Xu Hướng 10/2023 # Sau Sinh, Ăn Gì Để Lợi Sữa? # Top 11 Xem Nhiều | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Sau Sinh, Ăn Gì Để Lợi Sữa? # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Sau Sinh, Ăn Gì Để Lợi Sữa? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Rau má có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn cho chị em sau khi vượt cạn.

Sau khi “vác ba lô ngược” trong suốt 9 tháng 10 ngày cộng với việc trải qua cơn “vượt cạn” đau đớn, cơ thể sản phụ trở nên mệt mỏi, kiệt quệ. Chính vì vậy, yêu cầu “nạp” đầy đủ chất dinh dưỡng để sức khỏe nhanh bình phục là ưu tiên số 1 của nhiều bà mẹ trẻ. Tuy nhiên trong giai đoạn “tẩm bổ”, chị em nên lưu ý lựa chọn những “thực phẩm vàng” dưới đây để vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ, giúp mẹ nhiều sữa lại tốt cho bé yêu nhé.

Khi nuôi con bằng sữa mẹ, chị em cần chú ý ăn nhiều các loài cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ…(khoảng 2 bữa/1 tuần) bởi chúng chứa nhiều DHA và EPA – những loại axit béo không bão hòa đơn (Omega 3) cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển não bộ và thị giác của trẻ.

Cá hồi rất tốt cho sự phát triển não bộ và thị giác của trẻ (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, DHA cũng giúp chị em ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm sau sinh. Vì thế hãy ghi danh các loại cá vào trong thực đơn của bạn. Nếu bị dị ứng với cá hay không chịu được mùi tanh nồng nạc của loại thực phẩm này, các bà mẹ trẻ có thể lựa chọn các loại thuốc uống bổ sung Omega 3. Tuy nhiên,hãy đọc kỹ hướng dẫn và xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại sản phẩm nào.

Bên cạnh đó, chị em nên hạn chế sử dụng một số loại cá như cá mập, cá kiếm, cá thu… bởi những loại cá này có hàm lượng thủy ngân cao, gây hại tới sức khỏe của mẹ và bé.

Thịt bò

Hầu hết sản phụ đều mất khá nhiều máu trong quá trình “bể chum”. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nguồn dự trữ sắt trong cơ thể sẽ lâm vào tình trạng cạn kiệt khiến chị em thường xuyên lâm vào cảnh uể oải, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt và không thể chăm sóc “thiên thần nhỏ” của mình.

Bởi vậy sau khi sinh các bà mẹ trẻ cần ăn nhiều đậu phụ, các loại đỗ và đặc biệt là thịt bò để bổ sung sắt vào cơ thể. Đặc biệt, thịt bò cũng là thực phẩm rất giàu chất đạm và vitamin B12 – 2 chất dinh dưỡng cực kỳ tốt cho chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Ngoài việc cung cấp protein, vitamin B, vitamin D, sữa và các sản phẩm từ sữa còn là nguồn cung cấp canxi tốt nhất. Bởi vậy chị em nên uống ít nhất ba cốc sữa mỗi ngày để giúp khung xương và hàm răng của bé luôn chắc khỏe hơn. Hơn thế, sữa còn có tác dụng phục hồi suy nhược, ích phế vị, nhuận tràng cho các mẹ nữa đấy.

Rau má có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn cho chị em (Ảnh minh họa)

Rau ngót và rau má

Rau ngót là lựa chọn số một của nhiều chị em sau sinh bởi từ góc độ dinh dưỡng, lá rau ngót chứa nhiều vitamin A,B,C, canxi… Ăn rau ngót sẽ giúp các mẹ tăng lượng sữa, giảm nguy cơ viêm nhiễm, giúp co thắt dạ con. Chị em nên rửa sạch lá rau ngót, cho vào xay lấy nước uống hoặc ăn canh rau ngót hàng ngày.

Ngoài rau ngót, phụ nữ sau sinh có thể sử dụng rau má hàng ngày. Rau má có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, lưu thông khí huyết, giúp da dẻ hồng hảo, trẻ lâu. Các mẹ có thể hãm rau má khô để uống thay nước hàng ngày hay dùng rau má tươi để nấu canh với thịt bò, thịt gà, thịt nạc thăn…

Cam và việt quất

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh rằng phụ nữ sau khi sinh con cần được bổ sung hàm lượng vitamin C cho cơ thể nhiều hơn khi đang mang thai. Chính vì vậy, mỗi ngày bạn đừng quên ăn thêm một vài trái cam, hay uống nước cam vắt để đạt hiệu quả tương tự.

Chị em cũng nên bổ sung thêm quả việt quất vào trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Đây là một loại quả có chứa hàm lượng chất chống oxy hoá cao, rất tốt cho sức khoẻ và giúp các mẹ loại trừ nguy cơ bị ung thư. Chưa dừng lại ở đó, trong quả việt quất còn có chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất giúp cho làn da luôn tươi sáng và giúp tăng cường sinh lực cho cơ thể trong thời kỳ nghỉ thai sản.

Cà chua

Cà chua chứa nhiều vitamin C, E, K, B1, B6, B2, B3, chất sắt, mangan, kali và các chất khác có lợi cho sức khỏe. Do đó các chuyên gia khuyên rằng chị em đang trong thời gian cho con bú nên cố gắng ăn nhiều cà chua hơn nữa.

Socola đen

Khi rơi vào trạng thái “căng như dây đàn” vì chăm con, chị em nên ăn socola đen (Ảnh minh họa)

Socola đen với 70% là bột ca cao có tác dụng kích thích sự sản sinh hàm lượng serotonin và chất endorphins trong cơ thể. Vậy nên mỗi khi rơi vào tình trạng “căng như dây đàn” hay “quá tải” vì chăm sóc con yêu, các mẹ có thể nhấm nháp một chút socola đen.

