Xu Hướng 3/2023 # Top Đặc Sản Cà Mau Làm Quà Biếu Dịp Tết, Ngày Lễ Ý Nghĩa Nhất # Top 6 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Top Đặc Sản Cà Mau Làm Quà Biếu Dịp Tết, Ngày Lễ Ý Nghĩa Nhất # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Top Đặc Sản Cà Mau Làm Quà Biếu Dịp Tết, Ngày Lễ Ý Nghĩa Nhất được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tết đến xuân về ai ai cũng hối hả chuẩn bị trang hoàng nhà cửa, mua sắm bánh trái quà biếu Tết. Không khí rộn ràng đón tết tràn ngập nhà nhà, nhưng ở đâu đó sự lo âu mối suy nghĩ vẫn tồn tại. Mối lo ấy có thể là vấn đề tài chính, cũng có thể là vấn đề mua sắm mặt hàng biếu Tết: lo mua quà biếu tết cho hai bên nội ngoại, cho đối tác, cho bạn bè, v.v. Song bây giờ chúng ta có thể gạt bỏ gánh nặng này nhờ danh sách TOP đặc sản Cà Mau làm quà biếu Tết mà chúng tôi mách bạn sau đây.

Khác với các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm hay bánh kẹo, mặt hàng quà biếu tết khá đặc thù. Đã là quà biếu thì loại mặt hàng, hình thức, chất lượng phải đạt tiêu chuẩn sang trọng, tiện ích, ý nghĩa. Người nhận được món quà không chỉ cảm nhận được thành ý mà còn sử dụng được trong nhiều trường hợp. Bởi lẽ đó mà chọn quà biếu tết thực sự khó, giống như việc chúng ta xách giỏ đi chợ mua cá rau về nấu một bữa cơm gia đình dễ dàng hơn với xách giỏ đi chợ mua đồ về nấu một bữa tiệc. Chọn sao cho ngon, cho hợp hoàn cảnh, nấu sao cho vừa khẩu vị của tất cả mọi người, món ăn trình bày sao cho đẹp mắt thể hiện thành ý. Vậy chúng ta nên chọn gì đây?

Tôm đất khô Rạch Gốc Cà Mau

Ngon bổ sang lại nổi tiếng, đặc sản tôm khô Cà Mau là món quà biếu quen thuộc không thể thiếu trong dịp tết. Hơn nữa, cái tên này còn nằm trong Top 10 đặc sản Việt Nam 2017 nên yếu tố quý, đặc biệt là có dư. Từ một bịch tôm khô biếu tặng, người dùng có thể chế biến được rất nhiều món hấp dẫn ngày tết. Có khi dùng nhâm nhi trò chuyện, có khi thiết đãi khách đến chơi tết; kiểu gì cũng hợp cũng sang. Còn vì sao tôm khô Cà Mau lại là đặc sản thì có lẽ không cần nói thêm. Cứ ăn rồi ắt hiểu, bởi có nói cũng thừa. SiNi chỉ có một lưu ý nhỏ là khi mua tôm khô làm quà mọi người phải chọn nguồn cung cấp uy tín vì hiện tại tôm khô làm giả thương hiệu Cà Mau rất nhiều và chất lượng tôm cũng tùy thuộc từng loại.

Mật ong rừng U Minh Cà Mau

Một chai mật ong rừng vàng óng, sánh thơm tự nhiên mà làm quà thì còn gì bằng. Vừa bổ dưỡng sức khỏe vừa tốt cho sắc đẹp, lại còn là thứ mật rừng nguyên chất từ U Minh nên mặt hàng này thực sự khá hiếm. Có tiền chưa chắc đã mua được mật thật bởi sản lượng thu được hàng năm không nhiều.

Mật ong rừng Cà Mau ngon nhờ ong hút mật hoa tràm hoặc hoa rừng, sinh trưởng ở điều kiện tự nhiên không có tác động từ con người. Vị của mật ngọt thanh chứ không ngọt đậm hay gắt giống như mật pha đường, hay ong ăn đường. Màu mật vàng cánh gián hoặc sậm màu, có cặn. Món quà này phù hợp với đối tác, khách hàng. Nếu nhận được mật ong rừng U Minh chắc chắn họ sẽ rất cảm kích và trân trọng bạn.

Tôm khô nguyên vỏ

Tôm khô Cà Mau có hai loại chính là tôm khô bóc vỏ và tôm khô nguyên vỏ. Loại bóc vỏ phù hợp cho biếu tặng đối tác vì sang trọng, đắt tiền còn nguyên vỏ thì để hay ăn nhưng vẫn có thể làm quà. Song nếu xét về độ ngon thì cả hai đều ngang nhau, thậm chí tôm khô nguyên vỏ còn nhỉnh hơn.

Tôm khô nguyên vỏ tức là vẫn còn lớp áo giáp xác bên ngoài. Lớp áo này giúp giữ hương vị tròn đầy cho lớp thịt bên trong và cũng có thể ăn được. Đồ giòn của vỏ, với vị ngọt dai mềm của thịt quyện trong vị giác đem đến cảm giác hưng phấn – đúng chất thưởng thức của dân sành ăn. Còn nếu tự tay bóc vỏ thì cảm giác chờ đợi một món ngon sẽ tăng thêm sự thích thú hương vị của món ăn.

