Bạn đang xem bài viết Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Chi Tiết Cách Nấu Theo Từng Tháng Tuổi được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thế nào là ăn dặm kiểu Nhật?
Ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) là một phương pháp hiệu quả và khoa học được áp dụng cho các bé từ độ tuổi từ 5 tháng tới 18 tháng tuổi. ADKN được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Nhật Bản nghiên cứu và đúc kết mang lại sự phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ ngay từ những năm đầu đời. Cho bé ăn dặm theo phương pháp của Nhật thì sẽ không ăn bột, mà sẽ ăn từng loại thức ăn riêng biệt như tinh bột, rau củ quả, thịt cá…Tuy nhiên ứng mỗi một giai đoạn mẹ sẽ chế biến thức ăn cho bé phù hợp như nghiền nguyễn, thái nhỏ…Với cách ăn này bé sẽ cảm nhận được hương vị của từng loại đồ ăn, kỹ năng nhai nuốt cũng tốt hơn so với kiểu ăn dặm truyền thống ở nước ta.
Lúc nào cho bé ăn dặm kiểu Nhật?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng độ tuổi thích hợp nhất cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, với nhiều bé đã có những biểu hiện muốn ăn dặm sớm như: nhìn người lớn ăn cũng đòi ăn, bắt chước khẩu hình miệng nhai khi thấy người lớn ăn, ngậm thìa,…thì đòi hỏi người mẹ phải nắm bắt được tâm lý và nhu cầu của trẻ. Không nên cho trẻ ăn dặm sớm quá, trước 5 tháng và muộn quá, sau 6 tháng đều có những ảnh hưởng tiêu cực không tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Trước khi bắt đầu chính thức ăn dặm thì nên cho bé ăn gì?
Ngay từ khi bé đủ 4 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể cho bé tập ăn hoa quả hoặc sinh tố hoa quả với số lượng ít để bé làm quen. Hoa quả mẹ nên cho vào hấp chín rồi nghiền nhuyễn hoặc pha thêm sữa để loãng và bé dễ ăn hơn.
Sinh tố hoa quả mẹ có thể tự làm hoặc lựa chọn sinh tố hoa quả có sẵn như của Hipp. Mẹ cần lưu ý toàn bộ đều được hấp chín và nghiền mịn. Với trẻ từ 6 tháng trở lên mới có thể ăn hoa quả tươi trực tiếp được.
Một số loại hoa quả tốt cho bé ăn dặm như: táo, lê, kiwi, chuối, bơ, dâu tây…
Cho bé ăn mỗi ngày từ 5 -10ml nước ép cà rốt nhằm giúp bé ổn định đường ruột và sẵn sàng cho việc đón nhận các loại thực phẩm mới. Đây là một mẹo các mẹ truyền tai nhau nhằm giúp bé tránh khỏi những rối loạn đường ruột khi tiếp xúc thực phẩm mới ngoài sữa mẹ.
Những dụng cụ cần thiết để chế biến ăn dặm kiểu Nhật.
Với phương pháp ADKN các mẹ cần chuẩn bị những dụng cụ sau đây để có thể hoàn thiện các món ăn một cách chính xác và khoa học nhất:
Nồi áp suất được sử dụng để hầm nước dùng, mẹ có thể hầm nước dashi hay cháo đều rất tiện lợi lại tiết kiệm thời gian và giữ được chất dinh dưỡng trong rau củ
Nồi ủ hoặc bình thủy nhiệt với chức năng chính là để ủ cháo giúp giữ nhiệt cho thực phẩm. Với những mẹ không có nhiều thời gian có thể nấu cháo bằng nồi ủ hoặc bình thủy nhiệt qua bằng cách cho gạo vào và cắm điện để qua đêm là sáng mai đã có nồi cháo sánh nhừ.
Nồi áp suất dùng để đun nước hầm giúp mẹ tiết kiệm thời gian chế biến món ăn hơn.
Được là bộ bởi vì có đến tận mấy món đồ nhằm giúp các mẹ dễ dàng thực hiện sơ chế và chế biến thực phẩm. Một bộ đầy đủ gồm có các dụng cụ như: cối, chày, rây, dụng cụ vắt nước, bát ăn dặm, thìa… Với bộ dụng cụ này mẹ có thể thực hiện các công đoạn như mài thực phẩm (mài cà rốt, khoai tây,..) nghiền, giã, vắt, rây.
Bộ bát ăn dặm chia giai đoạn: dùng bộ ăn dặm toàn diện của Richell tuy đắt xíu nhưng mình thấy rất tiện lợi có bát ăn kèm nắp, thìa sil icon mềm và khay ăn cho bé tập xúc thìa và ăn bốc luôn. Nói chung trọng bộ cho cả giai đoạn ặn dặm đến ngoài 1 tuổi không cần sắm gì luôn
Cốc nấu cháo bạn chỉ cần mua ngoài nếu như không dùng bộ ăn dặm Richell trên, còn mua bộ kia thì có sẵn rồi không cần mua nữa. Cốc này giúp nấu được cả cơm nát cà cả cháo giúp giữ được chất dinh dưỡng trong gạo và tăng được độ thô cho bé. Đặc biệt là đáp ứng nhu cầu ăn ít của bé mà mẹ không cần lỉnh lỉnh cắm cả nồi cháo to
Bộ chế biến ăn dặm: dùng bộ này để rây, nghiền thức ăn cho bé, vừa giúp đồ ăn của bé ngon hơn là cho vào máy xay điện. Mình dùng bộ này nên không cần dùng máy xay nữa. Một vài thương hiệu nổi tiếng sản xuất dụng cụ ăn dặm kể đến là: Pigeon, Combi, Richell …
Khay và hộp trữ đông để trữ đồ ăn cho bé.
Bộ dụng cụ chế biến thực đơn ăn dặm kiểu Nhật Richell
Ghế ngồi là dụng cụ quan trọng không thể thiếu để áp dụng phương pháp ADKN. Bởi vì, theo kiểu này bắt buộc bé phải ngồi ăn 1 chỗ trong không gian yên tĩnh, không bị phân tán giúp bé tập trung ăn và cảm nhận vị giác.
Nếu từ 6 tháng bé chưa ngồi vững, mẹ có thể dùng gối để chèn xung quanh giúp bé vững hơn. Tuyệt đối không áp dụng ADKN với kiểu vừa bế vừa cho ăn.
ghế ăn dặm hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu và nhiều thương hiệu cạnh tranh. Tuy nhiên, mẹ hãy dựa vào khả năng tài chính để tìm mua loại ghế ăn dặm phù hợp nhất.
Phương pháp ADKN bắt buộc bé phải ngồi ăn trên ghế.
