Bạn đang xem bài viết Tiết Lộ 3 Cách Nấu Cháo Nấm Cho Bé Ăn Dặm Ngon Đúng Điệu được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cháo thịt gà nấm, bí xanh
Nguyên liệu
Cháo ăn dặm Mabu: 35g
Thịt gà: 30g
Bí xanh: 20g
Nấm rơm: 10g
Cà rốt: 10g
Dầu ăn: 1 thìa cà phê
Nước, mắm
Cho gạo vào nồi, thêm nước vào nấu cháo, ninh khoảng 15-20 phút.
Thịt gà làm sạch, băm nhuyễn.
Bí xanh gọt vỏ, bỏ ruột, thái/băm nhỏ.
Cà rốt rửa sạch, xắt/băm nhỏ.
Nấm rơm, rửa sạch băm nhỏ.
Khi cháo chín nhừ mẹ cho thêm gà vào nấu chín, thêm nấm vào khuấy đều, cuối cùng mẹ trộn thêm bí xanh và cà rốt vào nấu chín mềm.
Đổ cháo ra bát, nêm thêm chút dầu ăn.
Cháo nấm thịt bò, bí đỏ
Nguyên liệu
Thịt bò: 30g
Bí đỏ: 20g
Nấm: 3 cái nhỏ
Cháo trắng/Cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ: 35g
Phô mai: 1 viên
Dầu ăn: 5ml
Thịt bò mẹ rửa sạch, băm nhỏ, cho một chút nước vào khuấy cho thịt không bị vón cục.
Bí đỏ, nấm mẹ rửa sạch, rồi thái nhỏ, cho vào nồi nước nấu chín.
Mẹ có thể nấu cháo bằng cách ninh gạo thông thường, hoặc để tiện dụng hơn mẹ có lấy một lượng vừa cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ nấu chỉ khoảng 15-20 phút.
Khi cháo chín, mẹ cho thịt bò, rồi bí đỏ, nấm vào đun với lửa nhỏ đến khi chín mềm, thì mẹ cho phô mai và chút dầu ăn vào trộn đều lên là mẹ đã có món cháo nấm cho bé măm măm vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng!
Cháo nấm hương thịt gà
Nguyên liệu
Gạo/ cháo ăn dặm Mabu: 35g
Thịt gà nạc: 30g
Nấm rơm hoặc nấm hương: 30g
Dầu ăn: 1 thìa cà phê
Hành, gia vị
Cho gạo/cháo ăn dặm Mabu vào nồi nước ninh khoảng 15-20 phút.
Nấm hương đem rửa sạch sau đó vớt ra để ráo và thái nhỏ.
Thịt gà và nấm băm/xắt thật nhỏ rồi xào chung, nêm thêm gia vị nếu bé được trên 1 tuổi.
Khi cháo chín nhừ thì cho hỗn hợp gà xào nấm hương vào, khuấy đều đến khi cháo nhuyễn.
Đổ cháo ra bát, là mẹ hoàn thành món cháo nấm cho bé ăn dặm măm măm ngon lành rồi!
Lưu ý khi mẹ mua nấm
Nên mua nấm ở những nguồn tin tưởng như diêu thị, cửa hàng uy tín. Nên chọn nấm trông tươi sáng, không nhầy nhụa, chân nấm không bị gãy, nấm không quá nở. Có thể kiểm tra mùi nấm, mùi nấm cũ, ôi thì không chọn.
Bột/cháo ăn dặm Mabu – Tốt cho bé – Tiện cho mẹ
Cách Nấu Cháo Cá Hồi Cho Bé Ăn Dặm
Món cháo cá hồi thơm ngon dành cho bé nhà bạn (Ảnh: Internet)
Cháo cá hồi nấu với rau gì cho bé ăn dặm?
