Xu Hướng 3/2023 # Rủ Nhau Đi Học… Nấu Ăn # Top 11 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Rủ Nhau Đi Học… Nấu Ăn # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Rủ Nhau Đi Học… Nấu Ăn được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cuộc sống hiện đại, con người không chỉ có nhu cầu “ăn no” mà phải “ăn ngon, hấp dẫn”. Nắm bắt tâm lý này, nhiều bà nội trợ quyết định đi học nấu ăn, góp phần gìn giữ hạnh phúc gia đình.

Chị Trần Lan Phương (42 tuổi, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột) hiện đang là kế toán cho một cơ quan Nhà nước, vừa quản lý kinh doanh nhà nghỉ của gia đình, công việc bận rộn nhưng vẫn tranh thủ thời gian buổi tối để đi học lớp dạy nấu ăn. Chị Phương tâm sự, con của chị rất kén ăn, nên chị lên diễn đàn “lamchame” và được các mẹ “mách nước” theo học lớp nấu ăn để biết cách chế biến món ăn ngon, bổ dưỡng, lạ mắt, kích thích cảm giác thèm ăn của con trẻ. Chị làm theo và kết quả, hai đứa con đã “ghiền” cơm mẹ nấu. Nhìn con tranh nhau thưởng thức từng món ăn do tự tay mình nấu, mọi mệt nhọc trong chị đều tan biến.

Cũng xuất phát từ tình yêu thương dành cho con và tổ ấm của mình, chị Phan Trần Bảo Trang đang sinh sống ở tỉnh Đắk Nông vẫn sắp xếp thời gian sang Đắk Lắk theo học lớp dạy nấu ăn. Chị Trang chia sẻ, chị đi học vì muốn làm nhiều món ăn bảo đảm chất lượng cho cho chồng và các con thân yêu. Dù ngày nay không đặt nặng chuyện phụ nữ là phải nấu ăn ngon, nhưng nếu làm được thì đây chính là bí quyết để gìn giữ hạnh phúc gia đình. Nên dù đường sá xa xôi, chị vẫn quyết theo học.

Chị Trang (bên phải) học làm món xôi lá cẩm.

Theo chị Trần Thị Hải Yến, giáo viên dạy làm các loại bánh ở đường Ama Jhao (phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột), nhu cầu học nấu ăn hiện nay rất lớn, không chỉ phụ nữ mà cả nam giới. Bản thân chị là giáo viên dạy Tiếng Anh tiểu học nhưng niềm đam mê nội trợ đã đưa chị trở thành người dạy làm bánh có tiếng ở TP. Buôn Ma Thuột. Chị Yến vốn yêu thích nghề làm bánh và dành nhiều thời gian tự mày mò làm nhưng sản phẩm chưa được ưng ý lắm. Năm 2006, chị quyết định vào TP. Hồ Chí Minh học cách làm bánh chuyên nghiệp. Học xong, chị nảy sinh ý tưởng mở lớp dạy để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cho những người cùng sở thích. Nhờ nắm bắt đúng nhu cầu, lớp học thu hút rất nhiều học viên gồm những bà mẹ nội trợ, người đang kinh doanh hoặc đang có ý định kinh doanh hay người muốn mở lớp dạy làm bánh đến từ các tỉnh thành khác nhau như: Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông… Các học viên có thể đến học trực tiếp tại nhà chị hoặc đăng ký học qua mạng Internet, mức học phí và thời gian học tùy từng loại bánh. Các loại bánh chị dạy gồm: bánh kem hoa, bánh kem vẽ, rau câu 3D, rau câu nổi, Wagashi Nhật, bông lan trứng muối, bánh trung thu, Tiramisu,… Ngoài ra, chị còn mở lớp cắt tỉa rau củ, trái cây, trang trí dĩa, làm cơm Bento… Sắp tới chị có ý định mở thêm những khóa học làm bánh, nấu ăn chuyên sâu cho các em nhỏ.

Có thể nói, dù cuộc sống hiện đại đến đâu, bữa cơm gia đình luôn đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết tình yêu thương giữa các thành viên lại với nhau. Xuất phát từ yêu cầu đó, nhiều người, nhất là chị em phụ nữ tìm đến các lớp dạy nấu ăn như một cách học làm… vợ đảm, mẹ hiền.

