Xu Hướng 4/2023 # Top 5 Món Ăn Ngon Đặc Sắc Chế Biến Từ “Đặc Sản” Lợn Mán # Top 6 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Top 5 Món Ăn Ngon Đặc Sắc Chế Biến Từ “Đặc Sản” Lợn Mán # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Top 5 Món Ăn Ngon Đặc Sắc Chế Biến Từ “Đặc Sản” Lợn Mán được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Lợn mán hấp

Đây có lẽ là món dễ ăn, được nhiều người yêu thích và biết tới nhất. Do thịt lợn vốn chắc, độ mỡ vừa phải nên khi hấp rất mềm và giữ được độ ngọt tự nhiên. Sau khi hấp chín, thịt được thái mỏng và ăn kèm với muối trắng, hạt dổi, nước mắn ngon hay tương bần đều rất thích hợp. Đặc biệt, bạn có thể thỏa sức “đánh chén” món ăn ngon này mà không sợ bị ngấy như thịt lợn thường.

2. Lợn mán nướng

Nhắc tới các món ăn được yêu thích trên bàn nhậu thì không thể bỏ qua món ăn này. Thịt lợn mán được ướp kèm riềng, sả, mắm tôm, mật ong, nước mắm, rượu trắng, dầu ăn và hạt dổi trong 1 – 2 tiếng cho thật ngấm. Miếng thịt màu nâu mật ong, có lớp bì giòn rụm dùng làm mồi nhắm trên bàn nhậu quả là tuyệt cú mèo!

3. Rượu mận

Một món ăn chế biến từ thịt lợn mán sẽ khiến cho bạn “siêu tốn cơm” khác chính là rượu mận. Thịt lợn sau khi được ướp cùng riềng, sả, thêm chút mắm muối, hạt nêm sẽ được nấu bằng nồi đất. Rim thịt bằng lửa nhỏ đến khi sôi thì thêm chút rượu trắng và đun thêm khoảng 30 phút rồi tắt bếp. Rượu mận có thể ăn kèm với cơm trắng hay bún tươi đều rất phù hợp.

4. Lợn mán xào lăn

Sau khi được ướp cùng riềng, sả và gia vị vừa ăn, thịt sẽ được xào săn lại. Khi thịt xào gần chín thì cho thêm ít lá mắc mật vào đảo đều tay rồi tắt bếp.

5. Lợn mán canh măng

Nếu là người yêu thích các món canh thì bạn không nên bỏ qua món ăn này. Sườn lợn được nấu với măng tươi vừa có vị đậm đà, ngọt dịu của xương vừa có vị thanh thanh của măng. Ăn kèm với bún đảm bảo sẽ khiến bạn muốn ăn mãi không thôi.

Để thưởng thức lợn mán ngon chuẩn vị Bắc, thực khách có thể đến với nhà hàng ăn ngon Vân Hồ, địa chỉ 2B Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Mẹt lợn mán đặc sắc của nhà hàng sẽ khiến khách hàng “ăn một lần, nhớ mãi mãi”.

Nguồn: Sưu tầm

10 Công Thức Chế Biến Món Ăn Ngon Đặc Sắc Từ Thịt Gà

Tổng hợp những công thức chế biến món ăn từ thịt gà thơm ngon, bổ dưỡng. Những món ăn không chỉ dễ thực hiện mà còn rất hao cơm, ăn mãi không ngán.

Biến nguyên liệu thịt gà thành các món ăn hấp dẫn, lạ miệng là bí kíp mà bài viết này dành tặng cho các chị em nội trợ.

1. GÀ RANG MUỐI

Nguyên liệu:

– 300gr thịt gà (thịt đùi)

– 100gr gạo nếp, 20gr vừng, 50gr đỗ xanh

– Muối, hạt tiêu

Cách làm:

– Các bạn cần rang riêng gạo nếp, vừng, đỗ xanh tới khi chín thì xay nhỏ từng loại. Sau đó, trộn đều ba thứ này với một chút muối, hạt tiêu cho vừa miệng. Băm nhỏ tỏi và sả.

– Đun sôi dầu rồi cho thịt gà vào rán vàng, vớt ra. Cho sả và tỏi vào chảo dầu rồi đảo đều ở lửa to. Đảo tới khi tỏi và sả dậy mùi thơm

– Tiếp theo là cho gà vào đảo đều với tỏi, sả. Khi gà đã quyện đều với tỏi và sả thì các bạn cho hỗn hợp muối – gạo ở bước 1 vào đảo cùng.

– Cuối cùng, đảo thêm khoảng 3′ trên bếp cho gà bám đều muối là xong.

