Món Ngon Ngày Tết: Ngày Tết Ăn Gì Cho Đỡ Ngán?

Món ngon ngày tết: Ngày tết ăn gì cho đỡ ngán? Trong những ngày Tết, những đồ ăn như đồ nướng hay đồ ngọt luôn được ưu tiên khiến ta dễ bị rối loạn tiêu hóa. Vậy thì lúc này hoa quả, trái cây sẽ giúp ta điều chỉnh lại sự mất cân bằng này. Trong những ngày Tết, mỗi bữa ăn đều rất nhiều thịt cá, dầu mỡ cho nên chúng ta có cảm giác ngán ăn sau tết. Cho nên những món cháo trắng…

Món ngon ngày tết: Ngày tết ăn gì cho đỡ ngán? Trong những ngày Tết, những đồ ăn như đồ nướng hay đồ ngọt luôn được ưu tiên khiến ta dễ bị rối loạn tiêu hóa. Vậy thì lúc này hoa quả, trái cây sẽ giúp ta điều chỉnh lại sự mất cân bằng này. Trong những ngày Tết, mỗi bữa ăn đều rất nhiều thịt cá, dầu mỡ cho nên chúng ta có cảm giác ngán ăn sau tết. Cho nên những món cháo trắng với một ít hành và 1 ít nước tương, xì dầu cộng thêm một chút rau xanh vừa thanh đạm, lại bổ dưỡng. Các món ăn này đều có tác dụng thanh nhiệt rất tố, cải thiện và giúp giảm tải cho dạ dày được nghỉ ngơi sau một thời giờ quá tải trong những ngày tết. Ngoài ra nên ăn thêm đỗ tương, vừng, lạc, hạch đào để kịp thời cung cấp năng lượng cho cơ thể. ..

Món ngon ngày tết: Ngày tết ăn gì cho đỡ ngán? 1, Bắp bò ngâm mắm chống ngán ngày Tết

Nguyên liệu làm bò ngâm mắm: 1kg bắp bò, chọn phần bắp hoa hoặc lõi rùa nhiều gân sẽ ngon hơn (bắp bò lọc hết phần mỡ bám quanh), Nước mắm ngon, Dấm gạo, Đường trắng, Nước lọc, Một ít hoa hồi, thảo quả, quế, gừng, tỏi, ớt chỉ thiên, Ngoài ra bạn cần chuẩn bị một lọ ngâm bằng thủy tinh, khổ vừa miếng bắp bò chứ đừng quá to sẽ tốn nước mắm mà không ngập được mặt thịt khi ngâm

Cách làm bắp bò ngâm mắm:

Bước 1: Đong nước mắm, đường, dấm, nước lọc theo tỷ lệ: 2:2:1: ½. Tức là 2 thìa nước mắm, 2 thìa đường, 1 thìa dấm gạo và ½ thìa nước lọc cho vào nồi để đun. Lượng mắm pha nhiều hay ít sẽ phù hợp với thể tích lọ và lượng bò ngâm.

– Vị mặn nhạt của mỗi loại nước mắm có khác nhau nên khi pha hỗn hợp này bạn có thể điều chỉnh chút xíu sao cho vừa miệng. Dùng một nửa số tỏi và ớt bạn chuẩn bị, tỏi= thái lát, ớt đập hơi dập để đun cùng với mắm, một nửa còn lại để nguyên để cho vào khi ngâm.

– Khi đun hỗn hợp mắm bạn để ý lửa vì mắm sôi rất dễ trào. Mắm sau khi sôi, đường tan hết bạn tắt bếp và để cho mắm thật nguội rồi mới tiến hành dùng để ngâm bắp bò.

Bước 2: Cho bắp bò đã làm sạch vào nồi, thả vào nồi một miếng gừng bằng đốt ngón tay cái đập dập, 2-3 nhánh hoa hồi và thảo quả đập dập, miếng quế và một xíu muối tinh và đổ nước ngập mặt thịt để luộc.

Bước 3: Luộc bắp bò nhanh hay chậm tùy thuộc vào độ dày của miếng bắp bò nhưng luộc khoảng 30 phút bạn dùng đũa sâm vào miếng thịt bò không thấy chảy ra nước hồng tức là bò đã chín, không cần luộc bò nhừ. Cho bắp bò thả vào bát đá lạnh để bắp bò nguội mà không bị thâm phía ngoài.

