Xu Hướng 3/2023 # Thức Ăn Dặm Cho Bé 4 Tháng Tuổi # Top 9 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thức Ăn Dặm Cho Bé 4 Tháng Tuổi # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Thức Ăn Dặm Cho Bé 4 Tháng Tuổi được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

4 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để bắt đầu cho bé tập làm quen với nguồn thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, lúc này hệ tiêu hóa của bé còn hết sức non nớt, các mẹ cần lưu ý thức ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi với số lượng ít, bột ở dạng lỏng và loãng.

1.Những điều cần lưu ý khi cho bé 4 tháng tuổi ăn dặm

Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ thường xuyên

4 tháng tuổi là giai đoạn mà sữa mẹ vẫn giữ vai trò cung cấp dinh dưỡng chủ đạo. Song song với việc cho bé làm quen với thức ăn dặm, bạn cần lưu ý cho bé bú thường xuyên. Do bé đã quen với việc “món ăn” gần gũi này từ khi mới sinh nên bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức kết hợp với ăn dặm đúng cách là công thức chăm sóc con hoàn hảo nhất.

Khi bé đã sẵn sàng tập ăn dặm, bạn có thể cho bé nhấp 1-2 thìa súp từ ngũ cốc pha với sữa mẹ.

Nên cho bé ăn dặm những lần đầu tiên bằng thìa mềm ( thìa cao su) và khi bé nhấm nháp hết 2 thìa súp ngũ cốc thì tiếp tục cho bé bú mẹ. Lúc đầu, bé có thể sẽ ăn rất ít. Đừng nôn nóng, thời kỳ này bé đang học những kỹ năng mới, hãy kiên nhẫn cho bé ăn từng chút một.

Sữa

Sữa vẫn là thực phẩm quen thuộc với bé từ khi sinh ra. Đây chính là nền tảng giúp bé hình thành thói quen ăn uống về sau này. Việc tạo cho bé niềm vui thích và hứng thú khi làm quen với những hương vị đầu tiên rất quan trọng. Lượng sữa phù hợp cho trẻ 4 tháng tuổi là khoảng 1200ml. Mỗi lần cho bé bú từ 150ml-180ml sữa,ngày bú 6-7 lần. Sau khi bú, bé chỉ cần uống thêm vài muỗng nước tráng miệng, không nên cho bé uống nhiều sẽ khiến bé lười bú.

Kết hợp sữa mẹ với những thực phẩm khác

Giai đoạn này, sữa mẹ đóng vai trò là phương tiện giúp bé làm quen với thức ăn dặm hiệu quả nhất.

Trước tiên, mỗi ngày bạn chỉ nên cho bé ăn những thìa nhỏ từ món hầm nhừ và loãng. Sau đó, có thể tăng dần lên từ 10ml đến 15ml/ 2 thìa hoặc 3 thìa. Dần dần tập cho bé ăn 2 hoặc 3 bữa mỗi ngày.

Bột pha sữa mẹ hoặc sữa bột.

Bột ăn dặm vị ngọt từ trái cây vị dịu.

Súp rau có vị dịu: khoai tây nghiền, cà rốt…

Những thức ăn chưa nên cho bé 4 tháng tuổi thử ăn dặm

Món ăn chứa nhiều gia vị

Bột mặn: chứa thịt, cá, tôm, trứng…

Sữa bò tươi

Các loại hạt

Mật ong

Thức ăn có mỡ

Các loại quả có vị chua

3.Cách chế biến thức ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi

Bột sữa: hòa 1-3 thìa cà phê với nước đun sôi để nguội hoặc sữa mẹ. Lưu ý kiểm tra lại nhiệt độ nước khi cho bé ăn.

Rau quả hầm nhừ: gọt vỏ rau củ ( khoai tây, cà rốt, củ cải..). Sau đó thái hạt lựu, hấp cách thủy 10 phút cho mềm, nghiền nhuyễn qua rây. Tiếp tục trộn với một ít sữa mẹ hoặc sữa bột pha loãng. Cho bé ăn ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh 24h.

Bên cạnh đó, thực phẩm dinh dưỡng dành riêng cho trẻ nhỏ cùng là sự lựa chọn hợp lý nhằm hỗ trợ quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của bé.