Cách nấu ăn dặm kiểu nhật như nào
Quá trình ăn dặm của bé có thể bắt đầu từ tháng thứ 5, tuy nhiên lượng ăn của bé mỗi thời điểm mỗi khác nên mẹ cần biết để điều chỉnh lượng thức ăn tránh mất thời gian và phí thực phẩm. Với phương pháp ADKN mẹ có thể áp dụng cách chế biến nhiều rồi trữ lạnh theo nguyên tắc sau:
Cháo gạo: Mẹ có thể nấu theo tỉ lệ phù hợp với độ tuổi như 1:10, 1:9..đem rây nhuyễn theo độ thô của bé rồi cho vào từng hộp nhỏ và bảo quản trong ngăn đá. Thời gian trữ lạnh có thể từ 4 -7 ngày.
Lưu ý: Sau khi rây mịn, cần chờ cháo nguội hẳn mới cho vào bảo quản để tránh nhiệt độ làm hỏng thực phẩm.
Khi nấu cháo cho bé theo từng tháng tuổi thì mẹ cần điều chỉnh lượng gạo tỉ lệ lượng nước sao cho phù hợp như sau:
Bé từ 5-6 tháng: theo tỉ lệ 1 gạo : 10 nước – cháo nấu xong phải được rây qua lưới cho mịn gần mới cho bé ăn
Bé từ 7-8 tháng: theo tỉ lệ :1 gạo : 7 nước, cho bé ăn cháo nguyên hạt
Bé từ 9-11 tháng: theo tỉ lệ 1 gạo : 5 nước – cháo nguyên hạt
Bé từ 12-15 tháng: 1 gạo : 2 nước – dạng cơm nát
Sau đó bé có thể ăn cơm như người lớn
Với nước Dashi ( nước từ các loại rau củ tươi, rong biển, cá bào,..) hay nước hầm từ xương (xương lợn, nước luộc gà) các mẹ cũng có thể cho vào ngăn đá để bảo quản và dùng dần. Đây là loại nước dùng tuyệt vời để cho vào cháo, thức ăn của bé mà các mẹ Nhật lựa chọn từ khi bé mới bắt đầu ăn dặm cho tới lớn.
Để có được nước dashi chuẩn Nhật các mẹ có 2 cách:
Các loại rau củ sau khi hấp, mẹ sẽ nghiền qua rây lọc, mẹ nào lười có thể cho vào máy xay. Nhưng thường chuẩn bị các loại rau củ các mẹ làm vào ngày cuối tuần đủ cho cả tuần. Mỗi loại làm 1 ít nên nghiền cũng không mất nhiều thời gian mà sau này con tăng được độ thô. Rau củ của con nghiền bằng bộ rây trong bộ chế biến sẽ ngon hơn là cho vào máy xay điện. Rau củ sau khi nghiền mẹ cho vào từng ô của khay đá có nắp( loại chuyên dụng để đựng thức ăn của bé mới ăn toàn ạ). Cho vào tủ đá cấp đông. Khi con ăn thì mẹ lấy từng viên giã đông và chế biến.
Cách nấu các loại thủy hải sản như cá, tôm, cua / Các loại thịt bò, gà, lợn:
Mẹ cần mua đúng loại thực phẩm sạch đảm bảo độ tươi ngon tuyệt đối. Sau khi mua về hãy rửa sạch và có thể khử sạch bằng máy ozon hoặc nước muối loãng. Sau đó, mẹ hãy xay hoặc bằm nhuyễn tới độ thô của bé rồi bảo quản theo lượng nhỏ từng bữa ăn.
Tới bữa ăn mẹ chỉ cần rã đông rồi rây qua một lượt nữa và quấy vào cháo cho bé là được.
Ăn dặm kiểu Nhật trải qua những giai đoạn nào?
Với phương pháp ADKN mẹ sẽ cho bé tập ăn theo bốn giai đoạn của từng lứa tuổi khác nhau.
Giai đoạn 1 : 5 đến 6 tháng tuổi – Giai đoạn đầu cho bé tập làm quen với thìa/ muỗng
Đây là giai đoạn đầu tiên của bé khi bắt đầu hành trình ăn dặm. Ở tuần đầu của giai đoạn này mẹ chỉ cho bé ăn cháo trắng với tỉ lệ 1:10 được nghiền nhuyễn và rây qua lưới.
Tới tuần thứ hai, mẹ có thể nêm thêm rau vào thức ăn của bé bằng cách nấu nước dùng và rau củ nghiền mịn. Một số loại rau tốt cho giai đoạn này là rau Bina.
Ở giai đoạn này, mẹ hãy tập cho bé làm quen với thức ăn mới ngoài sữa. Vì vậy lượng ăn của bé cũng phải đi từ ít đến nhiều: 2 ngày đầu tiên cho bé ăn 1 muỗng (15 ml), 3 ngày tiếp theo 2 muỗng (30 ml), 3 ngày tiếp theo 3 muỗng (45 ml) , 7 ngày tiếp theo 4 muỗng (60 ml) và sau đó tăng dần lên.
Giai đoạn 2 : 7 – 8 tháng tuổi – giai đoạn bé tập nhai
Ở giai đoạn này bé đã có thể dùng lưỡi để đẩy thức ăn, tuy chưa nhuần nhuyễn nhưng là những bước khởi đầu.
Mẹ hãy hấp các món rau củ chín mềm, có thể không cần nghiền thành bột nữa mà bé vẫn có thể ăn được.
Mẹ hãy làm phong phú thực đơn của bé để bé cảm nhận được nhiều hương vị rau củ quả mới nhằm kích thích bé ăn ngoan hơn. Mẹ đã có thể thêm thịt cá vào cho bé nhưng phải được bằm hoặc xay nhỏ phù hợp với độ thô còn non nớt của bé.
Giai đoạn này mẹ hãy cho bé ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ với tỉ lệ 1:7 (10 ml gạo + 70 ml nước).
Giai đoạn 3: từ 9 – 11 tháng tuổi – giai đoạn bé tập bốc
Giai đoạn này bé yêu nhà bạn đã có kỹ năng nhai thức ăn tốt, dù bé có hay chưa có răng. Mẹ chỉ cần nấu mềm thức ăn sao cho bé có thể sử dụng lợi để nhai được, độ mềm tương đương như chuối chín là được.
Với những bé khá lớn mẹ có thể tập cho bé ăn dặm chỉ huy với những thức ăn được hấp chín và cắt to khoảng 0.5cm, dài 2cm để bé tự lựa chọn và bốc ăn bằng tay.
Ở giai đoạn này bé sẽ ăn cháo nguyên hạt với tỉ lệ gạo nước là 1:5 (20 ml gạo + 100 ml nước).
Giai đoạn 4: bé từ 12 – 15 tháng tuổi – Giai đoạn bé tập ăn cơm
Giai đoạn từ 1 tuổi trở đi bé sẽ được ăn ba bữa chính như người lớn. Thức ăn của bé trong giai đoạn này được chế biến to hơn và cứng hơn phù hợp với độ thô của tuổi bé. Bước đầu mẹ có thể cho bé ăn cơm nhão, cơm nát, sau đó sẽ cứng dần lên thành cơm như người lớn. Bé sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu từ thức ăn và hạn chế việc uống sữa.