Hiện nay trên thị trường có gói gia vị gà rang muối đóng sẵn, bạn có thể sử dụng để trộn luôn, xong khi đã rán vàng. Tuy nhiên việc chiên mới các gia vị giúp cho món ăn dậy vị thơm ngon nhất.

2. GÀ NƯỚNG MẬT ONG

– 2 đùi gà loại to khoảng 300g

– ½ muỗng canh tương ớt

– 2 muỗng canh mật ong

– 1 muỗng canh xì dầu

– 1 thìa nước mắm

– 1 thìa hạt nêm

– 1 thìa đường

– 1 thìa cà phê ớt bột

– ½ củ tỏi và hành

– 1 thìa muối

– Chúng ta chuẩn bị nước sốt ướp gà cùng với mật ong: đầu tiên các bạn làm sạch tỏi và hành rồi giã nhuyễn cho vào bát con. Tiếp tục cho lần lượt các gia vị tương ớt, xì dầu, nước mắm, hạt nêm, đường, ớt bột và cuối cùng là mật ong vào bát đã có hành tỏi trên, khuấy đều cho các gia vị tan hết.

– Cho toàn bộ nước sốt trên vào bát to đựng gà, dùng tay đã đeo bao tay trộn đều nước sốt với đùi gà, đảm bảo cho nước sốt phủ đều lên đùi gà. Sau đó các bạn đạy kín bát, ướp gà nửa ngày để gà ngấm đều gia vị.

– Khi đã ướp gà đủ thời gian, các bạn cho gà vào khay nướng, quét nước sốt lên bề mặt đùi gà. Sau đó cho gà vào lò nướng đã được bật lò trước 10 phút với chế độ 2 lửa, nướng ở 200 độ C trong vòng 30 phút.

Trong thời gian nướng gà thì cứ 10 phút quét sốt 1 lần, hết 30 phút lấy gà ra phết nước sốt lần nữa rồi cho vào lò nướng thêm 15 phút nữa là được.

Các bước chuẩn bị và chế biến có phức tạp hơn một chút, tuy nhiên món ăn thành phẩm sẽ giúp bạn hài lòng ngay lập tức. Sự thơm ngậy của món ăn, đậm vị mật ong nướng sẽ khiến thực khách không thể nào quên.

3. GÀ HẤP MUỐI XẢ CHANH

Gà đã mổ bụng làm sạch, để khô nước. Quét lên trên 1 lớp dầu mè (bột nghệ pha looãng) cho gà có màu vàng óng.

– 1 thìa cafe rượu trắng+ 1 thìa cafe nêm + 1 thìa cafe muối hột xát đều vào mình và bụng con gà. Để 10p cho ngấm gia vị và khô gà.

– Bụng gà: cho mấy cái lá chanh, mấy lát gừng, ai ăn đc ngải cứu có thể cho ngải cứu cho thơm.

– Rải 1-2cm muối hột xuống đáy nồi, lót giấy bạc rồi lại rải thêm 1 lớp muối mỏng nữa, tiếp đến là xả, lá chanh rồi đến gà sao cho gà không tiếp xúc với muối (đặt gà ngửa bụng lên trên để nước gà ki chảy ra ngoài). Sau đó bọc giấy bạc lại.

– Đối với loại gà 1,5-2 kg thì hấp 30-40p, còn nặng hơn thì lâu hơn.

– Nồi sau khi hấp, muốn rửa nhanh thì cho nước vào đun sôi vào, muối sẽ tan sạch sẽ.

*Lưu ý: dùng tăm nhỏ chọc lỗ nhỏ quanh giấy bạc cho gà hấp hơi đều hơn.

Tuy đơn giản nhưng đây vẫn là món ăn được tin tưởng tuyệt đối vì công thức dễ làm và sự thơm ngon truyền thống của món ăn.

Gà hấp mỡ hành, nghe thì dễ vậy. Tuy nhiên để thực hiện món ăn này chuẩn vị thơm ngon, bận cần có một số bí kíp nhất định. Nhằm tranh cho miếng gà không bị mặn, nát miếng hoặc không giữ được hương vị đặc trưng của thịt gà.

– 1 con gà 1kg

– 1 chén hành cắt nhỏ

– 50g gừng non, băm nhỏ

– 1 muỗng canh tỏi băm

– 1 muỗng canh dầu hào

– 1 muỗng canh dầu mè

Gà làm sạch,dùng khoảng 2 muỗng cà phê muối+1 muỗng súp rượu trắng ướp gà,ướp từ trong ra ngoài cho gà thấm, sau đó để gà qua đêm.

Khi gà đã ướp qua 1 đêm, mang gà ra hấp cách thủy khoảng 1/2 tiếng là gà chín, cho gà ra đĩa, trút phần nước hấp gà ra chén (vì khi hấp gà, gà sẽ có phần nước tước ra, mình sẽ dùng phần nước hấp gà này làm nước sốt) phết lên da gà một lớp dầu mè để da gà được bóng đẹp và không bị khô.