Khô cá sặc rằn U Minh

Trong top đặc sản Cà Mau quà biếu tết, ngoài đặc sản trứ danh tôm khô, mật ong rừng chắc chắn không thể thiếu khô cá sặc. Cái tên thân thuộc, gần gũi với đời sống của người dân lao động từ lâu đã trở thành đặc sản của dân thành thị. Đặc sản bình dân mang đúng hương vị đồng quê làm cho người xa xứ, khách phương xa thấy nhớ thấy thương. Tết đến làm đĩa gỏi xoài khô cá sặc, mọi người quây quần bên nhau mới đúng là ý nghĩa ngày tết.

Khô cá kèo Cà Mau

Cá kèo tươi trước giờ luôn được xem là loại hải sản ngon nên khi chế biến thành khô vẫn giữ được vị thịt chắc thơm béo. Loài cá này chỉ sinh sống trong tự nhiên, khó nuôi nên giá thành khá cao. Bởi vậy, chọn một bịch khô cá kèo làm quà biếu tặng dịp tết rất hợp lý.

Bánh phồng tôm Cà Mau

Tết là dịp cả nhà xum họp quây quần bên nhau, cùng ăn bữa cơm gia đình cùng nhau ôn lại những kỷ niệm và cầu chúc cho năm mới. Bởi vậy, một món quà biếu tết ý nghĩa là món quà “xài” được, sử dụng được. Với bánh phồng tôm Cà Mau, chúng ta có thể làm được nhiều món ăn ngon cho gia đình và gợi lại kỷ niệm ấu thơ tươi đẹp đã quên lãng theo thời gian.

Thực tế, có nhiều thương hiệu bánh phồng tôm rất nổi tiếng nhưng bánh phồng tôm Cà Mau vẫn được xếp vào hàng đặc sản xứ đất Mũi, vẫn được lòng mọi người là có lí do. Bánh phồng tôm đúng chất bánh phồng tôm với hai thành phần bột mì và tôm tươi xay nhuyễn đậm đặc. Miếng bánh hình chữ nhật bốn cạnh vuông vức đặc trưng cùng độ dày khác biệt. Khi chiên, bánh nở đều, tỏa mùi thơm phức, để lâu vẫn giòn tan không lo bị xìu.

Khô cá thòi lòi, cá leo cây

Cá nhảy, cá leo cây; đây đích thị là đặc sản nổi bật nhất trong các loại đặc sản. Chọn khô cá thòi lòi tặng quà không chỉ thể hiện thành ý mà còn tạo cơ hội cho mọi người được thưởng thức món ăn ngon.

Khô cá thòi lòi chỉ có ở vùng sông nước Nam Bộ, đánh bắt hoàn toàn tự nhiên. Cá nhỏ bằng đầu ngón tay giống cá bống, đầu to với hai con mắt lòi ra nhưng thịt rất chắc, ngọt thơm ít xương. Điển hình hơn cả là cá có khả năng vừa bơi, vừa chạy, vừa nhảy chẳng khác gì động vật. Hội tụ nhiều yếu tố nổi trội, nhờ đó mà khô cá thòi lòi thành phẩm vừa ngon lại vừa lạ.

Khô tôm tít (tôm tích, bề bề)

Cũng là tôm nhưng không phải tôm, tên gọi là tôm nhưng hình dáng lại vừa tôm vừa bọ ngựa. Ấy chính là con tôm tít – đặc sản Cà Mau làm quà biếu tết ngon lạ.

Tôm tít có nhiều tên gọi: tích tích, bề bề tùy theo cách gọi của từng địa phương. Tuy bên ngoài nhìn là lạ nhưng thịt tôm rất ngon, chế biến được nhiều món ăn thú vị trong đó có khô tôm tít. Nướng sơ tôm trên than hồng rồi chấm ít tương ớt hoặc muối tiêu chanh hít hà từ từ nhâm nhi bên mâm cơm ngày tết.

Tết này hay tết mọi năm vẫn thế? Mâm cỗ đầy với những món ăn quen thuộc hay mới lạ? Những món quà biếu tặng đắt tiền hay ý nghĩa tiện dụng? Có lẽ mọi người đã có câu trả lời.

✅️Giao hàng nhanh, 1-2h TPHCM

Đặc Sản Cà Mau Là Gì? Top 15 Đặc Sản Cà Mau Ngon Nhất

TOP 15 đặc sản Cà Mau ngon nhất

#1 Ba khía Rạch Gốc – Đặc sản Cà Mau ngon hấp dẫn

Đã đến với vùng đất mũi Cà Mau mà bỏ qua món ba khía Rạch Gốc là điều vô cùng thiếu sót của bạn đấy. Những con ba khía sau khi được bắt về sẽ đem làm sạch và muối trong vòng từ 5 ngày đến 7 ngày, sau đó thưởng thức với món gỏi.

Nếu không bạn có thể thưởng thức món ba khía luộc chấm cùng với nước mắm sả pha theo cách riêng nơi đây, thịt ba khía ngọt và có mùi thơm rất hấp dẫn.

