Xu Hướng 5/2023 # Tổng Hợp Những Món Ăn Đặc Sản Bình Định Tại Sài Gòn # Top 13 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Tổng Hợp Những Món Ăn Đặc Sản Bình Định Tại Sài Gòn # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp Những Món Ăn Đặc Sản Bình Định Tại Sài Gòn được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sài Gòn hay Thành Phố Hồ Chí Minh nơi có nên kinh tế phát triển mạnh nhất tại khu vực phía nam Việt Nam. Người từ khắp các tỉnh thành trên cả nước về đây để lập nghiệp vì thế người dân Sài Gòn chủ yếu là dân góp, dân góp từ 3 miền. Cũng chính vì điều này nên Sài Gòn có nhiều món ăn đặc sản tổng hợp từ nhiều tỉnh thành khác nhau.

Tổng Hợp Đặc Sản Bình Định Tại Sài Gòn

Dựa vào nguyên liệu chưng cất rượu nên rượu Bầu đá được chia làm 3 loại: , , . Rượu Bầu đá có nồng độ rất cao vào khoảng từ 50 đến 53 độ. Vẫn có rượu 40 độ, rượu 45 độ hay rượu 60 độ nhưng cần phải đặt trước.

Rượu Bầu đá rất thích hợp làm rượu để ngâm một số loại thuốc. Uống rượu ngâm giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh.

Mua rượu Bầu đá tại chúng tôi liên hệ ngay Đặc Sản Bình Định Online. Rượu Bầu đá tại Đặc Sản Bình Định Online mang thương hiệu Rượu Bầu Đá Võ Gia một thương hiệu rượu uy tín chất lượng tại TPHCM.

Giá Rượu Bầu Đá Võ Gia Được Bán Tại Đặc Sản Online Là: Rượu Bầu Đá Gạo 50.000đ/1 lít, Rượu Bầu Đá Nếp 70.000đ/1 lít, Rượu Bầu Đá Đậu Xanh 110.000đ/1 lít. Mua Càng Nhiều Giá Càng Ưu Đãi

Địa Chỉ: Số 224 Đường Man Thiện – Phường Tăng Nhơn Phú A – Quận 9 – Thành Phố Hồ Chí Minh ( Bạn có thể đến đây để thử rượu)

Món bánh này thường được dùng vào các dịp lễ tết như Tết Nguyên Đáng, Tết Đoan Ngọ, mồng Một, Rằm và nhất là vào các ngày Giỗ ở Bình Định và ngày hầu dâu (Ngày đầu tiên con gái khi đi lấy chồng về lại nhà mẹ đẻ).

Bánh ít lá gai là một món quà quê đầy ý nghĩa.

Mua Bánh Ít Lá Gai Bình Định Cần Liên Hệ Đặt Trước

Hotline Liên Hệ Đặt Mua Bánh Ít Lá Gai Bình Định: 097 40 47 465 ( Zalo)

Nem chua lá ổi có đầy đủ hương vị khi ăn như vị chua chua ngọt ngọt của nem, vị cay của tiêu, của ớt, vị chát chát của lá ổi, cùng với đó là hương thơm nồng của tép tỏi ăn kèm. Chắc chắn sẽ không một ai có thể quên được cái hương vị đậm đà của nem chợ Huyện khi đã được thưởng thức dù chỉ một lần.

Địa Chỉ: Số 224 Đường Man Thiện – Phường Tăng Nhơn Phú A – Quận 9 – Thành Phố Hồ Chí Minh

Tré Bình Định có hình dạng rất đặc trưng giống như cán chổi.

Mua Tré Tại chúng tôi Liên Hệ Đặc Sản Bình Định Online

Địa Chỉ: Số 224 Đường Man Thiện – Phường Tăng Nhơn Phú A – Quận 9 – TPHCM

Chả bò Bình Định màu hồng nhạt, chả khi ăn sẽ có vị ngọt rất đậm đà, rất giòn và dai sần sật vốn là những đặc trưng của thịt bò. Món chả này cũng khá dễ ăn, không kén thực khách. Đặc biệt chả bò có hàm lượng dinh dưỡng rất cao.

Mua Chả Bò Bình Định Hãy Đến Đặc Sản Bình Định Online.

Giá Chả Bò Bình Định Tại Đây Là 150.000đ/1 Cây. Mua Nhiều Giá Ưu Đãi Hơn

Nguyên liệu để làm chả lụa Bình Định là thịt nạc heo, gia vị (muối, đường, bột ngọt, hạt nêm), dầu ăn, hạt tiêu, hành tím.

Chả ngon là chả mềm mịn, không bị bở, thịt phải thơm và có thể bảo quản được lâu.

Hotline Đặt Mua Chả Lụa Bình Định Chính Gốc Tại TP.HCM: 097 40 47 465 (Zalo)

Địa Chỉ: Số 224 Đường Man Thiện – Phường Tăng Nhơn Phú A – Quận 9 – Thành Phố Hồ Chí Minh

Giá Chả Lụa Bình Định Tại Đây Là 75.000đ/1 Cây. Mua Nhiều Giá Ưu Đãi Hơn

Chả ram tôm đất có hương thơm phức, lớp vỏ giòn tan, nhân tôm đất ngọt lịm. Thật khó nói ra hết cảm nhận khi ăn chỉ có đích thân ăn mới có thể cảm nhận hết. Nó mang một nét rất riêng Bình Định mà khi ăn một lần nhớ mãi.