Thực phẩm cho giai đoạn này mẹ nên bổ sung đầy đủ và phong phú. Tuy đã đạt mức có thể nêm gia vị nhưng mẹ cần cân nhắc không nêm mặn như người lớn, tốt nhất nên sử dụng gia vị của trẻ nhỏ.
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 5 – 6 tháng chi tiết trong 30 ngày
Với bé 5 tháng tuổi thì mẹ cần áp dụng nguyên tắc sau đây để đảm bảo đúng và phù hợp với lứa tuổi của bé.
– Số lượng bữa ăn dặm: 1 bữa/ ngày
– Lượng sữa: bé sẽ được ăn tùy theo nhu cầu, giai đoạn này sữa vẫn được ưu tiên hơn ăn dặm
– Độ thô của cháo gạo: mẹ nấu theo tỷ lệ 1 gạo: 10 nước
– Bổ sung chất Đạm: 5-10 gr ( tương đương 25gr đậu phụ, 2/3 lòng đỏ trứng, cá thịt trắng ít béo
– Cháo : từ 5 gr – 30 gr (có thể thay đổi gạo, mì, bánh mỳ)
– Rau: từ 5-20 gr (cà rốt, quả bí đỏ, rau chân vịt, cà chua, bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo)
Mẹ hãy dùng nước Dashi để làm loãng cháo của trẻ và tuyệt đối chưa nêm gia vị vào.
Hôm nay bé bắt đầu ăn thêm một món nữa đó là rau củ. Cụ thể ngày ăn dặm thứ tư mẹ cho bé ăn cà rốt cắt mỏng, hấp, nghiền và rây nhuyễn bằng bộ chế biến. Mỗi món rau củ giới thiệu, mẹ có thể cho bé ăn 3 ngày liên tục để xem phản ứng của bé với món mới như bé có thích không, có dị ứng với món mới hay không(Rau củ cũng 1 thìa 5ml)
Ngày thứ 7,8,9 bé ăn dặm: Hôm nay bé sẽ tiếp tục ăn cháo trắng 1:10 thêm nước dashi.
Khoai lang hấp chín, nghiền nhuyễn, thêm nước làm loãng. Món mới nên bé cũng ăn liên tục 3 ngày để thử phản ứng của bé.
Ngày 10,11,12 Bé ăn dặm:
Sau khi giới thiệu mấy món cà rốt, khoai lang, bí đỏ, hôm nay mẹ cho bé ăn kết hợp 3 món: cháo trắng 1:10 thêm nước dashi, cà rốt nghiền nhuyễn thêm 1 giọt olive siêu nguyên chất, giới thiệu thêm món mới là lá rau mồng tới luộc mềm rây nhuyễn.
Cháo tỉ lệ 1:10 trộn rau chân vịt nghiền và rây nhuyễn. trộn thêm chút phomai dinh dưỡng không muối. Cháo thơm bùi rất là ngon.
Cà rốt đã trữ đông sẵn giã đông , thêm nước làm loãng và làm nóng cho bé ăn.
Hướng dẫn cách làm một số món tráng miệng hoặc bữa phụ cho bé nha:
Nước táo ép: Rất giàu vitamin, tăng sức đề kháng cho bé. Táo cắt lát mỏng, hấp chín mềm, sau đó nghiền nhuyễn, mẹ Cún dùng kéo nghiền đa năng trong bộ chế biến nên nghiền rất dễ. Bé mới tập ăn dặm thì mẹ pha tỉ lệ 1:5 tức là 1 nước cốt táo và 5 phần nước lọc cho bé uống nha. Nước táo có thể uống vào bữa phụ nha các mẹ.
Cháo nấu với nước táo ép tỉ lệ 1:10: nấu bằng cốc nấu cháo, cho thêm mốt chút xíu phomai dinh dưỡng ko muối, bổ sung canxi.
Cà chua tách vỏ, bỏ hạt, hấp và rây nhuyễn bằng rây trong bộ chế biến. Cà chua sẽ chua nên mẹ có thể cho thêm nước làm loãng để dễ ăn hơn. Món này mới giới thiệu nên mẹ vẫn cho bé ăn 3 ngày để thử phản ứng.
Cháo bánh mỳ sữa: bánh mỳ Nhật xé nhỏ, trộn cùng sữa dằm cho mềm nhuyễn và cho bé ăn. Cháo bánh mỳ sữa thơm ngon tự nhiên, bổ sung canxi và đổi bữa các bé rất thích.
Tráng miệng dưa lưới nghiền( cách làm như mẹ Cún đã hướng dẫn bên trên)
Cháo bắp cải, thêm 1 xíu phomai dinh dưỡng
Khoai tây trộn sữa( các mẹ có thể trộn sữa ct or sữa mẹ) đánh bông lên.
Cháo dashi bắp cải nghiền.
Trà lúa mạch tráng miệng
Ngày 29,30: Hôm nay là ngày cuối của tháng đầu tiên ăn dặm nên ngoài rau củ thì mẹ bổ sung thêm món đạm thực vật đó là đậu hũ hạnh nhân.
Cháo rau củ tổng hợp( mẹ có thể trộn tất cả các loại rau củ đã từng nấu), nấu với cháo, thêm nước dashi.
Đậu hũ moringa mở ra là bé ăn được luôn, hữu cơ, không biến đổi gen nên vừa an toàn lại vừa dinh dưỡng.
Vậy là hết tháng đầu ăn dặm toàn phải ăn rau củ rùi nhỉ, sang tháng mới bé sẽ được ăn thêm 1 số món đạm nha^^
Thực đơn và cách chế biến ăn dặm kiểu nhật cho bé từ 7 tháng – 8 tháng tuổi.
Cách nấu cháo ăn dặm kiểu nhật cho bé trong giai đoạn 2
Nếu như giai đoạn 1 là từ 5-6 tháng các bé đang ăn cháo tỉ lệ 1:10. Đến giai đoạn 2 này bé từ 7 đến 9 tháng thì mẹ bắt đầu để ý khả năng nhai nuốt để tăng độ thô của cháo, giúp bé tập phản xạ nhai. Tránh ăn nhuyễn quá lâu, làm mất khả năng nhai của bé.
Nhiều mẹ nghĩ ở giai đoạn này sẽ tăng độ thô của cháo từ 1:10-1:7 luôn nhưng các mẹ không nên tăng ngay mà hãy để bé thích nghi dần dần. Bằng cách nấu 1 nửa cháo tỉ lệ 1:10 và 1 nửa tỉ lệ 1:7 trộn vào sau khi bé quen thì sẽ chuyển hẳn qua cháo 1:7.