Bước 4: Bắp bò và mắm phải thật nguội bạn mới tiến hành cho vào lọ để ngâm. Lọ phải tráng sạch bằng nước sôi để ráo. Sau đó cho bò vào lọ, đổ hỗn hợp mắm pha cho ngập mặt chỗ bắp bò, thả nốt phần tỏi và ớt tươi bạn chuẩn bị vào lọ. Nếu bò nổi lên trên bạn dùng que tre để ấn giữ hoặc dùng đĩa sứ, miếng nam tre chèn lên trên, bò ngập trong mắm mới không bị hỏng.

Bước 5: Đậy kín lọ và ngâm bò từ 5-7 ngày là có thể dùng được. Khi dùng bạn dùng dao sắc và thái bò thành những lát thật mỏng. Lựa phần bắp nhiều gân sẽ làm cho những lát bò khi ăn vừa có độ dai mà lại thấm vị mặn ngọt rất thú vị.

Với cách làm bắp bò ngâm mắm này, đảm bảo bạn sẽ có một món ăn ngon đãi khách. Trong những ngày Tết bạn có thể đem ra ăn kèm khi uống bia, rượu đãi khách.

Khi đã ngấy với các món chiên xào nhiều dầu mỡ, bạn có thể thực hiện món ba chỉ cuộn rau củ vô cùng đơn giản nhưng ngon miệng. Cách làm thịt ba chỉ cuộn rau củ đơn giản như sau: Thịt ba chỉ luộc chín, cắt lát mỏng. Cà rốt, su hào luộc chín, cắt sợi; dưa leo cắt thanh dài, hành lá trụng nước sôi cho mềm. Quấn miếng thịt ba chỉ quanh cà rốt, su hào, dưa leo, sau đó dùng cọng hành buộc chặt lại.

Bạn đã có một món ăn hấp dẫn cả về màu sắc lẫn mùi vị. Chấm cuốn thịt với nước mắm chua ngọt pha sệt, vị béo của thịt ba chỉ hoà lẫn vị ngọt mát của rau củ sẽ khiến bạn cảm nhận ngay hương vị độc đáo của món ăn này.

3, Thịt đông đúng vị ngày Tết

Thịt đông được ưa thích vì món ăn giàu chất đạm nhưng ăn lại không ngán, ngấy. Cách làm thịt đông không khó! Món thịt đông là một lựa chọn không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết. Để làm món thịt đông ngày Tết bạn cần chuẩn bị nguyên liệu: 500g thịt chân giò, 100g da lợn, 100-200g phi-lê thịt gà, 300g chân gà, 10 tai nấm đông cô loại nhỏ, 10g mộc nhĩ, 1 củ cà-rốt, 1 chút tiêu, muối, nước mắm.

Chi tiết cách làm thịt đông như sau:

Bước 1: Thịt chân giò, cạo sạch lông, rửa sạch thái miếng khổ bằng bao diêm.

Bước 3: Đun một nồi nước, bạn cho ít muối, hành khô bóc vỏ đập dập (hoặc đầu hành trắng cũng được) và một ít gừng đập dập để chần thịt. Thịt được chần trong nước có hành và gừng sẽ giảm mùi hôi và sạch hơn. Chần xong thịt bạn xả qua nước và để ráo. Ướp thịt với một thìa nước mắm ngon để 30 phút cho ngấm.

Bước 4: Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở thái nhỏ (không cần thái quá nhỏ vì thái nhỏ lúc nấu xong mộc nhĩ sẽ bị nhũn không còn độ giòn). cach lam mut tet Cho chảo lên bếp, cho ít dầu ăn vào xào qua nấm hương, mộc nhĩ với ít hạt nêm cho đậm đà rồi để riêng.

Bước 5: Cho thịt chân giò và tai vào chảo xào một lúc cho săn lại, cho thêm ít hạt nêm lúc xào.

Bước 6: Thịt xào sơ rồi cho vào nồi để nấu. Dùng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian nấu. Chú ý đổ nước ngập mặt thịt, nước sôi phải hớt bọt cho thật sạch như vậy món thịt đông mới trong không bị đục. Hớt bọt xong mới đóng nắp nồi áp suất để đun.