Mỹ Linh Nguồn ảnh: Internet

Học Mẹ Nhật Phương Pháp Ăn Dặm Cho Bé 4 Tháng Tuổi

Giai đoạn bé chuẩn bị bước vào thời điểm ăn dặm luôn là nỗi lo lắng của không ít bà mẹ. Đặc biệt với bé vừa chạm mốc 4 tháng tuổi có rất nhiều điều cần lưu ý khi cho bé ăn dặm trong độ tuổi này. Vậy ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4 tháng thực hiện như thế nào? Bé được ăn gì và chưa được ăn gì? Những lưu ý khi mẹ cho bé ăn dặm kiểu Nhật để con ăn ngoan, hấp thụ tốt.

1. Có nên cho bé 4 tháng ăn dặm kiểu Nhật?

Hầu hết các bé khi bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi đều đã sẵn sàng cho hành trình ăn dặm. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, nên cho con ăn dặm khi con được từ 6 tháng tuổi hoặc con đã sẵn sàng. Tuy nhiên có 1 số trường hợp, bé có dấu hiệu ăn dặm sớm từ giai đoạn đầu tháng thứ 4 với các biểu hiện như tần suất ty mẹ nhiều hơn, bé hay nhìn theo miệng người lớn khi nhai và đặc biệt là khi đưa thìa thức ăn lại gần, bé đã biết đẩy hàm dưới để đón nhận thức ăn.

Với độ tuổi 4 tháng tuổi, nếu con sẵn sàng ăn dặm, mẹ hoàn toàn có thể cho con tập làm quen với thức ăn. Điều này không sao cả. Đây được coi là chế độ ăn dặm sớm cho bé. Chỉ cần mẹ tuân thủ các nguyên tắc trong ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ hoàn toàn ổn.

2. Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4 tháng tuổi, bé được ăn gì và không được ăn gì?

Trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4 tháng, mẹ luôn cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm sau:

– Nhóm tinh bột: có trong các loại ngũ cốc: gạo, mỳ. ngô, khoai, …

– Chất đạm: có nhiều trong động vật như thịt lợn, thịt bò, trứng, cá, đậu và các loại thực vật như nấm, các loại cây họ đậu

– Vitamin, khoáng chất, chất xơ: có nhiều trong các loại rau lá xanh, bí đỏ, cà rốt, khoai tây, trái cây, …

– Chất béo: các loại dầu động vật, thực vật

– Phomai: đây là loại thực phẩm được các mẹ cho bé dùng khá nhiều trong thời gian ăn dặm. Tuy nhiên mẹ lưu ý, với mỗi loại phomai đều có độ tuổi sử dụng riêng. Hầu hết là dành cho trẻ từ 8 tháng tuổi trở đi. Vậy nên nếu bé nhà mẹ vẫn đang trong giai đoạn 4 tháng tuổi thì đừng vội cho bé ăn phomai.

– Gia vị ăn dặm: có thể kể đến muối, đường là 2 gia vị ăn dặm phổ biến các mẹ thường dùng trong nấu ăn. Tuy nhiên với bé thì mẹ không nên nêm gia vị cho giai đoạn này. Ngoài dầu ăn dặm, mẹ không nên thêm bất kỳ gia vị gì khác cho bé.

3. Gợi ý 1 số món ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4 tháng tuổi

Tuần 1: Với tuần này là tuần đầu tiên bé làm quen với thức ăn, mẹ nên cho bé ăn cháo lỏng với tỉ lệ gạo : nước 1 : 10. Mẹ cho bé bắt đầu từ 5ml rồi tăng dần lên 10ml để dạ dày của bé thích nghi

Cháo cà rốt

Chuẩn bị 2 muống cháo trắng tỉ lệ 1 : 10, cà rốt bỏ vỏ, rửa sạch rồi hấp chín, xay nhuyễn rồi lọc qua rây. Đem trộn cà rốt xay vào cháo trắng là mẹ đã có món cháo cà rốt cho bé thưởng thức rồi.

Ngoài cà rốt, mẹ có thể thay thế bằng bí đỏ, cà chua để đổi vị cho bé.

Tuần 3: Tuần này không thay đổi về thực đơn, mẹ chỉ nên tăng lượng thức ăn của bé, cháo trắng lên 30 – 40ml/ngày, rau củ xay nhuyễn 10ml/ngày. Tuy nhiên mẹ vẫn giữ số lượng ăn trong ngày của bé chỉ 1 bữa.

Tuần 4: Đây là tuần mẹ có thể thêm các loại thực phẩm nguồn gốc động vật như trứng, thịt hoặc cá đồng thời tăng số bữa ăn của bé lên 2 bữa/ngày.

