Cách Làm Các Món Dưa Ngày Tết / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Raffles-hanoi.edu.vn

Cách Làm Các Món Dưa Chua Cho Bữa Cơm Ngày Tết

1. Dưa cải bẹ muối chua.

– 1 mớ cải bẹ

– 2 củ hành tím

– Hành lá

– Các loại gia vị như muối, đường, dấm

Cách chế biến: Các bạn hãy tách cải bẹ ra thành từng lá và cắt khúc vừa miệng ăn rồi đem đi rửa sạch, phơi dưới ánh nắng khoảng 1 ngày tùy theo nhiệt độ để cải bẹ hơi héo 1 chút.

2. Dưa hành

Các nguyên liệu cần có.

– Hành trắng.

– Dấm, đường, muối, nước vo gạo, nước lọc.

Sau đó pha nước muối theo tỷ lệ 20g muối với 1,5 lít nước để rửa và cho ráo nước.

Nước để muối hành, bạn pha 200ml dấm, 1 lít nước , 50g đường và 20g muối rồi cho vào đun đến khi sôi thì tắt bếp và để nguôi. Tiếp đến là cho hành vào lọ rồi đổ nước vừa pha vào, đừng để hành ngoi lên mặt nước mà hãy dùng 1 cái đĩa hay cái bát chèn hành để có độ nén nhất định. Chỉ mất có 3-4 ngày là mâm cơm của chị em đã có món hành muối chua chua cay cay cực ngon miệng.

3. Dưa món

Nguyên liệu:

– Cà rốt

– Củ cải

– Đường, mì chính, nước mắm, muối trắng, nước lọc.

Để món dưa món được ngon thì bạn phải pha tỷ lệ nước muối thật chuẩn. 200g đường, 50ml nước lọc cho lên đun sôi rồi trộn thêm 1 chút nước mắm và mì chính. Sau khi cà rốt và củ cải đã sấy khô và để nguội thì cho vào bình và đổ nước muối vào dùng đĩa để chèn cho hỗn hợp nén xuống và nước ngập được hết nha.

4. Dưa giá.

Món dưa này rất lạ miệng nên sẽ là một món mới đưa cơm vào những ngày tết đầu năm mới.

Nguyên liệu:

– Giá đỗ

– Cà rốt.

– Hẹ

Hẹ bạn hãy cắt thành từng khúc và cho tất cả các nguyên liệu vào rửa sạch để ráo nước. Nước muối pha theo tỷ lệ 250ml nước, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê muối rồi cho vào trộn đều với nguyên liệu trên. Để khoảng 1 ngày là ăn được luôn

Món dưa giá ăn kèm với thịt lợn nước, các món kho, hay dùng với bánh trưng, giò trong ngày tết thì quả là tuyệt vời.

Cảm ơn các chị em đã quan tâm, chúc các chị em và gia đình sẽ đón một năm mới ngập tràn niềm vui và hạnh phúc.

Cách Làm Dưa Món Ngon Ngày Tết Cho Mẹ Trổ Tài

Củ kiệu – 100g

Cà rốt – 200g

Đu đủ – 300g

Hành tím – 100g

Su hào – 200g

Ớt trái – 30g

Nước mắm – 0,5l

Đường – 500g

Bột ngọt – 2 thìa nhỏ

Muối – 2 thìa nhỏ

Bí quyết làm dưa món ngon

Đặc biệt, củ kiệu bạn nên chọn củ có thân nở, đuôi mảnh và có thắt eo ở giữa. Củ to, tròn chứa nhiều nước thì không nên chọn. Vì sau khi ngâm, kiệu sẽ rất mau mềm và mất đi độ giòn, ngon.

Cách làm dưa món ngon

Củ kiệu: cắt bỏ rễ, rửa sạch rồi để ráo.

Hành tím: chọn củ còn nguyên vẹn, bóc bỏ hết vỏ khô bên ngoài rồi cho ra rổ.

Ớt trái: rửa sạch, ngắt bỏ cuống, rồi để ráo.

Đu đủ, cà rốt, su hào bạn đem đi gọt vỏ, rồi rửa sạch với nước lạnh. Tiếp đến, bạn cắt đu đủ, cà rốt, su hào thành từng miếng vừa ăn hoặc tỉa thành hoa hay cắt hình răng cưa cho đẹp mắt.