Bước 7: Sau 15 phút thịt chín mềm, bạn mở nắp và cho nấm hương, mộc nhĩ, hạt tiêu rang đập dập vào nồi, đun thêm 10 phút nữa là được (không cần đóng nắp nồi áp suất nữa).

Bước 8: Tỉa vào bông hoa bằng cà rốt đặt dưới đáy bát trước khi múc thịt đông để khi úp thịt đông ra sẽ đẹp mắt.

Cất thịt đông vào tủ lạnh khoảng 4-6 tiếng cho thịt đông lại. Khi ăn dùng dao lách thành bát để úp thịt đông ra đĩa được dễ hơn. Với cách làm thịt đông này, đảm bảo bạn sẽ có món ăn ngon miệng.

Thịt đông bạn chú ý không nên nấu quá mặn vì thịt nấu đông khi ăn bạn chấm với nước mắm ngon rắc hạt tiêu ấm nóng kèm với đồ ăn chua sẽ rất hấp dẫn đấy.

Rau cải cuốn bún tôm chấm mắm nêm.

Phở cuốn rau củ là 2 món ăn giúp đỡ ngán và chống ngán cực hữu hiệu.

Ngày tết bạn có thể lại nộm su hào chua ngọt.

Hành củ muối chua…

Dưa muối chua…

Rau củ ngâm chua ngọt.

Cuộng rau muống ngâm chua ngọt giòn cay vừa ngon miệng, vừa lạ sẽ rất đắt khách ngày Tết.

Cuối cùng làmón gân bò ngâm chua ngọt: Gân bò giòn có vị chua nhẹ, được dùng kèm với ngó sen, cà rốt, hành khô ăn chống ngán, rất hấp dẫn trong những ngày có quá nhiều đồ mặn.

Bé Ăn Món Gì Cho Ngày Tết!

Không phải món ăn nào trong ngày Tết cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé mà cũng có những món rất tốt. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý chọn lọc để có thể mang đến cho con những món có lợi nhất , không làm bé béo phì thêm hay thiếu dinh dưỡng mà vẫn đủ năng lượng để vui chơi.

Các loại bánh: như bánh bông lan, bánh kem…, bánh được làm bằng chất bột có bổ sung đường ngọt hoặc bơ, dầu béo, kẹp nhân kem hay chocolate… là những thành phần có thể sinh năng lượng thuộc nhóm bột đường giúp bé mau hấp thu và tiêu hóa. Có thể cho trẻ ăn bánh nhưng chỉ nên cho ăn sau bữa ăn chính hay phụ để tránh tình trạng bé bị no ngang trước bữa ăn. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn các loại bánh không quá ngọt, ít béo để làm bé không ngấy. Luôn để mắt theo dõi và hạn chế từng món cho bé dùng, vì nếu ăn quá nhiều cũng không ổn cho bé.

Trái cây, các loại sinh tố hoặc nước ép trái cây (như cà chua, lê, dưa hấu, táo…): Ngày Tết bạn thường tỏ ra lơ là với lịch ăn uống của con, rất qua loa đại khái, vì thế món trái cây dường như bị bỏ quên. Nhưng bạn có biết, Tết là thời điểm có nhiều món béo, ngấy, trái cây rất cần thiết cho bé? Đây là nguồn cung cấp nước, chất xơ để cân đối khẩu phần ăn vốn rất nhiều năng lượng, chất béo và đạm trong những ngày Tết mà cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin quan trọng cho con người.

Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của trẻ chỉ nên cho bé ăn những loại trái cây còn tươi, sạch, không dập nát, không có những vết thâm hay úng bên trong dù bên ngoài vỏ còn tươi đẹp. Những loại trái cây như cam, bưởi, quýt… rất tốt cho những ngày Tết vì nó có chứa nhiều nước, chất xơ, giàu vitamin C, lớp vỏ dày giúp bảo quản lâu và thuận tiện khi đi ra ngoài.

Sữa và sữa chua: Trong các loại thực phẩm trữ sẵn nơi tủ lạnh cho những ngày Tết, sửa chua là món mà bạn không thể quên. Sữa chua giúp trẻ tiêu hóa tốt, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón, tiêu chảy. Có thể ăn 1-2 lần một ngày.