#2 Gỏi nhộng ong rừng U Minh – Đặc sản Cà Mau ngon

Để chế biến món gỏi nhộng ong rừng ngon đúng điệu, ong sau khi được bắt về sẽ đem rang chín cùng với gia vị, khi ăn trộn đều với rau thơm và chuối xanh, hương vị chắc chắn sẽ làm bạn mãi nhớ đấy.

#3 Ốc móng tay chúa nướng mỡ hành

Ốc móng tay chúa nướng mỡ hành, được xem là một món ngon đúng điệu của Cà Mau. Ốc móng tay làm sạch đặt lên bếp than nướng cùng với mỡ hành sẽ tỏa ra mùi hương thơm phức, khi thưởng thức rải ít đậu phộng rang lên và chấm cùng nước chấm pha sẵn là cực kỳ đã miệng.

#4 Tôm khô Rạch Gốc

Cà Mau nổi tiếng với đặc sản tôm khô Rạch Gốc, tôm ở đây thuộc loại tôm đất được bắt từ tự nhiên nên có vị ngọt và dai. Bạn có thể mua về làm quà tặng người thân hoặc để dành nấu những món ngon như: Bún tôm khô, tôm kho rim cùng thịt,…

#5 Chả trứng mực Đất Mũi

Chả trứng Đất Mũi, món ngon nổi tiếng tại Cà Mau được làm từ những con mực có trứng. Trứng của mực sẽ được lấy ra bên ngoài 1 cách khéo léo rồi đem bỏ vào chảo dầu để chiên lên, đến khi trứng có màu vàng đậm thì cho ra đĩa.

Khi thưởng thức bạn hãy cắt thành các miếng vừa ăn xếp vào trong bánh tráng cùng với rau thơm rồi chấm vào nước chấm, mùi thơm cùng với vị béo của trứng mực sẽ làm bạn không khỏi xuýt xoa.

#6 Cháo cá kèo rau đắng Cà Mau

Sẽ rất tiếc cho những ai đã từng đặt chân đến du lịch Cà Mau mà chưa thưởng thức món cháo cá kèo rau đắng. Đây là món ngon mang đậm hương vị miền quê sông nước, vị đắng từ rau đắng mọc sau nhà cùng với vị ngọt của cá kèo tươi sống.

Buổi sáng ngủ dậy hít thở khí trời trong mát thưởng thức tô cháo cá kèo rau đắng thì chẳng còn gì bằng nữa.

#7 Lẩu mắm U Minh – đặc sản Cà Mau làm quà ngon

Khi thưởng thức sẽ ăn kèm với một số loại rau đặc trưng của miền sông nước như: Rau đắng, bông súng, bắp chuối, rau muống,… hương vị đậm đà của nước lẩu vùng với độ ngon của các nguyên liệu, sẽ làm bạn mãi nhớ sau 1 lần thưởng thức.

#8 Mắm cá sơn – đặc sản lừng danh Cà Mau

#9 Cua đá rang muối Cà Mau

Cà Mau xưa nay vẫn nổi tiếng với món cua đá rang muối, đây là loại cua chỉ sống ở đầm lầy và không thể nào nuôi được, chính vì thế mà thịt của nó rất là ngon. Cua đá có 2 chiếc càng rất to nhiều thịt, phần thân thường chỉ bằng lòng bàn tay trong.

Cua đá sau khi được rang với muối có màu đỏ rất đẹp, khi ăn bạn dùng kềm để tách lấy thịt ra và chấm vào muối tiêu chanh, vị ngọt và mùi thơm của thịt cua sẽ cho bạn cảm giác thật đã.

#10 Vọp nướng chấm muối tiêu

Vọp thường có màu rêu hoặc xanh đen, có kích thước lớn gấp 2 lần so với nghêu, thịt rất nhiều và được chế biến thành nhiều món khác nhau.

Món ngon nhất vẫn là nướng rồi chấm muối tiêu, thịt vọp khi nướng lên có mùi thơm, dài và ngọt, đem đi chấm muối tiêu ăn kèm với rau răm là ngon hết sẩy.

#11 Cá lóc nướng trui – đặc sản Cà Mau ngon

Đã nói đến đặc sản Cà Mau thì chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ ngay đến món cá lóc nướng trui, món ngon nổi tiếng của vùng sông nước miền Tây.

Cá lóc sau khi được bắt về sẽ đem đắp đất sét lên xung quanh rồi nướng trong bếp rơm, đến khi nghe mùi thơm thì cho ra đĩa.

Món cá lóc nướng trui này ngon nhất khi ăn cùng bánh tráng, rau sống (bắp chuối, rau đắng, xà lách, lá cóc non,…), sau khi cuốn chúng lại với nhau, bạn hãy chấm vào chén nước chấm pha sẵn, đảm bảo vị ngon sẽ không thể nào tìm thấy ở bất kỳ món nào khác.

#12 Bánh tằm Cà Mau

Bánh tằm hay còn được gọi là bánh tầm, món bánh ngon nức tiếng của Cà Mau khiến bao thực khách phải liêu xiêu ngay lần đầu thưởng thức.

Đĩa bánh tằm nóng hổi được người bán đem ra có mùi thơm phức, lấy đũa gặp cục xí mại hay thịt gà chấm vào chén muối tiêu chanh, thưởng thức từ từ vị ngọt béo và hơi cay ở đầu lưỡi sẽ vô cùng kích thích dạ dày của bạn đấy.