Bạn chuẩn bị một thau nước muối sạch. Sau đó, cho toàn bộ các rau củ vừa chuẩn bị ở bước 1 vào ngâm trong khoảng 20 phút.

Sau khi ngâm được 20 phút, bạn vớt các rau củ ra vắt hết nước muối rồi xả lại với nước sạch nhiều lần và để ráo. Vậy là chúng ta vừa loại bỏ bớt vị hăng có trong các rau củ đã chuẩn bị rồi đấy. Như vậy, dứa món của chúng ta sau làm xong sẽ có vị ngon hơn.

Cà rốt, đu đủ, su hòa, hành, ớt, củ kiệu bạn đem đi phơi nắng (khoảng 20 giờ đồng hồ) cho rau củ được giòn, ngon. Đến khi thấy các nguyên liệu của chúng ta đã khô và teo lại thì có thể đem đi muối.

0,5l nước mắm bạn đem đi đun sôi với 500g đường. Sau đó, bạn tắt bếp và cho 2 thìa bột ngọt vào khuấy đều rồi để nguội.

Rau củ sau khi phơi khô, bạn sắp vào thẩu đựng. Hoặc để kỹ hơn, bạn hãy chần rau củ qua nước sôi để loại bỏ bớt bụi bẩn bám vào khi phơi. Sau đó, để ra rổ cho ráo rồi sắp vào thẩu.

Tiếp đến, bạn đỗ hỗn hợp nước mắm vào. Dùng miếng gạc chèn lên trên để rau củ ngập hoàn toàn trong nước ngâm. Sau đó, đậy nắp lại và đợi thêm khoảng 2 – 3 ngày sau là có thể thưởng thức.

Cách Làm Dưa Món Chua Ngọt Thơm Ngon Tròn Vị Ngày Tết

Dưa món được làm từ các nguyên liệu cà rốt, củ cải, củ kiệu… và được ngâm chua chua ngọt ngọt. Để cách làm dưa món chua ngọt được chuẩn vị, cần có sự cẩn thận và tỉ mỉ của người làm.

Chuẩn bị nguyên liệu:

1 kg củ kiệu (chọn củ tròn, không bị dập nát)

5 – 7 trái ớt hiểm

6 củ hành tím

1 củ su hào cỡ vừa (nên chọn loại non để muối được giòn, củ già sẽ có nhiều xơ và bị cứng)

Đường, nước mắm, bột ngọt, muối

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Các bước sơ chế nguyên liệu vô cùng quan trọng trong cách làm dưa món miền trung.

Củ kiệu bạn đem bóc phần màng bên ngoài và cắt gọn phần lá, rễ. Hành tím bóc sạch bỏ, rửa qua nước.

Su hào, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch. Cắt thành những miếng mỏng hình con chì hoặc dùng dao tỉa rau củ để trổ miếng cho đẹp mắt

Bước 2: Ngâm nước muối và phơi khô nguyên liệu

Các loại rau củ sau khi sơ chế cần được ngâm trong nước muối loãng khoảng 20 phút. Sau đó, bạn vớt rau củ ra và xả dưới vòi nước sạch 4 – 5 lần.

Để cách làm dưa món ngày Tết được ngon thì nguyên liệu cần phải được phơi trước khi muối dưa. Sau bước ngâm muối, bạn đổ nguyên liệu và một chiếc nia hoặc rổ sạch và đem phơi nắng.

Để nguyên liệu trong một ngày hoặc lâu hơn chút nếu không đủ nắng, cần đảm bảo vệ sinh khi phơi, tránh cho ruồi bọ dính vào rau củ.

Nấu 500 ml nước mắm và 150 ml nước sôi, để nguội. Sau đó, cho thêm 2 thìa đường và chút bột ngọt vào khuấy cho tan đều, để nước thật nguội.

Tiếp đó, bạn xếp đều các nguyên liệu vào lọ, đổ nước mắm vừa nấu vào ngập rau củ. Nhớ canh lượng nước nhiều hơn 1 ngón tay, nén thật chặt tránh cho nó nổi lên, để tầm 2 ngày là có thể ăn được.

