Món Chay Ngày Phật Đản / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles-hanoi.edu.vn

Bạn Trẻ Ăn Chay Ngày Phật Đản

Trong ngày đại lễ Phật đản Phật Lịch 2556, hàng nghìn bạn trẻ tại Huế đã tìm đến những cửa hàng chay hoặc tự đi chợ về nấu mâm cơm chay để tịnh tâm, chiêm nghiệm cuộc sống theo quan điểm của đạo Phật.

Từ sáng sớm 5/5 (tức rằm tháng tư), quán chay Liên Hoa trên đường Lê Quý Đôn, TP Huế (Thừa Thiên – Huế) đã đông nghịt khách. Trong đó có không ít cô gái ăn vận giản dị gọi những món chay và thưởng thức một cách ngon lành. Giá cơm chay ở Huế khá rẻ, thường một đĩa 15.000 đồng, còn bún, lẩu chay thì cao hơn.

“Không phải đến ngày đại lễ Phật đản tụi em mới đi ăn chay mà việc này được duy trì trong gia đình vào mỗi dịp rằm, ba mươi hàng tháng và giỗ chạp”, bạn Văn Thị Lại, quê Phú Vang cho biết. Lại đã tìm đến những quán chay nổi tiếng ở Huế để học cách nấu. Đợt này do trời nóng nên cô quyết định đi ăn chay tại quán, chứ trước đây hầu như đều tự đi chợ mua thực phẩm về nấu theo khẩu vị riêng.

Với cô gái nhỏ nhắn Hoàng Thị Ngọc Anh, sinh viên ĐH Khoa học Huế, trước khi “tập” ăn chay, cô đã lên mạng tìm hiểu. Biết được việc này không ảnh hưởng đến sức khỏe mà ngược lại giúp sống lâu vì cơ thể được tiếp một lượng sinh tố và khoáng chất ở trong thảo mộc, tốt hơn nhiều so các chất bổ trong thịt và đặc biệt góp phần bảo vệ môi trường, Ngọc Anh đã quyết định mỗi tháng ăn chay ít nhất 5 lần.

“Lần đầu thực sự em không thích thú lắm nhưng ăn nhiều thấy hay hay và đôi khi cũng muốn thay đổi khẩu vị. Nhờ ăn chay mà em giảm cân hơn trước, eo cũng thon thả hơn”, Ngọc Anh bật mí. Lễ Phật đản lần này, Ngọc Anh đã rủ thêm gần chục bạn học về nhà nấu món chay. Cô gái tỏ ra nhanh nhẹn với cách chế biến những món từ rau, đậu phụ, khoai tây.

Với bạn Bùi Thị Quỳnh Vy, quê Quảng Ngãi, ra Huế học đại học cũng là thời gian Vy “nghiền” món chay. Ở Huế ngày thường không quá khó tìm một quán ăn chay nhưng Vy thích nhất là được ăn tại nhà chùa do các bà và ni cô nấu. Bạn trai từ Vũng Tàu ra chơi cũng bị cô bạn “bắt cóc” lên chùa ăn chay.

Theo các nhà nghiên cứu, hơn 80% dân số Huế hiện nay theo đạo Phật. Từ thời xa xưa, nếp sống của vua chúa, quan lại đến thường dân đã sớm chịu ảnh hưởng của Phật giáo nên việc ăn chay bắt nguồn từ đó và được người Huế duy trì đến nay. Có những gia đình tập cho con ăn chay từ nhỏ và truyền thống ăn chay được giới trẻ duy trì.

Người Huế ăn chay không đơn giản là ăn những món không có thịt cá, mỡ động vật mà kèm theo đó là cả triết lý hội tụ các yếu tố âm dương, thiền tịnh, thể hiện lòng tôn quý và trân trọng sự sống. Mâm cơm không cần phải thiết kế nhiều món giả gà, giả heo như người dân ở nhiều thành phố nhằm kích thích thị giác mà bữa cơm chay càng đạm bạc càng tốt.

Nguyễn Đông

Tự Làm Các Món Chay Ngon Cho Ngày Phật Đản.

– Bánh đa nem: 1 gói; Miến: 50-100 g; Cà rốt, hành tây mỗi thứ ½ củ; Nấm hương, mộc nhĩ: 4-5 tai (ngâm nở, rửa sạch); Giá đỗ: 100 g; Hành hoa, rau mùi (ngò); Dầu ăn, bột canh, mì chính, hạt tiêu

– Các nguyên liệu rửa sạch, hành tây thái mỏng, cà rốt, mộc nhĩ, nấm hương thái sợi nhỏ, hành hoa, rau mùi (ngò) thái nhỏ.

