Xu Hướng 3/2023 # Tinh Hoa Ẩm Thực Việt Nam Có Gì Độc Đáo Khiến Bạn Bè Thập Phương Nhớ Đến? # Top 5 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tinh Hoa Ẩm Thực Việt Nam Có Gì Độc Đáo Khiến Bạn Bè Thập Phương Nhớ Đến? # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Tinh Hoa Ẩm Thực Việt Nam Có Gì Độc Đáo Khiến Bạn Bè Thập Phương Nhớ Đến? được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Không phải ngẫu nhiên ở bất kỳ quốc gia nào khi đến với Việt Nam ngoài những cảnh đẹp, họ còn khen ngợi nền ẩm thực người Việt rất ngon. Đặc biệt, qua những kỳ Festival quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ở nước ngoài, những gian hàng món ăn của nước ta luôn tạo được sự chú ý và rất nhiều người muốn thưởng thức. Vậy tinh hoa ẩm thực Việt Nam có gì đặc biệt?

Tinh hoa ẩm thực Việt Nam là gì?

Ẩm thực Việt Nam là một trong những cách gọi nói về các món ăn, cách chế biến, nguyên lý pha trộn gia vị vào món ăn và thói quen ăn uống của người Việt Nam. Tuy mỗi nền ẩm thực của các vùng miền có ít nhiều sự khác biệt, nhưng đã ở trên đất nước Việt Nam nền ẩm thực vẫn mang ý nghĩa bao quát tất cả các món ăn đặc trưng trong cộng đồng của người Việt.

Tinh hoa ẩm thực Việt Nam có gì đặc biệt?

Mỗi khi nói đến dải đất hình chữ S thì ẩm thực luôn là một trong những đề tài thú vị khiến du khách thập phương luôn nhớ đất Việt Nam. Ẩm thực của người Việt không chỉ là những công thức chế biến, những món ăn và tinh hoa còn hiện hành trong chính cách ăn, cuộc sống tạo nên sự khác biệt.

Tinh hoa ẩm thực Việt trong cách chế biến

Văn hóa ẩm thực Việt Nam được hình thành từ chính nguồn cội, dấu ấn của nền công nghiệp lúa nước. Dù ở bất kỳ vùng miền nào, du hội hè hay tiệc tùng trên bàn ăn của người Việt luôn phải có cơm. Bên cạnh đó, với người Việt Nam trên bữa ăn thường không ăn nhiều món ăn nhiều dầu mỡ người người Hoa hay nhiều thị như các nước Phương Tây. Thay vào đó, các món ăn người Việt thường cân bằng đầy đủ các loại rau củ quả và thịt, nhưng thường ăn các loại ít mỡ nên khi thưởng thức không bị ngấy hoặc nhanh chán.

Các món ăn ở Việt Nam cũng được chế biến từ những loại thực phẩm như các quốc gia khác như tôm, thịt, cá, rau, củ quả,… Nhưng độ ngon các món ăn ở Việt Nam được du khách nhớ đến chính là cách chế biến chủ yếu là luộc, hấp hoặc nấu nhưng vẫn giữ được hương vị rất tự nhiên của thực phẩm. Ngoài ra, người Việt thường sử dụng các loại gia vị như tỏi, hành, gừng, nghệ, sả, các loại rau thơm…. để giúp hương vị món ăn thơm và đậm vị hơn, chứ không dùng các loại gia vị khô hoặc đã qua chế biến như các nước khác.

Tinh hoa ẩm thực Việt độc đáo trong cách ăn

Cách ăn ‘toàn diện’ là ăn dựa trên cả 5 giác quan. Đầu tiên sẽ ăn bằng mắt, nghĩa là thức ăn phải được trang trí đẹp mắt, màu sắc hấp dẫn. Sau đó là ăn bằng mũi, các món ăn phải tạo được hương thơm thu hút từ món ăn đến nước chấm. Tiếp đến mới dùng răng để chạm vào thức ăn để cảm nhận được sự mềm mềm như bún, dai dai của thịt hay giòn như bánh ram.

Còn ăn ‘dân chủ’ là cách ăn của người Việt khá đặc biệt, tất cả các món ăn đều được dọn trên mâm hoặc lên bàn cùng một lúc. Khi ăn mọi người thường thận trọng trong việc ‘ăn xem nồi, ngồi xem hướng’, tất cả mọi người ngồi quay quần bên mâm cơm ai thích ăn gì gắp nấy và hoàn toàn không có sự ‘ép buộc’ phải ăn những món mình không thích. Vậy nên, tính dân chủ trên bàn ăn thể hiện rất rõ ràng trong nền ẩm thực của người Việt Nam.