Dưa món chua ngọt là món ăn phổ biến trong thực đơn ngày Tết, có thể ăn kèm với bánh chưng, bánh tét hoặc thịt heo. Khi ăn, chúng ta có thể trộn dưa món với một chút đường, tỏi, ớt sẽ làm món ăn thêm hấp dẫn và đậm vị.

Cách làm dưa món đu đủ chống ngán ngày Tết

Chuẩn bị nguyên liệu:

Cách làm dưa món chua ngọt bằng đu đủ rất đơn giản, chỉ cần một vài công đoạn là bạn đã có thể thực hiện món ăn này giòn ngon mà không bị chua hay nhanh hư. Trước hết, bạn chuẩn bị các nguyên liệu sau:

Đu đủ: 1 quả nhỏ còn xanh (khoảng 300 – 500 gram)

Cà rốt: 1 củ nhỏ (200 gram)

Củ kiệu: 200 gram

Hành tím: 100 gram

Su hào: 1 củ nhỏ 100 gram

Muối: 200 gram

Đường: 300 gram

Gia vị: Nước mắm, tỏi, giấm

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đu đủ mua về các bạn đem gọt vỏ, nạo hột cho sạch, rồi ngâm sơ với nước muối loãng từ 3 – 5 phút cho bớt nhựa. Sau đó, bạn đem rửa sạch bằng nước lạnh, vớt ra, để ráo, rồi cắt miếng vuông mỏng từ 2 – 3 cm.

Su hào bạn đem gọi vỏ rồi thái miếng vuông, mỏng tương tự như đu đủ.

Cà rốt bạn rửa sạch, gọt vỏ thái miếng tròn hoặc khía hình hoa tùy theo sở thích.

Củ kiệu và hành tím bạn đem ngâm với nước gạo từ 1 đến 2 tiếng. Sau đó, bóc lớp màng bên ngoài, đem bỏ rễ và ngọn, chỉ lấy phần củ.

Ớt và tỏi bạn đem rửa sạch rồi bằm nhuyễn.

Bước 2: Ngâm muối đu đủ và các nguyên liệu

Bạn chuẩn bị một tô nước rồi pha với 5 thìa muối. Sau đó cho tất cả phần rau, củ đã sơ chế trước đó vào ngâm từ 15 – 20 phút.

Cách làm dưa món đu đủ này giúp nguyên liệu rau củ tránh bị thâm và giòn ngon hơn. Sau khi ngâm, bạn đem phần rau, củ rửa sạch lại bằng nước và để ráo.

Bạn đem các nguyên liệu trên phơi khô từ 1 – 2 ngày, tốt nhất là tận dụng nắng buổi trưa. Bạn lưu ý nên phơi ở những nơi khô thoáng, ít khói bụi để đảm bảo vệ sinh, vào buổi tối thì nên đem nguyên liệu cất vào nơi khô thoáng trong nhà, tránh để sương xuống ám vào nguyên liệu không tốt.

Bạn không nên phơi nguyên liệu quá khô sẽ khiến rau củ bị héo, khi muối sẽ bị dai. Khi nguyên liệu đã khô, bạn đảo qua một lượt trên bếp rồi xóc đều cho bớt bụi.

Bước 4: Chuẩn bị nước mắm ngâm dưa món

Để thực hiện phần nước ngâm, bạn cho vào nồi 500 ml nước mắm, 3 thìa cà phê giấm cùng 300 gram đường, khuấy đều và đun ở nhiệt độ vừa. Khi nước mắm bắt đầu sôi thì các bạn cho thêm 3 thìa cà phê muối, tắt bếp rồi để nguội.

Bạn đem rau củ xếp vào hũ thuỷ tinh, chú ý xếp khít nhau. Nếu bạn để trống quá nhiều, thì trong quá trình muối, rau củ sẽ ra nước làm nước ngâm bị nhạt. Điều này sẽ khiến món ăn của chúng ta không còn đậm đà.

Sau khi xếp rau củ thật đều, từ từ đổ phần nước ngâm đã chuẩn bị trước đó vào cho ngập mặt hũ. Sau đó, vặn nắp rồi nén chặt, chỉ cần để từ 3 – 5 ngày là chúng ta có ngay một hũ dưa món chua ngọt đúng điệu.