Huỳnh Thủy

Cuối Tuần Kéo Nhau Đi Ăn 10 Món Ngon Nhất Chợ Nghĩa Tân

Chiếc bánh giò nóng hổi, béo múp được ủ nóng trong nồi. Chỉ khi có khách gọi, thì bà chủ mới thoăn thoắt gắp, rồi xéo một đường kéo ngang, nhấc cái chóp lên là thịt bánh giò thơm phức, tỏa khói nghi ngút thơm dưới trời thu se lạnh.

(Ảnh: yennhinhi)

Bánh giò ở đây giá rẻ, mà chất lượng rất tốt. Bánh đầy đặn, vỏ bánh ăn ngon như thạch, mướt, mềm mà vị rất vừa vặn, nhân cũng đẫm với thịt bằm mộc nhĩ thảo thơm.

(Ảnh: lan_nhiis) (Ảnh: tranggpham) 2. Cháo trai (15k/ bát)

Ở chợ Nghĩa Tân, món cháo trai nóng hổi cũng ngon không kém. Từng miếng cháo đằm vị, bát cháo trắng, lại sánh mịn ngọt ngào, có khách đến mới múc đẫm đầy bát. Cháo thêm vài miếng quẩy giòn, ăn đến đâu bẻ miếng và dìm vào cháo đến đó.

(Ảnh: ladyme2you)

Đặc biệt vào những ngày thu trong veo mà mát mẻ như này, cứ đi qua con phố Nghĩa Tân, ghé mắt vào cái biển hiệu mộc mạc lắc lư trong gió chiều, là tự dưng mường tượng mà thấy thèm ghê lắm!

(Ảnh: meodien.instafood)

Bánh bột lọc và nộm bò khô ở đây được chị chủ làm rất đều tay. Bánh bột lọc với phần nhân đầy tôm với thịt, vỏ bánh trong giòn sần sật, ăn đã miệng. Nộm bò khô đầy đặn, hương vị rất thơm ngon. Giá thành của bánh bột lọc và nộm bò khô cũng khá rẻ, hợp với túi tiền của học sinh. Quán đông nhất vào tầm xế chiều.

(Ảnh: Lehoangduong) 4. Tào phớ, thịt xiên nướng (6k/ bát)

Nổi tiếng không kém tại khu chợ Nghĩa Tân chính là món tào phớ, thịt xiên giá rẻ bất ngờ. Dẫu chỉ là quán vỉa hè, nhưng giá quá rẻ mà đầy đặn và ngọt thơm nên vẫn cứ ùn ùn khách đến.

(Ảnh: hanh_vu1994)

Và chỉ là quán vỉa hè, nhưng menu đa dạng với tào phớ, thạch găng, caramen, chè đỗ đen, đậu xanh đủ cả. Đặc biệt là món thịt xiên nướng nóng hổi, thơm phức, ăn ngọt thịt, bạn nào đến đây, đã ăn tào phớ thì kiểu gì cũng phải gọi thêm 1-2 xiên thịt ăn kèm mới hài lòng.

5. Nem lụi, bánh gối (50k/ đĩa)

Ở con hẻm chợ này, thật cứ thèm cái gì là chỉ cần hỏi nhỏ, thì kiểu gì cũng có. Nem lụi và bánh gối cũng thế. Những viên nem cuộn chặt và nướng trên than hồng, gói gém cùng đủ thứ rau, đầy đủ chẳng khác gì mấy hàng nem lụi vốn đã nổi tiếng ở phố Đội Cấn.

(Ảnh: quynh_blue)

Chân gà nướng bơ cũng dễ nghiện lắm. Chân gà được phết lớp bơ bóng bùi rồi nướng trên than hồng rực lửa, da gà hơi xém, lại mang sắc vàng ươm, chấm cùng tương ớt và ăn kèm dưa chuột.

(Ảnh: phanvubaokhanhh) 7. Bún, miến, bánh đa trộn (25k – 35k/ bát)

Ở ngõ chợ này, những món ăn dân dã như bún, miến, bánh đa trộn chắc chắn là có, mà còn ngon. Chỉ ngắm mấy bức ảnh này thôi, đã thấy một suất thật đẫm đầy mà quyến rũ thế nào rồi đấy!

