Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp Đặc Sản Sài Gòn: Tất Cả 12 Đặc Sản Nổi Tiếng Tp. Hcm được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tất cả 13 đặc sản Sài Gòn được VietFlavour tổng hợp, trong đó không ít món thân quen và gây thương nhớ không chỉ đối với người Sài Gòn xa quê mà còn đối với mọi người xem Sài Gòn là quê hương thứ hai…Nhắc đến người ta lại không khỏi cồn cào khi nhớ đến món cơm tấm.
Những tưởng cơm là món ăn no thế nhưng cơm tấm Sài Gòn lại có thể nhỏng nhảnh trên tay người ta vào mỗi sáng sớm. Thứ cơm từ tấm này ít khi làm cho người ta no căng bụng nên gần như thời điểm nào cũng có thể dùng được.
Tìm một món nước đủ no nhưng ít dầu mỡ thì có thể nghĩ ngay đến hủ tiếu Nam Vang.
Đặc trưng dễ nhận biết của hủ tiếu Nam Vang là thịt bằm được cho vào nước lèo. Nước dùng được nấu từ xương ống, tôm khô, mực khô nên rất ngọt. Quá trình nấu phải đun nhỏ lửa và vớt bọt để lại nồi nước dùng trong vắt vàng nhạt.
Sủi cảo là một trong nét ẩm thực độc đáo của người Hoa. Chẳng biết có mặt từ khi nào mà làm biết bao tín đồ mê mẩn.
Sủi cảo có lớp vỏ màu vàng, nhân tôm nguyên con và thịt bằm. Các món từ sủi cảo cũng rất phong phú từ mỳ sủi cảo, sủi cảo chiên giòn, sủi cảo chạp, sủi cảo thập cẩm.
Còn một loại sủi cảo nữa với lớp bột dày màu trắng thì có nhân hẹ và nhân bắp cải. Sủi cảo dạng này thường được bán dưới dạng chiên hoặc hấp.
Bột chiên là hình ảnh quen thuộc với rất nhiều bạn trẻ Sài Gòn.
Những khối bột cắt vuông như con cờ chiên giòn rụm bên ngoài nhưng bên trong mềm dẻo vừa phải. Áo bên ngoài là phần trứng màu vàng ruộm cùng vài sợi đu đủ bào xanh nõn nà. Có thể nói phần bột và nước chấm là linh hồn của món ăn vặt này.
Bột chiên phải ăn lúc còn nóng rồi vừa ăn vừa xuýt xoa mới thấu được hết thú ăn vặt của người Sài Gòn .
Cá dứa hay còn gọi là cá tra bần sinh sống nhiều ở vùng ngập mặn Cần Giờ. Cá dứa có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Thời gian gần đây món khô cá dứa được rất nhiều người ưa chuộng.
Khô cá dứa không đơn thuần là một món ăn ngon mà còn là quà tặng mà biển cả dành cho vùng ven biển này.
Không phải tự nhiên mà bánh mì được lọt vào top 10 món sandwich ngon nhất thế giới.
Hình như ở chỗ nào cũng có thể tìm được một xe bánh mì yêu thích cho riêng mình. Nói không ngoa khi cho rằng bánh mì là một trong những đỉnh cao của món ăn đường phố. Từ thịt nguội, nem, chả, pate, đồ chua, hành, ngò…đến cái vị ớt cay the thé là một bữa tiệc mini của sự bày trí đầy khéo léo của đầu bếp. Mà người bán xem ra cũng rất hào phóng khi trao nhau những ổ bánh ngon chất như vậy với giá rất rẻ.
Văn hóa cà phê ở Sài Gòn đa phần không cầu kỳ mà thiên về cởi mở phóng khoáng. Do khí hậu ở Sài Gòn khá nóng nên cà phê đá luôn là lựa chọn hấp dẫn.
Một khoảng sân nhỏ cũng đã đủ bày ra những ly cà phê thơm nức mũi. Hoặc chỉ một cái ghế đẩu nhỏ hay bệt xuống vỉa hè cũng đủ không gian cho ly cà phê rồi. Thứ nước đen sánh hơi đắng pha thêm vài viên đá này không hiểu sao lại mê lòng người đến vậy.
Có thể nói ẩm thực Sài Gòn luôn nhộn nhịp và đa dạng nhất. Chỉ cần vài bước chân là đã như bước vào một thế giới ẩm thực khác rồi. Mà giá nào cũng có, kiểu gì cũng làm no bụng được người thưởng thức. Nhắc mới nhớ đến món súp cua tuy giá hời nhưng chất lượng luôn ngon miễn bàn.
Ngày nay, súp cua thêm nhiều món ăn kèm hấp dẫn như trứng bắc thảo, óc heo, tôm, bong bóng cá…. Tùy với món thêm mà giá súp cua chênh lệch khác nhau. Bạn có thể bắt gặp những hàng súp cua ở khắp nẻo đường Sài Gòn.
Hầu như ai sống ở Sài Gòn đều có đôi lần nghe đến món phá lấu. Món ăn có nguồn gốc từ người Tiều này quen thuộc đến nỗi nhắc đến là người ta có thể hình dung ra ngay.
Phá lấu ở Sài Gòn có rất nhiều biến tấu tuy nhiên được ưa chuộng nhiều có lẽ vẫn là mỳ gói phá lấu và bánh mỳ phá lấu.
Tên gọi của món này có lẽ xuất phát từ nguyên liệu và cách làm ra chúng. So về hình thức thì gỏi cuốn có nhiều nét tương đồng với bò bía. Nhưng gỏi cuốn vẫn được đánh giá cao hơn về phần nhân, cách chế biến giữ nguyên hương vị và ăn kèm nhiều rau.
Nói không ngoa khi cho rằng lứa tuổi học trò ở Sài Gòn hình như ai cũng một lần ăn bánh tráng trộn.
Bánh tráng trộn ở Sài Gòn nhiều đến nỗi không cần nhớ tên đường vẫn có thể mua được. Cũng không ai nhớ chính xác thời điểm xuất hiện của bánh tráng trộn nhưng có lẽ là vào những năm 2005 – 2007.
Ngày nay, bánh tráng trộn được biến tấu với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên các thành phần cơ bản vẫn không thể thiếu được. Bánh tráng trộn không còn là một trào lưu mà trở thành món ăn vặt thương hiệu của giới trẻ Sài Gòn.
Củ Chi cách không xa trung tâm là bao nhưng đặt chân đến đây người ta cứ ngỡ như vừa bước vào một thế giới khác. Ngoài các di tích nổi tiếng Củ Chi còn thu hút du khách bởi các món ăn. Từ cơm nấm muối mè, nước mía củ mỳ, bánh tráng…. Mà cũng thật là thiếu sót khi không nhắc đến bò tơ Củ Chi.
Bò tơ Củ Chi có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Nếu có dịp ghé Củ Chi bạn có thể đến quán Xuân Đào được cho là lâu đời và ngon nhất về bò tơ. Sẵn tiện mua vài cân về làm quà thì quá hấp dẫn phải không nào.
Hình ảnh: Internet
Tổng Hợp Đặc Sản Tiền Giang: Tất Cả 16 Đặc Sản Nổi Tiếng Của Tiền Giang
Tất cả 16 đặc sản Tiền Giang được tổng hợp hết trong bài viết sẽ giúp bạn cảm nhận được hết nét đẹp trong văn hóa ẩm thực và con người Tiền Giang.
