Cách Làm Thịt Mèo Ngon Không Bị Hôi:xào Rau Má

Thịt mèo là một món ăn được một số người ưa thích tại miền Bắc Việt Nam, nhất là tại tỉnh Thái Bình. Tại đây, thịt mèo được coi là món đăc sản nổi tiếng, có hàng chục nhà hàng treo biển đặc sản tiểu hổ.

Thậm chí trong bữa tiệc hay mâm cỗ thiếu món thịt mèo thì mâm cỗ đó dường như không trọn vẹn.

Theo quan niệm từ xa xưa, nhiều người lại cho rằng ăn thịt mèo giải được vận xui, cũng như thịt chó, thịt vịt… Do đó, thường người ta sẽ ăn thịt mèo vào cuối tháng âm lịch, hoặc ít nhất sau ngày mùng 10. Rất ít người ăn trong những ngày đầu tháng.

Một số nền văn hóa, cũng như tôn giáo khác nhau, cho rằng việc tiêu thụ thịt mèo là điều cấm kỵ, ví dụ như trong Hồi giáo hoặc Do Thái giáo.

Tại các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc…, việc ăn thịt mèo là điều hoàn toàn bình thường. Trên thực tế thì người viết cũng thấy thịt mèo rất ngon! 😀

Thịt mèo có hàm lượng đạm cao hơn thịt bò và thịt chó. Ngoài ra trong thịt mèo còn có hơn 20 loại axit amin tốt cho cơ thể. Mèo là con vật nhỏ bé, nhanh nhẹn nên lượng mỡ cũng ít hơn các loại thịt khác.

So với các loại thịt khác như lợn, gà, chó, lượng canxi, kẽm, đặc biệt là vitamin A của thịt mèo vượt trội hơn. Đó là lý do mắt mèo tinh hơn các loài vật khác.

Cách cắt tiết mèo là khó nhất, bởi nếu không làm nhanh tay sẽ khiến con mèo quá sợ hãi làm cho mật chạy ra mạch máu vào từng thớ thịt khiến thịt không còn được thơm ngon. Hơn nữa cũng sẽ không có mật để hoà rượu uống khi ăn thịt mèo. Người ta gọi đây là sợ vỡ mật.

Cách phổ thông nhất là dìm chết con mèo, sau đó mới cắt tiết, vì mèo rất sợ nước. Khi nước vào tai chỉ 3-5 phút là chết, sau khi dìm chết thì tranh thủ cắt tiết luôn.

Điều này có thể khiến nhiều bạn yêu động vật cảm thấy xót xã, rùng mình, nhưng thực tế là như vậy. Xung quanh chúng ta hàng ngày vẫn có hàng trăm, hàng nghìn con mèo bị chết như vậy. Lớn ăn thịt bé, đó là quy luật của tự nhiên.

Làm lông mèo

Cách làm sạch lông mèo cũng cần có kinh nghiệm. Nếu nước nóng quá làm nát da con mèo. thui sẽ không đều và không đẹp. Còn nước không đủ nóng sẽ làm lông khó róc, khó làm và còn thừa lông ở lại khi thui sẽ khét và không thơm. Do vậy da mèo sẽ không được vàng.

Khi thui mèo thì phải để lửa bén nhỏ, đều, không để lửa tập trung vào một điểm quá lâu. Thui vừa vặn để toàn thân con mèo ko còn tý lông nào và toàn bộ da phải nguyên vẹn không cháy ko nứt phải có mầu cánh dán bắt mắt.

Sau khi thui xong thì rửa sạch và mổ, lọc, pha thịt mèo thành các miếng vừa ăn. Lọc toàn bộ xương mèo ra chỉ còn đầu đuôi và chân là để lại da. Không làm vỡ mật mèo, bỏ toàn bộ lòng mèo chỉ giữ lại ruột đã được làm sạch sẽ.

Xương mèo sau đó sẽ được sử dụng để nấu cao mèo. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cách nấu cao mèo trong 1 bài viết khác, mời các bạn đón đọc.

