Mon Chay Sudhu Sei Kotha Bolte Mp3 Song / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles-hanoi.edu.vn

Món Ăn Chay Bổ Dưỡng, Mon

Món ăn chay bổ dưỡng

Rau củ ngũ sắc xào hạt điều

Nguyên liệu:

-Cải thìa: 300gr

-Củ năng: 100gr

-Cà-rốt: 100gr

-Hạt điều rang: 50gr

-Đậu Hà Lan: 100gr

-Bắp non ½ hộp

-Nấm đông cô tươi

-Gia vị gồm: dầu hào chay, nước tương, muối, đường, dầu ăn.

Cách chế biến:

Sơ chế các nguyên liệu

Cải thìa rửa sạch, cắt đôi.

Củ năng chẻ đôi.

Cà-rốt cắt hình vuông to.

Nấm đông cô làm sạch cùi nấm.

Đậu Hà Lan làm sạch.

Luộc sơ các nguyên liệu, cải thìa luộc riêng.

Bắc chảo làm nóng, cho dầu vào.

Đưa các nguyên liệu đã luộc xào thơm, sau đó nêm nếm rồi lấy cải thìa trang trí xung quanh.

Rắc hạt điều lên mặt.

Cải thảo tiềm nấm đông cô (4 người ăn)

Nguyên liệu:

-Cải thảo: 1 bắp nhỏ 500 gr

-Một hộp đậu hũ non 100gr

-Nấm đông cô: 8 cái

-Gia vị: nước tương, muối, đường, dầu ăn

Cách chế biến:

Đậu hũ thái thành miếng, bắc chảo dầu, chiên nóng khoảng 800, chiên vàng đều.

Cải thảo thái nhỏ, chia thành từng bắp.

Nấm đông cô ngâm nước lạnh 1 tiếng.

Lấy nấm và cải luộc sơ qua nước sôi, sau đó bỏ cùng đậu hũ vào thố, nêm nếm gia vị đã có, rồi cho nước sôi vào.

Xong đậy nắp lại, cho vào nồi, hấp khoảng 2 tiếng, vớt ra đĩa.

Đậu hũ sốt bí đỏ kim châm

Nguyên liệu:

-Đậu hũ non 1 hộp

-300gr bông cải xanh

-100gr nấm kim châm

-100gr bí đỏ

Gia vị: muối, đường, dầu ăn

Cách chế biến:

Bí đỏ làm sạch, luộc mềm, dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn thành sốt.

Bông cải xanh cắt nhỏ, rửa sạch luộc chín để trang trí xung quanh.

Đậu hũ cắt thành miếng, luộc sơ, bắc chảo dầu, làm nóng, cho nấm kim châm đã làm sạch xào sơ.

Sau đó cho sốt bí đỏ vào nêm nếm rồi cho đậu hũ vào, xào chín, đổ ra đĩa.

Tiếp theo trang trí bông cải xanh xung quanh, cho thật đẹp mắt.

Mì U-don xào nấm

Nguyên liệu:

-300gr mì U-don

-100gr cải thảo

-100gr nấm đông cô tươi

-100gr nấm kim châm

-50gr nấm rơm

Gia vị: muối, đường, dầu ăn, dầu hào chay, nước tương

Cách chế biến:

Mì U-don luộc sơ để chuẩn bị.

Các loại nấm sơ chế, làm sạch, cắt nhỏ.

Cải thảo cắt sợi, rửa sạch.

Bắc chảo dầu lên, làm nóng, bỏ các loại rau cải và nấm đã sơ chế vào xào cho thơm.

Sau đó nêm nếm, cho mì U-don vào xào chung. Cuối cùng vớt ra đĩa dùng.

Theo – Thanh Niên

Từ khóa bài viết: “”Món ăn chay bổ dưỡng””

Có 79 tin chia làm 6 trang quý khách đang ở trang 5 2 3 4 5 6

Phuong Mai

3 Món Từ Cá Song Biển Tuyệt Ngon Cho Ngày Se Lạnh

Cá song rất được ưa chuộng trong các loài cá biển vì lý do thịt trắng phau, dai, ngọt thanh cùng lớp da cá béo giòn sừn sựt. Là loài cá quý, giàu giá trị dinh dưỡng, cá song làm đư

Cá song rất được ưa chuộng trong các loài cá biển vì lý do thịt trắng phau, dai, ngọt thanh cùng lớp da cá béo giòn sừn sựt. Là loài cá quý, giàu giá trị dinh dưỡng, cá song làm được rất nhiều món ngon từ hấp, gỏi, nấu cháo đến nấu lẩu, hấp thuốc bắc…Trong thịt cá song (hay còn gọi là cá mú) nói riêng và cá nói chung có chứa rất nhiều chất protein và vitamin cần thiết như vitamin A, D, phốt pho, magiê, kẽm tốt cho sức khỏe con người đặc biệt là tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Các axit béo Omega 3 có trong cá góp phần đẩy mạnh việc sản xuất chất chống kết thụ tiểu cầu giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Ngoài ra, với thành phần DHA và EPA còn giúp làm giảm đáng kể hàm lượng triglyceride trong máu từ đó làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. DHA cũng có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh. Thiếu chất này con người sẽ giảm trí nhớ, kém thông minh. Nào mời bạn cùng vào bếp để thực hiện 3 món ăn rất được ưa thích từ cá song nhé! 1/Cá song hấp xì dầu