Xưa nay nhắc đến Tiền Giang người liền nghĩ ngay đến vùng đất có nhiều Hoàng Hậu nhất xứ Nam Kỳ. Nơi đây thu hút du khách với các di tích lịch sử cùng những loại hình du lịch đậm chất miệt vườn. Tiền Giang còn mang nhiều thú vị khi dành tặng du khách nhiều món ăn hấp dẫn, đặc trưng của riêng vùng đất này.
Hủ tiếu Mỹ Tho
Hủ tiếu Mỹ Tho có từ thời Mỹ Tho Đại Phố vào thế kỷ XVII. Món ăn tiêu biểu cho ẩm thực ba miền này hấp dẫn đến nỗi ai đi ngang qua đều phải ghé thưởng thức một lần cho biết.
Những sợi hủ tiếu tuy bé nhỏ mỏng mang ấy lại mới chính là bí quyết thu hút của món đặc sản này. Hủ tiếu Mỹ Tho có sợi nhỏ, dai, không mặn, không bị chua nên khi đem xào hay làm món nước đều hấp dẫn. Từ những hạt gạo Gò Cát phải qua quá trình ngâm, phơi công phu mới có được những sợi hủ tiếu dai ngon đến mọi người.
Hủ tiếu Mỹ Tho ngon nhờ nước lèo trong veo cùng các thứ ăn kèm: tôm, mực, thịt, giá…. Ngoài món nước, hủ tiếu Mỹ Tho cũng có thể ăn ở dạng khô.
Tiếng thơm hủ tiếu Mỹ Tho ngày nay dường như ai cũng biết đến, người Mỹ Tho cũng đang cố gắng từng ngày để danh tiếng món ngon này còn mãi với thời gian.
Vú sữa Lò Rèn
Vùng đất được sông Tiền bồi đắp nên cây ngon trái ngọt nhiều không sao kể hết. Như ở Vĩnh Kim có vú sữa Lò Rèn mà nhắc đến ai cũng phát thèm.
Có rất nhiều giai thoại về vú sữa Lò Rèn tuy nhiên không thể phủ nhận mối duyên nợ của chúng với vùng đất Vĩnh Kim. Bởi lẽ chỉ có ở Vĩnh Kim vú sữa mới cho trái ngọt và thơm nhất. Những trái vú sữa căng bóng, trắng xanh phơn phớt hồng. Từng dòng sữa mát như sữa mẹ làm bao người cứ xao xuyến khi thưởng thức.
Tùy sở thích mà người ta thưởng thức vú sữa theo nhiều cách khác nhau. Nhưng dù thưởng thức theo cách nào người ta vẫn cảm nhận được vị ngọt đặc trưng mà chỉ trái ngọt này mới có.
Bún gỏi già
Tên gọi bún gỏi già đến nay vẫn là một tranh cãi. Tuy nhiên sức hấp dẫn của món này quả thật rất khó cưỡng.
Thành phần của bún gỏi già cũng tương tự như bún mắm, bún nước lèo nhưng đặc biệt ở chỗ nước lèo đậm đà tương xay, mắm và nước me chín. Bún gỏi già ăn kèm rau và mắm nêm có pha khóm. Tô bún gỏi già hòa trộn giữa các vị béo, chua, mặn, ngọt và mùi rau thơm phảng phất.
Ốc gạo Tân Phong
Cù lao Tân Phong bốn bề sông nước lại được phù sa bồi đắp nên cá tôm luôn đầy ắp. Không thể đếm hết tất cả các món hải sản nhưng đến Tân Phong mà không ăn ốc gạo thì quả là thiếu sót lớn. Ngày xưa người ta thường đổi ốc lấy gạo nên có tên ốc gạo từ khi đó.
Ốc gạo to nhất vào khoảng tháng Năm âm lịch. Vào mùa ốc gạo ghe tàu tấp nập bên bờ Tân Phong tiếng cười nói rôm rã làm rộn ràng của một góc sông.
Ốc gạo sau khi làm sạch cát có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Từ đem xào tỏi ớt, trộn gỏi bưởi, cháy tỏi đến tiềm thuốc Bắc hay đơn giản là luộc chấm nước mắm. Dù chế biến theo cách nào thì ốc gạo Tân Phong cũng ngon, giòn, thơm lừng, hấp dẫn du khách.
Bánh giá chợ Giồng
Chợ Giồng hay chợ Vĩnh Kim có một món ăn ngon đến nỗi đi cả vào thơ ca.
“Anh ơi về tới Gò Công
Nhớ mua bánh giá chợ Giồng tặng em”
Có thể nói bánh giá chợ Giồng chưa ngon đến nỗi xếp vào hàng cao lương mỹ vị nhưng nếu cho đây là một món đậm đà tình quê thì không món nào sánh bằng.
Ngày xưa bánh giá thường có nhân tôm đất bạc, giá bọc bên ngoài là lớp da bánh vàng giòn bắt mắt. Bánh giá xưa gói trong lớp lá chuối khô vậy mà về đến nhà vẫn giòn rụm. Bánh giá ngày nay được thêm óc heo, gan heo… dù hương vị khác đi ít nhiều nhưng người ta vẫn rủ nhau về chợ Giồng để thòm thèm rồi mua ngay vài chiếc ăn cho đã bụng.
Bánh bèo chợ Hàng Bông
Bánh bèo chợ hàng Bông có hai loại nhân mặn và nhân ngọt. Dĩ nhiên cách ăn của hai loại cũng khác hẳn nhau. Nếu như bánh bèo nhân ngọt có đậu xanh đánh phủ trên mặt là nước cốt dừa và mè rang. Thì bánh bèo mặn có phần đặc sắc hơn với bì, cà rốt, tôm khô, củ cải ăn kèm nước mắm chua ngọt.
Chuối quết dừa
Nói về ẩm thực miền Tây người ta không khỏi khâm phục những người dân chất phác biết tận dụng tất cả mọi nguyên liệu để tạo thành món ăn độc đáo. Chuối quết dừa Tiền Giang là một trong những món ăn như vậy.
Chuối quết dừa có thể ăn trực tiếp hoặc cuốn cùng rau sống chấm nước mắm chua ngọt. Và dù thưởng thức bằng cách nào thì người ta cũng không thể quên được hương vị món ăn “lạ lùng” mà ngon hết cỡ này.
Chả nướng chợ Gạo
Chả nướng là món ăn độc đáo xuất hiện trong các dịp giỗ chạp hoặc lễ tết ở Chợ Gạo.
Nguyên liệu làm chả nướng chẳng khác chả trứng vịt hấp là bao. Thường là thịt nạc vai và trứng vịt. Dù mang tiếng là nướng nhưng chả được đặt trong nồi gang chứ không nướng trực tiếp. Để giữ nguyên vị người ta nướng trên than hồng khoảng nửa tiếng khi mặt chả khô và ánh vàng là được. Chả nướng có mùi thơm của trứng nướng, ngọt béo của thịt heo.
Chả nướng Chợ Gạo ăn kèm rau sống, bánh tráng và nước mắm pha chua ngọt. Cuốn chả nướng đầy màu sắc khiến người ta không thể nào cầm lòng được.
Sam biển Gò Công
Người dân xứ biển Gò Công vẫn tự hào vì nguồn hải sản dồi dào mà biển cả ban tặng. Trong đó sam biển được xem như hải sản quý mà ai đến Tiền Giang cũng muốn thưởng thức món ăn này.