Nước

Trong thời gian cho con bú, để đảm bảo nguồn năng lượng trong cơ thể và lượng sữa tiết ra đều đặn, chị em cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Chú ý đừng đợi đến khi cơ thể khát khô mới bắt đầu uống bởi khi đó bạn đã bị mất nước.

Các mẹ có thể kiểm tra xem cơ thể mình đã “nạp” đầy đủ nước chưa bằng cách kiểm tra màu nước tiểu. Nước tiểu có màu vàng đậm đồng nghĩa với việc cơ thể chị em đang thiếu nước trầm trọng.

Nếu không thích uống nước lọc, các mẹ có thể dùng thêm nước trái cây, sinh tố…Lưu ý hạn chế sử dụng nhiều các đồ uống có chứa caffeine như cà phê hoặc trà (nên dưới 300 mg/1 ngày). Caffeine lẫn trong sữa mẹ có thể làm em bé trở nên dễ cáu kỉnh, kích động và khó ngủ.

Theo Nguyệt Minh (Theo Webmd) (Khampha.vn)

Thực Đơn Cho Mẹ Sau Sinh: Ăn Gì Vừa Lợi Sữa Nhưng Không Tăng Cân?

Trong thời gian 6 tháng đầu khi sinh xong, mẹ không nên cai sữa, giảm cân bằng thuốc, nó không tốt và có hại tới sức khỏe con yêu. Mẹ có thể giảm cân, con yêu có nguồn sữa dồi dào để bú thì các mẹ chỉ cần áp dụng thực đơn cho mẹ sau sinh với các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, hạn chế tình trạng tăng cân ở mẹ.

Thực phẩm quyết định cân nặng, sức khỏe của bé yêu

Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa góp phần quan trọng vào việc bé yêu có tăng cân theo từng tháng hay không? Chỉ số cân nặng của con là cách đánh giá dễ nhất việc mẹ có ăn uống đầy đủ các dưỡng chất và nguồn sữa mẹ có tốt, chất lượng giúp con phòng tránh được bệnh tật và tăng cân đều.

Nếu biết lên thực đơn cho mẹ sau sinh để ăn uống, lựa chọn thực phẩm tốt, an toàn không gây mất sữa, sữa về nhiều sẽ bé yêu có đủ nguồn sữa uống, không phải uống thêm sữa ngoài.

Trong 6 tháng đầu, mẹ nuôi con 100% sữa mẹ sẽ giúp bé tăng sức đề kháng, phòng ngừa các loại bệnh ở trẻ sơ sinh. Sữa mẹ giúp bé phát triển tốt, cứng cáp và ngủ ngon, ít quấy khóc.

6 tháng đầu, bé phải tăng được trung bình 3 cân thì được coi là bình thường, phát triển tốt. Nhưng nếu bé không tăng cân, tăng cân quá ít thì mẹ nên xem lại thực đơn cho mẹ sau sinh của mình, chế độ ăn uống không khoa học, đều đặn, lành mạnh là nguyên nhân dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, vàng da, không tăng cân, chậm phát triển so với trẻ cùng tháng tuổi.

Mẹ bầu ăn uống những thực phẩm phù hợp sẽ gây ra hậu quả gì?

Khi mang thai và sau mẹ bầu vẫn phải cẩn thận trong chế độ ăn uống của mình, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con yêu. Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa với những thực phẩm gây hại, ảnh hưởng đến tuyến sữa mẹ và bé sẽ gặp những trường hợp sau đây:

– Những thực phẩm có tính nóng như dưa hấu, lê, xoài, cafe… sẽ làm mẹ và bé bị táo bón, rối loạn đường tiêu hóa.

– Ăn những thực phẩm gây ít sữa, mất sữa hoàn toàn như: Lá lốt, rau bạc hà, mì tôm, đồ uống có ga, dưa chua cà muối… sẽ khiến tuyến sữa của mẹ giảm dần hoặc mất hẳn nguồn sữa, buộc mẹ phải cai sữa sớm. Vì vậy trong thực đơn cho mẹ sau sinh lợi sữa cần tránh những thực phẩm này.

– Tắc tia sữa là tình trạng nhiều mẹ đang cho con bú gặp phải và khốn khổ khi sữa không tiết ra ngoài, gây nên tình trạng viêm, sưng, đau buốt, con thiếu sữa trầm trọng. Nếu bị tắc tia sữa mẹ nên đến viện điều trị, không tự chữa trị tại nhà.

– Sữa mẹ loãng, nóng sẽ khiến bé yêu chậm phát triển, suy dinh dưỡng do chất lượng sữa mẹ không tốt, cơ thể mẹ chưa nhận và hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng để tạo nguồn sữa tốt cho con bé.

Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa mà không tăng cân Thứ 2

Bữa sáng: Cháo gà, 1 cốc sữa, 1 miếng táo, sữa đậu nành

Bữa trưa: 2 quả trứng gà ta luộc, cơm trắng, bí xanh nấu chân giò, tôm rim thịt băm, 2 miếng thanh long tráng miệng

Bữa tối: Cơm trắng, rau súp lơ luộc, thịt gà rang gừng, 1 quả vú sữa

Thứ 3

Bữa sáng : Súp bí đỏ, bánh mì nướng và 1 ly sữa đậu nành

Bữa trưa: Cơm trắng, canh rau ngót nấu thịt băm, su hào xào thịt lợn, gà hấp gừng, ruốc heo, đu đủ tráng miệng

Bữa tối: Đỗ luộc, cơm trắng, canh mướp đắng nhồi thịt, cá chép kho

Bữa sáng: Cơm rang thập cẩm, nước cam nguyên chất

Bữa trưa: Canh cua rau đay mùng tơi, cơm trắng, lườn gà ướp mật ong áp chảo, giò lụa, 1 miếng dứa tráng miệng