Cách bổ sung đạm khi ăn dặm kiểu nhật cho bé từ 7 – 8 tháng
Ở giai đoạn 1( 5-6 tháng) bé chỉ mới làm quen với rau củ và đạm thực vật từ đậu hũ non. Thì bắt đầu giai đoạn 2 bé sẽ được làm quen với các món bổ sung đạm mới đó là: Lòng đỏ trứng gà, Cá hồi, Cá thịt trắng, Lườn gà, Trứng cá tuyết, đạm thực vật từ bột đậu hữu cơ Nhật…
Cách chế biến trứng cho bé:
Cách chế biến rau khi ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 2:
Các loại rau vẫn chỉ lấy lá: hấp hoặc luộc mềm, giã nhuyễn bằng chày và cối có rãnh trong bộ chế biến. Thêm nước dashi làm loãng, mẹ có thể dùng bột làm sánh wakodo để rau sánh lại và bé sẽ dễ nuốt hơn ạ.
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé từ 7 tháng – 8 tháng tuổi.
Bé ăn dặm ngày 31( Bữa sáng) bắt đầu 2 bữa/ ngày. Bữa sáng mẹ có thể cho bé ăn vào lúc 10h sáng.
Cháo trắng nấu 1/2 tỉ lệ 1:10 và 1/2 tỉ lệ 1/7 trộn với nhau để tăng từ từ độ đặc của cháo cho bé. Dùng thìa và cối có rãnh trong bộ chế biến nghiền nhuyễn.
Bé ăn dặm ngày 31( bữa chiều): thời gian khuyến nghị là tầm 19h hàng ngày bé bắt đầu ăn bữa chiều.
Món 2 súp ngô rau củ ăn kèm cháo bột đậu Nhât. Hai loại này đảm bảo bé rất thích vì ngon lắm. Bột đậu giàu canxi, cho vào cháo bùi bùi thơm ngon. Còn súp ngô sánh mịn thơm ngon lắm a.
Gợi ý thực đơn cho bé ăn dặm kiểu nhật theo từng tháng
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng kiểu Nhật
Món cà rốt nghiền. Nguyên liệu:
Cà rốt nghiền : 2 thìa cà phê
Cháo trắng: 2 thìa cà phê
Cách thực hiện ( thời gian 2 phút)
Cháo trắng bạn đem nghiền nhuyễn rồi rây qua lưới cho thật mịn như hồ. Cà rốt cũng đem rây và cho lên trên cháo hoặc để riêng. Chỉ sau 2 phút bé yêu đã có bát cháo cà rốt để ăn.
Lưu ý: Mẹ nên dùng cà rốt tươi để luộc vừa tươi ngon vừa giữ được vitamin tốt hơn.
Cháo ngô ngọt (5 phút).
– Nguyên liệu:
Cháo trắng nghiền : 2 thìa cà phê,
Ngô ngọt luộc và nghiền mịn: 2 thìa cà phê
– Cách làm
Mẹ có thể nấu riêng hoặc chung cả ngô và cháo riêng. Sau khi tới độ chín mềm thì đem ra nghiền mịn rồi rây qua lưới để lọc hết bã ngô. Nếu bé không thích ăn trộn chung thì mẹ nấu riêng và nghiền riêng, khi ăn cho bé ăn một thìa cháo, một thìa nước ngô ngọt
Súp bánh mỳ sữa (5 phút).
– Nguyên liệu
Sữa mẹ hoặc sữa công thức pha: 60ml
Bánh mỳ gối: 1/4 lát
– Cách làm
Đem sữa pha theo đúng tỷ lệ và tiêu chuẩn. Bánh mỳ đem bỏ phần vỏ cứng rồi xé nhỏ và cho vào sữa. Đun lên bếp nhỏ lửa cho đến khi thấy sôi thì tắt bếp và đậy kín vung để bánh mỳ mềm. Sau vài phút là mẹ đã có ngay bát sup cho con rồi.
Cháo đậu cô ve (10 phút).
– Nguyên liệu
Cháo trắng: 2 thìa cà phê
Đậu cô ve: 2- 3 quả
– Cách làm-
Đậu cove đem rửa sạch và chần qua nước nóng để loại bỏ mùi tanh nồng của đậu tươi. Sau đó, đem luộc chín mềm rồi nghiền nhỏ.
Cháo trắng đem rây qua lưới cho mịn, cho đậu nghiền vào giữa bát cháo và thêm nước Dashi nếu đặc quá.
Cháo rau chân vịt – Nguyên liệu
Cháo trắng: 2 thìa cà phê;
Rau chân vịt nghiền: 2 -3 lá
– Cách làm:
Rau chân vịt sau khi mua về đem rửa sạch và luộc chín mềm. Sau đó, mẹ đem nghiền nhỏ rồi trộn với cháo trắng cho bé ăn.
Súp khoai tây sữa. – Nguyên liệu
Khoai tây: 1 miếng nhỏ = 1/8 củ
Sữa: 60ml
– Cách làm
Khoai tây sau khi mua về các mẹ gọt sạch vỏ, cắt nhỏ rồi hấp chín. Mẹ có thể nghiền nhỏ khoai tây sau khi hấp chín hoặc cho vào cùng với sữa đun cho chín mềm rồi nghiền sau cũng được. Sau khi nghiền xong là mẹ đã có ngay bát sup cho bé rồi đó. Món này rất thơm ngon và tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Súp sữa bí đỏ. – Nguyên liệu
Bí đỏ: 20g
Sữa: 60ml
– Cách làm
Bí đỏ đem gọt sạch vỏ, cắt miếng nhỏ để hấp chín dễ dàng hơn. Sau khi hấp chín đem nghiền mịn
Sữa bột bạn pha theo đúng tỷ lệ hướng dẫn và cho bí đỏ nghiền vào trộn đều là được.
Mẹ lưu ý nên chọn bí đỏ sẫm màu nó sẽ giàu vitamin A hơn bí đỏ xanh
Sữa chua dưa lưới (3 phút)
– Nguyên liệu:
Dưa lưới: 10g (miếng nhỏ)
Sữa chua trắng : 2 thìa cà phê.
– Cách làm:
Dưa lưới đem rửa sạch, gọt vỏ rồi hấp chín. Sau đó đem nghiền mịn rồi trộn với sữa chua cho bé ăn được luôn. Mẹ có thể thay sữa chua bằng sữa bột bằng sữa mẹ nếu mẹ không thích sữa chua.
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng
Sau 8 ngày thử ăn dặm bé chính thức bước vào giai đoạn 6 tháng
Ăn dặm nước sốt lê và dậu hũ yến mạch mẹ tự làm
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật 6 tháng ngày 3
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật 6 tháng ngày 4
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng ngày 5
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng ngày 7
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng ngày 8
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng ngày 9
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng ngày 10
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng ngày 11
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng ngày 12
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng ngày 14
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng ngày 15
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng ngày 18
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng ngày 19
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng ngày 20
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng ngày 21
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng ngày 22
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 7 tháng
Thạch táo tươi (5 phút).