Cháo bí đỏ sữa

Lấy 20gr bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi cho vào nồi cho đến khi bí đỏ chín mềm. Tắt bếp rồi mang hỗn hợp đi nghiền nhuyễn, lọc qua rây. Trộn hỗn hợp với cháo trắng là được món cháo bí đỏ sữa cho bé.

Táo nghiền

Lấy ¼ trái táo rửa sạch, gọt vỏ rồi bọc túi nilon. Đem quay trong lò vi sóng khoảng 1 phút 30s. Nghiền nhuyễn rồi rây qua lọc. Sau đó cho bé dùng khi còn ấm

Đậu hũ trộn nước cam

Đem 20ml đậu hũ luộc sơ rồi nghiền nhuyễn trộn với nước cam được pha tỉ lệ 1 : 5. Vậy là đã có món đậu hũ trộn nước cam cực dễ ăn cho bé.

4. Lưu ý khi mẹ cho bé ăn dặm kiểu Nhật lúc 4 tháng tuổi

– Ăn dặm chỉ là bữa ăn thêm nên mẹ vẫn duy trì lượng sữa mẹ hoặc sữa bột của bé trong ngày

– Chế biến riêng từng loại thực phẩm và cho bé ăn riêng để biết bé thích thực phẩm gì hoặc dị ứng với thực phẩm gì (nếu có)

– Không nêm gia vị vào thực phẩm ăn dặm của bé

– Nên cho bé ăn trong 1 khung giờ nhất định và đừng kéo dài bữa ăn quá 30 phút.

– Đối với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, các nguồn thực phẩm tự nhiên luôn được ưu tiên sử dụng, thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn sẽ không dùng hoặc hạn chế sử dụng.

Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 4 Tháng Tuổi Đơn Giản, Dễ Làm Cho Mẹ

Giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm là từ 4 – 6 tháng tuổi. Các chuyên gia khuyên mẹ nên cho bé ăn dặm khi bé 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, có bé phát triển sớm hơn thì 4 tháng bé đã có thể ăn dặm. Mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm sớm khi bé có các dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm.

Trẻ dưới 1 tuổi, sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho bé mà không loại thực phẩm nào có thể sánh bằng. Việc tập cho bé ăn dặm là giúp bé làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ đồng thời cung cấp thêm các nguồn dưỡng chất cần thiết khác cho bé.

Một số nguyên tắc khi cho bé tập ăn dặm

Cũng giống như các bé 5 tháng, 6 tháng tuổi tập ăn dặm. Đây đều là giai đoạn bé tập ăn dặm và mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

Điều đầu tiên, hãy luôn đảm bảo cho bé bú mẹ hay uống sữa công thức đầy đủ trong giai đoạn này.

Hãy cho bé ăn các loại thức ăn từ loãng tới đặc dần, các thức ăn mềm, bé dễ tiêu để bé có đủ thời gian làm quen với thức ăn. Hạn chế các loại thực phẩm có độ thô, nguyên hạt…

Các bé biếng ăn, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn.

Hãy lên thực đơn ăn dặm một cách chi tiết nhất.

Việc đa dạng các loại thực phẩm, đa dạng thực đơn ăn dặm, thay đổi các loại thực phẩm theo bữa hay ngày sẽ giúp kích thích vị giác phát triển

Cung cấp thêm cho bé ăn kém, biếng ăn, chậm tăng cân các loại thực phẩm giàu năng lượng, giàu đạm như sữa mẹ, sữa công thức, trứng, thịt, cá…

Bổ sung thêm các loại vitamin, chất xơ từ các loại rau, củ cho bé một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Tổng hợp danh sách 9 thực đơn ăn dặm kiểu Nhật phổ biến và tốt nhất cho bé hiện nay…

Nguyên tắc về thực đơn ăn dặm của bé

Với các bé tập ăn dặm, số lượng bữa ăn dặm của bé sẽ phụ thuộc vào thể trạng của bé, phương pháp ăn dặm mà mẹ chọn cho bé. Đồng thời mẹ cần cho bé bú mẹ hay uống sữa công thức đầy đủ. Mẹ có thể cho bé bú 3-4 lần/ngày kết hợp với 1 -2 bữa cháo bột/ngày và sau đó có thể tăng dần số bữa khi bé được gần 1 tuổi.

Mặc dù mẹ có cho bé ăn dặm mấy bữa một ngày đi chăng nữa thì mẹ vẫn phải đảm bảo trong thực đơn ăn dặm của bé có chứa đầy đủ các nhóm dưỡng chất sau:

– Nhóm đường bột: Mẹ có thể chọn gạo tẻ. Không nên chọn gạo nếp hay các loại hạt khiến bé khó ăn và khó tiêu hóa.