Bữa tối: Cơm trắng, bí đao luộc, nem rán, giá xào thịt bò, canh đu đủ xanh nấu thịt viên, 2 miếng lê tráng miệng

Thứ 5

Bữa sáng: Phở bò, 1 quả chuối, sữa chua

Bữa trưa: Canh chân giò hầm đu đủ, cơm trắng, su su luộc, thịt lợn luộc, 2 quả trứng gà luộc, 5 – 7 quả nho ngọt tráng miệng

Bữa tối: Thịt gà rang gừng, hoa thiên lý nấu thịt băm, cơm trắng, đậu đũa luộc, cơm trắng, chè long nhãn tráng miệng

Thứ 6

Bữa sáng: Bánh mì, trứng ốp la (ốp chín, không ăn trứng lòng đào), 1 ly sữa

Bữa trưa: Cơm trắng, chim hầm hạt sen táo đỏ, rau bí luộc, thịt viên sốt cà chua, ruốc heo, 2 trái hồng xiêm

Bữa tối: Canh bầu nấu tôm, cơm trắng, mướp xào tràng trứng gà non, thịt gà luộc, tráng miệng bằng quýt ngọt

Thứ 7

Bữa sáng: Cháo lươn, 1 ly sữa đậu nành, 1 quả chuối

Bữa trưa: Thịt bò kho, cơm trắng, canh hoa chuối nấu sườn, quả lặc lè luộc, 1 quả trứng luộc dầm mắm, 2 miếng táo tráng miệng

Bữa tối: Cơm trắng, canh bí xanh nấu thịt băm, tôm đồng rang, thịt bò xào tỏi, lê tráng miệng

Chủ nhật

Bữa sáng: Cháo thịt bò, 1 ly sữa, thanh long

Bữa trưa: Cơm trắng, ngọn xu xu xào tỏi, canh rau ngót nấu mọc, trứng đúc thịt, giò rim nước mắm, ruốc heo, dưa lưới tráng miệng

Bữa tối: Cơm trắng, rau cải luộc, su hào, cà rốt nấu sườn, giá xào thịt bò, thịt lợn luộc, ruốc heo, tráng miệng bằng quả na

Lưu ý:

– Lá lốt, măng tươi, bắp cải, mì tôm, rau bạc hà… là những thực phẩm gây mất sữa. Vì thế trong thực đơn cho mẹ sau sinh lợi sữa, các mẹ tránh kết hợp những thực phẩm này vào chế biến các món ăn, chả lá lốt mẹ cũng không nên ăn vì nó có thể gây mất sữa, ít sữa đi.

– Mẹ nên tránh sử dụng mỡ động vật để chế biến, không ăn đồ chiên rán để tránh hấp thụ chất béo có hại, gây tăng cân.

– Ngoài thực đơn sau sinh lợi sữa là 3 bữa chính, mẹ có thể ăn thêm 3 bữa phụ vào lúc: Nửa buổi sáng, nửa buổi chiều, tối trước khi đi ngủ bằng các đồ ăn nhẹ như: Sữa, hoa quả, bánh quy, ngũ cốc lợi sữa…

Nguyên tắc lên thực đơn cho mẹ sau sinh

Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ sẽ khắt khe hơn. 6 tuần trước khi sinh mổ, mẹ cần hạn chế những đồ ăn gây sưng, phù nề tới vết mổ như thịt gà, những đồ ăn cứng, dai. Mẹ chỉ nên ăn những đồ ăn mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa.

Sau sinh, mẹ cần điều chỉnh và lên thực đơn theo ngày và theo tuần. Mẹ nên đổi thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa hơn, bữa ăn phong phú, đổi mới, không gây nhàm chán và khiến mẹ sợ ăn.

Thực đơn vừa nhiều sữa mà không tăng cần với nguyên tắc sau:

– Lựa chọn các thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng như: Protein, sắt, canxi, omega 3, các loại vitamin…

– Hạn chế ăn đồ chiên rán trong dầu mỡ động vật, lựa chọn thực phẩm có chất béo từ thực vật.

– Bổ sung nhiều thực phẩm lợi sữa, tăng tiết sữa và chế biến thành nhiều món khác nhau tránh nhàm chán, sợ thực phẩm đó.

– Không ăn liên tiếp 1 món trong 2, 3 bữa ăn

– Thay đổi thực đơn liên tục, cách chế biến khác nhau

– Ăn nhạt, không ăn thức ăn khi quá nóng, để lâu

– Bổ sung trái cây tráng miệng sau bữa ăn, giúp mẹ ngon miệng, giảm được cân

– Sử dụng nguyên liệu tươi và nấu chín thực phẩm

Khi lên được thực đơn cho mẹ sau sinh giảm cân lại vừa lợi sữa, mẹ sẽ có tâm lý thoải mái vui vẻ hơn trong quá trình ở cữ chăm bé. Nguồn sữa mẹ là thực phẩm cực kỳ quan trọng với con yêu, vì thế mẹ phải ăn uống thật đảm bảo, ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển của bé yêu.

Muốn giảm cân, ngoài thực đơn cho mẹ sau sinh thì các mẹ có thể kết hợp với việc đi bơi, tập gym, yoga để lấy lại vóc dáng.