Khi nấu cá hồi chúng ta cần phải rất cẩn thận và đặc biệt là chế biến cá hồi cho bé ăn, với món cháo cá hồi nếu kết hợp các loại rau không khéo sẽ làm cá bị tanh. Vậy chúng ta nên nấu cháo cá hồi với rau gì để vừa đảm bảo hương vị vừa có giá trị dinh dưỡng cao? Cháo cá hồi cho bé có thể nấu với một số loại rau củ sau: bí đỏ, củ dền, rau dền, rau cải bó xôi, rau cải xanh, cà rốt, rau ngót…
Trong cá hồ i có DHA đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của não và hệ thần kinh, ăn cá hồi thường xuyên sẽ giúp bé nhanh nhạy, thông minh hơn. Bên cạnh đó omega 3 và axit amin trong cá hồi giúp cải thiện sức khỏe cho đôi mắt bé, ngăn ngừa các vấn đề về thị lực. Ngoài ra omega 3 trong cá hồi giúp hệ tim mạch bé phát triển bình thường, giảm thiểu nguy cơ trụy tim và mắc các chứng rối loạn tim mạch.
Cháo cá hồi cải bó xôi nhiều chất dinh dưỡng cho bé (Ảnh: Internet)
Khi kết hợp cùng các loại rau củ sẽ khiến cho món cháo cá hồi càng bổ dưỡng hơn. Ví dụ như cháo cá hồi bí đỏ giúp bé tăng sức đề kháng và ngủ ngon. Khi nấu cháo cá hồi với củ dền thì các dưỡng chất trong củ dền sẽ bảo vệ gan, giúp bé tăng cường chức năng gan và nhờ vào thành phần nitrat nên củ dền có tác dụng làm giảm quá trình hấp thụ oxy, từ đó làm giảm sự mệt mỏi cho bé. Bên cạnh đó, cháo cá hồi khi nấu với rau cải bó xôi lại giúp bé phòng ngừa hen suyễn, vitamin K trong loại rau này còn có thể giúp xương bé trở nên chắc khỏe. Ngoài ra, cháo cá hồi cải bó xôi còn giúp hỗ trợ quá trình hình thành xương, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thụ canxi của xương, hàm lượng chất xơ và nước cao giúp ngăn ngừa táo bón và cải thiện hệ tiêu hóa của bé.
Cách nấu cháo cá hồi cho trẻ ăn dặm
Nguyên liệu cháo cá hồi
3 muỗng gạo tẻ, 1 muỗng gạo nếp
Cá hồi phi lê: 30gr
Hành củ khô: 1 củ
Rau cải bó xôi: 30gr
Dầu ăn (dầu vừng hoặc dầu oliu)
Các bước thực hiện
Bước 1: Vo và ngâm gạo
Gạo nếp trộn cùng gạo tẻ, vo sạch sau đó cho vào chén ngâm nở.
Cho gạo nếp vào cùng gạo tẻ để cháo vừa thơm vừa dẻo, giúp bé ngon miệng hơn (Ảnh: Internet)
Bước 2: Sơ chế cá hồi và rau cải bó xôi
Rửa sạch cá hồi bằng nước muối pha loãng hoặc có thể dùng sữa tươi không đường ngâm cá 20 phút, rửa lại bằng nước gừng để khử mùi tanh của cá. Sau đó lấy khăn thấm khô cá hoặc để ráo nước rồi thái nhỏ.
Hành củ bỏ vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Phi thơm hành lên, sau đó thì cho cá hồi vào xào. Băm nhỏ cá hoặc có thể lấy thìa tán ra vì cá hồi rất mềm.
Rau cải bó xôi chọn những cọng non, rửa sạch sau đó băm nhuyễn hoặc xay tùy theo khả năng nhai nuốt của trẻ.
Bước 3: Nấu cháo
Bắc nồi lên bếp, nấu sôi 500ml nước và cho phần gạo đã ngâm vào.
Sau khi cháo chín, bông đều thì cho cá hồi vào đảo đều lên, khi sôi lăn tăn thì cho tiếp rau cải bó xôi vào đảo đều lên.
Múc cháo ra bát, cho thêm 1-2 giọt dầu vừng hoặc dầu oliu trộn đều vào cháo để tạo hương vị thơm ngon, át đi mùi tanh của cá hồi.
Món cháo cá hồi thơm ngon, giàu dinh dưỡng cho bé (Ảnh: Internet)
Món cháo béo thơm bùi vị cá hồi cùng vị thanh mát của rau cải bó xôi chắc chắn sẽ khiến bé nhà bạn thích mê. Nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều công thức khác cho thực đơn dinh dưỡng của bé, bạn hãy tham gia các lớp học nấu ăn của chúng tôi. Hãy để lại thông tin vào form bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn cho bạn khóa học phù hợp nhất!