– Nhóm chất đạm: Thực phẩm gợi ý cho mẹ là thịt nạc, lòng đỏ trứng gà. Ngoài ra, khi bé được 7 tháng tuổi mẹ có thể bổ sung thêm cho bé các loại tôm, cua hay thịt bò…Mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi . Chắc chắn những kiến thức này sẽ là không thừa đối với các mẹ.

– Nhóm chất béo: Mẹ có thể dùng cả dầu thực vật và dầu động vật cho bé như đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi. Giúp cung cấp cho bé nhiều năng lượng, hỗ trợ phát triển não bộ, giúp quá trình hấp thu vitamin được tốt hơn. Bé dễ nuốt hơn.

– Nhóm vitamin và chất xơ: Có nhiều trong các loại rau, củ, quả tươi rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Không nên cho bé ăn nhiều bởi giá trị năng lượng từ nhóm thực phẩm này là không cao. Các mẹ mới ăn dặm nên bắt đầu với một lượng nhỏ bằng 1 thìa 5 ml.

Thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi tham khảo cho các mẹ

1. Các loại nước ép

1.1 Nước ép cam, quýt tươi

– Nguyên liệu chuẩn bị:

Cam, quýt tươi

Đường trắng và nước ấm với lượng vừa đủ

– Cách chế biến: Quả cam, quýt đem rửa sạch, chia nửa và cho vào máy ép lấy nước. Tiếp đó cho thêm chút nước ấm và đường để khuấy đều.

1.2 Nước ép cà chua

– Nguyên liệu chuẩn bị:

Quả cà chua tươi

Nước ấm và đường trắng

– Cách chế biến: Cà chua rửa sạch, đem trần qua với nước sôi để giảm độ hăng rồi bóc vỏ, bỏ hạt và ép lấy nước. Tiếp đó cho đường trắng và nước vào rồi khuấy đều.

2. Các loại bột

2.1 Bột rau củ

– Nguyên liệu chuẩn bị:

50 – 100 gr rau củ như bí đỏ, cà rốt, bông cải…tươi

– Cách nấu món bột bí đỏ:

Bí đỏ đem luộc chín, rớt ra và đem tán nhuyễn

Cho nước vào bột rồi nấu chín.

Tiếp đó cho bí đỏ vào, khuấy đều ở ngọn lửa nhỏ.

Cho thêm một chút dầu ăn và đợi bột bớt nóng là có thể cho bé ăn.

2.2 Bột trứng cà rốt

– Nguyên liệu chuẩn bị:

10gr bột gạo

1/2 lòng đỏ trứng gà (khoảng 15 gr)

20gr cà rốt

5gr dầu thực vật

200 ml nước

– Cách nấu:

Cà rốt rửa sạch đen nấu chín và xay nhuyễn.

Lòng đỏ trứng gà đánh đều

Cho 10gr bột vào nước và khuấy tan đều rồi cho trứng, đường và phần nước còn lại vào và đun ở ngọn nhỏ lửa. Khuấy đều tan tới khi bột chín và cho bột ra bát ăn dặm. Mẹ có thể cho thêm một thìa cà phê dầu và trộn đều để bé dễ ăn hơn.

2.3 Bột gạo heo và bông cải xanh

– Nguyên liệu chuẩn bị:

10gr bột gạo

20gr gan heo

20gr bông cải xanh

200ml nước

Cách nấu:

Bông cải xanh đã được rửa sạch đem thái nhỏ, băm hay xay nhuyễn.

Gan heo xay nhuyễn và đem khuấy đều với 30ml nước lạnh.

Bột gạo đem hòa tan với một chút nước

Gan được nấu chín cùng với phần nước còn lại, đem bông cải xanh đã được xay nhuyễn cùng với bột gạo đã được hòa tan vào khuấy đều tới khi bột chín.

Cho bột ra bát ăn dặm, mẹ có thể cho thêm một thìa cà phê dầu ăn và trộn đều.

Độ tuổi bắt đầu tập ăn dặm thường sẽ là 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bé tạp ăn dặm sớm hơn khi mà bé mới được 4 hay 5 tháng tuổi. Khi bé tập ăn dặm, mẹ hãy luôn ghi nhớ rằng, ăn dặm sẽ chỉ là các bữa phụ. Để bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện, mẹ cần kết hợp cho bé bú mẹ hay sữa công thức với thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi. Bé được bú mẹ càng lâu sẽ càng phát triển khỏe mạnh, an toàn hơn.