Đặc sản mỹ vị và riêng biệt của ẩm thực 3 miền Bắc – Trung – Nam

Ngoài ra, nền ẩm thực của các dân tộc Việt nam cũng có nhiều điều khác biệt tạo được nên bản sắc riêng biệt. Đặc biệt ở những vùng dân tộc thiểu số, ít người các món ăn mà họ chế biến thường đậm chất dân dã, tự nhiên và có chút mới lạ với những món ăn làm từ trứng kiến, thịt sống, nhộng ong,… Chỉ những điều này thôi cũng giúp tạo nên một tinh hoa ẩm thực Việt Nam được bạn bè bốn phương nhớ đến.

Tinh hoa ẩm thực Việt Nam như một bức tranh đầy màu sắc, không chỉ thông qua những món ăn mà còn đến từ cách chế biến, cách ăn, văn hóa ăn uống và bản sắc riêng của từng vùng miền. Chúng ta hãy góp phần gìn giữ, cũng như giới thiệu đến bạn bè thập phương để hương vị dân tộc không thể nào xóa nhòa.

Khám Phá Tinh Túy Ẩm Thực 3 Miền Việt Nam

Bởi những khác biệt về thổ nhưỡng, phong tục tập quán, ẩm thực 3 miền Việt Nam mang những nét văn hóa riêng biệt của từng vùng. Mỗi miền đều có những đặc sản, món ăn độc đáo mang đậm nét địa phương, tạo nên sự phong phú cho văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Ẩm thực phản ánh đặc trưng vùng miền. Văn hóa ẩm thực là một phần của đặc trưng về tinh thần, vật chất, đặc sắc của một vùng miền, cộng đồng, quốc gia,… Ẩm thực 3 miền Việt Nam với những nét đặc trưng riêng do khác nhau về thổ nhưỡng, địa lý, phong tục tập quán,… Tuy nhiên cũng chính nhờ đó tạo nên sự đa dạng đáng quý, đầy giá trị cho cả nền văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Khám phá tinh túy ẩm thực 3 miền Bắc Trung Nam

1. Ẩm thực miền Bắc – Đậm đà và bình dị

Vùng đất Bắc có nền lịch sử lâu đời nhất nước ta. Khẩu vị của người dân Bắc được coi là chuẩn mực từ xưa bởi được sàng lọc từ bao đời nay.

Khi nói đến ẩm thực miền Bắc, đặc trưng được nghĩ đến ngay là các món ăn hương vị thanh đạm, nhẹ nhàng. Các gia vị trong món ăn được tiết chế vừa phải, tương hỗ lẫn nhau. Tổng hòa hương vị ẩm thực Bắc bộ đầy tinh tế và thanh tao.

Món ăn miền Bắc có hương vị thanh đạm, nhẹ nhàng

Các món ăn được xem là tinh hoa ẩm thực phía Bắc là các món ăn như cơm niêu bún chả, phở, bánh cuốn Thanh Trì, miến xào cua bể,…

Ngoài ra, các món ăn miền Bắc còn được đặc trưng bởi các món ăn vặt đặc trưng như bánh cốm, ô mai sấu,… Những món quà bánh mang lại cho người thưởng thức nhiều háo hức, lưu giữ nhiều kỷ niệm tuổi thơ đẹp của mỗi người dân xứ Bắc.

2. Ẩm thực miền Trung – Cay nồng nhưng tinh tế

Trong ẩm thực 3 miền Việt Nam, các món ăn miền Trung mang hương vị đậm đà nhất với vị cay và mặn đặc trưng. Vùng đất đầy nắng gió, không được sự ưu ái của thiên nhiên nhưng văn hóa ẩm thực miền Trung lại rất cầu kỳ, tuyệt diệu.

Địa hình trải dài, mảnh hẹp, chịu nhiều lụt lội, gió bão nên món ăn miền Trung đi vào chiều sâu, không phô trương. Cả dải miền Trung gồm nhiều tỉnh thành, mỗi vùng có những đặc sản riêng biệt.

Tuy nhiên xuất phát từ điều kiện tự nhiên, thói quen sinh hoạt, món ăn các tỉnh miền Trung vẫn có điểm chung là thường được nêm đậm vị.