Thịt mèo xào rau má

Món này đặc trưng nhất và được nhiều người nấu nhất, đặc biệt là người Thanh Hóa 😀

Thái sả theo vát dài và mỏng, gừng giã nát; ớt thái vát, rau má cắt khúc, rửa sạch để ráo..

Thịt mèo rửa sach, tháI thành các miếng mỏng vừa ăn cho. Sau đó cho 1 phần sả, gừng, ớt và nước mắm, bột nêm, mì chính, mắm tôm vào, bóp đều để khoảng 30 phút cho thịt mèo ngấm các gia vị.

Cho chảo lên bếp, cho bơ thực vật vào cho bơ chảy ra. Thịt mèo xào rau má không sử dụng dầu ăn hay mỡ lợn mà dùng bơ để xào vì xào cùng bơ sẽ dậy mùi thơm đặc trưng.

Khi bơ tan hết, cho phần sả, gừng, ớt còn lại vào phi thơm cho đến khi ngả vàng thì cho thịt mèo đã ướp vào đảo đều tay. Đảo đến khi thịt mèo quyện với bơ đậy mùi thơm, thịt mèo săn vàng lại thịt cho thêm 1 thìa rượu trắng vào.

Tiếp tục đảo đều sau cùng cho rau má vào rồi đảo qua cho rau chín tái, không nên để rau chín mềm ăn sẽ không còn giòn và ngọt. Khi rau đã tái thì tắt bếp. Vậy là đã hoàn thành.

Thịt mèo xào lăn

3 lạng thịt mèo thái mỏng.

Sả, ớt, hành tây, đường, muối, mì chính, bột nêm.

Sả lột lớp vỏ áo, xắt vát mỏng, ớt khô ngâm nước ấm cho mềm, bỏ hạt, xắt sợi

Thịt mèo rửa sạch, ướp với ít hạt nêm, nước tương, sả khoảng 15 phút.

Đun nóng dầu ăn, cho thịt vào chảo, cho tiếp ớt, gừng vào chao chín, vớt ra đĩa.

Thịt mèo nấu giả cầy

Riềng và sả rửa sạch, băm nhỏ. Thịt mèo thui vàng cắt miếng vừa ăn, ướp thịt với riềng, sả, mẻ và mắm tôm. Đảo đều tất cả sau đó cho thêm mắm, muối, đường vừa ăn trong khoảng 30 phút.

Đun nóng chảo, cho dầu ăn và thịt mèo đã ướp vào xào cho săn bề mặt thịt, đảo đều tay cho không bị cháy. Đảo khoảng 10 đến 15 phút thì đổ thêm chút nước vào nồi, để lửa vừa ninh cho món thịt mèo giả cầy được nhừ.

Sau 30 phút thì vặn nhỏ lửa rồi ninh thêm một lúc nữa, cần chú ý để thịt tránh bị nhũn, mất độ giòn của lớp da.

Thịt mèo nấu rựa mận

Thịt mèo mấu rựa mận (hay rượu mận) cũng là 1 món được các thực khách rất ưa chuộng!

500g thịt mèo phần ít mỡ

Sả, ớt, riềng, hành khô, mẻ, bột nghệ

100ml rượu trắng, tiết mèo, mỡ lợn

Mắm tôm, mì chính, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu

Thịt mèo rửa sạch để ráo nước, thái thành các miếng vuông vừa ăn rồi cho vào nồi.

Sả, giềng, hành khô đập dập và băm nhỏ, cho cùng tiết, mẻ, bột nghệ, ớt, mắm tôm, mì chính, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu, rượu trắng vào nồi và dùng tay bóp thật đều.

Cho mỡ lợn và hành khô lên chảo phi thơm. Khi hành đã ngả vàng thì cho thịt mèo đã ướp vào đảo đều cho đến khi thịt mèo thơm và săn lại thì tắt bếp.

Dùng nồi đã ướp thịt mèo cho lên bếp, cho thịt mèo đã xào vào nồi rồi cho nước và đun. Khi nước bắt đầu sôi, hạ lửa nhỏ liu riu trong khoảng 30 phút. Khi nước đã cạn sệt sệt thịt mèo đã mềm là đã hoàn tất.