Cách làm dưa món chua ngọt chay

Một trong những nét đặc sắc của ẩm thực ngày Tết ở Việt Nam là sự có mặt của các món chay ngon đa dạng.

Nếu yêu thích món chay, bạn cũng có thể thực hiện món dưa món chay tương tự như các bước thực hiện ở trên, chỉ thay thế phần nước mắm ngâm trong công thức bằng nước ngâm chay.

Cách 1: Ngâm dưa món chay bằng nước tương đen thanh tịnh

Lấy một chiếc nồi nhỏ, cho vào đó 1 chén nước tương, 1/2 chén đường. Đem đun cho sôi, khuấy đều để đường tan ra rồi bỏ thêm một ít ớt khô vào. Tắt bếp, để nguội hỗn hợp 100% trước khi tiến hành ngâm.

Cách 2: Cách làm dưa món chay từ hỗn hợp giấm và đường

Sử dụng 400 gram đường, 100 ml giấm ăn, 1 muỗng muối cùng với 100ml nước lọc. Khuấy đều hỗn hợp trên rồi đun sôi, đợi cho hỗn hợp tan hết thì tắt bếp để nguội.

Cách 3: Ngâm dưa món bằng nước mắm chay

Chỉ cần hoà tan nước mắm chay với đường, bột ngọt, để lên bếp đun lửa nhỏ tầm 10 phút để hỗn hợp đường tan, đặc lại, khi nước mắm nguội bạn nhớ hớt bọt để nước mắm sạch, khi ngâm không bị sủi khí.

Để bảo quản dưa món chua ngọt được lâu, chúng ta nên sử dụng lọ thuỷ tinh sạch. Mỗi lần lấy dưa món từ lọ phải dùng đũa sạch, tránh lấy đũa đang gấp thức ăn khác cho vào lọ.

Lưu ý đậy nắp lọ dưa thật kín, cất ở nơi khô ráo, thoáng mát (nhiệt độ phòng) hoặc ngăn mát tủ lạnh.

Dưa món là món ăn truyền thống ngày Tết của người miền Trung, miền Nam. Với màu sắc rực rỡ, dưa món còn được coi là một trong những món ăn mang lại may mắn cho ngày đầu năm mới. Với những cách làm dưa món chua ngọt nêu trên bạn đã có ngay một món ăn thật thơm ngon, hấp dẫn để mọi người cùng thưởng thức trong dịp Tết sắp đến.

Cách Làm Dưa Món Củ Kiệu Ngon Giòn 3 Miền Ngày Tết

1. Hướng dẫn cách chọn củ kiệu muối dưa giòn ngon, để được lâu

1.1. Cách chọn kiệu để muối nước mắm đường

Để làm dưa món củ kiệu giòn ngon đúng vị, bạn cần biết cách chọn nguyên liệu thích hợp. Theo đó, củ kiệu gồm 2 loại: kiệu Huế (kiệu quế) và kiệu trâu. Kiệu Huế có đặc điểm là thân nở, thắt ở eo, đuôi kiệu mảnh, không dày. Trong khi đó, kiệu thân trâu thì dài hơn, đuôi to và không thắt eo. Theo kinh nghiệm dân gian, để làm dưa kiệu ngâm nước mắm, hoặc giấm đường, chất lượng, giòn và thơm hơn thì các bạn nên chọn củ kiệu Huế.

1.2. Chọn củ kiệu có kích thước vừa phải, bóng mẩy và không dập nát

Để làm món củ kiệu muối ngon, các bạn nên chọn những củ kiệu thân có kích thước vừa phải. Nên hạn chế chọn những củ kiệu thân quá to để tránh vị quá hăng, cay nồng, giảm độ ngon. Củ kiệu nhỏ vừa ăn sẽ thâm gia vị và giòn ngon hơn

Củ kiệu nên chọn những bó đều, màu trắng tươi, không bị dập nát. Ưu tiên chọn những củ kiệu thân thắt eo rõ ràng sẽ đẹp mắt hơn khi bày ra đĩa.

Các bạn có thể chọn mua những củ kiệu đã được cắt bớt phần đầu để tiết kiệm thời gian hơn trong quá trình sơ chế.