Các món ăn miền Trung thường được nêm đậm vị, cay nồng

Ẩm thực miền Trung đầy độc đáo bởi sự đan xen của ẩm thực cung đình và đường phố. Điều đó tạo nên sự hòa trộn chút cầu kỳ, sang trọng, lễ nghi, lại có chút đơn giản, dung dị, nhưng lại đầy tinh tế.

Các món ăn đặc trưng của ẩm thực miền Trung như cơm hến, cao lầu, bún bò Huế, bánh bột lọc, bánh xèo, bánh bèo, bánh đập, chả ram,… Các món ăn miền Trung cay nhiều, nhưng độ ngọt ít hơn miền Nam.

3. Ẩm thực miền Nam – Hảo vị chua ngọt

Ẩm thực Nam Bộ rất phong phú và đa dạng. Vùng Nam Bộ là vựa lúa của nước ta, có hệ thống sông ngòi dày đặc và đường bờ biển dài. Vị trí địa lý thuận lợi, được thiên nhiên ưu ái giúp cho miền Nam có sản vật thiên nhiên dồi dào, nguồn thủy hải sản phong phú.

Các món ăn miền Nam hội tụ tinh hoa ẩm thực từ các vùng miền đất nước, từ các dân tộc Khơ Me, Chăm, người Hoa, các quốc gia lân cận,…; Ẩm thực miền nam cũng mang nét dung dị, phóng khoáng, hào sảng như chính con người miền Nam chất phác.

Một đặc trưng nữa trong văn hóa ẩm thực miền Nam là mùa nào thức nấy. Trong mùa nước nổi, bạn sẽ được thưởng thức món ăn đặc sản với cá linh, bông súng, bông điên điển,… Khi mùa gặt đến, bạn có thể thưởng thức các món ăn chế biến từ cua đồng, cá lóc, rau đắng,…

Ẩm thực miền Nam rất phong phú và đa dạng

Chỉ cần những nguyên liệu bình dị, đơn sơ người miền Nam đã có thể tạo nên phong thái riêng cho các món ăn. Các món ăn miền Nam nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực phía Nam như bún mắm, cá lóc nướng trui, chè chuối, gỏi cuốn, hủ tiếu Nam Vang, bánh bò,…

Thông thường, món ăn miền Nam thiên về vị ngọt, béo. Các món ăn vị chua, ngọt cũng được ưu tiên như canh chua, lẩu thái,…

Thưởng thức mỹ vị, món ngon Việt 3 miền ngay giữa lòng Sài Gòn

Sài Gòn được biết đến là nơi giao thoa, tiếp nhận nhiều nền văn hóa ẩm thực mọi miền Việt Nam, mọi nơi trên thế giới. Vậy nên cũng không hề khó khăn nếu bạn muốn thưởng thức hương vị đặc trưng mỗi vùng miền ngay Sài Gòn hoa lệ.

Cơm niêu Thiên Lý là Nhà hàng hương vị Việt được đông đảo thực khách chọn lựa khi muốn thưởng thức ẩm thực 3 miền. Tại đây, bạn có thể thưởng thức các món ăn mang hương vị đặc trưng từng vùng miền.

Các món ăn tại cơm niêu Thiên Lý được chế biến dưới bàn tay tài hoa của những đầu bếp hàng đầu. Nguyên liệu được lựa chọn luôn tươi ngon nhất. Các món ăn không chỉ ngon, đẹp mắt mà còn đầy đủ dinh dưỡng.

Nhà hàng Thiên Lý là nơi hoàn hảo để thưởng thức ẩm thực 3 miền Việt Nam cùng người thương, gia đình, gặp gỡ bạn, hội nhóm,…

Like hoặc share

Độc Đáo Nước Chấm Việt Nam

Mark Lowerson, cây bút nước ngoài sống tại Hà Nội chuyên viết về ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực Việt, từng viết: “Tôi không rõ liệu có nền ẩm thực nào khác trên thế giới có được đặc trưng trội bật về các loại nước chấm như tại xứ sở này”. Quả thật, chỉ riêng các loại nước chấm cũng cho thấy sự phong phú, đa dạng của ẩm thực Việt Nam.

Trong một bữa ăn thuần Việt với nhiều món khác nhau thì mỗi món có thể đi cùng một loại nước chấm riêng, giống như khi chơi đánh bài phải có những quy tắc riêng cho mỗi loại bài, không thể chơi bài ba lá với quy tắc của bài sáu lá. “Đến một quán bia hơi bất kỳ ở Hà Nội – Mark Lowerson viết – cứ gọi bốn hoặc năm đĩa mồi khác nhau thì mỗi đĩa lại có một loại thức chấm khác”.