Tại chúng tôi bạn có thể mua chả ram tôm đất tại Đặc Sản Bình Định Online. Đây là một địa chỉ cung cấp đặc sản Bình Định uy tín, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý tại chúng tôi

Hotline Đặt Mua Chả Ram Tôm Đất – Đặt Sản Bình Định Tại TP.HCM: 097 40 47 465 (Zalo)

Giá Chả Ram Tôm Đất Bình Định Tại Đây Là 95.000đ/1 Bịch Nửa Ký, 180.000đ/1 Ký. Mua Nhiều Giá Ưu Đãi Hơn. Nhận Cung Cấp Giá Sỉ Chả Ram Tôm Đất Tại chúng tôi

Chả cá Quy Nhơn được làm từ những con cá biển tươi ngon nhất với cách làm đặc biệt của người dân nơi đây nên chả cá vẫn giữ nguyên được độ ngọt, độ ngọn và độ dai tự nhiên của thịt cá biển tươi.

Chả cá Quy Nhơn có thể làm được nhiều món ăn ngon khác nhau như bún chả cá, bánh canh chả cá, … . Khi có dịp đến thăm Quy Nhơn, bạn nhất định nên ăn thử chả cá Quy Nhơn và những món ăn được làm từ chả cá Quy Nhơn và đừng quên mua một ít về làm quà cho bạn bè – người thân.

Bạn đang ở Thành phố Hồ Chí Minh bạn muốn đặt mua chả cá Quy Nhơn chính gốc có thể liên hệ Đặc Sản Bình Định Online. Chả cá Bình Định ở đây được đặt làm và vận chuyển trực tiếp từ Thành Phố Quy Nhơn vào TPHCM.

Hotline Liên Hệ Mua Chả Cá Quy Nhơn – Đặc Sản Bình Định: 097 40 47 465 (Zalo)

Ẩm thực Bình Định đa dạng – phong phú có nhiều món ăn lạ nhưng lại rất ngon – ăn là ghiền. Bánh tráng gạo Bình Định là một món ăn như thế. Bánh tráng được sử dụng hàng ngày, trong những ngày giỗ, ngày tết, … Bánh tráng có thể sử dùng bằng cách nướng trên lửa thang cho giòn hay là nhúng nước cho bánh mềm để cuốn.

Đặc sản bánh tráng nướng mè dừa với hương vị tuyệt vời đặc trưng của dừa hòa quyện với mè, tiêu, ớt, hành tím, muối. Khi nướng trên lửa thang bánh tráng nướng Bình Định ngào ngạt hương thơm hấp dẫn khó chối từ.

Mua Đặc Sản Bình Định Vui Lòng Liên Hệ Đặt Trước

Hotline Liên Hệ Đặt Mua Đặc Sản Bình Định Tại TP.HCM: 097 40 47 465 (Zalo)

Chúng Tôi Tự Hào Là Đơn Vị Cung Cấp Đặc Sản Bình Định Uy Tín Số 1 Tại chúng tôi

Chân Thành Cảm Ơn Quý Khách Hàng Đã Tin Tưởng Và Đặt Mua Đặt Sản Bình Định Của Chúng Tôi

Tổng Hợp Đặc Sản Sài Gòn: Tất Cả 12 Đặc Sản Nổi Tiếng Tp. Hcm

Tất cả 13 đặc sản Sài Gòn được VietFlavour tổng hợp, trong đó không ít món thân quen và gây thương nhớ không chỉ đối với người Sài Gòn xa quê mà còn đối với mọi người xem Sài Gòn là quê hương thứ hai…

Nhắc đến người ta lại không khỏi cồn cào khi nhớ đến món cơm tấm.

Những tưởng cơm là món ăn no thế nhưng cơm tấm Sài Gòn lại có thể nhỏng nhảnh trên tay người ta vào mỗi sáng sớm. Thứ cơm từ tấm này ít khi làm cho người ta no căng bụng nên gần như thời điểm nào cũng có thể dùng được.

Tìm một món nước đủ no nhưng ít dầu mỡ thì có thể nghĩ ngay đến hủ tiếu Nam Vang.

Đặc trưng dễ nhận biết của hủ tiếu Nam Vang là thịt bằm được cho vào nước lèo. Nước dùng được nấu từ xương ống, tôm khô, mực khô nên rất ngọt. Quá trình nấu phải đun nhỏ lửa và vớt bọt để lại nồi nước dùng trong vắt vàng nhạt.

Sủi cảo là một trong nét ẩm thực độc đáo của người Hoa. Chẳng biết có mặt từ khi nào mà làm biết bao tín đồ mê mẩn.

Sủi cảo có lớp vỏ màu vàng, nhân tôm nguyên con và thịt bằm. Các món từ sủi cảo cũng rất phong phú từ mỳ sủi cảo, sủi cảo chiên giòn, sủi cảo chạp, sủi cảo thập cẩm.

Còn một loại sủi cảo nữa với lớp bột dày màu trắng thì có nhân hẹ và nhân bắp cải. Sủi cảo dạng này thường được bán dưới dạng chiên hoặc hấp.