Các Món Ăn Dặm Cho Bé 4 Tháng

Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng ăn dặm cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và thích nghi với cuộc sống, đặc biệt là bé vừa mới bắt đầu ăn dặm. Chính vì vậy, mẹ nên tìm hiểu một số kiến thức về ăn dặm và thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng để giúp bé phát triển khỏe mạnh

Vai trò của ăn dặm đối với sự phát triển của trẻ

Các nhà nghiên cứu về nhi khoa cho rằng: thời điểm tối ưu để cho trẻ ăn dặm là lúc 4 tháng tuổi, khi chức năng tiêu hóa của ruột và khả năng của thận đã khá hoàn thiện, sẵn sàng cho việc ăn uống ngoài sữa. Mặt khác, nhu cầu dinh dưỡng trong ăn dặm cho bé 4 tháng bao gồm các chất khoáng như: sắt, kẽm bắt đầu có thể bị thiếu hụt từ khoảng 4 tháng tuổi. Vì vậy, khi bé tròn 4 tháng tuổi, mẹ cần theo dõi sự tăng cân của bé sát sao hơn.

Bình thường đến thời điểm 4 tháng, bé sẽ tăng khoảng 150g – 200g mỗi tuần. Nếu thấy bé có khuynh hướng hơi chậm phát triển thì có thể tập cho ăn dặm ngay. Nhưng nếu chỉ với sữa mẹ mà bé vẫn tăng nhanh chứng tỏ sữa mẹ vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ, có thể dời thời điểm cho ăn lại đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6.

Lúc này, nếu bạn thấy trẻ hay nhìn miệng mọi người khi ăn uống, đòi thức ăn, miệng chép chép theo thì có thể thử cho bé uống chút nước súp, nước cháo hoặc nước trái cây,… Đây chính là thời điểm bạn cần cho bé tập ăn dặm, nhằm đảm bảo cho bé tiếp tục tăng trưởng và phát triển bình thường.

Mặt khác, tập cho trẻ ăn lúc này là một cách giúp bé hòa nhập vào gia đình và cách ăn uống của gia đình. Bé sẽ bắt đầu mọc răng vào khoảng 6 – 8 tháng tuổi nên có nhu cầu nhai để có thói quen ăn uống tốt sau này. Khi trẻ bú mẹ đã làm quen với hương vị các loại thức ăn qua sữa mẹ nên dễ dàng trong việc tiếp nhận các thức ăn này ở tuổi ăn dặm.

Một điều cần lưu ý là nếu từ 4 – 6 tháng tuổi chúng ta không tập cho trẻ ăn dặm thì khi trẻ từ 7 – 8 tháng tuổi trỏ đi sẽ khó khăn trong việc tập ăn dặm, do đã quá quen với việc bú sữa. Bé sẽ khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đặc khác sữa, không quen với cách ăn từ muỗng, từ thìa…hoặc dễ gây ra các hiện tượng ăn uống thiên lệch, không ăn được nhiều loại thức ăn,… ảnh hưởng lâu dài đến tình trạng dinh dưỡng sau này. Vì vậy cần phải nhận biết sớm dấu hiệu trẻ có nhu cầu ăn dặm để kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho bé yêu của bạn.

Các giai đoạn cho bé ăn dặm

Thời kỳ ăn dặm của bé chia thành 3 giai đoạn:

Thời kỳ ăn dặm cho bé 4 tháng từ được xem là cột mốc đầu tiên, mẹ đã có thể cho bé nhấm nháp một chút bột được rồi. Trong giai đoạn này nên mua bột dinh dưỡng đóng hộp của các hãng có uy tín. Vì bé chưa ăn được nhiều nên bạn không cần mất công nấu nướng. Vả lại, bột dinh dưỡng có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ.

Khi bé được khoảng 7 tháng tuổi trở lên và đã ăn được kha khá, bạn có thể nấu cháo cho bé ăn. Không nên chỉ hầm xương lấy nước, vì nước ngọt của xương hoàn toàn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, mà bé cần ăn cả xác thịt, cá, rau củ. Nên hầm riêng một nồi cháo nhừ. Mỗi bữa ăn của bé, bạn múc cháo ra và cho thịt, cá, rau củ vào nấu chín từng bữa, thêm dầu ăn cho bé ăn. Khi nấu cho bé, bạn nên nêm thật nhạt. Nếu không có mắm muối mà bé vẫn ăn ngon thì càng tốt.