Lưu ý:

– Mẹ chỉ nên vận động mạnh, đi tập sau 1 tháng sinh con

– Không sử dụng bất cứ loại thuốc giảm cân nào trong thời gian cho con bú

– Không ăn kiêng, nhịn ăn

– Không cai sữa con quá sớm để giảm cân

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/thuc-don-cho-me-sau-sinh-an-gi-vua-loi-sua-nhung-khon…

Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Các Món Ăn Lợi Sữa Sau Khi Sinh Mà Chị Em Không Nên Bỏ Qua

Các món ăn lợi sữa sau khi sinh – món canh, món xào chế biến đơn giản

Từ các loại rau củ tốt cho sản phụ sau sinh mẹ có thể chế biến thành các món ăn lợi sữa chế biến đơn giản, dễ ăn như:

Canh rau ngót

Canh rau mồng tơi

Canh rau đay

Canh ngó sen

Canh rau thì là

Canh hoa chuối, hay nộm (gỏi) hoa chuối

Canh bí ngô

Rau khoai lang xào thịt lợn nạc

Món hầm – một trong các món ăn lợi sữa sau khi sinh được yêu thích

Nguyên liệu làm các món hầm sẽ cầu kỳ hơn, đồng thời hương vị sẽ ngon và hấp dẫn hơn. Trong quá trình nuôi con bú mẹ không thể bỏ qua các món ăn giúp lợi sữa, nhiều sữa, tốt sữa được hầm chín nhừ ngon tuyệt sau:

Thịt dê là thực phẩm cung cấp tốt về chất đạm, ít chất béo hơn thịt bò và ít caroin hơn thịt gà. Thịt dê cũng là một nguồn cung cấp chất sắt dưới dạng Hem nên rất dễ hấp thu cho nhưng người thiếu máu, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh.

Thịt dê hâm đương quy món ăn lợi sữa cho mẹ sau sinh.

Nguyên liệu: 100 gram đương quy; 200 gram thịt dê làm sạch, thái miếng vừa ăn; 5 lát gừng tươi; 3 nhánh hành hoa.

Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi, thêm nước xâm xấp và ninh nhỏ lửa cho tới khi thịt dê chín nhừ thì bắt đầu nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Mỗi ngày mẹ nên ăn món này 4-5 lần, kết hợp uống nước hầm rất tốt cho những sản phụ sau sinh mất máu, suy kiệt, kém ăn, cơ thể gầy yếu, ít sữa. Tuy nhiên, lưu ý với mẹ táo bón không nên dùng.

2. Các món hầm từ đu đủ xanh

Từ xa xưa, Đu đủ là loại quả rất tốt cho sản phụ bởi tác dụng lợi sữa, bồi bổ cơ thể. Trong đu đủ xanh chứa vitamin A, B, C và E, ngoài ra còn có các enzym và khoáng chất giúp mẹ dễ tiêu hóa. Tuy nhiên đây là loại thực phẩm các mẹ bầu không nên ăn đu đủ xanh vì có thể gây sảy thai rất nguy hiểm.

Sau sinh mẹ có thể chế biến nhiều món ăn lợi sữa từ trái đu đủ xanh.

Từ đủ đủ xanh mẹ có thể chế biến thành rất nhiều các loại thức ăn lợi sữa bổ dưỡng và rất dễ ăn như:

Đủ đủ luộc, hoặc nấu với xương: đây là món ăn vừa giúp mẹ lợi sữa, vừa giúp thông tia sữa. Canh móng giò đủ đủ xanh: giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe sau sinh, có tác dụng thông sữa mẹ, rất tốt cho những mẹ ít sữa hoặc sữa loãng.

Canh đu đủ nấu cùng cá chép (hoặc cá quả): ít ngấy hơn canh móng giò nấu đủ đủ, vừa ngon, vừa dễ ăn, vừa giúp mẹ nhiều sữa, nguồn sữa chất lượng.

3. Thịt bò hầm cà chua

Trong thịt bò còn có chứa vitamin B12, giàu chất đạm, bổ sung dưỡng chất giúp mẹ nhanh hồi phục sau sinh cũng như tác động đến cơ thể làm lợi sữa.

Có rất nhiều các món ăn từ thịt bò rất dễ chế biến, dễ ăn, có thể bổ sung vào thực đơn mẹ sau sinh như cháo thịt bò, thịt bò hầm rau củ quả…. Và ngon nhất phải kể đến món thịt bò hầm cà chua.

Món ăn lợi sữa thịt bò hầm cà chua cực ngon.

Nguyên liệu: 2 quả cà chua, 200gram thịt bò tươi, cà chua ngâm muối rửa sạch, bổ cau hầm với thịt bò thái miếng hình bao diêm, nêm gia vị đầy đủ. Món thịt bò hầm cà chua vừa giúp lợi sữa vừa bổ máu giúp cung cấp vitamin và khoáng chất giúp mẹ bồi bổ sức khỏe rất tốt.

4. Canh móng giò, thông thảo

Nguyên liệu: 1 chiếc chân giò heo làm sạch, 200 gram thông thảo, nêm gia vị cho vừa miệng rồi đem hầm nhừ. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn trong 4 – 6 ngày sẽ giúp mẹ có nguồn sữa nhiều hơn.

5. Canh cá diếc, thông thảo

Nguyên liệu: 1 con cá Diếc sống làm sạch, 3 gram thông thảo và thêm 5gram đương quy cho vào cùng 1 nồi ninh kĩ. Khi chín, vớt cá ra ăn kết hợp uống nước canh thông thảo đương quy vừa ngọt vừa mát sẽ giúp mẹ nhiều sữa hơn. Một ngày mẹ có thể ăn từ 5 đến 7 lần.

6. Canh rong biển – một trong các món ăn lợi sữa sau khi sinh

Rong biển là loại thực phẩm nổi tiếng ở xứ xở Kim Chi không chỉ bởi tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể mà nó còn mang lại nhiều lợi ích khác như như chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, chống táo bón, tốt cho da và tim mạch. Trong thành phần Rong biển có rất nhiều đạm, khoáng chất, các yếu tố vi lượng và vitamin, trong đó nổi bật là iốt, can-xi (với hàm lượng cao hơn trong sữa), vitamin A (cao gấp 10 lần trong bơ), vitamin B2 (gấp 7 lần trứng), vitamin C, E cao gấp nhiều lần trong rau quả. Sản phụ sau sinh nếu thường xuyên ăn canh rong biển sẽ giúp lợi sữa rất tốt, giảm mệt mỏi, nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Canh rong biển lợi sữa, bồi bồ sức khỏe sản phụ sau sinh.