Bột chiên là hình ảnh quen thuộc với rất nhiều bạn trẻ Sài Gòn.

Những khối bột cắt vuông như con cờ chiên giòn rụm bên ngoài nhưng bên trong mềm dẻo vừa phải. Áo bên ngoài là phần trứng màu vàng ruộm cùng vài sợi đu đủ bào xanh nõn nà. Có thể nói phần bột và nước chấm là linh hồn của món ăn vặt này.

Bột chiên phải ăn lúc còn nóng rồi vừa ăn vừa xuýt xoa mới thấu được hết thú ăn vặt của người Sài Gòn .

Cá dứa hay còn gọi là cá tra bần sinh sống nhiều ở vùng ngập mặn Cần Giờ. Cá dứa có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Thời gian gần đây món khô cá dứa được rất nhiều người ưa chuộng.

Khô cá dứa không đơn thuần là một món ăn ngon mà còn là quà tặng mà biển cả dành cho vùng ven biển này.

Không phải tự nhiên mà bánh mì được lọt vào top 10 món sandwich ngon nhất thế giới.

Hình như ở chỗ nào cũng có thể tìm được một xe bánh mì yêu thích cho riêng mình. Nói không ngoa khi cho rằng bánh mì là một trong những đỉnh cao của món ăn đường phố. Từ thịt nguội, nem, chả, pate, đồ chua, hành, ngò…đến cái vị ớt cay the thé là một bữa tiệc mini của sự bày trí đầy khéo léo của đầu bếp. Mà người bán xem ra cũng rất hào phóng khi trao nhau những ổ bánh ngon chất như vậy với giá rất rẻ.

Văn hóa cà phê ở Sài Gòn đa phần không cầu kỳ mà thiên về cởi mở phóng khoáng. Do khí hậu ở Sài Gòn khá nóng nên cà phê đá luôn là lựa chọn hấp dẫn.

Một khoảng sân nhỏ cũng đã đủ bày ra những ly cà phê thơm nức mũi. Hoặc chỉ một cái ghế đẩu nhỏ hay bệt xuống vỉa hè cũng đủ không gian cho ly cà phê rồi. Thứ nước đen sánh hơi đắng pha thêm vài viên đá này không hiểu sao lại mê lòng người đến vậy.

Có thể nói ẩm thực Sài Gòn luôn nhộn nhịp và đa dạng nhất. Chỉ cần vài bước chân là đã như bước vào một thế giới ẩm thực khác rồi. Mà giá nào cũng có, kiểu gì cũng làm no bụng được người thưởng thức. Nhắc mới nhớ đến món súp cua tuy giá hời nhưng chất lượng luôn ngon miễn bàn.

Ngày nay, súp cua thêm nhiều món ăn kèm hấp dẫn như trứng bắc thảo, óc heo, tôm, bong bóng cá…. Tùy với món thêm mà giá súp cua chênh lệch khác nhau. Bạn có thể bắt gặp những hàng súp cua ở khắp nẻo đường Sài Gòn.

Hầu như ai sống ở Sài Gòn đều có đôi lần nghe đến món phá lấu. Món ăn có nguồn gốc từ người Tiều này quen thuộc đến nỗi nhắc đến là người ta có thể hình dung ra ngay.

Phá lấu ở Sài Gòn có rất nhiều biến tấu tuy nhiên được ưa chuộng nhiều có lẽ vẫn là mỳ gói phá lấu và bánh mỳ phá lấu.

Tên gọi của món này có lẽ xuất phát từ nguyên liệu và cách làm ra chúng. So về hình thức thì gỏi cuốn có nhiều nét tương đồng với bò bía. Nhưng gỏi cuốn vẫn được đánh giá cao hơn về phần nhân, cách chế biến giữ nguyên hương vị và ăn kèm nhiều rau.

Nói không ngoa khi cho rằng lứa tuổi học trò ở Sài Gòn hình như ai cũng một lần ăn bánh tráng trộn.

Bánh tráng trộn ở Sài Gòn nhiều đến nỗi không cần nhớ tên đường vẫn có thể mua được. Cũng không ai nhớ chính xác thời điểm xuất hiện của bánh tráng trộn nhưng có lẽ là vào những năm 2005 – 2007.

Ngày nay, bánh tráng trộn được biến tấu với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên các thành phần cơ bản vẫn không thể thiếu được. Bánh tráng trộn không còn là một trào lưu mà trở thành món ăn vặt thương hiệu của giới trẻ Sài Gòn.

Củ Chi cách không xa trung tâm là bao nhưng đặt chân đến đây người ta cứ ngỡ như vừa bước vào một thế giới khác. Ngoài các di tích nổi tiếng Củ Chi còn thu hút du khách bởi các món ăn. Từ cơm nấm muối mè, nước mía củ mỳ, bánh tráng…. Mà cũng thật là thiếu sót khi không nhắc đến bò tơ Củ Chi.

Bò tơ Củ Chi có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Nếu có dịp ghé Củ Chi bạn có thể đến quán Xuân Đào được cho là lâu đời và ngon nhất về bò tơ. Sẵn tiện mua vài cân về làm quà thì quá hấp dẫn phải không nào.

