Cách Làm Món Bò Nhúng Mồng Tơi / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Raffles-hanoi.edu.vn

Cách Làm Lẩu Rắn Ráo Mồng Tơi Thanh Nhiệt Cơ Thể

Với những kinh nghiệm dân gian cùng những nghiên cứu khoa học người ta đã thấy được những giá trị dinh dưỡng của mồng tơi vô cùng có lợi cho sức khỏe. Mồng tơi giúp nhuận trường, có ích cho người thiếu máu, béo phì,… Rắn từ lâu trong dân gian đã là một biểu tượng văn hóa của các nước phương Đông, và rắn cùng với sự phát tích của lịch sử cũng đã trở thành biểu tượng của một làng ẩm thực truyền thống – làng rắn Lệ Mật. Món lẩu rắn cũng là một đặc sản của miền Tây . Việc kết hợp hai nguyên liệu này với nhau tạo thành món lẩu rắn không những tạo vị ngon đặc trưng mà còn giúp thanh nhiệt cơ thể. Rau mồng tơi rất tốt cho sức khỏe, là nguyên liệu quen thuộc của mỗi gia đình. (Nguồn hình: Internet)

Món lẩu rắn ráo được chế biến khá đơn giản vì bản thân thịt rắn đã có vị ngọt đậm đà nên gần như cần rất ít gia vị tẩm ướp. Nồi nước dùng của lẩu rắn ráo nghe rất “chay tịnh” khi nguyên liệu chủ yếu là các loại rau củ quả và một số vị thuốc bắc. Lẩu rắn ráo chỉ hợp duy nhất với rau mồng tơi, nếu thực khách có thèm thêm các món rau khác cũng đành chịu vì nếu cho vào thì nồi lẩu coi như bỏ vì rắn sẽ bị tanh, ăn các loại rau cũng không ngon. Không những thế, rau mồng tơi lại có vị giòn, dai, ngọt tự nhiên, đem tới cho người ăn những cảm nhận mới lạ và độc đáo.

Mồng tơi tính nhớt song điều thú vị là khi nhúng qua nồi nước lẩu rắn đặc tính này lại biến mất thay vào đó rau giòn, dai, có vị ngọt tự nhiên đem đến cho người thưởng thức những cảm nhận mới lạ.

Nguyên liệu cần có:

– Rắn: 1kg

– Củ cải trắng: 1kg

– Rau mồng tơi, lá lốt, mướp ngọt

– Sả

– Gia vị: Muối

Cách chế biến như sau:

– Bước 1: Rắn lựa mua những con rắn to, trọng lượng mỗi con tầm 1 kg, như vậy thịt rắn mới chắc và dai. Cắt tiết rắn, lấy mật pha rượu uống , nhúng nước sôi, lột da, nếu thích ăn giòn giòn thì đánh vẩy, chặt khúc không cần tẩm ướt cho thẳng vào nồi cùng sả đập dập, sau đó đổ nước vừa ăn (3 – 4 lít nước).

Lẩu rắn nóng hổi hấp dẫn. (Nguồn hình: Internet)

– Bước 2: Nấu thịt rắn tầm 20 phút rồi cho củ cải đã cắt khúc vào nấu tiếp thêm 10 phút, nêm nếm một chút muối. Nước lẩu trong, hơi xanh, cái ngọt của thịt, xương rắn cộng với ngọt củ cải, chút váng của mỡ rắn nhìn rất tinh khiết.

– Bước 3: Vớt bớt xả, sau đó nhúng rau mồng tơi, lá lốt cắt sợi, mướp ngọt cắt khúc vào và thưởng thức. Thịt rắn chấm với muối ớt khi ăn sẽ có vị như thịt gà, ta sẽ cảm nhận được vị sần sật của da, vị ngọt tự nhiên trên từng thớ thít. Món này ăn kèm với bún tươi.