– Nguyên liệu
Táo: 1 miếng (1/4 quả)
Bột thạch hoặc bột Gelatine ( 1/4 thìa cà phê)
Nước lọc
– Cách làm
Táo tươi sau khi mua về đem rửa sạch, gọt vỏ và hấp chín mềm rồi nghiền mịn.
Hòa nước vào bột thạch cùng với táo nghiền. Đem hâm nóng trong lò vi sóng khoảng 30 giây.
Chờ cho thạch nguội rồi cho vào tủ lạnh cho hỗn hợp đông lại là dùng được.
Mẹ có thể thay đổi vị cho bé từ táo qua lê cũng rất ngon.
Cháo trắng: 4 thìa cà phê
Ô mai mận: ¼ quả
1 chút tỏi tây
Cháo trắng đem nghiền nhuyễn hoặc rây qua lưới cho mịn. Ô mai ngâm trong nước nóng già khoảng 10 phút cho bớt mặn và mềm rồi đem nghiền nhuyễn. Cho phần ô mai và tỏi tây lên cháo và cho bé ăn.
Thịt nạc cá: 30g
Rong biển (tươi hoặc khô) : nửa thìa cà phê
Bột gạo/ bột năng: nửa thìa
Nước dùng/ nước Dashi/ Nước hầm xương
– Cà rốt đem rửa sạch, gọt vỏ và cắt miếng nhỏ rồi đem luộc chín và nghiền nhuyễn
– Rong biển đem rửa sạch, luộc khoản 2 phút cho chín mềm và nở
– Cá đem làm sạch, rửa qua nước muối rồi hấp/ luộc trong vòng 5 phút cho chín. Đem rút hết xương và nghiền nhỏ.
– Cho nước dùng / nước Dashi vào nồi đun sôi rồi cho thứ tự cà rốt, rong biển, cá vào đun tiếp thêm 3 phút. Cuối cùng cho hỗn hợp bột gạo vào cho tạo độ sánh rồi đợi sôi lần nữa là được.
Đậu cove: 1- 2 quả đem luộc chín
Cháo trắng: 4 thìa
Nước dùng/ nước Dashi/ Nước hầm xương
Vừng đen: ½ thìa cà phê đem rang chín và giã nhỏ.
Cho nước dùng/ nước Dashi/ Nước hầm xương vào nồi. Sau đó, cho thêm đậu Cove vào luộc chín rồi vớt ra để nghiền nhuyễn. Múc cháo ra bát, cho đậu cove nghiền lên trên và rắc vừng đen lên cho bé ăn.
Khoai môn: 70g
Thịt lườn gà bằm nhuyễn: 2 thìa
Bột gạo/ bột năng/ bột khoai tây để tạo độ sánh: 1 thìa cà phê
Nước Dashi: 100ml
Khoai môn mua về bạn đem gọt sạch vỏ và cắt từng lát mỏng rồi hấp trong lò vi sóng khoảng 2 phút sau đó đem thìa nghiền nhuyễn.
Cho chảo lên bếp, cho thịt gà vào nước Dashi đánh đều cho tan trong nước rồi đun sôi cho thịt gà chín mềm.
Cuối cùng cho bột gạo đã hòa tan vào đun cho sánh lại và cho khoai môn vào quấy đều là được.
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 8 tháng
Nguyên liệu:
Khoai tây: 20g
Gan gà: 20g
Rau cải bó xôi: 5-6 lá
Bột năng: 1/3 thìa
Nước dùng thịt gà
Cách làm:
Khoai tây đem hấp chín và nghiền nhỏ. Thịt gà đem rửa sạch rồi xay nhỏ bằng máy xay . Rau cải đem hấp chín và bằm nhuyễn.
Cho nồi lên bếp, đổ nước dùng thịt gà vào rồi cho toàn bộ nguyên liệu vừa sơ chế vào. Canh đến khi nồi sôi bùng thì vặn nhỏ lửa và cho thêm bột năng vào cho sánh. Đun thêm 2 phút nữa là tắt bếp.
Nguyên liệu:
Khoai loang: 40g
Lòng đỏ trứng: 1 chiếc
Sữa : 15ml
Pate gan + rau củ tùy thích: vừa đủ
Cách làm:
Khoai lang gọt sạch vỏ, thái lát mỏng và đem hấp chín tới (có thể quay lò vi sóng) rồi đem nghiền nhuyễn.
Lòng đỏ trứng đem đánh tan trong sữa rồi đun nhỏ lửa khoảng 10 phút cho trứng chín
Cho toàn bộ nguyên liệu vừa xong vào hỗn hợp trứng sữa và khuấy đều. Mẹ có thể điều chỉnh độ đặc sao cho vừa với bé. Đun đến khi sôi lần nữa thì tắt bếp và để nguội là bé có thể thưởng thức.
Đậu phụ: khoảng 3 thìa cà phê
Thịt ức gà: 20g
Hành tây: 10g
Nước Dashi: 60ml
Bột năng: một ít
Cho nồi lên bếp, đổ nước Dashi vào rồi cho hành tây vào luộc sau đó vớt ra băm nhỏ.
Thịt ức gà băm nhỏ rồi cho vào nấu cùng với hành tây nhỏ lửa khoảng 3 phút.
Cuối cùng cho bột năng vào để làm sánh món ăn.
Múc toàn bộ ra bát rồi cho nước sốt đậu phụ lên trên và cho bé ăn luôn.
Mỳ Udon của Nhật: 40g
Khoai lang: 10g
Nước dùng: 100ml
Bột năng: một chút
Cho nồi lên bếp và cho nước dùng và mỳ vào luộc chín rồi cắt ngắn. Khoai lang đem hấp chín sau đó đem nghiền nhỏ
Cho 1 chút bột năng vào nồi nước dùng để tạo độ sánh. Khi ăn thì để khoai lên trên mỳ
Bí đỏ đem rửa sạch, gọt vỏ và thái lát mỏng rồi cho vào hấp hoặc lò vi sóng rồi nghiền theo độ thô của bé ăn.
Bơ cho vào lò vi sóng làm tan chảy. Sữa đem pha theo đúng công thức tỷ lệ rồi trộn với bí đỏ nghiền là xong.
Mẹ cần lưu ý chỉ trộn bơ và sữa sau khi bí đỏ nguội hết hơi để không bị nhão
Bánh mỳ gối: 6 lát
Táo: 1 miếng nhỏ (1/8 quả)
Nước dùng gà: 100ml
Bánh mỳ đem bỏ phần vỏ cứng rồi xé nhỏ và đun cùng với nước dùng đến khi bánh nở mềm. Dùng đũa đánh cho bánh mềm nhuyễn theo độ thô của bé ăn
Táo thái lát mỏng rồi đem hấp chín và nghiền nhuyễn. Khi ăn mẹ cho táo nghiền lên bát sup.