Khi gà nguội chặt gà ra từng miếng bày ra đĩa, cho phần hành lá cắt nhỏ và gừng băm lên đỉnh, dùng 3-4 muỗng canh dầu hơ nóng, rưới phần dầu này lên phần gừng hành cho chín tái, tiếp đó cho 1 muỗng dầu mè vô chảo để nóng, cho tỏi vào phi thơm.

Cho phần nước hấp gà vào nấu sôi, nêm dầu hào và ít đường, nếu lạt thêm tí muối, cho tí bột năng hòa nước, cho vào để có nước sốt, khi nước sốt đã được rưới nước sốt vào đĩa gà.

Vậy là hoàn tất món gà hấp mỡ hành. Khi ăn trộn nhẹ để gà thấm nước sốt và ăn chung với phần mỡ hành và gừng.

Thời gian ướp gà phù hợp giúp thịt gà ngấm gia vị sau khi chế biến. Các gia vị với cách sơ chế nêu trên đem lại mùi vị đặc trưng của món ăn này.

Cuối cùng là phần trình bày món ăn. Việc bày trí của đầu bếp giuos món ăn hấp dẫn, thu hút hơn từ trước khi thưởng thức.

5. GÀ CHIÊN SỐT

Nguyên liệu:

– 450g thịt đùi gà

– 15ml xì dầu

– 1 quả trứng

– 60g bột ngô – 450g thịt đùi gà Nước sốt:

– Tỏi, gừng, gốc hành lá băm nhỏ

– 130ml nước dùng gà

– 30ml xì dầu

– Bột ngô, tương ớt, đường

– 1 bông cải xanh

– Thái thịt gà thành từng miếng nhỏ rồi đem ướp với hỗn hợp bột ở trên trong khoảng 20′.

– Chế biến nước sốt: cho nước dùng, xì dầu, bột ngô, tương ớt, tỏi, đường vào bát rồi khuấy đều cho tan hết.

– Cho một ít dầu vào chảo rồi phi thơm gừng và tỏi băm.

– Thêm tất cả các nguyên liệu còn lại trong phần nước sốt vào, khuấy đều và đun tới khi hỗn hợp sôi trở lại.

– Chuẩn bị một chảo dầu nóng rồi lần lượt cho gà vào

chiên sao cho gà vàng giòn. Chú ý để gà ráo dầu ăn sau khi chiên.

– Cuối cùng, khi ăn, nhúng gà trực tiếp vào phần nước sốt là xong. Khi ăn bạn chuẩn bị sẵn một ít bông cải xanh luộc, hành lá cắt nhỏ và bát cơm nóng. Phần sốt sẽ làm món gà trở nên vô cùng đặc biệt.

Món này bạn cũng có thể dùng với cơm trắng trong trường hợp nêm nếm gia vị đậm hơn.

6. GÀ HẤP XÌ DẦU

Gà hấp xì dầu cũng là một món ăn khá đơn giản chỉ việc đem gà ướp với xì dầu rồi đem hấp là có một món ăn rất hấp dẫn có thịt mềm, vị đậm đà cho bữa cơm gia đình bạn rồi. Thịt gà mềm, ngọt thịt và đậm đà là bí quyết cho thành phẩm của món ăn.

Nguyên liệu:

1 con gà ta khoảng 1.3 kg.

1 nhánh gừng.

Gia vị: Muối, đường, bột nêm.

Gừng rửa sạch, thái lát. Hành lá rửa sạch cắt riêng phần đầu trắng ra. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.

Nhồi phần đầu trắng hành và gừng vào trong bụng con gà

Trộn đều 6 thìa canh xì dầu cùng với 1 thìa canh đường và tỏi băm

Sau đó, quét đều hỗn hợp xì dầu trên lên khắp mình con gà, để ướp khoảng 30 phút cho ngấm đều gia vị.

Sau khi ướp, cho gà vào lò vi sóng quay 2 phút cho mặt da gà se lại rồi đem gà đi hấp khoảng 30 phút cho gà chín là được

Gà hấp xì dầu gà hấp xì dầu . Khá đơn giản.

Thịt gà chín mềm, ngấm đều gia vị xì dầu rất đậm đà và ngon miệng.

Bạn có thể hấp gà theo cách truyền thống là hấp cách thủy, hấp sau khi bọc giấy bạc hoặc hấp trong nồi đất. Song cách hấp gà trong nồi đất luôn giữ được sự thơm ngon đặc trưng nhất của món gà hấp.