Hình ảnh: Internet

Tổng Hợp 13 Món Đặc Sản Bình Định Nổi Tiếng Níu Kéo Vạn Du Khách

Gợi ý các đặc sản Bình Định mua làm quà

1. Bánh hồng Tam Quan: Đặc sản Bình Định làm quà thơm dẻ nếp Ngự

Bánh hồng, món đặc sản Bình Định nhìn gần giống chè lam ngoài Bắc, nom trông đơn giản nhưng khi cắn miếng thì ai cũng phải gật gù tấm tắc khen ngon. Du khách chọn bánh hồng – đặc sản Bình Định làm quà vì nó vừa lạ mà cũng vừa quen. Món bánh đặc sản này vốn được coi là biểu trưng cho tin vui, xuất hiện trong các dịp đám cưới hỏi của người dân địa phương.

Nổi tiếng nhất là bánh hồng vùng Tam Quan. Bánh hồng ở đây được làm từ gạo nếp, đường kính và dừa. Điều làm nên sự khác biệt ở bánh hồng Tam Quan là gạo nếp Ngự có tiếng thơm dẻo.

Bánh hồng Tam Quan chủ đạo là màu trắng. Loại bánh này chỉ để được 5 ngày vì người làm bánh không dùng chất bảo quản nên rất an toàn. Du khách muốn mua làm quà nên hẹn cơ sở sản xuất ngày lấy để luôn có bánh mới, ăn sẽ ngon hơn.

2. Bánh ít lá gai: Đặc sản Bình Định mua làm quà nhỏ xinh ý nghĩa

Đặc sản Bình Định làm quà được nhắc đến nhiều nhất còn có loại bánh ” nhỏ mà có võ” – bánh ít lá gai. Bánh có màu xanh đen đặc trưng từ lá gai, một loại cây có tính thảo dược giúp giải độc gan và thanh nhiệt cơ thể. Phần nhân bánh là đậu xanh nghiền mịn nhào với đường ngọt vừa phải. Bánh thơm mùi lá gai quyện với vị ngọt của đậu xanh khiến nhiều thực khách say đắm.

3. Nem chợ Huyện mồi nhắm lai rai của nhiều người

Danh sách đặc sản Bình Định làm quà còn phải nhắc đến Nem chợ Huyện, xuất phát từ Tuy Phước gần chợ huyện nên nem gắn liền với tên chợ. Nem chợ Huyện đủ vị, mặn, ngọt, dai, béo, giòn… Đặc sản Bình Định này xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày cho đến các dịp cưới hỏi, giỗ chạp. Người Bình Định vẫn truyền tai câu thơ:

Ai về Tuy Phước ăn nem Ghé qua Hưng Thạnh mà xem tháp Chàm.

Nem chợ Huyện không mềm như nem Thủ Đức, không ngọt như nem Lai Vung, nem An Cựu mà dai dai, sần sật, chua giòn vừa miệng. Muốn ngon hơn, bạn có thể đem nướng, ăn kèm với bánh, chả ram, rau mùi, tía tô, rau răm, chuối, khế xắt nhỏ, dưa leo, nước chấm (hoặc xì dầu) và vài múi tỏi, trái ớt càng tuyệt.

Khách du lịch ai ai cũng bị hấp dẫn bởi món nem chợ Huyện và đặt mua nhiều làm quà. Món ăn dùng làm mồi nhắm lai rai thì quả thật là tuyệt vời.

4. Bánh tráng chả cá cuốn rau răm món ăn dân giã lâu đời

B ánh tráng chả cá (hay còn gọi là chả cá cuốn rau răm) đã đi vào lòng người dân xứ Nẫu từ bao đời nay. Món ăn đặc sản Bình Định dân giã này chỉ có nguyên liêu chính từ thịt cá, một ít bột năng, bột bắp, gia vị vừa ăn, dát thành miếng mỏng như bánh tráng, đem chiên lên với dầu cho chín. Bánh chín được nhuộm vàng bóng bẩy, giòn tan.

Bánh tráng chả cá chỉ đặc biệt ngon khi cuốn với một nắm rau răm chứ không phải các loại rau sống khác. Bánh tráng chấm tí tương ớt xào sẽ ra vị đầm thắm, thơm nồng, đậm đà, ngon miệng.

5. Mực ngào thơm cay vị tỏi: Đặc sản Bình Định làm quà ăn là nhớ

Để làm món mực ngào, người dân Bình Định cũng khá cầu kì khi chế biến. Mực được chọn là những con mực to vừa, tươi ngon, dày mình. Phần nước sốt ướp cay và nhiều tỏi được giã nhỏ, chắt lấy ít nước cốt để khi nhào mực thấm đều sốt.

Mực ngào còn là món nhậu lai rai hấp dẫn thực khách. Chỉ cần một đĩa nhỏ mực ngào cũng đủ để câu chuyện bạn bè thêm phần rôm rả.

6. Tré – Món đặc sản Bình Định ủ kĩ trong rơm

Tré Bình Định – cái tên nghe lạ lạ nhưng thực chất món ăn này gần giống như nem bì. Món ngon Bình Định ăn này có mặt ở hầu hết các tỉnh thành ở Trung Trung Bộ nhưng nổi tiếng nhất vẫn là tré Bình Định.