Một vài thắc mắc thường gặp
Tại sao ADKN các mẹ lại phải nấu riêng từng món?
Đây cũng chính là điểm khác biệt với các kiểu ăn dặm khác. Việc nấu riêng từng món và cho bé ăn từng món sẽ giúp bé phát triển vị giác nhanh hơn, giúp bé nhận biết hương vị của các thực phẩm một cách rõ nhất. Qua đó, mẹ sẽ dễ dàng biết được món ăn bé thích và không thích hay bé dị ứng với món gì để có điều chỉnh phù hợp với bé.
Theo lời khuyên của các chuyên gia thì 2 tháng đầu ăn dặm mẹ cố gắng cho con ăn riêng từng món. Sau thời gian đầu thì mẹ có thể tùy sở thích của bé và ăn chung hay ăn riêng từng món.
Với phương pháp ADKN thấy làm nhiều món lích kích như vậy, nếu mẹ không có thời gian rảnh thì có cho bé áp dụng được không?
Không thể bàn cãi là làm các món ăn dặm cho bé theo phương pháp ADKN lích kích nhiều món. Tuy nhiên nếu mẹ biết cách sắp xếp, chế biến thì rất đơn giản và không hề tốn quá nhiều thời gian của mẹ. Thực phẩm các mẹ có thể làm cho bé ăn từ 4-7 ngày rồi trữ lạnh.
Hơn nữa, các món ăn chủ yếu là hấp, luộc và nghiền nhuyễn lấy vị ngọt tự nhiên của rau củ nên các mẹ không mất nhiều thời gian chuẩn bị và thực hiện. Do đó, các món ăn đều rất dễ làm và làm được nhanh.
Thực phẩm dự trữ đông lạnh thực phẩm như vậy liệu có mất chất không?
Nguyên tắc trữ đông:
Trước khi cho vào trữ đông phải để nguội hoàn toàn mới cho vào ngăn đông.
Đảm bảo thời gian trữ đông là 24 tiếng
Tuyệt đối không được bảo quản thực phẩm chín lẫn thực phẩm sống
Phải bọc kín và riêng rẽ từng loại thực phẩm
Viết ngày tháng trên mỗi hộp bảo quản để dễ dàng thực hiện: nấu trước thì ăn trước..
Bé ăn dặm kiểu Nhật thấy đi ngoài nhiều lần trong ngày, liệu có làm sao không?
Các mẹ để ý nếu bé không có những biểu hiện bất thường khác như: đi ngoài phân lỏng nhiều lần, đi hoa cà hoa cải, có kèm máu thì là do bệnh lý
Với ăn dặm kiểu Nhật bé được hấp thụ chất xơ tối đa nên hệ tiêu hóa khỏe hơn, hấp thụ thức ăn tốt hơn và quá trình đào thải sẽ nhanh hơn.
Có nên tăng lượng, tăng bữa vượt chuẩn khi thấy bé ăn hợp tác không?
Hơn nữa, hệ tiêu hóa của bé còn yếu chưa thể tiêu hóa hết một lượng thực phẩm nhiều được.
Việc ăn quá nhiều sẽ khiến bé nhanh chán và dễ biếng ăn. Đồng thời, kéo theo hệ lụy các cơ quan bộ phận trên cơ thể làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Con không chịu uống sữa, liệu có thể lấy ăn dặm bù vào?
Câu trả lời là không. Bởi vì:
Với bé dưới 1 tuổi nguồn thức ăn được ưu tiên hàng đầu vẫn là sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức)
Dù bé ăn ít thì các mẹ không được lấy ăn dặm bù mà cần được khống chế đúng lượng ăn.
Mẹ có thể bổ sung sữa bằng cách tăng cường chế biến các món ăn từ sữa
Tại sao không nêm gia vị vào thức ăn của bé? Lúc nào bé được ăn gia vị?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia: với trẻ dưới 1 tuổi không được nêm nếm gia vị như: muối, mì chính, bột canh, đường,…đặc biệt là gia vị mặn vì sẽ làm ảnh hưởng đến cơ quan bài tiết, gây hại thận.
Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Tốt Cho Trẻ 7 – 8 Tháng Tuổi
Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật là hãy để trẻ ăn theo nhu cầu, cho trẻ ăn thức ăn từ loãng tới đặc, từ ít tới nhiều, từ mịn tới thô dần. Vì mỗi giai đoạn ăn dặm của bé diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, mẹ thường xuyên thay đổi thực đơn cho bé. Do đó, bé sẽ không bị ngán, bị chán ăn.
Với mỗi giai đoạn, thực đơn ăn dặm của trẻ sẽ khác đi. Bé 7 tháng tuổi ăn dặm sẽ có một thực đơn ăn dặm khác so với bé 6 tháng tuổi. Trong những cuốn sách về dinh dưỡng của Nhật, các màu vàng, xanh, đỏ là những màu sắc cơ bản và đơn giản nhất giúp mẹ hiểu rõ hơn về lực chọn thực phẩm và dinh dưỡng cho bé.
– Màu vàng: màu tượng trưng cho nhóm năng lượng (エネルギー源) có nhiều trong các loại tinh bột như gạo, các loại bánh mỳ, chuối…Trong tất cả các loại thực phẩm này đều có đường hỗ trợ phát triển trí não. Một kinh nghiệm bổ ích cho các mẹ là: Theo người Nhật chứng minh, con người sẽ làm việc dẻo dai, linh hoạt hơn nếu được bổ sung chất đường trong bữa sáng. Do đó, bữa sáng của người Nhật thường sẽ có cơm trắng thay vì ăn bánh mỳ hay bún, miến…
– Màu xanh: (ビタミンとミネラル源) tượng trưng cho nhóm chất vitamin và khoáng chất. Các nhóm chất dinh dưỡng này có nhiều trong các loại rau, củ, hoa quả hay các loại thực phẩm từ tảo biển. Nhóm chất dinh dưỡng hỗ trợ bé chống lại các loại bệnh tật.
– Màu đỏ: (タンパク質源) tượng trưng cho nhóm chất đạm và chất béo. Đây cũng là 2 nhóm chất không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của trẻ dù ở giai đoạn nào. Các nhóm chất dinh dưỡng này có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, đậu, dầu thực vật lành mạnh…Chất đạm và chất béo giúp bé phát triển tốt, phát triển cơ, da, tốt cho máu đồng thời tăng cường lượng hoocmon thần kinh.
Một bữa ăn dặm “chuẩn” cho bé phải đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng trên. Đồng thời mẹ vẫn phải đảm bảo cho trẻ bú mẹ hay uống sữa công thức đầy đủ trong giai đoạn này.
Xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7- 8 tháng tuổi
1. Kiến thức cơ bản về ăn dặm
Bé 7 tháng tuổi nên ăn bao nhiêu bữa 1 ngày? bé nên ăn dặm vào lúc nào?…và rất nhiều các câu hỏi khác.
Số lượng bữa: 2 bữa/ngày
Thời gian cho bé ăn: 10h sáng và 5h chiều
Lượng cháo: 40 – 80 gr. Cháo được pha theo tỷ lê 1:7 (10gr gạo sẽ pha với 70ml nước).
Rau: 25 gr. Xà lách, dưa chuột…
2. Một số loại thực phẩm mà bé có thể ăn được trong giai đoạn này
Trong giai đoạn này, ngoài những thực phẩm mà bé ăn từ giai đoạn tập ăn dặm 6 tháng tuổi. Mẹ có thể cho bé ăn thêm một số loại thực phẩm khác như:
– Tinh bột: Bé có thể ăn thêm khoai sọ, bún, phở, ngũ cốc, yến mạch hay thậm chí là ngô nghiền.
– Chất đạm: Bé có thể ăn thêm đậu đỏ, cá ngừ, gan gà, đậu phụ…Với bé 8 tháng tuổi có thể ăn được trứng chim cút, thịt ức gà, các loại thịt cá đỏ…
– Vitamin và chất xơ: Bé có thể ăn được ót chuông, xà lách, rau dền, măng tây…
3.1 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tuổi
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho be 7 tháng tuổi
Bữa sáng : 10 giờ Bữa chiều: 5 giờ
Súp khoai tây đậu Hà Lan + sữa chua Súp bí đỏ hạt sen + canh gà viên
Cháo thịt bò rau dền + chuối thái lát Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền
Cháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏ Cháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏ
Cháo đậu bắp rong biển + súp đậu thịt hành + xoài miếng nhỏ Súp khoai tây cá hồi + su su luộc
Cháo bánh mỳ khoai lang + súp cá rau cải + sữa chua Cháo đậu bắp rong biển + súp đậu thịt hành + xoài miếng nhỏ
Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền Cháo trắng + cá hồi + rau ngót
Cháo thịt đậu bắp + cải bó xôi + bí đỏ + sữa chua dâu Mỳ trứng gà + súp cà chua cá
Súp khoai tây bí đỏ + nước hầm vỏ tôm
3.2 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng tuổi
Bữa sáng : 10 giờ Bữa chiều : 5 giờ
Cháo thịt bò rau dền + chuối thái lát Cháo bò nấm + canh bí đỏ
Súp khoai lang đậu Hà Lan + sữa chua Mỳ trứng gà + súp cà chua cá
Cháo tôm susu + trứng sốt cà chua Cháo trắng + cá quả xào hành + bắp cải luộc
Cháo trắng + cá hồi nấu súp lơ Khoai tây trộn gan gà + súp cà chua
Spagetty + chuối sữa chua + nước cam loãng Súp cá + trứng hấp nấm rơm
Cháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏ Súp khoai tây đậu Hà Lan + sữa chua
Súp khoai lang đậu Hà Lan + sữa chua Cháo thịt bò rau dền + chuối thái lát
Cháo tôm susu + trứng sốt cà chua Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền
Cháo trắng + canh cua mồng tơi
Với các mẹ, để hành trình ăn dặm của bé đạt được kết quả tốt, mẹ cần kiên trì, bổ sung kiến thức về ăn dặm, cách cho bé ăn dặm, cách chọn loại thực phẩm tốt cho bé, xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn. Khá nhiều những kiến thức mẹ cần bổ sung. Theo dõi chuyên mục Ăn dặm để được cập nhật những kiến thức mới nhất về ăn dặm cho bé mẹ nha.
Hướng Dẫn Lựa Chọn Thực Phẩm Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 6 Tháng Tuổi
Không giống với phương pháp ăn dặm truyền thống, các mẹ Nhật luôn mong muốn con yêu của mình có thể tự lập ngay từ nhỏ. Vì vậy, phương pháp ăn dặm của Nhật chú trọng đến việc đa dạng hóa thực đơn, chú trọng dinh dưỡng, chế biến phù hợp với từng giai đoạn của trẻ và tạo cho bé niềm vui trong mỗi bữa ăn.
Ở Nhật, khi bé 5 tháng tuổi, các mẹ đã cho bé tập làm quen với ăn dặm. Tuy nhiên, đây là giai đoạn cho bé tập làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, nên tần suất ăn dặm không nhiều, chỉ 1-2 bữa/ ngày.
Kinh nghiệm các mẹ Nhật chia sẻ là tuần đầu tiên chỉ nên cho bé ăn cháo nhuyễn rây qua lưới và đặc biệt không nếm gia vị. Từ tuần thứ hai trở đi có thể cho thêm các món rau vào thực đơn của bé.
Số bữa ăn: 2 bữa / ngày đối với trẻ 6 tháng tuổi
Khung giờ ăn: Sáng 10h và tối trước 19h
Tỉ lệ chế biến: 1 gạo/ 10 nước
Lượng thực phẩm:
Chất đạm: 5-10g
Cháo: 30-40ml
Rau: 5-20g
Nguyên tắc luôn bắt đầu bằng 1 thìa cho mọi loại thực phẩm.
Rau, Vitamin: Đây là nhóm bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho bé, cũng là nhóm thực phẩm khiến thực đơn ăn dặm của bé trở nên phong phú hơn, giúp bé không bị chán nản mỗi bữa ăn. Các loại rau mà phương pháp ăn dặm kiểu Nhật khuyên các mẹ nên cho bé ăn trong giai đoạn này là cà rốt, bí đỏ, rau ngót, rau cải, cà chua, su hào, rau cải bó xôi, củ cải, bông cải xanh….
Khi bé được 6 tháng tuổi, tức là mẹ đã cho bé ăn dặm từ 5 tháng tuổi, thì có thể cho bé ăn thêm sữa chua nguyên chất, đậu phụ mềm hoặc lòng đỏ trứng.
Điều này thì hầu như mẹ nào cũng biết. Đây là giai đoạn bé mới bắt đầu tập ăn, tập tiếp xúc với các loại thức ăn thô nên chỉ có thể tiếp nhận những thực phẩm nghiền nhuyễn, tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Giai đoạn này bé vẫn kết hợp với bú sữa mẹ, ăn dặm chỉ là để bé tập làm quen, nên lượng thực phẩm cho bé cũng không thể quá nhiều. Nguyên tắc của ăn dặm kiểu Nhật luôn là 1 thìa (Khoảng 5ml ) cho mỗi món thực phẩm. Đặc biệt là khi cho bé ăn món mới, mẹ nên cho bé bắt đầu với lượng ít hơn 1 muỗng.
FamilyAZ chúc các mẹ thành công với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật!