Uống nhiều nước: Giúp bé hấp thu, tiêu hóa và chuyển hóa tốt các chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc cần loại ra khỏi cơ thể, đặc biệt trong thời tiết Tết nắng nóng trẻ vui chơi nhiều thường mất nhiều mồ hôi.

Tăng cường các loại rau củ: Như cải bó xôi, bắp cải, rau muống, cà rốt, súp lơ, cải xoong. Ngoài tác dụng đa dạng hóa thực phẩm giúp bé ăn ngon miệng mà còn có vai trò bổ sung chất xơ, nhiều vitamin cần thiết cho bé. Có thể bé sẽ “chê” vì các món khác trên bàn ăn của gia đình đa dạng, hấp dẫn hơn. Vì vậy bạn cần dùng mẹo để giúp bé ăn rau. Có thể làm món súp rau khai vị, salad trộn sốt mayonnaise…

Tết đang đến gần, không khí mua sắm Tết đã bắt đầu nhộn nhịp. Để có những ngày Tết vui vẻ và đảm bảo sau Tết trẻ vẫn đủ sức khỏe để tiếp tục học hành, những bữa ăn ngày Tết cần được quan tâm. Muốn cho tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe trẻ phát triển theo chiều hướng tốt lên mặc dù có nhiều xáo trộn về món ăn, giờ ăn, nơi ăn… bạn cần chú ý ngay từ khâu mua và dự trữ thực phẩm, tổ chức ăn uống… sao cho phù hợp nhất với gia đình và con trẻ, tránh cho trẻ không bị “quá tải” bởi thức ăn ngày Tết.

Làm Gì Bán Tết? – 3 Món Ăn Kinh Doanh Ngày Tết Lãi Nhiều

Gần Tết nên kinh doanh gì?

Gần Tết là dịp sức mua của các mặt hàng gia dụng, thực phẩm, trang trí, may mặc, làm đẹp… đều tăng cao. Dựa theo nhu cầu cơ bản của chính mình, bạn có thể phác thảo sơ lược được mình nên kinh doanh gì dịp Tết.

Chúng ta có thể liệt kê một vài nhóm nhu cầu cụ thể:

Thực phẩm

Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu của con người. Vào ngày Tết, mức sử dụng lại càng tăng cao vì bên cạnh những món ăn cơ bản hàng ngày, người ta còn cần có mâm cũng, mâm cỗ.

Ngoài những món ăn truyền thống ngày Tết mà nhà ai cũng có, người ta còn chuộng các “của ngon, vật lạ” nhân dịp này để thiết đãi anh em, bạn bè.

Làm đẹp

Tục ngữ dân gian Việt Nam có câu “Già được bát canh, trẻ được manh áo mới” – dù trong năm có khó khăn đến thế nào thì đến Tết người ta cũng cố gắng cho mình tươm tất, đủ đầy một chút.

Giờ đây đời sống nâng cao, dân ta giàu lên thì không chỉ là “ăn no mặc ấm”, nó đã chuyển sang “ăn ngon, mặc đẹp”. Nhu cầu làm đẹp, tân trang lại bản thân dịp Tết cũng là tạo cơ hội để lại ấn tượng tốt khi gặp gỡ.

Trang trí

Phong tục dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa mỗi khi Tết về đã truyền qua bao đời nay. “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” – ai cũng muốn ngôi nhà của mình thật đẹp để đón một cái Tết an vui.

Thậm chí, việc trang trí ngày Tết với đèn hoa, câu đối, cây cảnh… còn là lúc để thể hiện mình. Bạn đừng phủ nhận: nếu nhà có cây đào, cây quất đẹp mà có khách đến chơi nhà tấm tắc khen, mình không “phổng mũi” mới lạ!

Quà biếu

Tục biếu quà ngày Tết cũng xuất phát từ truyền thống xa xưa khi mà con cái, anh em, xóm làng có chút quà biếu nhau, phần vì tăng thêm tình cảm, phần vì có chút gì đó giúp đỡ nhau cái dịp cần phải tiêu nhiều tiền này.

Tết cũng là dịp người ta hợp thức hóa món quà để mở rộng hay gắn kết các mối quan hệ có lợi hơn trong công việc. Và quà biếu Tết cũng rất đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là món ăn hay đồ trang trí ngày Tết.

