Các Món Ngon Với Tôm Cho Bé / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles-hanoi.edu.vn

4 Món Ngon Với Tôm Cho Bé

Các món từ tôm không xa lạ với bé, nhưng khi được biến tấu nhiều món khác nhau như tôm xay bọc nấm, tôm nhồi bí… sẽ khiến bé luôn có cảm giác mới lạ, thích thú.

1. Tôm xay ôm nấm linh chi

Nguyên liệu: 200g tôm ; 2 lòng đỏ trứng gà; 50g bột chiên xù; 1 thìa cafe hạt nêm; ¼ thìa cafe hạt tiêu; 100ml dầu ăn.

Thực hiện:– Tôm lột bỏ vỏ, băm nhuyễn hoặc xay nhỏ, ướp với hạt nêm, tiêu để ngấm trong 10 phút. Lòng đỏ trứng cho vào bát, đánh tan. Nấm linh chi cắt bỏ gốc, rửa sạch, để ráo. Dùng tôm xay bọc vào những cây nấm, nặn thành hình như gùi gà, nhúng qua lòng đỏ trứng sau đó lăn qua bột chiên xù.

– Bắc chảo lên bếp cho dầu vào, đợi dầu nóng cho tôm bọc nấm vào chiên giòn, vớt ra để ráo dầu. Cho tôm bọc nấm chiên xù ra đĩa, dùng nóng, chấm kèm tương cà chua.

– Nhìn vào món này, bé cứ ngỡ là đùi gà chiên nhưng điều thí vị là bụi nấm nhỏ xinh này được bọc bằng tôm xay, ăn rất ngọt và ngon.

2. Bí ngòi nhồi tôm

Nguyên liệu: 200g tôm; 50g thịt lợn xay; 1 quả bí ngòi nhỏ; 1 thìa cafe hạt nêm, ½ thìa cafe đường, ¼ thìa cafe tiêu.

Thực hiện:– Tôm lột bỏ vỏ, băm hoặc xay nhuyễn, trộn đều với thịt xay, hạt nêm, đường, tiêu, nhồi cho dẻo quánh, viên thành những viên nhỏ. Bí ngòi rửa sạch, cắt khúc khoảng 4cm, dùng thìa cafe móc bỏ ruột (để lại một ít ruột bên dưới làm đế chứa tôm). Dùng thìa cho tôm xay vào, xếp bí vào chõ, hấp khoảng 15 phút là chín. Lấy ra bày lên đĩa. Dùng khi còn ấm nóng sẽ ngon hơn.

– Để món hấp dẫn hơn, mẹ có thể chần sơ vài cọng hẹ vừa trang trí vừa ăn được. Với bé món này dùng dĩa, nhấm nháp thì rất thích.

3. Xôi bọc tôm chiên giòn

Nguyên liệu: 200g nếp hương; 150g tôm; 1 thìa cafe hạt nêm, 1 thìa cafe đường, ¼ thìa cafe tiêu, 100ml dầu ăn.

Thực hiện:– Nếp vo sạch, nấu chín thành xôi để nguội. Tôm lột bỏ vỏ, băm hoặc xay nhuyễn, trộn đều với hạt nêm, muối tiêu, đường, nhồi dẻo, vo thành từng viên nhỏ khoảng 10g. Xôi vo thành từng viên khoảng 20g, ép dẹt, cho tôm viên vào giữa, bọc kín lại.

– Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, thả xôi bọc tôm vào, vớt ra để ráo dầu. Bày ra đĩa, dùng nóng, chấm kèm tương cà chua và xốt mayonnaise.

– Bé sẽ thích thú nhìn những viên xôi đủ màu. Không những thế, bé sẽ có cảm giác ngon miệng bởi vị xôi giòn xốp và vị thơm ngọt của tôm. 4. Mỳ spaghetti xốt tôm

Nguyên liệu: 150g tôm sú; 150g mỳ spaghetti; ½ thìa cafe hành băm; ½ thìa cafe hạt nêm, ½ thìa cafe đường, 1 thìa cafe dầu ăn.

Xốt cà chua: 2 quả cà chua cắt hạt lựu, 1 củ carrot cắt hạt lựu, 50g tương cà. Làm nóng dầu ăn, cho cà chua, carrot vào xào chín, cho tương cà vào, nêm muối tiêu, đường vừa ăn.