(Phương Nguyễn)
Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tuổi
Ở mỗi gia đoạn phát triển, trẻ cần được cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau. hôm nay, mình xin mách bạn thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi.
_ Từ 19h đến sáng hôm sau cho trẻ bú mẹ lúc nào trẻ có nhu cầu hoặc cho ăn thêm 1-2 bữa sữa ngoài.
_ 5g dầu mỡ = 1 thìa cà phê, 10g thịt (cá, tôm) = 1 thìa cà phê.
Tham khảo cách làm bột cá cho bé ăn dặm:
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
Hòa bột gạo, nước, cá quấy đều cho lến bếp đun sôi từ 5-7 phút cho rau xanh, dầu mỡ, sôi lại nhấc xuống, đổ vào bát bột hoặc đĩa.
Công thức nấu bột cho bé ăn dặm từ 6-12 tháng tuổi
Bột là một trong những thức ăn dặm đầu tiên cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở đi, để có một bữa bột ngon đủ dinh dưỡng, phù hợp với độ tuổi của trẻ là vô cùng quan trọng, vì từ tháng thứ 6 trẻ rất hay bị ốm đau và dễ bị suy dinh dưỡng nếu chế độ ăn bổ sung không hợp lý.
Có thể nấu bột mặn hoặc bột ngọt:
Cách nấu bột ngọt cho bé ăn dặm:
Cách nấu: hoà bột với nước lã quấy đều cho tan bột cho lên bếp đun vừa lửa, quấy đều tay, bột sôi trong 5 – 7 phút, cho 1 thìa dầu ăn, nhắc xuống đổ bột ra bát, khi bột nguội ấm ăn được rắc 3 thìa sữa bột công thức quấy đều xúc cho trẻ ăn.
Cách nấu bột thịt:
Cách nấu: hoà bột với nước lã và thịt quấy đều cho tan bột cho lên bếp đun vừa lửa, quấy đều tay, bột sôi trong 5 – 7 phút, cho 1 thìa dầu ăn và rau xanh bột sôi lại nhắc xuống đổ bột ra bát, khi bột nguội ấm xúc cho trẻ ăn.
Cách nấu bột trứng:
Cách nấu: hoà bột với nước lã quấy đều cho tan bột cho lên bếp đun vừa lửa, quấy đều tay, bột sôi trong 5 – 7 phút là chín, cho lòng đỏ trứng gà vào bát có rau đã giã nhỏ đánh thật nguyễn trứng và lá rau sau đó đổ vào nồi bột đang sôi, vừa đổ vừa quấy đều tay để trứng không bị vón, bột sôi trở lại, cho 1 thìa dầu ăn nhắc xuống đổ bột ra bát, khi bột nguội ấm xúc cho trẻ ăn.
Trong trường hợp trẻ không được bú mẹ, mà lại không chịu ăn sữa ngoài, có thể trộn thêm sữa bột công thức vào bột thịt và trứng cũng được, nhưng chú ý chỉ trộn sữa khi bột đã nguội chuẩn bị ăn mới trộn, trộn sữa xong cho trẻ ăn ngay không cần đun lại bột.
Cách nấu bột cho trẻ 7 – 12 tháng tuổi:
Từ 7 tháng ngoài bột sữa, thịt , trứng trẻ có thể ăn được cả bột tôm, cua, cá, lươn…về cách nấu cũng tương tự như trên, chỉ cần tăng thêm lượng bột, thịt, cá tôm và rau xanh, riêng cá, tôm, lươn.. cần bỏ vỏ, vảy, xương rồi xay hoặc băm nhỏ, cách nấu như nấu bột thịt, riêng bột cua đồng, lấy nước giã cua lọc kỹ thay cho nước lã nấu bột.
Lượng thực phẩm trong một bát bột của trẻ 7- 12 tháng như sau :
Hiện nay có máy xay sinh tố, ngoài nấu bột, các bà mẹ cũng có thể nấu cháo xay cho trẻ ăn cũng được, nhưng từ 12 tháng bắt buộc phải cho trẻ ăn cháo hạt và ăn các thực phẩm khác như cơm nát, mỳ, bún, phở. Không nên quá lạm dụng máy xay sinh tố làm trẻ không biết nhai dẫn đến biếng ăn.
Một bà mẹ hỏi chuyên gia dinh dưỡng: Bé gái nhà tôi 6 tháng 25 ngày, từ tháng thứ 5 đến giờ, cháu chỉ tăng 200g. Hiện, cháu nặng 7,2kg, cao 65cm. Cháu ăn rất chậm, 45 phút đến một tiếng mới xong bữa. Xin bác sĩ tư vấn chế độ ăn hợp lý giúp cháu lớn khỏe? (Vân Anh, Hà Nội)
Lượng ăn một ngày của cháu như sau: 7h sáng ăn 130ml sữa,10h ăn 100ml bột, 12h ăn sữa chua, 14h ăn 130ml sữa, 17h ăn 130ml sữa. Lúc 18h-19h bé bú mẹ. Bé ăn thêm 90ml-130ml sữa vào lúc 20h, đêm cháu bú mẹ.
Trả lời của chuyên gia dinh dưỡng:
Bé gái gần 7 tháng có mức cân nặng trung bình chuẩn là 7,5kg, cao 67cm, như vậy cân nặng và chiều cao của con bạn hơi thiếu. Mức tăng cân tháng thứ 4, 5, 6 là 500-600g mỗi tháng. Bé nhà bạn chỉ tăng 200g mỗi tháng là ít.
Con bạn bị biếng ăn vì thời gian ăn lâu quá lâu, 45-60 phút mới xong bữa. Tổng lượng ăn của trẻ 7 tháng phải khoảng 1.200ml (600ml sữa và 2-3 bữa bột tương đương 400-600ml bột). Theo bạn mô tả thì tổng lượng ăn của con là 700ml sữa và một bữa bú mẹ, 1 bữa bột. Như vậy là chưa cân đối, bạn cần tăng thêm bột để tổng 2 đến 3 bữa bột mỗi ngày, và 500-600ml sữa mỗi ngày bao gồm cả sữa mẹ (nên ưu tiên sữa mẹ).
Bên cạnh đó, bé cần ăn các chế phẩm sữa như sữa chua, phomat mềm… Về bữa bột cháo ăn dặm: sang tháng thứ 7, ngoài các loại thức ăn thịt, lòng đỏ trứng gà như khi mới tập ăn dặm, bé đã ăn được các loại cá, tôm, cua. Sang tháng thứ 8, bé sẽ ăn được đa dạng các loại thực phẩm như của trẻ lớn (nhưng vẫn phải xay giã nhuyễn). Các bữa ăn đều phải có rau hoặc củ và có dầu, mỡ (xen kẽ bữa dùng dầu bữa dùng mỡ).
Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Chi Tiết Cách Nấu Theo Từng Tháng Tuổi trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!