Những Món Hấp Dẫn, Bổ Dưỡng Từ Mồng Tơi

Mồng tơi có tên khoa học là Basella alba L, đây là một loại cây dây leo phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Do có đặc tính phân bố sinh thái ở các vùng nhiệt đới nóng ẩm nên ta có thể bắt gặp nó ở một số nơi như: Ấn Độ, châu Phi, Philippines và các nước Đông Nam Á khác. Bộ phận lá và đọt thân còn non của cây mồng tơi thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày hoặc được dùng để làm thực phẩm bổ dưỡng nhằm hỗ trợ và điều trị một số bệnh thông thường.

Cây rau mồng tơi Những công dụng

Rau mồng tơi khá dồi dào vitamin và khoáng chất. Nổi bật nhất là hàm lượng sắt, canxi, vitamin A, C và các vitamin nhóm B. Đây đều là những yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng cũng như có giá trị trong một số vấn đề về sức khỏe.

Cụ thể, nó là thực phẩm có lợi cho những người thiếu máu như: người cao tuổi, suy nhược. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai thì nó vô cùng hữu ích, vì để hình thành một cơ thể sống hoàn thiện đòi hỏi người mẹ phải cung cấp các vi chất cần thiết để hạn chế những khuyết tật cho bé trong quá trình thai sản. Do đó, việc sử dụng những thực phẩm giàu vi lượng là việc làm vô cùng ý nghĩa đối với các bà mẹ. Không những vậy, rau mồng tơi còn giúp cho quá trình sinh đẻ được diễn ra thuận lợi hơn, sản phụ sẽ đỡ đau hơn trong quá trình co bóp tử cung, giúp hạn chế được những can thiệp ngoại khoa không mong muốn. Đồng thời, việc dùng cho phụ nữ sau khi sinh cũng rất tốt vì nó cũng có tác dụng giúp cho người mẹ vừa lợi sữa vừa bổ máu.

Các nhà dinh dưỡng học cũng thấy rằng, việc sử dụng rau mồng tơi vào cơ thể sinh ra rất ít năng lượng và chất béo, nhưng ngược lại trong nó có chứa rất nhiều những yếu tố dinh dưỡng khác. Do đó, đây là một trong những món ăn được khuyến nghị dành cho người béo phì, cũng như những bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc những người bị rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.

Hến nầu mồng tơi

Ta cũng nên biết rằng, ở những đối tượng kể trên đều cần có những chế độ ăn uống phù hợp, nếu biết tiết chế và ăn uống hợp lý thì thực phẩm sẽ vừa là một món ăn ngon đồng thời cũng vừa là một bài thuốc hữu hiệu, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh cũng như chặn đứng quá trình diễn tiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Khi sử dụng rau mồng tơi ta dễ dàng nhận thấy một đặc điểm nổi bật là nó chứa rất nhiều chất nhầy. Đây là một tính chất đặc biệt khiến cho loại rau này có ý nghĩa đối với một căn bệnh mà ta thường gặp trong đời sống hiện đại ngày nay. Đó là chứng táo bón. Đối với những người có biểu hiện đã nhiều ngày không đi ngoài hoặc mỗi lần đi đều cảm giác khó khăn, hoặc phân ra được nhưng khô cứng và ít, cảm giác của người mắc phải các triệu chứng này khi đó rất khó chịu, thường xuyên có biểu hiện nặng bụng hoặc sôi bụng, có khi là đau quặn bụng vùng dưới hoặc quanh rốn.

Việc sử dụng rau mồng tơi trong vài ngày cũng cho người bệnh những hiệu quả khá tích cực vì chất nhầy có trong rau giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, nó kích thích các nhu động ruột và có tác dụng nhuận trường tốt. Nhưng nếu đối tượng là những người đang bị các bệnh về đại tràng cấp hoặc mạn tính thì việc sử dụng thuốc và điều trị chuyên khoa là điều mà người bệnh không thể bỏ qua.

