Làm Dưa Món Vành Khuyên / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles-hanoi.edu.vn

Lời Khuyên Từ Bác Sĩ Da Liễu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chúng tôi Phạm Bích Ngọc – Bác sĩ Bệnh viện da liễu Hà Nội

ThS.BS Phạm Bích Ngọc

Đăng kí khám

Chuyên khoa

Bệnh trẻ em ,Dị ứng ,STI ,Thẩm mỹ

Nơi công tác

Bệnh viện da liễu Hà Nội

Theo Bs.CK1. Lưu Thị Quỳnh khi chúng ta bị sẹo lồi thì cần phải tránh một số những loại thực phẩm không nên ăn nếu không vết thương sẽ lành chậm.

Đồ nếp

Đồ nếp chính là món ăn đầu tiên trả lời cho câu hỏi bị sẹo lồi nên kiêng ăn gì. Bởi đồ nếp có tính nóng sẽ khiến vết thương hở dễ mưng mủ, phình to, lan rộng khiến thời gian hồi phục lâu. Hiện tượng sưng và mưng mủ không được xử lý kịp thời gây ra viêm nhiễm và hình thành sẹo lồi. Bởi vậy trong thời gian lành vết thương bạn nên kiêng các món ăn được chế biến từ nếp như xôi, bánh chưng, bánh tét hoặc các loại chè có bột nếp.

Trứng

Vốn là một loại thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trứng được sử dụng nhiều trong bữa ăn của mọi gia đình. Mặc dù vậy trứng lại thúc đẩy tế bào da phát triển tại các vùng vết thương hở, những tế bào này sẽ nhô lên bề mặt da mạnh mẽ và gây nên sẹo lồi khi vết thương lành. Ngoài ra trứng khiến vùng da bị sẹo loang lổ màu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ.

Thịt bò

Thịt bò là một loại thịt chứa nhiều protein được nhiều người yêu thích. Nhưng nó lại là một tác nhân gây ra sẹo lồi xấu xí do khả năng kích thích tăng sinh tế bào. Vì vậy người ăn thịt bò trong thời gian có vết thương hở sẽ có khả năng để lại sẹo lồi rất cao. Bên cạnh đó thịt bò còn khiến da non mới lên sẫm hơn, làm da trở nên không đồng màu và gây sẹo thâm xấu xí sau khi vết thương lành. Do đó, khi hỏi kiêng ăn gì để tránh sẹo lồi, thịt bò là câu trả lời dành cho bạn.

Thịt gà

Đây là một loại thịt rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đối với những người đang có vết thương hở, bạn cần tránh ăn thịt gà nếu muốn làn da đều màu và không có sẹo. Thịt gà khiến vết thương ngứa ngáy khó chịu, bề mặt da sẽ tróc và thời gian lành chậm hơn, từ đó sẹo lồi có nguy cơ xuất hiện.

Hải sản

Không nên ăn gì để tránh sẹo lồi? Câu trả lời tiếp theo đó chính là hải sản. Các loại hải sản như tôm, cua, mực, ghẹ,…Chứa nhiều loại protein lạ có thể gây dị ứng ở nhiều người. Những món hải sản do vậy sẽ gây ngứa vết thương, đặc biệt có thể gây kích ứng mạnh ở vết thương hở. Nó cũng có thể gây mưng mủ, viêm nhiễm và hình thành sẹo lồi ở vùng da tổn thương. Do đó hải sản là những món bạn cần kiêng kỵ để không bị sẹo lồi.

Rau muống

Khi được hỏi bị sẹo lồi không nên ăn gì, rau muống là một câu trả lời quen thuộc. Lý giải cho điều này đó là ngoài những lợi ích thường thấy của rau muống như giải độc, nhuận tràng thì nó còn có khả năng kích thích các sợi collagen sản sinh. Điều này khiến các vùng da bị tổn thương được tái tạo, phục hồi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên khi ăn quá nhiều rau muống nó sẽ gây phản ứng ngược, vết thương sẽ xuất hiện nhiều lớp mô xơ cứng từ đó hình thành sẹo lồi.