#13 Rùa rang muối Cà Mau

Có thể nói chẳng có nơi nào có rùa tự nhiên nhiều như ở Cà Mau, nào là rùa vàng, rùa dém, rùa hôi,… chính vì thế mà nó được người dân nơi đây chế biến thành nhiều món ngon khác nhau.

#14 Mật ong rừng U Minh Hạ

Giá tiền của mật ong rừng không quá đắt nhưng lại là món quà ý nghĩa để bạn dành tặng cho người thân và bạn bè.

#15 Dưa bồn bồn Cà Mau

Được xem là món ngon nổi trứ danh của vùng đất Cà Mau – Dưa bồn bồn, loại cây được trồng rất nhiều tại vùng đất đầm lầy này. Bạn có thể mua dưa bồn bồn về làm quà hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau cho thực đơn gia đình như: Dưa bồn bồn, canh chua bồn bồn, gỏi bồn bồn,…

#16 Tôm tít nướng

Khi tôm vừa chín tới lấy xuống bóc đi lớp vỏ và lấy thịt chấm vào nước chấm pha sẵn rồi thưởng thức là ngon tuyệt, vị ngọt cùng với thịt tôm vừa chín tới sẽ làm bạn lưu luyến bước chân.

#17 Cháo cá kèo rau đắng

Vị ngọt của thịt cá kèo kết hợp cùng với vị đắng đến từ rau đắng sẽ cho bạn có được 1 tô cháo đậm vị. Cho thịt cá ra đĩa và chấm cùng với nước mắm nhĩ, ăn kèm với mớ rau đắng là ngon đúng điệu.

#18 Đuông Chà Là

Nếu như đuông dừa là linh hồn ẩm thực Bến Tre thì đuông chà cũng sẽ là linh hồn âm thực đặc sắc Cà Mau. Đây là món ăn được lòng rất nhiều du khách, mặc dù có vẻ ngoài không quá nổi bật.

Món đuông chà là tẩm nước mắm là ngon nhất, bạn chỉ cần dùng đũa gắp lên cho vào miệng và cắn nhẹ để cảm nhận được hết vị béo, thơm và đậm đà hương vị của nó, ngoài ra còn có món đuông chà là lăn bột chiên cũng rất ngon.

#19 Lẩu cá lăng chua Cà Mau

Nồi lẩu cá lăng chua tại Cà Mau sẽ níu bước chân của bạn không nỡ rời đi, mùi thơm tỏa ra nức mũi khi còn đặt trên bếp.

Cá lăng sau khi được bắt về làm sạch đầu và thân rồi đem nấu lẩu chua với măng chua, giá và cà chua, điểm tô thêm ít rau thơm.

Nước lẩu có độ chua vừa phải, đậm vị cùng với thịt cá dai và ngọt làm bạn mê ngay. Món lẩu cá lăng chua ngon nhất khi thưởng thức cùng với bún hoặc là món mồi nhậu cho các bạn nam.

Đặc sản Cà Mau có thể mang về làm quà?

Đến Cà Mau bạn có thể lựa chọn mua một số đặc sản Cà Mau sau về làm quà cho những người thân của mình:

Tham khảo ẩm thực miền tây: Đặc sản Tây Ninh có gì ngon?

Mắm cá sơn Ông Quyền

Mật ong rừng U Minh Hạ

Dưa bồn bồn

Tôm khô Rạch Gốc

Khô cá sặc U Minh

Top 20 Đặc Sản Hà Nội Làm Quà, Ý Nghĩa, Chất Lượng

8. Bưởi Diễn

Bưởi Diễn là loại bưởi thuộc làng Diễn, nay thuộc phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Bưởi Diễn gây ấn tượng bởi lớp vỏ mỏng tang, vàng ruộm và những tép bưởi mọng nước bên trong. Một điều đặc biệt hơn nữa là loại bưởi này càng để lâu, vỏ càng héo thì quả sẽ càng ngon và ngọt. Vì thế lựa chọn bưởi Diễn làm quà biếu chắc chắn là một sự lựa chọn hoàn hảo.

Bưởi Diễn cũng là một trong năm loại ngũ quả thường được mọi người bày biện trên bàn thờ tổ tiên vào mỗi dịp lễ Tết, là một biểu hiện cho sự tràn đầy, mát lành và hứa hẹn điều may mắn. Món đặc sản Hà Nội này chắc chắn sẽ làm hài lòng người nhận quà không chỉ bởi sự ngon mát của bưởi Diễn mà còn bởi tầng ý nghĩa sâu sắc của chúng.

