Bạn đang xem bài viết Thực Đơn Những Món Ăn Ngon Ngày Tết Không Thể Thiếu được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thực đơn những món ăn ngon ngày TếtBánh chưng là món ăn đã có lịch sử lâu đời trong nền văn hóa ẩm thực Việt Nam. Vì thế trong mâm cỗ ngày Tết của người miền bắc không thể thiếu món ăn này. Bánh tượng trưng cho mặt đất, được dùng để thể hiện lòng biết ơn của hoàng tử Lang Liêu với Vua Hùng đời thứ 16 và đất trời.
Sự kết hợp hài hòa của gạo nếp dẻo, đỗ ngọt bùi, tiêu cay nhẹ và thịt mỡ béo ngậy đã tạo nên một hương vị đặc trưng cho món ăn không lẫn vào đâu được. Khung cảnh ngồi đợi nồi bánh chưng chín cạnh đống lửa đã đi vào tiềm thức của người dân miền Bắc mỗi dịp Tết đến.
Món ăn ngon ngày tết không thể thiếu món giò, thường được đặt ở giữa mâm cỗ. Với ý nghĩa trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà, đây là một phần không thể thiếu của ẩm thực Việt.
Món ăn này được làm từ thịt heo giã nhuyễn trong cối đá và được gói bằng lá chuối rồi luộc chín. Miếng giò trắng mịn, giòn dai, hương vị thơm ngon không chỉ là món ăn ngon mà còn có thể dành tặng cho những thành viên trong gia đình mình.
Trong mọi mâm cỗ không thể thiếu món thịt gà luộc. Trong những ngày tết cũng không ngoại lệ. Một món ăn đơn giản nhưng lại không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Vị ngọt thơm của miếng thịt gà luộc ăn kèm với lá chanh, chấm muối chanh ớt sẽ tạo nên một hương vị riêng rất khó quên.
Bên ngoài màu vàng óng, bên trong thì chứa đầy thịt, mộc nhĩ và giá, nem rán là món ăn độc đáo và hấp dẫn không thể thiếu được trong những ngày Tết của người miền Bắc. Đây cũng là một món ăn ngon ngày tết tuyệt vời.
Bánh tét là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người miền Trung với ý nghĩa sự hội tụ của đất trời. Nếu miền Bắc là bánh chưng được gói bằng lá dong thì bánh tét của miền Trung được gói bằng lá chuối.
Nguyên liệu mặc dù khá giống nhau nhưng bánh tét được gói lại thành từng đòn hình trụ. Nguyên liệu tuy đơn giản nhưng người ăn có thể cảm nhận rõ rệt vị ngon của từng nguyên liệu bên trong, vô cùng ngon và hấp dẫn.
Trong những bàn tiệc thiết đãi khách của người miền Trung dịp tết thường có khoanh chả bò màu đỏ hồng. Đây là món ăn ngon ngày tết miền Trung. Với đủ vị mặn, ngọt, giòn, dai, cay quyện với mùi thơm nồng đặc trưng của tiêu đen đã khiến cho món này không thể thiếu trong các dịp lễ Tết.
Trong các món ăn ngon ngày tết tại Sài Gòn thì món ăn truyền thống Tết nổi tiếng nhất có lẽ chính là thịt kho nước dừa. Món ăn còn được gọi với cái tên khác là thịt kho riệu, thịt kho hột vịt.
Vào những ngày giáp Tết, các hộ gia đình nam bộ thường chuẩn bị một nồi thịt kho nước dừa to để ăn vào những ngày này. Thịt kho hột vịt trông vừa hấp dẫn, dễ ăn lại ngon miệng. Món ăn này thường được ăn kèm dưa giá để không bị ngán.
Với các gia đình miền Nam, món canh khổ qua nhồi thịt là một món ăn thường ngày quen thuộc. Món ăn này cũng được chế biến trong những ngày Tết với ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn đi qua. Đồng thời, đây cũng là một món ăn bổ dưỡng giúp giải nhiệt cơ thể trong những ngày Tết.
Những Món Ăn Không Thể Thiếu Trong Ngày Tết Hà Nội
Bánh trưng trong ngày tết thì nhà nào của miền nào cũng cũng phải có, vì đây là phong tục cũng là món ăn cần thiết trong ngày tết. Tuy nhiên giò thủ thì chỉ có miền Bắc mới có, đây cũng là một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày giỗ và càng không thể thiếu trong ngày tết truyền thống của bà con Bắc bộ.
Giò thủ được làm thịt của đầu lợn thái nhỏ trộn cùng mộc nhĩ nêm gia vị rồi xào chín lên, gói thật chặt bằng lá chuối sau đó luộc hoặc hấp cho chín. Sau khi vớt ra thì dùng 2 hoặc 4 thanh gỗ ép thật chặt cho chắc, khi nào ăn cũng đem cắt như giò lụa.
” Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh “
Đây là hai câu đối rất hay trong ngày tết, để chỉ ý nghĩa quan trọng trong các món ăn và trò chơi truyền thống trong ngày tết ở Bắc bộ. Thay vì đồng bào Nam bộ ăn củ kiệu muối thì miền Bắc lại sử dụng hành củ làm muối dưa, món ăn này cũng lại vị ngon khác lạ, giúp bạn bớt ngán hay tiêu hóa tốt khi bạn ăn quá nhiều dầu mỡ hay các chất ngọt trong ngày tết.
Đây là món ăn đặc biệt chỉ có ở miền bắc, người dân thủ đô Hà Nội thì luôn giữ gìn truyền thống rất tôt khi luôn chuẩn bị thật chu đáo món ăn này trong ngày tết. để tiếp đón khách khứa hạ hàng và cho cả gia đình. Thịt đông có thể làm từ xương hoặc thịt ba chỉ, thêm ít thịt gà, bì lợn tất cả sẽ được ninh nhừ sau đó để ra ngoài trời cho thịt đông lại.
Thông thường tết của miền Bắc rất lạnh nó cũng có thể tự đông mà không cần bỏ tủ lạnh, sau khi thịt đông lại bạn sẽ thấy một lớp mỡ trắng mịn trên bề mặt của nồi thịt nhìn vô cùng bắt mắt, ăn kèm với dưa hành có cảm giác lạnh lạnh thơm thơm rất hấp dẫn.