Nguyên liệu chế biến tré bao gồm: phần thịt tai, mũi, bì heo và cả thịt ba chỉ. Các loại thịt sau khi đã được ướp với thính, đậu phộng và gia vị sẽ được gói lại trong lá ổi và một mảnh ni lông mỏng để ủ thịt. Bên ngoài tré là một lớp rơm dày phủ kín hai đầu để giúp phần thịt bên trong kín khí hoàn toàn.

Sau thời gian ủ thịt khoảng 2 đến 3 ngày. Bạn có thể thưởng thức, bảo quản trong khoảng một tuần đến 10 ngày và rất dễ vận chuyển đi xa, phù hợp làm quà cho khách du lịch.

Món ngon đặc sản Bình Định

7. Bánh xèo tôm nhảy: Tôm đỏ au, tròn mẩy

Bánh xèo ở Bình Định cũng phổ biến như nhiều tỉnh miền Trung khác. Thế nhưng, bánh xèo Bình Định có vị khác biệt cuốn hút ở phần nguyên liệu tươi ngon trong nhân bánh. Do địa thế gần biển, nên tôm ở đây to và tươi rói. Khi cho làm làm bánh, tôm nhảy tanh tách nên được gọi là ” bánh xèo tôm nhảy”. Khi chín, tôm trông đỏ au, tròn mẩy. Lớp vỏ bánh xèo giòn thơm, vàng ruộm, cắn vào bên trong là lớp nhân tôm tươi ngon, vị bò tái mềm mềm, còn có hành lá, giá đỗ, ít hành tây, khiến thực khách khó kìm được sức hấp dẫn.

Bánh xèo tôm nhảy cuốn kèm với các loại rau sống như rau thơm, rau xà lách, hẹ, xoài… thì còn gì tuyệt vời hơn nữa. Bánh mang bày ra đĩa trông đẹp mắt, thơm phức. Ngồi ăn tại quán, du khách còn nghe tiếng bánh rán trong chảo xèo xèo cực vui tai. Bánh ăn giòn tan, chấm nước mắm pha chua ngọt, cùng ít dưa góp vị thanh thanh, béo mà không ngấy.

8. Bánh hỏi cháo lòng chỉ một suất là no bụng

Bánh hỏi cháo lòng có ở khắp các con phố ở Bình Định, nhất là ở Quy Nhơn. Tên món ăn khá lạ tai nhưng thực chất “bánh hỏi” chính là sợi bún rất rất nhỏ được đóng thành bánh tròn vừa lòng bàn tay. Bánh hỏi ăn cùng cháo và đĩa lòng heo thập cẩm. Du khách sẽ cảm nhận được vị mát của bún, độ giòn của lòng heo, thêm bát cháo lòng nữa là đủ ấm bụng.

Bánh hỏi muốn ngon hơn phải thoa thêm lớp dầu mỏng để có độ béo, ăn kèm với lạ hẹ xắt nhỏ để tạo độ thơm cho món ăn. Bánh hỏi, lòng heo, thịt heo luộc chấm quyện trong bát nước chấm chua ngọt, cay thì chỉ có suýt xoa không ngớt. Cháo lòng được chế biến khá ngon, độ sệt của cháo ăn kèm với phần lòng heo là đủ để níu chân thực khách thêm nhiều lần.

9. Chả ram tôm đất: Đặc sản Bình Định xuất hiện nhiều dịp đặc biệt

Chả ram tôm đất là món đặc sản Bình Định xuất hiện cả những ngày thường lẫn trên mâm cơm những dịp quan trọng. Nguyên liệu chính của chả ram tôm đất gồm: tôm đất, thịt ba chỉ đem cuốn trong lớp bánh tráng mỏng. Miếng chả ram chỉ cuốn nhỏ vừa bằng ngón tay, đem chiên giòn rụm, vàng ruộm. Món đặc sản Bình Định này đã níu chân mọi thực khách.

Chả ram tôm đất ăn nóng, cuốn chung với rau sống, bún, đem chấm nước mắm chua ngọt là hoàn hảo. Món ăn tuy đơn giản, nhỏ nhắn nhưng những năm gần đây, từ quán cóc vỉa hè cho đến những nhà hang sang trọng. Trong mâm cỗ ngày xuân, món chả ram tôm đất luôn là món được nhiều sự trông đợi từ đám trẻ con khoái ăn chả giòn. Món chả ram tôm đất Bình Định vì thế mà được lòng từng thực khách bằng sự độc đáo của riêng mình.

10. Bún cá một phần tinh hoa ẩm thực xứ Nẫu

Từ lâu, đặc sản Bình Định món bún cá đã trở thành một phần trong tinh hoa ẩm thực xứ Nẫu. Món ngon hấp dẫn ở phần chả cá và nước dùng. Nước dùng không giống như các món ăn khác ninh từ xương heo mà là ninh từ xương cá, thêm hành tím, quả thơm…để loại bỏ mùi tanh. Nước dùng trong veo, ngọt vị cá của biển. Phần chả cá được làm từ cá biển nên rất giòn, thơm, có chút cay của tiêu ớt ăn rất đã miệng.