– Cho các nguyên liệu trên vào bát to, cho miến (ngâm nước ấm, cắt nhỏ) thêm chút xíu bột canh, mì chính, hạt tiêu (hạt tiêu tùy theo khẩu vị ăn) và trộn đều.

– Trải bánh đa nem, cho nhân vừa đủ, cuộn tròn bánh đa nem, làm cho đến khi hết nhân nem

– Đun sôi dầu trong chảo, thả nem vào và rán vàng hai mặt.

– Gắp ra đĩa và chấm với nước mắm chua cay mặn ngọt.

Món cà tím kho đậu hủ thích hợp làm món mặn trong bữa cơm chay của gia đình.

– 2 quả cà tím, 3 bìa đậu phụ non.

– Đường, nước tương, muối, dầu ăn.

– Cà tím rửa sạch, cắt khoanh vừa ăn. Đậu hủ thái miếng hình chữ nhật.

– Phi thơm dầu ăn, cho cà vào đảo sơ qua, tiếp đến cho đậu hủ vào. Nêm ít nước tương, đường, muối cho món ăn ngấm gia vị. Cuối cùng cho ít nước lọc vào kho nhỏ lửa đến khi món ăn thấm đều thì tắt bếp, rắc ít tiêu lên bề mặt và dùng nóng.

Bát canh chua chay thanh mát, với vị chua nhẹ rất vừa miệng.

– 2 cây đậu hũ non Nhật Bản.

– 1/2 trái dứa, 2 quả cà chua, 150g đậu bắp, 2 nhánh bạc hà (dọc mùng).

– Me chua, hành lá, đường, muối.

– Đậu phụ non thái khoanh tròn. Cho me chua vào bát, thêm nước sôi, chần cho me tan, lọc bỏ bã.

– Dứa thái lát, cà chua rửa sạch bổ múi cau. Dọc mùng tước vỏ, rửa sạch thái lát. Đậu bắp bỏ cuống, rửa sạch, thái lát chéo.

– Phi thơm dầu ăn với đầu hành, cho cà chua vào xào chín, tiếp đến cho dứa vào xào sơ. Nêm một ít muối, đường.

– Cho nước lọc vào, đun sôi thì cho nước me chua vào đun sôi. Cho đậu bắp vào nấu chín. Cuối cùng cho đậu phụ non, dọc mùng, hành lá vào, nêm lại gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Món mực chay chiên xù.

Nguyên liệu : 1 củ hành tây; 1 gói bột chiên giòn; 1 gói bột chiên xù; Nước

– Hành tây lột vỏ và rửa sạch

– Cắt hành tay thành từng lát tròn mỏng, rồi tay hành ra sao tạo thành hình vòng như những khoanh mực.

– Trộn đều bột chiên giòn với nước sao cho ra hỗn hợp sền sệt

– Bắc chảo lên bếp và làm nóng dầu .

– Gắp từng khoanh hành tây nhúng quá hỗn hợp bột chiên giòn rồi nhúng qua phần bột chiên xù rồi cho vào chảo chiên vàng.

– Cho từng khoanh mực chay ra dĩa có lót giấy thấm dầu.

– Dùng nóng với tương ớt và cơm nóng.

Món miến trộn lươn chay vô cùng hấp dẫn

– Nấm hương; lạc rang; cần tây, cà rốt, giá đỗ, kiệu, xì dầu vừa đủ

– Lạc rang xát sạch vỏ, giã dập 1 chút.

– Nấm hương chọn tai to, ngâm nở, dùng kéo cắt khoanh tròn theo cây nấm.

– Ướp nấm với 1 chút hạt nêm từ nấm, ngũ vị hương 15 phút cho ngấm.

– Rắc bột chiên giòn lên nấm cho bám đều.

– Đun dầu nóng già thả nấm vào chiên vàng, vớt ra giấy thấm dầu.

– Đun nước sôi cho miến vào chần sơ, đổ ra rá xóc cho ráo nước, trộn đều miến với 1 chút dầu ăn để miến không bị dính vào nhau.

– Đậu phụ cắt lát mỏng, chiên vàng giòn, thái con chì. Cần tây cắt khúc, cà rốt thái sợi. Chần sơ cần tây, cà rốt, giá đỗ với nước đun sôi cùng 1 chút muối, vớt rau ngâm ngay vào nước lạnh để rau có màu đẹp và giòn.