Đồ uống chứa caffein

Những đồ uống chứa caffein như trà hay cà phê là thức uống quen thuộc hàng ngày của nhiều người. Tuy nhiên chúng lại khiến cơ thể mất nước và rối loạn điện giải. Vết thương khi thiếu nước sẽ lâu hồi phục do không thể tái tạo. điều này khiến vết thương lâu lành hơn và nguy cơ hình thành sẹo lồi rất lớn. Chính các đồ uống chứa caffeine là thứ bạn cần tránh xa trong thời gian vết thương phục hồi.

Đồ cay nóng

Nếu vết thương đang trong thời kỳ lên da non, chúng ta nên tuyệt đối kiêng những món ăn cay nóng. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp hạn chế vết thương mưng mủ, tạo sẹo lồi và ngăn chặn sự tái phát.

Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn

Cuối cùng, bị sẹo lồi không nên ăn gì? đó là bạn nên tránh những thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp. Vì trong đó kèm các chất phụ gia, chất bảo quản… Những chất đó sẽ gây tăng hiện tượng viêm, tạo mủ.

Để có một vết thương mau lành như ý muốn ngoài cách chăm sóc vết thương, có một chế độ ăn đa dạng, thực phẩm gây dị ứng, bạn cũng nên bỏ thuốc lá, bia rượu, các chất chứa cồn gas…

Một số lưu ý khi bị thương ngoài da

Luôn giữ vết thương khô thoáng, vệ sinh sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn và tránh bụi bẩn để không gây viêm nhiễm.

Không bôi trực tiếp các hỗn hợp thuốc tự chế lên vết thương hở trừ các loại thuốc có chỉ định của bác sĩ.

Không bóc vảy để tránh đưa vi khuẩn xâm nhập vào gây nhiễm trùng và để lại sẹo.

Theo bác sĩ.CK1. Lưu Thị Quỳnh (hiện đang làm việc tại Bệnh viện 198, bộ công an)

Mẹo Làm Dưa Món Củ Kiệu

Ngày tết đến, trên kệ bếp mỗi nhà không thể thiếu những hũ dưa món củ kiệu đế ăn kèm với bánh chưng, bánh tét… SSM chia sẻ một vài mẹo nhỏ để làm món ăn ngon.

Để làm được món kiệu ngon và giòn:

Mua kiệu về cắt rễ lá cho sạch, rồi ngâm vào nước phèn chua 1 đêm, xả lại nước lạnh, phơi kiệu hơi héo mặt. Xếp kiệu vào keo thủy tinh, nấu nước giấm đường đổ đầy vào keo để độ 5 ngày là dùng được.

Quan trọng nhất là phải lựa được củ kiệu ngon. Loại kiệu Huế, làm lâu nhưng lại giòn và ngon hơn kiệu trâu. Kiệu Huế có phần thân kiệu nở, thắt eo rõ rệt và đuôi kiệu mảnh. Kiệu trâu có thân hình dài dần, đuôi kiệu to không có nút thắt eo như kiệu Huế.

Khi cắt chân kiệu, tuyệt đối không để phạm vào thịt kiệu vì như thế kiệu sẽ bị hư úng.

Phải lèn củ kiệu vào trong hũ cho thật chặt bằng nan tre và chỉ nên xếp kiệu khoảng 4/5 hũ để khi chế nước giấm đường vào thì có thể ngập mặt củ kiệu.

Nước giấm đường để ngâm củ kiệu thì chúng ta nên chọn loại giấm có màu trắng và từ gốc trái cây như nho, chuối, thơm… vì sẽ làm củ kiệu có màu trắng đục và vị chua dịu chứ không gắt như khi ngâm với giấm chế biến công nghiệp.

Làm dưa món:

Phơi dưa món thì trải đều các thứ ra mâm nhôm, không để chồng lên nhau. Chỉ phơi 1 nắng, nếu không khô thì sấy cho vừa khô chứ không được phơi 2 nắng.

Khi nấu nước mắm đường thì để lửa nhỏ, và hớt bọt kỹ, như vậy thì nước mắm đường mới trong, cho màu đẹp.

Khi sắp dưa món vào hũ thì không sắp quá đầy và cũng lèn chặt bằng nan tre để nước mắm đường có thể ngập và thấm đều vào dưa.