Khi bạn thưởng thức tô bún cá với đủ vị đặc trưng của biển, kèm thêm rau sống tươi ngon, vắt thêm chút chua cay của chanh ớt thì hết sảy. Cho dù thưởng thức một lần, bạn sẽ bị vương vấn mãi hương vị món ăn đặc biệt này.

11. Bún rạm Phú Mỹ cay xé lưỡi nhưng vẫn chết mê

Bún rạm Phú Mỹ từ lâu đã nức tiếng gần xa với du khách thập phương. Đặc sản Bình Định này mang đậm hương vị đồng quê khiến mỗi thực khách khi đã thưởng thức đều nhớ da diết vị ngon của tô bún rạm. Bún rạm thường được bán chủ yếu vào buổi sáng. Du khách có dịp thưởng thức tô bún rạm nóng hổi, cay xè, sẽ cảm nhận được hương vị của hương lúa đồng quê, mùi vị của thủy hải sản vùng đầm Châu Trúc, huyện Phú Mỹ. Đây là nơi nổi tiếng đánh bắt rạm chất lượng tuyệt vời.

Bún rạm được làm kì công nên sẽ khiến bạn ” nhớ đời”. Rạm tươi được bóc bỏ mai, làm sạch đem xay nhuyễn và lọc bỏ cặn bã lấy nước đem nấu lên. Lửa phải thật nhỏ để gạch rạm không bị vỡ nát. Nước dùng sẽ được thêm hành phi thơm phức để loại bỏ mùi tanh.

Khi ăn, bát nước rạm được để riêng. Thực khách ăn sẽ tự trộn với bún theo lượng tùy thích. Bát bún trắng được thêm mấy con tôm tròn mẩy, rau sống, lạc rang, trộn đều nước rạm cay cay. Ai không ăn được cay thì món này sẽ khiến bạn có chút ” dàn dụa nước mắt” nhưng ăn vào thì vô cùng hấp dẫn, khó từ bỏ. Người Bình Định ăn bún rạm nhất định phải có thêm chút bánh đa nướng giòn tan, bẻ từng miếng nhỏ bỏ vào tô bún ăn kèm thì chao ôi là tuyệt.

12. Ốc chỉ đúng chuẩn ngon – bổ – rẻ

Bình Định là thành phố biển nên ốc, hải sản ở đây nhiều vô kể, tươi ngon vô cùng. Nổi tiếng nhất là con phố ốc Huyền Trân Công Chúa, phố nhỏ, ngắn nhưng có đến hàng chục quán ốc nằm san sát nhau. Sở dĩ, cái tên “ốc chỉ” nổi tiếng là đặc sản Bình Định bởi khi vào quán ốc, khách chỉ cần chỉ vào nồi ốc nào là người bán sẽ lấy cho loại ốc đó. Có đến gần 20 nồi ốc lớn đặt trên bếp than hồng để giữ ốc luôn nóng.

Các loại ốc phổ biến như: ốc hấp, ốc len xào dừa, ốc móng tay bơ tỏi, sò huyết hấp sả ớt, ốc nướng mỡ hành…Ốc phục vụ kèm với rổ rau sống, có xoài xanh, rau thơm, khế chua. Nước chấm ốc có 2 loại: mắm gừng tỏi ớt và muối ớt xanh cho khách lựa chọn.

Đi Bình Định vào những ngày mưa tầm cuối năm có chút se lạnh, bạn tìm thưởng thức món ốc chỉ thì quả là hợp vô cùng. Một đĩa ốc chỉ 20 nghìn là ăn no bụng, thỏa mãn cơn thèm món ốc của bạn.

13. Bánh mỳ Lagu nóng hổi vừa thổi vừa ăn

Bánh mỳ Lagu “Nóng hổi vừa thổi vừa ăn” chính là ấn tượng đầu tiên về món ngon đặc sản Bình Định này. Nếu đã “trót lỡ” thưởng thức rồi thì chắc chắn không thể cưỡng lại nổi độ sánh của nước sốt, độ giòn của bánh mỳ nóng, độ ngọt mềm của phần giò heo. Nước sốt thơm vị ngọt của giò heo hầm rau củ: cà rốt, đậu trắng, hạt sen, khoai. Tất cả đầy đủ trong một bát to đầy đủ nguyên liệu.

Bánh mỳ luôn luôn được phục vụ nóng giòn. Khi mang cho khách, bánh được quyét lớp bơ đều lên bánh. Hơi nóng từ than hồng khiến bánh giòn rụm hoà với mùi bơ nướng thơm nức mũi. Nếu thích thêm cay, người bán luôn có sẵn ớt trưng hoặc ớt ngâm để tăng thêm vị.

8 Món Ngon, Đặc Sản Sài Gòn Nhất Định Phải Thử

Ngày nay nếu du lịch Sài Gòn, bạn đừng bỏ qua cơm tấm, bánh xèo, gỏi cuốn… đặc trưng. Đây không chỉ là những món ngon, đặc sản Sài Gòn mà chúng đã trở thành một phần không thể tách rời của ẩm thực Sài thành.

Nếu bạn muốn liệt kê cơm tấm vào “đặc sản” trong số các đặc sản của Sài Gòn thì cũng chẳng sao. Người Sài Gòn yêu thích cơm tấm đến mức họ có thể ăn món ăn này vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, từ bữa sáng, bữa trưa, bữa xế hay thậm chí là bữa đêm muộn.

