Bạn đang xem bài viết Thực Đơn Cho Bé 2 Tuổi Đầy Đủ Dinh Dưỡng Mẹ Nên Lưu Ngay được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bé 2 tuổi rất cần nhu cầu dinh dưỡng cao mỗi ngày để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Vì vậy, các mẹ nên “đầu tư” thời gian để nghiên cứu, và xây dựng thực đơn đa dạng, phù hợp nhất cho bé trong giai đoạn quan trọng này. Đối với những mẹ có con còi cọc, hay mới lần đầu mang thai nên còn thiếu kinh nghiệm, chưa biết cho con ăn thế nào là hợp lý, chúng tôi xin đưa ra 3 gợi ý về thực đơn cho bé 2 tuổi với đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu mà các mẹ có thể dễ dàng áp dụng ngay.
Điều quan trọng nhất mà các mẹ hướng đến chính là sự thay đổi dinh dưỡng của trẻ ở giai đoạn này. Cần lưu ý làm sao để giúp trẻ phát triển tốt, ăn ngoan, ngủ ngon, không mắc các bệnh lý đặc biệt. Để đảm bảo được điều này, trong thực đơn cho bé 2 tuổi cần cung cấp đầy đủ từ 4 loại: tinh bột; chất đạm; chất béo; vitamin, chất xơ và khoáng chất. Do hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện nên chỉ cho bé ăn đúng, ăn đủ ở mức vừa phải.
Chất đạm hay protein giúp xây dựng và phát triển các mô, tế bào, có chức năng tổng hợp các men chuyển hóa kháng thể và hoocmon. Nhu cầu chất đạm ở bé 2 tuổi chiếm 12-14% nhu cầu năng lượng một ngày với hàm lượng cần thiết là 100g/ngày. Các loại thực phẩm chứa nhiều protein có cả trong thức ăn có nguồn gốc từ động và thực vật. Bé có thể ăn trứng, sữa, thịt, cá, tôm, các loại đâu đặc biệt là đậu nành cũng. Ngoài ra, nên cho bé uống sữa cũng là một cách để cung cấp protein cho cơ thể, 100ml sữa sẽ có khoảng 1,5g protein cần thiết.
Chất béo hay Lipit chiếm tới 60% thành phần của não nên góp phần quan trọng cho sự phát triển của não bộ. Bên cạnh đó, chất béo còn giúp hòa tan các vitamin A, D, E và K. Với khoảng 2 muỗng chất béo mỗi ngày là đủ cho bé 2 tuổi. Mẹ nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm như dầu, mỡ, vừng, lạc…
Vitamin đặc biệt quan trong để giúp hình thành albumin của hệ thần kinh nên gây tác động trực tiếp của não bộ và khả năng tư duy. Nguồn bổ sung vitamin dồi dào đến từ thịt, cá, rau củ, trái cây tươi như cam, ổi, kiwi, mâm xôi….giàu Vitamin C, cà rốt, cà chua, xoài, đu đủ…giàu vitamin A.
Bữa sáng: 200 – 300ml sữa đậu nành + nửa ổ bánh mì. Bữa trưa: 2 lưng chén cơm nát + thức ăn gồm: đậu luộc, trứng, thịt viên hấp hoặc chiên, canh cua mồng tơi + 1 quả chuối tiêu tráng miệng. 14h chiều: 1 chén súp khoau tây nấu thịt bò. Bữa xế chiều: 2 phần lưng chén cơm nát + thức ăn: thịt bò xào rau, canh rau ngót thịt bằm + 1 quả hồng xiêm tráng miệng. Bữa tối trước 8h: 1 chén cháo trứng.
Bữa sáng: 1 chén thịt heo luộc + 1 chén cơm nát + 1 quả chuối tráng miệng. Bữa trưa: 2 phần lưng chén cơm nát + thức ăn: thịt viên sốt cà, canh rau ngót thịt bằm + 1 quả quýt tráng miệng. 14h chiều: 200 – 300ml sữa + 1 bánh gato kích thước nhỏ, hoặc 5 bánh quy. Bữa xế chiều: 2 phần lưng chén cơm nát + thức ăn: thịt nạc rim nước mắm, canh cải nấu với cá + 1 quả chuối tráng miệng. Bữa tối trước 8h: 1 chén cháo gan, hoặc cháo heo, cháo gà.
Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tuổi Đơn Giản, Đầy Đủ Chất Dinh Dưỡng
Thực đơn ăn dặm cho bé luôn là dấu chấm hỏi lớn cho các mẹ nhỉ? Với thể trạng 6 tháng tuổi, thì các thực phẩm cung cấp cho cơ thể bé cũng có nhiều hạn chế. Để giải quyêt các vấn đề này, mình sẽ chia sẻ 3 phương pháp ăn dặm cơ bản cho bé, kèm theo là một vài thực đơn đơn giản. Những phương pháp nay sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé, giúp bé thêm khỏe mạnh và tăng sức đầy kháng.
Nguyên liệu:
Nửa bát cháo trắng
1 cây măng tây
10g thịt bò
Dầu ăn (ô liu, dầu mè)
1 tép tỏi nhỏ
Rửa sạch sẽ thực phẩm bằng nước lạnh, măng tây lấy phần non cắt khúc
Thịt bò băm nhuyễn. Khi đã chuẩn bị xong thì bắt nồi lên bếp cho ít dầu ăn và tỏi vào phi thơm.
Cho thịt bò, măng tây vào xào đều đến khi chín thì tắt bếp, đợi nguội rồi mang đi xay nhuyễn. (Có thể cho vào cháo xay chung)
Nấu cháo thật nhuyễn rồi cho hỗn hợp trên vào, dùng đũa khuấy đều vài phút rồi tắt bếp.
Sau đó múc ra bát và bắt đầu cho bé thưởng thức.
Nguyên liệu:
Nửa bát cháo trắng
3 con tôm
1 nắm rau chân vịt (lấy phần lá)
Dầu ăn
Tôm bóc vỏ, làm sạch hết gân đen ở sống lưng, rau rửa sạch
Sau đó xay hoặc băm nhỏ tôm và rau nhớ để riêng
Xào tôm trước rồi cho cháo vào nấu, để lửa nhỏ nấu liu riu cho tôm mềm
Khi gần chín mới cho rau chân vịt vào.
Khuấy đều đợi 1 lúc là được.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
– Đây là phương pháp được rất nhiều mẹ ưa chuộng và áp dụng bởi nó mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời như: Trẻ có khả năng ăn thức ăn thô sớm, làm quen tốt với mùi vị của từng loại thực phẩm, tạo cho bé thói quen tự lập…
– Khi mới bắt đầu ăn dặm, món đầu tiên mà bé được ăn chính lá cháo nhuyễn 1:10 (1 gạo: 10 nước) và tỷ lệ này sẽ thay đổi khi bé lớn dần.
– Thực phẩm được chế biến riêng biệt không trộn lẫn vào nhau để giúp bé nhận biết được mùi vị cũng như mẹ có thể biết bé dị ứng với những gì. Mỗi bữa ăn phải đảm bảo đủ 3 nhóm thực phẩm (tinh bột, đạm và vitamin) và luôn thay đổi nguyên liệu.
– Phương pháp này cầu kỳ hơn theo kiểu truyền thống. Do đó, mẹ phải mất khá nhiều công sức cũng như thời gian để chuẩn bị và chế biến. Thay vào đó nếu thành công kết quả sẽ ngoài sức tưởng tượng của mẹ.
2 muỗng lớn cháo trắng (30ml)
2 muỗng nhỏ rau bina
Dầu ô liu
Rau bina rửa sạch rồi mang đi luộc sau đó nghiền hoặc ray qua lưới.
Cháo trắng khi đã được nấu nhuyễn thì thêm rau bina vào.
Cho thêm ít dầu ăn và đợi sôi 1 lúc là được
Nguyên liệu:
2 muỗng cháo trắng khoảng 30ml
2 muỗng cà rốt
Dầu ăn
Cà rốt rửa sạch, luộc hoặc hấp chín rồi nghiền nhuyễn và rây qua lưới lấy khoảng 10ml
Sau đó cho vào cháo trắng tán nhuyễn, thêm dầu ăn cho bé
BỘT ĐẬU XANH &BÍ ĐỎ:
Bột gạo tẻ: 15gam(tương đương 3 thìa cà phê)
Bột đậu xanh: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
Bí đỏ: 4 miếng nhỏ nghiền nát
Mỡ ăn (dầu ăn):1 thìa cà phê
Nước: 1 bát con
BỘT TÔM:
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
Tôm biển tươi (bỏ vỏ, giã nhỏ): 15gam (tương đương 3 thìa cà phê)
Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa
Nước 1 bát con
BỘT TRỨNG:
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
Trứng gà: 1 lòng đỏ trứng gà hoặc 4 lòng đỏ trứng chim cút (tương đương với 10gam)
Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê
Nước: 1 bát con
BỘT THỊT:
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
Thịt nạc: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê
Nước: 1 bát con
BỘT CÁ:
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
Cá quả gỡ bỏ sạch xương: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê
Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê
Nước: 1 bát con
BỘT GAN (GAN GÀ, GAN LỢN):
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
Gan (gà, lợn)băm hoặc nghiền nát: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê
Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê
Nước: 1 bát con
6 Thực Đơn Cho Bé 5 Tuổi Suy Dinh Dưỡng Nên Bổ Sung Ngay
Suy dinh dưỡng là gì?