Nếu ăn liền trong tuần thì cho khóm (thơm) vào giúp giảm bớt độ mặn. Hoặc khi nấu nước mắm cho thêm khoảng 4 muỗng súp nước lạnh vào.

Nguyễn Diễm My @ 05:36 06/02/2010 Số lượt xem: 742

Cách Làm Các Món Dưa Cải Muối

– Đường: 0,002 kg , muối: 0,08 kg

– Rau cải phải chọn loại bánh tẻ bạn để nguyên cây và phơi cho héo một chút. Nhặt bỏ phần lá sâu, lá già. bỏ rê và cắt rời cải thành từng tàu lá

– Đem rau cải rửa sạch với nước rồi thái dài tầm 3 cm.

– Hành hoa bạn nhặt phần úa và rễ rồi rủa sạch, đem thái với độ dài bằng rau cải. Với phần củ thì bạn trẻ mỏng và trộn đều với phần rau cải.

– Đun sôi khoảng 2 lít nước sau đó cho muối vào khấy đều chờ để lắng cặn rồi bạn gạn lấy phần nước sạch. Lúc nước còn hơi ấm thì bạn cho thêm đường vào khấy cho tan.

– Tiếp theo bạn cho rau cải vào một chiếc vại sạch, khô ráo rồi đổ nước ngập phần rau cải.Dùng vỉ gài chặt lại và đậy lắp lại. Để vào nơi khô thoáng tầm khoảng 2 ngày là bạn có thể ăn được.

– Nếu vào mùa lạnh thì bạn lên cho phần rau cải vào nước muối ấm và để gần bếp đun hay nơi có nắng để dưa nhanh chua hơn.

Yêu cầu thành phẩm của dưa cải muối : Nước dưa trong, không bị nhớt, dưa không bị khú có màu vàng đều, ăn giòn ngon và có vị hơi chua, thơm mùi hành.

– Đường: 0,002 kg , muối: 0,08 kg

– Rau cải củ chọn mua loại bánh tẻ sau đó cắt rời củ, lá và đem hong gió cho héo. Sau khi bạn nhặt bỏ lá già vàng úa và lá sâu thì đem rửa sạch, cắt khúc dài tầm 3 cm. Củ gọt vỏ và rửa sạch, sau đó đem thái mỏng.

– Hành hoa nhặt rửa sạch, đem thái dài bằng rau cải.

– Pha chế nước muối dưa giống như các muối dưa cải ở trên. Tiếp theo bạn cho cải củ vào và đổ nước muối đường, dùng vỉ để nén cho phần rau cải chìm trong nước. Với rau cải củ thì bạn chỉ cần để một ngày là có thể ăn được.

Yêu cầu thành phẩm của dưa cải củ: Dưa cải củ chín vàng, nước trong và không bị nhớt, ăn dưa rất giòn có vị hơi chua và thơm mùi hành.

Tuy dưa cải củ làm nhanh được ăn nhưng không để được lâu lên bạn chỉ nên dùng trong vài ngày.

– Bắp cải nhặt bỏ lá sâu úa sau đó đem rửa sạch,bỏ cuống và dùng dao sắc thái mỏng bắp cải theo chiều ngang của lá.

– Rau răm nhặt sạch sau đó rửa sạch để ráo và thái nhỏ.

– Tỏi bóc vỏ, đập dập và đem băm nhỏ.

– Đun khoản 1 lít nước sôi và cho muối vào khấy tan, để lắng và gạn phần nước trong. Chờ cho nước ngội thì bạn cho bắp cải, rau răm, đường, tỏi và nước muối vào âu nhựa, dùng đũa đảo đều và lấy đĩa men đè lên trên cho rau cải ngập nước, đậy nắp và để rau cải vào nơi thoáng mát khoảng một ngày là có thể ăn được.

Yêu cầu thành phẩm: Bắp cải chua chịu, trắng, ăn giòn ngon thơm mùi tỏi và rau răm.

Cách Làm Dưa Món Ăn Liền Ngon Giòn

Đã từ lâu dưa món đã trở thành món ăn quen thuộc, được dùng kèm với các món chính trong mâm cơm gia đình. Ngoài ra nó còn là món phụ không thể thiếu trong các món thức ăn nhanh như bánh mì, bún hay dùng với món bánh trưng ngày tết. Dưa món ăn liền có thể kích thích khẩu vị khiến cho chúng ta cảm thấy ngon hơn, dẹp đi cái ngấy từ những món được làm bằng dầu mỡ. Bài viết sau đây sẽ chia sẽ cho bạn cách làm dưa món ăn liền ngon giòn, đảm bảo cả nhà sẽ thích mê cho mà xem.