Những Cách Nấu Cháo Vịt Ngon Nhất Cho Bé Ăn Dặm
Cách chọn vịt nấu cháo ngon nhất
Để có món cháo vịt ngon, khâu chọn vịt là rất quan trọng. Vịt nấu cháo nên chọn vịt xiêm hay vịt cỏ (vịt nhiều thịt, ít mỡ, thịt dai ngọt); thịt vịt nuôi thường khá mềm, có nhiều mỡ và không ngọt bằng vịt xiêm hay vịt cỏ. Tốt nhất, bạn nên mua vịt sống về làm cho đảm bảo. Chọn vịt trưởng thành và béo, ức đầy, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông. Những con vịt này không chỉ ngon mà khi làm lông cũng rất nhanh.
Nếu mua vịt làm sẵn, nên chọn vịt mới mổ, nhìn bề ngoài thấy có vẻ tươi ngon, khi ấn vào vịt thấy thịt chắc. Những con vịt có hai bên đùi và phần lườn căng bóng, thớ thịt dày, dùng tay ấn vào thịt bị biến dạng thì đó là vịt bơm nước, không nên mua. Gạo nấu cháo phải là gạo tẻ ngon, thêm một nắm gạo nếp để cháo thơm và sánh mịn hơn khi nấu. Nếu muốn nấu cháo đậu xanh thì có thể kết hợp thêm một nắm đậu xanh.
Sơ chế vịt: Thịt vịt sau khi làm sạch bạn tiến hành khử mùi hôi: Lấy một nắm muối hạt, chà xát lên toàn bột con vịt để diệt khuẩn và loại bỏ mùi hôi, rửa lại với nước rồi xát lại lần nữa với hỗn hợp rượu – gừng. Cuối cùng, rửa lại với nước rồi để ráo. Ngoài cách làm trên, bạn có thể dùng chanh hoặc muối + giấm để chà xát lên mình vịt, mùi hôi cũng sẽ được loại bỏ.
Sơ chế gạo: Gạo đem vo sạch, để thật ráo nước rồi cho vào chảo, rang với lửa nhỏ cho đến khi gạo hơi ngả màu. Rang gạo trước khi nấu sẽ giúp cháo thơm và ngon hơn so với việc nấu gạo thường.
Sơ chế các nguyên liệu khác: Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, phần đầu hành trắng cắt khúc khoảng 3 – 5cm, phần lá xanh thái nhỏ. Các loại rau thơm rửa sạch, để ráo. Nấm rơm rửa sạch, thái mỏng sau đó cho lên chảo xào sơ với một ít hành phi thơm.
Cháo thịt vịt nấu với rau gì ngon?
Thịt vịt có hàm lượng protein, mỡ, vitamin A khá cao. Ngoài ra, hàm lượng các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, đồng cũng cao hơn so với thịt gà. Theo các chuyên gia, mỗi loại thịt có đặc trưng riêng. Về cơ bản, gan, ngan hay vịt đều tốt cho cơ thể, song cũng có những trường hợp cần lưu ý khi ăn. Chẳng hạn, do thịt vịt – ngan có tính hàn, tác dụng bổ âm nên những ốm, cảm lạnh, bệnh xương khớp, bị ho không nên ăn.
Muốn thịt vịt tạo thành các món ăn cân bằng âm – dương cho bé, các bạn có thể kết hợp với các loại rau, củ quả có tính dương ấm như: Rau lang, rau ngót, đậu xanh, khoai sọ, đậu que, hạt sen, bí đỏ, khoai tây, … Một số món cháo vịt ngon cho bé mà các mẹ có thể dùng để thay đổi khẩu vị như: cháo thịt vịt đậu xanh, cháo thịt vịt hạt sen, cháo thịt vịt rau ngót, cháo vịt khoai sọ cho bé,
Tiếp theo đem rửa vịt lại với nước và để ráo. Sau đó, cho vịt vào nồi nước và luộc. Lưu ý, nước cần phải ngập hết con vịt để vịt luộc không bị đen. Theo đông y, thịt vịt vị ngọt, tính mát, có tác dụng tư âm, giáng hỏa, thanh nhiệt, hóa đàm, tư âm, dưỡng vị.