Đặt chân đến xứ sở này bạn sẽ không khỏi hoa mắt vì sự sáng tạo trong ẩm thực. Chỉ mỗi loài sam thôi mà dân Gò Công có thể mang ra xào miến, súp sam, chân sam xào chua ngọt, trứng sam chiên giòn…. Loài sinh vật biển thích đi có đôi có cặp khi chế biến cũng đòi hỏi người đầu bếp phải thật khéo léo. Để giữ thịt sam tươi nguyên họ phải cắt tiết sam thành tia.
Mắm tôm Gò Công
Người ta nói tôm bạc đất ở Gò Công nhiều vô số kể có lẽ vì thế mà người Gò Công đã bỏ công chế biến ra biết bao món ăn hấp dẫn từ nguyên liệu này.
Mắm tôm chà Gò Công được cho là món mắm cao cấp vì chỉ toàn thịt tôm. Những con tôm còn tươi rói nhảy tanh tách được tẩm ướp công phu rồi phơi nắng. Sau đó đem chà xát để thu được phần thịt tôm đỏ au và phải mất 3 – 4 kg tôm tươi mới được 1 kg mắm. Dân Gò Công nói hôm nào mà nắng ráo hảnh là vui lắm vì không phải nhấp nhổm thăm chừng. Phơi đủ nắng thau mắm dậy màu hồng hây hẩy như má thiếu nữ đường thì.
Mắm tôm chà ăn với thịt luộc, bún, bánh tráng vào rau là đúng bài nhất. Mắm tôm Gò Công có hương thơm nồng, hăng hăng mùi nắng gió và vị ngọt từ thịt tôm lan tỏa dần trong miệng thực khách.
Mận Trung Lương
Không biết mận hồng đào ở Trung Lương có từ khi nào nhưng hình ảnh thân thuộc này gắn bó bới biết bao thế hệ bao ngần ấy năm.
Chỉ mỗi tên gọi thôi đã gợi lên được màu sắc của mận khi chín. Cái màu hồng nhạt ưng ửng, trái to bè ngang, tuy ít nước mà ngọt đậm đà là loại hồng đào sọc. Còn loại hồng đào đá thì da hồng hơn, vỏ cứng hơn khi chín lắc nghe hạt lốc cốc bên trong.
Ăn mận Trung Lương đúng chất dân dã là phải dùng hai bàn tay ốp mận cho tách ra làm hai. Rồi mặc cho phần nước ngọt vấy ra cứ bỏ vào miệng thưởng thức cho thỏa lòng.
Ngày nay dù có nhiều giống mận được lai tạo nhưng cái hồn quê như mận hồng đào Trung Lương chưa chắc gì sánh bằng.
Cá lóc nướng trui
Cá lóc nướng trui là đặc sản có mặt ở hầu hết các tỉnh miền Tây. Về Tiền Giang cũng không ngoại lệ khi bạn được nhấm nháp thứ thịt cá ngon lành này vào bất cứ mùa nào.
Cá lóc thường được chọn khoảng 1kg trở lại. Rồi xiên một nhánh cây tươi cắm thẳng cá xuống đất. Cứ thế vùi vào rơm và phải đốt thật khéo sao cho song một đợt thì cá cũng vừa chín. Thịt cá trắng bày ra trên lá chuối xanh thật kích thích vị giác người đối diện.
Cá lóc ăn kèm mắm me hoặc mắm nêm rồi kẹp vào vài lá rau cùng bún là đảm bảo không ai có thể “phụ” món ăn miệt vườn này.
Chè Sơn Qui
Phàm là dân Gò Công thì không ai là không biết đến cầu Sơn Qui. Cây cầu nằm nép mình bên dòng sông xanh ngát vì lục bình.
Nơi đây thân thuộc với nhiều thế hệ học trò với món chè bên phía chân cầu. Chè Sơn Qui là món ăn mà người ta vẫn gọi là thứ “của một đồng, công một nén”.
Chè Sơn Qui chế biến rất cầu kỳ, tinh tế từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến lúc xếp lớp vào ly. Điểm thu hút của chè là những viên bột trong veo bọc lấy đậu phộng rang bên trong. Món chè thêm ngon miệng khi phảng phất mùi lá dứa, vị ngọt thanh của đường và bùi bùi của đậu.
Bây giờ hương vị chè có thể đã thay đổi ít nhiều vì yêu cầu thực khách. Tuy nhiên hình ảnh những quá chè nép mình dưới chân cầu Sơn Qui luôn là nỗi nhớ quay quắt của biết bao người trót mê món chè trứ danh này.
Nhãn Nhị Quý
Đến Cai Lậy vào tháng 7 – 8 âm lịch lòng dạ ai cũng nao nao vì mùi nhãn chín ngọt như mật nơi đầu mũi.
Nhắc đến Cai Lậy và nhãn làm người ta liên tưởng đến ngay vùng Nhị Quý. Nơi đây có đến 4 giống nhãn rất được lòng mọi người: nhãn da bò, nhãn tiêu, nhãn xuồng cơm vàng và nhãn long.
Mỗi loại lại có một hương vị khác nhau để chiều lòng du khách. Nhãn Nhị Quý khi chín có quả to, hạt nhỏ, vỏ mỏng và thịt có màu vàng sẫm (trừ nhãn long). Mùi thơm cũng sự ngọt ngào vốn có làm ai cũng mê đắm.
Nhãn cũng là thứ dễ bảo quản nên bạn có thể mua vài chùm về làm quà. Bên cạnh đó mật ong hoa nhãn cũng là thứ quà không thể bỏ qua khi ghé vùng đất này.
Mắm còng Gò Công
Ở xứ rẫy Gò Công thì không ai là không biết đến còng. Thứ sinh vật tựa cua nhưng bé hơn bội phần, chân trong lêu hêu mà không bao giờ ngã.
Hồi trước còng ở Gò Công nhiều vô số kể. Bà con thường bắt về kho mặn hay rim ăn cơm. Gặp bữa đầy xô thì bắt đầu nghĩ đến việc giữ ăn lâu hơn là làm mắm. Mắm còng thường có hai loại là nguyên con và còng quết. Mắm còng quết muốn ngon khi ăn phải pha chế thêm mới ra được hương vị hấp dẫn nhất.
Nếu ai đã từng thưởng thức mắm còng thì cũng không lạ gì khi nghe nói món này từng được tiến vua nhờ công bà Từ Dụ. Mắm còng ngon không chỉ nhờ nguyên liệu mà còn vì cái chân chất, sự hết lòng vì món ăn của người dân quê Gò Công đã bỏ ra trong từng hũ mắm.
Cháo cá lóc rau đắng
Cá lóc ở Miền Tây có ở khắp nơi mà mùa nào cũng có. Ngoài chế biến món ăn cơm thì món cháo cá lóc rau đắng cũng là thứ không thể bỏ qua khi ghé Tiền Giang.
Cháo cá lóc thường ăn kèm rau đắng mà phải là đắng đất. Thứ rau dân dã này chỉ ra quanh vườn dạo vài bước là có thể hái được. Gạo nấu cháo được rang lên, nước nấu thì có thêm tôm khô, nấm và thịt heo cho phong phú và ngọt nước.
Cá lóc vừa chín thì vớt ra, điểm xuyến đầu hành và rau thơm. Trước mặt là tô cháo nghi ngút khói cùng dĩa cá nằm im mời gọi thì đố thực khách nào có đủ cương quyết mà từ chối món ăn này.