Món ăn này giống như chả giò của miền Nam, tuy nhiên có thể làm to hoặc nhỏ tùy ý mỗi gia đình. Món ăn này cũng vô cùng phổ biến trong các bữa cỗ và ngày tết của người dân Bắc bộ, nem rán được làm từ hỗn hợp thịt nạc băm nhỏ thịt cua bể hay tôm nõn, hành khô, củ đậu trứng, nấm hương, mộc nhĩ, hạt tiêu, muối, gia vị.Tất cả đem trộn thật đều sau đó gói vào bánh đa nem (bánh tráng) đã được tẩm ướt, sau đó đem rán trên chảo dầu nóng cho đến khi nào nem vàng ươm thì vớt ra. Có thể ăn kèm một số loại rau và nhớ làm nước mắm tỏi ớt thật ngon mới có thể thưởng thức nem rán tròn vị.
Loại măng non mới mọc có hình chiếc lưỡi lợn được cắt mỏng đem phơi khô, khi nấu được ngâm trong nước để măng mềm sau đó đem ninh với xương gà, cổ cánh gà hoặc giò lợn. Ninh cho tới khi nào cả măng và thịt đều mềm, có thể thêm vài mảnh quế là hồi tạo mùi thơm, khi nước tạo ra màu vàng của măng cùng váng mỡ nêm nếm gia vị vừa ăn rồi rắc hành, mùi, tiêu lên sẽ tạo ra vị thơm ngon và thanh mát vô cùng hấp dẫn.
Tổng Hợp Những Món Lạ Ngày Tết, Món Ăn Ngon Ngày Tết Không Thể Thiếu
Những ngày Tết sum vầy mà không có cách làm món ăn ngon ngày Tết thì thật là thiếu sót đúng không. Mình đã tổng hợp lại để các bạn tiết kiệm thời gian, nấu thêm được các món lạ ngày Tết, giúp cho mâm cỗ gia đình thêm đa dạng, phong phú hơn nè.
Trong ngày Tết, mâm cỗ tết với bánh chưng xanh, câu đối đỏ và hộp mứt Tết đã trở thành một nét truyền thống không thể thiếu ở Việt Nam. Thay vì mua gấp gáp vào những ngày cận Tết, thì lúc này bạn tranh thủ vào bếp làm ngay các loại mứt Tết tủ mà cả nhà bạn thích nhất, để dành Tết nhâm nhi uống trà mà không thấp thỏm lo an toàn thực phẩm cho gia đình mình. Mứt Tết gần gũi truyền thống thì có cách làm mứt dừa, mứt bí,…hiện đại hơn chút ngày nay có cả mứt cà chua, củ sen, sơ ri….Mứt me có màu vàng trong, bóng mướt, bọc giấy kín trong rất tươi mắt. Mứt me đặc biệt được người Sài Gòn rất ưa chuộng. Nhất là các chị em phụ nữ, những người yêu thích vị chua chua ngọt ngọt.
2. Mứt gừngCó thể nói mứt gừng là món mứt Tết khá quen thuộc lại luôn có sức hấp dẫn với nhiều người. Từng lát mứt gừng vàng thanh, bên ngoài khô với những hạt đường li ti phủ mỏng thoảng vị cay nhè nhẹ, ăn vào vừa thơm lại vừa ấm lòng ngày lạnh. Với một số người Tết phải có lát mứt gừng ăn kèm với nước trà thì mới ra hương vị Tết.
Thỉnh thoảng nếu bị ho nhẹ, khản tiếng hay đau họng thì ngậm một miếng mứt gừng cũng sẽ giúp bạn giảm bớt sự khó chịu của cổ họng và đỡ mệt cho cơ thể. Tuy nhiên gừng tính nóng, ăn đúng thì kích thích tiêu hóa, nhưng nhiều quá lại ảnh hưởng cho bao tử.
3. Mứt dừa lá dứaMứt dừa dễ làm, lại thơm và dễ ăn nên thường được các bà, các mẹ lựa chọn để tự tay thực hiện, cho Tết vui và lành. Mứt được làm từ cơm dừa bào mỏng cùng đường cát trắng, thành phẩm có vị ngọt thơm tự nhiên, vị ngậy béo đặc trưng của cùi dừa.
Ngày nay có một số biến tấu mới lạ như mứt dừa lá dứa sẽ là món mứt lạ thơm ngon và hấp dẫn để đãi khách trong dịp lễ tết. Vị béo ngậy cộng thêm màu sắc bắt mắt. Sự ngon ngọt tự nhiên đến không ngờ.
4. Mứt bíBí đao là một loại thực phẩm phổ biến ở xứ đồng bằng, chẳng thế mà từ ngày xưa mứt bí đã là một trong các loại mứt không thể thiếu trong nhiều gia đình vào dịp Tết. Mứt bí được làm từ những trái bí già, để chọn được những trái bí vừa ý và các bà, các mẹ chúng ta đã tranh thủ đi chợ từ những đầu tháng chạp và bắt đầu công đoạn sơ chế mứt.
Là một món mứt có phần dân dã, ít bình dân nhưng mứt bí luôn luôn hiện diện trong mâm mứt quả mời khách của nhiều gia đình vì vị ngọt thanh nhẹ tuyệt vời của nó.
5. Mứt hạt senVì là thứ mứt cao sang bậc nhất nên khó có loại mứt gì bì được hương vị với mứt sen trần. Những hạt sen phơi khô, bảo quản chăm chút từ khi còn tươi ngon vụ hè, gần cuối năm mới đem ra ngào đường, làm mứt. Những viên mứt nhỏ tròn, màu hanh vàng, bọc trong lớp vỏ lấm tấm đường, mang vị ngọt ngào mà tinh tế.
Không ai có thể ăn nhiều mứt sen một lúc, bởi thật ra mứt có vị ngọt rất sắc. Nhưng đôi lúc nhẩn nha một vài viên, nhấp một ngụm trà thơm, vị ngọt, vị chát cùng hơi nóng ấm quyện hòa lại tạo cảm giác thư thái thú vị, khiến câu chuyện đầu xuân thêm vui vẻ, rộn ràng.
6. Mứt quấtMứt quất là loại mứt đặc sản của Hội An, được người dân cũng như khách du lịch rất ưa chuộng. Quất làm mứt phải chọn loại quất vườn hơi vàng, vỏ căng mịn và bóng đẹp.
Nhìn từng quả mứt quất căng phồng màu cam, thơm hương quất đã thấy hương xuân thoang thoảng đâu đây, vương vấn tâm hồn biết bao người.
7. Mứt khoai langMứt khoai lang dẻo, ngọt bùi mà không ngấy. Cực kỳ thích hợp để trổ tài và làm mứt Tết mời khách ngày Tết nhé!
8. Mứt vỏ camCòn gì tuyệt hơn khi quây quần bên gia đình ăn miếng mứt vỏ cam ngọt bùi. Cách làm mứt vỏ cam không khó, lại để được lâu nên bạn có thể làm nhiều mứt vỏ cam và ăn dần dần nhé!