Suy dinh dưỡng là sự thiếu hụt protein hoặc các vi chất dinh dưỡng, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tình trạng này xảy ra do trẻ ăn kém, ăn thiếu chất hoặc do bệnh tật gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể. Suy dinh dưỡng có 2 thể là suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là trẻ có cân nặng dưới giới hạn bình thường theo tuổi và giới, thường phản ánh tình trạng thiếu chất ở trẻ trong thời gian không quá dài.
Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng trẻ không đạt được chiều cao theo độ tuổi, giới. Đây là thể suy dinh dưỡng mãn tính, phản ánh sự tích lũy lâu dài quá trình suy dinh dưỡng hoặc nhiễm khuẩn lặp đi lặp lại, và các thiếu hụt khác kéo dài qua nhiều thế hệ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng
Trẻ suy dinh dưỡng sẽ có nhiều cách nhận biết tùy theo mức độ. Biểu hiện dễ nhận biết nhất là trẻ chậm tăng cân hơn so với cân nặng dự kiến, hoặc nặng hơn là đứng cân hay sụt cân. Trẻ không đạt được cân nặng và chiều cao bình thường theo tuổi, giới. Ngoài ra, trẻ còn có thể có các biểu hiện như làn da trở nên nhợt nhạt, hay quấy khóc, ngủ không sâu giấc, mệt mỏi, lừ đừ, dễ bệnh vặt. Với trẻ ở tuổi đi học có thể học tập sa sút.
Để nhận biết chính xác hơn thì cách tốt nhất bạn nên tiến hành kiểm tra cân nặng cho trẻ: mỗi 3 tháng/lần với trẻ bình thường và mỗi tháng 1 lần với trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng. Sau mỗi lần cân đo, bạn cần lưu lại số ký trên biểu đồ tăng trưởng theo giới tính ở trẻ, quan sát chỉ số để biết trẻ suy dinh dưỡng hay không.
1. Biểu hiện trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi
Với tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi, bé bị chậm phát triển chiều cao so với độ tuổi, giới tính. Chiều cao chỉ đạt dưới 90% so với mức tiêu chuẩn thì lúc đó trẻ đang có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Trung bình, chiều cao của trẻ khỏe mạnh lúc mới sinh ở mức khoảng 50cm, trong 3 tháng đầu, mỗi tháng bé sẽ tăng thêm 3cm, và trung bình khoảng 2cm các tháng tiếp theo. Như vậy bạn có thể theo dõi theo chỉ số:
2. Biểu hiện suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân
Ở thể suy dinh dưỡng này, bạn sẽ có thể phát hiện dựa vào cân nặng của trẻ. Nếu trẻ không tăng trưởng như mức dự kiến, có thể nói là thấp hơn so với cân nặng chuẩn khoảng 20%, thì khả năng rất cao là trẻ đang gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng này. Theo tiêu chuẩn cân nặng trung bình của WHO thì:
Đây được coi là thể suy dinh dưỡng thường gặp nhất. Nguyên nhân hầu hết là do lượng thức ăn bổ sung không phù hợp cho cơ thể trẻ, hoặc trẻ cai sữa mẹ quá sớm. Hay cũng có thể do tình trạng vệ sinh quá kém dẫn đến hệ tiêu hóa không được ổn định,…
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên xây dựng thực đơn cho bé 2 tuổi đến 5 tuổi suy dinh dưỡng hoặc thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng nhằm giúp bé được bổ sung các dưỡng chất một cách tốt nhất
Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng
Thực đơn cho bé không đủ dưỡng chất thiết yếu
Trẻ bị suy dinh dưỡng đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó việc cung cấp chất dinh dưỡng không đúng cách và không cân đối thực đơn là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Do vậy, mẹ cần đảm bảo bữa ăn của bé được cung cấp đầy đủ chất đạm, canxi, vitamin và khoáng chất để bé không bị còi xương. Ngoài ra, mẹ nên nhớ rằng với mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ cần năng lượng khác nhau. Chẳng hạn như thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng sẽ khác hoàn toàn so với thực đơn cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng 5 tuổi.