Hình ảnh: Internet
Tổng Hợp Đặc Sản Bến Tre: Tất Cả 25 Đặc Sản Xứ Dừa Bến Tre
Đặc sản Bến Tre có gì ngoài DỪA? Tất cả 25 đặc sản Bến Tre đều được tổng hợp trong bài viết này sẽ giúp bạn khám phá hết văn hóa ẩm thực xứ dừa Bến Tre.
Bến Tre nơi được mệnh danh là xứ sở của cây dừa. Với những hàng dừa trải dài thẳng tắp, những con người thân thiện, hiếu khách đã có nhiều năm chung sống và gắn bó với cây dừa nên ẩm thực nơi đây phần lớn đều được chế biến từ dừa như kẹo dừa, nước dừa, cơm dừa, củ hũ dừa, nước cốt dừa cho đến vị béo ngậy của đuông dừa và còn rất nhiều các món ăn đặc sản khác từ dừa.
Bánh tráng Mỹ Lồng
Đến với Bến Tre nếu bạn chưa thưởng thức được món bánh tráng Mỹ Lồng tức bạn chưa trải nghiệm trọn vẹn ẩm thực tại xứ dừa bạt ngàn này. Từ bột gạo và nước cốt dừa, mè trắng, đường và một số nguyên liệu khác người dân Mỹ Lồng đã sáng tạo nên những chiếc bánh tráng thơm ngon với nhiều mùi vị khác nhau.
Bánh tráng Mỹ Lồng khi ăn nướng chín lên nhai giòn tan trong miệng, khi cầm trên tay chiếc bánh tráng để thưởng thức vị ngọt của dừa, béo bùi của nếp thơm cùng mè, sữa sẽ làm bạn nhớ mãi.
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, người dân nơi đây đã cho ra nhiều hương vị khác nhau như: Bánh tráng sữa trứng gà, bánh ngang chỉ có dừa không sữa, bánh tráng sữa không dừa,…
“Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc”
Bánh phồng Sơn Đốc
Đặt chân đến Bến tre mà không thưởng thức qua hai đặc sản này chắc chắn sẽ là một thiếu sót to lớn. Từ lâu, bánh phồng đã trở thành niềm tự hào của người dân Sơn Đốc (Bến Tre).
Bánh phồng Sơn Đốc thơm ngon từ tinh túy của nước cốt dừa hòa cùng mùi thơm của gạo nếp, hương dừa phảng phất quyện với nhau theo một tỷ lệ vô cùng hòa hợp tạo nên nét rất riêng. Bánh xốp dẻo, béo và vị ngọt của bánh, mùi thơm của mè, vị béo ngậy của nước cốt dừa khó lẫn với bất cứ thứ quà nào khác.
Dù bây giờ bánh phồng Sơn Đốc có thêm nhiều loại khác nhau như như bánh hành, bánh mặn… nhưng loại bánh phồng dừa ngọt vẫn nổi danh hơn cả.
Chuối đập
Dừa – chuối quả là sự kết hợp hoàn hảo để tạo ra sự món ăn với cái tên kỳ lạ là “chuối đập”. Nếu bạn có thắc mắc với cái tên kỳ lạ ấy, khi bạn có dịp ghé bất kỳ hàng chuối đập nào tại Bến Tre và ngồi quan sát một lúc bạn sẽ giải đáp về nguồn gốc cái tên kỳ lạ này ngay lập tức mà chẳng cần ai phải giải thích.
Món chuối đập muốn ngon đến độ hoàn hảo nên chọn những quả chuối Xiêm vừa chín tới, bởi vì ở giai đoạn này thì chuối có độ chín dẻo vừa tới, không mềm quá cũng không cứng quá, chính vì vậy khi nướng sẽ mang đến cho người thưởng thức cảm giác ăn rất ngon miệng, và vừa ăn. Sau đó, chuối sẽ được lột sạch vỏ và được cho lên vỉ than nướng cháy xém các mặt. Sau khi nướng chuối được khoảng 5 phút thì người bán sẽ cho từng miếng chuối vào túi ni lông và dùng chày đập mạnh.
Nướng chuối xong, ta tiếp tục công đoạn làm nước cốt dừa. Dừa khô nạo vắt lấy nước cốt, bắt lên bếp khuấy, có thể cho thêm ít bột năng để tăng độ sánh. Thường thì người ta hay cho thêm tí hành, tí muối và đường sẽ dậy một mùi thơm vô cùng hấp dẫn.
Bánh xèo ốc gạo
Bánh xèo không còn là món xa lạ với người miền Nam nói chung và Bến Tre nói riêng. Bánh xèo ốc gạo là món đặc sản của Bến Tre mà bạn nên thử qua khi có dịp đặt chân đến đây.
Để làm bánh xèo ốc gạo thì nguyên liệu quan trọng nhất chính là ốc gạo. Để phần nhân bánh thơm ngon hơn, người ta sẽ mang ốc gạo xào sơ qua với hành tây, nêm chút gia vị để thêm đậm đà. Phần vỏ là phần quyết định chất lượng của bánh thường làm từ bột gạo nguyên chất, được cho vào một quả trứng gà để bánh không quá mềm và không dễ bị rách.
Sau đó người ta thêm vào bột bánh một ít bột nghệ, gia vị như muối,đường, hành lá cắt nhuyễn, nước cốt dừa. Có thể nói tính thẩm mỹ của chiếc bánh xèo phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của người thợ đổ bánh. Phải đổ sao cho chiếc bánh xèo phải vừa mềm, vừa giòn, bánh không bị vỡ, hai mặt vàng ươm đều màu.
Cũng như bánh xèo thông thường, bánh xèo ốc gạo cũng được ăn kèm rau xanh, xà lách, rau sống. Vị ngọt béo của ốc gạo lẫn trong các mùi rau khiến thực khách không bao giờ quên được mùi vị của món bánh xèo ốc dân dã nhưng lại chứa đựng biết bao mùi vị của làng quê miền Tây Nam Bộ này.
Bánh canh bột xắt
Đến Bến Tre và thưởng thức một tô bánh canh bột xắt béo béo thơm thơm của người dân xứ dừa thì chẳng còn gì tuyệt vời hơn.
Bánh canh bột xắt được làm từ nguyên liệu chính là gạo. Sở dĩ ở bến Tre gọi là bánh canh bột xắt vì khi nấu, người ta phải xắt bột bằng tay, theo kiểu thủ công nhất sau đó mới cho vào nồi.
Bánh canh bột xắt có màu đục đặc trưng là do chất nhừ tiết ra từ bột. Còn thịt vịt trước khi nấu sẽ được ướp gia vị như hành, tiêu, muối cho vừa ăn, để một lúc cho thấm rồi đem xào săn làm cho món ăn thơm ngon hơn. Cái độc đáo của bánh canh vịt tại Bến Tre còn nằm ở phần huyết vịt. Khi cắt tiết vịt, người ta cho vào đĩa khoảng một nắm nếp, rải đều, nêm nếm chút hành tiêu, nước mắm, huyết đặc lại rồi đem luộc.
Bánh canh bột xắt thịt vịt mà ăn chung với nước nước mắm gừng thì đúng là tuyệt cú mèo. Cay từ ớt thơm từ gừng kết hợp với miếng thịt vịt khiến bạn phải xuýt xoa.
Chuột dừa
Dừa từ lâu đã trở thành niềm tự hào to lớn của người dân Bến Tre và họ cũng biết tận dụng những lợi ích cây dừa mang lại để tạo nên một nét ẩm thực rất riêng của Bến Tre. Trong đó có một món cực kỳ đặc biệt đó là chuột dừa – món ngon khiến thực khách nức lòng khen ngon mỗi khi thưởng thức.
