Món Ăn Ngày Tết Wiki / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles-hanoi.edu.vn

Món Ăn Ngày Tết: Món Ăn Ngày Tết Ba Miền

Món ăn ngày Tết ba miền

Nếu miền bắc có thịt đông do khí hậu ngày Tết ở miền bắc rất lạnh (thịt chân giò được nấu và cho gia vị vào để có vị nhạt hơn kho và mặn hơn luộc), miền trung có thịt phay hai đầu (thịt đùi luộc và cuốn khéo thế nào để khi chín và cắt ra, miếng thịt đều có da ở hai đầu) thì miền nam lại có loại thịt thấu (thịt luộc ngâm trong nước mắm đường).

Miền bắc hay dùng cá thu nướng để kho ăn dần mấy ngày Tết, cá thu kẹp nẹp tre nướng thơm vàng, kho chung với chút thịt ba chỉ, vài gióng mía hay chút trà xanh, sau khi kho, thịt cá chắc mà mềm (vì đã thấm mỡ từ miếng ba chỉ), lại thơm thơm mùi trà và dìu dịu của mía (chứ không phải vị ngọt của đường). Trong khi đó, miền trung lại kho cá với măng, cho cay quắn lưỡi để ăn cùng với rau sống, miếng măng giòn, thấm vị cay của ớt và vị ngọt của con cá nục. Còn miền nam thì lại dùng con cá lóc, một loại cá sẵn có ở đồng bằng Nam Bộ để kho.

Làm gì thì làm, nấu sao thì nấu, các bà nội trợ cũng khôn khéo pha chế để các món ăn nặng chất dầu mỡ, khó tiêu này ăn kèm với dưa cải muối chua, củ kiệu, củ hành cho dễ tiêu thực. Bởi thế cho nên lúc nào cũng có một đĩa dưa hành muối đi với đĩa bánh chưng trong mâm cỗ Xuân của người bắc, hay đĩa củ kiệu chua ngọt trong bàn nhậu của người miền nam, và lát nghệ vàng tươi trong đĩa thịt kho của người miền trung.

Không dám bàn luận nhiều về các món ăn, xin được nêu món kho khá đặc trưng của ba miền trong mấy ngày Tết:

Thịt bò kho quế miền bắc

Những miếng thịt bò nạm không dày lắm nhưng rất ngon, ướp với chút nước cốt tỏi, chút mắm muối rồi cho thịt ba chỉ cắt mỏng vào giữa, cuộn tròn lại, dùng lạt buộc chặt rồi chiên sơ trước khi cho vào nồi kho. Thả miếng thịt vào nồi nước sôi đã có sẵn xì dầu, chút đường và một miếng quế nhỏ rang thơm, nấu cho đến khi thịt mềm thì vớt ra, để nguội. Bỏ lạt và cắt thành khoanh, miếng thịt bò mềm mà chắc chứ không nát, lẫn vào mầu nâu của thịt bò là mầu trắng của mỡ heo, trong trong của lớp da heo, ăn kèm với bánh chưng hay cơm nếp thì thật là không có gì ngon bằng.

Món này thường được chuẩn bị từ ngày hai mươi chín Tết để kịp cúng trưa Ba mươi và mấy ngày Tết. Ngày thường không sẵn dưa hành ăn kèm thịt bò kho thì có thể thay bằng một đĩa gừng cắt sợi nhuyễn.

Giò heo hon miền trung

Món này được làm từ thịt chân giò (giò heo), có mầu vàng nghệ, ăn vào thơm thơm và mềm, rất được ưa dùng trong những ngày Tết ở miền trung. Thịt giò cắt miếng vuông bằng đốt tay cái ướp chung với nghệ tươi giã nát, nước mắm, muối, đường và nhất là không được thiếu chút ruốc Huế cho đậm đà. Rồi cứ việc đảo cho săn, cho chút nước xâm xấp, kho riu riu cho đến khi thịt mềm, cho thêm đậu phộng luộc chín, bóc vỏ; ai thích ăn cay có thể gia thêm chút ớt bột, hay sau khi thịt chín, cho vào trái ớt giã nhuyễn, mà nhớ là không được quên chút sả giã thật nhuyễn. Cơm nóng, ăn kèm miếng thịt hon, lại thêm chút măng muối, hay lùa chút canh chua măng nấu cua thì ngon làm sao, dù khi ăn xong, có thể nước mắt dàn dụa vì cay.