(Ảnh: ngothanh_arc)

Mỳ vằn thắn ở đây rất ngon, sợi mì dai, giòn đủ độ, nước dùng ngọt lịm từ tôm. Một bát mì đầy đủ và đầy đặn topping, từ sủi cảo, há cảo, gan lợn, trứng, thịt… cho đến cả những lá hẹ xanh non. Hút một ngụm nước thử ban đầu cũng đã thấy rất ngon!

9. Ốc (25k – 50k)

Đến khu Nghĩa Tân buổi tối, đỗ xịch con xe trước hẻm chợ thì dễ phát ngất bởi cả một dãy hàng ốc đập ngay vào mắt với những biển hiệu to đùng, người đến ăn đông, thêm tiếng mời khách, tiếng í ới gọi đồ của những người phục vụ.

Ốc ở đây vẫn chỉ những món quen thuộc như: Ốc luộc, ốc xào, nem chua rán, ngao, trứng cút lộn… được phục vụ chu đáo, đồ tươi, ngon vừa tới, đặc biệt nước chấm ốc hay chấm nem thì đúng kiểu và được lòng người ăn.

(Ảnh: phuong_nguyen_3245)

10. Bánh mì chảo (35 – 40k)

Bánh mì chảo là món mà chắc chắn thế hệ học sinh nào ở Nghĩa Tân đều quá quen thuộc. Bởi cả khu Nghĩa Tân có đến vài quán bánh mì chảo mà quán nào cũng là căn cứ địa của những “fan” mê món ăn cực ngon này.

(Ảnh: charlottengocanh)

(Theo Foody)

Học Nấu Ăn Gia Đình Ở Hà Nội Học Phí Rẻ Người Đi Làm

Vì sao nên học khóa học nấu ăn gia đình.

Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội nhu cầu ăn uống cũng được phát triển có rất nhiều các nhà hàng, quán ăn mọc lên. Nhưng không có nghĩa là bạn có thể đi ăn quán mãi được, nếu bạn là một người nội trợ bạn cũng cần phải cải thiện bữa cơm gia đình bổ dưỡng, hấp dẫn cho những người thân yêu của bạn.

Trường hợp của bạn Nguyễn Thị Hà (Cầu Giấy) chia sẻ ” Công việc ở cơ quan bận rộn đi làm khiến bạn rất mệt với việc ko biết nên thực đơn nấu món ăn gì cho gia đình, cũng ko biết chế biến các món ăn sao cho phù hợp để chăm sóc chồng và 2 con gái” Hay như bạn Lan (Hà đông) chia sẻ ” Bạn sắp lập gia đình nhưng do từ bé được gia đình chiều nên không biết nấu nướng muốn tìm lớp học nấu ăn ngoài giờ để học nấu ăn “.

Cuộc sống công việc bận rộn, chỉ có bữa cơm đoàn tụ gia đình giúp các thành viên xích lại gần nhau hơn. Có tới 90% các bà nội trợ, phụ nữ đều không biết cách lên thực đơn sao cho phù hợp khi nhà có giỗ, có tiệc, hay sử dụng gia vị, kỹ thuật chế biến kết hợp các nguyên liệu với nhau hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng.

– Là những bạn gái sắp trở thành “nàng dâu” muốn ghi điểm với gia đình chồng bằng những bữa cơm ngon.

– Có thể là những bà nội trợ lâu năm đang đau đầu về thực đơn “hôm nay – ngày mai cho cả nhà ăn gì”, hoặc muốn cải thiện kỹ năng nấu nướng của mình.

– Có thể là những chàng trai muốn thể hiện tình yêu với bạn gái, với vợ bằng những món ăn ngon như một “món quà bất ngờ”.

Đăng ký học nấu ăn cho gia đình bạn sẽ cung cấp những kỹ năng gì?

– Hoặc đơn giản chỉ là những cô bé, cậu bé từ 10 – 15 tuổi thích nấu ăn, hay muốn học nấu ăn để có thể tự nấu ăn cho mình và cho bố mẹ.

