Món Ăn Ngon Bổ / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Raffles-hanoi.edu.vn

Một Món Ăn Ngon, Bổ Và Rẻ.

Ở Việt Nam, nhất là miền Bắc, thịt chó được một bộ phận dân cư đặc biệt ưa chuộng. Trong dân gian món này được gọi là “thịt cầy”, “cây còn” ( nói lái của “con cầy”), thậm chí dịch là “mộc tồn” (“mộc” là “cây”, “tồn” là “còn”), “nai vườn”… Họ thường truyền tụng câu thơ:

Sống trên đời ăn miếng dồi chó Chết xuống âm phủ, biết có hay không?

Thịt chó thường được các đầu bếp Việt Nam chế biến thành các món: thịt luộc (biến thể là hấp hoặc phay); dồi nướng; lòng hấp; thịt nướng (biến thể là quay, chả chìa); nhựa mận (biến thể là xào lăn); xáo măng (biến thể là lẩu). Các gia vị chính để chế biến món thịt chó là: sả, riềng, mẻ, mắm tôm. Các đồ ăn và rau thơm đi kèm: bánh đa, húng chó, hành sống, mơ tam thể, củ sả, ớt trái, v.v. Tuy phổ biến khái niệm “thịt chó 7 món”, “cầy tơ 7 món”, nhưng đó chỉ là con số có tính giả định, thực tế số lượng các món thịt chó có thể nhiều ít tùy theo người đầu bếp. Tuy thịt chó thường đi liền với húng chó, riềng, sả… nhưng đặc biệt nhất vẫn là mắm tôm vì nhiều người đánh giá nếu thiếu mắm tôm thì thịt chó mất ngon một nửa.

Tại đường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội, dọc theo đê Yên Phụ có hàng loạt nhà hàng thịt chó mà người ta thường gọi đùa là “Liên hiệp các xí nghiệp thịt chó”, trong đó có những cửa hàng đã trở thành thương hiệu như Anh Tú, Trần Mục. Các nhà hàng ở đây được xây dựng có dạng nhà sàn, các ô cửa sổ quay ra phía ngoài của đê. Trong nhà hàng, người ta ngồi bằng tròn trên những mảnh chiếu xếp lần lượt cạnh nhau. Kiểu thưởng thức như vậy mới là cách của người sành ăn món này.

Nhiều người nghiện thịt chó ở Sài Gòn nhận xét: Đã là quán thịt chó phải mang “phong cách bầy hầy, dơ dơ” mới ngon. Nhưng theo Đài BBC: gần đây, ở khu vực chợ Ông Tạ Sài Gòn, xuất hiện một nhà hàng thịt cầy khá sang trọng.

Đồ uống thường sử dụng với thịt chó là rượu đế; bia cũng được dùng nhưng ít hơn hình như chỉ thấy ở Hà Nội mới có quán bia hơi thịt chó.

Dân nhậu đặc biệt đánh giá cao loại mồi này, theo họ thì nó là loại bắt rượu nhất. Thịt chó cũng là loại thịt duy nhất có thể gây “nghiện”, nếu đã biết ăn thịt chó nếu một tháng không ăn một lần thì quả là khó, ăn hồm trước đến chán ngay hôm sau đã lại thấy có cảm giác thèm thèm.

Tuy nhiên, theo quan niệm của mọi người, nhất là dân làm ăn, ăn thịt chó được coi là sẽ bị “vận đen” nên người ta chỉ thường ăn vào những ngày cuối tháng, từ khoảng ngày 22 Âm lịch trở đi nhằm “giải đen”. Những ngày cuối năm âm lịch thịt chó rất đắt hàng. Do thịt chó có tính “ôn” ăn với các gia vị tính nóng đi kèm nên ở Hà Nội, nếu là ngày cuối tháng mà lại có mưa thì thịt chó bán rất đắt, có khi lại không đủ cung ứng cho người mua.

Một vài người phương Tây khi tới Hà Nội cũng tò mò và thường muốn được dùng thử. Nhiều người lại coi việc giết chó là dã man nhưng không nói vì lịch sự.