7. GÀ SỐT NHẬT BẢN

Góp phần giúp các bạn làm quen với các món ăn mới lạ hơn, Kimkefood sẽ giới thiệu món gà sốt Nhật Bản. Với các nguyên liệu khá phổ biến, và công thức đi kèm. Gà sốt Nhật Bản là món ăn hấp dẫn và thơm ngon, được đặc biệt yêu thích trong các quán ăn người Nhật, và các thực khách yêu thích nét phong cách này.

Nguyên liệu:

– 5-6 cái đùi gà

– 4 tép tỏi, 1 nhánh gừng nhỏ

– 2 thìa canh xì dầu

– 2 thìa canh nước ép dứa

– 1 thìa canh đường nâu

– 3 thìa nhỏ rượu gạo (tùy thích)

– 1 thìa nhỏ dầu vừng

Bước 2: Cho đùi gà vào chảo, không cần thêm dầu ăn.

Bước 3: Tỏi, gừng bỏ vỏ, băm nhỏ.

Bước 4: Pha xì dầu với đường, rượu gạo, dầu vừng, tỏi, gừng và nước ép dứa vào một bát riêng, trộn đều.

Bước 5: Rưới nước sốt đã pha ở bước 4 lên thịt gà trong chảo.

Bước 6: Đậy chảo bằng tờ giấy bạc, bật lửa vừa đun khoảng 8 phút thì vặn lựa nhỏ.

Bước 7: Thỉnh thoảng bạn lật đùi gà để gà được chín đều.

Bước 8: Đun đến khi nước sốt sệt lại, gà chín vàng.

Bước 9: Thì bạn rắc vừng đã rang thơm lên bề mặt đùi gà. Gắp ra đĩa dùng nóng.

Cầu kỳ một chút trong khâu chế biến luôn là nét đặc trưng trong cách chế biến món ăn của người Nhật. Và thành quả của món ăn chắc chắn sẽ khiến bạn thực sự hài lòng.

8. CÁNH GÀ NƯỚNG TƯƠNG ỚT

Nguyên liệu:

– 300g cánh gà

– 2 thìa tương ớt loại cay

– 2 thìa cà phê mật ong

– 1 thìa cà phê muối

– 2 thìa cà phê nước mắm ngon

– 2 thìa cà phê đường

Cách làm:

– Cánh gà mua về rửa sạch, chặt làm đôi, ướp vào cánh gà tỏi giã nhuyễn, tương ớt, mật ong, muối, nước mắm, đường. Trộn lẫn, ướp tầm khoảng 2 giờ đồng hồ để gia vị thấm.

– Khay nướng lót giấy nướng, để cánh gà vào khay, cho vào lò nướng ở nhiệt độ 190 độ C trong vòng 30 đến 40 phút, tùy theo nhiệt độ của lò. Đến lúc nào thấy cánh gà vàng mặt là được. Khi nướng, bạn nhớ trở đều hai mặt cánh gà và dùng cọ quết đều hỗn hợp gia vị ướp cánh gà lên bề mặt thịt, để thịt không bị khô.

– Nếu có than hoa, bạn nướng cánh gà trên than hoa. Gà chín, lấy ra dùng nóng với cơm.

Có phần đơn giản hơn trong cách chế biến so với các món ăn khác từ gà. Song gà nướng tương ớt luôn khiến nhiều người thích mê với việc chế biến vừa miệng.

Miếng gà đạt chuẩn của món ăn vừa có phần da xém cạnh, thịt trong mềm, đậm vị cay nồng của tương ớt, vị thơm ngọt của mật ong.

9. GÀ XÀO XẢ ỚT

Nguyên liệu:

– Bạn có thể tùy chọn đùi, cánh, hay mình gà…

– Sả, tỏi, ớt và ít bột cà ri.

Cách làm:

– Gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.

– Ướp gà cùng tỏi, ớt băm nhuyễn, ít tiêu, nước mắm, đường, muối.

– Gà ướp để khoảng 15 phút cho ngấm gia vị.

– Sả, tỏi, ớt băm nhuyễn.

– Làm nóng chảo, cho ít dầu ăn, tỏi băm xào thơm, sau đó để gà đã ướp vào xào cho săn đều.

– Khi gà đã săn lại, bạn để hỗn hợp sả vừa băm nhuyễn, một ít bột cà ri vào xào cho đến khi nào gà chín vàng đều, thơm phức.

Món gà xào sả ớt ăn cùng với cơm nóng, kèm thêm ít rau sống và dưa leo sẽ tạo cho bạn một cảm giác ngon miệng hơn trong những ngày sau Tết, hoặc trong tiết trời se se lạnh.

Đặc biệt việc lựa chọn nguyên liệu gà cho món gà xào sả ớt cũng rất quan trọng. Bạn nên chọn gà ta, gà dai thịt thì việc xào lăn sẽ cho thành phẩm món ăn giòn ngon hơn so với thịt gà mềm.

