Chủ các quán mì vịt tiềm chủ yếu là người gốc Hoa và các quán ăn này cũng đang phân bố nhiều ở nơi có nhiều người Hoa sinh sống như quận 5, quận 6, Bình Thạnh. Điểm mạnh của đa số các quán ăn này là họ sở hữu những công thức gia truyền, biết cách nấu mì vịt tiềm của người Hoa chính gốc. Đây cũng là yếu tố căn cốt hàng đầu làm nên thành công của một quán ăn.
+ Hiểu chi tiết về từng công đoạn nấu món mì vịt tiềm để kiểm soát được thời gian ra món, chất lượng món ăn, doanh thu và lợi nhuận cụ thể. Là một người mở quán, dù có đi thuê đầu bếp thì bạn vẫn phải là người hiểu rõ nhất là sản phẩm của mình thì mới bán được.
+ Hiểu về đối tượng khách hàng. Một quán ăn có thể có nhiều người ghé đến. Nhưng nhóm đối tượng chính là ai? Dựa vào yếu tố này mà bạn mới chọn địa điểm, đưa ra hướng décor chủ đạo, xác định giờ mở quán và quan trọng nhất là định giá bán cho phù hợp.
+ Có kiến thức về foodcost và biết lên kế hoạch kinh doanh cụ thể. Với những quán ăn có quy mô từ 15 – 20 bàn trở lên, đây là những kiến thức chắc chắn bạn phải nắm được và nắm rất chắc. Ngay từ khi có ý tưởng đã phải lên được kế hoạch hoạt động với từng khoản thu – chi chi tiết. Doanh thu theo từng thời điểm như thế nào và đạt lợi nhuận bao nhiêu, trong khoảng bao lâu sẽ có lời? Tất cả đều có cách tính foodcost và lên kế hoạch riêng mà bạn cần tìm hiểu.
Gợi ý công thức nấu mì vịt tiềm
Nguyên liệu nấu mì vịt tiềm
Nguyên liệu chính
Nguyên liệu thuốc bắc
30gram nấm đông cô
1 trái la hán quả
1 miếng trần bì (vỏ quýt khô)
10gram hoa hồi
2gram đinh hương
20gram thục địa (giúp nước ngọt và có màu đẹp)
2 quả thảo quả
2gram hoa tiêu (giúp khủ mùi hôi của vịt)
Nguyên liệu ướp
4 – 5 củ hành tím
1 nhánh gừng
1 củ riềng lớn
1/5 chén nhỏ hắc xì dầu
4 cây sả
Gia vị nêm nếm: muối, đường phèn, hạt nêm, dầu hào
Mì trứng
Cải ngọt (cải thìa)
Thực hiện cách nấu vịt tiềm
Rửa sạch xương
Rửa với nước muối loãng, sau đó ngâm 2 – 3 phút rồi rửa lại với nước sạch vài lần nữa.
Nấu một nồi nước sôi. Khi nước đã sôi, bạn trụng xương vào nồi để lọc những chất bẩn trong tủy ra. Khi thịt đã săn lại thì bạn vớt xương ra, xả lại với nước lạnh cho thật sạch.
Bắc một nồi nước (khoảng 5lít nước) và bỏ xương vào. Khi nước sôi, bạn văn nhỏ lửa, hớt bọt và tiếp tục hầm trong khoảng 2 tiếng.
Vịt bản chất có mùi khá hôi, vì thế bạn phải làm thật sạch. Trước hết, bạn chà vịt với muối rồi ướp muối khoảng 15 – 20 phút, sau đó xả lại với nước sạch.
Lạng bỏ mỡ vịt bám trên đùi vịt (vì mỡ sẽ khiến thịt vịt có mùi hôi).
Gừng cắt nhỏ, giã nhuyễn cùng với 5gram muối và trộn với 20ml rượu trắng. Sau đó, bạn ướp vịt với hỗn hợp này trong khoảng 30 – 45 phút.
Sơ chế các nguyên liệu thuốc bắc
Ngâm nấm đông cô và trần bì trong nước lạnh (ngâm riêng). Sau đó, trần bì bạn thái sợi
La hán quả bóp dập
Các nguyên liệu còn lại (gồm thảo quả, hoa hồi, đinh hương, hoa tiêu) bạn rửa sơ qua, để ráo rồi rang cho đến khi có mùi thơm là được.
Chiên hành, sả, riềng
Sả đập dập, cắt khúc.
Hành tím lột vỏ
Riềng bỏ vỏ và thái lát mỏng
Bắc một chảo dầu, chờ sôi, sau đó bạn thả tất cả sả, hành, riềng vào rồi chiên đến khi vàng thì vớt ra, để ráo.
Lúc này, bạn chờ nước dùng ninh được khoảng 1h15 phút – 1h30 phút thì bạn thả sả, hành, riềng vừa chiên vàng ở trên vào nồi và tiếp tục ninh.
Ướp vịt với hắc xì dầu và chiên vịt
Sau 5 phút ướp, bạn sử dụng lại dầu vừa chiên sả, hành, riềng ở bước 4 để chiên vịt. Lưu ý phải chiên vịt cho ngập dầu. Quan sát thấy vịt đã vàng, bạn vớt vịt ra và để ráo dầu.
Sau khi chiên vịt xong, bạn cho vịt vào một nồi nước sôi để chần vịt. Thao tác này giúp cho vịt chiên ra bớt dầu, có màu đẹp, ăn ngon hơn và không bị ngán.
Nêm nếm nồi nước hầm xương
Lúc này, bạn quay lại với nồi nước hầm xương. Khi đã hầm được gần 2 tiếng, bạn nêm nếm khoảng 20gram muối + 40gram đường phèn. Sau đó, bạn cho đùi vịt, thuốc bắc, nấm đông cô vào cùng. Tiếp theo đó, bạn vặn lửa hơi nhỏ lại và hầm thêm khoảng 30 phút nữa.
Nêm thêm hạt nêm, dầu hào và bột ngọt (nếu thích) theo khẩu vị ăn.
Luộc mì, trụng cải
Mì bạn luộc trong nước sôi (cho thêm khoảng ½ muỗng cà phê dầu ăn) rồi vớt mì ra.
Cải ngọt cũng trụng cho mềm.
Thưởng thức
Gắp đùi vịt, nấm đông cô vào tô, sau đó chan nước dùng vào và thưởng thức.
Mì vịt tiềm ngon hảo hạng từ công thức của người Hoa(Ảnh: Internet)
Khi thưởng thức mì vịt tiềm, bạn có thể cho thêm nước tương để món ăn đậm đà hơn.