9. Mứt sơ riMứt sơ ri có lớp vỏ dai ngọt ngào nhưng vẫn giữ được vị chua của trái sơ ri.
10. Mứt củ senMứt củ sen giòn giòn, ngon ngọt nhẹ nhàng, chắc chắn sẽ là dịp để các chị em trổ tài nấu nướng của mình.
11. Mứt cà chua biLàm mứt từ cà chua bi không những ngon, bổ mà màu sắc lại rất đẹp nữa. Mứt cà chua bi không quá ngọt và lại dẻo dẻo, chua nhẹ rất dễ ăn.
12. Mứt khếMứt khế dẻo là một trong những món mứt Tết thơm ngon mà các bạn gái hay trổ tài làm cho dịp Tết. Khế chua được ép hết nước, chỉ còn độ chua vừa phải, thơm thơm mùi gừng, ngọt ngọt hài hòa cực ngon.
13. Mứt cà rốtTết này chị em đã có thể làm món mứt cà rốt “phiên bản mới” vừa ngon vừa đẹp mắt để đãi khách rồi. Tham khảo cách làm mứt cà rốt mà Cooky chia sẻ dưới đây nhé! Chắc chắn rằng bạn sẽ ghi điểm trong ngày tết đó.
14. Mứt thơmMứt thơm chua, ngọt thơm nồng chắc chắn sẽ quyến rũ nhiều thực khách mỗi ngày Tết.
15. Mứt đu đủTrong đu đủ chứa nhiều vitamin A giúp chống oxy hóa mạnh, chống khô mắt, da và nhuận tràng. Hiện nay đu đủ không chỉ được sử dụng làm dưa món mà cũng có thể lấy nó làm nguyên liệu cho món mứt ngày Tết nữa đấy. Khay mứt nhà bạn đã có món mứt nay chưa?
Dù xã hội ngày một hiện đại, nhưng những giá trị văn hoá ẩm thực cổ truyền vẫn không hề thay đổi như các món bánh mứt, bánh chưng xanh, củ kiệu, dưa hành vào ngày lễ tết. Mứt không chỉ làm phong phú mà còn giúp trung hòa hương vị ẩm thực trong những ngày Tết.
Sẽ như thế nào nếu một ngày Tết thiếu đi hương vị mứt Tết? Đó ắt hẳn sẽ là một niềm nuối tiếc không thể nguôi ngoai trong chúng ta. Thực Phẩm Không Thể Thiếu Trong Ngày Tết: Thịt, cá, rau củ quả, trái cây… Cùng Cooky điểm danh những loại thực phẩm cần dự trữ trong tủ lạnh những ngày Tết để không cần phải lúng túng, thiếu nguyên liệu nấu khi các siêu thị hay cửa hàng đóng cửa trong ngày mồng của Tết nhé. Thịt, cá
Thịt – cá là thực phẩm phổ biến để nấu nên những bữa cơm tết ngon miệng. Thịt, cá mua về nên làm sạch sẵn, đem rửa thật sạch, để ráo nước. Cho chúng vào các túi hút chân không (túi này có bán ngoài siêu thị) bảo quản trong ngăn đá. Giúp thịt, cá sẽ luôn tươi và không có mùi khó chịu khi chế biến.
thực phẩm không thể thiếu trong ngày Tết Rau – củ – quả
Nhiều gia đình có thói quen ăn nhiều rau củ quả trong ngày Tết. Các loại rau phổ biến như: mồng tơi, rau muống, rau cải, xà lách, bí xanh, mướp, dưa leo … Nguyên liệu đầy đủ giúp bạn thuận tiện trong việc lựa chọn món ngon cho cả nhà nhé.
Cách bảo quản rau củ quả tươi lâu, không sợ héo là rau khi mua về chỉ việc cắt gốc, rửa thật sạch sau đó chúc phần gốc xuống rồi dàn đều rau xung quanh rổ thưa, để nơi thoáng gió từ sáng đến chiều cho ráo nước. Cuối cùng mới cho rau vào bịch (không cột đầu) để hở bịch nilon, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
thực phẩm không thể thiếu trong ngày Tết
Rau thơm, rau mùi, sả, gừng, lá chanh… chắc chắn là thực phẩm không thể thiếu trong ngày Tết. Bạn nên bảo quản các loại rau thơm trong ngăn mát tủ lạnh dùng cho 3 – 5 ngày Tết như: cà chua, chanh, hành tây, hành lá, rau thơm các loại, gừng, sả, lá chanh, thì là, ớt…
Các loại rau thơm
Ăn trái cây tráng miệng sau mỗi bữa cơm Tết giúp chống ngán, ăn ngon miệng và tốt cho sức khỏe hơn nhé. Nên chọn lựa các loại trái cây để được lâu ngày và cả nhà đều thích. Ví dụ như: xoài, dưa, bưởi, cam vàng… tránh mua trái cây chỉ để được vài ngày khi chưa kịp dùng đã hỏng. Cách bảo quản trái cây dùng lâu khá đơn giản. Chỉ cần rửa sạch trái cây, lau khô rồi có thể để bên ngoài hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh.
thực phẩm không thể thiếu trong ngày Tết Trái cây
Cách hay nhất là bạn hãy lên danh sách những thứ cần mua, sau đó đi chợ vào những ngày cuối năm để chọn mua sẵn những thực phẩm cần dùng trong những ngày Tết.
Sữa chua rất tốt cho sức khỏe và tăng cường miễn dịch cho đường ruột. Vào những ngày Tết việc ăn uống thất thường và ăn quá nhiều các loại thịt, bánh, quả, hạt…có thể khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu. Bên cạnh khẩu phần ăn bổ sung nhiều chất xơ như rau và trái cây, bạn cũng nên chuẩn bị một ít sữa chua để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
thực phẩm không thể thiếu trong ngày Tết Sữa chua
Mứt gắn liền với món ăn vặt đãi khách trong ngày Tết của mọi gia đình Việt. Để bảo quản mứt quất được lâu, chỉ nên bày ra một phần mứt trên bàn ngày tết để tiếp khách, phần còn lại, nên đun cùng với đường chảy sền sệt, để nguội rồi gói từng quả lại bằng giấy kính. Như vậy, bạn có thể bảo quản được mứt quất tới vài tháng.
thực phẩm không thể thiếu trong ngày Tết Mứt
Có thể bạn quan tâm:
thực phẩm không thể thiếu trong ngày Tết Thực phẩm không nên cho tủ lạnh ngày tết Khoai tây là thực phẩm không nên để tủ lạnh vì sẽ làm giảm chất lượng các loại củ này. Bánh mỳ nên gói trong giấy, để ngăn đá thay vì ngăn mát vì nếu để ngăn mát, bánh sẽ bị khô mặt.