Sắm sửa

Ngoài việc trang trí nhà cửa thì Tết cũng là lúc nhu cầu các mặt hàng gia dụng như ti vi, loa đài, đồ dùng nhà bếp tăng mạnh. Sau một năm vất vả làm việc thì đây là lúc bạn nhìn thấy thành quả của mình.

→ Vậy nên kinh doanh gì dịp Tết?

Kinh doanh món ăn ngày Tết – lợi đủ đường!

Rõ ràng rằng mỗi nhóm hàng đều có những tiềm năng nhất định nhưng những lợi ích mà bạn có được khi kinh doanh món ăn ngày Tết được kể đến sau đây thực sự hấp dẫn!

Tết thiếu gì nhưng không thể thiếu ăn!

Bạn có thể thấy một gia đình không mua được cái ti vi mới, không có cây đào, cây mai trang trí nhưng không thể không ăn vào ngày Tết được. Thực phẩm – ăn uống là nhu cầu thiết yếu cần phải được đảm bảo trước nhất.

Chuộng những thứ đặc biệt

Các món sản xuất công nghiệp bán ở khắp mọi nơi nhưng những thứ “của nhà làm được” đem bán lại không quá phổ biến. Mà ai chẳng muốn khác biệt với số đông! Thành thử, các món ăn tự làm, bán chút ít đợt Tết lại càng khiến người ta ưa chuộng.

Vừa bán, vừa biếu, vừa ăn

Một lợi ích nữa của việc kinh doanh món ăn ngày Tết chính là bạn có thể kết hợp được 3 thứ mình cần: đồ để kinh doanh kiếm lời, thực phẩm dùng cho gia đình và các món quà tự làm biếu Tết đầy ý nghĩa. Cái lợi 3 trong 1 này quả thực rất hấp dẫn.

Chi phí ban đầu không quá lớn, khấu hao lâu dài

Việc chỉ kinh doanh mùa vụ dẫn đến một bất cập là bạn phải đầu tư một khoản tiền lớn một lúc mà cũng chỉ kiếm lời được mấy tháng cuối năm; chưa kể kinh doanh không tốt còn lỗ nặng nữa.

Tuy nhiên, khác với kinh doanh đồ trang trí hay quần áo theo xu hướng thì bán đồ ăn có một lợi thế là dịp Tết nhu cầu tăng cao nhưng hết Tết rồi thì vẫn có người mua. Nếu bạn làm tốt thì hoàn toàn có thể biến đây thành một mặt hàng kinh doanh thường xuyên của mình.

→ Vậy làm gì bán Tết?

Làm gì bán Tết? – Gợi ý 3 món ăn kinh doanh ngày Tết

Món ăn kinh doanh ngày Tết phải đảm bảo các tiêu chí: thơm ngon, đẹp mắt và bảo quản được lâu. Không chỉ đảm bảo các yêu tố trên, 3 món ăn mà Viễn Đông gợi ý sau đây còn có lợi thế là ai cũng dùng được mà không chỉ tiêu thụ dịp Tết, giúp bạn tăng cao sức cạnh tranh cho mặt hàng của mình!

1. Kinh doanh giò chả

Món ăn đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn chính là giò chả – nguyên lý đơn giản, phổ biến và ít tốn chi phí nhất.

Tết đến thường không thiếu được giò chả, nếu các gia đình có thể tự gói giò thủ thì giò lụa lại phải đi mua; bởi lẽ, làm thủ công rất mất thời gian mà làm giò lụa bằng máy xay sinh tố thì gần như là không thể.

Giò lụa là món dễ ăn, vừa có mặt trong mâm cỗ cúng, vừa có thể ăn cơm, lại càng là mồi rượu lý tưởng. Trẻ nhỏ thích ăn giò nạc hơn là thịt nạc, người già răng yếu ăn giò cũng dễ hơn.

Để kinh doanh thì không thể thiếu được máy móc. Máy móc làm giò chả thiết yếu có thể kể đến máy xay giò chả, tủ hấp giò chả. Ngoài ra, nếu bạn muốn làm hiệu quả và chuyên nghiệp hơn thì có thể đầu tư thêm máy thái thịt, máy xay thịt và máy hút chân không.

