Cách Làm Dưa Món Củ Kiệu Miền Trung / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles-hanoi.edu.vn

Mẹo Làm Dưa Món Củ Kiệu

Ngày tết đến, trên kệ bếp mỗi nhà không thể thiếu những hũ dưa món củ kiệu đế ăn kèm với bánh chưng, bánh tét… SSM chia sẻ một vài mẹo nhỏ để làm món ăn ngon.

Để làm được món kiệu ngon và giòn:

Mua kiệu về cắt rễ lá cho sạch, rồi ngâm vào nước phèn chua 1 đêm, xả lại nước lạnh, phơi kiệu hơi héo mặt. Xếp kiệu vào keo thủy tinh, nấu nước giấm đường đổ đầy vào keo để độ 5 ngày là dùng được.

Quan trọng nhất là phải lựa được củ kiệu ngon. Loại kiệu Huế, làm lâu nhưng lại giòn và ngon hơn kiệu trâu. Kiệu Huế có phần thân kiệu nở, thắt eo rõ rệt và đuôi kiệu mảnh. Kiệu trâu có thân hình dài dần, đuôi kiệu to không có nút thắt eo như kiệu Huế.

Khi cắt chân kiệu, tuyệt đối không để phạm vào thịt kiệu vì như thế kiệu sẽ bị hư úng.

Phải lèn củ kiệu vào trong hũ cho thật chặt bằng nan tre và chỉ nên xếp kiệu khoảng 4/5 hũ để khi chế nước giấm đường vào thì có thể ngập mặt củ kiệu.

Nước giấm đường để ngâm củ kiệu thì chúng ta nên chọn loại giấm có màu trắng và từ gốc trái cây như nho, chuối, thơm… vì sẽ làm củ kiệu có màu trắng đục và vị chua dịu chứ không gắt như khi ngâm với giấm chế biến công nghiệp.

Làm dưa món:

Phơi dưa món thì trải đều các thứ ra mâm nhôm, không để chồng lên nhau. Chỉ phơi 1 nắng, nếu không khô thì sấy cho vừa khô chứ không được phơi 2 nắng.

Khi nấu nước mắm đường thì để lửa nhỏ, và hớt bọt kỹ, như vậy thì nước mắm đường mới trong, cho màu đẹp.

Khi sắp dưa món vào hũ thì không sắp quá đầy và cũng lèn chặt bằng nan tre để nước mắm đường có thể ngập và thấm đều vào dưa.

Nếu ăn liền trong tuần thì cho khóm (thơm) vào giúp giảm bớt độ mặn. Hoặc khi nấu nước mắm cho thêm khoảng 4 muỗng súp nước lạnh vào.

Nguyễn Diễm My @ 05:36 06/02/2010 Số lượt xem: 742

Công Tội… Dưa Món, Củ Kiệu

Dưa món, củ kiệu có tội nặng là gây ung thư và cách tốt nhất là “tẩy chay” chúng ra khỏi danh sách thực phẩm Tết. Điều này có nên? Thôi thì hãy đem công và tội để cân, đong, đo, đếm để đi đến kết luận khả thi nhất.

Công của dưa món

Từ những ngày trước Tết, các loại củ kiệu, su hào, cà rốt, su su, củ cải trắng đã được các bà nội trợ khéo tay mua về cắt nhỏ, có người còn cầu kỳ làm hoa, làm thú… sau đó phơi nắng. Khi nguyên liệu đã se mặt, chúng sẽ được rửa sạch, xếp vào lọ nhỏ ngâm nước giấm đường hoặc muối đường tùy khẩu vị từng nhà.

Còn những nhà kinh doanh dưa món Tết sẽ có chung một khẩu vị chua chua, ngọt ngọt để dễ bán. Dưa món, ngâm khoảng 3 – 7 ngày có thể dùng với thức ăn béo ngậy như thịt mỡ, bánh chưng rất … hương vị quê nhà.