Trong ca dao Việt Nam có gián tiếp nhắc đến món thịt chó:

Hiện ở Việt Nam số người thích món thịt cầy ngày càng nhiều hơn nên cung luôn hụt so với cầu ; hiện nay, ngoài việc nuôi chó thịt có khi còn phải nhập khẩu thêm từ Lào, Campuchia để cung ứng cho thị trường. Cũng chính vì đó mà nạn bắt trộm chó cũng hoành hành rất dữ, có nơi được ví như “cẩu tặc”. Vì vậy việc ăn thịt chó không nên được khuyến khích vì nó bị nhiều người đánh giá là dã man và còn có tác dụng khuyến khích nạn bắt trộm chó phát triển. Ngoài việc mất đi con vật yêu còn có vấn đề sử dụng bả để bắt chó đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của thịt và gây độc hại cho người ăn.

Món Ăn Ngon Bổ Dưỡng Từ Cá Diếc

Cá diếc còn gọi là tức ngư, là một loài cá nước ngọt, có thịt dày, vị thơm, là món ăn ngon và lành. Theo Đông y, cá diếc có tính vị bình hòa, không độc, tác dụng bổ tỳ, vị, hành thủy, tiêu thũng, chỉ khát, làm se, sát khuẩn, nên được sử dụng trong điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau.

Cá diếc còn gọi là tức ngư, là một loài cá nước ngọt, có thịt dày, vị thơm, là món ăn ngon và lành. Theo Đông y, cá diếc có tính vị bình hòa, không độc, tác dụng bổ tỳ, vị, hành thủy, tiêu thũng, chỉ khát, làm se, sát khuẩn, nên được sử dụng trong điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau.

Thịt cá diếc chứa nhiều dinh dưỡng: protein chiếm 17,7%, lipit 1,8%, và nhiều khoáng chất như canxi 70mg%, phốt pho 152mg%, sắt 0,8mg%, nhiều vitamin các loại như: B1, axit nicotinic… Chính vì vậy, cá diếc được dùng cho những người bệnh lâu ngày, cơ thể suy nhược, gầy còm ốm yếu, khí huyết bất túc khiến ăn uống kém, ợ chua, hoặc tỳ hư phù nề, tiểu tiện khó…

Đặc biệt, cháo cá diếc rất thích hợp cho phụ nữ có thai ba tháng đầu bị ốm nghén với các triệu chứng như mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, da xanh, lợm giọng, buồn nôn, ứa nước dãi hoặc nôn oẹ thực sự, thậm chí ăn uống thứ gì là nôn vọt ra thứ ấy, có khi đã nôn hết thức ăn rồi mà vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi, dịch mật hoặc nôn khan.

Một số món ăn, bài thuốc từ cá diếc:

Cháo cá diếc, táo đỏ: Cá diếc 250g, táo đỏ 50g, gạo lứt 100g, hành, gừng, rượu vang, muối tinh vừa đủ. Cách làm: Cá diếc đánh vảy, bỏ mang và nội tạng, rửa sạch cắt miếng, cho vào nồi, cùng với nước, rượu vang, hành, gừng, muối nấu chín nhừ, dùng sàng lọc bỏ bã, lấy nước, cho gạo đãi sạch, táo đỏ thêm nước vừa đủ, đun nhỏ lửa từ từ đến khi hạt gạo nở ra, nêm muối vừa ăn. Dùng cho các chứng bụng lạnh đau do tràng vị bất hòa, chống nôn mửa, chân tay phù thũng…. Ngày 1 bát, chia ăn vài lần. Dùng trong 3 – 5 ngày.

Cháo cá diếc, bạch truật: Cá diếc 50g, bạch truật 10g, gạo tẻ 30g. Cách làm: Cá diếc đánh vảy, bỏ nội tạng; sắc kỹ bạch truật bỏ bã lấy nước, cho gạo và cá vào nấu thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho thai phụ tỳ vị hư yếu, mệt mỏi, nôn mửa, đại tiện lỏng nát.