2. Bán xúc xích, bán lạp xưởng

Bên cạnh giò chả thì xúc xích và lạp xưởng cũng là những chế phẩm từ thịt rất hấp dẫn, đặc biệt, rất được trẻ nhỏ yêu thích. Tuy nhiên các bà mẹ thường lo ngại sản phẩm công nghiệp nhiều chất bảo quản nên có xu hướng lựa chọn ở những cơ sở chế biến, sản xuất xúc xích tươi, lạp xưởng tươi có uy tín.

Một điều rất tiện lợi là bạn có thể kết hợp làm cả xúc xích, lạp xưởng và giò chả để kinh doanh vì máy móc gần như tương tự, tiết kiệm được một khoản chi phí cố định. Bạn chỉ cần có thêm máy nhồi xúc xích, máy buộc chỉ xúc xích, tủ xông khói xúc xích hoặc máy sấy lạp xưởng.

3. Bán khô gà lá chanh, kinh doanh các loại thực phẩm sấy khô

Nếu thịt bò khô đã trở thành “chân ái” thì giờ đây các tín đồ ăn vặt còn có thêm các loại khô gà, khô heo… và rất nhiều các loại thực phẩm sấy khô khác.

Các loại đồ ăn sấy khô này không cần phải chế biến, có thể bỏ ra dùng luôn nên thường trực có mặt trên bàn tiếp khách. Vừa là món ăn vặt, vừa là món ăn nhậu nên khô gà, khô bò được đón nhận từ người lớn đến trẻ nhỏ, từ các anh, các bác đến các chị, các mẹ.

Thêm nữa, việc sản xuất khô gà sẽ cạnh tranh dễ hơn là khô bò vì thị trường đang còn mới. Mặt khác, giá nguyên liệu là khô gà cũng rẻ hơn làm khô bò hay khô heo nên giá bán sẽ cạnh tranh hơn, dễ thu lợi nhuận hơn.

Thực chất với bộ thiết bị máy móc làm khô gà, bạn có thể sử dụng để làm các loại thịt sấy khô khác, rất tiện lợi và tiết kiệm.

———————————————–

Các sản phẩm máy rang hạt tại Viễn Đông

Tại Viễn Đông, sản phẩm máy rang hạt đang được chia làm 2 dòng:

Bà Bầu Ăn Gì Ngày Tết ? Món Ăn Ngày Tết Cho Bà Bầu

Món ăn ngày tết cho bà bầu Gà hầm tam thất

Nguyên liệu:

Thịt gà 500g

Tam thất 4g

Câu kỷ tử 3g

Táo tàu 3 quả

Gia vị: gừng, muối, tiêu, nước dùng vừa đủ.

Bước 1: Sơ chế thịt gà rửa sạch, ướp cùng tiêu, muối. Gừng gọt vỏ, thái sợi. Táo tàu, tam thất, câu kỷ tử rửa sạch.

Bước 2: Lót cho gừng, tam thất, câu kỷ tử dưới đáy thố, đặt gà lên trên, đổ nước dùng ngập gà, cho vào nồi đổ vừa nước hấp cách thủy, đun nhỏ lửa trong 2 tiếng là được.

Đây là món ăn nóng, có tính ấm, vị ngọt, hơi đắng, giàu giá trị dinh dưỡng từ thịt gà và các vị thuốc Đông y. Giúp bồi bổ khí huyết, rất tốt cho thai phụ.

Chân giò hầm mè đen

Nguyên liệu:

Thịt giò lợn 300g

Mè đen

Nấm tuyết

Gia vị: nước mắm, đường, hành, tỏi, dầu ăn vừa đủ.

Bước 1: Thịt chân giò rửa sạch, ướp với nước mắm, đường, gia vị, hạt tiêu, mè đen. Nấm tuyết ngâm nước cho nở mềm.

Bước 2: Bật bếp đặt chảo nóng cho dầu ăn vào phi thơm hành, tỏi, cho giò lợn đã ướp cùng mè đen vào chiên vàng.

Bước 3: Đổ ngập nước, hạ lửa nhỏ riu riu trong khoảng 30 phút thì cho nấm tuyết, đun thêm chừng 3 phút, cho hành lá vào. Tắt bếp, múc ra ăn nóng rất thơm ngon.