10. GÀ CHIÊN XÙ

Nguyên liệu:

– 500g thịt gà: đùi tỏi gà, cánh gà khúc giữa, lườn gà

1 bát bột ngô

Muối, tiêu, hạt nêm, dầu ăn để chiên

Bước 2: Chuẩn bị ba bát: 1 bát trứng đánh tan, 1 bát bột ngô, 1 bát bột xù.

Bước 3: Nhúng lần lượt từng miếng gà vào bột ngô sao cho bột áo một lớp mỏng, sau đó nhúng miếng thịt vào hỗn hợp trứng, cuối cùng lăn qua bột xù.

Bước 4: Cho dầu vào chảo sao cho phần dầu đủ ngập thịt khi chiên, đun nóng dầu với lửa nhỏ vừa, khi dầu đủ nóng thì cho thịt vào chiên vàng, thời gian chiên khoảng 5 phút là thịt chín vàng đều. Cho thịt ra đĩa có lót giấy thấm dầu để thấm hết những phần dầu còn dư. Dùng nóng với sốt cà ketchup.

Bỏ Túi Top 10 Món Ngon Đặc Sản Đồng Tháp Đặc Sắc, Hấp Dẫn

1. Cá lóc nướng cuốn lá sen non- Món ngon đặc sản Đồng Tháp gói gọn hương vị miệt vườn

Trải qua bàn tay chế biến của đầu bếp, những con cá lóc nướng béo ngậy, ngọt thơm hòa lẫn với vị chan chát của lá sen non, bùi bùi của đậu phộng, beo béo mỡ hành, thanh mát của rau thơm và vị chua thanh nhẹ của mắm me cứ quyến luyến nơi đầu lưỡi.

Nguyên liệu chính để chế biến món ăn hấp dẫn này chính là những con cá lóc tươi ngon và lá sen non vừa nhô lên mặt nước còn ngậm sương, cuốn chặt lại, tươi roi rói. Cá lóc sau khi vừa bắt lên sẽ được làm sạch, rồi đem nướng trên than hồng đến khi cá chín đều, thơm phức và không bị cháy. Cá nóng hổi, cho ra khỏi bếp rồi xẻ làm đôi, rắc thêm đậu phộng rang, mỡ hành béo ngậy càng kích thích vị giác.

Cá lóc nướng được ăn kèm với lá sen cùng với các loại rau quả sống khác như xà lách, khế chua, dưa leo… chấm với nước chấm chua chua, cay cay, ngọt ngọt.

Du khách một lần thưởng thức món cá lóc nướng cuốn lá sen non ở vùng Đồng Tháp Mười này, chắc chắn sẽ phải vương vấn mãi hương vị món ăn này cho mà xem.

2. Chuột quay lu Cao Lãnh – Món ngon đặc sản Đồng Tháp được mệnh danh là ” nai đồng quê”

Đi khắp Nam Bộ mùa nước nổi, đâu đâu cũng có món thịt chuột đồng nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến đất Cao Lãnh của Đồng Tháp. Chuột đồng ở Cao Lãnh có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nhưng đặc biệt nhất phải kể đến món chuột quay lu.

Khi gắp ra đĩa, nếu du khách không được giới thiệu là thịt chuột đồng thì rất dễ tưởng nhầm đó là một chú lợn “bao tử” vừa được quay. Mùi thơm hấp dẫn lan tỏa. Muối tiêu chanh và rau răm, chuối chát, cà chua, dưa leo được bày ra. Miếng thịt chuột có da giòn tan, thịt thơm và mềm. Du khách sẽ quên mất cảm giác ghê ghê ban đầu là ăn thịt chuột. Bởi thế, người miền Tây gọi thịt chuột là “nai đồng quê”.

Vào mùa lúa. chuột đồng là đặc sản được săn lùng nhiều nhất. Sau mỗi mùa gặt, người dân vùng Cao Lãnh sẽ săn bắt những con chuột đồng béo múp, đã ăn no lúa chín để chuẩn bị sơ chế thành món chuột quay lu. Làm sạch ruột chuột, cắt móng, tẩm ướp gia vị, tỏi, tiêu, hành khô trong khoảng 15 phút.

Chuột được móc từng con cho vào lu, quay trở tay, thêm mỡ, thêm nước gia vị và nướng trong khoảng một tiếng. Ngoài quay lu, chuột đồng còn được nướng hoặc hấp, nhưng quay lu có lẽ là ngon hơn cả và nhất định phải là chuột của mùa lúa tháng 9, tháng 10.