Thực hiện:– Mỳ spaghetti ngâm mềm, luộc vừa chín, xả lại nước lạnh, cho 1 thìa cafe dầu ăn vào, xóc đều để khỏi dính. Tôm bỏ hết vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Ướp tôm với hạt nêm, đường để khoảng 10 phút cho ngấm gia vị.

– Làm nóng dầu ăn, phi thơm hành băm, cho tôm vào xào chín. Cho mỳ spaghetti đã luộc ra đĩa, rưới xốt cà chua làm sẵn lên; sau đó, cho tôm lên, dùng ngay.

– Thay vì dùng thịt bò, có thể dùng tôm băm trong spaghetti để đổi món cho bé.

Theo Món Ngon

Món Ngon Từ Tôm Cho Bé Yêu.

Theo bảng thành phần dinh dưỡng của Việt Nam, trong 100gram tôm có chứa 18,4 gram protid, 1,8 gram lipit, 1120mg canxi, 150mg photpho. Tôm cũng có hàm lượng protein cao hơn so với thịt gia cầm và giầu các axit amin thiết yếu (taurine) giúp cho trẻ dễ hấp thụ, đồng thời chứa nhiều vitamin, trong đó vitamin A và D là những vitamin quan trọng giúp cho sự phát triển của xương và tăng cường hỗ trợ cho hệ tiêu hóa và chức năng ruột của trẻ.

Trong những ngày đầu đông, cùng khám phá cách làm những món ngon từ tôm cho bé yêu.

Ruốc tôm có vị ngọt của tôm, vị thơm của xả mang đến cho bé cảm giác ngon miệng. Cách làm ruốc tôm không quá cầu kì, nguyên liệu đơn giản. Chọn tôm tươi sống, rửa sạch, ướp kèm xả và một chút gia vị. Sau đó cho vào nồi hấp cách thủy hoặc đun cho chín tôm. Bóc vỏ, bỏ đầu, bỏ chỉ đen ở lưng, phần thịt tôm thái nhỏ giã nhuyễn hoặc dùng máy xay cho nhỏ. Ướp kèm một chút dầu ăn, dầu gấc rồi sao khô nhỏ lửa để sao cho thịt tôm khô đều, không vón cục. Có thể dùng ruốc tôm với cháo hoặc cơm tùy theo độ tuổi của bé.

Ruốc tôm, món ngon cho bé yêu. Ảnh minh họa: internet

2. Cháo tôm.

Cầu kì hơn là món cháo tôm cho những bé còn trong độ tuổi ăn cháo vào những ngày mẹ rảnh rỗi. Ngoài tôm tươi, nguyên liệu cho món cháo tôm là xương ống, gạo ngon, gạo nếp, đỗ xanh. Tôm bóc vỏ bỏ chân bỏ phần chỉ đen sau đó băm nhuyễn. Phần đầu và chân tôm giã nát lọc lấy nước kèm nước xương để nấu cháo. Tùy theo độ tuổi của bé, có thể viên thịt tôm rồi chiên hoặc sao qua thịt tôm đã băm nhuyễn rồi cho vào cháo. Cháo trắng, tôm hồng vị ngọt thơm mát, ăn nóng kèm hành mùi gia vị quả là thú vị cho bé yêu và bõ công mẹ nấu.

3. Tôm chiên.

Bé đã qua tuổi ăn cháo, món tôm chiên sẽ là sự lựa của bé trong bữa ăn hàng ngày. Tôm rửa sạch, bóc vỏ bỏ đầu bỏ chân, nêm một chút gia vị. Có thể chiên cùng bơ tỏi hoặc bột (bánh tôm). Cho bơ vào chảo, kèm hành tỏi băm nhuyễn rồi cho tôm vào sao vàng. Mùi thơm của tỏi, vị ngậy của bơ, vị ngọt của tôm sẽ hấp dẫn bé yêu và cả gia đình trong những ngày chớm lạnh.

4. Tôm hấp bia xả, tôm hấp xì dầu.

Chọn tôm tươi, cắt bỏ râu ướp gia vị và xả. Sau đó cho bia vào hấp cách thủy hoặc đun chín. Dùng nóng với nước chấm hoặc tương ớt đều ngon và hấp dẫn.

Tôm hấp bia xả có vị hấp dẫn riêng, mà tôm hấp xì dầu cũng có vị ngon khó cưỡng. Tôm để nguyên con, rửa sạch, để ráo nước. Dùng dao cắt chia đôi phần thịt tôm. Trộn tỏi băm nhuyễn, gia vị, xì dầu, hạt nêm, một chút dầu ăn rồi dùng thìa cho hồn hợp này vào đường cắt giữa lưng con tôm sau đó xếp vào vỉ nướng hoặc nồi hấp cách thủy. Tôm vừa chín đỏ thì tắt bếp. Vị ngọt của tôm, vị thơm của tỏi, vị đặc trưng riêng có của xì dầu sẽ là một món ăn rất tuyệt cho bé.