Một số món ngon từ rong biển giúp mẹ lợi sữa, bồi bổ cơ thể sau sinh:

Canh rong biển nấu thịt bò

Canh rong biển hầm sườn non

Canh rong biển nấu thịt nạc

Rong biển nấu đậu hũ

Cơm cuộn rong biển…

7. Canh gà ác nấu hạt câu kỷ tử

Câu kỷ tử chứa nhiều betain có lợi cho hệ tiêu hóa, các vitamin B, C làm dịu căng thẳng thần kinh, canxi, sắt, photpho tốt cho xương khớp. Gà ác giàu protein, sắt, vitamin và các yếu tố vi lượng hơn gà thông thường.

Nguyên liệu:

1 con gà ác, 20 g hạt câu kỷ tử.

Gia vị: Gừng, muối, bột canh, hạt nêm.

Cách làm:

Hạt câu kỷ tử rửa qua với nước sôi, sau đó vớt ra để ráo nước.

Gà ác rửa sạch với nước muối, cho vào nồi ninh với nước dưới lửa nhỏ. Cho thêm các gia vị bột canh, hạt nêm và vài lát gừng. Khi nước sôi dùng thìa hớt bọt.

Ninh gà được 1 giờ thì cho hạt câu kỷ tử vào nấu thêm 10 phút, nêm nếm lại cho vừa miệng.

8. Canh xương bò hầm đậu đỏ

Xương bò rất giàu canxi, còn đậu đỏ giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa, đồng thời bổ sung sắt, vitamin B1, B6 tốt cho hệ thần kinh, giảm stress. Trong đậu đỏ nói riêng và các loại đậu nói chung còn chứa một loại chất hoạt động tương tự như estrogen, giúp tuyến vú phát triển sẵn sàng cho sự tiết sữa.

Vì vậy, canh xương bò hầm đậu đỏ là một trong những món ăn lợi sữa cho bà bầu rất điển hình.

Nguyên liệu:

500 g xương bò, 100 g đậu đỏ.

Gia vị: Rượu trắng/rượu vang, muối, bột canh, hạt tiêu, gừng, hạt nêm.

Cách làm:

Đậu đỏ vo qua cho sạch, ngâm nước khoảng 4 tiếng để khi nấu đậu sẽ mềm.

Xương bò luộc qua với nước muối, sau đó vớt ra rửa sạch, để ráo nước.

Cho xương bò vào ninh với nước dưới lửa nhỏ, nêm thêm các gia vị bột canh, hạt nêm, một chút tiêu, vài lát gừng và 2 thìa cà phê rượu trắng/rượu vang (gừng và rượu để khử mùi gây của xương bò). Chú ý hớt bọt để nước ninh xương được trong.

Ninh xương bò được 20 phút thì cho phần đậu đỏ đã ngâm vào, ninh tiếp đến khi đậu đỏ chín mềm, nêm nếm lại cho vừa miệng.

Các món cháo giúp nhiều sữa, lợi sữa, nhanh phục hồi sức khỏe sản phụ

Một số món cháo giúp nhiều sữa lợi sữa, mẹ càng ăn thì nguồn sữa càng tốt phải kể đến như:

1. Cháo vừng (mè) đen

Nguyên liệu: 30 gram vừng đen đem giã nhỏ, 50 gram gạo tẻ; nêm nếm gia vị theo khẩu vị sau đó đem ninh nhỏ lửa để nấu thành cháo. Món ăn này vừa giúp lợi sữa lại nhuận tràng, thích hợp cho sản phụ sau sinh máu xấu, ít sữa, táo bón.

Nấu cháo mè đen ăn mỗi ngày giúp lợi sữa và nhuận tràng.

Mè đen 30g, gạo tẻ 100g, gạo nếp 50g, thịt heo nạc 100g, dầu, gia vị vừa đủ. Xay nhỏ gạo và mè đen, thịt heo xay hoặc băm nhỏ, ướp đủ mắm muối rồi cho dầu vào xào chín. Cho gạo, mè đen đổ đủ nước vào nấu nhỏ lửa đến lúc cháo nhừ cho thịt băm đã xào vào khuấy, để cháo sôi lại là được. Ngày ăn 2-3 lần vào lúc bụng đói, cần ăn 3-5 ngày liền.

Thịt chó có tác dụng thông mạch, lợi sữa, tiêu viêm, và rất tốt cho những người cơ thể suy nhược, thận dương hư, chính khí suy yếu…

Nguyên liệu nấu gồm chân chó, gạo, thường được hầm chung với lá đinh lăng. Cả 3 thứ này cộng lại vừa có tác dụng bổ tì vị, chống hư tổn, thông mạch, lợi sữa vừa giúp giải độc, tiêu sưng viêm, tăng sức đề kháng, kích thích tử cung co bóp tống đẩy huyết hôi sau sinh.

Món cháo chân chó giúp lợi sữa, giúp mẹ nhanh hồi phục sau sinh.

Ngoài ra còn có một số loại cháo lợi sữa khác giúp hỗ trợ mẹ chữa mất sữa sau sinh, ít sữa, không đủ sữa cho con bú phải kể đến như: cháo khoai lang, cháo cà rốt, cháo lạc, cháo chuối sứ, cháo cật heo, cháo thịt nấu với rau chân vịt, cháo chim bồ câu, cháo nấu chân dê,….

Tăng cường cho trẻ bú: Cho bé bú đúng cách cũng như tăng cường bú sẽ giúp tăng tiết sữa mẹ cũng như gia tăng tình cảm giữa mẹ và con.