Khi ăn thịt mèo rựa mận nên ăn cùng lá mơ, sả tươi và rau thơm. Nếu có cháy cơm chấm cùng nước sệt sệt thì rất ngon và ngậy.

Thịt mèo hấp

Đây là món đơn giản, dễ làm nhất. Làm theo cách này khiến độ ngọt của thịt không bị mất đi.

Thịt mèo rửa sạch để ráo, sau đó ướp thịt cùng với chút hạt tiêu và hạt nêm trong vòng 30 phút để cho ngấm.

Sả tách thành từng lá rửa sạch, nối vào với nhau.

Cuộn phần thịt mèo lại rồi buộc kín bằng lá sả. Sau đó cho thịt vào trong nồi hấp chín, khi chín đem ra để nguội là có thể dùng.

Thịt mèo có ngon không?

Thịt mèo được dân nhậu đánh giá là rất ngon và dễ ăn, không khác thịt chó là mấy. Ngon nhất là món thịt mèo xào rau má, xào lăn, hấp, nấu giả cầy…

Cách làm thịt mèo có khó không?

Cách làm thịt mèo khá đơn giản, tương tự như với các loại động vật khác. Tuy nhiên cần lưu ý khâu cắt tiết mèo và thui mèo.

Ăn thịt mèo có xui không?

Cách Làm Nộm Thịt Gà Rau Má Chỉ Trong 30 Phút

Cập nhật vào 03/12

Nộm thịt gà rau má có vị ngọt của thịt, vị chua chua cay cay của nước trộn và vị đắng của rau má hòa quyện vào nhau. Món ăn nay rất thích hợp để giải nhiệt ngày hè hoặc để cân bằng lại vị giác khi bạn ăn quá nhiều đồ dầu mỡ.

Cách làm món nộm thịt gà rau má rất đơn giản, chỉ trong 30 phút là bạn có thể hoàn thành món ăn chiêu đãi mọi người. Hơn nữa, không chỉ ngon, món ăn này còn có nhiều tác dụng chữa bệnh ít người biết đến.

1. Tác dụng của nộm gà rau má

Chống trầm cảm

Hiện nay, trầm cảm đã được đưa vào danh sách những loại bệnh nguy hiểm nhất trên thế giới. Trầm cảm không giống với những căn bệnh nguy hiểm khác. Các căn bệnh như ung thư, HIV/AIDS khiến cho cơ thể ngày càng yếu đi và dẫn đến tử vong. Nhưng trầm cảm là bệnh tâm lý, nó khiến người bệnh nghĩ tiêu cực và tự tìm đến cái chết.

Trong khi điều trị trầm cảm, bạn có thể cho người bệnh ăn những món ăn từ thịt gà sẽ làm cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn. Bởi trong thịt gà có chứa lượng lớn tryptophan có tác dụng làm dịu thần kinh, kích thích giấc ngủ. Trên thực tế, nếu bạn đang cảm thấy chán nản, hãy ăn một số món ăn từ thịt gà để làm tăng nồng độ serotonin trong não của bạn, nhằm tăng cường tâm trạng vui vẻ, giảm căng thẳng và dễ chịu hơn.

Làm lành vết thương nhanh chóng

Để vết thương nhanh lành, các bạn có thể ăn những món ăn từ rau má. Trong rau má có chứa hóa chất được gọi là triterpenoids có công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường da và tăng cung cấp máu cho khu vực bị thương.

2. Tác hại của món thịt gà nộm rau má

Bên cạch những tác dụng tốt, món ăn này cũng có một số tác dụng phụ không mong muốn như:

Ăn thịt gà có thể gây ngộ độc: Tuy nhiên, không phải cứ ăn thịt gà là bị ngộ độc. Chỉ thịt gà bảo quản không tốt thì mới có nhiều vi khuẩn gây hại và dẫn đến ngộ độc. Cho nên khi các bạn hãy bảo quản thịt gà ở những nơi được vệ sinh sạch sẽ.

Ăn rau má có thể gây sảy thai: Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ đang mang thai nên tránh ăn rau má bởi các chất cho trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sảy thai, vô cùng nguy hiểm.