Dưa, cải bẹ, củ kiệu,… là những thức ngon thích hợp để muối chua ngọt ngon để dành ăn cho ngày tết đến.
1. Cách muối dưa cải chua giòn
Dưa cải là loại rau rất thông dụng, phổ biến và rất được nhiều chị em lựa chọn làm nguyên liệu cho món dưa chua ngày Tết. Với cách làm đơn giản này xong luôn chua vừa ăn, có màu vàng đẹp mắt, không nổi váng mà lại thơm, giòn ngon tuyệt.
Nguyên liệu: Dùng cho 6 người ăn
2. Cách muối dưa góp chua ngọtNguyên Liệu
3. Cách muối dưa chuột bao tử ngonNguyên liệu: Dùng cho 2 người
4. Cách muối củ kiệu chua ngọtNguyên liệu:
5. Cách làm dưa món chua ngọtNguyên liệu
6. Cách muối dưa bắp cải ngonNguyên liệu:
7. Cách làm dưa giáNguyên liệu:
8. Cách muối măng chua ăn sốngNguyên liệu:
9. Cách làm dưa hành tímNguyên liệu:
10. Hành tây muối chua ngọtlà món ăn dễ làm, dùng để chống ngấy thay cho các món chiên, xào, kho… Chỉ với 3 bước thực hiện, hành tây giòn, mềm, cay cay và rất đưa cơm.
Nguyên liệu:
11. Cách làm cà muối xổiNguyên liệu: Dùng cho 12 người
12. Cách muối dưa cải thảoNguyên liệu: Mong rằng với những món món muối chua trên sẽ giúp gia đình bạn có thể giải ngán cho những thức ăn nhiều dầu mỡ trong suốt những ngày tết đến xuân về nhé! Chúc bạn và người thân được nhiều sức khỏe và gặp nhiều may mắn trong năm mới! Thịt bò là một trong những loại thực phẩm phổ biến, vừa ngon, bổ dưỡng mà lại không hề gây béo. Nó được chế biến thành nhiều món ăn như hầm, ngâm, làm thịt khô bò…Cùng lướt qua các món ngon từ thịt bò ngày Tết dưới đây nhé!
1. Bắp bò khoVới cách nấu thịt bò hầm ngày Tết này, bắp bò sẽ mềm, thấm đậm gia vị tạo cho mónbắp bò kho cực ngon, màu sắc đẹp mắt. Món này bạn có thể ăn cùng với cơm, bún hay bánh mì đều được.
350gr bắp bò
1 muỗng cà phê
1 muỗng canh gừng băm
1 muỗng canh dầu điều
1 muỗng canh đường trắng
2 muỗng canh gia vị bò kho
1 muỗng canh nước mắm
Gia vị: sả, hành tím băm, ớt bột
>> Xem thêm: Cách làm Bánh mì bò kho
2. Bắp bò luộcBắp bò mềm, thơm, đậm đà gia vị là một trong các món ngon từ thịt bò bắp, rất phù hợp cho bữa cơm ngày nóng. Hơi kỳ công một chút nhưng món bắp bò luộc sẽ khiến người thưởng thức cảm thấy hài lòng, ngon miệng.
3. Khô bòSẽ rất thiếu sót nếu liệt kê món bò ngày Tết ngon mà không có khô bò. Khô bò có vị dai dai, đậm đà, thích hợp nhâm nhi cùng bạn bè và ông xã. Thay vì mua ngoài, bạn có thể tự tay làm tại nhà đấy.
Nguyên liệu:
500 gr thịt bò
1 muỗng canh sả
3 muỗng cà phê ớt bột
1 muỗng cà phê tỏi băm
1 muỗng cà phê bột ngũ vị hương
Gia vị
4. Bắp bò ngâm nước mắm mặnThêm 1 món ngon từ thịt bò ngày Tết, món bắp bò ngâm nước mắm mặn vừa thơm ngon, giòn mềm, đem lại cho cả nhà bữa ăn ngày Tết vui vẻ, ấm cúng, quây quần bên nhau.
Nguyên liệu:
5. Khô bò mè cayKhông còn nỗi lo thịt quá dai và mắc răng, món khô bò mè cay sẽ rất dễ ăn cho cả nhà khi chỉ còn cảm giác cắn miếng thịt dẻo thơm và cực kỳ ngọt vị thịt bò. Đặc biệt hơn có mùi thơm của mè.
6. Thịt bò rimThịt bò rim là một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người miền Trung. Vị ngọt của thịt bò hòa quyện với vị thơm của mật mía, vị cay cay của gừng luôn chứa đựng sức hút khó cưỡng với người thưởng thức.
7. Lạp xưởng bòKhông chỉ các bé mà người lớn cũng rất thích ăn lạp xưởng bò. Khi cắn thì mềm, thơm, đậm đà khiến bạn không thể chối từ.
Nguyên liệu:
8. Bắp bò ngâm giấmBắp bò ngâm giấm ăn vừa ngon lại vừa không sợ ngán. Ngoài ra thịt bò là 1 loại thực phẩm bổ dưỡng, mang đến rất nhiều protein và calo cho cơ thể.
Nguyên liệu:
9. Thịt bò viên khô
750gr thịt bò
1 muỗng canh bột tỏi
1 muỗng canh ớt bột
1 muỗng canh bột xá xíu
1 muỗng canh sốt hoisin
1 muỗng canh bột ngũ vị hương
Nguyên liệu:
10. Bắp bò kho mật míaBắp bò kho mật mía là cách nấu của người Nghệ An. Mỗi khi Xuân về, hầu như nhà nào cũng có một nồi thịt bò kho để ăn ngày Tết.
Nguyên liệu: Nguyên liệu: Tết này, bạn không phải lo nấu gì với nguyên liệu thịt bò rồi. Thêm ngay vào sổ tay nấu ăn nhé! Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết rồi, nhà bạn đã chuẩn bị món giò thủ như thế nào rồi. Cùng Cooky chia sẻ bí quyết làm giò thủ ngon đúng chuẩn nhé! Giò thủ hay còn gọi là giò xào, giò tai và là món ăn cổ truyền trong dị Tết. Giò thủ được làm bởi nguyên liệu chính là thịt thủ (phần thịt ở đầu con heo), xào chín cùng một số nguyên liệu khác rồi gói và nén chặt lại với hình dáng thường thấy nhất là hình trụ tròn. Hãy thử ngay cách làm giò thủ ngon này nè
Chuẩn bị
Da heo hay còn gọi là bì lợn: 500g
Tai heo: 1 cái
Hành tím cắt lát nhỏ hoặc băm nhỏ: 20g
Gia vị: Muối, nước mắm, đường, bột ngọt, tỏi băm, ớt trái cắt nhỏ, tiêu hạt và tiêu xay.