Thích hợp cho người mang nhiệt trong người, suy nhược cơ thể, chán ăn, phát sốt, đại tiện bón kết và thủy thũng dùng thịt vịt càng có lợi. Khoai sọ giàu tinh bột và thường được sử dụng thay cho gạo hoặc khoai tây. Khoai sọ có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau với hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Từ những thực phẩm trên, ta có thể chế biến thành một thực đơn ăn dặm ngon miệng, bổ dưỡng cho bé yêu.
Cháo vịt nấu với đậu xanh
Cháo vịt đậu xanh là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình, thơm ngon đậm hương vị với thịt vịt mềm, đậu xanh thanh mát, đem lại cho người thưởng thức một cảm giác tuyệt vời. Để nấu được món cháo thịt vịt kết hợp với đậu xanh kiểu miền trung cho bé ăn dặm này, trước hết các mẹ hãy chuẩn bị một số nguyên liệu sau:
Vịt 1 con khoảng 1,5 kg.
Gạo tẻ 200 g.
Đậu xanh 200 g.
Gừng tươi 200 g.
Hành củ 300 g.
Rượu trắng 2 muỗng súp.
Hành lá, ngò rí, rau đắng, giá sống, cải bẹ xanh.
Nguyên liệu để pha nước mắm: Tỏi 2 tép, chanh 1 trái, ớt sừng 2 quả.
Gia vị cần thiết: Hạt nêm, muối, tiêu, đường, nước mắm, bột ngọt.
Dụng cụ: Nồi, bếp, chảo, tô,…
Bước 1: Sơ chế vịt:
– Vịt mua về sơ chế bằng cách chà xát lên toàn bộ vịt để khử tanh bằng gừng giã nhỏ cùng chút rượu trứng. Khi làm xong cần rửa lại thật sạch rồi để ra rổ cho ráo nước.
– Sau đó, cho vào nồi khoảng 3 lít nước rồi bắc lên bếp đun. Khi nước sôi thì cho gừng nướng cùng chút muối vào. Thả vịt vào nồi để luộc.
– Khi thịt vịt vừa chín tới thì vớt vịt ra để ráo nước, đợi bớt nóng thì chặt thành những miếng nhỏ.
Bước 2: Sơ chế gạo và đậu xanh:
– Gạo vo sạch, ngâm vào nước khoảng 1 – 2 giờ. Sau đó vớt ra để ráo nước. Bạn cũng có thể cho gạo vào rang vàng nếu muốn.
– Đậu xanh ngâm khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau đó vo sạch, đãi qua để loại bỏ sạn và tạp chất.
– Tiến hành cho gạo, đậu xanh vào nồi nước luộc vịt và tiến hành đun sôi. Khi sôi mở vùng đảo đều để giúp gạo và đậu nở bung, tránh bị khê dưới đáy nồi.
– Dùng muôi vớt hết bọt. Hạ nhỏ lửa rồi đậy vung rồi tiếp tục ninh khoảng 20 phút..
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác:
– Hành lá, ngò rí nhặt, rửa sạch rồi thái thành từng khúc nhỏ.
– Hành củ lột vỏ, thái mỏng rồi phi thơm trong chảo dầu.
– Các loại rau ăn kèm: Giá sống, rau đắng, cải bẹ xanh nhặt, rửa sạch. Sau đó ngâm vào nước muối pha loãng 15 – 20 phút. Vớt ra để ráo nước.
Bước 4: Pha chế nước chấm:
– Pha nước chấm bao gồm có chanh, ớt, tỏi, gừng, đường để đảm bảo có vị chua, cay, mặn, ngọt là được. Tùy khẩu vị mà bạn điều chỉnh lượng nguyên liệu pha nước mắm sao cho phù hợp.
– Khi cháo chín nhừ thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Múc cháo ra bát, thêm hành lá, ngò rí, hạt tiêu vào trộn đều rồi thưởng thức.
Cháo vịt nấu khoai sọ cho bé ăn dặm
Khoai sọ là một trong những nguồn cung cấp chất xơ tốt nhất trong chế độ ăn uống, khoảng 100 gram củ khoai sọ cung cấp cho 4,1 gam hoặc 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày. Cùng với chất xơ, carbohydrate phức sẽ làm chậm tiêu hóa và chất xơ trong chúng cũng giúp tăng dần lượng đường trong máu.
Cách nấu cháo vịt khoai sọ cho bé trên 1 tuổi ăn dặm:
Hành lá, mùi tàu rửa sạch rồi nghiến nhỏ. Khoai sọ mẹ đem gọt vỏ, xắt miếng nhỏ.