Trẻ có bệnh trong người
Ngoài việc ăn uống, bệnh còi xương và suy dinh dưỡng cũng thường thấy ở những trẻ ít ngủ, lười vận động hoặc trẻ có tiền sử mắc bệnh nhiễm trùng.
Thêm vào đó, việc ép trẻ ăn quá nhiều trong bữa ăn hoặc ép trẻ ăn những món ăn mà bé không thích cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Điều này khiến trẻ dễ mắc bệnh đường ruột hơn, cũng như cảm thấy sợ ăn hơn những đứa trẻ được tự do ăn uống.
Tác hại của suy dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ
Suy dinh dưỡng có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần, quá trình tăng trưởng và các chức năng khác của cơ thể. Điển hình như:
1. Về hệ miễn dịch:
Suy dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể thiếu một số vi chất (kẽm, sắt, Vitamin,…) làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ, từ đó khiến cho trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là nhiễm trùng đường hô hấp, đường ruột,… Chính vì vậy, bạn cần chú ý khâu vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh nhằm hạn chế các vi khuẩn gây bệnh cho trẻ.
Cơ thể sống nếu thiếu hụt sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, số lượng hồng cầu giảm,.. thiếu Vitamin có thể dẫn đến đến các bệnh về da ( đổi màu da,…)
Riêng cần lưu lý nếu trong thực đơn cho bé 3 tuổi suy dinh dưỡng thiếu lượng protein trầm trọng sẽ dẫn đến các triệu chứng tóc gãy rụng, đổi màu, bụng phình to,… việc này dễ dẫn đến tử vong ở trẻ do thiếu hụt protein cấp tính.
2. Làm trẻ chậm phát triển về thể chất:
Suy dinh dưỡng khiến cho cơ thể trẻ không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng, kéo theo các hệ cơ quan của cơ thể phát triển chậm lại, bao gồm của cả hệ cơ xương. Đặc biệt, tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn nếu trẻ đã sớm mắc phải suy dinh dưỡng ngày từ lúc còn trong bụng mẹ, hoặc trước khi bé được 3 tuổi. Nếu bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ không thể phát triển chiều cao tối đa của cơ thể.
3. Ảnh hưởng đến trí tuệ:
Suy dinh dưỡng sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt cả những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ như chất béo, chất đường, iot, sắt, DHA, Taurine… Các trẻ suy dinh dưỡng thường có khả năng học tập kém hơn do chậm phát triển trí lực, từ đó tăng nguy cơ bỏ học.
4. Tăng nguy cơ bệnh lý và khả năng tử vong
Để chọn lựa những món ăn phù hợp giúp trẻ ngon miệng hơn, bạn có thể tham khảo những thực đơn cho trẻ 5 tuổi biếng ăn sau đây:
Những thực đơn cho bé 5 tuổi suy dinh dưỡng nên bổ sung ngay
Thực đơn 1
Bữa sáng: ½ cái bánh mì, 1 ly sữa 200ml
Bữa trưa: 1 chén cơm nát, thịt xay và trứng hấp, canh, trái cây
Bữa phụ: 1 phần súp nhỏ
Bữa chiều: 1 chén cơm nát, thịt bò xào mềm, canh, trái cây
Bữa phụ: 1 ly sữa.
Thực đơn 2
Bữa sáng: 1 tô cháo thịt bằm nhỏ, trái cây
Bữa trưa: 1 chén cơm nát, thịt xay sốt cà chua, canh, trái cây
Bữa phụ: 1 cái bánh ngọt, 1 hộp sữa nhỏ
Bữa chiều: 1 chén cơm nát, cá kho tộ, canh, trái cây
Bữa phụ: 1 ly sữa.
Thực đơn 3
Bữa sáng: 1 tô bún nhỏ, trái cây
Bữa trưa: 1 chén cơm nát, tôm rim cắt nhỏ, rau luộc, canh, trái cây
Bữa phụ: 1 hộp sữa chua, vài chiếc bánh quy
Bữa chiều: 1 chén cơm nát, mực xào thập cẩm, canh, trái cây
Bữa phụ: 1 ly sữa hoặc nước ép trái cây.
Thực đơn 4
Bữa sáng: 1 chén nui nấu thịt, 1 ly sữa 200ml
Bữa phụ: 1 hộp váng sữa
Bữa trưa: 1 chén cơm, thịt bò xào khoai tây, canh, trái cây
Bữa phụ: 1 ly sữa
Bữa chiều: 1 chén cơm, canh, cá kho, trái cây
Bữa phụ: 1 ly sinh tố.