Tôm hấp xì dầu: ngọt tôm, thơm tỏi, đặc trưng vị xì dầu, đậm đà khó quên!

5. Bún Tôm.

Một món ngon từ tôm không thể thiếu là món bún tôm. Đây là món đặc sản của người Hải Phòng. Với vị ngọt của thịt, vị giòn của tôm, vị chua chua cay cay của nước dùng, bún tôm sẽ là sự lựa chọn cho cả mẹ và bé vào ngày cuối tuần. Với nguyên liệu chính là tôm, thịt ba chỉ (thịt nạc), mọc nhĩ, nấm hương, xương ống (lấy nước dùng), cà chua, rau cần (giá đỗ), hành lá, rau mùi và bún, bạn hoàn toàn có thể tự tay mình nầu món bún tôm Hải Phòng cho cả gia đình. Tôm rửa sạch, bóc vỏ. Phần thịt tôm cho vào xào cùng thịt ba chỉ thái miếng, mọc nhĩ, nấm hương thái nhỏ. Phần vỏ tôm giã nhỏ hoặc cho vào máy xay, lọc lấy nước để làm nước dùng cùng nước xương. Hành củ thái lát, sao vàng. Phi hành mỡ cho thơm rồi cho cà chua vào xào để tạo màu hấp dẫn rồi cho vào nồi nước dùng đun nóng. Rau cần rửa sạch, thái khúc trần qua nước sôi. Cho bún vào bát to rồi lần lượt cho tôm, thịt, mọc nhĩ, nấm hương, rau cần, kèm hành lá, rau mùi, hành khô rồi chan nước dùng là bạn đã có món bún tôm Hải Phòng hấp dẫn. Có thể dùng kèm với dấm tỏi, chanh cho dậy mùi. Bí quyết để tạo nên món bún Tôm Hải Phòng chính là vị chua từ quả chay/quả khế cho vào nước dùng trong lúc nấu để tạo ra một vị rất riêng có.

Bún tôm, món ăn hấp dẫn cho cả gia đình. Ảnh minh họa: internet

Tự tay chuẩn bị những món ngon từ tôm cho bé, để giúp bé hay ăn chóng lớn mỗi ngày các mẹ nhé!

Chúc bé và mẹ luôn có những bữa ăn ấm cúng vui vẻ bên gia đình.

Cách Làm Ruốc Tôm Với Gấc Cho Bé Vừa Ngon Vừa Đẹp Mắt

Nguyên liệu

Tôm sú tươi: 1kg

Nước mắm ngon: 2 muỗng canh

Dầu ăn: 1 muỗng canh

Sả: 3 cây

Gấc chín: 1 trái

Sơ chế nguyên liệu

Sả bóc vỏ, rửa sạch, thái thành các lát mỏng dài (hoặc cắt khúc, đập dập).

Tôm tươi mua về bạn đem rửa sạch, để ráo nước.

Hấp chín tôm

Bạn xếp tôm và sả vào xửng hấp, cho vào nồi khoảng một chén nước rồi hấp cách thủy trong vòng vài phút cho tôm chín là được.

Bạn chỉ nên hấp chín tới để tôm khô ng bị mất chất ngọt, khi nước sôi thì mở vung nồi cho tôm không bị khai, để lửa nhỏ tránh nước sôi trào làm tôm mất ngon. Sau khi tôm chín thì lấy ra để nguội.

Lưu ý:

Ngoài cách hấp, một số người thường làm chín tôm bằng cách luộc hoặc rang nhưng hấp vẫn là ngon nhất. Nếu luộc, tôm sẽ bị mất nước và mất đi vị ngọt tự nhiên.

Bóc vỏ tôm

Sau khi tôm nguội, bạn tiến hành bóc vỏ tôm.

Tôm làm ruốc chỉ lấy phần thịt, bóc hết vỏ, bỏ đầu, dùng dao nhỏ cắt vào sống lưng tôm, tách đôi rồi lấy bỏ phần chỉ đen, sau đó rửa lại với nước. Phần chỉ đen chính là nguyên nhân dẫn đến mùi tanh của tôm, vì vậy cần phải loại bỏ.