2. Những cách làm dưa món củ kiệu giòn ngon đủ vị 3 miền ngày Tết

2.1. Cách muối dưa kiệu với nước mắm

2.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu

500 gram kiệu Huế

1 củ cà rốt

Ớt trái khô

150 gram đường cát trắng

100 gram đường phèn (nếu đường phèn cục to thì nên giã nhỏ ra)

250 ml nước mắm ngon nguyên chất

1/2 chén tro bếp (có thể dùng muối hột/ muối ăn thay thế)

Mẹo: Với cà rốt, bạn gọt vỏ, rửa sạch và thái tròn hoặc dài, hoặc tỉa hoa cà rốt cho đẹp. Sau đó, cho cà rốt vào thau nước đá ngâm để cà rốt giòn hơn.

2.1.2. Cách sơ chế củ kiệu làm dưa món ngâm nước mắm không bị hăng

Cách ngâm kiệu với tro bếp: Các bạn cho nửa chén tro bếp hòa tan với lượng nước vừa đủ để ngâm sao cho ngập kiệu. Lưu ý, sau khi hòa tan tro với nước nên dùng ray lọc bớt phần sạn để nước tro sạch hơn. Sau đó, cho kiệu vào ngâm qua đêm. Nước tro bếp sẽ giúp cho kiệu trắng và ngon hơn.

Cách ngâm kiệu với muối: Nếu nhà các bạn không có tro bếp, không sao cả chúng ta có thể dùng muối để thay thế. Các bạn cho khoảng 3 muỗng muối vào lượng nước vừa đủ ngập kiệu, khuấy đều để muối tan hết. Chi kiệu vào ngâm khoảng 4-6 tiếng.

Lưu ý: Bạn không nên ngâm kiệu trong nước muối quá lâu sẽ khiến kiệu bị mặn và không ngon.

Kiệu sau khi ngâm, vớt ra rửa thật sạch với nước khoảng 3 lần.

Sau đó, cắt bỏ phần đầu và rễ kiệu.

Tiếp theo, rửa sơ kiệu 1 lần nữa cho sạch. Vớt kiệu ra, để ráo nước.

Sau đó, mang kiệu và cà rốt đi phơi nắng 2 ngày. Để kiệu được thơm hơn các bạn không nên phơi kiệu bằng rổ hay khay nhựa vì nhiệt độ của nắng có thể làm rổ nhựa bị chảy và có mùi. Lúc đó, kiệu của chúng ta sẽ không còn thơm ngon nữa.

2.1.3. Cách nấu nước mắm đường làm dưa món củ kiệu

Cho 100 gram đường phèn và 250 ml nước mắm ngon vào nồi, để lửa nhỏ để nấu.

Khi đường phèn tan hết thì cho tiếp 150 gram đường cát trắng vào, mở lửa to, khuấy đều để đường tan hết.

Khi mắm đường sôi đều thì mở lửa nhỏ liu riu. Đun cho đến khi hỗn hợp sền sệt lại thì tắt bếp. Ở bước này, để bảo quản kiệu được lâu và ngon hơn, các bạn không nên cho thêm nước mà nên dùng 100% nước mắm nguyên chất.

Lưu ý: Các bạn có thể sử dụng đường cát trắng hoàn toàn nếu nhà mình không có đường phèn. Nhưng nếu sử dụng đường phèn thì sẽ giúp cho món củ kiệu muối có vị ngọt thanh và ngon hơn đấy!

2.1.4. Cách muối dưa món củ kiệu với nước mắm đường

Chuẩn bị 1 lọ sạch. Cho nước sôi vào tráng đều và lau khô. Sau đó, các bạn xếp kiệu đã phơi 2 ngày nắng vào lọ. Nên xếp tròn theo hình hoa thì lọ kiệu sẽ đẹp chứa được nhiều kiệu hơn.

Mẹo: Để bảo quản kiệu được lâu hơn các bạn nên dùng lọ thủy tinh thay vì lọ nhựa.

Tiếp đó, đổ hỗn hợp mắm đường vào hũ kiệu. Nước mắm đường chỉ cần xăm xấp kiệu là được, vì trong quá trình ngâm kiệu sẽ tiết ra nước.