Bánh xèo miền Nam ăn với nước mắm đồ chua

Nước mắm là cái nền chung của nhiều loại nước chấm nhưng không phải là tất cả. Thường nước mắm được pha nhiều cách để chấm nhiều loại món ăn: thêm vị chua của giấm hoặc chanh, vị ngọt của đường, vị cay của ớt, vị nồng của tỏi; cách gia giảm các thành phần này tùy khẩu vị cá nhân hoặc vùng miền.

Người miền Nam pha nước mắm thường ngọt hơn, gắt hơn cách pha của người miền Bắc. Ăn chả giò hay bún thịt nướng ở hai đầu đất nước, dễ nhận ra “giọng điệu” của nước mắm chua ngọt đi cùng hai món quen thuộc, phổ biến này.

Đó là chưa kể các loại phụ gia được đưa vào nước mắm pha. Người miền Nam thường thêm sợi đu đủ, cà rốt đã ngâm chua, có khi thêm cả củ kiệu.

Nước chấm miền Bắc lại không thể thiếu su hào thái mỏng ngâm chua. Ăn thịt vịt thì cả nước dùng nước mắm gừng; thế nhưng nhà thơ Nguyễn Duy lại chấm thịt vịt với nước mắm tỏi, vừa tỏi giã vừa tỏi để nguyên tép, cũng rất “hợp tình, hợp lý” theo ông. Nước mắm gừng cũng là thức chấm căn bản của các món ốc, mực và nhất là cá trê nướng.

Nước chấm bún chả Hà Nội pha loãng, có su hào thái mỏng ngâm chua

Ở vùng biển Phan Thiết, con ốc giác là một sản vật biển hết sức thông dụng. Món gỏi ốc giác với thịt ba chỉ, sợi đu đủ sống và rau răm thì chan nước mắm tỏi ớt, nhưng ốc giác luộc xắt mỏng dai và giòn phải chấm với nước mắm gừng đâm nhuyễn, và gừng nhiều đến mức đặc cả tô nước mắm.

Về đất Mũi Cà Mau ăn con ốc bưu nướng than lại phải chấm nước mắm tiêu mới hạp. Ngay ốc bưu luộc chấm mắm tiêu cũng ngon hơn hẳn mắm pha. Cũng nước mắm tiêu để chấm món chân giò heo luộc mới đâu ra đấy!

Còn ăn nhiều loại cá hay cá nấu lẩu thì phải chấm nước mắm y (nước mắm nguyên chất không pha), chỉ thêm ớt tươi. Thay vì muối tiêu chanh, chấm thịt gà luộc với nước mắm y cũng ngon đáo để. Ra Hà Nội, ăn đĩa bánh cuốn Thanh Trì nếu có chút cà cuống nhúng vào bát nước chấm thì… nhất!

Chỉ nước mắm các loại cũng có nhiều cách pha chế, nhiều cách ăn, nên nói như Mark Lowerson những ai (người nước ngoài) không chịu được mùi nước mắm, không chấm các món ăn Việt với nước mắm coi như “không có kinh nghiệm ẩm thực Việt”. Mà đó là loại có mùi “nhẹ” nhất so với nhiều thứ nước chấm khác được dùng ở khắp đất nước hình chữ S.

Ba loại nước chấm khác nhau cho ba đĩa đồ nhậu

Tương (tương bắc, tương bần) là loại thức chấm phổ biến ở miền Bắc, được làm bằng đậu nành lên men. Tương bần với gừng giã, có thể thêm chút lạc rang vào cho thêm béo, là nước chấm căn bản của món bê thui.

Người ta còn chấm nhiều loại rau với tương, nhưng với rau lang luộc là đúng bài nhất. Bát tương trong mâm cơm của nhiều gia đình ở nông thôn miền Bắc có vai trò như chén nước mắm trong bữa cơm ở miền Nam; người ta có thể chấm nhiều loại thức ăn với tương, cả rau dưa lẫn thịt cá.

Ai đã từng nếm món bánh đúc nhà quê Bắc bộ hẳn không thể tìm được thứ nước chấm nào đúng đắn hơn tương bần. Cũng là tương nhưng tương hột (tương tàu) thường không dùng để chấm thức ăn mà chỉ để nêm nếm như gia vị, hoặc để làm một số món ăn như cá chưng tương.