Đó là lý do mà những Việt kiều phương xa nhớ Tết không nguôi. Dưa món là sáng kiến tuyệt vời của tổ tiên chúng ta vì vừa giúp phụ nữ được nghỉ ngơi không cần đi chợ những ngày Tết vừa là chất rau có rất nhiều chất xơ tươi sống trợ lực hệ tiêu hóa.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng: chất xơ có khả năng thẩm thấu nước, tăng cường “kích cỡ” chất thải nên chống táo bón hiệu quả (táo bón hiện đã trở thành bệnh thời đại vì công việc căng thẳng, stress). Chất xơ trong dưa món, củ kiệu còn có khả năng chống béo phì nhờ gây cảm giác no nên ăn… ít, cải thiện sự bài tiết cholesterol.

Bên cạnh đó, nhờ tính thấm nước và tăng thể tích nên chất xơ còn có nhiệm vụ làm chậm hấp thu đường vào máu nhờ vậy lượng đường huyết không tăng đột ngột (bữa ăn nhiều rau củ – rất có lợi cho sức khỏe của những người bị bệnh tiểu đường).

“Tội” của dưa món

Trong các bài báo cáo về thực phẩm gây ung thư của các bác sĩ chuyên ngành ung bướu bao giờ cũng có đoạn: các thực phẩm ướp muối, ủ chua, ngâm giấm và hun khói như cá hun khói, dưa góp, thịt xử lý bằng nitrit thuộc loại thực phẩm gây ung thư.

Một món ngon có ý nghĩa quốc hồn quốc túy như thế mà lại gây ung thư thì quả là điều khiến ai cũng ngỡ ngàng nuối tiếc. Khi biết thông tin này ai cũng ở trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”, ăn không nỡ mà không ăn thì không… có Tết!

Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng – Bệnh viện Ung bướu chúng tôi trong buổi nói chuyện mang tựa đề “Ai cũng có thể phòng chống ung thư” tại Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe chúng tôi đã nhấn mạnh đến chất gây ung thư và cách phòng chống. Theo ông, bệnh theo miệng mà vào (bệnh tòng khẩu nhập), các loại thức ăn muối mặn như: dưa chua, cà pháo, mắm tôm, thịt hun khói làm tăng nguy cơ ung thư bao tử do có chất nitrosamin.

Tuy nhiên, theo ông chỉ những người “chung thủy” trong ăn uống, ăn hoài một món thành thói quen mới dễ bị ung thư bao tử mà thôi. Còn món dưa món, củ kiệu chúng ta chỉ dùng khi Xuân về như vậy không có gì đáng ngại.

Và nếu biết cách ăn uống, ăn vừa phải dưa món, củ kiệu và ăn kèm với các thực phẩm chống ung thư như: rau xanh, hoa quả tươi thì không gì đáng sợ.

Luận công – tội của món củ kiệu, dưa món, chúng ta thấy rõ là công nhiều hơn tội, do đó không có lý do gì mà dẹp bỏ đĩa dưa món nhiều màu sắc tươi đẹp với những hình con thú, đóa hoa xinh xắn ra khỏi bàn tiệc ngày Xuân làm mất đi hương vị Tết cổ truyền dân tộc.

Theo Bác sĩ gia đình

Tuyệt Chiêu Làm Dưa Củ Kiệu Hấp Dẫn Đậm Đà Ngày Tết

1. Cách làm dưa củ kiệu ngâm đường

Nguyên liệu muối dưa củ kiệu ngâm đường:

– Kiệu tươi: 1kg

– Giấm ăn: 300ml (nên dùng giấm nuôi thay vì giấm gạo hay giấm công nghiệp)

– Đường: 250-300g

– Phèn chua, muối hột

– Hũ thủy tinh

– Kiệu sau khi mua về cắt bỏ phần lá.

– Ngâm kiệu trong nước muối pha loãng khoảng trong khoảng 12 tiếng (vì thời gian khá dài nên bạn hãy ngâm qua đêm). Sau khi ngâm xong, rửa kiệu qua 2-3 lần nước cho sạch muối.

– Đập nhỏ phèn chua rồi hòa với nước cho tan.

– Đổ kiệu vào nước phèn chua rồi đem ra phơi ngoài nắng. Sau khoảng 2 – 3 tiếng, mang kiệu vào rửa cho sạch phèn chua rồi rải kiệu ra mẹt (có thể thay bằng khay hoặc mâm). Tiếp tục mang kiệu ra phơi nắng cho ráo nước khoảng chừng 3 – 4 tiếng.