Sau đó, các bạn dùng 2 thanh tre vừa miệng lọ đè lên trên để tránh kiệu bị nổi lên. Các bạn đậy lọ kiệu thật kín để lọ kiệu không bị không khí lọt vào. Có thể dùng 1 miếng nilong phủ lên trên miệng kiệu trước rồi đậy nắp để lọ kiệu đậy được kín hơn. Với cách ngâm này, sau khoảng 10 ngày chúng ta đã có thể thưởng thức dưa món kiệu ngâm nước mắm đường ngon tuyệt rồi đấy!

2.2. Cách làm dưa món củ kiệu với su hào, cà rốt, củ cải trắng miền Trung

2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

800 gram – 1 kí tổng trọng lượng rau củ gồm củ cải trắng, su hào, cà rốt (liều lượng từng thành phần sử dụng theo khẩu vị)

2 lạng củ kiệu Huế đã sơ chế như mục 2.1.2 và phơi nắng cho héo lại

20 gram ớt tươi đã bỏ cuống, rửa sạch và để ráo

50 gram tỏi tươi đã bóc vỏ

Nguyên liệu nấu nước mắm đường: 1 – 1,1 kg đường trắng; 600 ml nước mắm ngon; 1 thìa cà phê bột ngọt và 600 ml nước lọc

2.2.2. Cách sơ chế nguyên liệu rau củ làm dưa món củ kiệu

Bào vỏ củ cải trắng, thái thành miếng dài nhỏ vừa ăn. Cắt cà rốt tương tự củ cải trắng, hoặc thái khoanh tròn rồi tỉa hoa tùy theo sở thích. Su hào cũng gọt vỏ, cắt miếng nhỏ.

Ngâm củ cải trắng với thau nước pha 2 thìa cà phê muối, 1 muỗng canh đường cho giòn. Với các loại rau củ còn lại thì ngâm với nước pha 1 thìa cà phê muối. 20 phút sau, vớt hết các loại rau củ ra rổ, xả nước lạnh 2 – 3 lần cho sạch nước muối rồi để ráo.

Sau đó, xếp các nguyên liệu rau củ lên giá sạch, đem ra ngoài nắng phơi. Phơi rau củ khoảng 2 ngày để nguyên liệu héo lại 50% là được. Khi này, tổng trọng lượng 3 loại rau củ này còn khoảng nửa kí.

2.2.3. Cách muối dưa món củ kiệu

Nấu các nguyên liệu làm nước mắm đường trong nồi vừa, đợi sôi thì tắt bếp. Để nồi mắm đường qua một bên cho nguội.

Chuẩn bị hũ sạch đã tiệt trùng, xếp củ kiệu và thập cẩm rau củ vào hũ. Cắt đôi tép tỏi, chia đều vào hũ dưa món.

Xếp ớt tươi vào hũ, đổ mắm đường vào hũ, gài 1 miếng nhựa ở miệng hũ để nén nguyên liệu rau củ ngập nước ngâm.

Đậy nắp lại, muối dưa món củ kiệu thập cẩm khoảng 3 ngày là có thể thưởng thức.

Mẹo: Ngoài cách gài bằng miếng nhựa, bạn có thể dùng chén nhỏ, hoặc vật dụng kích cỡ nhỏ đều được. Hoặc, bạn có thể gài bằng mía (áp dụng theo cách muối dưa hành với mía) để hương vị món ăn ngon hơn.

2.3. Cách làm dưa món củ kiệu không cần phơi ngoài nắng

Ở những vùng khí hậu không có nhiều ngày nắng đẹp, liệu bạn sẽ sấy khô rau củ thế nào để làm dưa món ngày Tết giữ được độ giòn ngon đúng chuẩn đây? Câu trả lời là bạn có thể bóp rau củ với muối khô để muối hút ẩm, hoặc cho vào lò nướng/ lò vi sóng/ lò sấy thực phẩm để rút bớt nước trong rau củ.

Dùng lò sấy rau củ giúp tiết kiệm thời gian hơn so với cách hong nắng truyền thống. Bạn có thể cho nguyên liệu rau củ vào lò sấy ở mức 50 độ C trong 8 tiếng cho héo lại. Cách làm dưa kiệu không cần phơi nắng này vừa tiết kiệm thời gian, mà hiệu quả đạt được cũng rất tốt.