Tuy nhiên, trong khi người miền Nam chấm bánh xèo với nước mắm pha chua ngọt thì món bánh khoái của miền Trung lại phải ăn với thứ nước chấm đặc biệt, pha chế từ tương hột và gan heo xay nhuyễn, thêm đậu phộng rang, mè rang giã nhỏ.

Bánh khoái miền Trung chấm tương chế biến với gan heo, đậu phộng, mè rang

Rồi phải kể đến các loại mắm thứ “nặng mùi” nhất trong các loại thức chấm ở Việt Nam: mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm, mắm cáy, mắm cua, mắm cái, mắm rươi, mắm sò… Mắm nêm pha với các thành phần là thơm (dứa) xắt nhỏ, tỏi, ớt, đường là thứ nước chấm không thay thế được của món bò nhúng giấm, bò nướng vỉ hay cá lóc hấp cuốn bánh tráng rau sống.

Người miền Trung cũng chấm cá, thịt heo luộc, rau luộc với mắm nêm. Món thịt heo hai da nổi tiếng của Đà Nẵng tất nhiên phải ăn với mắm nêm.

Mắm ruốc của người miền Nam thường chỉ để chưng với thịt ba rọi, sả ăn cơm, có chăng chỉ để chấm với xoài xanh, cóc… – những trái chua ê răng. Nếu bạn có dịp ngang qua vùng biển Lăng Cô, hãy thử món mực lá tươi rói luộc chấm với mắm sò cay xé lưỡi; chắc chắn bạn sẽ khó quên được vị giác lạ lùng từ sự kết hợp này.

Vô địch về khó ngửi chắc chắn là mắm tôm miền Bắc. Chuyên gia ẩm thực Andrea Nguyen, tác giả của nhiều sách ẩm thực Việt mô tả mắm tôm là thứ “khắm khú nhưng lành mạnh”, còn Mark Lowerson gọi nó là “độc dược màu tím”, “thứ mắm bốc mùi như tên lửa”.

Được chế biến từ tôm theo quy trình khác hẳn cách làm nước mắm, mắm tôm là thức chấm không phải người Việt nào cũng chịu đựng nổi mùi của nó. Nhưng nó lại cực kỳ hợp với rất nhiều món ăn, như với chả cá Lã Vọng danh bất hư truyền và với món… mộc tồn.

Ăn thịt chó mà thiếu bát mắm tôm chanh nhỏ vào vài giọt rượu trắng đánh sủi bọt coi như… vứt! Mắm tôm còn được dùng chấm thịt luộc, cá hấp… hay món đậu mơ “lướt ván” (rán qua trong chảo dầu sôi) thông dụng ở các quán bia hơi Hà Nội.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng cho biết: “Món ăn miền Bắc tôi thích nhất đậu mơ hoặc sống hoặc chiên “lướt ván” ăn với mắm tôm”. Đó cũng là thứ nước chấm của món bún đậu – một trong những món ăn đường phố được ưa chuộng nhất tại Hà thành.

Ẩm Thực Việt Nam: Những Món Ăn Ngon Nổi Tiếng Chỉ Việt Nam Mới Có

Phở

Đây không chỉ là món ăn ngon của Hà Nội, mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Vào năm 2016, Liên minh Kỷ lục Thế giới – Wordkings đã công bố phở là một trong 3 món ăn Việt Nam lọt vào top 100 món ngon nổi tiếng thế giới. Phở là món ăn không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Đặc biệt, phở gánh Hàng Trống là một quán gánh nhỏ trên vỉa, khách tới ăn không có bàn mà chỉ ngòi trên những chiếc ghế nhỏ.

Bún thang

Là món ăn chứa đựng nét tinh túy của ẩm thực Hà Thành. Bún thang bao gồm rất nhiều những nguyên liệu như thịt gà xé phay, trứng gà chiên, giò lụa thái sợi nhỏ…Mỗi một nguyên liệu trong đó tương đương với một tháng thuốc. Nước dùng phải là loại nước được ninh từ xương heo và tôm he. Một nồi nước dùng ngon phải thật trong và thơm nhè nhè, không thể bỏ qua một chút gia vị dậy mùi là mắm tôm.

Bánh mì là một món ăn bình dị và khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Người Việt có thể ăn bánh mì cho bữa sáng, bữa trưa, bữa tối hay bất kỳ thời điểm nào mà họ thích. Đây là món ăn có thể dễ dàn tìm thấy tại bất cứ thành phố nào. Có như vậy mới thấy được sự phổ biến phủ khắp Việt Nam.