Khuôn gói giò thủ hoặc lá chuối
Dây nẹp tre hoặc dây nylon
Các bước thực hiệnBước 1: Sơ chế nguyên liệu chính
Da heo và tai heo mua về làm và cạo sạch lông còn thừa, rửa sạch lại với nước rồi cho vào nồi nước bắc lên bếp luộc chín. Để tiết kiệm thời gian thì bạn nên luộc chung với nhau nhé, nhưng da heo nhanh chín hơn tai heo nên bạn canh thời gian vớt da heo ra trước để riêng nhé!
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu phụ và luộc nguyên liệu chính
Nấm mèo cho vào chén nước ngâm nở, vớt ra cắt bỏ cuống và cắt sợi nhỏ.
Da heo và tai heo luộc chín cho ra thớt và cắt sợi nhỏ dài.
Lưu ý: Da heo luộc chín vớt ra cắt luôn nếu da nguội sẽ dai và khó cắt hơn đấy!
Cho tất cả da heo, tai heo đã cắt nhỏ vào thau lớn. Tiếp đến là nấm mèo, hành tím cắt nhỏ, muối, nước mắm, bột ngọt, tỏi ớt băm nhỏ, tiêu xay và tiêu hạt. Trộn đều với nhau để nguyên liệu thấm gia vị khoảng 20-30 phút.
Bước 3: Tẩm ướp nguyên liệu
Lưu ý: Nên dùng tiêu hạt khi ướp thì giò thủ sẽ tăng mùi vị cũng như ngon hơn khi thưởng thức nhé!
Bước 4: Gói giò thủ bằng tay
Lá chuối rửa sạch, luộc sơ để dể gói giò. Trải lá chuối ra mặt phẳng, chồng khoảng 2-3 lớp lá so le lên nhau. Tiếp đến là cho nhân lên mặt lá chuối, gói lại như kiểu gói bánh tét Tết vậy. Cách gói này đòi hỏi bàn tay khéo léo của người gói giò. Sau khi gói lớp lá chuối tròn lại thì dùng nẹp tre hoặc sợi dây cột chặt lại để khi luộc giò không bị bung ra nhé!
Khi giò thủ đã gói xong thì bạn cho giò vào nồi, đổ nước ngập mặt giò và nấu chín hoặc có nồi bạn hấp cũng được nhé. Vì là các nguyên liệu đã được sơ chế qua nên quá trình luộc cũng không lâu lắm. Khoảng 30-35 phút, cũng tùy giò bạn gói có kích thước lớn nhỏ nữa nhé!
Thành phẩm>> Xem thêm: Top 10 loại bánh “ẩn mình trong lá” đậm hương vị Việt
Giò thủ luộc chín vớt ra để nguội sau đó cho vào tủ lạnh và thưởng thức những ngày Tết nhé!
Lưu ý: Phải gói giò thủ liền khi còn nóng để tất cả dính chặt vào nhau. Bước 5: Hấp/luộc giò thủ
Những miếng giò thủ béo ngậy, giòn sần sật đậm đà cùng với vị thơm của hạt tiêu sẽ là món ăn ngon giúp mâm cơm ngày Tết của gia đình thêm hấp dẫn. Đây cũng là món ăn ngon để bạn trổ tài trong dịp tết sắp đến hoặc có thể sử dụng để làm quà tặng Tết.
>> Xem thêm cách làm giò thủ ngon chi tiết: Giò thủ ngày Tết Ngoài ra, ngày nay đẽ có khuôn inox, nếu muốn làm giò thủ bạn chỉ cần xúc thịt đã xào vào khuôn, vặn vít. Cách làm giò xào bằng khuôn dễ làm hơn nhưng miếng giò không chắc và thơm như gói bằng tay. Lào: Songkran
Tết của người Lào có tên là Songkran. Trong những ngày lễ lớn này, món ăn mà người Lào sử dụng là món lạp được chế biến từ thịt gà và bò tươi. Người ta thường dùng món lạp ăn kèm với cơm nếp. Đây là món ăn tượng trưng cho tài lộc cho gia đình và người thân.
Campuchia: Chol Chnam ThmayMột trong các món ăn Tết của các nước láng giềng
Ngày Tết của người Campuchia được gọi là Chol Chnam Thmay. Đặc sản ngày Tết của người dân Campuchia chính là món cà ri. Người dân Campuchia thường đem món ăn này lên chùa để làm lễ trước rồi sau đó cả nhà mới ngồi quây quần cùng nhau thưởng thức.
Thái lan: Cà ri đỏ nấu với vịt quayCà ri đỏ – Món ăn may mắn dịp Tết của bạn “hàng xóm”
Cà ri là món ăn truyền thống không thể thiếu trong các bữa cơm của người Thái Lan. Không chỉ có hương vị và màu sắc hấp dẫn, món ăn này luôn nằm trong các mâm cơm ngày Tết ở xứ sở chùa Vàng với một ý nghĩa tốt đẹp cho năm mới: Ăn cà ri đỏ, vận đỏ cả năm
Singapore, Malaysia: Yu ShengMón ăn đặc trưng của người Singapore và Malaysia trong ngày Tết nguyên đán là Yu Sheng. Món ăn này được làm từ cá hồi và rau củ. Món Yu Sheng này thường được trộn chung với nước sốt để ăn. Các thành phần chế biến món ăn cũng mang rất nhiều ý nghĩa: cá hồi tượng trưng cho sự may mắn, cà rốt tượng cho sự phát đạt, dưa leo tượng trưng cho sự trẻ trung, dầu ăn tượng trưng cho sự phát tài.
Trung Quốc: Bánh bao, cá tượngTết âm lịch ở Trung Quốc thường kéo dài trên 10 ngày. Trong những ngày đó, bữa tối của ngày đầy năm mới được xem là bữa ăn quan trọng nhất. Vì là bữa cơm sum họp đầu năm nên mọi thành viên trong gia đình đều phải có mặt. Có rất nhiều món ăn được dùng trong bữa ăn này nhưng phổ biến nhất là bánh bao và cá.
Món ăn may mắn ngày Tết của Trung Hoa
Món bánh bao tượng trưng cho sự may mắn, còn món cá tượng trưng cho sự dư giả, sung túc cho gia chủ. Cả hai món ăn đều tượng trưng cho sự no ấm, thịnh vượng cho mọi người. Bên cạnh đó, món sủi cảo có hình giống quan tiền cũng là một món ăn rất được ưa chuộng ở Trung Quốc vào những ngày đầu năm mới này.