Nghỉ ngơi đầy đủ: Đủ giấc, đủ sâu, ngủ khoảng 10h/ngày.

Giữ tinh thần luôn vui vẻ, thỏa mái: Tránh căng thẳng, lo lắng, stress… bởi những tâm lý xấu ảnh hưởng không tốt đến việc tiết sữa và bài xuất sữa.

Sử dụng máy hút, vắt sữa đúng cách. Sau khi trẻ bú xong, mẹ có thể dùng máy hút sữa và sử dụng đúng cách, rút nốt sữa thừa hai bên hết ra. Tránh trường hợp mẹ không hút hết sữa, bé bú khó, lâu dần sẽ mất sữa. Chữa dứt điểm bệnh tuyến vú, hạn chế ảnh hưởng tới trẻ. Trường hợp mẹ bị bệnh về tuyến vú (viêm tuyến vú, áp xe vú, nứt cổ gà…) cần phải chữa dứt điểm. Nếu trong thời gian cho con bú mẹ bị bệnh cần phải sử dụng thuốc, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Chữa nhanh chứng Thủy Kiệt: Khi những triệu chứng này được cải thiện, cơ thể sẽ hấp thu tốt hơn, chuyển hóa năng lượng tốt hơn vì vậy, sữa cũng sẽ nhiều hơn.

Uống đủ nước: mỗi ngày 1-2 ly sữa và uống nhiều nước, nên uống nước ấm là tốt nhất

Sử dụng thảo dược tăng tiết sữa tự nhiên: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mẹ sử dụng chiết xuất từ rễ Shatavari (Thiên Môn Chùm) có nồng độ hooc môn tăng gấp 3,5 lần các mẹ không được sử dụng chiết xuất này. Cân nặng của những bé được bú mẹ sử dụng Shatavari tăng gấp 1,5 lần cân nặng của đứa trẻ khác.

Tổng Hợp Những Món Ngon Từ Giò Heo Giúp Mẹ Lợi Sữa Sau Sinh

Chuẩn bị: một quả đu đủ xanh 200g và một chân giò heo cũng 200g.

– Chân – Cho chângiò heo rửa sạch chặt miếng vừa ăn. – Đu đủ xanh gọt vỏ, bỏ hạt rửa sạch với nước muối pha loãng khoảng 15 phút cho sạch nhựa, sau đó cắt khúc khoảng 2cm. giò heo vào xoong, đổ khoảng 1 lít nước rồi đun ninh thịt chân giò cho nhừ, vớt bỏ bọt, cho nêm nước mắm vừa ăn. Sau khi nhừ thì cho đu đủ vào ninh tiếp tới khi đu đủ mềm nhừ là được, cho thêm hạt nêm, hành, rau thơm vào và ăn khi còn nóng sẽ ngon hơn. – Lưu ý không nên ăn quá mặn, chỉ nên nêm gia vị vừa ăn.

Chân giò heo hầm với quả sung:

Chuẩn bị: khoảng 10 quả sung to, và 200g chân giò heo.

– Chân – Sung rửa sạch, bỏ cuống, cắt làm đôi rồi ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 15 phút cho bớt chát. giò heo rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, cho chân giò heo vào nồi, đổ 1 lít nước vào và ninh nhừ, nhớ hớt bọt ra, cho thêm nước mắm vào cho vừa ăn, tới khi thịt chân giò heo mềm nhừ thì cho sung vào ninh tiếp tới khi sung mềm nhừ là được, sau đó cho nêm thêm hạt nêm, hành, rau thơm cho vừa vặn, ăn khi còn nóng sẽ ngon hơn. – Lưu ý không nên ăn quá mặn, chỉ cho nêm gia vị vừa ăn thôi.

– Chân – Cho 1 lít nước vào nồi, sau đó cho luôn cả lạc và chân – Luộc lạc qua với nước sôi cho ra bớt nước chát, sau đó vớt lạc ra. giò heo rửa sạch chặt miếng vừa ăn. giò heo vào ninh nhừ, cho nước mắm hạt nêm cho vừa ăn, tới khi cả hai món hầm nhừ rồi thì bắc ra, cho thêm hành, rau thơm vào ăn cùng, nên ăn nóng sẽ ngon hơn.

Bà Bầu Sau Sinh Mổ Nên Ăn Hoa Quả Gì

Sau sinh mổ nên ăn hoa quả gì có nhiều sữa, mau lành vết thương?

Sau sinh mổ nên ăn một số trái cây tốt cho quá trình lành sẹo, cung cấp vitamin C như chuối, hạch đào, long nhãn, táo ta, vải, mía, quýt, anh đào… Ăn gì nhiều sữa cho con bú mà không tăng cân chính là câu hỏi mà tất cả các bà mẹ sau khi sinh con đều quan tâm. Sữa mẹ là thức ăn dinh dưỡng và quan trọng nhất đối với trẻ sơ sinh.

Ngoài những món ngon đầy dinh dưỡng, các chuyên gia khuyến cáo mẹ sau sinh cũng nên tăng cường bổ sung trái cây vào thực đơn của mình, đặc biệt là những mẹ sinh mổ.

Không chỉ giúp mẹ phục hồi sau sinh mổ nhanh chóng, tăng sức đề kháng, chọn đúng loại trái cây để ăn còn giúp tăng lượng sữa cho con bú. Tuy nhiên, sau sinh mổ nên ăn trái cây gì mẹ đã biết chưa?

Một số các bà mẹ không được may mắn khi bị ít sữa, một số còn vị tắt sữa nhất là sau sinh mổ. Xung quanh chúng ta có rất là nhiều các thực phẩm tốt giúp cho mẹ nhiều sữa cho con bú mà hoàn toàn không tăng cân.