Cá kho nước dừa miền nam

Cá lóc tươi làm sạch sẽ, ướp chút muối, đường, nước cốt chanh cùng với ít thịt ba rọi cắt to bằng ba ngón tay cũng ướp như cá, đem phơi nắng khoảng một tiếng rồi lấy vào kho. Thịt cá và thịt heo đã thấm gia vị được thả vào nồi nước dừa tươi đang sôi có cho nước mắm ngon, cứ kho riu riu cho đến khi cá chín, thịt heo mềm rục, nước trong nồi trở mầu vàng nâu là nồi cá đã đạt. Lấy ra, bẻ miếng cá, khỉa một ít thịt cho vào cái bánh tráng đã để sẵn ít rau sống, các loại rau thơm, chút bún, ít dưa giá, kiệu chua, cuộn lại, chấm với chính nước cá kho thì ngon hết biết. Cá chẳng còn mùi tanh, thịt lại mềm béo ngậy trong miệng, cái ngon này đưa đẩy cái ngon kia.

NTST

Bà Bầu Ăn Gì Ngày Tết ? Món Ăn Ngày Tết Cho Bà Bầu

Món ăn ngày tết cho bà bầu

Gà hầm tam thất

Nguyên liệu:

Thịt gà 500g

Tam thất 4g

Câu kỷ tử 3g

Táo tàu 3 quả

Gia vị: gừng, muối, tiêu, nước dùng vừa đủ.

Bước 1: Sơ chế thịt gà rửa sạch, ướp cùng tiêu, muối. Gừng gọt vỏ, thái sợi. Táo tàu, tam thất, câu kỷ tử rửa sạch.

Bước 2: Lót cho gừng, tam thất, câu kỷ tử dưới đáy thố, đặt gà lên trên, đổ nước dùng ngập gà, cho vào nồi đổ vừa nước hấp cách thủy, đun nhỏ lửa trong 2 tiếng là được.

Đây là món ăn nóng, có tính ấm, vị ngọt, hơi đắng, giàu giá trị dinh dưỡng từ thịt gà và các vị thuốc Đông y. Giúp bồi bổ khí huyết, rất tốt cho thai phụ.

Chân giò hầm mè đen

Nguyên liệu:

Thịt giò lợn 300g

Mè đen

Nấm tuyết

Gia vị: nước mắm, đường, hành, tỏi, dầu ăn vừa đủ.

Bước 1: Thịt chân giò rửa sạch, ướp với nước mắm, đường, gia vị, hạt tiêu, mè đen. Nấm tuyết ngâm nước cho nở mềm.

Bước 2: Bật bếp đặt chảo nóng cho dầu ăn vào phi thơm hành, tỏi, cho giò lợn đã ướp cùng mè đen vào chiên vàng.

Bước 3: Đổ ngập nước, hạ lửa nhỏ riu riu trong khoảng 30 phút thì cho nấm tuyết, đun thêm chừng 3 phút, cho hành lá vào. Tắt bếp, múc ra ăn nóng rất thơm ngon.

Đây là món ăn giàu dinh dưỡng, lại có vị mè đen, nấm tuyết kết hợp cùng nhau. Đây là những loại có vị ngọt, tính bình, vào kinh can, thận, tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch trong cơ thể.

Đặc biệt, trong mè đen có protein cùng nhiều khoáng chất, các yếu tố vi lượng, vitamin E, acid folic, vitamin PP, chất leucithin…Tác dụng bổ ích tinh huyết, nhuận táo, hoạt trường, giảm kích thích, chống viêm phù hợp cho các mẹ bầu.

Trái cây

Trong những ngày tết trái cây là một trong những thứ không thể thiếu. Được bày trí đẹp mắt để dâng lên cúng tổ tiên. Chính vì vậy trái cây luôn có mặt trong ngày tết nên bà bầu có thể ăn nhiều để bổ sung vitamin.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu ăn nhiều trái cây giúp cung cấp đầy đủ chất dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Trong trái cây có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao. Bên cạnh đó, beta-carotene, thành phần vitamin trong trái cây có tác dụng thúc đẩy sự phát triển mô và các tế bào của thai nhi. Thị giác và hệ thống miễn dịch cũng được tăng cường

Những loại quả tốt cho mẹ bầu như chuối, cam, đu đủ, kiwi, lựu, dứa, bơ, nho, táo, chanh, vải, dưa hấu, dừa tươi, thanh long, quả mận

Các loại hạt

Ngày tết trong nhà thường có các loại hạt để đãi khách. Các loại hát này giàu chất dinh dưỡng axit béo thiết yếu, vitamin, chất đạm và khoáng chất. Cần cho sự phát triển của thai nhi và mẹ thì khỏe hơn.

Đó là các loại đậu, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt hướng dương, hạt sen, quả óc chó, hạt hạnh nhân, hạt bí, hạt hướng dương,…

Riêng với quả óc chó cung cấp chất omega-3 và vitamin E rất tốt cho sự phát triển hệ thần kinh và trí thông minh của thai nhi.

Hạt dẻ cùng cung cấp nhiều protein, canxi, chất béo thiết yếu, phốt pho… giúp bổ thận và tăng cường lưu thông máu trong cơ thể mẹ bầu.