Do đó, những người không nên ăn nộm gà rau má bao gồm:

Người bị huyết áp cao, tim mạch: Thịt gà có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng da gà có nhiều mỡ, colesteron nên những người huyết áp cao, bệnh tim mạch không nên ăn nhiều thịt gà đặc biệt là da gà.

Bệnh nhân tiểu đường: Rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu. Vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.

Phụ nữ mang thai: Vì có thể dẫn đến sảy thai, sinh non.

3. Cách làm món nộm rau má thịt gà

Nguyên liệu cần có để làm nộm gà rau má:

Cách thực hiện:

Bước 1: Bạn nhặt sạch rau má, loại bỏ hết các lá bị hỏng, rửa thật sạch. Thịt gà rửa sạch, để ráo nước.

Bước 2: Bạn đem hành tím đi xắt lát nhỏ, rồi cho lên chảo phi thơm.

Bước 3: Bạn lấy một cái nồi, đổ nước vào, cho gà vào luộc chín, cho thêm hành lá vào, vặn nhỏ lửa. Chờ cho đến khi nào gà chín, bạn vớt ra, rồi cho ngay vào một bát nước đá lạnh để gà mau nguội và thịt gà săn lại. Sau đó, các bạn xé phay thịt gà thành từng miếng hoặc sợi vừa ăn. Mẹo nhỏ: Bạn có thể kiểm tra gà chín hay chưa bằng cách, lấy một chiếc đũa đâm chỗ thịt dày nhất của gà, nếu dễ đâm thì gà đã mềm (nếu muốn ăn gà dai thì vớt ra sớm hơn).

Bước 4: Làm nước trộn nộm: Bạn cho lần lượt nước cốt của 2 trái chanh, 3 thìa súp đường, 1 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cafe bột ngọt, 2 thìa cafe nước mắm, 1/2 thìa cafe tiêu vào bát khuấy đều lên để các gia vị hòa tan vào với nhau, nêm nếm lại vừa miệng.

Bước 5: Trộn đều rau má và nước trộn với nhau. Tiếp theo, cho tiếp hành phi (cả dầu lẫn hành) vào, trộn cho kĩ, ngấm đều. Sau đó mới cho tiếp thịt gà xé vào trộn chung. Khi ăn rắc tiêu, hành phi lên.

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến các món nôm rau má, mời bạn tham khảo Cách làm nộm rau má.

Có Bầu Ăn Rau Má Được Không? Cách Chế Biến Rau Má?

Thời tiết Sài Gòn đã bước vào những ngày hè nóng bức, khó chịu khiến cơ thể dễ bị mất nước và nổi mụn nhiệt.

Đặc biệt là với các mẹ bầu, do nội tiết tố trong người thay đổi nên cơ thể mẹ bầu sẽ rất dễ bị nóng trong người. Vì vậy, mẹ nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh có tính mát để giải nhiệt cho cơ thể.

Trong đó, rau má là loại rau có tính hàn, giúp giải độc và thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Vậy có bầu ăn rau má được không? Câu trả lời là có. Ăn rau má khi mang bầu rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi nhờ một số lợi ích như sau:

Giúp lợi tiểu, nhuận tràng, trị táo bón

Thành phần chống oxy hóa giúp làm đẹp da, trị mụn nhọt, thâm nám

Giảm stress, giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng trí nhớ kém khi mang thai

Cải thiện lưu thông máu huyết, hạ huyết áp, tốt cho hệ tim mạch

Tuy rau má rất tốt cho sức khỏe, nhưng với đặc điểm dược tính cao, mẹ bầu không nên ăn rau má quá nhiều và liên tục từ 4 – 6 tuần vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe mẹ bầu. Khi ăn quá nhiều rau má, mẹ bầu có thể bị lạnh bụng, tiêu chảy.

Trước khi ăn rau má, mẹ bầu nên ngâm với nước muối và rửa rau thật sạch. Ăn rau má sống có thể gây nguy cơ rối loạn tiêu hóa và ngộ độc do mẹ chưa rửa sạch được hết dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trên rau. Vậy nên để an toàn vệ sinh thực phẩm, mẹ nên chế biến rau má thật chín trước khi ăn.