Canh cá diếc củ cải: Cá diếc 200g, củ cải 200 – 400g. Cách làm: Cá diếc mổ bỏ ruột, rửa sạch; củ cải rửa sạch, cắt khúc; cho cá và củ cải vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ (có thể cho thêm khế cùng hầm). Khi ăn thêm dấm hoặc vắt chanh. Ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp đầy bụng, lạnh bụng không tiêu, ăn kém, suy nhược cơ thể. 5 ngày là một liệu trình.

Canh cá diếc, sa nhân: Cá diếc 1 con, sa nhân 3g, hành và gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch, cho sa nhân vào trong bụng rồi kho nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: Lý khí ôn vị, tiêu thũng cầm nôn. Dùng cho thai phụ nôn mửa, tinh thần mỏi mệt, tay chân rã rời, có thể có phù nhẹ hai chi dưới.

Canh cá diếc, sa nhân, gừng tươi: Cá diếc 2 con, lá tía tô 15g, sa nhân 6g, gừng tươi 6 lát. Cách làm: Lá tía tô, sa nhân và gừng tươi rửa sạch. Cá diếc đánh vảy, mổ bụng, bỏ hết nội tạng, rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, cho đủ nước, dùng lửa nhỏ hầm thật kỹ khoảng 2 – 3 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Kiện tỳ hành khí, hòa vị chỉ ẩu. Dùng thích hợp cho thai phụ tỳ hư khí trệ mà nôn và buồn nôn nhiều, ăn kém, chậm tiêu, ngực bụng đầy trướng, mệt mỏi, đại tiện lỏng nát, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhợt…

Lưu ý: Người có urê máu cao không nên ăn cá diếc.

Theo SKDS

Cùng Danh Mục:

Món Ăn Từ Gấc Ngon Và Bổ Dưỡng

Gấc là cây thực phẩm đặc biệt ở nước ta. Trái Gấc có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và rất nhiều loại vitamin. Các món ăn chế biến từ Gấc vừa bổ dưỡng vừa có tác dụng chữa trị và phòng ngừa được nhiều loại bệnh ở trẻ em và người lớn…

Kết quả nghiên cứu khoa học cho biết, trong trái Gấc có chứa hàm lượng cao một số chất dinh dưỡng, nhân hạt gấc có chứa 55,3% lipít (chất béo); 16,6% protein (đạm); 2,9% gluco; 2,8% xenlulo; 6% nước; 11,7% chất khoáng; 2,9% chất vô cơ; 1,8% tanin… Ngoài ra còn có một lượng nhỏ các men photphotoba, invedaxa, nhất là có hàm lượng beta caroten (tiền vitamin A) rất cao… Vì thế, Gấc không chỉ giúp trẻ em phòng chống khô mắt, mờ mắt, phát triển trí tuệ, giúp phụ nữ có làn da hồng hào, tươi trẻ, tăng sức đề kháng với bệnh tật mà còn giúp nam giới ngăn chặn nguy cơ ung thư gan, u xơ tuyến tiền liệt…

Ở miền Nam, trái Gấc hầu như có quanh năm, còn ở miền Bắc Gấc thường chín vào dịp cuối đông. Khi chọn Gấc, nên chọn những trái có dáng tròn đều, gai nở, vỏ ngoài màu đỏ cam, cầm nặng tay và quả còn nguyên vẹn, không bị vỡ hoặc giập vì sẽ mau hỏng không để lâu được. Gấc có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn.

Xôi Gấc

Thịt trái Gấc được sử dụng để nấu các loại xôi, gọi là xôi Gấc. Vì sắc đỏ rất đẹp nên xôi Gấc được dùng nhiều trong các cuộc khao vọng, đình đám, các dịp lễ tết hay cưới hỏi.

Xôi Gấc là món ăn truyền thống của người dân Việt Nam.

Người ta dùng cơm trái Gấc và màng hạt Gấc, chế thêm một ít rượu trắng để trộn lẫn với gạo nếp sau đó đem nấu thành xôi, giúp cho món xôi có màu đỏ tươi và thơm ngon hấp dẫn. Đặc biệt, khi ăn xôi Gấc nhớ đừng bỏ lớp màng bao quanh hạt (áo hạt) vì phần này chứa các chất có tác dụng chống lão hóa, duy trì sự trẻ đẹp.