Chú ý: Hiện nay có nhiều trung tâm nấu ăn khác đã lấy tên trường TC CN & QT Đông Đô. Vậy tốt nhất các bạn liên hệ số điện thoại Cô Hồng : 0989 434 130 -0948 079 040 để được tư vấn làm thủ tục

– Cách lựa chọn, bảo quản thực phẩm đúng cách và các mẹo vặt khi nấu ăn

– Lựa chọn và sử dụng dao hợp lý, sử dụng và bảo quản thiết bị bếp đúng cách

– Phương pháp cắt thái nguyên liệu, cách cắt tỉa đơn giản và trang trí món ăn đẹp mắt

– Tư vấn xây dựng thực đơn món ăn hàng ngày, món ăn khi nhà có khách, món ăn cuối tuần, món ăn ngày tết.

Hồ sơ đăng ký nhập học lớp học nấu ăn gia đình gồm:

-Thực hành chế biến các món ăn gia đình đầy đủ dinh dưỡng, ngon miệng cho thực đơn gia đình, thực đơn tiệc, thực đơn ngày tết.

– Đơn xin học theo mẫu nhà trường

– Bản sao Chứng minh thư ND (có công chứng)

– Bản sao Giấy khai sinh

– Ảnh 3×4: 2 chiếc

Địa điểm học và nộp hồ sơ tại: Trường Trung cấp Công nghệ và Quản trị Đông Đô (Trung Tâm Học Món Việt)

Thời gian học: Số buổi học của chương trình 10 buổi học. (Kinh phí của lớp học: Bạn liên hệ trực tiếp để được tư vấn )

Học viên được đăng ký lịch học vào các lớp, sáng, tối, Thứ 7, chủ nhật. Được lựa chọn thời gian học sao cho phù hợp với những bạn vừa đi làm vừa đi học

– Số 6, ngõ 97, Phạm Ngọc Thạch, Kim Liên, Đống Đa, HN

– E21, ngõ 68, Trung Kính, Yên Hòa,Cầu Giấy, HN

HOTLINE: 0989 434 130 – 0948 079 040 (Cô Hồng)

Học Nghề Đầu Bếp Bao Lâu Thì Đi Làm Được?

Việt Nam đang là nước có ngành Du lịch phát triển mạnh mẽ, đó là tiền đề thuận lợi cho ngành Dịch vụ – Nhà hàng – Khách sạn (Hospitality) bùng nổ. Một trong những nghề nghiệp thuộc ngành Hospitality đang trở thành xu hướng chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay là: Nghề Đầu bếp! Vậy học nghề Đầu bếp bao lâu thì đi làm được?

Khi lựa chọn một nghề nghiệp cho bản thân, điều chúng ta cần quan tâm nhất chính là cơ hội phát triển ở hiện tại và tương lai. Ở Việt Nam, khi Du lịch nhận được sự đầu tư lớn, các nhà hàng, khách sạn mọc lên ngày càng nhiều. Không chỉ gia tăng về mặt số lượng, chất lượng phục vụ và dịch vụ cũng được nâng cao! Và điều giúp giữ chân du khách và thu hút khách quay trở lại, không gì tốt hơn là chất lượng phục vụ và những món ăn ngon – độc đáo với hương vị khó quên!

Vì vậy mà, nhu cầu tuyển dụng các vị trí trong nghề bếp: phụ bếp, bếp chính, bếp trưởng… tăng vọt! Học nghề Đầu bếp, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí khác nhau với mức lương hấp dẫn! Đối với người mới vào nghề, bắt đầu từ vị trí phụ bếp với mức lương từ 5-6 triệu/tháng. Khi có kinh nghiệm và chứng tỏ được tay nghề, cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn sẽ đến. Với vị trí bếp trưởng thu nhập có thể lên tới vài nghìn USD. Bên cạnh công việc chính, người đầu bếp có tay nghề cao và kinh nghiệm, cũng có thể tham gia làm giảng viên dạy nấu ăn từ các khóa cơ bản tới các khóa truyền nghề. Việc không ngừng học hỏi, rèn luyện tay nghề chính là chìa khóa đưa bạn tới thành công trong nghề đầu bếp.

Học nghề Đầu bếp bao lâu là có thể đi làm?

Để đăng ký 1 khóa học nghề đầu bếp không khó, có nhiều khóa học cho bạn lựa chọn theo nhu cầu: từ các khóa nấu ăn ngắn hạn đến các khóa học trung cấp nấu ăn với thời gian dài hơn.