Những ai tuyệt đối nên tránh ăn rau má trong thai kỳ?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên tránh ăn rau má vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai

Mẹ bầu có tiền sử sảy thai, động thai không nên ăn rau má

Nếu có thể trạng sức khỏe kém, hệ tiêu hóa yếu mẹ nên tránh ăn rau má vì sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy,…

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng nên tránh xa loại rau này vì chúng có thể làm tăng cholesterol và lượng đường trong máu.

Tham Khảo: sau sinh mổ bao lâu thì có thai lại được?

2 món ngon phổ biến nhất từ rau má cho bà bầu

Ngoài ăn sống hay xay sinh tố thì cách chế biến rau má phổ biến nhất đó chính là nấu canh. Canh rau má có thể nấu với thịt bò, tôm, thịt heo băm,…

Nguyên liệu:

Rau má: 300 gram

Thịt nạc: 120 gram

Bột nêm

Hành lá, tiêu

Sơ chế:

Bằm nhỏ thịt nạc, bạn cũng có thể mua thịt băm sẵn ngoài hàng.

Rau má rửa sạch, sau đó cắt khúc rồi để cho ráo nước.

Hành cắt nhỏ.

Cách nấu:

Để nồi lên bếp, mở lửa cho nóng rồi cho 1 muỗng canh dầu ăn vào.

Cho hành vào xào thơm rồi cho thịt bằm vào cùng, đảo đều tay cho đến khi thịt săn lại.

Đổ nước vào nồi thịt, mở lửa lớn cho sôi lên rồi vớt bọt, nêm nếm với bột nêm cho vừa ăn.

Cuối cùng cho rau má vào, đợi nước sôi lên lần nữa rồi tắt bếp.

Khi múc ra tô bạn có thể cho thêm ít tiêu lên trên.

Nguyên liệu

Rau má: 200 gram

Thịt bò: 150 gram

Củ hành trắng: 1 củ

Cà rốt: nửa củ

Hành khô

Hành tỏi băm, ớt, chanh

Dầu ăn, dầu hào, gia vị

Giấm: 1/3 chén

Sơ chế:

Rau má lặt rồi rửa sạch, ngâm nước muối trong khoảng 30 phút, sau đó vớt ra để ráo nước.

Cà rốt bào vỏ, cắt sợi.

Hành trắng gọt vỏ, cắt lát mỏng.

Ớt cắt lát.

Thịt bò cắt lát mỏng, ướp với tỏi bằm, tiêu và dầu hào trong 10 phút

Hành trắng ngâm vào nước giấm đường khoảng 5 phút cho bớt hăng.

Cách nấu:

Hành, tỏi băm nhỏ rồi phi thơm. Sau đó vớt ra đĩa để riêng.

Cho thịt bò vào chảo dầu trên rồi xào nhanh tay tới khi chín thì cho ra bát để nguội

Pha nước trộn gỏi: Nêm 2 muỗng đường, 2 muỗng nước mắm, 1 ít tỏi băm, ớt lát vào bát giấm ăn rồi khuấy đều cho đường tan. Đoạn này bạn có thể nếm thử xem đã vừa miệng chưa rồi nêm thêm gia vị cho phù hợp.

Món này thường ăn với rau má sống tuy nhiên với mẹ bầu, bạn có thể trụng sơ rau má, cà rốt với nước sôi để rau chín rồi mới trộn gỏi.

Cho toàn bộ nguyên liệu trừ thịt bò vào một cái tô lớn, sau đó rưới 2/3 phần nước trộn gỏi vào trộn đều rồi để 10 phút cho ngấm.

Tiếp theo mẹ cho phần thịt bò vào rồi rưới tiếp phần nước chấm còn lại vào trộn đều.

Cuối cùng, cho toàn bộ ra đĩa rồi rắc thêm hành, tỏi đã phi thơm là xong. Món này ăn kèm với nước chấm chua ngọt và bánh phồng tôm rất ngon.