Lúc đầu dùng rây thưa tán cháo. Sau đó, chỉ cần băm nhuyễn thịt, cá và rau củ là được. Bạn nên tập dần cho bé quen từ thức ăn nhuyễn đến hạt lợn cợn và cuối cùng là cho ăn cơm.

Khi có đủ răng (20 cái), bé mới có thể nhai cơm thật kỹ. Bạn nên nấu cơm mềm và dằm nát cho trẻ ăn. Tập cho trẻ ăn các loại rau, củ bằng cách nấu canh rau đay, canh mồng tơi, canh bí đỏ, canh súp (nấu với cà rốt, khoai tây, súp lơ, su hào). Nên cắt ngắn rau cho bé dễ nhai, không bị hóc cọng rau.

Thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng

Thức uống cho bé 4 tháng

+ Nước dưa hấu

Nguyên liệu:

Ruột dưa hấu 100g

Đường trắng 10g Cách làm:

– Cho ruột dưa hấu vào bát, dùng thìa dầm nát, lọc lấy nước. Cho thêm chút đường trắng vào, khuấy đều là được.

Nguyên liệu:

Cam (quýt) tươi

Đường trắng, nước ấm vừa đủ.

Cách làm:

Rửa sạch cam, quýt, bổ thành hai nửa, cho vào máy xay sinh tố ép lấy nước, cho thêm chút nước ấm và đường trắng khuấy đều.

Nguyên liệu:

Cà chua tươi

Đường trắng và nước ấm vừa đủ.

Cách làm:

Rửa sạch cà chua, chần qua nước sôi rồi bóc vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước. Cho đường trắng vào, khuấy đều với nước ấm là được.

Bột ăn dặm cho bé 4 tháng

Nguyên liệu:

Bột gạo: 10g (2 muỗng canh)

Trứng gà: 15g (1 /2 lòng đỏ)

Cà rốt: 30g (3 muỗng canh)

Đường: 2g (1 /2 muỗng cà phê)

Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)

Nước: 200ml (lưng 1 chén nước)

Cách làm:

– Cà rốt nấu chín tán nhuyễn. Trứng gà đánh đều lòng đỏ.

– Cho 10g bột gạo vào ít nước quấy tan đều, thêm vào phần nước còn lại cùng với trứng, cà rốt, đường. Bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi bột chín, cho ra chén thêm vào một muỗng cà phê dầu ăn dành riêng cho trẻ em, trộn đều là được.

Nguyên liệu:

Bột gạo: 10g (2 muỗng canh)

Đậu phụ trắng: 30g (3 muỗng canh)

Bí xanh: 30g (3 muỗng canh)

Đường: 2g (1 /2 muỗng cà phê)

Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)

Nước: 200ml (lưng 1 chén nước)

Cách làm:

– Bí xanh nấu chín tán nhuyễn. Đậu phụ trắng tán nhuyễn.

– Hòa 10g bột gạo với chút nước, thêm vào hỗn hợp trên với phần nước còn lại, bí xanh, đậu phụ, đường, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều đến khi chín. Cho ra chén thêm vào 1 muỗng cà phê dầu trộn đều, nêm nước mắm ngon hoặc muối iốt vừa ăn. (Có thể thay thế bí xanh bằng rau dền, rau muống, rau mồng tơi…)

+ Bột trứng su su

Nguyên liệu:

Bột gạo: 10g (2 muỗng canh)

Trứng gà: 15g (lòng đỏ)

Su su: 30g (3 muỗng canh)

Đường: 2g (1 muỗng cà phê)

Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)

Nước 200ml (lưng 1 chén nước)

Cách làm:

– Su su nâu mềm tán nhuyễn.

– Lòng đỏ trứng gà đánh đều.

– Hòa tan bột với chút nước, cho thêm phần nước còn lại với trứng, su su, đường.

– Bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi bột chín, cho ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu trộn đều.

Tóm lại, chế biến các món ăn dặm cho bé 4 tháng là vấn đề vô cùng quan trọng, vì đây là thời điểm ban đầu bé vừa tập ăn dặm, hê tiêu hóa vẫn còn non nớt, chưa thể tiếp nhận các dinh dưỡng từ thực phẩm một cách tốt nhất. Chính vì vậy, mẹ nên tìm hiểu thêm thông tin dinh dưỡng để có thể áp dụng đúng đắn và khoa học nhất trong hành trình dưỡng bé.

Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết!

Cập nhật thông tin chi tiết về Thức Ăn Dặm Cho Bé 4 Tháng Tuổi trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!