Thực đơn 5
Bữa sáng: 1 phần súp, thêm phô mai
Bữa phụ: 1 phần bánh ngọt
Bữa trưa: 1 chén cơm, thịt kho, canh rau, trái cây
Bữa phụ: 1 hộp sữa chua, 1 cái bánh bông lan nhỏ
Bữa chiều: 1 chén cơm, nấm xào thịt bò, canh, trái cây
Bữa phụ: 1 ly sữa, 1 cái bánh bông lan hoặc bánh khác đều được.
Thực đơn 6
Bữa sáng: 1 ổ bánh mì thịt, 1 ly sữa 200ml
Bữa phụ: 1 hộp váng sữa, trái cây
Bữa trưa: 1 chén cơm, thịt gà kho hoặc chiên, canh rau, trái cây
Bữa phụ: 1 ly sữa, vài chiếc bánh quy
Bữa chiều: 1 chén cơm, tôm rim mặn ngọt, rau súp lơ luộc, canh, trái cây
Bữa phụ: 2 miếng phô mai, bánh bông lan trứng muối.
Bí quyết áp dụng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 5 tuổi tăng cân thành công
Ngoài chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng 5 tuổi hợp lý, để giúp quá trình tăng cân của bé an toàn và hiệu quả, bố mẹ cần nắm những điểm sau:
Luôn cho bé ăn đầy đủ 3 bữa 1 ngày
Có thể cho trẻ ăn thêm bữa phụ để tăng cường năng lượng cho cơ thể
Cho bé tham gia các khóa học kỹ năng sống cho trẻ hoặc hoạt động ngoài trời. Điều này vừa thúc đẩy sự phát triển của trẻ, vừa giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và kích thích ăn uống.
Món Ngon Mỗi Ngày Cho Bé 5 Tuổi Đầy Đủ Dinh Dưỡng
Sự phát triển trí não, thể chất, ngôn ngữ và vận động của bé cũng đã đạt mốc gần bằng 80% so với người lớn. Vì vậy, các mẹ nên chú ý chuẩn bị món ngon mỗi ngày cho bé 5 tuổi phong phú và đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp nuôi trẻ khỏe mạnh.
Có nhiều người nghĩ chỉ cần cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng từ khi sinh ra cho đến lúc 3 tuổi mà không biết rằng khi bé đã 5 tuổi cũng rất cần phải ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Bởi đây là lúc bé tiêu hao rất nhiều năng lượng cho hoạt động vui chơi của mình.
NHU CẦU MÓN NGON MỖI NGÀY CHO BÉ 5 TUỔI
Ngoài các bữa ăn chính (sáng, trưa, tối), trẻ cần được bổ sung thêm những bữa phụ với các món ăn như cháo, súp, bún, phở và sữa. Hạn chế hoặc tuyệt đối không cho trể ăn bánh, kẹo, nước ngọt, hoa quả trước bữa ăn. Thông thường, trẻ 5 tuổi sẽ cần 2 – 3 bát cơm nát với các loại thức ăn chế biến từ thịt, tôm cua, trứng, lạc, vừng, đậu, đỗ, rau xanh và dầu mỡ; 200ml – 500ml sữa; 2 – 3 bữa phụ như cháo, súp, bún, phở; hoa quả chín ăn sau các bữa ăn theo nhu cầu của trẻ trong 1 ngày. Đặc biệt lưu ý, đối với trẻ biếng ăn, ăn được ít cơm thì những bữa phụ này lại rất quan trọng.
GỢI Ý MỘT SỐ MÓN NGON MỖI NGÀY CHO BÉ 5 TUỔI
Các mà mẹ cũng nên đầu tư thật kĩ cho bữa tối của trẻ. Nên sử dụng cơm cùng một số món ăn kèm cho bữa tối của bé đủ no, đảm bảo đủ năng lượng cho sự phát triển. Bạn có thể tham khảo một số thực đơn như: Thịt gà hầm củ quả + canh tôm rau dền + cơm; Thịt bò xào nấm + canh cá nấu ngót + cơm; Tôm thịt rim dứa + canh xương hầm đu đủ + cơm; Cá phi-lê rán sốt cà chua + canh mọc rau ngót + cơm; Sườn rim mè + canh nấm đậu phụ + cơm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Đơn Cho Bé 2 Tuổi Đầy Đủ Dinh Dưỡng Mẹ Nên Lưu Ngay trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!