2.4. Cách muối dưa món củ kiệu ngâm giấm đường chua ngọt miền Nam

2.4.1. Chuẩn bị nguyên liệu

3 lạng củ kiệu đã sơ chế như mục 2.1.2

150 gram đường cát trắng

Ít giấm trắng (nêm nếm tùy theo khẩu vị)

2.4.2. Cách làm dưa món củ kiệu chua ngọt với giấm đường

Trộn kiệu đã sơ chế, phơi héo cùng với đường, giấm trong tô sạch. Điều chỉnh hương vị giấm đường theo khẩu vị.

Chuyển toàn bộ hỗn hợp làm củ kiệu ngâm đường giấm vào hũ sạch, đậy nắp, muối 2 – 3 ngày sau là ăn được. Cách muối củ kiệu chua ngọt này ăn kèm với bánh tét, bánh chưng, thịt kho tàu,…sẽ cân bằng hương vị tuyệt vời.

3. Bí quyết bảo quản dưa món củ kiệu tự làm đúng cách, ăn được lâu

Sau khi kiệu ngâm được khoảng 3 ngày, nước trong kiệu sẽ làm loãng nước ngâm. Các bạn đổ phần nước ngâm trong lọ ra và đun cho keo lại, để hỗn hợp thật nguội. Sau đó, đổ trợ lại lọ kiệu, đậy nắp kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Lưu ý: Nếu các bạn ngâm kiệu với số lượng nhiều tốt nhất nên chia kiệu thành nhiều lọ khác nhau, không nên ngâm trong một lọ quá to. Vì trong quá trình mở nắp lấy kiệu ra sử dụng, việc khuấy kiệu và không khí lọt vào sẽ làm kiệu không bảo quản được lâu. Với cách bảo quản này, món dưa món củ kiệu có thể để dành ăn dần trong vài tháng đến 1 năm.

4. Ăn củ kiệu thế nào là tốt cho sức khỏe?

4.1. Tác dụng của dưa kiệu muối đối với sức khỏe

Kiệu là loại cây thảo, thân hành màu trắng có nhiều vảy mỏng, theo Đông y củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm, vào 3 kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng lý khí, chống tức ngực, thông khí dương, tán uất kết, kiện vị, tiêu thực. Chủ trị tức ngực, khó chịu ở vùng dạ dày, nôn mửa, kiết lỵ, ung nhọt, lở loét,…

Kiệu muối là một trong những loại dưa lên men ăn thường ngày của các nước phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. Những món ngâm ngon từ kiệu đều có thể góp phần giúp cơ thể phòng chữa nhiều bệnh, nhất là những người dân ở vùng núi, rét mướt, ẩm thấp, gió mưa.

4.2. Cần lưu ý những gì để ăn dưa món củ kiệu an toàn tại nhà?

Mặc dù kiệu rất tốt cho sức khỏe chúng ta, nhưng bạn không nên ăn quá nhiều kiệu và nên lưu ý những điều sau đây:

Đối với những trường hợp hay bị nóng trong người thì không nên ăn quá nhiều củ kiệu. Bởi vì, điều này có thể gây hư tổn khí huyết và nóng gan.

Những trường hợp bị viêm loét dạ dày hoặc mắc các chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa khi mang thai thì không nên thử món dưa hành (hoặc các loại dưa muối khác). Bản chất của dưa hành, củ kiệu chứa chất chua khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn, làm bệnh tiến triển nặng hơn.

Dưa kiệu là một món ăn giải ngán ngày Tết “tuyệt đỉnh” ăn kèm các món chính như bánh chưng, bánh tét, bánh tráng cuốn,…Củ kiệu nếu biết ăn đúng cách còn vô cùng có lợi cho sức khỏe. Nhìn hình ảnh từng mâm kiệu được phơi dưới nắng vàng như báo hiệu một mùa xuân nữa sắp về. Món kiệu muối nguyên liệu tuy đơn giản nhưng cách làm lại đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ của người nội trợ. Nếu gia đình chị em nào thích ăn các loại dưa món ngày Tết, thì cách muối củ kiệu nước mắm cũng sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời đấy!

Nguyễn Ngân tổng hợp