– Kiệu sau khi phơi xong thì đem cắt rễ, bóc lớp vỏ bên ngoài và rửa lại 1 lần nữa cho sạch, vớt ra để ráo nước .

Lưu ý: Cách giúp dưa kiệu ngon, bạn không được cắt quá sâu ở phần rễ, điều này sẽ làm củ kiệu nhanh hỏng.

– Đổ kiệu vào một chậm giấm pha loãng, rồi vớt ra để ráo giúp kiệu lên men tốt hơn.

Bước 2: Ngâm kiệu với đường

– Khi kiệu đã khô ráo tất cả thì cho kiệu vào một âu to để tiến hành muối kiệu. Trước hết, bạn cho một lớp đường dưới đáy âu, tiếp đến là 1 lớp kiệu, rồi lại đến 1 lớp đường,… Cứ như vậy cho lên tới khi hết kiệu.

– Đậy kín âu lại, đợi khoảng chừng 2 ngày cho củ kiệu ra nước, tự lên men.

– Sau 2 ngày, đường đã tan, bạn có thể vớt hết kiệu cho vào hũ thủy tinh (hũ thủy tinh trước khi sử dụng cần phải tiệt trùng sạch và lau khô), rồi dùng nan tre gài phía bên trên. Tiếp tục, đổ hết phần nước trong âu vào hũ, đậy kín rồi để ở nơi thoáng mát. Sau khoảng 14 ngày là kiệu đã đủ vị chua, bạn có thể lấy ra để thưởng thức cùng gia đình Với cách làm dưa kiệu đường này, món dưa kiệu có thể để được lâu. Nếu không thích ăn ngọt thì thì chúng ta cũng có thể giảm bớt lượng đường trong quá trình chế biến

Dưa củ kiệu nên ngâm khoảng 14 ngày để tạo độ chua .

2. Cách làm món dưa củ kiệu ngâm mắm

Nguyên liệu cần có để làm dưa kiệu ngâm mắm:

– Đu đủ xanh: ½ quả

– Gia vị: nước mắm, đường trắng, muối

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

– Cà rốt và đu đủ: gọt vỏ. thái thành từng miếng vừa ăn.

– Kiệu sau khi mua về loại bỏ phần lá, rể.

– Cho 1 thìa cafe muối vào trong 1 chậu nước khoảng 2 lít rồi cho kiệu, đu đủ, cà rốt vào ngâm trong 1 đêm (có thể ngâm bằng nước đá cho những nguyên liệu được tươi và giòn hơn).

– Sau khi rau củ đã được ngâm xong thì đổ nguyên liệu ra rổ cho ráo nước.

– Dàn đều rau củ ra mâm và mang phơi nắng trong một ngày để có độ héo. Bạn chỉ nên phơi vừa héo, nếu héo quá sẽ làm kiệu bị dai, mất độ giòn.

Bước 3: Ngâm củ kiệu với mắm

– Hòa tan nước 1 bát con nước mắm và một bát đường. Kế tiếp, đun nước mắm đã pha chế trên bếp với lửa nhỏ, đun khoảng chừng 15 – 20 phút đến khi nhận thấy hỗn hợp sệt lại. Chờ nước mắm nguội thì hớt sạch bọt nước mắm.

– Tráng sạch lọ thủy tinh bằng nước sôi để tiệt trùng rồi lau khô.

– Cho tất cả rau củ đã phơi héo cùng với 4 quả ớt vào lọ thủy tinh, đổ nước mắm từ từ vào lọ cho đến khi ngập hoàn bộ các nguyên liệu .

– Sau đó, dùng thanh tre đè lên trên để tránh cho kiệu bị nổi. Bạn cần phải đậy thật kín để ngăn không cho không khí lọt vào trong lọ.

– Sau 3 ngày, nước trong kiệu sẽ làm loãng nước mắm. Lúc này hãy đổ nước mắm ra và đun cho keo lại. Để thật nguội rồi đổ lại vào lọ kiệu. Với cách làm củ kiệu ngâm mắm này, bạn có thể để được cả một năm trong ngăn mát tủ lạnh. Món kiệu này cũng được rất nhiều người yêu thích và sử dụng làm món ăn cho gia đình mình mỗi ngày.