Bồi bổ đúng cách, không thừa không thiếu sẽ giúp cho nguồn sữa luôn dồi dào và chất lượng. Ngược lại nếu không đúng không những sữa không chất lượng mà mẹ rất dễ dàng tăng cân khi cho con bú.

Các nhóm vitamin trong trái cây cần cho phụ nữ sau sinh đẻ Phụ nữ sau sinh mổ nên ăn trái cây gì? 1. Trái cây giàu vitamin C. 2. Trái cây có nhiều chất sắt. 3. Trái cây giàu năng lượng. 4. Trái cây giúp mẹ nhiều sữa. Sau khi mổ nên ăn trái cây gì?

Sau khi sinh thì sản dịch trong cơ thể ra nhiều hơn, vì thế bạn nên ăn các thực phẩm có tác dụng co hồi tử cung để đẩy nhanh các chất dịch ứ đọng trong tử cung.

Để lựa chọn thực phẩm phù hợp, bạn nên ăn nhiều tô,, đặc biệt tôm hùm. Nên ăn nhiều cháo giò heo, uống đủ nước để có thể kích thích tuyến sữa phát triển, cung cấp đủ sữa cho bé.

1. Phụ nữ sau sinh nên ăn chuối 2. Cam quýt tốt cho bà bầu sau khi sinh mổ 3. Đu đủ tốt cho phụ nữ sinh mổ 4. Quýt tốt cho phụ nữ sau sinh 5. Quả na (Mãng cầu) Một vài lưu ý khi ăn trái cây, hoa quả sau sinh Lời khuyên về chế độ ăn uống sau sinh cho bà đẻ

Chế độ dinh dưỡng là cực kì quan trọng, đặc biệt là với bà mẹ mới sinh. Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã có thể dễ dàng trả lời câu hỏi sau sinh mổ nên ăn hoa quả gì rồi nhé.

Ngoài cách tăng cường bổ sung những loại trái cây sau đây vào thực đơn dinh dưỡng của mình, mẹ sau sinh cũng đừng quên uống nhiều nước và duy trì chế độ đa dạng, đầy đủ các nhóm chất nhé!

Xem nguyên bài viết tại : Bà bầu sau sinh mổ nên ăn hoa quả gì – trái cây gì tốt cho cơ thể

via #1 Mâm Cơm Việt – Mâm Cơm Gia Đình Việt Nam – Feed http://bit.ly/2lh9vi5

Top 7 Món Ăn Tốt Nhất Cho Mẹ Sau Sinh Bổ Dưỡng Và Nhiều Sữa

Chè hạt mè đen

Nguyên liệu: Cách chế biến:

Bước 1: Mè đen nhặt sạch sạn, cho lên chảo rang thơm, khi nào thấy vừng nổ tách tách đều tức là mè đã chín. Để mè nguội hẳn thì cho vào máy xay sinh tố say nhiễn, mịn. Bột gạo nếp cho lên chảo rang, để nhỏ lửa và đảo đều tay cho đến khi hạt gạo vàng thơm thì tắt bếp, để nguội rồi cũng mang xay hoặc giã. Với gạo nếp thì bạn có thể xay hết rồi bọc túi nilon cất đi dùng dần. Cho bột sắn dây vào 1 loại bát và hòa cho tan hoàn toàn.

Bước 2: Khi nấu bạn chỉ nên cho 1 thìa bột nếp, 1 thìa bột sắn dây, 2 thìa mè đen, 2 thìa đường và 1 bát tô nước. Cách nấu chè mè đen với bột sắn dây rất nở, do đó bạn bạn không nên cho nhiều, nếu không ăn hết sẽ gây lãng phí.

Mật ong trộn với nghệ vàng

Tinh bột nghệ vàng có tác dụng chống viêm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể đổng thời có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ đẩy lùi ung thư cho cơ thể. Ngoài ra, tinh bột nghệ vàngcòn có tác dụng làm đẹp sau sinh cho những mẹ, giúp bổ máu và tránh hậu sản. Mật ong giúp bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tinh bột nghệ trộn với mật ong có công dụng ngừa ung thư vú, giúp co bóp cổ tử cung, làm sạch khí huyết ứ và đau bụng sau sinh, kháng viêm, kháng nấm.Cách dùng: Uống thường xuyên 2 lần 1 ngày để có hiệu quả có lợi nhất. Ngoài ra, có thể dụng để đắp mặt nạ sẽ có làn da trắng hồng như da em bé.Củ nghệ và mật ong luôn có công dụng đặc biệt giúp chị em phụ nữ làm đẹp một phương pháp kỳ diệu, giúp giảm nếp nhăn, ngăn ngừa mụn, cho da dẻ trắng hồng.

Cháo gạo nếp, táo đỏ, mộc nhĩ

Nguyên liệu: Cách chế biến:

Bước 1: Sơ chế: Gạo vo sạch và ngâm nước khoảng 30 phút cho nở và mềm để nhanh chín. Dùng nước nóng ngâm mộc nhĩ cho nở ra, rồi rửa sạch, thái chỉ và cắt khúc nhỏ. Táo đỏ rửa sạch để ráo.

Bước 2: Chuẩn bị nồi nấu cháo cho lượng nước vừa đủ vào nồi, cho gạo nếp vào nấu. Khi nước sôi cho tiếp táo đỏ và mộc nhĩ vào nấu chung, nấu cho đến khi cháo nhừ cho thêm một thìa đường đỏ, nêm nếm vừa miệng bắc xuống và dùng.

Mẹ sau sinh nên dùng 2 bát một ngày, 1 tuần/lần để bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong sữa cho con bú. Ngoài ra, quý khách có thể cho thêm hạt sen vào cháo nếu thích.