Một giá trị có lợi khác của chất nhầy có trong mồng tơi là nó làm ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo trong đường tiêu hóa, điều này có ý nghĩa đối với những đối tượng mong muốn giảm cân hoặc những bệnh nhân có rối loạn mỡ máu.

Cua nấu mồng tơi

Tác dụng nhuận trường nói trên không những được các nhà y học hiện đại nhắc đến và nghiên cứu, mà kể cả những người làm y học cổ truyền xưa và nay cũng đều đề cập đến công dụng này và ứng dụng nó một cách hiệu quả trong đời sống hàng ngày.

Theo Đông y, mồng tơi có tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt trung, tán nhiệt, lợi đại tiện. Khi dùng lá tươi nấu canh dùng trong bữa ăn có thể giúp thanh nhiệt, nhuận trường. Ngoài ra, nếu lấy lá tươi giã nát đắp ngoài da ở một số nơi sưng viêm cũng có hiệu quả, ví dụ như sưng vú, nứt vú. Hoặc khi bị bỏng nhẹ ngoài da, phần nước sau khi giã lá mồng tơi cũng có tác dụng làm mát da, giải độc, giúp mau lành vết bỏng. Đồng thời việc dùng rau mồng tơi làm thực phẩm hàng ngày cũng giúp dưỡng da, trị rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả, giải nhiệt trong mùa nóng. Mồng tơi có tác dụng tăng cường và lưu thông tân dịch trong cơ thể, cho nên ở những đối tượng hay bị khô nóng trong người, tiểu gắt, phân khô cứng khi sử dụng cũng mang lại hiệu quả tốt.

Một số cách chế biến món ăn ngon với rau mồng tơi

Tuy nhiên, vì đặc tính gây hàn của mồng tơi mà ở một số đối tượng không nên sử dụng hoặc cẩn thận khi dùng như người đang bị đau bụng do lạnh, ăn uống kém tiêu, đi cầu phân lỏng hay tiêu chảy và kể cả những người đang bị cảm lạnh cũng nên hạn chế sử dụng.

Canh rau mồng tơi nấu với tôm: chỉ dùng phần lá và đọt thân còn non của cây, sau đó rửa sạch dưới vòi nước. Dùng tôm đã lột vỏ, giã nát rồi ướp với gia vị, sau đó cho vào với dầu ăn xào xơ rồi đổ nước vào đun sôi. Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn với khẩu vị rồi cho rau mồng tơi vào đun sôi trong thời gian ngắn rồi tắt bếp, tránh trường hợp để lửa quá lâu dẫn đến rau quá chín sẽ mất ngon. Như vậy, bạn và gia đình đã có một món canh ngon lại bổ dưỡng nhưng vô cùng đơn giản.

Mồng tơi xào tỏi: chọn những cây mồng tơi có nhiều ngọn, ít lá, lá càng nhỏ thì càng ngon. Nhặt sạch rau, rửa dưới vòi nước và để cho rau ráo nước. Dùng tỏi củ bóc vỏ, đập dập. Làm nóng chảo trên bếp cùng với dầu ăn, rồi cho tỏi vào phi thơm, sau đó cho rau mồng tơi đã chuẩn bị vào, nêm nếm gia vị cho phù hợp rồi xào rau tới chín mềm thì tắt bếp. Vậy là bạn đã có thêm một món ăn ngon nữa.

BS. NGUYỄN KỲ XUÂN NHỊ

Ngoài ra, còn có một số cách chế biến món ăn khác với mồng tơi có phần kỳ công hơn như: canh rau đay mồng tơi nấu với cá rô đồng hay cháo ếch rau mồng tơi cũng khá ngon và nhiều dinh dưỡng không kém.

Rau Mồng Tơi Nấu Món Gì Ngon Vừa Lợi Sữa Vừa Bổ Máu?