Chuột dừa chúng ăn, hút hết mọi chất béo, ngon nhất từ cây dừa, vì thế thịt chuột dừa cũng thơm ngon và béo bùi. Chuột dừa được chế biến thành nhiều món như nướng, hấp, nấu cà ri…. Đến với miền đất Bến Tre thân yêu và thưởng thức món chuột dừa chắc chắn sẽ níu chân bạn ở lại vùng đất này nơi vừa có cảnh đẹp, món ăn ngon cùng người dân hiền hòa chân chất.
Đuông dừa
Đuông dừa là món đặc sản nổi tiếng của Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thử. Đuông dừa là ấu trùng của bọ cánh dương làm tổ trong phần cổ hủ mềm của cây dừa và hút chất dinh dưỡng trong đó. Đây là phần ngon nhất, sạch nhất và giàu dinh dưỡng nhất của cây dừa. Vì vậy, đuông dừa là một nguồn thực phẩm sạch và béo bổ, vì nó ăn phần tinh hoa nhất của cây dừa.
Đuông dừa được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, trong đó phổ biến nhất là món đuông chấm nước mắm ăn sống. Ngoài ra, nó còn được chế biến thành đuông nướng, đuông chiên bơ, đuông hấp nước dừa, đuông nấu cháo…
Mặc dù là món ngon như vậy, nhưng chẳng mấy ai dám thử món ăn này. Cảm giác nhìn thấy những con ấu trùng còn lúc nhúc, ngoe nguẩy được đưa lên miệng khiến nhiều người toát mồ hôi và dù có thuyết phục cũng không dám can đảm để thử.
Tuy nhiên, nếu có cơ hội đến với Bến Tre, thì bạn hãy can đảm để thưởng thức món đuông dừa đặc biệt này để cảm được cái vị béo ngậy, thơm lừng mà món ăn bổ dưỡng này mang lại, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng đâu.
Cháo cua đồng
Những món ăn đặc sản nổi tiếng ở Bến Tre chính là sự khéo léo cùng tâm huyết của những người dân tại xứ dừa này để mang đến những món ăn thơm ngon, hấp dẫn thực khách phương xa đến đây. Hãy đến Bến Tre thưởng thức món Cháo cua đồng Bến Tre để biết đến món ăn ngon không nơi nào có được.
Cua đồng tách vỏ lấy gạch để nấu nước dùng, còn phần cua xay nhuyễn làm riêu cua. Đặc biệt Cháo cua đồng ở đây phải nấu trong nồi đất để giữ nguyên hương vị của món ăn.
Với hương vị vô cùng hấp dẫn và thơm ngon sẽ khiến du khách không thể cưỡng lại được, và khi một lần được thưởng thức bạn sẽ nhớ mãi hương vị, và muốn ăn mãi không thôi.
Kẹo dừa
Người dân Bến Tre từ lâu đã rất tự hào với đặc sản quê hương mình, đặc biệt là món Kẹo dừa. Bất cứ ai cầm chiếc kẹo dừa hình chữ nhật nhỏ nhỏ xinh xinh khi cắn một miếng, vị ngọt của kẹo tan chảy trong miệng chắc chắn sẽ khiến người thưởng thức nhớ mãi hương vị ấy.
Hai nguyên liệu chính làm nên hương vị độc đáo của loại kẹo này là nước cốt dừa và kẹo mạch nha. Bến Tre nổi tiếng là xứ sở của nhiều loại dừa ngon tuy nhiên chỉ có dừa xiêm, cơm dày, dẻo, màu trắng tinh khiết là thích hợp nhất để làm kẹo dừa. Mạch nha cũng phải có quy trình làm cẩn thận, đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ, kiên nhẫn. Đặc biệt, một thứ nguyên liệu không thể thiếu để tạo nên thức quà bình dị này là đường thô, phải chọn loại đường tốt, mới, có màu vàng tươi.
Ngày nay, người dân Bến Tre đã sáng tạo ra nhiều loại kẹo dừa với những hương vị khác khau như kẹo dừa cacao, sầu riêng, mít, hay nhân đậu phộng… nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của thực khách. Mỗi loại có hương vị đặc trưng riêng nhưng vẫn đảm bảo nguyên vẹn nét truyền thống.
Bất kỳ ai khi đi qua mảnh đất này cũng phải thử qua vài viên kẹo và mua vài gói kẹo để về làm quà cho người thân gia đình.
Bì cuốn
Miền Tây là nơi bắt nguồn của các món cuốn, và bì cuốn cũng là một đại diện tiêu biểu trong những món ăn tinh túy đó. Từ một món ngon dùng để ăn vặt, nay bì cuốn đã được đưa lên hàng đặc sản mà mỗi du khách đến miềnTây đều muốn thưởng thức qua.
Bì cuốn ngon không thể thiếu các thành phần cơ bản như rau, bún và bánh tráng để cuốn. Bì cuốn không có thịt với tôm mà cuốn bằng bì – một hỗn hợp của thịt ba rọi với da heo cắt nhỏ.
Để góp phần làm nên thành công của bì cuốn không thể không nhắc đến thính. Để làm thính, người ta phải dùng gạo rang cho đến khi cháy vàng rồi bỏ vào cối xay tiêu nghiền nhuyễn. Sau đó đem trộn thính với hỗn hợp thịt da ở trên sẽ khiến cho bì không bị ngấy mà vẫn dễ ăn và thơm hơn.
Cuối cùng là công đoạn cuốn bánh, bạn trải bánh tráng ra, cho một ít bún, vài cọng rau cắt nhỏ, một muỗng bì chấm nước mắm tỏi ớt rồi cuốn lại và thưởng thức. Hương thơm nức mũi của thính cùng với một chút dai nhẹ từ da heo, bánh tráng cộng với nước mắm chua ngọt hơi cay chắc chắn sẽ khiến bạn mê đắm.
Rượu dừa
Có thể nói, mỗi đặc sản xứ dừa đều luôn bình dị, ngọt ngào, chất phát và hiền hòa như chính những người dân nơi đây, và Rượu dừa cũng vậy. Rượu dừa Bến Tre với hương vị ngọt dịu của dừa và vị cay nồng nhẹ của rượu tạo nên hương thơm đặc trưng của món rượu dừa nổi tiếng tại miền Tây.
Nhấp từng ngụm rượu bạn sẽ cảm nhận từ vị cay rồi dần dần chuyển sang một hậu vị ngọt ngào. Dù uống cho đến hết bình thì thứ cảm giác lâng lâng, ngất ngây trước một sự mê hoặc khó cưỡng. Rượu có hương men, nếp và hương dừa, tất cả những nguyên liệu đó hòa quyện để cho ra một loại rượu đặc sản mà khi uống vào chẳng phải để say men mà là để say lòng.
Cơm dừa tôm rang
Nhắc đến những đặc sản nổi tiếng tại xứ dừa Bến Tre như: kẹo dừa, bánh tráng sữa, đuông dừa,… thì không thể nào bỏ qua một món ăn với tên gọi rất dân dã: cơm dừa tôm rang (cơm của trái dừa khô rang với tôm đất).
Trái dừa xiêm hái xuống được cắt ngang phần đầu lấy nước. Nhát cắt phải thật bắt mắt để sử dụng như dụng cụ đựng cơm.