3. Ốc treo giàn bếp giòn giòn, ngọt thịt

Món ngon đặc sản Đồng Tháp phải nhắc đến món ốc treo giàn bếp với cách làm khác lạ. Ốc để làm món treo giàn bếp thường là những con ốc lác to tròn, có thịt ngọt, dai sần sật được đựng trong giỏ đan bằng tre rồi đem treo chỗ cao trên giàn bếp. Ốc lác treo giàn bếp có thể để lâu 4-5 tháng vẫn sống và được sử dụng để chế biến thành nhiều món khác nhau như ốc luộc lá ổi hoặc ốc hấp xả chấm nước mắm tỏi ớt, hay cầu kỳ hơn như nấu cari xả ớt, xào mặn xả ớt v.v….

Thưởng thức ốc lác treo giàn bếp phải chậm rãi thì bạn mới có thể cảm nhận được hết vị ngon, vị mềm của thịt ốc, xen lẫn vị ngọt và cay của ớt, vị thơm nồng của sả. Mình ốc chấm ngập trong nước mắm sả ớt sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên vị ngon của món này.

Đến với Đồng tháp và nếm thử món ốc treo giàn bếp, bạn mới cảm nhận được vì sao đây lại là món đặc sản vô cùng khoái khẩu của mọi người ở khắp vùng quê và thành thị ở vùng đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long này.

4. Lẩu cá linh hoa điên điển – Món ngon đặc sản Đồng Tháp mùa nước nổi

Mùa nước nổi miền Tây Nam từ tháng 9 đến tháng 11 là thời điểm cá linh nhiều và ngon nhất của năm. Bởi cá chưa quá lớn nên xương chưa cứng, bụng cá lại có mỡ nên ăn rất béo.

Cá linh tươi ngon, béo tròn kết hợp với bông điên điển vàng tươi, giòn, thơm, bùi béo nồng đượm làm tăng thêm phần kích thích vị giác cho thực khách. Nồi lẩu cá linh đủ sắc vị, nóng hổi ăn kèm rau muống, rau nhút, bún tươi hoặc cơm trắng, thêm chén nước mắm ớt nguyên chất, đậm đà bên cạnh thì quả thật không gì sánh bằng.

Ngoài ra, cá linh còn được sử dụng làm nguyên liệu để nấu nên những món ăn hấp dẫn như cá linh tẩm bột chiên giòn, cá linh kho mắm ruốc, kho mía, kho khóm, canh chua cá linh, làm mắm,v.v…

5. Bông súng mắm kho – Món ngon đặc sản Đồng Tháp “hợp cạ” với cơm trắng

“Muốn ăn bông súng mắm kho/ Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm”. Món ngon đặc sản Đồng Tháp này có tính lành và mát, dễ ăn mà vô cùng đậm đà.

Mùa nước về bông súng trắng lên nhanh trắng đồng. Củ bông súng ăn vừa bùi vừa béo, bông, thân, lá non chẳng kén miệng người ăn. Hương thơm của mắm ngào ngạt. Cái giòn giòn của bông súng, mùi thơm của mắm, béo béo của thịt ba rọi, giòn giòn, ngòn ngọt của tép đồng và mùi the the của sả, cay cay của ớt làm thành một món ăn dân dã, bình dân mà tuyệt vời. Món mắm ấy kho bông súng đã ngon, ăn sống cùng cơm nguội càng “vét nồi”.

Bông súng sau khi hái về sẽ được rửa sạch, tước vỏ bên ngoài, ngắt mỗi cọng độ dài chừng hai gang tay, để ráo nước. Đổ nước dừa nạo vào mắm thêm sả ớt đun nhỏ lửa cho đến khi con mắm mềm xương. Nồi mắm kho càng thơm ngon và đậm đà hương vị hơn khi có thịt ba rọi hay còn gọi là thịt ba chỉ đi kèm. Mỡ trong thịt tươm ra hòa quyện vào nồi mắm, làm cho nước dùng thơm và béo.

6. Tắc kè xào lăn món ngon lai rai cho dân nhậu

Món ngon đặc sản Đồng Tháp có món tắc kè xào lăn khá phổ biến của người dân nơi đây, món ăn mà các du khách đều muốn một lần được nếm thử.

Món thịt tắc kè xào lăn có vị ngon lạ lùng, vị béo ngậy, thơm ngọt. Đặc biệt, phần đuôi tắc kè là nơi tập trung nhiều mỡ và sụn rất ngon và không nên bị bỏ qua. Thịt tắc kè còn có tác dụng rất tốt giúp bồi bổ cho lục phủ, ngũ tạng. Đặc biệt, nếu có thêm rượu đế nhâm nhi thì không còn gì tuyệt bằng.