Mồng tơi có tên khoa học là Basella alba L, đây là một loại cây dây leo phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Do có đặc tính phân bố sinh thái ở các vùng nhiệt đới nóng ẩm nên ta có thể bắt gặp nó ở một số nơi như: Ấn Độ, châu Phi, Philippines và các nước Đông Nam Á khác. Bộ phận lá và đọt thân còn non của cây mồng tơi thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày hoặc được dùng để làm thực phẩm bổ dưỡng nhằm hỗ trợ và điều trị một số bệnh thông thường.

Rau mồng tơi khá dồi dào vitamin và khoáng chất: Nổi bật nhất là hàm lượng sắt, canxi, vitamin A, C và các vitamin nhóm B. Đây đều là những yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng cũng như có giá trị trong một số vấn đề về sức khỏe.

Rau mồng tơi là thực phẩm có lợi cho những người thiếu máu như

Người cao tuổi, suy nhược. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai thì nó vô cùng hữu ích, vì để hình thành một cơ thể sống hoàn thiện đòi hỏi người mẹ phải cung cấp các vi chất cần thiết để hạn chế những khuyết tật cho bé trong quá trình thai sản. Do đó, việc sử dụng những thực phẩm giàu vi lượng là việc làm vô cùng ý nghĩa đối với các bà mẹ. Không những vậy, rau mồng tơi còn giúp cho quá trình sinh đẻ được diễn ra thuận lợi hơn, sản phụ sẽ đỡ đau hơn trong quá trình co bóp tử cung, giúp hạn chế được những can thiệp ngoại khoa không mong muốn. Đồng thời, việc dùng cho phụ nữ sau khi sinh cũng rất tốt vì nó cũng có tác dụng giúp cho người mẹ vừa lợi sữa vừa bổ máu.

Các nhà dinh dưỡng học cũng thấy rằng, việc sử dụng rau mồng tơi vào cơ thể sinh ra rất ít năng lượng và chất béo, nhưng ngược lại trong nó có chứa rất nhiều những yếu tố dinh dưỡng khác. Do đó, đây là một trong những món ăn được khuyến nghị dành cho người béo phì, cũng như những bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc những người bị rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Ta cũng nên biết rằng, ở những đối tượng kể trên đều cần có những chế độ ăn uống phù hợp, nếu biết tiết chế và ăn uống hợp lý thì thực phẩm sẽ vừa là một món ăn ngon đồng thời cũng vừa là một bài thuốc hữu hiệu, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh cũng như chặn đứng quá trình diễn tiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Khi sử dụng rau mồng tơi ta dễ dàng nhận thấy một đặc điểm nổi bật là nó chứa rất nhiều chất nhầy. Đây là một tính chất đặc biệt khiến cho loại rau này có ý nghĩa đối với một căn bệnh mà ta thường gặp trong đời sống hiện đại ngày nay. Đó là chứng táo bón. Đối với những người có biểu hiện đã nhiều ngày không đi ngoài hoặc mỗi lần đi đều cảm giác khó khăn, hoặc phân ra được nhưng khô cứng và ít, cảm giác của người mắc phải các triệu chứng này khi đó rất khó chịu, thường xuyên có biểu hiện nặng bụng hoặc sôi bụng, có khi là đau quặn bụng vùng dưới hoặc quanh rốn.

Việc sử dụng rau mồng tơi trong vài ngày cũng cho người bệnh những hiệu quả khá tích cực vì chất nhầy có trong rau giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, nó kích thích các nhu động ruột và có tác dụng nhuận trường tốt. Nhưng nếu đối tượng là những người đang bị các bệnh về đại tràng cấp hoặc mạn tính thì việc sử dụng thuốc và điều trị chuyên khoa là điều mà người bệnh không thể bỏ qua.Một giá trị có lợi khác của chất nhầy có trong mồng tơi là nó làm ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo trong đường tiêu hóa, điều này có ý nghĩa đối với những đối tượng mong muốn giảm cân hoặc những bệnh nhân có rối loạn mỡ máu.