Cơm dừa đúng vị, khi chín ngả màu vàng, ăn thấy béo và ngậy mùi dừa. Món ăn ngon nhất khi kết hợp với tôm rang dừa, vừa dai vừa giòn. Sự kết hợp độc đáo này tạo nên hương vị đặc trưng của đất và người Bến Tre làm níu chân thực khách khi đến với miền sông nước Nam Bộ.
Canh chua cá linh bông so đũa
Nước lên là thời điểm cá linh to, béo và thịt của nó nhiều mỡ, ăn mềm và ngọt. Khi nấu người ta thường chọn những con cá linh to, bóp hết mật ở ngang bụng, rửa sạch để nguyên con cho ráo. Bông so đũa mua về ngắt bỏ nhụy bên trong và rửa nhẹ nhàng để bông không bị dập sau đó để ráo nước. Chuẩn bị sẵn các loại gia vị như: rau thơm xắt nhỏ, ớt, đường, muối hoặc nước mắm, me (hoặc dấm), rau ngò.
Đun nước sôi và dầm me, khi nước sôi thì bỏ cá linh vào nồi rồi đậy nắp lại. Đun nhỏ lửa để cá không bị nát, khi nước sôi trở lại thì cho các loại gia vị đã chuẩn bi sẵn vào nồi. Đợi một lát thì cho bông so đũa vào, đảo nhẹ để bông không nhừ và cho bông ngập nước. Sau khi canh chín thì nêm lại gia vị cho vừa ăn.
Canh chua cá linh bông so đũa ăn kèm nước mắm nguyên chất thì ngon không gì sánh bằng khi vị ngọt của cá, vị hơi chua của me cùng hương thơm ngát của bông so đũa khiến bạn muốn ngừng mà không ngừng lại được.
Nếu một lần đến với xứ dừa, đặc biệt là vào mùa nước nổi chắc chắn không nên bỏ lỡ cơ hội nếm thử hương vị này.
Lẩu cháo cua đồng
Quyết định độ ngon của lẩu cháo cua đồng chính là ở rau ăn kèm. Cháo thường được ăn cùng ngọn non của rau đắng. Vị đắng của rau sẽ át đi vị tanh của cua. Để tăng độ ngọt của món cháo dừa còn ăn chung với mướp hương, mồng tơi, rau ngót, kèo nèo, bông bí, bông thiên lý,…
Về xứ dừa mà chưa ăn thử món lẩu cháo cua đồng thì quả là một chuyến đi thiếu mất một phần “hương vị”.
Củ hũ dừa
Tại vùng đất Bến Tre dường như từ bất cứ bộ phận nào của cây dừa, người dân nơi đây cũng chế biến ra những món ăn vô cùng tuyệt vời tạo nên sự phong phú trong văn hóa ẩm thực nơi đây. Trong đó không thể không kể đến những món ngon chế biến từ củ hũ dừa.
Củ hũ dừa – món ăn xa xỉ với người dân Bến Tre bởi người ta phải khéo léo lột bỏ lớp vỏ bên ngoài củ dừa để lấy phần ngon nhất để chế biến nên những món ăn dân dã nhưng độc đáo, hấp dẫn, mang đậm nét đặc trưng như củ hũ dừa xào lòng gà, củ hũ dừa bóp xổi, gỏi củ hũ dừa,hoặc đôi khi chỉ để dùng ăn sống cũng rất ngon.
Khi ăn các món được chế biến từ củ hũ dừa, ấn tượng đầu tiên bạn cảm nhận được đó là vị ngọt, giòn khi nhai cùng sự mát dịu, đây là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe, tốt cho hệ tiêu hóa và có nhiều khoáng chất. Nếu có dịp đến xứ dừa Bến Tre, du khách đừng quên tìm kiếm cơ hội để thưởng thức những món ăn đặc sản từ củ hũ dừa này.
Bánh tráng sữa
Đến với Bến Tre bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức những món đặc sản nơi đây như những chiếc kẹo dừa thơm ngon, cho đến món bánh tráng Mỹ Lồng nức tiếng…. Nhưng đừng quên thưởng thức một loại đặc sản hấp dẫn khác của vùng đất này đó là bánh tráng sữa với đầy đủ hương vị.
Để làm bánh tráng sữa người ta chuẩn bị các nguyên liệu nước cốt dừa, bột gạo, bột sắn, lá dứa, sầu riêng trộn lại với nhau, theo bí quyết của những người thợ nơi đây. Chỉ cần đọc qua những nguyên liệu để làm chắc chắn bạn đã cảm nhận mùi thơm nổi dậy của những chiếc bánh.
Mọi người có thể thưởng thức trực tiếp ngay khi mua về hoặc có thể nướng lên. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị bùi béo của nước cốt dừa kết hợp với độ mềm của bột gạo và bột sắn, cùng mùi thơm ngào ngạt của sầu riêng tạo nên hương vị ấn tượng, đặc trưng cho bánh tráng sữa. Đây cũng là món quà biếu hấp dẫn đến người thân, gia đình, bạn bè… khi bạn có dịp ghé qua Bến Tre.
Bánh xèo củ hủ dừa
Nhắc đến miền Tây, người ta nghĩ ngay đến nền ẩm thực đa dạng nơi đây, với nhiều món ăn dân dã, bình dị. Và không nhắc đến bánh xèo quả là một điều thiếu sót.
Bánh xèo miền Tây nổi tiếng là phong phú với nhiều loại nhân khác nhau, và củ hũ dừa là một trong những nguyên liệu được thiên nhiên ban tặng cho người dân Bến Tre để làm nên món bánh xèo củ hũ dừa ngon tuyệt.
Với các nguyên liệu như củ hũ dừa, tôm bóc vỏ, thịt heo thái sợi, giá cùng với chén nước mắm nước dừa đặc trưng tại Bến Tre và rau sống ăn kèm hòa quyện lại với nhau khiến con người ta nghiền, bởi một khi đã ăn thử một lần bạn sẽ muốn ăn thêm nữa.
Gỏi củ hủ dừa
Nhắc đến Bến Tre, bên cạnh hình ảnh người con người hiền hòa chân chất, thì những người sành ăn lại có dịp kể về những đặc sản được làm từ trái dừa như kẹo dừa, đuông dừa, rượu dừa…, trong đó món gỏi củ hũ dừa cũng chiếm vị trí nức tiếng ở xứ này.
Củ hũ dừa là phần non nhất trên đọt cây dừa, được coi như “trái tim” của cây dừa. Để thưởng thức củ hũ dừa, người ta phải đốn cả cây dừa để lấy một phần rất nhỏ trên thân cây nên đây là món ăn rất xa xỉ đối với người dân nơi đây. Vì vậy món gỏi củ hũ dừa còn được gọi là món ăn tinh hoa của người dân Bến Tre.
Gỏi củ hũ dừa có vị chua ngọt vừa ăn vào sẽ có cảm giác mát, giòn, thơm và lại thanh đạm. Ngoài ra, nguyên liệu để làm món gỏi còn có tôm sú, thịt ba chỉ, tai lợn thái mỏng, rau răm, hành tây và đậu phộng rang giòn. Củ hũ dừa được bào mỏng thành những sợi dài trộn cùng các nguyên liệu trên, thêm gia vị, đường, tạo thành món gỏi hấp dẫn, đậm đà hương vị.
Bánh canh hến nước dừa
Bánh canh hến nước cốt dừa là một món ăn độc đáo, lạ miệng của Bến Tre được nhiều người yêu thích. Món ăn tuy dân dã nhưng chỉ ở Bến Tre mới bật lên được cái hồn cốt thơm ngon đến ngất ngây mà ai đã ăn qua sẽ không thể quên được hương vị ấy.