Thịt vịt mua về làm sạch, có thể xát qua muối hay giấm/rượu rồi rửa sạch cho đỡ mùi hoi.
Cho gạo vào nồi, thêm khoảng 500ml nước lọc, rồi bắc bếp đun sôi. Khi cháo sôi mẹ cho thêm thịt vịt và khoai sọ vào nồi cùng gạo và vặn nhỏ lửa hơn, ninh khoảng 15-20 phút.
Khi cháo chín nhừ, mẹ lần lượt vớt vịt, khoai sọ ra bát. Khoai sọ mẹ dùng thìa tán nhuyễn.
Thịt vịt mẹ dùng tay, hoặc dao, gỡ bỏ phần da và xương vịt, còn phần thịt đem băm nhỏ, phù hợp với khả năng ăn thô của bé nhà mình.
Đun sôi cháo cho khoai sọ và thịt vịt băm nhỏ vào, khuấy đều, sôi lục bục thì cho thêm hành, mùi tàu đã thái nhỏ vào là có thể tắt bếp. Đổ cháo ra bát chờ nguội cho bé ăn.
Cháo vịt nấu với hạt sen cho trẻ biếng ăn
Thịt vịt: 1 con.
Gạo tẻ: 250g
Đậu xanh: 300g
Gừng tươi: 2-3 củ
Hành tím khô: 3 củ
Rượu trắng
Hành lá, mùi tàu, mùi ta.
Các loại rau ăn kèm như giá đỗ, rau húng, tía tô.
Các loại gia vị cần thiết như: Muối, nước mắm, bột nêm, mì chính, hạt tiêu,…
Cách nấu cháo vịt hạt sen:
Với các nguyên liệu đã chuẩn bị việc sơ chế thịt vịt đòi hỏi bạn phải tỉ mỉ sao cho giảm hết được mùi hôi của nó. Nhờ đó khi nấu cháo sẽ khiến món cháo vịt thơm hơn, ngon hơn.
Thịt vịt bạn rửa sạch qua bằng nước lạnh. Củ gừng đập cạo vỏ, đập dập rồi pha cùng với giấm hoặc rượu trắng chà nhẹ lên xung quanh con vịt. Chà từ trong ra ngoài và để chừng 10-15 phút. Nhờ đó rượu trắng và gừng sẽ giảm tối đa mùi hôi của vịt. Cuối cùng rửa sạch vịt lại bằng nước lạnh nhiều lần và để ráo.
Đậu xanh bạn có thể ngâm với nước khoảng 2-3 tiếng khi hầm sẽ nhanh chín hơn. Các loại rau thơm như ngò, hành lá, mùi ta, mùi tây bạn bỏ rễ, bỏ lá úa vàng rửa sạch và để ráo nước.
Các loại rau ăn kèm như giá sống, rau đắng cùng với cải bẹ xanh bạn nhặt sạch rồi rửa sạch lại bằng nước. Có thể ngâm với nước muối pha loãng cho sạch. Bạn sử dụng một củ gừng nướng cho chín vàng và có mùi thơm. Cạo phần vỏ bên ngoài và đập dập.
Trước tiên bạn bắc nồi lên bếp cho nước lọc vào và đun sôi. Từ từ cho thịt vịt vào cùng với gừng nướng đập dập vào cho thơm. Thêm vào nước luộc vịt 1 thìa cafe muối. Luộc cho tới khi vịt chín thì vớt ra để nguội.
Bạn có thể chặt vịt thành miếng vừa ăn. Hoặc bạn lọc thịt vịt ra rồi xé nhỏ khi hầm cháo sẽ nhanh hơn. Thêm một cách khác là bạn để nguyên con vịt như thế và hầm cho chín nhừ. Tuy nhiên nếu để cả con vịt thì khi hầm sẽ tốn thời gian hơn.
Bạn vo gạo thật sạch cùng với thịt vịt cho vào nước luộc vịt. Hầm khoảng 40-45 phút cho gạo chín rồi tiếp tục cho đậu xanh đã rửa sạch vào hầm tiếp. Đun lửa nhỏ thêm chút hành tím băm nhỏ cùng với 2 thìa cafe bột nêm hầm khoảng 1 tiếng cho chín nhừ.