Du lịch Sài Gòn bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của các quầy hàng, cửa tiệm bán cơm tấm ở mọi nơi. Ở Sài Gòn cơm tấm đặc trưng và phổ biến giống như ở Hà Nội đầy rẫy những cửa hàng bán phở hay bún chả vậy.

Nói tới cơm tấm thì suất truyền thống và được nhiều người lựa chọn nhất phải là bộ ba “sườn, bì, chả”. Kể từ những ngày đầu khi cơm tấm mới có mặt ở Sài Gòn thì ba món ăn này luôn được gọi kèm cùng với nhau. Trong đó sườn là món chính, được tẩm ướp đậm đà, tròn vị từ nhiều loại gia vị khác nhau và đem nướng trên bếp than hồng. Ngoài ra, chả cũng là điểm nhấn hấp dẫn của cơm tấm. Được làm từ thịt heo xay nhuyễn trộn đều với bún gạo, nấm mèo và phủ lòng đỏ trứng gà lên trên và đem đi hấp chín, chả trứng khiến đĩa cơm tấm Sài Gòn ngon hơn và hấp dẫn hơn.

Bạn có thể thưởng thức cơm tấm ở bất cứ cửa tiệm nào ở Sài Gòn. Một phần cơm tấm ngon trung bình chỉ từ 25.000 – 40.000 đồng/ dĩa.

Dạo chơi thành phố mang tên Bác, không khó để bắt gặp hình ảnh của những xe xôi, gánh xôi lề đường hay cho tới các cửa tiệm, tấp nập người mua kẻ bán. Ngoài cơm tấm, người Sài Gòn cũng vô cùng yêu thích xôi mặn với thời gian bán linh hoạt và phần nhân ăn kèm đa dạng như xôi gà, lạp xường, pate, trứng cút,…

Nhiều lúc rong ruổi chạy xe qua những con phố, xôi mặn khiến người Sài Gòn phải thèm thuồng nhờ cách bày biện đầy đặn, bắt mắt của những xe xôi hay cửa tiệm xôi gần đó. Và điều khiến xôi mặn chinh phục thực khách hơn nữa còn nằm ở phần nước sốt và mỡ hành ngầy ngậy khiến từng hạt xôi mềm thơm trở nên quyến rũ bội phần.

Để thưởng thức xôi mặn ngon, chuẩn vị Sài thành, bạn có thể tới ăn thử ở một số tiệm xôi nổi tiếng như: xôi gà chợ Bà Chiểu, xôi “nhà xác”, xôi Bình Tiên, xôi Tám Cẩu. Mỗi phần trung bình có giá 10.000 đồng.

Nhắc tới Việt Nam, người nước ngoài thường nghĩ tới phở, bún chả mà quên mất nơi đây còn có một đặc sản nổi tiếng không kém – bánh mì. Du lịch Việt Nam, ở bất cứ vùng nào, tỉnh nào cũng đều có bánh mì, nhưng ở mỗi nơi, hương vị và cách chế biến một khác, tạo nên sự khác biệt đặc trưng cho món ăn ngon này.

Sài Gòn là một trong những nơi có ẩm thực độc đáo, thế nên bánh mì chắc chắn là món ngon bạn nhất định phải thử sau khi đặt tour du lịch Sài Gòn. Ở Sài Gòn, loại bánh mì phổ biến nhất chính là bánh mì thập cẩm với nhân đủ loại từ pate, dăm bông, xúc xích, chả lụa…

Ngoài ra, Sài Gòn cũng có nhiều loại bánh mì hấp dẫn cho bạn tha hồ lựa chọn. Từ bánh mì thịt nướng, bánh mì bì, bánh mì phá lấu và bánh mì bò khô… Trung bình với mỗi chiếc bánh mì vừa ngon và lạ miệng này, bạn sẽ phải chi trả từ 15.000 – 20.000 đồng.

Là món ăn bình dân, dễ tìm, dễ kiếm, hủ tiếu có mặt ở khắp hang cùng ngõ hẻm Sài Gòn. Sài Gòn không chỉ có hủ tiếu gõ đặc trưng mà vô vàn các loại hủ tiếu hấp dẫn khác cho bạn đổi vị, từ hủ tiếu bò kho, hủ tiếu Nam Vang hay tới biến tấu hủ tiếu mực.

Giống như cơm tấm, hủ tiếu cũng là món ăn được liệt vào hàng muốn ăn lúc nào cũng được. Dù bạn muốn ăn sáng, ăn trưa hay ăn tối, hủ tiếu đều không làm bạn thất vọng. Những sợi hủ tiếu mềm thơm bột gạo, nước dùng đậm đà thơm ngọt, phần nhân đầy đặn chắc chắc sẽ khiến trải nghiệm ẩm thực Sài Gòn của bạn thật đáng nhớ.

Với người Sài Gòn, gỏi cuốn từ lâu đã trở thành món ăn được ưa chuộng, vì ít có món ngon nào đơn giản, thanh đạm và phù hợp với kiểu thời tiết “sớm nắng chiều mưa” của Sài Gòn như thế. Gỏi cuốn có thể ăn chơi giữa buổi trong lúc chờ cơm, hay thậm chí dùng thay bữa chính cũng được.