Phần vỏ tôm và đầu tôm bỏ đi sẽ rất uổng, bạn có thể đem xay nhuyễn, lọc lấy ước rồi nấu cháo rất ngon.

Giã tôm

Bạn chia tôm thành nhiều phần rồi lần lượt cho vào cối giã nát, lưu ý là giã hơi nát thôi, không giã rát quá nhé! Dùng tay kiểm tra xem tôm đã đạt yêu cầu hay chưa.

Sau khi giã hết tôm, bạn trộn đều tôm với ít hạt gấc để ruốc tôm có màu đẹp mắt. Lượng gấc sử dụng bạn tự điều chỉnh sao cho phù hợp, gấc chỉ cần đủ để tạo màu cho tôm là được, không nên cho nhiều quá.

Nhớ là sau khi trộn xong phải bỏ hạt gấc đi nhé!

Vì bận rộn nên nhiều người thường dùng máy xay sinh tố để xay tôm cho nhanh, cách này cũng được nhưng không nên xay nát quá, khi rang lên ruốc sẽ mất ngon. Cách giã tay tuy tốn nhiều thời gian, công sức nhưng lại giúp món ruốc tôm

Rang ruốc tôm

Sau khi trộn với gấc, bạn cho tôm vào chảo để rang khô.

Đầu tiên, bạn bắc chảo lên bếp cho nóng, thêm dầu ăn vào tráng đều chảo, tiếp đó cho ruốc vào đảo đều (nếu làm nhiều ruốc thì chia ra rang nhiều lần).

Thêm 2 muỗng nước mắm ngon vào cho ruốc thơm và đậm đà, vừa rang vừa dùng muỗng lớn chà mạnh lên thịt tôm để khi chín ruốc tạo được hình sợi và có độ bông hấp dẫn.

Khi rang ruốc phải để lửa thật nhỏ, đảo đều tay để ruốc khô dần nhưng không bị khô giòn hoặc cháy. Rang ruốc cho đến khi ruốc có mùi thơm và ngả sang màu đỏ vàng đẹp mắt. Tránh rang ruốc quá khô ăn sẽ không ngon, rang còn ẩm thì ruốc nhanh mốc, không để được lâu.

Sau khi ruốc đạt yêu cầu, bạn đổ ra mâm hoặc khay sạch, đợi cho ruốc nguội hẳn thì cho vào hũ nhựa (hoặc hũ thủy tinh) đậy kín, làm như vậy ruốc sẽ được bảo quản lâu hơn.

Yêu cầu thành phẩm

Ruốc tôm bông mịn và có màu đỏ đẹp mắt của gấc chín

Ruốc có màu đỏ đẹp mắt của gấc chín, sợi ruốc bông, mịn rất thích mắt.

Khi ăn, ruốc khô nhưng không cứng hay bị cháy, vẫn giữ được vị dai dai và vị ngon ngọt tự nhiên của thịt tôm.

Ruốc đậm đà, vừa ăn, hương thơm đặc trưng rất hấp dẫn.

Cách làm ruốc tôm thơm ngon, đơn giản, chỉ hơi tốn thời gian một chút nhưng bù lại bạn sẽ có hũ ruốc ngon trữ sẵn để dùng dần. Ruốc nói chung và ruốc tôm nói riêng, nếu được bảo quản đúng cách thì sẽ để được rất lâu, bạn có thể đem chúng ra ngoài mỗi khi đi chơi xa, đi du lịch, đi công tác nước ngoài hay để ăn trưa tại văn phòng… rất ngon và tiện.

Mẹo & lưu ý (Footnotes)

1. Chọn tôm để làm ruốc.

Đối với món ruốc tôm, tôm là nguyên liệu chính nên chất lượng tôm rất quan trọng trong việc quyết định hương vị của món ăn. Vì vậy, tôm ngon thì ruốc ngon, tôm không ngon thì ruốc cũng không ngon.

Tôm có nhiều lại khác nhau, bạn có thể chọn loại tôm nào tùy ý để làm ruốc, tuy nhiên tôm sú sẽ là sự lựa chọn thích hợp nhất. Tôm sú là loại tôm nuôi nên kích thước lớn, chắc thịt và dễ chế biến. Khi mua tôm bạn phải chọn những con thật to, tôm còn sống, vỏ trơn bóng, sống giữa thân tôm tươi và trong, đó là những con tôm ngon, chắc thịt. Mua tôm to sẽ dễ làm ruốc hơn tôm nhỏ. Tuyệt đối không mua tôm mềm nhũn, bị nhớt, các bộ phận rời rạc, đó là tôm đã bị ươn, ăn không ngon mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

1kg tôm tươi sẽ cho ra khoảng 400g ruốc, vì vậy tùy vào nhu cầu sử dụng của gia đình, bạn có thể mua thêm nhiều tôm để làm luôn một lần. Để làm được 1 kg ruốc tôm, bạn cần chuẩn bị khoảng 2,5 kg tôm tươi.