Dưa củ kiệu ngâm nước mắm đậm đà ròn rụm

3. Cách làm dưa kiệu chua ngọt

Nguyên liệu dưa củ kiệu chua ngọt:

– Củ kiệu tươi: 1kg

– Muối hột: 2 muỗng canh

– một ít tro bếp

– Giấm trắng, phèn chua

– Hũ thủy tinh

Một trong những bí quyết để làm món dưa kiệu chua ngọt ngon, giòn nằm ở khâu sơ chế kiệu. Củ kiệu phải cần ngâm, phơi đúng cách để củ kiệu được giòn và có độ trắng đẹp.

– Cho kiệu vào ngâm qua đêm với nước có hòa tro bếp . Nếu như không có tro thì bạn có thay bằng nước muối pha loãng và tinh giảm thời khắc ngâm để kiệu không biến thành ngấm mặn.

– Vớt hết kiệu ra rồi cắt rễ và phần đầu. Tiếp đến, đem kiệu ngâm nước muối hoặc ngâm vào nước đá để kiệu giòn hơn.

– Rửa lại kiệu vài lần với nước cho sạch muối rồi liên tục đem kiệu ngâm với nước phèn chua đã pha trước đó.

– Chờ khoảng 5 phút rồi vớt kiệu ra, rải kiệu trên khay (hoặc mâm) rồi đem ra phơi nắng 1 ngày cho kiệu héo bớt.

– Khi kiệu đã được phơi khô, loại bỏ lớp vỏ bên ngoài và cắt phần rễ còn sót lại, rửa lại 1 lần nữa với nước cho sạch, vớt ra, để thật ráo.

Bước 2: Ngâm kiệu chua ngọt

– Hòa tan 2 muỗng canh đường cùng với 400ml giấm, 1/2 muỗng cà phê muối với nước (có thể nêm nếm tùy theo khẩu vị).

– Sau đó, đun nóng hỗn hợp nước giấm đường rồi để nguội.

– Tiệt trùng hũ thủy tinh bằng nước sôi và để khô ráo.

– Cho kiệu vào hũ, dùng nan tre gài lên trên. Kế tiếp, đổ hỗn hợp nước giấm đường vào ngập kiệu cỡ 3cm rồi đậy kín hũ, đặt ở nơi thoáng mát. – Sau từ khoảng tầm 7 – 10 ngày (phụ thuộc vào độ chua của nước giấm đường) là dưa kiệu đã có vị chua chua, giòn giòn, bạn có thể lấy ra ăn kèm với cơm, bánh chưng,….

Củ kiệu chua ngọt rất thích hợp với cơm và bánh chưng

4. Biến tấu với món tôm khô trộn củ kiệu

Nguyên liệu cần có:

– Trứng bắc thảo (nếu có)

– Đường cát (tùy theo sở thích)

Cách làm củ kiệu trộn tôm khô ngon

– Rửa tôm khô qua nước cho sạch rồi bỏ tôm vào nước ấm, ngâm 15 phút cho tôm mềm ra. Sau đó, vớt ra để ráo.

– Vớt củ kiệu ra rồi bổ đôi. Phần nước giấm ngâm kiệu, bạn có thể tận dụng để làm gia vị trộn tôm.

– Trứng bắc thảo rửa sạch, luộc 15 phút rồi bóc vỏ. Lấy dao chẻ thành những múi cau bé .

– Để món ăn thêm đậm đà, chúng ta cũng có thể trộn tôm khô, củ kiệu với nước ngâm kiệu trước cho thấm rồi trang bị trứng bắc thảo xung quanh. Nếu muốn món ăn thêm chua, hãy rưới chút nước giấm lên trên (có thể cho thêm đường tùy thuộc vào khẩu vị).