Tác dụng nhuận trường nói trên không những được các nhà y học hiện đại nhắc đến và nghiên cứu, mà kể cả những người làm y học cổ truyền xưa và nay cũng đều đề cập đến công dụng này và ứng dụng nó một cách hiệu quả trong đời sống hàng ngày.

Theo Đông y, mồng tơi có tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt trung, tán nhiệt, lợi đại tiện. Khi dùng lá tươi nấu canh dùng trong bữa ăn có thể giúp thanh nhiệt, nhuận trường. Ngoài ra, nếu lấy lá tươi giã nát đắp ngoài da ở một số nơi sưng viêm cũng có hiệu quả, ví dụ như sưng vú, nứt vú. Hoặc khi bị bỏng nhẹ ngoài da, phần nước sau khi giã lá mồng tơi cũng có tác dụng làm mát da, giải độc, giúp mau lành vết bỏng.

Đồng thời việc dùng rau mồng tơi làm thực phẩm hàng ngày cũng giúp dưỡng da, trị rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả, giải nhiệt trong mùa nóng. Mồng tơi có tác dụng tăng cường và lưu thông tân dịch trong cơ thể, cho nên ở những đối tượng hay bị khô nóng trong người, tiểu gắt, phân khô cứng khi sử dụng cũng mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, vì đặc tính gây hàn của mồng tơi mà ở một số đối tượng không nên sử dụng hoặc cẩn thận khi dùng như người đang bị đau bụng do lạnh, ăn uống kém tiêu, đi cầu phân lỏng hay tiêu chảy và kể cả những người đang bị cảm lạnh cũng nên hạn chế sử dụng.

Một số cách chế biến món ăn ngon với rau mồng tơi Canh rau mồng tơi nấu với tôm

Chỉ dùng phần lá và đọt thân còn non của cây, sau đó rửa sạch dưới vòi nước. Dùng tôm đã lột vỏ, giã nát rồi ướp với gia vị, sau đó cho vào với dầu ăn xào xơ rồi đổ nước vào đun sôi. Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn với khẩu vị rồi cho rau mồng tơi vào đun sôi trong thời gian ngắn rồi tắt bếp, tránh trường hợp để lửa quá lâu dẫn đến rau quá chín sẽ mất ngon. Như vậy, bạn và gia đình đã có một món canh ngon lại bổ dưỡng nhưng vô cùng đơn giản.

Mồng tơi xào tỏi

chọn những cây mồng tơi có nhiều ngọn, ít lá, lá càng nhỏ thì càng ngon. Nhặt sạch rau, rửa dưới vòi nước và để cho rau ráo nước. Dùng tỏi củ bóc vỏ, đập dập. Làm nóng chảo trên bếp cùng với dầu ăn, rồi cho tỏi vào phi thơm, sau đó cho rau mồng tơi đã chuẩn bị vào, nêm nếm gia vị cho phù hợp rồi xào rau tới chín mềm thì tắt bếp. Vậy là bạn đã có thêm một món ăn ngon nữa. Ngoài ra, còn có một số cách chế biến món ăn khác với mồng tơi có phần kỳ công hơn như: canh rau đay mồng tơi nấu với cá rô đồng hay cháo ếch rau mồng tơi cũng khá ngon và nhiều dinh dưỡng không kém.

Mách Nhỏ Cách Nấu Cháo Ếch Với Rau Mồng Tơi Cho Bé Ăn Dặm Ngon Nhất

+ Cách nấu cháo ếch với rau mồng tơi cho bé ăn dặm ngon nhất Chuẩn bị nguyên liệu cho món cháo ếch cho bé với rau mồng tơi: + Gạo 30g (3 muỗng canh đầy) + Thịt ếch 30g (2 muỗng canh) + Rau mồng tơi 30g (3 muỗng canh) + Dầu 10g (2 muỗng cà phê) + Nước mắm, hành… + Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò) Các bước chế biến cháo ếch với rau mồng tơi cho bé ăn dặm: + Bước 1: Gạo…

+ Cách nấu cháo ếch với rau mồng tơi cho bé ăn dặm ngon nhất

+ Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)

+ Thịt ếch 30g (2 muỗng canh)

+ Rau mồng tơi 30g (3 muỗng canh)

+ Dầu 10g (2 muỗng cà phê)

+ Nước mắm, hành…

+ Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)

Các bước chế biến cháo ếch với rau mồng tơi cho bé ăn dặm:

+ Bước 1: Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.