Hàn Quốc: Canh TteokgukMón ăn may mắn dịp tết – Canh Tteokguk
Hàn Quốc có một món ăn đặc trưng cho ngày đầu năm mới là món canh Tteokguk. Món canh này được làm từ bột gạo, nước xương bò, thịt bò, hành lá. Người Hàn Quốc sử dụng món ăn này với mong ước cả gia đình sẽ có được sức khỏe dồi dào và gặp nhiều may mắn. Canh Tteokguk thường được ăn kèm với kim chi.
Mông Cổ: Bánh bao nhân cừu và sữa ngựaMón ăn may mắn ngày Tết của người Mông Cổ là bánh bao đó!
Tết cổ truyền của Mông Cổ cũng được kéo dài 3 ngày như ở Việt Nam. Món ăn được người Mông Cổ ưa chuộng trong những ngày Tết là bánh bao nhân cừu và sữa ngựa. Đây cũng là món ăn mà người Mông Cổ sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của mình. Bữa cơm sum họp của người Mông Cổ dĩ nhiên cũng phải đầy đủ thành viên trong gia đình để đón giao thừa và cầu chúc cho một năm mới an lành.
Ấn Độ: Những thức ăn có vị đắngNgười Ấn Độ thì lại chuộng những thức ăn có vị đắng. Đối với họ, vị đắng của thức ăn tượng trưng cho sự may mắn cho năm mới. Đặc biệt, tất cả các món ăn được dùng vào ngày Tết sẽ được nêm gia vị gấp đôi gia vị để cho thật mặn hoặc thật ngọt. Người Ấn Độ hy vọng những món ăn này sẽ giúp họ xua đuổi ma quỷ cản trở con đường làm ăn của họ. Món trà pha sữa trâu bò cũng được ưa chuộng với mong ước một năm mới ngọt ngào và suôn sẻ.
Mỗi đất nước đều có những món ăn đặc trưng cho ngày Tết của riêng mình. Dù là món ăn nào đi nữa thì chung quy mọi người đều mong ước cho một năm mới an lành với nhiều may mắn đến với gia đình mình.
Bạn đã biết những thông tin trên chưa, có dịp đón năm mới ở các nước này thì đừng quên thưởng thức nhé! Có thể bạn quan tâm:
Ở kỳ trước, Cooky đã chỉ cho bạn “thủ thuật nhận biết giò chả có hàn the ” thì ở bài này, Cooky sẽ hướng dẫn cách làm các loại giò chả ngày Tết tại nhà. Vừa an toàn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Mỗi đều chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, cầu chúc cho một năm mới an khang, thịnh vượng.
Xắn tay áo lên, vào bếp trổ tài trong không khí của ngày Xuân nào.
1. Chả hoa ngũ sắcĐĩa chả hoa ngũ sắc đầy ấn tượng này chắc chắn sẽ khiến cho mâm cơm ngày Tết thêm phần hấp dẫn. Trông kì công vậy nhưng thực ra cách làm đơn giản hơn rất nhiều so với các loại giò chả ngày Tết khác.
2. Giò thủGiò thủ là một món ăn hấp dẫn, cực ngon mà bạn nên có trong mâm cỗ ngày Tết. Chỉ với những nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm, khi ăn lại có vị đậm đà, sần sật của nấm mèo không thể quên được.
3. Chả lụaChả lụa là món ăn không chỉ các bé mà người lớn đều rất thích. Chả mềm, đậm đà, beo béo… Bạn có thể ăn kèm với bánh chưng, mồi nhậu cho “anh xã” nhâm nhi cùng bạn bè. Chả lụa còn được mệnh danh là vua của các loại chả ngày Tết đó.
4. Chả lụa chayĐể thay đổi khẩu vị, đồng thời giảm bớt dầu mỡ và chất đạm động vật đưa vào cơ thể. Chúng ta cùng vào bếp làm món chả lụa chay nhé!
5. Chả quế chiênChả quế màu vàng, lớp ngoài giòn, bên trong mềm, đậm đà cũng là món ăn dân dã trong dịp Tết. Bạn có thể tự làm chả quế tại nhà vừa an toàn, vừa tiết kiệm.
Trong các loại chả ngày Tết thì ăn không hề ngán luôn
6. Nem chua thịt heoNem bằng thịt heo chín, thơm ngon, màu sắc đẹp mắt, an toàn cho sức khỏe và thích hợp các món khai vị trong các đám tiệc. Học bí quyết làm món này dành tặng người thân nào.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số món giò chả, nem nằm trong bộ sưu tập của Cooky dưới đây. Tại sao lại không dành tặng chúng làm món quà trong những ngày Tết nhỉ? Có thể bạn quan tâm: Thịt Kho Tàu – Thịt kho hột vịt là món ăn ngon truyền thống trong dịp Tết. Cách làm thịt kho tàu ngon đơn giản, chọn thịt ba chỉ cắt thành các khối to, ướp hành tỏi và gia vị nêm nếm cho đậm đà. Đặc biệt, món thịt kho tàu kiểu miền Tây sử dụng nước dừa tươi đem đến vị ngọt tự nhiên ăn rất ngon miệng nhé. thịt kho tàu
Nguyên liệu:
1kg thịt heo
5 quả trứng vịt
1 củ tỏi
5 củ hành tím
1 trái dừa
5 muỗng canh nước mắm
1.5 muỗng cà phê muối
1 muỗng canh đường trắng
1 muỗng cà phê bột ngọt
1 muỗng canh nước màu
Thực hiện:Chuẩn bị làm thịt kho tàu: Cho trứng vịt vào nồi luộc chín trong khoảng 15 – 20 phút rồi bóc bỏ vỏ.
cách làm thịt kho tàu ngon
Chuẩn bị làm thịt kho tàu: rửa sạch, cắt miếng to cỡ 3 ngón tay gộp lại. Hành tím bóc vỏ, cắt múi cau. Tỏi bóc vỏ, cắt nhỏ.
Lưu ý: Nên chọn thịt là thịt ba chỉ như vậy sẽ ngon hơn. Thịt quá nạc khi ăn sẽ bị khô, không béo.