Tắc kè được tiến hành ướp gia vị rồi cho vào chảo, phi thơm cùng với tỏi, xào cho đến khi thịt săn lại. Để món tắc kè xào lăn đậm đà, thơm ngon hơn, người nấu có thể cho thêm nước cốt dừa vào xâm xấp, chụm lửa liu riu để thịt hoà quyện với gia vị và nước cốt dừa.

7. Hủ tiếu Sa Đéc sợi bánh mềm, dai thơm mùi gạo mới

Khác với hủ tiếu của các tỉnh thành khác, hủ tiếu Sa Đéc nổi tiếng với du khách bởi những sợi bánh vừa phải, mềm mà không bở, không dai, vị không chua, thơm mùi gạo mới. Hủ tiếu Sa Đéc được hầm nguyên chất từ xương heo, không sử dụng mì chính nên nước dùng trong vắt, mà vẫn ngọt tự nhiên, mùi thơm đặc trưng. Sợi hủ tiếu cũng một phần làm nên sự đặc biệt cho món ăn dân dã này. Bánh hủ tiếu Sa Đéc cọng to, màu trắng sữa được chế biến từ loại bột gạo dẻo thơm xứ Đồng Tháp Mười. Sợi dai mềm sẽ đọng lại vị ngọt khi thử qua. Hấp dẫn hơn là khi cọng hủ tiếu ấy được ướp hương bởi những miếng hành phi giòn tan, béo ngậy.

Hủ tiếu Sa Đéc ngon nhất là được ăn kèm với giò, quẩy, rau sống, xì dầu, ít ớt sừng trâu xắt lát ngâm giấm cùng hành lá băm nhuyễn rồi chan nước dùng vào.

Nếu có cơ hội nếm thử hủ tiếu Sa Đéc chắc chắn thực khách sẽ khó có thể nào quên được mùi vị hấp dẫn của món ngon đặc sản Đồng Tháp này.

Món ngon đặc sản Đồng Tháp – Vịt nướng Sa Đéc thu hút không chỉ khách địa phương mà còn cả những du khách ở các tỉnh thành khác. Vịt nướng Sa Đéc với những miếng thịt nướng béo, mềm, thơm ngất ngây khiến bất cứ ai cũng khó lòng cưỡng lại. Những con vịt nướng vàng ươm, da vịt căng, có màu vàng cánh gián, dưới lớp da giòn không có mỡ. Khi ăn, thực khách chấm với tương xốt đặc biệt làm tan chảy vị giác.

Vừa nhâm nhi miếng vịt nướng béo ngậy, giòn tan trong miệng và thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên hữu tình, cảnh vật nên thơ của vùng sông nước miền Tây vào mùa nước nổi sẽ là trải nghiệm mới lạ, khiến thực khách càng ăn càng cảm thấy ngon miệng ngay cả với những thực khách khó tính nhất.

Vịt nướng là món ăn ngon, thường có mặt trong các bữa tiệc, họp mặt gia đình, bạn bè… Đến Đồng Tháp, du khách cũng dễ tìm món ăn này ở các quán vịt nướng dọc phố.

Qủa không sai nếu nói ẩm thực Đồng Tháp sẽ mất đi một phần thú vị nếu không có món vịt nướng Sa Đéc độc đáo này. Đến Sa Đéc, du khách có thể dễ dàng tìm được quán vịt nướng thơm ngon để thưởng thức.

9. Cơm gói lá sen lạ miệng được nấu bằng gạo huyết rồng

Ở xứ sở sen, món cơm gói lá sen đã gắn với cuộc sống, văn hóa của người dân Đồng Tháp. Điều đặc biệt là cơm dùng để gói lá sen phải được nấu từ gạo huyết rồng, loại gạo có hạt gạo nhỏ, trong, màu đỏ và thon dài. Lá sen dùng để gói là loại lá sen to bản, tươi xanh vừa được thu hoạch xong.

Cơm gói lá sen có hương vị đặc biệt của hạt sen, dẻo thơm của gạo, vị bùi của muối mè đen. Thực khách thưởng thức cơm gói lá sen ăn càng chậm, nhai càng kỹ mới thấm được vị ngọt của sen.

Cơm gói lá sen nấu bằng gạo huyết rồng trộn cùng hạt sen cùng một ít muối mè bọc trong lá sen rồi đem hấp chín. Khi cơm chín, mở lá sen ra, thực khách sẽ cảm nhận được ngay mùi thơm tỏa ra từ lá sen, lan tỏa với hương thơm từ gạo và hạt sen.

Bì mắm có vị chua, ngọt, đặc biệt tỏa ra mùi mắm thoang thoảng, mang đậm phong vị miền sông nước Nam Bộ. Bì mắm có cách làm không khác là mấy so với cách làm nem thịt, nem bì, tré xứ Huế nhưng bì mắm Đồng Tháp lại ghi điểm với hương vị đặc trưng, hấp dẫn cả về hương vị và màu sắc bắt mắt.