2. Chọn gấc.

Chọn gấc chín nhưng lành lặn, không bị dập nát, gấc có dáng tròn, gai nở đều, vỏ ngoài có màu đỏ cam, cầm lên nặng tay.

Cách bảo quản

+ Sau khi rang khô ruốc, bạn phải để ruốc nguội hẳn rồi mới cho vào hũ, đậy kín nắp rồi bảo quản nơi khô ráo hoặc trong tủ lạnh. Hũ đựng ruốc phải được rửa sạch và thật khô ráo.

+ Nhiều người khi cho ruốc vào hũ thường đè ép ruốc chặt lại cho được nhiều, cách này hoàn toàn sai lầm, bạn cứ để nguyên sợi bông như vậy rồi cho vào.

+ Khi nào ăn mới nên mở hũ, không nên mở ra thường xuyên, phải sử dụng đũa sạch để lấy ruốc, không dùng muỗng hoặc đưa tay bẩn vào lấy ruốc. Hạn chế để ruốc tiếp xúc với không khí bên ngoài, chỉ cần một chút nước vào đó cũng khiến ruốc bị hỏng, mốc và không thể sử dụng.

+ Ruốc sau khi làm xong, nếu bảo quản tốt có thể dùng được cả vài tháng, tuy nhiên chỉ nên sử dụng trong vòng 1 – 2 tháng là tốt nhất. Nếu làm ruốc cho bé, bạn nên sử dụng trong khoảng 1 – 2 tuần để đảm bảo chất lượng.

Thông tin thêm

Ruốc tôm ăn với gì?

Ruốc tôm có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Đối với người lớn, bạn có thể dùng ruốc tôm để ăn kèm với cơm trắng, cháo trắng, bánh cuốn, bánh mì, xôi… hoặc bất kì món ăn nào mà bạn thấy phù hợp. Với trẻ em, bạn có thể kết hợp ruốc tôm với các món cháo dinh dưỡng để giúp bé ăn ngon miệng hoặc cho bé ăn trực tiếp.

Lợi ích của tôm đối với sức khỏe

Tôm là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Tôm vừa ngon, dễ chế biến lại rất nhiều dưỡng chất, giúp mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích khi ăn tôm:

+ Cung cấp protein: Tôm là thực phẩm giàu protein, bạn có thể thay thế tôm cho các thực phẩm khác để thay đổi khẩu vị mà vẫn đáp ứng nhu cầu bổ sung protein hằng ngày cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe toàn diện.

+ Cung cấp vitamin B12: Tôm rất giàu vitamin B12, khi cần phải cung cấp vitamin B12 cho cơ thể thì tôm là thực phẩm bạn nên nghĩ đến. Theo các nghiên cứu về sức khỏe, khi cơ thể thiếu vitamin B12, cơ bắp sẽ trở nên yếu ớt, mờ mắt và tâm trạng tồi tệ.

+ Bổ sung sắt: Ngoài protein và vitamin B12, tôm còn chứa nhiều chất sắt. Biểu hiện khi cơ thể bị thiết sắt là thiếu máu, mệt lả và khó thở. Khi gặp tình trạng này bạn cần bổ sung nhiều chất sắt cho cơ thể.

Quan niệm sai lầm khi ăn tôm

Nhiều người cho rằng tôm chứa nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe, tuy nhiên tôm lại là thực phẩm giàu dưỡng chất và ít chất béo. Vì vậy bạn không nên kiêng ăn tôm hoàn toàn mà chì cần tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Đặc biệt, để tránh làm gia tăng mức cholesteol trong tôm, bạn nên chế biến chúng theo các phương pháp luộc, hấp hoặc nướng.

Cháo Tôm Nấu Rau Gì? Cách Nấu Cháo Tôm Ngon Cho Bé

Loại rau nào thích hợp nấu cháo tôm? Đâu là cách nấu cháo tôm cho bé bổ dưỡng thơm ngon? Đây là băn khoăn chung của rất nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là những người làm mẹ. Bởi tôm là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nên không thể vắng mặt trong thực đơn ăn dặm hằng ngày của trẻ nhỏ.