Xôi Gấc truyền thống là nấu gạo nếp với Gấc, nhưng để thay đổi hương vị, người ta còn làm Xôi Gấc đậu phộng. Gạo nếp vo sạch rồi ngâm nước qua đêm, vớt nếp ra để ráo. Đậu phộng cũng ngâm cho nở rồi nấu chín mềm. Trái Gấc bổ đôi, lấy thịt Gấc đánh nhuyễn với ít rượu trắng, sau đó trộn đều Gấc với nếp, rồi đậu phộng, muối, đường. Cho tất cả vào xửng hấp khoảng 20 phút, mở nắp rưới nước cốt dừa lên, trộn đều, đậy nắp lại nấu thêm đến khi nước dừa thấm và xôi chín mềm. Múc xôi ra đĩa ăn nóng, có thể tùy ý rắc thêm dừa tươi nạo.

Bánh chưng Gấc:

Bánh chưng Gấc cũng được làm tương tự: Gạo nếp vo sạch, ngâm nước qua đêm, vớt nếp để ráo rồi trộn với thịt Gấc đánh nhuyễn với một chút xíu rượu trắng. Sau đó gói và luộc bánh chưng như bình thường. Bánh chưng Gấc có màu đỏ đẹp, rất hấp dẫn. Ngoài ra, còn rất nhiều loại bánh làm từ Gấc như Bánh gai Gấc, Bánh ít Gấc, Bánh tét Gấc, Bánh in Gấc…

Bò kho Gấc:

Thịt bò kho Gấc cũng là món dễ làm và khá đặc biệt nhờ hương vị và màu sắc của Gấc. Thịt bò lựa thịt bắp hoặc gàu tùy ý thích, rửa sạch, cắt miếng vuông. Gấc tách lấy thịt, trộn đều với ít rượu trắng. Ướp thịt bò với Gấc, nước mắm, bột ngọt, đường và gừng tươi đập giập. Bắc nồi lên, cho dầu Gấc vào, dầu sôi, cho thịt bò vào xào cho đến khi săn lại, thêm nước vào rồi nấu tiếp đến khi thịt bò thấm và mềm là được. Có thể kho bằng nồi áp suất cho nhanh mềm. Món bò kho này dùng với cơm trắng rất ngon

Các món xốt Gấc:

Gấc cũng có thể dùng nấu trong các món hải sản như món Cá xốt Gấc. Cá điêu hồng hoặc các loại cá tùy thích đem ướp với ít muối rồi chiên vàng, để ráo dầu. Thịt Gấc hòa với rượu trắng. Bắc chảo lên bếp, đổ vào chảo ít dầu Gấc, dầu nóng cho hành tỏi băm nhuyễn vào phi thơm, cho tiếp cà chua băm nhuyễn cùng thịt Gấc vào, nêm nếm gia vị nước xốt cho vừa ăn. Nếu thích ăn cay, hãy thêm chút tương ớt, rưới nước xốt lên cá. Món xốt này dùng nóng với cơm trắng.

Các món ngon từ Gấc.

Biến tấu một ít với nguyên liệu, bạn sẽ có ngay món Chả cua xốt Gấc khá lạ và thích hợp cho trẻ nhỏ. Xốt Gấc cũng chế biến như món Cá xốt Gấc, nhưng chỉ xào Gấc và nêm nếm gia vị, không cho cà chua băm nhuyễn vào mà thay bằng hành tây cắt sợi. Cua nguyên con hấp chín, gỡ lấy thịt, trộn với giò sống và một ít xốt Gấc cho đều rồi vo viên, đem hấp chín. Khi ăn, rưới xốt Gấc lên trên mặt chả cua, dùng món khi còn nóng càng ngon.

Ngoài ra, có rất nhiều món được chế biến với Gấc như Sườn Xào Gấc; Mực Nướng Gấc; Cá Xốt Gấc; Salad Gấc; Giò sống nấu Gấc; Tôm xào Gấc; Súp Gấc; Cơm rang Gấc; Gà quay xôi Gấc hạt Sen…

Cơm Gấc cuộn rong biển:

Cơm Gấc cuộn rong biển.