Dưa món từ củ cải trắng và cà rốt

Với loại nguyên liệu này chúng ta không qua mất nhiều thời gian, chỉ cần làm thì trong thời gian ngắn chúng ta đã có được món dưa món vớicách làm dưa món ăn liền ngon tuyệt.

– 500g cà rốt và củ cải (lưu ý chúng ta nên chọn những loại củ thẳng to, như vậy sẽ ngon hơn)

Bữa cơm dùng dưa món ăn cùngi với tôm khô thật lí thú

– Tiến hành hòa giấm, nước, đường vào chảo, sau đó đun trên bếp với lửa nhỏ, trong quá trình đun nên khuấy hỗn hợp nước chấm thật đều nhằm để tan đường. khi đường đã tan, tắt bếp và đổ hỗn hợp đã nấu ra thau nhỏ, để nguội

– Cà rốt và củ cải trắng thái sợi, nên rửa cà rốt và củ cải với nước sôi.

– Sau đó ta trộn củ cải trắng và cà rốt vào nước giấm đường đã pha chế sẳn.

Với công thức từ cách làm dưa món ăn liền này bạn có thể ăn liền hoặc nếu bạn muốn để dành món dưa món ăn liền này vào hôm sau ăn, bạn nên để chúng vào lọ thủy tinh, hay hộp đựng thực phẩm, bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Lưu ý nên đậy nắp lại để tránh vô gió, món dưa sẽ mất ngon.

Nên bảo quản trong lọ và để trong tủ lạnh để giữ được lâu hơn

Dưa món với su hào, cà rốt

Su hào củ lớn (chọn củ non), 300g cà rốt

– Su hào và cà rốt sau khi đã gọt vỏ, cắt thành miếng dài, nhỏ vừa ăn. Khoảng 1cm. Cho thêm 3 thìa muối vào trộn đều để khoảng 30 phút, để su hào và cà rốt thấm gia vị. Rửa sạch và bóp cho khô nước.

– Hành khô bóc vỏ, rửa sạch, thái nhỏ.

– Pha hỗn hợp với 1 thìa muối và 2 thìa đường, 2 giấm và nước sôi để nguội khuấy thật đều. Tùy vào khẩu vị của từng người mà có tỉ lệ nêm gia vị khác nhau. Thêm tỏi và ớt băm vào vừa điều chỉnh được mặn ngọt vừa tạo nên mùi thơm và đẹp mắt.

Sẽ ngon hơn nếu có vị tỏi và ớt

– Cho vào lọ thủy tinh, đổ nước cho ngập. Cũng như với món dưa món ăn liền làm từ củ cải trắng và cà rốt chúng ta nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để ăn dần mà k sợ bị ôi chua.

Sự hòa quyện giữa nhiều loại rau củ làm tăng thêm độ ngon của món dưa món

Dưa món với đu đủ, cà rốt, củ cải

Với món dưa món ăn liền này sẽ khiến cho bạn cảm thấy lạ miệng với nhiều loại rau củ kết hợp với nhau tạo nên một món ăn hoàn hảo.

Gia vị: đường, nước mắm, dấm, muối

– Củ cải, đu đủ, cà rốt gọt vỏ, thái miếng vừa ăn, sau đó bóp muối rửa sạch (cách làm này sẽ giúp món dưa món được giòn hơn), phơi héo dưới ánh nắng mặt trời.

– Nước ngâm dưa món: Thông thường cứ 2 chén nước mắm, 1 chén đường, 2 thìa dấm, ½ nước lạnh , đem đi đun sôi (tùy vào khẩu phần ăn của từng người mà có cách nêm khác nhau), sau đó để nguội.

– Cuối cùng cho củ cải, đu đủ, cà rốt vừa chế biến vào trong lọ. đổ nước ngâm vào sao cho ngập rau củ. Đậy kín, khoảng 3 – 4 ngày là có thể dùng.