Tóm lại, có bầu ăn rau má được không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người và cách ăn cũng như liều lượng ăn của các mẹ. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết vừa rồi sẽ giúp mẹ hiểu thêm về rau má đối với sức khỏe mẹ bầu.

Học Bí Quyết Chế Biến Món Ngon Thịt Mèo Xào Rau Má

Rất nhiều người thậm chí sành ăn khi nghe đến món ăn từ thịt mèo đều tỏ ra lạnh miệng vì mèo là một vật cưng gần gũi con người, lại vô cùng có ích. Không phải ai cũng biết về thịt mèo và cũng chưa từng ăn bao giờ nên thấy có phần ghê ghê. Tuy nhiên theo đông y, thịt mèo là một bài thuốc quý có tên y học cổ truyền là mưu nhục. Rất nhiều bộ phận trên cơ thể mèo là : xương, mật của loại mèo mun đen, phổi cũng là một vị thuốc được dùng để bào chế thuốc trong đông y.

Thịt mèo có tính ấm, không độc, nhiều đạm có công dụng giải độc, giảm đau. Bên cạnh đó, mật của mèo đen có vị đắng, tính hàn, đem ngâm rượu uống giúp giảm đau bung kinh niên, chữa hen suyễn…Còn xương mèo đen có vị ngọt, được đem nấu cao hoặc ngâm với rượu uống có công dụng giảm đau nhứt xương cốt.

Về món ăn thì thịt mèo được chế biến thành rất nhiều món ngon: thịt mèo xào sả ớt, thịt mèo hấp sả, thịt mèo tái lăn… mỗi món ăn chế biến từ thịt mèo đều là một bài thuốc quý cả. Trong đó, món thịt mèo xào rau má là món rất ngon giúp lợi tiểu, giải độc gan được người dân tỉnh Thái Bình ưa chuộng.

Tham khảo cách chế biến món thịt mèo xào rau má – món ăn đặc sản của vùng đất Thái Bình Chuẩn bị nguyên liệu chế biến

+ 500 gam thịt mèo ( để món ăn ngon nên chọn phần thịt thăn, phần thịt đùi, chọn loại thịt đã được thui )

+ 300 gam rau má ( tùy sở thích mà chọn loại rau má lá to hoặc lá nhỏ )

+ 3 nhánh Sả – 3 quả Ớt – 1 củ Gừng

+ 50 gam bơ thực vật

+ Nước mắm, bột nêm, mì chính, nước mắm tôm

+ Sau 30 phút thịt đã thấm gia vị, tiến hành công đoạn xào thịt. Bắt chảo dầu nóng, khi thấy chảo nong lên thì cho bơ thực vật vào, đợi khi bơ tan chảy hết cho sả, gừng ớt vào phi thơm đến khi sả đổi sang màu vàng thì cho thịt vào chảo đảo đều tay. Cần đảo đều liên tục để thịt được chín đều, đến khi thấy thịt săn vàng lại thì cho thêm vào chảo 1 thìa rượu trắng.

Lưu ý: khi xào thịt mèo cần xào với bơ thực vật, không nên dùng dầu ăn hoặc mỡ heo vì chỉ có bơ thực vật mới làm thịt mèo phát ra mùi thơm đặc trưng của nó.

Sau khi cho rượu trắng vào thì tiếp tục đảo đều một lúc rồi cho tiếp rau má vào chảo, tiếp tục đảo cho rau má chín ( lưu ý: chỉ đảo cho rau má chín tái thôi, nếu chín mềm thì rau sẽ mất đi vị giòn, ngọt ). Thấy rau chín tái thì tắt bếp, múc thịt và rau cho lên đĩa. Bày trí thêm rau thơm khác cho thâm hấp dẫn. Giờ chần chừ gì nữa mà không tận hưởng thành quả của chính bạn. Khi ăn thịt mèo có vị ngọt mềm không quá dai,kết hợp vị rau má giòn ngọt làm bất kì ai thưởng thức qua cũng phải đê mê.