Biến tấu củ kiệu với tôm khô tăng sự hấp dẫn

Hotline: 0974 32 91 91 – 0932 35 65 75

Email: hotro@bephoangcuong.vn

Website: https://bephoangcuong.com/

Youtube: Clip Bếp Hoàng Cương Facebook: Facebook Fanpage Bếp Hoàng Cương

SHOWROOM TPHCM

Siêu Thị Bếp Hoàng Cương Bình Thạnh (Trụ sở chính)

Siêu Thị Bếp Hoàng Cương 177 Nguyễn Thị Thập, Q7

SHOWROOM HÀ NỘI

Siêu Thị Bếp Hoàng Cương 268 Tây Sơn (Trụ sở chính)

Siêu Thị Bếp Hoàng Cương 398B Khâm Thiên

Siêu thị Bếp Hoàng Cương 459 Hoàng Quốc Việt

SHOWROOM ĐÀ NẴNG

652 Nguyễn Hữu Thọ – quận Cẩm Lệ – TP Đà Nẵng

475 Điện Biên Phủ – Tp.Đà Nẵng

Cách Làm Dưa Món Miền Trung Chua Giòn Cho Ngày Tết

Nguyên liệu

Nếu như miền Bắc, miền Nam làm dưa món bằng những nguyên liệu còn tươi thì cách làm dưa món miền Trung này bạn phải sấy qua các nguyên liệu chính như cà rốt, củ cải…Tuy nhiên, khi ăn chắc chắn bạn sẽ hài lòng đấy.

Cùng xem, với cách làm dưa món miền Trung này, bạn cần những gì nha:

– 300 gram cà rốt

– 300 gram củ cải

– 200 gram đường

– 50ml nước lọc

– ½ (một phần hai) thìa càfe mì chính

– Nước mắm (liều lượng tùy độ mặn)

1

Bước đầu tiên của cách làm dưa món miền Trung là bạn thái hoa cà rốt, củ cải rồi ngâm với nước.

2

Đổ cà rốt, củ cải ra rổ, dùng khăn vắt kiệt nước muối, rửa lại bằng nước lạnh rồi lại vắt khô, rửa và vắt 3 lần như thế để rau củ không bị mặn. Nếu nhà bạn có lò nướng hay máy sấy, bạn có thể xếp rau củ lên vỉ nướng, chỉnh lò 100 độ C chế độ có quạt gió, cho vỉ rau củ vào tầng thứ 2 của lò (từ dưới đếm lên) sấy 1 tiếng.

Cho củ cải và cà rốt vào máy sấy khô. Hoặc mang ra phơi nắng.

3

Bạn vào nồi 200 gram đường, 50ml nước lọc, đun sôi cho đường tan rồi thêm nước mắm từ từ đến khi đạt độ mặn vừa phải (vì các loại nước mắm trên thị trường có độ mặn khác nhau nên không thể cho liều lượng cụ thể). Đun sôi hỗn hợp rồi tắt lửa, vớt bọt. Khi đường hết sôi thì cho ½ (một phần hai) thìa cafe mì chính vào khuấy tan. Bóc vỏ tỏi và xắt lát mỏng.

Làm hỗn hợp ngâm dưa món.

4

Cach lam dua mon ngon vừa giản đơn lại nhanh được ăn.

Thành phẩm

Cách làm dưa món miền Trung vừa giản đơn lại dễ làm giống như tính cách chân chất của người miền Trung vậy. Dưa món giòn ngon, chua chua, ngọt ngọt, mằn mặn kết hợp hài hòa, đem lại cho gia đình bạn cảm giác ngon miệng cho mâm cỗ Tết vốn nhiều thịt cá. Ăn kèm với bánh chưng, bánh tét thì ngon tuyệt nha!

Dưa món ngon, chua ngọt, mằn mặn rất hấp dẫn. Đây sẽ là món ăn tuyệt vời cho những bữa ăn nhiều thịt cá ngày Tết đấy.

Ngoài dưa món miền Trung, bạn đừng bỏ qua một vài món dưa khác cho ngày Tết nha:

* Cách muối dưa bắp cải ngon mà nhanh cho ngày Tết

* Cách muối dưa cải ngon như người Hoa ăn dần ngày Tết

* Cách muối dưa hành tím ngon nhất nhanh nhất ngày Tết

Tổng hợp & BT: Lan Chi (NauNgon.com)