Địa chỉ mua hàng:

Trang trại Xanh Hà – Xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội

Đường Quang Tiến – Nam Từ Liêm – Hà Nội

Tổ 3 – Phúc Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

11. Bánh phu thê

Bánh phu thê hay còn gọi là bánh xu xuê là món ăn đặc sản Hà Nội có nhiều màu sắc khác nhau: xanh, đỏ, cam, vàng, vô cùng bắt mắt. Món bánh nhỏ nhỏ xinh xinh này mang ý nghĩa về một lời chúc may mắn và hạnh phúc. Bánh phu thê trước kia chỉ sử dụng trong các ngày lễ Tết, đám cưới, đám hỏi. Giờ đây, vì nhu cầu và sự ưa chuộng mà nó đã có mặt rất phổ biến trong các cửa hàng, siêu thị,…

Địa chỉ mua hàng:

13. Bánh gai làng Giá

Bánh gai làng Giá là món bánh màu đen, có dừa tươi và vừng, bên trong bánh gai là nhân đỗ xanh vô cùng thơm ngon. Đỗ dùng để làm bánh gai phải là loại đỗ chè, hạt nhỏ, vỏ già hơi mốc mốc. Gạo sử dụng phải là loại gạo nếp cái hoa vàng thơm nức mũi. Sau khi bánh gai được cho vào khuôn, gói đều bằng lá gai thành những chiếc bánh bằng nhau tăm tắp.

Về làng Giá một lần, chẳng ai quên được hương vị của chiếc bánh gai mộc mạc, mùi lá gai thoang thoảng. Chiếc bánh gai thơm mát, cắn một miếng là vị ngọt của bánh, vị mát của dừa, bùi bùi của vừng và béo của đỗ xanh cùng tan ra hòa vào khoang miệng. Chắc chắn đây là món ăn mà chỉ cần thử một lần là chẳng thể nào quên.

Bánh gai có ở nhiều tỉnh thành miền Bắc, nhưng chắc chắn rằng, chẳng bánh ở đâu tinh tế và ngọt lành bằng bánh gai làng Giá, nơi có truyền thống và kinh nghiệm lâu đời.

Địa chỉ mua hàng:

Bánh Gai Bà Minh: 19 ngách 509/29 ngõ 509 Đại Mỗ

14. Bánh chưng Tranh Khúc

Bánh chưng là món ăn truyền thống quen thuộc với hầu hết những người dân miền Bắc nước ta. Đây không phải là một thứ bánh quá hiếm gặp hay khó tìm, nhưng chỉ có bánh chưng Tranh Khúc, Hà Nội mới thể hiện được hết vị thơm ngon và ý nghĩa của loại bánh này.

Ở làng nghề Tranh Khúc, mỗi chiếc bánh chưng ra đời đều là cả công sức, sự tỉ mỉ mà kinh nghiệm của mỗi nghệ nhân gói bánh. Từ nguyên liệu, đến các bước làm đều phải thực hiện một cách chính xác và chuyên nghiệp. Một điều thú vị ở nơi đây, là bánh chưng luôn được gói bằng tay, không dùng khuôn nhưng mỗi người có thể gói được từ 80 đến 120 chiếc bánh một giờ.

Mỗi ngày, làng nghề sản xuất ra hàng nghìn chiếc bánh nhưng không vì thế mà bỏ qua chất lượng hay giá trị của từng chiếc bánh, bởi gói ghém trong đó không chỉ có thịt, có đỗ, có hành mà còn là cả một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Hà Nội.

Địa chỉ mua hàng:

20. Bánh gio

Bánh gio Hà Nội còn được gọi với tên gọi là bánh tro, bánh ú tro hay bánh nẳng. Đây là một loại bánh truyền thống Hà Thành, được làm với các thành phần chính là gạo nếp ngâm qua nước tro. Loại bánh này rất độc đáo và thuần Việt, thường xuất hiện trong lễ cúng gia tiên của người Hà Nội xưa bên cạnh các món như xôi, chè, thịt,…

Bánh gio truyền thống Hà thành là loại bánh không có nhân, khi ăn chấm với mật ong, mật đường hay đường cát. Tuy nhiên ngày nay, bánh gio thường được làm với nhân đậu xanh hoặc dừa nạo để dễ ăn hơn.

Bánh gio là thức quà Hà Nội gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Bánh gio cũng chính là món quà biếu dân dã, gợi kỷ niệm cho người đi xa và mang Hà Nội đến với những người ở vùng quê khác.

Địa chỉ mua hàng:

Số 79 Phố Huế

Số 14 Hàng Bè

Chủ đề: Du lịch Hà Nội

Top 10 Đặc Sản Thái Bình Làm Quà Dân Giã, Nhiều Ý Nghĩa

Thái Bình – mảnh đất bình yên, hiền hòa, thân thiện, quê hương “chị Hai năm Tấn” mạnh mẽ trong kháng chiến, cần cù trong cuộc sống thường ngày. Quê lúa Thái Bình cũng có nhiều những đặc sản làm quà nổi tiếng được nhiều người biết đến. Cùng DulichToday điểm danh 10 đặc sản Thái Bình làm quà bình dị, dân giã, nhiều ý nghĩa trong bài viết sau đây.

1. Đặc sản Đông Hưng: bánh Cáy làng Nguyễn gắn với tuổi thơ bao thế hệ người Thái Bình

Bánh Cáy – thức quà quê, đặc sản Thái Bình dân giã là kí ức tươi đẹp của bao thế hệ quê lúa Thái Bình. ” Xuân chỉ về khi con nghe thấy tiếng xe quen thuộc. Tuổi thơ ơi nhớ lắm bánh cáy theo tôi lớn khôn”. Bánh Cáy đi sâu vào tuổi thơ của Sơn Tùng MTP và nhiều thế hệ người Thái Bình qua bao đời.