Ướp thịt với hành tím, tỏi, 5 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 1.5 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt và 1 muỗng cà phê tiêu trong khoảng 20 – 30 phút.
cách làm thịt kho tàu ngon
Bước 4: Cách làm thịt kho tàu: Đun nóng 3 muỗng canh dầu ăn trong nồi lớn rồi hạ nhỏ lửa, cho thịt đã ướp vào, nhanh tay đảo đều khoảng 5 – 10 phút.
cách làm thịt kho tàu ngon
Khi thấy thịt săn lại thì cho nước 1 trái dừa vào, đậy nắp đun lửa to. Khi nước sôi thì thêm 1 muỗng canh nước màu vào trộn đều. Đậy nắp, đun sôi với lửa lớn khoảng 15 – 20 phút. Thi thoảng hớt bỏ bọt trắng.
cách làm thịt kho tàu ngon
Bước 6: Thịt kho trứng: Khi nước trong nồi vơi đi thì cho trứng vịt vào, thêm 1 lít nước lọc đun sôi với lửa lớn trong khoảng 20 – 30 phút.
Khi nước trong nồi cạn 1 nửa thì hạn nhỏ lửa, đun liu riu đến khi nước sệt và còn lại ít là được.
cách làm thịt kho tàu ngon
Thành phẩm:cách làm thịt kho tàu ngon
Có thể bạn quan tâm:
cách làm thịt kho tàu ngon thịt kho tàu Món thịt kho tàu ngày tết truyền thống đã sẵn sàng rồi đây! Ăn cùng với bánh mì hay cơm đều ngon lành, có thêm đĩa dưa giá nữa thì quá tuyệt vời. Có cách nấu thịt kho tàu ngon lành này, Tết các bạn tự tay làm một nồi cho cả nhà nhé. Món ăn đẹp mắt, tròn vị, thơm ngon chắc chắn sẽ thu hút cả nhà. Thêm một cái Tết rộn ràng, ấm cúng nè.
Những Món Ăn Không Thể Thiếu Trong Ngày Tết Đoan Ngọ
Thứ Năm, ngày 06/06/2023 10:00 AM (GMT+7)
Cơm rượu nếp, bánh tro, thịt vịt… là những món ăn ‘giết sâu bọ’ không thể không có trong ngày Tết Đoan Ngọ.Tết Đoan Ngọ dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ là một ngày Tết truyền thống của người Việt Nam diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch. Trong quan niệm của người Việt xưa, trong bộ phận tiêu hóa thường có nhiều sâu bọ, mầm bệnh và chúng sinh trưởng mạnh nhất vào ngày mùng 5/5, cho nên phải diệt trừ chúng bằng các món ăn. Vì vậy cứ đến dịp này, nhà nhà lại chuẩn bị những món ăn, hoa quả, bánh trái… Dưới đây là những món ăn được cho là không thể thiếu để có Tết Đoan Ngọ đúng nghĩa.
Cơm rượu nếp
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nhiều người thường ăn món cơm rượu nếp vì theo quan niệm của người dân, cơm nếp có thể tiêu diệt ký sinh trùng trong cơ thể. Vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại. Gạo được chọn để nấu cơm rượu nếp là loại nếp cẩm, hoặc nếp cái hoa vàng. Các gia đình có thể nấu cơm nếp, ủ rượu ở nhà hoặc mua ngoài hàng bán sẵn.
Cơm rượu nếp là món ăn được nhiều người lựa chọn thưởng thức trong ngày 5/5 Âm lịch.
Bánh tro
Bánh tro (còn có tên gọi là bánh gio, bánh nắng, bánh nẳng, bánh ú tro) là thứ không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Loại bành này được làm từ bột gạo nếp ngâm và lọc qua nước tro của một số loại cây trong vườn nhà. Nguyên liệu dễ kiếm nhưng cách làm lại khá cầu kỳ. Tuy vậy, nhưng nó lại được lòng rất nhiều người bởi màu sắc hấp dẫn, hương thơm đặc trưng của cây vườn nhà và vị thanh mát tan ngay trong miệng.
Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ.
Thịt vịt
Với người thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ. Cũng bởi quan niệm “diệt sâu bọ”, chữa bệnh mà thịt vịt với tính mát, có tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương, làm mát cơ thể. Thực tế, từ tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Thịt vịt – món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ.
Hoa quả đầu mùa
Dịp Tết Đoan Ngọ, các loại hoa quả được lựa chọn để “diệt sâu bọ” chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm. Đó là những trái mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu,… Đặc biệt là mận, vải. Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó.
Vải, đào, mận là những loại quả được nhiều người lựa chọn trong ngày 5/5 Âm lịch.
Dung dịch nào hôm qua chấm lên mụn, hôm nay mụn đã hết đỏ, hết viêm,… Tin tài trợ | Nacurgo
Những Món Ăn Ngày Tết Không Thể Thiếu Trong Năm Mới
1. Bánh chưng bánh tét xanh dẻo ngon mê li
Những món ăn ngày tết thơm ngon và hấp dẫn không thể không kể tới chả giò. Chả giò là món ăn được nhiều người Việt Nam khoái khẩu ưa thích bởi hình dáng bắt mắt, hương vị thơm ngon hấp dẫn . Đây cũng là món ăn quen thuộc không thể thiếu trong dịp tết cổ truyền của người Việt. Có ba loại giờ phổ biến là giò lụa, giò bò, giò xào, mỗi loại đều mang mỗi hương vị thơm ngon khác nhau nhưng được rất nhiều người ưa thích.
Món gà luộc là để cúng cho ngày cuối năm và đầu năm là món ăn không thể thiếu cho bất kỳ mâm cỗ cúng tết. Từ xưa tới nay người ta luôn tin rằng món gà luộc sẽ luôn mang lại một khởi đầu thuận lợi, mọi việc như ý .. Vì vậy món gà luộc trở thành món ăn không thể thiếu trong các dịp trọng đại. Đĩa gà vàng óng với lá chanh ngon mê ly không chỉ là món ăn đơn giản ngon miệng mà còn mang nét đẹp văn hóa dân tộc người Việt.
Nếu các món tết quen thuộc đã làm bạn phát ngán chẳng muốn ăn chút nào thì món thịt heo ngâm nước mắm quả thật sẽ làm bạn hài lòng. Đây là món ăn đặc trưng ngày tết của người miền Trung và được rất được mọi người ưa thích.
Bạn đang mong muốn đặt được tấm vé máy bay tết về với gia đình nhưng giá thành tới nơi đó lại quá mắc? Bạn đang có công việc cần gấp một tấm vé máy bay với mức giá rẻ nhất nhưng không đủ thời gian xoay xở tìm vé giá rẻ trên mạng vì công việc quá bận bịu?
Hãy ngừng lo lắng và nhanh chóng liên hệ với Vietjet của chúng tôi qua hotline (028) 7300 1886. Đây là địa chỉ đặt vé máy bay trực tuyến đơn giản và thuận tiện nhất được nhiều người lựa chọn hiện nay. Bạn chỉ cần để lại thông tin cá nhân cần thiết cho nhân viên của chúng tôi, đội ngũ booker chuyên nghiệp sẽ nhanh chóng tìm cho bạn tấm vé máy bay theo yêu cầu với mức giá rẻ nhất. Sau khi đặt végiá rẻ thành công thì chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ lại với bạn và cung cấp đầy đủ các thông tin về chuyến bay cho bạn. Sau khi xem xét bạn có quyền quyết định có mua vé hay không tùy vào nhu cầu của bản thân.