Bánh mì cũng có rất nhiều loại khác nhau, nhưng về cơ bản có các loại như: loại nguyên chiếc và loại kẹp. Lại bánh mì kẹp thì tùy theo từng vùng sẽ có những loại ăn kèm bên trong khác nhau như: chả giò, thịt xiên nướng, xúc xích, trứng, … Nhưng phổ biến vẫn là bánh mì pate. Bánh mì pate nổi tiếng nhất là ở Hải Phòng với tên gọi ” bánh mì que” nhưng kịch cỡ nhỏ hơn.

Đi dọc đất nước Việt Nam, đâu đâu cũng có bánh xèo. Mỗi một vùng miền lại mang nét riêng cho hợp với khẩu vị cũng như đặc trưng của vùng miền đó. Nhưng suy cho cùng, lớp vỏ ngoài của bánh làm từ bột được dán lên vàng ươm, giòn tan. Nhân bên trong có tối thiểu là tôm, thịt và giá. Tùy từng vùng sẽ có thêm một vài thay đổi. Khi ăn, cuốn bánh xèo với một vài loại rau thơm chấm với nước chấm đậm đà.

Cao lầu Hội An từng được CNN nhắc đến là một trong những món ăn ngon nhất Việt Nam và được tờ Traveller (Australia) bình chọn là món ăn đường phố ngon nhất châu Á. Cao lầu mang đậm hương vị của ẩm thực miền Trung tinh tế và độc đáo. Nó là sự kết hợp giữa những sợi mì vàng ươm ăn kèm với tôm, thịt heo và các loại rau sống, cùng nước dùng tròn vị.

Mì Quảng là món ăn nổi tiếng của miền Trung. Đây là những món ăn nhất định phải thử khi tới Việt Nam. Món mỳ Quảng Đà Nẵng từ xưa đến nay không còn là một món ăn xa lạ với thực khách bốn phương. Mì Quảng ở Đà Nẵng đặc biệt ở chỗ, các thành phần nguyên liệu từ sợi mì, cọng rau đến thứ ăn kèm như bánh tráng, trái ớt… đều mang đậm chất xứ Quảng.

Chả cá Lã Vọng:

Cá được chiên trên một chảo dầu nhỏ, mỗi bàn ăn sẽ có một bếp than hoa nho nhỏ cùng chảo cá đặt bên trên. Cá ăn kèm với bánh đa nướng, bún rỗi, cùng với đó là lạc rang, rau mùi, húng láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm. Mắm tôm phải được pha chế bằng cách vắt chanh tươi, thêm ớt, đánh sủi lên rồi tra thêm chút tinh dầu cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng, một ít nước mỡ và đường. Món ăn đậm vị ngọt bùi, beo béo.

Bánh cuốn:

Người Hà Nội thường thích những món ăn thanh nhã, ít dầu mỡ bánh cuốn chính là một món ăn ngon đặc trưng của đất Hà Thành. Gạo để tráng bánh được lựa chọn rất kỹ sau đó xay thành bột pha với nước rồi tráng trên bếp những lớp bánh mỏng dính. Bà chủ quán nhanh tay lấy hớt lớp bánh còn nóng ra đĩa sau đó rắc thịt heo được rang với nấm hương rồi cuộn lại. Cuối cùng rắc một lớp ruốc tôm lên trên. Ăn kèm với nước mắm và chả quế. Vài miếng ớt cay nhẹ sẽ đánh thức vị giác cũng như vị chua khiền bạn ăn nhiều hơn.

Bún đậu mắm tôm:

Dường như món ăn đã khiến bất cứ khách du lịch Việt Nam nào cũng muốn một lần được nếm thử. Bún đậu mắm tôm ăn vào mùa nào cũng hợp, món ăn chiều lòng tất cả mọi người. Đậu rán khi ăn phải nóng được cắt thành từng miếng trắng béo ngậy vị đậu tương vàng óng với lớp chiên bên ngoài. Quan trọng nhất chính là mắm tôm, mắm tôm ngon là khi vắt quất vào đánh lên phải bông, rưới thêm chút mỡ nóng chấm với đậu và bún rối thực không còn gì sánh bằng.

Đây là món ăn nổi tiếng của Phú Quốc mang đậm tinh hoa và hương vị của vùng biển nơi đây. Bún kèn không quá phổ biến nhưng cứ hễ quán nào đó mở ra thì khách ra vào nườm nượp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tinh Hoa Ẩm Thực Việt Nam Có Gì Độc Đáo Khiến Bạn Bè Thập Phương Nhớ Đến? trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!