Đặc biệt khi hầm cùng đậu xanh bạn nên thỉnh thoảng khuấy đều để tránh bị cháy dính dưới đáy nồi. Cuối cùng bạn thái nhỏ hành lá, mùi tàu và mùi ta cho vào nồi cháo khuấy đều. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn thêm chút hạt tiêu cho thơm và thưởng thức ngay khi còn nóng.
Khi nấu cháo vịt đậu xanh cho bé bạn cần lưu ý một số điều như sau: Thịt vịt sau khi luộc xong bạn lọc lấy phần thịt nạc rồi xé nhỏ. Sau đó băm nhuyễn và cho vào nấu nhừ. Khi đó khi bé ăn sẽ không bị hóc. Khi ăn bạn nên cho thêm chút dầu ăn dinh dưỡng của bé vào ăn sẽ ngậy hơn, đồng thời giúp bé dễ hấp thu hơn. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi bạn không nên nêm nếm gia vị mắm muối mà chỉ sử dụng vị ngọt tự nhiên.
Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Ngô Cho Bé Ăn Dặm
Ngô hay còn gọi là bắp, là một trong những loại hạt ngũ cốc phổ biến nhất trên toàn thế giới. Có nguồn gốc Trung Mỹ, nhưng hiện tại đã được nhân giống trên khắp thế giới. Ngô thường có màu vàng và cũng có nhiều lợi ích ngang với các loại hạt ngũ cốc khác, giàu chất xơ và nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa.
Giống như tất cả các loại hạt hạt ngũ cốc khác, thành phần chủ yếu trong ngô là carb. Tinh bột là thành phần chủ yếu tìm thấy trong ngô, chếm 28%-80% trọng lượng ngô. Ngô cũng có chứa một lượng đường nhỏ.
Ngô có chứa một lượng chất xơ tương đối. Các loại chất xơ trong ngô chủ yếu là chất xơ không hòa tan, như hemicellulose, cellulose và lignin.
Ngô là một nguồn dinh dưỡng giàu protein.
Hàm lượng chất béo của ngô nằm trong khoảng 5-6%, khiến ngô trở thành một loại thực phẩm ít chất béo.
Ngô là một nguồn dinh dưỡng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất. Bỏng ngô có xu hướng chứa nhiều khoáng chất hơn, trong khi ngô ngọt có hàm lượng vitamin cao hơn.
Ngô chứa một lượng lớn các chất oxy hóa, nhiều hơn so với một số loại hạt ngũ cốc khác. Ngô đặc biệt giàu carotenoid có lợi cho sức khỏe của mắt.
Cách chọn và bảo quản ngô:
Tưởng như chọn ngô là một việc dễ dàng, nhưng thực ra là khâu quan trọng nhất nếu muốn có một món ngô ngon và chất lượng. Kinh nghiệm khi mua ngô nên chọn mua những bắp ngô tươi, lớp vỏ ngoài màu xanh chưa bị khô, râu bắp vẫn còn độ mềm mượt, cuống không có vết thâm hay héo. Đặc biệt lớp vỏ ngoài phải ôm chặt lấy bắp.
Cần chú ý đến hạt ngô, hạt ngô phải đều, mẩy, bóng và thẳng tắp.
Sau khi mua về, bạn có thể rửa ngô sơ qua, sau đó tách hạt ngô ra khỏi cùi rồi cho vào tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn. Nếu ngô mua về dùng liền, bạn có thể dùng phần cùi ngô nấu với nước sau đó lấy phần nước ngọt đó nấu cháo cho trẻ ăn.
Cách chế biến ngô cho bé ăn dặm:
1. Súp ngô nấu sườn non, khoai tây Nguyên liệu Chế biến:
Mẹ vo sạch gạo tẻ, đem nấu thành cháo trắng chín mềm.
Ngô tách hạt, đem nấu chín.
Khoai tây bỏ vỏ, cắt quân cờ và luộc chín.
Sườn non nấu chín, gỡ lấy phần thịt. Sau đó dùng kéo cắt nhỏ.
Cho sườn non, khoai tây, ngô và một ít cháo (vừa ăn) vào xay cho sánh mịn.
Đổ hỗn hợp trên vào nồi, đun lửa lớn, sau đó nêm một chút nước mắm, một chút dầu oliu, ngò băm nhỏ, đảo đều.
Cho bé ăn khi soup còn nóng.