+ Bước 2: Bằm nhỏ thịt ếch.

+ Bước 3: Rau mồng tơi rửa sạch cắt nhỏ.

+ Bước 4: Thịt ếch xào với 1 muỗng cà phê dầu, hành.

+ Bước 5: Cháo chín nhừ cho rau vào, để sôi lại cho chín rau.

+ Bước 6: Cho thịt ếch vào cháo, nêm lại cho vừa ăn, múc ra chén thêm một muỗng cà phê dầu ăn.

1. Cà rốt nghiền cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm (thời gian thực hiện: 2 phút)

+ Nguyên liệu: Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê; cháo trắng: 2 thìa cà phê

+ Cách làm: Nghiền cháo, đổ vào bát. Xong nghiền cà rốt, cho lên trên. Khi ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc trộn chung 2 thứ và cho ăn cùng lúc. Chú ý: Luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin tốt nhất.

2. Cháo bắp / Cháo ngô ngọt (5 phút)

+ Nguyên liệu:Cháo trắng: 2 thìa cà phê, ngô/bắp nghiền: 2 thìa cà phê

+ Cách làm: Nấu cháo cùng với hạt ngô cho tới khi mềm, sau đó nghiền nhuyễn, bỏ bã. Chú ý: Có thể nấu hạt ngô riêng, sau đó dùng máy xay cho nhanh. Nhớ lọc hết bã ngô.

3. Súp bánh mỳ sữa (5 phút)

+ Nguyên liệu: Sữa: 1/2 cup (60ml); bánh mỳ gối: 1/4 lát

+ Cách làm: Nếu là sữa bột thì cần pha theo đúng tỷ lệ để có được lượng trên. Bánh mỳ bỏ phần riềm cứng, xé nhỏ và cho vào sữa. Đun ở lửa nhỏ cho tới khi thấy súp sôi thì tắt bếp. Chú ý: Chỉ đun cho tới khi hỗn hợp sôi, sau đó đậy vung kín để bánh mỳ mềm bằng hơi là được.

4. Cháo đậu cô ve (10 phút)

+ Nguyên liệu: Cháo trắng: 2 thìa cà phê, đậu cô ve nghiền: 2 thìa cà phê

+ Cách làm: Đậu rửa sạch, trần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm, nghiền nhỏ. Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng.

5. Cháo rau chân vịt (2 phút)

+ Nguyên liệu: Cháo trắng: 2 thìa cà phê; rau chân vịt nghiền: 2 thìa cà phê

+ Cách làm: Rau chân vịt rửa sạch, chỉ lấy phần lá. Luộc cho tới khi chín mềm rồi nghiền nhỏ. Sau đó trộn với cháo trắng. Chú ý: Các loại rau có lá rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

6. Súp khoai tây sữa cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm (10 phút)

+ Nguyên liệu: 1/8 củ khoai tây, 1/2 cup sữa (60ml)

+ Cách làm: Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ rồi luộc chín. Sau đó cho tiếp khoai tây vào sữa đã pha thành dạng lỏng, đun ở lửa nhỏ cho tới khi mềm nhừ. Cuối cùng là nghiền thành súp. Chú ý: Đây là món ăn dễ tiêu và thơm ngon cho tất cả các thành viên trong gia đình.

5 Món Ngon Từ Rau Mồng Tơi Trị Yếu Sinh Lý

Những món ngon dễ làm từ rau mồng tơi này vừa tốt cho sức khỏe, vừa giúp quý ông trị chứng yếu sinh lý.