Cháo gà hạt sen

Nguyên liệu:

Thịt gà: 200gr

Hạt sen: 100gr

Gạo tẻ thơm: 100gr

Gạo nếp: 30gr

Đậu xanh: 30gr

Cà rốt: 1 củ nhỏ

Hành lá, tía tô, hạt tiêu và nước mắm ngon, bột nêm, dầu ăn, hành tím

Cách chế biến:

Bước 1: Ngâm hạt sen và đậu xanh đã bỏ vỏ trong 2 tiếng cho nở. Gạo tẻ và gạo nếp trộn chung lại, vo sạch rồi ngâm khoảng 20 phút. Nếu bạn nấu cháo cho bé thì có thể giã cho gạo dập bớt. Gạo nếp nấu cùng trong cháo gà hạt sen sẽ khiếp món cháo thơm hơn rất nhiều. Thịt gà luộc chín, để nguội, xé nhỏ, giữ lại nồi nước luộc gà.

Bước 2: Bỏ gạo cùng đậu xanh và hạt sen vào nồi nước luộc gà. Đợi cháo sôi, bạn vặn nhỏ lửa, cho gia vị rồi nấu chừng 40 phút cho cháo chín nhuyễn

Bước 3: Phi hành tím cho vàng, thơm rồi trút vào nồi cháo đã nhuyễn, nêm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Bước 4: Múc cháo gà hạt sen ra tô, bỏ thịt gà rồi đến hành lá, hạt tiêu lên trên là có thể thưởng thức.

Bắp Bò hầm khoai tây

Nguyên liệu: Cách chế biến:

Bước 1: Thịt bò mua về rửa sạch, thái miếng hình vuông. Sau khi thái xong, ướp với gia vị rồi để 20 phút cho thấm.

Bước 2: Khoai tây, củ cải đỏ gọt vỏ rửa sạch, sau đó thái thành những miếng dày vừa ăn. Gừng gọt vỏ, băm nhuyễn còn hành tây thì bóc vỏ, bổ múi cau.

Bước 3: Bắc chảo lên bếp, cho ít dầu và tỏi vào phi cho thơm, tiếp đến cho thịt bò vào xào cho săn lại thì cho nước và cà chua vào ngập thịt. Sau đó, nêm nếm sơ cho nước dùng có chút gia vị, sau đó vặn lửa nhỏ lại chờ thịt bò mềm. Sau thời gian khoảng 30 phút thì bạn tiếp tục cho thêm củ cải đỏ, khoai tây vào, đến khi nồi súp sôi lại thì nêm lại cho vừa ăn và tiếp tục hầm cho đến khi thịt bò mềm.

Bước 4: Lúc này, thịt bò mềm cũng là lúc của cải đỏ và khoai tây cũng vừa mềm, cho hành tây và gừng vào, đợi nước sôi lại thì tắt bếp. Nếu thích ăn vị cay của gừng, bạn có thể cho gừng vào cùng lúc với cà chua.

Thịt bò rất có lợi cho bà đẻ do đó nên cho vào thực đơn hằng ngày để bổ sung năng lượng để hồi phục sức khỏe đồng thời có sữa cho con bú.

Canh rau Thì là thịt băm

Thì là là một trong những loại rau hàng đầu về lợi sữa, giúp sữa mẹ thơm mát và đặc, giúp bé khoẻ mạnh, cứng cáp hơn. Chính vì vậy, chúng ta bạn không nên bỏ qua loại rau này trong thực đơn của bà mẹ sau sinh, sau đây, xin hướng dẫn quý khách phương pháp chế biến món canh bổ dưỡng này.

Nguyên liệu:

Thì là: 2 bó (nhặt 1/2 phần cành)

Thịt nạc heo băm nhỏ: 300gr

Cách chế biến:

Bước 1: Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào nồi, sau đó cho thị nạc heo đã băm nhỏ vào và đảo đều tay, nêm gia vị cho đậm đà, đảo tới khi nào thịt săn lại thì cho 1 tô nước lớn vào nồi.

Bước 2: Đun lửa vừa tới khi sôi, cho toàn bộ phần rau thì là vào nồi, tới khi sôi lên, nêm thêm gia vị cho vừa miệng ăn.

Chỉ với 2 bước chế biến cực kì đơn giản, những bạn đã có món canh rau thì là thịt băm thanh thanh, ngọt mát mà không bị ngấy.

Móng giò hầm đu đủ

Móng giò: 1 dòng khoảng 600-800gr

Đu đủ xanh (Không nên chọn quả xanh, non quá mà bạn nên chọn những quả đu đủ xanh bắt đầu có dấu hiệu chín phần đầu cuống đu đủ là được)

Gia vị: đường, mắm, hạt nêm, muối

Hành tươi, rau mùi tàu, hành tím khô, rau thơm, cà chua

Cách chế biến:

Bước 1: Đu đủ xanh gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Cắt miếng xong bạn pha 1 chậu nước muối loãng khoảng 10%, cho đu đủ vào đó ngâm khoảng 10 phút thì vớt ra để ráo.

Bước 2: Móng giò làm sạch, chặt miếng to, trụng qua nước sôi cho bớt mùi hôi. Rồi cho vào nồi áp suất hầm cho đến khi chín nhừ. Trước khi đun cho 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa đường, 1/2 thìa mắm.

Bước 3: Khi móng giò chín nhừ thì cho đu đủ vào đun và nhớ canh để đu đủ chín vừa tới là tắt bếp. Nếu đun quá lâu đu đủ sẽ chín quá, nát không ngon.

Bước 4: Khi đu đủ chín, cho cà chua thái miếng cau vào cùng với hành lá, rau mùi tàu, nêm lại nước hầm cho vừa vặn là tắt bếp và múc ra bát và dùng khi còn nóng.

Có thể bạn thích:

Mã giảm giá Shopee Mới Nhất

Cập nhật thông tin chi tiết về Sau Sinh, Ăn Gì Để Lợi Sữa? trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!