– Kiệu chua, ớt băm nhỏ, nước tương, đường, chanh, nước pha thành hỗn hợp chua ngọt. Trộn đều các nguyên liệu trên với nhau cùng hỗn hợp nước tương chua ngọt.

Khi ăn, trộn bát miến cùng hỗn hợp gia vị, rắc lạc rang lên nữa là có món miến lươn chay ngon tuyệt!

Hướng Dẫn Cách Làm Món Chay Thanh Tịnh Cho Lễ Phật Đản

Rằm tháng 4 (âm lịch) là lễ Phật Đản lớn nhất trong năm của Phật Giáo. Phật tử khắp nơi đều thành tâm chắp tay cầu nguyện hướng Phật, ăn chay để cho lòng người thanh tịnh. Vì vậy chiasewiki hướng dẫn các bạn làm một số món thanh chay đảm bảo sức khỏe và bổ dưỡng.

Các món chay cho bữa cơm gia đình Món 1 : Rau củ ngũ sắc xào hạt điều.

Nguyên liệu cần chuẩn bị :

Cải thìa: 300gr

– Cà Rốt: 100gr

– Hạt điều rang: 50gr

– Đậu Hà Lan: 100gr

– Bắp non ½ hộp

– Nấm đông cô tươi

– Dầu hào chay

– Nước tương

– Muối

– đường

– Dầu ăn.

– Cải thìa rửa sạch, cắt đôi. Đậu Hà Lan làm sạch.

-Cà-rốt cắt hình vuông to, các bạn có thể tỉ mr hơn thì tỉa hoa cho món ăn thêm phần hấp dẫn.

– Nấm đông cô mua về ngâm nước ấm 30ph để nấm nở ra , cắt bỏ phần cùi nấm, rửa sạch lại với nước.

– Luộc sơ các nguyên liệu, cải thìa luộc riêng.

– Bắc chảo làm nóng, cho dầu vào. Đưa các nguyên liệu đã luộc xào thơm, sau đó nêm nếm rồi lấy cải thìa trang trí xung quanh. Rắc hạt điều lên mặt. Dùng với cơm

Nguyên liệu cần chuẩn bị :

– 1 – 2 bìa đậu

– 150g măng tươi

– 100g măng khô

– Vài tai nấm hương

– Rau mùi, hành khô, nước mắm, muối, hạt nêm

– Dầu điều

Cách nấu :

– Nấm hương ngâm nở, rửa sạch, cắt bỏ chân nấm, thái từng lát tầm 2cm.

– Đậu phụ chiên vàng, cắt miếng vừa ăn.

– Măng tươi tước sợi, luộc sơ măng, xả lại nước lạnh cho sạch, để lên rổ cho ráo nước.

– Măng khô ngâm nở, chần sơ qua nước sôi vài lần, xả nhiều lần cho sạch cát và chất chua.

– Bắc chảo lên bếp, đổ chút dầu điều tạo màu đẹp, cho hành khô băm nhỏ vào, phi thơm.

– Đổ măng khô vào xào, thêm măng tươi, nấm hương vào xào cùng.

– Nêm vào nồi khoảng hai thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa nhỏ hạt nêm, xíu muối, đảo đều.

– Sau cùng cho đậu phụ vào, xóc đều cho ngấm gia vị.

– Nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn, rắc hành hoa, rau mùi đã thái nhỏ vào. Tắt bếp, múc ra đĩa dùng nóng với cơm.

Món 3 : Cà tím sốt xì dầu

Nguyên liệu chuẩn bị

– 4 quả cà tím

– 1 cây tỏi tây

– 1 củ gừng nhỏ

– ½ thìa cà phê đường

– 3 thìa súp xì đầu

– ½ thìa cà phê tiêu

– Tương ớt

Cách nấu : – Cà tím cắt lát, ngâm qua nước muối cho khỏi thâm.

– Tỏi tây rửa sạch, cắt sợi dài.

– Gừng xắt thật nhỏ.

– Làm nóng chảo với chút dầu ăn, cho cà tím vào rán vàng hai mặt.

– Cho cà vào tô, rưới hai thìa súp xì dầu và hấp cách thủy khoảng 10 phút.

– Tiếp tục làm nóng một thìa cà phê dầu trong chảo, cho gừng và tỏi tây vào xào nhanh, thêm 1 thìa xì dầu, đường và tiêu vào, đảo đều.

– Xếp cà tím ra đĩa, cho gừng và tỏi tây lên trêm, thêm tương ớt và ăn nóng.