Vo sạch gạo, đem nấu chín thành cháo trắng.
Thịt gà băm nhỏ, phi thơm cùng hành tỏi.
Ngô tách hạt, luộc chín. Sau đó nghiền nhuyễn.
Nồi cháo chín, cho thịt gà, ngô vào đảo đều tay. Nêm mắm vừa ăn, dầu oliu, tắt bếp.
Múc cháo ra chén nhỏ và cho bé ăn khi nóng.
5 cách chế biến cá hồi cho bé ăn dặm đơn giản, dễ làm
3. Ngô nghiền trộn sữa Nguyên liệu: Chế biến:
Đem ngô rửa sạch sau đó tách hạt và cho vào nước sôi luộc chín.
Ngô chín đem để nguội và nghiền nhuyễn. Mẹ có thể cho vào máy xay để xay mịn.
Trộn ngô với sữa công thức pha sẵn hoặc sữa mẹ tùy theo lượng uống của trẻ.
Chú ý: Có thể nấu hạt ngô riêng, sau đó dùng máy xay cho nhanh. Nhớ lọc hết bã ngô.
5. Bánh ngô chiên giòn Nguyên liệu Chế biến
Cho bột mỳ và tinh bột vào chung 1 cái tô, sau đó cho hạt ngô đã chín và được tách sẵn vào tô, trộn đều hổn hợp với nhau.Bắt chảo dầu lên bếp, cho dầu vào chảo kha khá, láng dầu đều mặt chảo, đợi đến khi chảo dầu nong nóng thì cho phần bột ngô đã trộn vào, sau đó vặn lửa nhỏ lại, để chừng 3 – 5 phút khi phần bột ngô đã kết lại thành 1 khối thì đảo bề mặt khác để 2 mặt đều vàng và giòn ngon.
Rắc thêm đường lên bánh ngô trong thời gian đang chiên để tạo độ ngọt cho bánh, sau khoảng 5 phút thì bánh chín. Dùng dao cắt bánh sau đó để lên giấy thấm dầu và chờ bánh nguội.
Đây là món ăn vặt ngon miệng nhưng rất bổ dưỡng, dễ trang trí với nhiều hình dạng khác nhau trên mặt bánh. Tuy nhiên, bánh này khá nhiều dầu mỡ, do đó không nên cho trẻ ăn quá nhiều tránh gây hại đến đường tiêu hóa của trẻ
Gạo vo sạch, nhặt bỏ hạt sâu lép, để ráo.
Ngô tách lấy hạt, rửa sạch và xay nhỏ nhuyễn bằng máy xay.
Trứng gà đập bỏ vỏ, đánh tan với chút muối.
Phô mai bào mỏng.
Bạn cho gạo tẻ cùng khoảng 1 bát nước vào nồi cháo bằng điện, chọn chế độ nấu nhanh hay chậm tùy vào sự sắp xếp thời gian của bạn. Chú ý nấu cháo loãng hơn bình thường để sau đó bạn có thể cho ngô vào mà không khiến cháo quá đặc.
Khi cháo đã nấu được khoảng 45 phút, bạn mở vung nồi, cho vào nửa thìa cà phê muối. Tiếp đó, bạn đổ phần ngô đã xay nhuyễn vào nồi cháo, quấy đều cho ngô tan vào cháo rồi đóng nắp tiếp tục nấu cho ngô chín.
Cuối cùng, khi nồi cháo đã tự động chuyển sang chế độ ủ ấm tức cháo đã chín nhừ, bạn hãy cho phô mai cùng trứng gà vào quấy đều. Tiếp tục đóng nắp nồi cháo trong vòng 5 đến 10 phút để phô mai tan đều vào cháo.
Kết thúc, bạn múc cháo ra bát vừa ăn, thêm chút dầu ăn dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ và cho bé thưởng thức thôi. Chú ý: bạn chỉ nên múc một lượng vừa đủ ăn cho bé, phần cháo còn lại hãy cứ để trong nồi dưới chế độ ủ ấm. Bất cứ khi nào cần cho bé ăn, bạn sẽ có ngay bát cháo ấm nóng mà vẫn đầy đủ dinh dưỡng như khi mới nấu.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tiết Lộ 3 Cách Nấu Cháo Nấm Cho Bé Ăn Dặm Ngon Đúng Điệu trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!