Hạt hướng dương giàu axit béo thiết yếu, vitamin, đạm và khoáng chất. Khi mua các loại hạt này, mẹ cần chọn lựa các siêu thị, cửa hàng uy tín với các sản phẩm không dùng phẩm màu.

Dưa, hành muối

Một món không thể thiếu trong ngày tết. Tuy nhiên món ăn này chỉ phù hợp cho mẹ bầu có hệ tiêu hóa tốt thôi.

Vị chua kích thích vị giác giúp mà bầu ăn ngon miệng hơn. Giúp kích thích hệ tiêu hóa tốt hơn.

Những điều lưu ý dành cho bà bầu ăn gì ngày tết ?

Hạn chế ăn nhiều món chiên rán nhiều dầu

Không nên ăn nhiều nem chua, thịt chua

Rau sống cũng là thực phẩm bà bầu nên hạn chế. Hãy thay thế bằng canh, súp

Những ngày tết thường rất mệt mỏi nên mẹ bầu nên tranh thủ dành thời gian nhiều để nghỉ ngơi

Nguồn: Tổng hợp

Món Ăn Ngày Tết Ở Nhật

Mấy hôm nay Mira đi siêu thị đã thấy rộn ràng không khí Tết, nhất là ở quầy thực phẩm đầy ắp những món ăn hấp dẫn, đẹp mắt và “lạ lùng”, vì ngày thường không thấy mà mấy ngày hôm nay lại thấy. Hỏi ra mới biết đó là những món ăn chỉ được dùng trong dịp Tết ở Nhật gọi là Osechi ryori. Người Việt Nam mình quan niệm Tết đến là không nấu nướng, không quét nhà trong 3 ngày Tết mà chỉ tập trung ăn chơi, đánh bài hehe phải không nè? Người Nhật cũng giống vậy, phong tục, tập quán của họ cũng quan niệm 3 ngày Tết là những ngày để nghỉ ngơi và thư giãn, do vậy phụ nữ được quyền không nấu nướng trong những ngày đó … Nhưng họ phải nấu nướng trước những ngày đó để chuẩn bị những món ăn ngày tết ở Nhật thật đặc biệt cho năm mới. Những món ăn đó chính là osechi ryori, sẽ được nấu sẵn và cho vào những chiếc hộp sơn mài gọi là Jubako (重箱), nhìn giống giống hộp cơm Bento của Nhật. Và thế là trong 3 ngày Tết, người Nhật chỉ việc lấy đồ ăn đã chuẩn bị sẵn trong hộp ra mà ăn thôi.

Vào những ngày xưa, những món osechi thường là những món truyền thống của Nhật được nấu với rượu ngọt mirin, đường và nước tương Nhật. Ngoài ra, mỗi món ăn ngày tết ở Nhật đều có tên gọi mang ý nghĩa may mắn hay cầu chúc hạnh phúc cho năm mới. Tuy nhiên, ngày nay, những món ăn osechi truyền thống đã được biến tấu với những cải biến mới mang tính hiện đại, quốc tế và tiện nghi hơn. Mira nói vậy có nghĩa là những hộp đồ ăn osechi ngày nay không chỉ còn gói gọn trong phạm vi những món ăn truyền thống của Nhật nữa, mà đã được mở rộng ra nước ngoài như Chinese-style osechi, Westernized osechi… Còn về mặt tiện nghi và hiện đại đó là ngày xưa các bà, các cụ phải tự làm osechi ở nhà thì giờ họ có thể ra siêu thị, department store để mua đồ ăn làm sẵn, hay ngay cả cửa hàng 24/24 convenient store cũng có bán đồ ăn osechi làm sẵn luôn.

Tuy nhiên, với quan niệm “tiền nào của nấy”, để có được những hộp đồ ăn osechi thượng hạng, người Nhật sẵn sàng bỏ ra 1 số tiền lớn để đặt mua những hộp đồ ăn được chuẩn bị bằng các nguyên liệu cao cấp bởi những đầu bếp ở những nhà hàng nổi tiếng….

Ý nghĩa của 1 món ăn ngày tết ở Nhật như sau:

Ebi: Tôm hầm với sake và soy sauce

Tazukuri: cá mòi phơi khô nấu với nước tương. Chữ Tazukuri viết theo Hán tự là 田作りcòn có nghĩa bóng là một mùa lúa bội thu !

Nishime: các loại rau củ kho với mirin, đường và soysauce, giống mấy món ăn chay ở Việt nam mình nhưng ngọt hơn 1 tí vì người Nhật không nêm với muối mà toàn nêm đường và mirin.

Kamaboko: chả cá Nhật với 2 màu trắng và hồng xếp xen kẽ, tượng trưng cho hình ảnh mặt trời mọc ở Nhật – Japan rising sun.