Thực khách thưởng thức miếng bì mắm, sẽ cảm nhận đủ mọi dư vị chua, ngọt, mặn, cay của thịt nạc, da heo, đường, tỏi, ớt, thính gạo,v.v… Mỗi gia đình có một bí quyết riêng nhưng chủ yếu vẫn dựa trên những nguyên liệu chính là thịt heo, da heo, riềng, tỏi, ớt và đường.

Các nguyên liệu: thịt nạc, da heo, đường, muối, tỏi, ớt và giềng được trộn đều và để lên men tự nhiên từ 3 – 4 ngày ở nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C là có thể đem ra ăn.

Bì mắm có thể ăn không hoặc ăn cùng cơm nóng, bánh mì, bún,v.v… đều rất ngon. Món ngon đặc sản Đồng Tháp này còn ăn cùng lá sung, khế chua, rau mơ, đọt tầm ruột và chuối chát.

Top 6 Đặc Sản Làm Món Ăn Khai Vị Đặc Sắc Cho Các Bữa Tiệc Mùa Hè

Yêu cầu của món khai vị hoàn hảo là phải đảm bảo được tính nhẹ nhàng; vừa là cầu nối với những món tiếp theo. Do đó, việc lựa chọn món khai vị cho bữa tiệc thực sự rất quan trọng; đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. 

1.Thịt chua Khai Vị

Thịt chua khai vị là loại đặc biệt được làm từ thịt lợn mán được kết hợp với ngô nương …; có vị chua của thính được lên men tự nhiên, vị cay cay  thơm thơm nồng nàn của tỏi và ớt ăn sẽ rất hấp dẫn. Đây là món ăn đặc sản Phú Thọ được rất nhiều khách hàng lựa chọn làm món ăn khai vị trong các bữa tiệc. Bởi sự độc đáo, lạ miệng và vô cùng hấp dẫn.

2. Nem sợi 

Nem sợi được lên men từ thịt và thính; nhưng ở đây thịt nạc và bì đều được thái chỉ dài rất mỏng thành những sợi khi trộn gia vị sẽ thấm rất đều; khi thưởng thức sẽ cảm nhận hết được vị ngọt ,vị chua bùi bùi từ thịt, mùi thơm của thính.

Nem sợi là đặc sản của vùng đất Thanh Sơn Phú Thọ; hương vị hấp dẫn của món ăn này khi kèm với các loại lá luôn được khách hàng lựa chọn làm món ăn khai vị cho các bữa tiệc. 

3. Gỏi miến tôm hành

Gỏi miến tôm hành là 1 món ăn đơn giản nhưng lại thật sự chinh phục được tuyệt đối người thưởng thức. Bạn đã từng thưởng thức món ăn này chưa? Là món ăn đặc sản được lựa chọn khá nhiều để làm món ăn khai vị

4. Gỏi cuốn tôm thịt

Không quá sang chảnh như những món ăn khác. Gỏi cuốn từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc với mỗi người. Các nguyên liệu như thịt ba rọi, tôm luộc, bún tươi, rau sống… được cuốn trong một lớp bánh tráng gạo mỏng; chấm với tương đậu phộng tạo cảm giác ngon miệng khi thưởng thức

5. Súp măng cua

Súp măng cua là một món ăn quen thuộc với người Việt Nam; món này thường được dọn ra đầu tiên khởi sự cho một bữa ăn thịnh soạn. Món súp măng cua là món khai vị ngon bổ dưỡng sức khỏe; vị thơm của cua, vị ngậy của trứng hòa với vị ngọt đậm đà của nước xương chắc chắn sẽ làm thỏa mãn khẩu vị sành ăn của bạn.

6. Thịt Muối 

Khác hẳn với các món ăn khai vị ở trên; Thịt muối là 1 đặc sản của Phú Thọ được khách hàng ưa thích bởi hương vị của nó. Đặc biệt hơn thịt muối Thanh Sơn vô cùng ngon khi ăn kèm với cơm trắng. Khai vị bằng thịt muối chắc hẳn sẽ rất tốn cơm đó các bạn. 

———————————————————————-

Trường Foods – Thương hiệu thịt chua số 1 Phú Thọ

🌏 Website: https://truongfoods.vn 🏠 Thị trấn Thanh Sơn – H.Thanh Sơn – T. Phú Thọ ☎️ 1900633312 – 02102225666 🏘 Văn phòng giao dịch: 11 Nguyễn Văn Giáp- Nam Từ Liêm- Hà Nội

Rate this post

Cập nhật thông tin chi tiết về Top 5 Món Ăn Ngon Đặc Sắc Chế Biến Từ “Đặc Sản” Lợn Mán trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!