Món cơm Gấc cuộn rong biển cũng dễ chế biến. Gạo vo sạch ngâm khoảng 30 phút rồi cho vào nồi nấu sao cho như cơm làm sushi (món ăn của Nhật Bản). Hòa tan giấm gạo, đường, dầu Gấc và muối. Cơm chín đổ ra khay, rưới hỗn hợp giấm Gấc vào cơm khi còn nóng, rồi vừa trộn vừa xới cho cơm thấm đều và ráo hơi nước. Trải miếng rong biển ra, rải một lớp cơm mỏng, cho một ít xốt mayonnaise, xếp thanh cua hoặc tôm luộc chín bóc vỏ lên, cuộn tròn lại cho chặt tay. Cắt cuộn cơm thành từng khoanh vừa ăn, dùng cơm với nước tương.

Lá Gấc non thái chỉ còn được dùng như một loại gia vị không thể thiếu trong món củ niễng xào rươi, một món ăn đặc biệt ở miền Bắc.

Các món ăn dùng dầu Gấc:

Chế biến những món ăn từ Gấc, hoặc nêm vài giọt dầu Gấc vào các món thường ngày giúp món ăn có màu đỏ đẹp tự nhiên để hấp dẫn và thêm bổ dưỡng cho con trẻ. Các món ăn có thể tận dụng thành phần Gấc là Chả giò Gấc; Trứng chiên dầu Gấc; Thịt cá kho, tôm rim, rau củ xào… thậm chí là món mì gói đơn giản cho thêm vài giọt dầu Gấc sẽ tăng thêm bổ dưỡng và bắt mắt.

Những điều cần lưu ý khi dùng Gấc:

Vitamin A là loại vitamin tan trong dầu. Trong cơ thể, nó được tích trữ ở gan nên nếu dùng lâu ngày có thể gây ngộ độc. Ngộ độc cấp do dùng vitamin A quá liều gây tăng áp lực nội sọ, với các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, nôn, thóp phồng ở trẻ còn bú, đau đầu vùng chẩm ở người lớn.

Chính vì vậy, việc bổ sung beta caroten từ nguồn thực phẩm là biện pháp an toàn và hiệu quả, vì beta caroten hoàn toàn không độc, nó chỉ chuyển dạng tùy theo nhu cầu của vitamin A trong cơ thể. Nếu dùng quá nhiều beta caroten chỉ gây vàng da, khi ngừng bổ sung beta caroten hiện tượng này sẽ hết và cũng không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe.

Người lớn mỗi ngày chỉ nên dùng 1-2ml dầu Gấc, chia làm 2 lần, dùng trước bữa ăn. Khi đã dùng dầu Gấc, chú ý không ăn đồng thời các rau quả giàu beta caroten như bí đỏ, cà rốt, đu đủ… trong cùng một ngày hoặc liên tục trong một thời gian, để tránh gây vàng da.

Trong quá trình sử dụng dầu Gấc, khi thấy có dấu hiệu vàng da thì nên tạm ngừng. Nếu người dùng là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chuẩn bị có thai hoặc đang mang thai, trước khi dùng dầu Gấc nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa để có hướng dẫn cụ thể.

Châu Quyên (St)

Dưỡng Huyết Bổ Can Thận Với Món Ăn Thơm Ngon Bổ Dưỡng Từ Cá Mực

Cá mực là món ăn thuốc rất tốt, chữa được nhiều bệnh của phụ nữ như các chứng bệnh xích bạch, lậu hạ, kinh tụ, huyết bế, ẩm thực thũng thống, hàn nhiệt chưng hà…

Theo Đông y, cá mực vị mặn, tính bình, bổ âm dưỡng huyết thông kinh khứ ứ, bổ can thận, chữa di tinh xuất tinh sớm phụ nữ kinh nguyệt không đều, ít sữa Ngoài ra, cá mực còn có công hiệu giải độc gan phòng tiểu đường chống mệt mỏi chống suy lão.