Bánh cáy ngon nhất phải kể đến bánh Cáy làng Nguyễn – đặc sản Đông Hưng Thái Bình. Cái tên bánh Cáy cũng bắt nguồn từ màu sắc của bánh giống hệt trứng cáy màu đỏ cam. Màu đỏ điểm trong miếng bánh được làm từ xôi gấc, ép dẻo, xắt hạt lưu, đem phơi khô.

Để làm được một mẻ bánh Cáy kể ra cũng cầu kỳ không tưởng, ít nhất phải nửa tháng mới xong được một mẻ bánh ngon. Nguyên liệu làm bánh bao gồm mỡ lợn, lạc, vừng, mứt bí, dừa, xôi, vỏ quýt, gừng tươi. Các nguyên liệu này qua tay người thợ làm bánh trở thành thứ quà đặc sản Thái Bình vang danh cả nước.

2. Bánh Gai Đại Đồng – đặc sản Vũ Thư Thái Bình với lịch sử 400 năm

Bánh gai Đại Đồng là đặc sản Thái Bình có lịch sử làng nghề trên dưới 400 năm. Xưa kia người ta chỉ được thưởng thức bánh gai vào mỗi dịp lễ tết, hội làng. Trẻ em, người già thế hệ xưa cứ tương tư mãi về thức quà thơm ngon, ngọt ngào mà chỉ những dịp đặc biệt mới có điều kiện để thưởng thức.

Bánh gai ở Thái Bình ngon nhất vẫn là bánh gai ở Đại Đồng. Vì chỉ có ở vùng làng nghề truyền thống làm bánh gai này mới làm ra được thứ bánh gai có màu đen nhánh, nhân vàng ươm, thơm nồng mùi đỗ đường. Vỏ bánh được làm từ lá cây gai, bọc lớp nhân nào đậu xanh, lạc, vừng, hạt sen, dừa nạo, đường, mứt bí đao và không thể thiếu miếng thịt lợn béo ngậy.

Bánh gai được bọc trong lớp lá chuối khô nâu nâu. Khi bóc bánh bạn phải tước sao cho chỉ còn 1 nửa , cầm phần còn lá cuối cuộn lại và ăn, vừa ngon vừa không bị bánh dính vào tay. Một lưu ý nhỏ cho bạn là bánh gai sẽ không để được lâu. Ngon nhất vẫn chỉ là 1 – 2 ngày sau khi bánh được vớt ra từ nồi mà tuyệt nhất là sau khi bánh để ráo nước sau 5,6 tiếng sau khi làm xong. Bánh gai Đại Đồng là thứ quà quê mộc mạc mà chân thành dành cho du khách mua về làm quà mỗi dịp ghé chơi Thái Bình.

Ngoài bánh Cáy thì người ta còn biết đến thứ đặc sản Đông Hưng Thái Bình nổi tiếng là kẹo Lạc. Ngày xưa truyền thống mời bạn tâm giao bằng chén chè xanh, miếng kẹo lạc mở đầu câu chuyện vui buồn trong cuộc sống. Kẹo Lạc trở thành loại kẹo đặc sản Thái Bình có mặt trong mọi đám cưới, ngày tết, hội làng của người dân địa phương.

Mỗi vụ lạc mới người ta lại chọn những mớ lạc ngon nhất, loại bỏ hạt mốc, teo, lép để làm kẹo lạc. Lạc được chọn lọc, rang đều, bỏ vỏ sao cho lạc sảy vỏ đều có màu vàng cánh gián. Làm kẹo lạc nhất định phải có mạch nha. Mạch nha được làm từ mầm mạch, mầm gạo được chế biến thành thứ đường màu vàng nâu, dẻo quánh. Người ta cho lạc rang sẵn vào đảo đều cùng mạch nha và đổ xuống bàn cán có một lớp vừng rang trảy vỏ rải sẵn. Kẹo được cắt thành từng thanh dài nhỏ chừng một ngón tay sao cho vừa ăn.

Kẹo lạc giòn tan, ngọt vị đường mạch nha, bùi béo của lạc rang. Ăn kẹo lạc uống cốc trà xanh hay trà đá trở thành thói quen của nhiều người miền Bắc ngày nay. Cho dù ngày nay bạn có thể mua kẹo lạc ở bất cứ nơi đâu nhưng kẹo lạc làng Nguyễn vẫn là đặc sản Thái Bình ghi dấu ấn trong lòng du khách thập phương.

Gạo là đặc sản của Thái Bình chính hiệu. Đất Thái Bình phì nhiêu màu mỡ là nơi sản xuất ra được những loại gạo ngon nổi tiếng cả nước. Gạo ở đây ngon, mẩy, đẹp mà hàm lượng dinh dưỡng cũng cao hơn ở nhiều nơi khác.

Ở Thái Bình bạn có thể chọn lựa nhiều loại gạo khác nhau như nếp cái hoa vàng để đồ xôi hay gạo ăn hằng ngày như tám thơm Tiền Hải, gạo hương thơm, BC…Một trong những lý do lựa chọn gạo làm đặc sản Thái Bình làm quà vì đây là một nông trường gạo sạch trên cả nước. Gạo sạch từ khâu lựa chọn hạt giống, gieo trồng, chăm bón, cho đến xay sát cho ra được thành phẩm.