Datemaki: Trứng chiên kiểu Nhật cuộn với tôm và cá. Món ăn này được xem là món ăn may mắn, mang lời chúc phúc vào năm mới

Konbu maki: rong biển, món ăn này có phát âm tương tự từ “yorokobu”, hạnh phúc, nên rong biển được xem như món ăn mang ý nghĩa chúc phúc trong năm mới

Kuro-mame: Black soybeans, từ mame cũng có nghĩa là sức khỏe nên món này mang ý nghĩa hàm chúc sức khỏe đầu năm.

Kazunoko: trứng cá trích, từ này còn có nghĩa là đông con (Kazu: nhiều – Ko: con nít), nên mang ý nghĩa hàm chúc gia đình sẽ có nhiều con cháu trong năm mới .

Bé Ăn Món Gì Cho Ngày Tết!

Không phải món ăn nào trong ngày Tết cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé mà cũng có những món rất tốt. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý chọn lọc để có thể mang đến cho con những món có lợi nhất , không làm bé béo phì thêm hay thiếu dinh dưỡng mà vẫn đủ năng lượng để vui chơi.

Các loại bánh: như bánh bông lan, bánh kem…, bánh được làm bằng chất bột có bổ sung đường ngọt hoặc bơ, dầu béo, kẹp nhân kem hay chocolate… là những thành phần có thể sinh năng lượng thuộc nhóm bột đường giúp bé mau hấp thu và tiêu hóa. Có thể cho trẻ ăn bánh nhưng chỉ nên cho ăn sau bữa ăn chính hay phụ để tránh tình trạng bé bị no ngang trước bữa ăn. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn các loại bánh không quá ngọt, ít béo để làm bé không ngấy. Luôn để mắt theo dõi và hạn chế từng món cho bé dùng, vì nếu ăn quá nhiều cũng không ổn cho bé.

Trái cây, các loại sinh tố hoặc nước ép trái cây (như cà chua, lê, dưa hấu, táo…): Ngày Tết bạn thường tỏ ra lơ là với lịch ăn uống của con, rất qua loa đại khái, vì thế món trái cây dường như bị bỏ quên. Nhưng bạn có biết, Tết là thời điểm có nhiều món béo, ngấy, trái cây rất cần thiết cho bé? Đây là nguồn cung cấp nước, chất xơ để cân đối khẩu phần ăn vốn rất nhiều năng lượng, chất béo và đạm trong những ngày Tết mà cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin quan trọng cho con người.

Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của trẻ chỉ nên cho bé ăn những loại trái cây còn tươi, sạch, không dập nát, không có những vết thâm hay úng bên trong dù bên ngoài vỏ còn tươi đẹp. Những loại trái cây như cam, bưởi, quýt… rất tốt cho những ngày Tết vì nó có chứa nhiều nước, chất xơ, giàu vitamin C, lớp vỏ dày giúp bảo quản lâu và thuận tiện khi đi ra ngoài.

Sữa và sữa chua: Trong các loại thực phẩm trữ sẵn nơi tủ lạnh cho những ngày Tết, sửa chua là món mà bạn không thể quên. Sữa chua giúp trẻ tiêu hóa tốt, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón, tiêu chảy. Có thể ăn 1-2 lần một ngày.

Uống nhiều nước: Giúp bé hấp thu, tiêu hóa và chuyển hóa tốt các chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc cần loại ra khỏi cơ thể, đặc biệt trong thời tiết Tết nắng nóng trẻ vui chơi nhiều thường mất nhiều mồ hôi.

Tăng cường các loại rau củ: Như cải bó xôi, bắp cải, rau muống, cà rốt, súp lơ, cải xoong. Ngoài tác dụng đa dạng hóa thực phẩm giúp bé ăn ngon miệng mà còn có vai trò bổ sung chất xơ, nhiều vitamin cần thiết cho bé. Có thể bé sẽ “chê” vì các món khác trên bàn ăn của gia đình đa dạng, hấp dẫn hơn. Vì vậy bạn cần dùng mẹo để giúp bé ăn rau. Có thể làm món súp rau khai vị, salad trộn sốt mayonnaise…

Tết đang đến gần, không khí mua sắm Tết đã bắt đầu nhộn nhịp. Để có những ngày Tết vui vẻ và đảm bảo sau Tết trẻ vẫn đủ sức khỏe để tiếp tục học hành, những bữa ăn ngày Tết cần được quan tâm. Muốn cho tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe trẻ phát triển theo chiều hướng tốt lên mặc dù có nhiều xáo trộn về món ăn, giờ ăn, nơi ăn… bạn cần chú ý ngay từ khâu mua và dự trữ thực phẩm, tổ chức ăn uống… sao cho phù hợp nhất với gia đình và con trẻ, tránh cho trẻ không bị “quá tải” bởi thức ăn ngày Tết.