nguyên liệu khác

Rau ngải cứu: nhặt lấy phần ngọn non, bỏ phần cuống và lá già. Rửa sạch bụi bẩn.

Bước 3: Hầm chân gà

Xếp xen kẽ chân gà và rau ngải cứu đã xào vào trong nồi hầm. Để ướp thêm khoảng 30 phút nữa.

Tiếp đến, thêm vào nồi 1 hoặc 2 bát nước con. Đun to lửa cho sôi sùng sục nồi hầm. Sau đó, giảm lửa ninh trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp.

Một lúc sau bật bếp lên, lặp lại quy trình đun sôi rồi hạ lửa nhỏ. Làm khoảng 2 đến ba lần là các bạn đã hoàn thiện xong nồi chân gà hầm ngải cứu.

Chân gà được y học cổ truyền coi như là một vị thuốc rất hữu ích cho sức khỏe. Trong chân gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng cao. Tính bình, hơi ấm trong chân gà có tác dụng bổ hư, cường tráng gân cốt và sinh lực. Do đó, chân gà hỗ trợ tốt trong việc điều trị các bệnh về xương khớp cũng như các bệnh do hư nhược cơ thể gây ra.

Bên cạnh đó, lá ngải cứu cũng là một vị thuốc đông y đặc biệt. Ngải cứu có tính ấm, có chứa một lượng tinh dầu lớn, tác dụng tốt trong việc giảm đau nhức và điều hòa khí huyết. Sử dụng ngải cứu còn giúp giảm các triệu chứng viêm nhiễm, mụn nhọt, mẩn ngứa, điều trị các chứng cảm cúm, ho, đau đầu, đau họng, đau dây thần kinh hiệu quả.

8 Tác Dụng Vàng Của Hạt Sen Khô Và Hạt Sen Tươi Đối Với Sức Khỏe Con Người

1. Hạt sen: thuốc chữa bách bệnh

Công dụng của hạt sen giúp bổ tỳ vị, bổ tâm, an thần, ngủ ngon, ngủ sâu giấc. Những người bị mất ngủ, suy nhược cơ thể, ăn uống kém và tiêu chảy có thể dùng hạt sen để điều trị. Bên trong hạt sen còn có tim sen, hay tâm sen, vậy tác dụng của tâm hạt sen là gì? Tâm hạt sen là phần rất tốt trong hạt sen bởi có tác dụng an thần, chữa mất ngủ, huyết áp cao và sốt cao mê sảng.

XEM THÊM: Cách ngâm rượu sen tại nhà cực dễ chữa nhiều bệnh hiệu quả

2. Hạt sen chứa hàm lượng dinh dưỡng cao

Trong 100g hạt sen có chứa 350 calo, 63-68 gam carbohydrate, 17-18 gam protein, nhưng chỉ có 1,9-2,5 gam mỡ, còn lại là các thành phần khác như: nước (13%), khoáng chất (chủ yếu là natri, kali, canxi, phốt pho). Trung bình, cứ một ao-xơ hạt sen khô (28 gam) cung cấp khoảng 5 gam protein, thêm vào đó hạt sen rất giàu chất xơ, không chứa đường nên rất tốt cho sức khỏe.

3. Hạt sen có tác dụng chữa mất ngủ

chứa đầy đủ các chất như canxi, kali, photpho, magie…rất tốt cho sự phát triển của hệ thần kinh và trí não.

5. Hạt sen cải thiện tình hình tiêu chảy kéo dài, gầy yếu kém ăn ở trẻ em

Bằng phương pháp sử dụng và gạo tẻ rang mỗi thứ khoảng 200g xay thành bột và cho trẻ ăn mỗi ngày 6 tới 8 gram trong lúc đói để kích thích vị giác và hỗ trợ hệ tiêu hóa.

6. Chữa bệnh nóng khát ở trẻ

Đun gừng tươi, bèo cái và 20 gram hạt sen để cho trẻ uống mỗi ngày.

7. Hạt sen có tác dụng chữa di tinh, đái đục

Hạt sen 100g (bỏ vỏ, bỏ tim) sao vàng, bạch linh 20g (mua ở hiệu thuốc đông y) hai thứ cùng tán bột, uống với nước lọc vào lúc gần đi ngủ, mỗi lần 1 thìa cà phê.

8. Hạt sen là thực phẩm ngon miệng, mát lành

Lẩu Gà Ngải Cứu

Lẩu gà ngải cứu

Lẩu gà ngải cứu – Cả nhà có thể cùng quây quần quanh nồi lẩu nóng hổi với nhiều nguyên liệu thơm ngon và bổ dưỡng, dịp nghỉ cuối tuần sẽ thêm vui vẻ và ý nghĩa.

Nguyên liệu làm lẩu gà ngải cứu

– Gà mái tơ: 1 con. – Gia vị hầm gà: Rễ sâm, hoài sơn, ý dĩ, kỷ tử, long nhãn, táo đen, táo đỏ, hạt sen… (mua gói sẵn bán ở tiệm thuốc bắc). – Nấm kim châm/ nấm hải sản. – Rau ngải cứu. – Váng đậu. – Trứng vịt lộn. – Đậu phụ. – Bánh đa khô.

Cách làm lẩu gà ngải cứu

1. Làm sả thật sạch sau đó chặt miếng vừa, cho hạt nêm + hành vào ướp thịt gà. Sau đấy cho gà vào nồi, đổ thêm nước, đun trên lửa lớn đến khi nước sôi thì cho gói gia vị hầm gà vào, hạ nhỏ lửa, ninh gà torng khoảng 20 phút. 2. Để nấm được trắng và sạch bạn cho bột sắn + bột năng vào hòa tan với nước, sau đó thả nấm vào ngâm khooảng 15-20 phút. Rửa lại với nước sạch. 3. Ngải cứu nhặt rồi rửa sạch với nước. Cắt đậu phụ thành miếng vuông vừa. Cho bánh đa khô ngâm với nước cho nở mềm, vớt ra để ráo. Chiên sơ váng đậu. 5. Khi nào ăn thì bạn đun nóng lại cho sôi, ăn kèm với bún và rau sống rất ngon. Món lẩu gà ngải cứu này có thêm trứng vịt lộn rất bổ dưỡng, hương vị hòa quyện rất hợp. Ăn một lần là sẽ nhớ mãi.

Lẩu gà ngải cứu

4.5

(90%)

4

votes

(90%)votes

Món ngon dễ làm, Nấu ăn ngon

Thẻ: Dạy nấu ăn

Cập nhật thông tin chi tiết về Rau Ngải Cứu Thảo Dược Vàng Đối Với Sức Khỏe trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!