Cách Làm Nộm Rau Má Chay Chỉ Trong 30 Phút

Cập nhật vào 24/05

Cách làm nộm rau má chay đang là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Không phải tự dưng mà món nộm rau má chay lại được nhiều người quan tâm như vậy. Bởi món ăn này có một hương vị thơm ngon tuyệt vời, ai ăn cũng phải tấm tắc khen ngon. Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ cách làm nộm rau má chay. Những lưu ý khi dùng rau má Làm giảm tác dụng của thuốc

Những ai đang sử dụng thuốc tiểu đường, hạ cholesterol, các thuốc chống trầm cảm…thì không nên ăn rau má. Bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Không nên sử dụng quá nhiều

Cái gì nhiều quá cũng không tốt, ăn quá nhiều rau má sẽ dẫn đến những biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận. Mỗi ngày một ngày bình thường có thể dùng một cốc rau má, tương đương với khoảng 40 gram rau má trở lại, nhưng cũng không nên uống quá một tháng.

Lời khuyên và cách dùng rau má đúng cách

Rau má không đơn thuần chỉ là rau, mà nó còn là một loại thảo dược. Do đó, khi sử dụng cần thận trọng như một loại thuốc. Cùng xem cách dùng rau má đúng cách cho bạn:

Một người trung bình mỗi ngày có thể dùng 40 g rau má, nhưng không được dùng quá 1 tháng. Sau mỗi đợt dùng cần nghỉ ít nhất nửa tháng mới nên tiếp tục dùng đợt tiếp theo.

Phụ nữ mang thai, người đang mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan, tiền sử bệnh tổn thương da, ung thư hoặc người đang sử dụng một số loại thuốc thì không nên dùng rau má, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Rau má thường được ăn sống hoặc ép trực tiếp lấy nước. Do đó, khi sử dụng cần rửa thật sạch với nước để phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Cách làm nộm rau má chay

Nguyên liệu cần có để làm món nộm rau má chay:

Rau má: 200g

Đậu phụ tươi: 1 miếng

Nấm rơm: 100g

Ớt sừng: 1 quả

Cà chua: 1 quả

Hành củ: 2

Hạt nêm nấm: 1 thìa cà phê

Dấm ngon: 100ml

Đường: 2 thìa cà phê

Nước tương chay: 1 thìa cà phê

Dầu ăn: 2 thìa cà phê

Cách làm nộm rau má chay:

Đầu tiên, các bạn lấy dao cắt đậu phụ tươi thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó bóc vỏ hành củ, rồi bạn thái lát.

Tiếp theo, ở mỗi cái nấm rơm đều có phần chân đen ở dưới, các bạn hãy lấy dao cắt phần đó đi. Xong rồi bạn đổ nước vào một cái chậu, cho thêm một chút muối vào, sau đó cho nấm rơm vào ngâm trong 20 phút. Sau 20 phút bạn hãy vớt nấm ra, để riêng một chỗ để cho ráo nước

Tiếp đến, các bạn rửa sạch cà chua, rồi lấy dao thái thành từng múi. Còn rau má mang đi nhặt sạch, bỏ tất cả các lá bị úa, hỏng, xong rồi rửa qua nước máy cho sạch và để riêng một chỗ cho ráo nước.

Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, bật lửa lên, đợi một lúc cho dầu nóng thì hãy cho đậu phụ vào chiên. Sau đó các bạn vớt ra bát khi đã chiên vàng đều cả 2 mặt.

Tiếp tục, lại bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, đợi dầu nóng cho hành vào phi thơm, xong rồi cho thêm đậu phụ, cà chua, nấm rơm, sau đó lấy đũa đảo đều lên. Cho thêm một chút đường và hạt nêm vào, bạn tiếp tục đảo đều và nhớ để lửa nhỏ, đến khi nào hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp.

Bậy giờ là đến lượt khâu pha nước trộn, đây là bước quan trọng nhất, món nộm có ngon hay không là ở khâu này. Đầu tiên, các bạn lấy một cái bát to, rồi cho đường, ớt, nước tương, dấm vào, khuấy đều lên.

Cuối cùng, các bạn lấy một cái bát to, cho rau má vào. Tiếp đến, bạn cho hỗn hợp ở bước 5 và nước trộn vào, trộn đều lên.