Chỉ với bốn nguyên liệu đơn giản là bánh tráng, rau sống, bún, thịt, tôm; gỏi cuốn mang trong mình trọn vẹn tinh hoa ẩm thực Sài Gòn, gồm bốn vị chua, cay, mặn, ngọt. Thịt heo phải lựa thịt ba chỉ có tỉ lệ nạc mỡ cân bằng; tôm phải chọn loại tươi rói; bún phải trắng tinh, thơm mùi gạo; rau thơm mua mối quen cho đảm bảo… mới cho ra thành phẩm từng cuốn ngon lành, hấp dẫn.

Người ta đều nói Sài Gòn là nơi mà dân tứ xứ khắp nơi đổ về làm ăn, nên ở đây chẳng có món ngon đặc sản nào. Điều này vừa đúng mà cũng vừa không đúng. Dù các món ngon Sài Gòn bây giờ có nguồn gốc từ các tỉnh thành khác nhưng qua bàn tay nhào nặn, tài hoa của người Sài Gòn, chúng đã trở thành món ăn độc đáo không thể tìm thấy ở đâu khác. Trong đó, bánh tráng trộn chính là một ví dụ điển hình.

Có xuất xứ từ bánh tráng muối tôm Tây Ninh, bánh tráng trộn khi đặt chân đến Sài Gòn, đã được “phù phép” trở thành đặc sản Sài Gòn, là món ăn vặt mà du khách tới Sài Gòn không thể không nếm. Một gói bánh tráng trộn chuẩn Sài Gòn phải có tới 10 nguyên liệu đi kèm. Có thể nhắc đến như bánh tráng phơi sương, khô bò, khô mực, trứng cút, tép, lạc rang, xoài, rau răm, nước sốt bò và đặc biệt không thể thiếu muối tôm chuẩn vị.

Bột chiên theo chân những người Hoa kiều đến mảnh đất Sài Gòn, đã được biến tấu để phù hợp với khẩu vị của người Việt. Bột chiên cùng với bánh tráng trộn, đã trở thành hai thức quà vặt mà bất cứ ai đến Sài Gòn đều không nên bỏ qua.

Được làm từ bột mì và bột năng trộn thêm dầu ăn, bột chiên được đun nhỏ lửa tới khi săn chắc lại và ngả màu trắng ngà. Sau đó người đầu bếp đem hấp bột trong khuôn hình vuông, rồi xắt lại thành hình vuông rồi đem chiên vàng ruộm trên chảo dầu nóng mỡ. Khi áng chừng bột sắp chín, người đầu bếp sẽ đập thêm trứng gà và ít hành thái nhỏ cho kích thích vị giác.

Phá lấu từ lâu đã trở thành món ăn vặt, vừa giá rẻ vừa lai rai vui miệng người Sài Gòn. Từ trẻ nhỏ, tới người lớn ai ai cũng thích ăn phá lấu vì món ăn này ở đâu cũng bán, ăn chơi cũng được mà chấm cùng bánh mì thưởng thức lại càng nghiền.

Phá lấu là món ăn được làm từ nội tạng động vật, trong đó phổ biến và được yêu thích hơn nhất là phá lấu bò. Với nhiều người, đây cũng là món ăn rất dễ gây nghiện, lần đầu nếm thử có thể thấy bình thường, nhưng kể từ những lần sau, lần thứ 2, 3 trở đi đảm bảo bạn sẽ rất nhớ hương vị đặc trưng của nó.

Một chén phá lấu ngon phải nóng hổi, có màu nâu cánh gián sóng sánh, dậy mùi thơm và đầy đặn thịt ăn kèm. Phần thịt ăn kèm có thể chế biến từ bất cứ thứ nội tạng nào, từ lưỡi, tai, ruột cho đến dạ dày của heo hoặc bò. Nếu sử dụng lòng bò, lòng bò phải được chế biến không cứng, không hôi; thấm đẫm gia vị. Thêm nữa để tròn vị, người bán thường dọn phá lấu kèm với dĩa nước chấm pha giữa nước mắm và nước me thêm ít ớt bột.

Phá lấu có thể ăn kèm với bánh mì hoặc mì tôm đều rất ngon. Một số địa chỉ thưởng thức món ngon, đặc sản Sài Gòn bạn có thể tham khảo như: Phá lấu Lì (1A Sương Nguyệt Ánh, quận 1; 393 Nguyễn Tri Phương, phường 5, quận 10); Phá lấu Dì Nủi (243/30 Tôn Đản, phường 15, quận 4); hay Phá lấu Rubi (230 Nguyễn Hồng Đào, phường 14, quận Tân Bình).

Ẩm thực Sài Gòn vô cùng đa dạng và phong phú, bạn hãy một lần đặt chân đến Sài Gòn hoa lệ để được sống và tận hưởng những nét đẹp tinh túy nhất của mảnh đất đã có 300 năm tuổi này. Hiện nay du lịch Tầm Nhìn Việt đang mở bán chùm tour du lịch Sài Gòn giá rẻ cho bạn tha hồ lựa chọn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp Những Món Ăn Đặc Sản Bình Định Tại Sài Gòn trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!