Đây là món ăn giàu dinh dưỡng, lại có vị mè đen, nấm tuyết kết hợp cùng nhau. Đây là những loại có vị ngọt, tính bình, vào kinh can, thận, tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch trong cơ thể.

Đặc biệt, trong mè đen có protein cùng nhiều khoáng chất, các yếu tố vi lượng, vitamin E, acid folic, vitamin PP, chất leucithin…Tác dụng bổ ích tinh huyết, nhuận táo, hoạt trường, giảm kích thích, chống viêm phù hợp cho các mẹ bầu.

Trái cây

Trong những ngày tết trái cây là một trong những thứ không thể thiếu. Được bày trí đẹp mắt để dâng lên cúng tổ tiên. Chính vì vậy trái cây luôn có mặt trong ngày tết nên bà bầu có thể ăn nhiều để bổ sung vitamin.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu ăn nhiều trái cây giúp cung cấp đầy đủ chất dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Trong trái cây có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao. Bên cạnh đó, beta-carotene, thành phần vitamin trong trái cây có tác dụng thúc đẩy sự phát triển mô và các tế bào của thai nhi. Thị giác và hệ thống miễn dịch cũng được tăng cường

Những loại quả tốt cho mẹ bầu như chuối, cam, đu đủ, kiwi, lựu, dứa, bơ, nho, táo, chanh, vải, dưa hấu, dừa tươi, thanh long, quả mận

Các loại hạt

Ngày tết trong nhà thường có các loại hạt để đãi khách. Các loại hát này giàu chất dinh dưỡng axit béo thiết yếu, vitamin, chất đạm và khoáng chất. Cần cho sự phát triển của thai nhi và mẹ thì khỏe hơn.

Đó là các loại đậu, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt hướng dương, hạt sen, quả óc chó, hạt hạnh nhân, hạt bí, hạt hướng dương,…

Riêng với quả óc chó cung cấp chất omega-3 và vitamin E rất tốt cho sự phát triển hệ thần kinh và trí thông minh của thai nhi.

Hạt dẻ cùng cung cấp nhiều protein, canxi, chất béo thiết yếu, phốt pho… giúp bổ thận và tăng cường lưu thông máu trong cơ thể mẹ bầu.

Hạt hướng dương giàu axit béo thiết yếu, vitamin, đạm và khoáng chất. Khi mua các loại hạt này, mẹ cần chọn lựa các siêu thị, cửa hàng uy tín với các sản phẩm không dùng phẩm màu.

Dưa, hành muối

Một món không thể thiếu trong ngày tết. Tuy nhiên món ăn này chỉ phù hợp cho mẹ bầu có hệ tiêu hóa tốt thôi.

Vị chua kích thích vị giác giúp mà bầu ăn ngon miệng hơn. Giúp kích thích hệ tiêu hóa tốt hơn.

Những điều lưu ý dành cho bà bầu ăn gì ngày tết ?

Hạn chế ăn nhiều món chiên rán nhiều dầu

Không nên ăn nhiều nem chua, thịt chua

Rau sống cũng là thực phẩm bà bầu nên hạn chế. Hãy thay thế bằng canh, súp

Những ngày tết thường rất mệt mỏi nên mẹ bầu nên tranh thủ dành thời gian nhiều để nghỉ ngơi

Nguồn: Tổng hợp

Món Ngon Ngày Tết Của Bạn Là Gì?

Tết là dịp bên mâm cơm đoàn viên mọi người chúc nhau an lành, thịnh vượng, vừa ôn cố tri tân, vừa thưởng thức các món ngon, vật lạ.

Ngày Tết, mâm cơm, mâm cỗ của người Miền Bắc thường có các loại giò, chả, nem, thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng, gà luộc, canh măng, rau nộm, thịt động, dưa chua… Ở Miền Trung làm sao thiếu được tôm chua thịt luộc, thịt heo, thịt bò ngâm mắm, giò bò, giò bê, hay Miền Nam phóng khoáng với bánh tét, tôm khô củ kiệu, thịt heo kho tàu, lạp xưởng, gà xé phay…

Các món ngon lần lượt xuất hiện trên mâm, nào giò, nào chả, nào dưa, nào thịt ngâm, nào chiên, nào xào, nào chưng, nào sốt, áp chảo… Các món khô bên cạnh dĩa gỏi, những chén súp bên đĩa salad, rồi đủ các loại bánh, mứt, chè, rau… cùng những sản vật trên rừng, dưới biển như cá, tôm, cua, ốc… Ngày thường, các đặc sản này vốn đã ngon, ngày Tết lại càng được đặc biệt chăm chút.

Nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo luôn muốn tự tay mình chuẩn bị cho mâm cỗ, tự tay thắp hương gia tiên. Ngày đầu năm mới, bà tỉ phú luôn xuống bếp, tự mình trổ tài nấu các món ăn để đãi bạn bè, cộng sự… Bà Thảo cho biết điều đó, vừa như một tấm lòng thành kính với tổ tiên, vừa gợi lại ký ức ngày thời còn bé sống ở Hà Nội cùng với mẹ và bà, và là dịp trổ tài nữ công gia chánh trong ngày Tết.

Dịp Tết, Tổng giám đốc Ngân hàng Á châu Đỗ Minh Toàn đưa gia đình về Phú Yên. Hai cậu con trai thường được bà nội đãi các sản vật địa phương trứ danh như bánh ít, bánh hỏi… nhưng lại lắc đầu vì đã quen với những pizza, gà rán, thức ăn hiện đại. Khoảng cách thế hệ đó nhắc tới một điều: Phong vị của Tết ngày càng da dạng, nhiều màu sắc, với những biến tấu theo nhịp sống của thời đại trong một sợi chỉ xuyên suốt lịch sử của Tết.

Hương vị Tết không chỉ gói gọn trong những nghi thức truyền thống mà còn bay xa, theo bước chân những người Việt ra bên ngoài, và các khách ngoại quốc đến Việt Nam dịp Tết.

Vậy là các món ăn đặc sắc ngày Tết cũng trở nên phong phú hơn. Đã có những biến tấu trong giai điệu Tết khi các món ăn mới, lạ mắt, lạ miệng được giới đầu bếp chuyên nghiệp lẫn các bà nội trợ. Bên mâm cơm đoàn viên, , những món mới được chế biến, chủ nhà mời khách: “Thử đi, ngại ngần chi”.

Trong sự hối hả của những ngày Tết, các bà nội trợ hiện đại muốn dành thời gian hàn huyên nhiều hơn nên thường tạo ra những món mới nhanh, đơn giản không cầu kì mà vẫn trọn vẹn hương vị.

Cũng có những người phụ nữ luôn muốn thử những điều mới trong câu chuyện bếp núc như sáng tạo ra những món mới với nguyên liệu hay ho thay vì những món nhàm chán lặp đi lặp lại.

Chị em phụ nữ nào mà “tâm lý” chút cũng sẽ rất quan tâm đến trào lưu tốt cho sức khỏe vẫn bảo đảm sự ngon miệng, độc đáo, lạ mắt… mà vẫn nồng nàn hương Tết.

Vậy là, vừa nhâm nhi, vừa chuyện trò để rồi cả chủ lẫn khách đều tấm tắc món này “ngon ve kêu”, món kia thật “quỷ khốc thần sầu”, mà hương vị đó, mỗi lần nghĩ đến nhớ về lại ứa nước miếng, thèm được ăn tiếp…

Các bài viết xin kèm theo hình ảnh, video clip (nếu có), tối đa 1.000 chữ, về những trải nghiệm món ngon trong dịp Tết ở hiện tại hoặc trong ký ức. Món ngon như thế nào, cách chế biến ra sao, ăn ở đâu, với ai, có điều gì đặc biệt…

Bài viết xin gửi về email: [email protected] . Xin vui lòng ghi rõ họ tên, số điện thoại liên lạc và số tài khoản ngân hàng.

Diễn đàn do Báo Tuổi Trẻ tổ chức với sự đồng hành của nhãn hàng Maggi, kéo dài trong thời gian 2 tháng.

Cơm hấp lá sen – món ăn của bậc vương giả

TTO – Cơm hấp lá sen là món được mệnh danh là món tiến Vua nên đòi hỏi người đầu bếp phải thật tinh tế và tỉ mỉ. Hạt sen phải chọn loại to, mẩy, trắng đều và không bị nát. Tim sen phải được lấy thật kỹ để khi hấp không bị đắng.