Tôm được sử dụng để nấu thành nhiều món cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm (Ảnh: Internet)

Tôm là thực phẩm chứa nhiều loại dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ như vitamin B12, đặc biệt là vitamin A và D, canxi. Món cháo tôm rất thích hợp cho những trẻ ăn dặm ở giai đoạn 7 tháng tuổi. Nếu còn đắn đo chưa biết kết hợp loại rau nào để nấu cháo tôm, bạn có thể tham khảo thông tin bài viết chia sẻ bên dưới.

Cháo tôm cho bé ăn dặm nấu với rau gì?

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, bạn có thể kết hợp tôm với các loại nguyên liệu rau củ như bí đỏ, nấm rơm, cà rốt, đậu xanh, rau dền, cải ngồng, su hào, rau ngót, mồng tơi, chùm ngây, súp lơ, khoai lang, rong biển… để nấu cháo ăn dặm cho bé. Sự kết hợp nguyên liệu đúng sẽ đem lại món ăn giàu dinh dưỡng, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Với các loại cháo tôm nấu cùng rau, bạn có thể cho bé ăn dặm từ lúc 6 tháng tuổi. Chính vì vậy, bạn phải cân nhắc lựa chọn rau có nguồn gốc rõ ràng đảm bảo tươi ngon và an toàn. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân bằng số lần cho bé ăn cháo tôm trong tuần.

Nguyên Liệu Cháo Tôm Nấu Cà Rốt

Nguyên Liệu Cháo Tôm Nấu Nấm

40g gạo

100g tôm

100g nấm rơm

1 bìa đậu hũ chiên

1 củ hành khô

1 mớ hành lá

Một số gia vị khác: nước mắm, tiêu xay, muối, bột nêm

Cách nấu cháo tôm với cà rốt đơn giản

Bước 1:

– Đầu tiên, bạn gọt vỏ cà rốt, rửa sạch và thái thành hạt lựu. Sau đó, bạn trộn lẫn gạo nếp, gạo tẻ vo sạch, để trên rổ cho thật ráo nước.

Bước 2:

– Với tôm, bạn bóc vỏ, loại bỏ đường chỉ đen trên lưng, rửa sạch và băm nhỏ. Bạn lưu ý, nên ướp tôm thêm ít nước mắm trong vòng khoảng 15 phút để thấm gia vị.

Bước 3:

– Sau đó, bạn cho gạo vào nồi, bắc lên bếp ninh chín nhừ. Khi cháo chín, bạn cho cà rốt vào nấu cùng. Sau đó, bạn cho tôm vào nồi cùng 1 thìa cà phê dầu olive, 1 ít nước mắm, đợi sôi lại một lần nữa thìa tắt bếp là hoàn thành cách nấu cháo tôm cho bé.

Cháo tôm nấu cùng nấm rơm

Bước 1:

– Đầu tiên, bạn vo sạch gạo, để trên rổ cho ráo nước, rồi cho vào nồi bắc lên bếp ninh nhừ với 350ml nước.

Bước 2:

– Sau đó, bạn bóc vỏ hành khô, băm nhuyễn và chia thành 2 phần bằng nhau. Với tôm, bạn bóc vỏ, bỏ đầu, loại bỏ đường chỉ đen, rửa sạch bằng nước muối pha loãng. Kế đó, bạn băm nhỏ tôm và ướp bằng một ít hành khô, tiêu xay và 1 thìa nước mắm trong vòng khoảng 30 phút là cách nấu cháo tôm cho bé thêm đậm đà.

Bước 3:

– Tiếp theo, bạn cắt bỏ gốc và bổ nấm rơm làm đôi, ngâm với nước muối pha loãng, vớt ra để trên rổ cho ráo nước. Còn với miếng đậu hũ, bạn cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Bước 4:

– Lúc này, bạn bắc chảo cùng ít dầu ăn lên bếp. Khi dầu sôi, bạn cho thêm phần hành khô còn lại vào phi thơm. Sau đó, bạn cho thêm tôm, nấm vào xáo chín, nêm gia vị lại một lần nữa để vừa ăn hơn.

Bước 5:

– Cuối cùng, bạn nêm gia vị lại để món cháo vừa ăn hơn. Sau khi múc cháo ra ngoài, bạn cho thêm đậu phụ cùng hành lá thái nhỏ lên trên là đã hoàn thành cách nấu cháo tôm cho bé.