Rất nhiều du khách, người dân ở Thái Bình lựa chọn gạo là món quà biếu ý nghĩa để tặng bạn bè, người thân đồng nghiệp vì tính tiện ích và thực tế của nó. Có dịp đến Thái Bình đừng quên mua thử vài kí gạo Thái Bình về ăn, biết đâu bạn lại tìm được loại gạo ngon ưng ý cho mình thì sao.

5.Chiếu Hới Hưng hà – Cái nôi của nghề dệt chiếu

“Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới” nói về đời sống thường nhật của cư dân đồng bằng sông Hồng bao đời. Còn nhớ ngày xưa, nhà nào có đám cưới là cặp vợ chồng trẻ được thầy bu tặng cho một cặp chiếu Hới với ý nghĩa hạnh phúc trăm năm. Chiếu Hới là đặc sản Thái Bình của làng nghề tồn tại hơn 1000 năm tuổi, cái nôi của nghề dệt chiếu.

Chiếu Nẩy cách đây vài ba chục năm trước đây thôi được những người giàu có đến tận làng Hới để tìm mua. Bởi lẽ chỉ có chiếu do người làng Hới dệt thì chiếu mới đạt được tuyệt kỹ tinh xảo nhất của một lá chiếu. Chỉ qua một manh chiếu thôi mà người ta có thể thấy được sự cầu kỳ về khâu lựa cói, lên khung go dệt cho đến khi ra được một manh chiếu hoàn chỉnh.

Chiếu Nẩy làng Hới khác hoàn toàn với chiếu Đậu, chiếu Mòi mà người dân hay dùng. Loại cói có thể làm được một manh chiếu Nẩy phai là cói An Tràng (Quỳnh Phụ – Quỳnh Lưu – Nghệ An) mà không phải là cói Thanh Hóa hay cói Miền Nam. Bởi cói Quỳnh Phụ sọi mảnh, dẻo dai, bóng bẩy khi lên chiếu mới dầy và đẹp. Một điểm đặc biệt chỉ chiếu Hới Hưng Hà mới có được là chiếu càng dùng lâu thì mặt chiếu càng nền, càng sáng. Điểm dễ nhận ra là khi nằm chiếu Hới là đông ấm, hè mát không giống như khi nằm chiếu trúc, chiếu tre, chiếu nhưa. Chiếu Nẩy làng Hới là loại sản vật Thái Bình được thợ dệt thủ công mà không qua bất cứ máy móc nào.

Thức quà quê dân giã mỗi mùa lúa mà được lòng bao người chính là cốm xanh. Ở Thái Bình có một làng nghề làm cốm xanh vang danh ngon chẳng thua kém gì cốm làng Vòng là cốm Thanh Hương – đặc sản Thái Bình mỗi mùa lúa về.

Khác với cốm ở những nơi khác chủ yếu sản xuất theo mùa thì cốm Thanh Hương lại được sản xuất quanh năm. Nhưng cốm ngon nhất phải vào dịp tháng 7 – 10 âm lịch. Cốm lúc này được làm bằng lúa mới, hạt cốm còn mang mùi sữa non và có độ dẻo hoàn hảo. Loại gạo được chọn làm cốm phải là gạo nếp cái hoa vàng thì mới đạt đủ độ dẻo và thơm.

Thời điểm thu hoạch lúa làm cốm cũng không được quá sớm, không được quá muộn. Chỉ nhìn bông lúa uốn câu là đủ độ mẩy và ngon. Bởi nếu gặt lúa quá sớm cốm sẽ bị lép mà gặp lúa quá già thì khi làm cốm thì lại thành gạo. Thóc được rang đều trong chảo gang dưới lửa nhỏ, không giòn quá mà tróc trấu, dậy mùi thơm thì bắc ra. Cốm ngon phải được giã bằng tay mà không phải làm từ máy.

Có 2 loại cốm là cốm mộc và cốm màu. Cốm mộc thường dùng để làm chè cốm, bánh cốm, chả cốm còn cốm màu thì bạn có thể ăn ngay. Màu cốm xanh được người dân làm đậm thêm từ lá nếp, lá riềng, gừng hoặc lá cau. Các loại lá này được giã lấy nước và trộn với cốm mộc sẽ cho được màu xanh cực bắt mắt và thơm ngon. Cốm bọc trong lá sen mang hương lúa ngon ngọt bùi là thứ đặc sản Thái Bình làm quà cho bạn bè và người thân.

Nhắc đến thứ trái ngon của vùng đất lúa phải kể đến ổi Bo – loại trái ngon đặc sản Thái Bình vừa giòn vừa ngọt. Khác biệt với nhiều giống ổi khác, ổi Bo gây ấn tượng bởi vị thơm ngọt man mát, củi dầy, ít ruột, ít hạt cực ưa miệng.

Ổi làng Bo cũng có nhiều loại, nào là ổi giống như quả cam dẹt, loại lại giống quả lê, loại lại giống trái găng năm múi, năm khe. Tuy nhiên dù là loại ổi nào thì chỉ cần trồng trên đất làng Bo mới cho được ổi Bo chính hiệu. Ổi Bo chỉ cho trái vào thời điểm tháng 7 hằng năm vì đây mới là thời điểm trái ngọt nhất, đúng mùa nhất.