– Món cà tím sốt xì dầu rất thơm ngon, thanh đạm nhờ vào vị mềm ngọt tự nhiên của cà tím và vị thơm của gừng, tỏi tây. Dùng kèm cơm nóng.

– Giá

– Mộc nhĩ

– Hành hoa

– Rau mùi

Lời Dạy Của Đức Phật Về Ăn Chay

Ăn chay, hay ăn lạt, là một phương cách ăn lành mạnh luôn được khuyến khích trong cách hành trì theo Phật giáo. Lời Phật dạy rằng ăn chay nghĩa là ăn những loài thảo mộc: hoa quả, rau cải, không ăn những món ăn thuộc loài động vật như thịt, cá, tôm, cua, sò, ốc, những vật hữu tình, biết tham sống sợ chết như người. Khi đức Phật còn tại thế, một hôm Ngài A Nan hỏi Phật rằng:

– Bạch Phật, tại sao trước kia, Phật cho các đệ tử ăn ngũ tịnh nhục (ngũ tịnh nhục là năm thứ thịt thanh tịnh: Thịt ăn mà không thấy người giết, Thịt ăn mà mình không nghe tiếng con vật bị giết kêu, Thịt ăn mà mình không nghi người ta giết cho mình, Thịt con thú tự chết, Thịt con thú khác ăn còn dư) mà nay Ngài lại cấm tuyệt ăn thịt cá?

Phật trả lời Ngài A Nan:

– Vì trình độ các ông trong buổi sơ cơ còn thấp kém, chưa có thể lãnh thọ giáo pháp Ðại Thừa, thực hành đúng lý đặng, nên khi ta còn nói pháp Tiểu Thừa, phương tiện cho các ông tạm dùng ngũ tịnh nhục. Ðến nay trình độ các ông đã cao, lãnh thọ được giáo pháp Ðại Thừa, nên ta cấm tuyệt ăn thịt cá. Còn ăn thứ ấy, thì còn phạm giới sát sanh, nếu không trực tiếp sát thì cũng gián tiếp sát, làm mất hạt giống từ bi bình đẳng, không thể nào tu hành thành Phật được.

Lời Phật dạy đã rõ ràng: Ăn chay là cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng. Chúng sinh đều là anh em, đều có sự sống; để biểu hiện tình thương yêu lẫn nhau ta không nên ăn thịt lẫn nhau. Ngoài ra đó cũng là một cách để thể hiện sự công bình, tức là đừng làm cho kẻ khác những gì mình không muốn kẻ khác làm cho mình.

Rất nhiều danh nhân nổi tiếng thế giới lựa chọn ăn chay, có người ăn chay vì cơ địa, vì sức khỏe và cũng có người ăn chay vì môi trường. Sử học gia Diogenes kể rằng, ông Pythagore dùng điểm tâm buổi sáng bằng bánh mì và mật ong và dùng bữa ăn chiều với nhiều loại rau quả.

Léonard Da Vinci (1452 – 1519), nhà danh họa và điêu khắc gia người Ý, đồng thời cũng là một thi sĩ nổi tiếng trên thế giới quan niệm ăn chay là đạo đức của con người. Sự ăn chay sẽ tránh được những tội ác về sát sinh.

Cùng một quan niệm trên, ông Benjamin Franklin (1706 – 1790), một khoa học gia và là một chính trị gia nổi tiếng của Hoa Kỳ, người đã bắt đầu ăn chay từ năm 16 tuổi đã bảo rằng nhờ ăn chay mà cơ thể của ông được trong sạch, tinh thần của ông được minh mẫn, trí óc của ông được tiến bộ và sự hiểu biết của ông được nhanh chóng hơn.

Albert Einstein (1879 – 1955), nhà bác học nổi danh của thế kỷ thứ 20, người đã phát minh ra thuyết tương đối và được tặng giải Nobel về vật lý học năm 1921 cũng là một người ăn chay trường. Ông từng phát biểu: ” Không gì ích lợi cho sức khỏe của con người để có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn chay“.

Theo lời Đức Phật dạy về ăn chay, hãy quan sát một cách sáng suốt những gì chúng ta dùng trong bát thức ăn của mình. Ta ăn không phải để vui đùa, ham thích, để cho thân thể mập mạp hay để làm đẹp. Ta ăn chỉ vì để duy trì và nuôi sống thân thể này để nó hỗ trợ mang cho ta cuộc sống thoải mái.

Minh Tuệ