Các khóa học nấu ăn ngắn hạn – thường là các khóa học được tổ chức theo yêu cầu như: học nấu ăn mở quán, học lẩu nướng bbq, học nấu chè, học nấu phở, … hoặc các khóa học nấu ăn cơ bản như học nấu ăn gia đình, học nấu ăn dành cho trẻ em, … Thời gian học mỗi khóa học nấu ăn để kinh doanh theo kiểu truyền nghề thì trong khoảng từ 1 – 3 ngày, các khóa học cơ bản khoảng 1 tháng. Các lớp học truyền nghề có thể đăng ký học riêng 1 thầy 1 trò. Vì vậy, nếu bạn muốn học nấu ăn để biết thêm, để nâng cao tay nghề hay chỉ muốn học riêng một vài món để kinh doanh thì các khóa học ngắn hạn là sự lựa chọn hoàn hảo!

Các khóa học nấu ăn chuyên nghiệp – thường chỉ các trường Trung cấp Nấu ăn mới cấp phép đào tạo và cấp Bằng. Chương trình học hướng tới mục tiêu đào tạo nghề đầu bếp chuyên nghiệp sẽ gồm nhiều môn học. Các môn học lý thuyết chuyên ngành gồm có: Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Tổ chức lao động nhà bếp, Xây dựng thực đơn, Lý thuyết chế biến món ăn, … Các môn học thực hành từ kỹ năng cơ bản đến nâng cao như: Kỹ năng cắt tỉa & trang trí món ăn, Chế biến món ăn Việt, Chế biến món Á, Chế biến món Âu, Chế biến bánh và món tráng miệng,… Và 1 số kỹ năng bổ trợ thêm cho nghề đầu bếp như: Nghiệp vụ phục vụ nhà hàng, Pha chế đồ uống,… Quan trọng nhất là sau khi Tốt nghiệp, học viên sẽ được cấp bằng Trung cấp nấu ăn hệ chính quy hoặc Chứng chỉ sơ cấp nghề nấu ăn theo thời gian đào tạo. Với các văn bằng và chứng chỉ này, bạn hoàn toàn yên tâm về việc có thể xin làm việc ở trong nước và cả nước ngoài. Có rất nhiều vị trí dành cho bạn: từ nhà hàng tới các khách sạn, các bếp ăn công nghiệp, bếp ăn trường học – bệnh viện – quân đội, …

Học nghề Đầu bếp có tốn kém không?

Học phí học nghề đầu bếp là điều mà bất kỳ ai khi tham khảo các khóa học cũng đều cân nhắc. Học phí học nghề đầu bếp tùy thuộc vào từng khóa học. Các khóa học cơ bản như nấu ăn gia đình hay khóa học chứng chỉ thường từ 2 triệu đến 3 triệu/1 khóa. Các khóa học nấu ăn kinh doanh mở quán hay khóa học nấu ăn chuyên nghiệp dao động từ 6 – 7 triệu/1 khóa hoặc nhiều hơn. Còn khóa trung cấp nấu ăn có học phí từ 3 – 4 triệu/1 kỳ học.

Thoạt nhìn có vẻ cao so với các ngành đào tạo khác, nhưng thực tế đây là mức học phí khá hợp lý. Với số tiền đầu tư như vậy, bạn có trong tay kiến thức và kỹ năng của một trong những nghề có tương lai và thu nhập cao nhất hiện nay! Hãy xét tới vị trí phụ bếp – vị trí khởi đầu cho người mới vào nghề – thì cũng chỉ 1-2 tháng là bạn đã hoàn lại số tiền học. Còn đối với người học kinh doanh thì đây không phải là số tiền lớn nếu so sánh với lợi nhuận khi mở quán hay mở nhà hàng.

Ngoài ra, hầu hết tất cả các bạn học viên của các khóa học đầu bếp chuyên nghiệp đều có cơ hội để vừa đi học, vừa đi làm tại các nhà hàng. Việc đi làm, vừa giúp các bạn tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế, vừa mang lại thu nhập. Mức thu nhập thoải mái đáp ứng việc chi trả học phí, chi phí ăn ở, sinh hoạt và thậm chí 1 số bạn còn dành dụm được 1 khoản không nhỏ phụ giúp cho gia đình.

Cập nhật thông tin chi tiết về Rủ Nhau Đi Học… Nấu Ăn trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!