8. Gỏi Nhệch – đặc sản biển Thái Bình cực nổi tiếng

Một trong những đặc sản Thái Bình mà dân sành ăn luôn phải thưởng thức một lần ở Thái Bình và mua thêm về nhà ăn tiếp chính là gỏi nhệch. Gỏi cá nhệch Diêm Điền là đặc sản Thái Thụy Thái Bình vô cùng nổi tiếng.

Nhệch là loại cá sống ở vùng nước lợ, có hình dáng giống lươn (nhưng to hơn lươn), và dài hơn cá trạch. Nhệch có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Ở Thái Bình nổi tiếng nhất vẫn là món gỏi nhệch. Nhệch tươi được làm sạch nhớt bằng nước vôi trong. Lau khô, mổ bụng, bỏ ruột và rửa nhệch lại với nước. Người ta lọc thịt nhệch và thái thành những lát mỏng, ướp gia vị. Gia vị làm gỏi nhệch không thể thiếu thính, riềng xay, chanh và hạt tiêu. Tuy nhiên để có món gỏi nhệch ngon thì tỷ lệ trộn gia vị lại là bí quyết của mỗi nhà làm gỏi nhệch gia truyền ở Thái Thụy.

Gỏi nhệch ngon một phần cũng nhờ vào gia vị ăn kèm của món. Chẳng thể nào thiếu các loại lá ăn kèm như cúc tần, vọng cách, đinh lăng, mùi tàu, sung, húng quế, lá sắn, hoa chuối, chuối xanh, khế, ớt chua. Tất cả các vị cay, đắng, ngọt, bùi, chát, thơm được trộn lẫn. Ăn gỏi nhệch nhất định phải chấm cùng với nước mắm Diêm Điền mà không phải loại nước mắm nào khác. Thưởng thức gỏi nhệch phải cần thời gian. Mỗi loại lá, quả ăn kèm cùng với gỏi nhệch được cuộn lại, chấm vào nước mắm, nhai kỹ mới cảm nhận đủ vị ngon, ngọt, giòn, mát của gọi nhệch.

9. Nước mắm Diêm Điền – đặc sản Thái Thụy Thái Bình

Cũng giống như nước mắm ở các vùng biển khác, nước mắm Diêm Điền có một công thức riêng biệt mà chỉ ngửi mùi, nêm nếm thôi đã có thể phân biệt được với nước mắm các nơi khác. Để làm được nước mắm Diêm Điền người ta ủ với tỷ lệ 1 cá 3 muối không phụ gia và được ngâm ủ trong thời gian từ một năm đến năm rưỡi mới đưa vào sản xuất. Nguyên liệu chủ yếu là cá trích, nhâm, ruội, cá cơm. Cá phải đảm bảo được độ tươi ngon thì mới cho ra được loại nước mắm ngon nhất. Công thức để tạo nên nước mắm Diêm Điền chỉ có những nhà làm mắm lâu đời có công thức gia truyền ở Thái Thụy mới có được.

Du khách phương xa ghé Thái Bình có thể mua chút mắm Diên Điềm về làm quà cho gia đình, người thân ở nhà. Mỗi bữa cơm có thêm bát nước mắm con con sẽ làm bữa ăn càng thêm đậm đà, hấp dẫn.

10. Rượu nếp làng Keo – đặc sản rượu Thái Bình.

Nhắc đến các loại đặc sản Thái Bình thì không thể bỏ qua rượu nếp làng Keo – loại rượu đặc sản Thái Bình mà ông bố nào cũng thích mê. Rượu nếp cái hoa vàng thì chỉ có làng Keo mới ngon, mới chuẩn bởi lẽ chỉ ở làng Keo người ta mới trồng được loại gạo nếp ngon nhất đất Thái Bình.

Ở làng Keo, nghề nấu rượu cổ truyền đã có truyền thống lên đến hàng trăm năm. Gaọ nếp làng Keo thơm, mẩy cho ra được thứ rượu vừa rẻ vừa thơm ngon. Gạo thật, men thật. Người làng Keo cũng không cần phải mang đi đâu rao bán mà khách khắp nơi tự biết tiếng mà tìm về mua.

Mỗi mùa gạo mới, gạo được đem nấu thành cơm rồi ủ với men làm từ 36 vị thuốc Bắc trong thời gian 2 – 3 ngày, có khi phải lên đến 1 tuần. Người ta trộn gạo đã ủ với nước từ 10 – 20 ngày có khi phải mất cả tháng mới đem nấu. Khi nấu người thợ phải canh lửa cho đều, canh nước nóng vừa. Trải qua nhiều công đoạn tỷ mỷ, lắm công phu, cầu kỳ mới cho ra được mẻ rượu Keo trong nhưng nước mưa, thơm hương lúa nếp, vị ngọt, êm và cay xè nơi cuống họng.

Ghé Thái Bình nhớ mua rượu nếp làng Keo về biếu bố mẹ, tặng quà người thân vào những dịp lễ tết. Chén rượu Keo ấm lòng người thân, làm tình cảm thêm gắn kết.

Cập nhật thông tin chi tiết về Top Đặc Sản Cà Mau Làm Quà Biếu Dịp Tết, Ngày Lễ Ý Nghĩa Nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!