Múc bánh canh ra tô, rưới thêm một ít nước cốt dừa béo ngậy cùng hành lá, tiêu xay và thịt hến xào. Khi ăn, sợi bánh canh mềm hòa cùng mùi nước dừa béo ngậy, thơm nồng và vị ngọt dai của hến sẽ khiến thực khách vấn vương mãi với mùi vị ấy. Trở thành món đặc sản của Bến Tre gây thương nhớ cho du khách phương xa đến thăm.
Cơm dừa
Từ những trái dừa xiêm ngọt thanh,thơm ngon tại Bến Tre, người dân nơi đây đã sáng tạo từ món cơm dân dã hằng ngày trở thành một món ăn thơm ngon, thấm đượm màu quê hương đó là cơm dừa.
Làm cơm dừa, người ta phải chọn loại gạo ngon, sau khi vo sạch bằng nước dừa, để cho ráo rồi cho vào trái dừa đem chưng cách thủy. Những trái dừa xiêm được cắt ngang một phần trên đầu quả dừa để trút nước ra và dùng miếng cắt đó như cái nắp để đậy “nồi cơm dừa”.
Cơm dừa ăn có vị béo, thơm nên ăn nóng mới ngon. Điều thú vị khi ăn cơm dừa là ăn trực tiếp trong trái dừa, không phải ăn bằng chén. Với những trái dừa xinh xắn cùng mùi thơm của dừa hòa quyện cùng làn khói bốc lên làm cho tất cả các giác quan đều hưởng trọn vẹn hương vị của món ăn.
món cơm dừa đặc sản Bến Tre ở trên là cơm nấu từ gạo cùng nước dừa với
Chúng ta cần phân biệtở trên là cơm nấu từ gạo cùng nước dừa với cơm dừa tôm rang cũng là một món ăn của Bến Tre (nhưng là cơm của trái dừa kho với cá, tôm hay thịt)
Cháo dừa
Dừa được người dân Bến Tre chế biến ra biết bao nhiêu là món ăn thơm ngon mà giá thành rất rẻ trong đó có phải kể đến món cháo dừa ngọt lịm làm say lòng ngườ thưởng thức.
Cháo nước dừa một món ăn giản dị, với nguyên liệu là gạo trắng, một ít nước dừa tươi, cùng nước cốt dừa khô, cơm dừa là đủ. Gạo được nấu nhuyễn sau đó cho nước cốt dừa tươi, khô, cơm dừa nạo nhỏ vào tạo nên một vị ngon nao lòng. Ăn cháo nước dừa cảm nhận được vị ngọt thanh tự nhiên, vị béo bùi mà không ngán. Đây cũng chính là món ăn sáng được nhiều người lựa chọn.
Canh gà lá cách
Vị ngọt, béo của thịt gà, vị thơm thanh tao kèm theo chút vị đăng đắng, chua chua và mùi thơm đặc trưng của lá cách cùng với sả, ớt thấm dần vào vị giác phải nói là ngon tuyệt.
Nấm mối nướng muối ớt
Nhắc đến Bến Tre người ta thường liên tưởng ngay đến những trái dừa, nhưng ít ai biết rằng nơi đây còn sở hữu một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đó là nấm mối.
Nấm mối xuất hiện ở nơi đất cao và những mùa mưa, có màu trắng, gốc hơi ngả vàng. Nấm mối dai mang vị ngọt đậm đà, cùng mùi thơm đặc trưng và được nhiều người ưa thích. Đây là món ăn giàu các dưỡng chất tự nhiên, giúp cơ thể chống lão hóa rất tốt.
Nấm mối thường được chế biến ra nhiều món ăn khác nhau nhưng đặc biệt nhất phải kể đến món nấm mối nướng muối ớt. Cho một ít nấm mối nướng muối ớt vào miệng nhai chầm chậm bạn sẽ cảm nhận được vị dai, giòn, ngọt thơm đậm đà hòa lẫn vị cay the nhưng không nồng của muối ớt lan tỏa vào vị giác khiến bạn nhớ mãi không quên cảm giác này.
Tép rang dừa
Tép rang dừa – một món ăn rất thân quen thường xuất hiện trong mỗi bữa cơm của người dân Bến Tre. Tép rang dừa kết hợp với cơm dừa nóng (cơm nấu với nước dừa) thì còn gì tuyệt hơn nữa.
Tép đất sau khi cắt chân, rửa sạch và ướp gia vị đường, muối, bột ngọt để một lúc cho ngấm. Sau đó bỏ tôm lên chảo rang với nước cốt dừa và để lửa riu riu đến khi tôm ngấm nước cốt dừa chuyển sang màu đỏ gạch là coi như đã xong món tép rang dừa. Lúc này thịt tép ngấm dừa sẽ có mùi vị dai, giòn và vị béo ngậy của nước cốt dừa tạo ra vị ngon khó cưỡng.
Đến với Bến Tre bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức rất nhiều món ăn ngon hấp dẫn, không phải nơi nào cũng có, chính vì vậy khi đã có dịp đến với mảnh đất này bạn hãy thưởng thức cho hết những món đặc sản để không phải hối tiếc cũng như học cách nấu của người dân Bến Tre để về chế biến cho gia đình mình.
Mắm lóc chưng dừa
Được thiên nhiên ban tặng món quà đặc biệt là những cây dừa. Chính vì thế những món ăn tại Bến Tre đều mang những nét đặc trưng của hương vị quê nhà. Có dịp đến Bến Tre mời bạn hãy thưởng thức món “Mắm lóc chưng dừa”.
Để chế biến món mắm lóc chưng dừa cần các nguyên liệu như: mắm lóc, dừa nạo cùng các gia vị và rau sống ăn kèm. Nhưng muốn có được tô mắm chưng thơm ngon, hấp dẫn cần phải tinh tế trong khâu lựa chọn mắm lóc. Trước khi chưng cho mắm vào tô, nêm thêm các gia vị như tiêu, hành, tỏi, ớt, gừng, bột nêm, rồi cho nước cốt dừa vào. Sau đó để vào nồi chưng cách thủy hay cho vào nồi cơm vừa mới chắt để chưng, khi cơm chín thì mắm cũng sẽ chín.
Để tăng thêm hương vị của món ăn này không thể thiếu các loại rau ăn kèm như chuối chát, khế chua, rau sống hoặc ngọn rau lang, rau muống luộc.… Mắm lóc chưng dừa với cơm trắng nóng thì quả là một sự kết hợp hoàn hảo.
Châu Lệ Phụng – Hình ảnh: Internet
Tổng Hợp Những Món Ăn Đặc Sản Bình Định Tại Sài Gòn
Sài Gòn hay Thành Phố Hồ Chí Minh nơi có nên kinh tế phát triển mạnh nhất tại khu vực phía nam Việt Nam. Người từ khắp các tỉnh thành trên cả nước về đây để lập nghiệp vì thế người dân Sài Gòn chủ yếu là dân góp, dân góp từ 3 miền. Cũng chính vì điều này nên Sài Gòn có nhiều món ăn đặc sản tổng hợp từ nhiều tỉnh thành khác nhau.
Tổng Hợp Đặc Sản Bình Định Tại Sài Gòn
Dựa vào nguyên liệu chưng cất rượu nên rượu Bầu đá được chia làm 3 loại: , , . Rượu Bầu đá có nồng độ rất cao vào khoảng từ 50 đến 53 độ. Vẫn có rượu 40 độ, rượu 45 độ hay rượu 60 độ nhưng cần phải đặt trước.