Trong cá mực có nhiều protid lipid các axit amin các vitamin A, B1, B2, B12, D, E và các chất vi lượng như đồng, kẽm…

Cá mực được dùng làm thuốc trong những trường hợp sau:

Dưỡng âm bổ huyết: Dùng cho người tỳ vị hư nhược thiếu máu giảm sức miễn dịch phụ nữ huyết hư, bế kinh khí hư băng huyết. Cá mực 300g ớt xanh 100g, gừng, hành tỏi rượu vang, dấm, đường, xì dầu lượng vừa dùng (cá mực thái sợi) làm món xào.

Bổ huyết tăng sữa: Nấu canh mực khô với giò heo hoặc thịt heo cho sản phụ ăn cái uống nước

Chống ợ chua: Nấu canh mực ăn cái uống nước.

Chữa mờ mắt, chảy nước mắt sống: Khi dùng canh mực chữa bệnh thì dùng nước canh là chính vì mực khô cứng khó tiêu có thể ảnh hưởng xấu đến bộ máy tiêu hoá.

Đại bổ tỳ thận chữa suy nhược thần kinh và thể lực: Mực 3 con (khoảng 600g) hạt sen 10g, khoai mài 300g bạch quả nhân 10g, tôm to 100g, tương cà chua 30g hành tây 2 củ (50g), bơ 15g. Tôm nõn hoặc tôm khô ngâm mềm, thái mỏng. Mực bỏ râu, phủ tạng. Khoai mài thái lát mỏng. Hạt sen tươi nếu khô ngâm mềm bỏ tâm sen Tất cả trộn đều với ít muối rồi cho vào bụng mực, khâu lại, phết bơ mỏng ra ngoài, nướng chín, cắt khoanh dây 3cm xếp vào đĩa.

Kinh nguyệt lượng ít kéo dài: Mực 500g, gừng nướng 6g thái lát cho vào nồi nước nấu chín, thêm gia vị. Ngày ăn 1 lần, ăn liền trong 3 – 5 ngày.

Kinh nguyệt nhiều do khí hư: Cá mực 300g, hoa tề thái tươi 30g, hành tiêu dầu muối (cọng hành trắng giã nhuyễn), ướp mực với hành muối tiêu. Cho nước nấu canh.

Hoạt huyết hoá ứ, lý khí, giảm đau: Tài liệu nói thích hợp tiểu đường kèm viêm tiền liệt tuyến Mực 1 con đào nhân 6g. Nấu canh để ăn.

Tư âm, bổ hư: Phụ nữ sinh con huyết hư máu kinh nhiều, mất máu nhiều nên ăn mực thì cực tốt (theo sách). Cá mực khô 1 con, đương quy 25g. Cho nước ninh nhừ. Chữa kinh ít, bế kinh.

Kinh ra trước kỳ, băng lậu: Cá mực khô 1 con sinh địa hoàng 30g. Cho nước vào ninh nhừ để ăn.

Thông sữa: Cá mực khô 1 con, chân giò lợn 1 cái. Ninh nhừ để ăn. Ăn liền 3 ngày.

Bổ thận tráng dương: 3 con cá mực tươi làm sạch (bỏ mai, bỏ ruột…). Hạt sen 30g (ngâm mỡ bỏ tâm) giã nát hoài sơn 300g, nấu chín, giã nhuyễn, tôm nõn 100g, chân giò hun khói 200g thái nhỏ. Tất cả (trừ mực) trộn đều với muối gia vị (vừa ăn) rồi nhồi vào khoang mực buộc lại. Xào 200g hành thái lát cho thơm, nêm gia vị chờ dùng.

Mực đã nhồi được rán, một lúc cho rượu xì dầu và lượng nước vừa phải. Cuối cùng cho hành đã xào và gia vị đảo đều là được, chia ra mấy lần ăn trong ngày.

Bổ khí huyết: Mực tươi 600g tỏi băm 100g, tiêu đen giã dập nát 1 thìa con, nước tương nhạt 1 thìa con, đường 1 thìa con. Rau mùi xào vàng tỏi rồi cho mực vào. Sau đó cho gia vị đun cho mực trắng ra. Rắc mùi, ăn nóng.

Chú ý:

– Nên ăn mực tươi không qua ướp đá.

– Do mực chứa nhiều cholesterol nên người có mỡ máu cao phải hạn chế.

– Khi chế biến thức ăn nên nướng, xào, không nên rán.