Những Món Ăn Không Thể Thiếu Dịp Tết Trung Thu
Tết Trung Thu ở nước ta có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước, khởi nguồn từ đồng bằng sông Hồng, bởi vậy hầu hết các món ngon Tết Trung thu không thể thiếu được những món ăn được chế biến từ những sản vật đặc trưng của vùng này như gạo nếp, các loại rau quả, thịt thà gắn bó với người dân địa phương…
Trải qua bao năm tháng mâm cỗ cho ngày Trung thu ngày càng phong phú, đa dạng tuy nhiên một mâm cỗ Trung thu truyền thống vẫn không thể thiếu được những món ăn sau đây.
Bánh trung thu Việt Nam có 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo. Vỏ bánh dẻo màu trắng, làm bằng bột nếp trộn với đường ngọt lịm, vỏ bánh nướng là bột mì dậy men trộn với trứng gà và rượu rồi nướng vàng ươm.
Bánh Trung thu cổ truyền Việt Nam thơm ngon, hấp dẫn với phần nhân thập cẩm, gồm hạt sen, thịt mỡ, vừng, lạp sườn, đậu xanh, lá chanh quyện vào nhau, tạo nên hương vị ngọt ngào, thơm ngậy. Bánh Trung thu thường có hình tròn, tượng trưng cho hình trăng tròn ngày rằm, sự đoàn viên, khát vọng về hạnh phúc.
Xôi cốm được chế biến từ 3 nguyên liệu chính là: đậu xanh, dừa nạo, cốm non. Dừa được tẩm với một chút đường trắng xào trên lửa liu diu. Đậu xanh ngâm trước nửa ngày, hấp chín trong vòng 25 phút, sau đó đem nghiền nát và trộn với cốm non.
Công đoạn đồ xôi đòi hỏi sự khéo léo của người chế biến, làm sao hạt xôi luôn giữ được vị bùi của đậu xanh. Đồ xôi cốm bằng hỗn hợp cốm và đậu xanh nghiền nát, hấp chín trong vòng khoảng 7 đến 10 phút. Khi đồ xôi chú ý mở vung và đảo đều để hạt cốm săn, dẻo và không bị nát. Xôi chín sẽ dậy mùa thơm của cốm non và đậu xanh, trộn với dừa nạo đã được xào với đường trắng. Món xôi cốm ngon phải đảm bảo được 3 tiêu chí: độ bùi của hạt đậu xanh, vị thơm của cốm non và độ béo của dừa nạo.
Những món ăn ngon ngày tết trung thu như chả cốm, xôi cốm thể hiện đúng với ý nghĩa của ngày lễ, phản ánh được những sản vật đặc trưng, một nghỉ lễ ăn mừng cho vụ mùa bội thu.
Gỏi bưởi là một món ăn ngon quen thuộc trong những lần đón chị hằng chú cuội hàng năm.
Gỏi bưởi phải được chế biến từ loại bưởi đào tươi ngon. Tôm sú luộc chín tới, tách vỏ, bỏ đầu, lấy kéo cắt ngang theo chiều dài. Thịt ba chỉ luộc và cắt thành hình sợi. Nước trộn gỏi được pha bằng nước mắm, nước lọc cùng ớt, đường, chanh… Sau khi làm xong nước gỏi thì tưới nước này lên tôm, thịt thấm đều trong vòng khoảng năm phút.
Bưởi trộn đều cùng rau răm, tôm và thịt ba chỉ đã được thấm nước gỏi trên, sau đó bày ra đĩa và rắc ít rau mùi lên trên.
Canh khoai môn là một món canh không còn xa lạ gì với các gia đình. Canh khoai môn thường được nấu với xương heo, sườn non… nhưng các bạn thử nấu với thịt gà cũng vô cùng ngon.
Thịt gà rửa sạch, chặt miếng vuông, ướp hạt nêm khoảng 15 phút, khoai môn gọt vỏ, thái quân cờ. Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, cho thịt gà vào chiên qua. Cho thịt gà, đậu trắng, khoai môn, nước lạnh vào nồi. Đun sôi, vặn nhỏ lửa, đun đến khi tất cả các nguyên liệu đều chín mềm, nêm hạt nêm vừa miệng, rắc hành, mùi.
Nhiều người quan niệm, ăn khoai môn có tác dụng diệt ác, trừ ta và tôn sùng cái thiện. Qua đó, việc ăn khoai môn vào ngày tết trung thu có ngụ ý muốn xua tan điều không may và cầu mong một vụ mùa sắp tới may mắn.
5.Món ăn chế biến từ ngó sen
Ngó sen là thứ nguyên liệu đặc trưng của mùa thu dành cho ngày tết Trung thu. Ngoài ra, ngó sen còn biểu tượng cho sự cát tường, ăn ngó sen trong dịp tết trung thu nghĩa là sự đoàn viên.
Dùng ngó sen, hoa quế trộn vào các thức ăn tạo ra hương vị của món ăn mới, hấp dẫn và có hương vị thơm ngon hơn rất nhiều.
Bạn có thể cho ngó sen, hoa quế trộn cùng với xôi, mùi thơm của gạo nếp cộng với mùi thơm của ngó sen và mùi thơm của hoa quế sẽ tăng thêm hương vị đậm đà của xôi, khiến cho bữa tiệc đoàn viên của gia đình càng thêm ấm cúng.
Những món ăn ngày Trung thu như đúng với ý nghĩa ban đầu của ngày lễ này, luôn phản ánh được những sản vật đặc trưng mang tính mùa vụ, một nghi lễ ăn mừng cho thành quả sau một vụ mùa bội thu. Bởi vậy mâm cỗ ngày Trung thu luôn đảm bảo được vị thanh của trái cây, rau quả, vị béo, ngậy của thịt và hơn cả là mùi thơm đặc trưng của những sản vật vùng Bắc bộ, trong đó có cốm non làng Vòng. Nhân dịp tết trung thu bạn hãy ôn lại kỉ niệm và đồng thời lưu giữ nó cho thế hệ mai sau. Ngày này cũng là ngày của đoàn viên, nếu bạn có cơ hội hãy về với cha mẹ, nấu cho các bậc sinh thành những món ăn để tỏ lòng biết ơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Đơn Những Món Ăn Ngon Ngày Tết Không Thể Thiếu trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!