Rượu Bầu đá rất thích hợp làm rượu để ngâm một số loại thuốc. Uống rượu ngâm giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh.
Mua rượu Bầu đá tại chúng tôi liên hệ ngay Đặc Sản Bình Định Online. Rượu Bầu đá tại Đặc Sản Bình Định Online mang thương hiệu Rượu Bầu Đá Võ Gia một thương hiệu rượu uy tín chất lượng tại TPHCM.
Giá Rượu Bầu Đá Võ Gia Được Bán Tại Đặc Sản Online Là: Rượu Bầu Đá Gạo 50.000đ/1 lít, Rượu Bầu Đá Nếp 70.000đ/1 lít, Rượu Bầu Đá Đậu Xanh 110.000đ/1 lít. Mua Càng Nhiều Giá Càng Ưu Đãi
Địa Chỉ: Số 224 Đường Man Thiện – Phường Tăng Nhơn Phú A – Quận 9 – Thành Phố Hồ Chí Minh ( Bạn có thể đến đây để thử rượu)
Món bánh này thường được dùng vào các dịp lễ tết như Tết Nguyên Đáng, Tết Đoan Ngọ, mồng Một, Rằm và nhất là vào các ngày Giỗ ở Bình Định và ngày hầu dâu (Ngày đầu tiên con gái khi đi lấy chồng về lại nhà mẹ đẻ).
Bánh ít lá gai là một món quà quê đầy ý nghĩa.
Mua Bánh Ít Lá Gai Bình Định Cần Liên Hệ Đặt Trước
Hotline Liên Hệ Đặt Mua Bánh Ít Lá Gai Bình Định: 097 40 47 465 ( Zalo)
Nem chua lá ổi có đầy đủ hương vị khi ăn như vị chua chua ngọt ngọt của nem, vị cay của tiêu, của ớt, vị chát chát của lá ổi, cùng với đó là hương thơm nồng của tép tỏi ăn kèm. Chắc chắn sẽ không một ai có thể quên được cái hương vị đậm đà của nem chợ Huyện khi đã được thưởng thức dù chỉ một lần.
Địa Chỉ: Số 224 Đường Man Thiện – Phường Tăng Nhơn Phú A – Quận 9 – Thành Phố Hồ Chí Minh
Tré Bình Định có hình dạng rất đặc trưng giống như cán chổi.
Mua Tré Tại chúng tôi Liên Hệ Đặc Sản Bình Định Online
Địa Chỉ: Số 224 Đường Man Thiện – Phường Tăng Nhơn Phú A – Quận 9 – TPHCM
Chả bò Bình Định màu hồng nhạt, chả khi ăn sẽ có vị ngọt rất đậm đà, rất giòn và dai sần sật vốn là những đặc trưng của thịt bò. Món chả này cũng khá dễ ăn, không kén thực khách. Đặc biệt chả bò có hàm lượng dinh dưỡng rất cao.
Mua Chả Bò Bình Định Hãy Đến Đặc Sản Bình Định Online.
Giá Chả Bò Bình Định Tại Đây Là 150.000đ/1 Cây. Mua Nhiều Giá Ưu Đãi Hơn
Nguyên liệu để làm chả lụa Bình Định là thịt nạc heo, gia vị (muối, đường, bột ngọt, hạt nêm), dầu ăn, hạt tiêu, hành tím.
Chả ngon là chả mềm mịn, không bị bở, thịt phải thơm và có thể bảo quản được lâu.
Hotline Đặt Mua Chả Lụa Bình Định Chính Gốc Tại TP.HCM: 097 40 47 465 (Zalo)
Địa Chỉ: Số 224 Đường Man Thiện – Phường Tăng Nhơn Phú A – Quận 9 – Thành Phố Hồ Chí Minh
Giá Chả Lụa Bình Định Tại Đây Là 75.000đ/1 Cây. Mua Nhiều Giá Ưu Đãi Hơn
Chả ram tôm đất có hương thơm phức, lớp vỏ giòn tan, nhân tôm đất ngọt lịm. Thật khó nói ra hết cảm nhận khi ăn chỉ có đích thân ăn mới có thể cảm nhận hết. Nó mang một nét rất riêng Bình Định mà khi ăn một lần nhớ mãi.
Tại chúng tôi bạn có thể mua chả ram tôm đất tại Đặc Sản Bình Định Online. Đây là một địa chỉ cung cấp đặc sản Bình Định uy tín, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý tại chúng tôi
Hotline Đặt Mua Chả Ram Tôm Đất – Đặt Sản Bình Định Tại TP.HCM: 097 40 47 465 (Zalo)
Giá Chả Ram Tôm Đất Bình Định Tại Đây Là 95.000đ/1 Bịch Nửa Ký, 180.000đ/1 Ký. Mua Nhiều Giá Ưu Đãi Hơn. Nhận Cung Cấp Giá Sỉ Chả Ram Tôm Đất Tại chúng tôi
Chả cá Quy Nhơn được làm từ những con cá biển tươi ngon nhất với cách làm đặc biệt của người dân nơi đây nên chả cá vẫn giữ nguyên được độ ngọt, độ ngọn và độ dai tự nhiên của thịt cá biển tươi.
Chả cá Quy Nhơn có thể làm được nhiều món ăn ngon khác nhau như bún chả cá, bánh canh chả cá, … . Khi có dịp đến thăm Quy Nhơn, bạn nhất định nên ăn thử chả cá Quy Nhơn và những món ăn được làm từ chả cá Quy Nhơn và đừng quên mua một ít về làm quà cho bạn bè – người thân.
Bạn đang ở Thành phố Hồ Chí Minh bạn muốn đặt mua chả cá Quy Nhơn chính gốc có thể liên hệ Đặc Sản Bình Định Online. Chả cá Bình Định ở đây được đặt làm và vận chuyển trực tiếp từ Thành Phố Quy Nhơn vào TPHCM.
Hotline Liên Hệ Mua Chả Cá Quy Nhơn – Đặc Sản Bình Định: 097 40 47 465 (Zalo)
Ẩm thực Bình Định đa dạng – phong phú có nhiều món ăn lạ nhưng lại rất ngon – ăn là ghiền. Bánh tráng gạo Bình Định là một món ăn như thế. Bánh tráng được sử dụng hàng ngày, trong những ngày giỗ, ngày tết, … Bánh tráng có thể sử dùng bằng cách nướng trên lửa thang cho giòn hay là nhúng nước cho bánh mềm để cuốn.
Đặc sản bánh tráng nướng mè dừa với hương vị tuyệt vời đặc trưng của dừa hòa quyện với mè, tiêu, ớt, hành tím, muối. Khi nướng trên lửa thang bánh tráng nướng Bình Định ngào ngạt hương thơm hấp dẫn khó chối từ.
Mua Đặc Sản Bình Định Vui Lòng Liên Hệ Đặt Trước
Hotline Liên Hệ Đặt Mua Đặc Sản Bình Định Tại TP.HCM: 097 40 47 465 (Zalo)
Chúng Tôi Tự Hào Là Đơn Vị Cung Cấp Đặc Sản Bình Định Uy Tín Số 1 Tại chúng tôi
Chân Thành Cảm Ơn Quý Khách Hàng Đã Tin Tưởng Và Đặt Mua Đặt Sản Bình Định Của Chúng Tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp Đặc Sản Sài Gòn: Tất Cả 12 Đặc Sản Nổi Tiếng Tp. Hcm trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!