Những món ngon dễ làm từ rau mồng tơi này vừa tốt cho sức khỏe, vừa giúp quý ông trị chứng yếu sinh lý.

Rau mồng tơi xào tỏi Nguyên liệu:

– Rau mồng tơi

– Tỏi

– Mỡ nước hoặc dầu ăn.

– Rau mồng tơi chọn loại nhiều ngọn, ít lá, lá càng nhỏ càng ngon. Nhặt sạch rau mồng tơi, rửa dưới vòi nước, để ráo nước.

– Tỏi bóc vỏ, đập dập

– Cho chảo lên bếp, để lửa thật to, đổ dầu vào chảo đun nóng già. Cho tỏi vào phi thơm, bỏ rau mùng tơi vào, nêm gia vị vừa miệng. Rau xào chín tới thì tắt bếp, đổ ra đĩa, ăn nóng sẽ ngon hơn.

Bò xay xào rau mồng tơi

Nguyên liệu:

– Bò xay xốt cà: 1 lon 180g.

– Rau mồng tơi sạch: 1 mớ

Tỏi: 1 củ

Hành khô: 1 củ

– Tỏi, hành khô bóc vỏ, đập dập.

– Cho chút dầu ăn của bé vào chảo, phi thơm hành và tỏi.

– Sau đó cho lon bò xay xốt cà vào đảo cho săn lại một chút.

– Cho tiếp rau mồng tơi vào xào tới chín.

– Không cần nêm thêm gia vị vì bò xay đã khá đậm rồi.

Canh mồng tơi nấu tôm Nguyên liệu:

– 1 bó mồng tơi, lặt riêng lá và ngọn non

– 300 g tôm tươi

– 1 nhánh hành lá

– Dầu ăn

– Muối

– Bóc vỏ tôm, giã dập.

– Cắt nhỏ hành và rửa sạch rau.

– Phi hành, xào tôm cho thơm.

– Đổ nước vào nồi đun sôi trên lửa lớn, vớt váng bọt.

– Nêm mắm muối vừa ăn.

– Cho rau vào nồi, đảo nhẹ và bắc xuống ngay.

Canh mồng tơi nấu ngao Nguyên liệu:

– 700g ngao

– 1 bó rau mồng tơi

– Gừng, muối.

– Ngao rửa qua nhiều lần nước cho sạch, ngâm ngao vào âu nước, thỉnh thoảng xả lại nhiều lần nước để ngao ra hết cát.

– Rau mồng tơi rửa sạch, để ráo, nếu lá mồng tơi to thì bạn cắt làm đôi.

– Cho ngao đã làm sạch vào nồi, thêm gừng thái nhỏ, đặt nồi lên bếp đun sôi đến khi ngao há miệng thì tắt bếp.

– Để nguội ngao, dùng tay sạch tách bỏ thịt ngao ra bát riêng, phần nước lọc lại cho sạch cát rồi đổ phần nước ngao lại vào nồi.

– Đặt nồi nước lên bếp, đun sôi thì cho rau mồng tơi vào, nêm muối cho vừa ăn, vì phần nước ngao rất ngọt nên bạn không cần nêm nhiều gia vị.

– Cho phần thịt ngao vào nồi canh, để sôi lại thì bạn tắt bếp, múc canh ra bát lớn dùng làm món canh ăn với cơm.

Canh rau mồng tơi nấu bầu dục lợn

Món ăn này chữa hoạt tinh, tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp luôn luôn bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao.

Rau mồng tơi 1 nắm, rau dền tía 1 nắm nấu với một đôi bầu dục để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc (không bóc vỏ) cho gia vị. Ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng sẽ tăng hữu hiệu. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen (đã rang thơm) nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt. Xong uống 1 chén nước cơm rượu, càng có có kết quả tốt cao hơn.

Công dụng: chữa hoạt tinh, tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp luôn luôn bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao.

Theo Khỏe đẹp

Gửi bài viết