Nguyên liệu: 15-20 cái nấm hương; 1 củ hành tây, 1-2 quả cà chua; 1 củ gừng, 1 thìa cà phê tiêu hạt, hành khô, hành lá, rau răm, ớt; Gia vị: đường, giấm, xì dầu, dầu mè, tiêu xay Thực hiện: – Sơ chế cá song rồi đem ướp rượu để khử mùi tanh; Hành tây, cà chua bổ múi cau. Ớt thái lát, gừng thái chỉ, hành khô băm nhỏ. Hành hoa và rau răm nhặt rửa sạch, nấm hương sau khi đã ngâm với nước khoảng 10 phút cũng đem đi rửa, để ráo nước. – Xếp cá vào 1 cái đĩa sâu to rồi xếp lên trên các loại nguyên liệu đã được chuẩn bị (nấm hương, hành tây, cà chua, gừng chỉ, tiêu hạt, hành lá, rau răm và ớt). Đặt cá vào nồi hấp, hấp chín trong khoảng 20 phút. – Sốt xì dầu: Hòa đều 3 thìa canh xì dầu; 3 thìa nước; 2 thìa dấm; 2,5 thìa đường; ½ thìa dầu mè; ¼ thìa hạt tiêu xay vào một tô con. Phi thơm hành đã được băm sẵn rồi đổ bát hỗn hợp xì dầu vào và bắt đầu đun sôi, sau đó tắt bếp. – Cá sau khi hấp chín thì cho ra ngoài, rưới hỗn hợp xì dầu vừa đun sôi lên trên cá và bắt đầu thưởng thức. 2/ Cá song nấu chua Nguyên liệu: 1 con cá song; Rau củ: 2 trái cà chua, 100 gr dọc mùng, 2 quả me chua; 1/2 trái dứa, 1 ít rau ngổ, 1 ít rau răm, 2 trái ớt, 1 củ nghệ nhỏ; 4 tép tỏi đập dập, 2 củ hành tím bào nhuyễn; Gia vị: nước mắm, muối đường, dầu ăn, hạt nêm. Thực hiện: – Sơ chế cá song, sau đó cắt cá thành 3 khúc nhỏ và ướp với hành tím, ½ muỗng cà phê muối và 1 trái ớt băm trong vòng 15 – 20 phút. – Dọc mùng tước sach vỏ đem bóp muối, bóp mạnh tay cho ra hết nước ngứa sau đó rửa sạch lại với nước 2-3 lần – Chiên cá: Để cá không bị tanh và chắc thịt thì bạn cần chiên sơ qua với 1 chút dầu sau đó đem ướp với 1 chút nước nghệ, hạt nêm, bột ngọt, ớt khoảng 10 phút. – Đun nóng nồi, cho thêm 1 chút dầu rồi cho cà chua vào đảo. Sau đó thả me, dứa thái miếng vừa mỏng và hỗn hợp cá vào đảo thêm 1 phút rồi đổ nước vào đun. Ninh cá trong khoảng 15 phút để cho nước ngọt thì nêm nếm lại gia vị, me lúc này vớt ra và chắt lấy nước. Hành, răm, ngổ sau khi được thái nhỏ thì cho vào canh cùng với giá và dọc mùng đun tái thì tắt bếp.

3/ Cháo cá song Nguyên liệu: Cá song: 900 gam; Hành lá, thì là; Hành tím; Gừng; Gia vị: Muối, hạt nêm, bột ngọt, dầu ăn, tiêu bột, nước mắm. Thực hiện: – Hành lá, thì là rửa sạch, thái nhỏ, hành tím băm nhỏ. Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái lát. – Cá song đánh vảy, mổ bỏ nội tạng rửa sạch để ráo nước. Không nên cắt vây, đuôi mà để nguyên như vậy vì đến khi gỡ xương rất dễ, bạn chỉ việc dùng thìa gạt thịt ra là xong vì dưới vây, nhất là vây lưng còn có một hệ thống xương, nếu cắt vây sẽ tạo ra những vụn xương nhỏ, khi gỡ dễ bị lẫn xương cá vào thịt. – Tiếp theo, cho cá vào dụng cụ hấp, cho thêm khoảng vài thìa nước lạnh, một ít muối và thêm lát gừng mỏng rồi cho vào lò vi sóng nấu trong khoảng 8 phút. – Sau đó, chúng ta lột sạch da cá, gỡ nhẹ thịt cá ở phần lưng rồi đến phần bụng cá, cá song không có xương dăm nhưng khoảng thịt lưng và bụng có vài xương dăm nhỏ, cầm xương phần đuôi dùng thìa gạt phần thịt ở mặt sau và hai bên má cá, ức cá. – Tiếp đến, bỏ xương và đầu cá cùng với gừng vào nồi áp suất đổ nước ngập xương, rồi hầm để lọc lấy nước nấu cháo. – Bây giờ, bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng già, cho hành tím vào phi thơm rồi cho thịt cá vào xào chín vừa là tắt bếp. – Cuối cùng, múc cháo ra tô cho thịt cá lên trên cùng với hành lá, thì là và tiêu bột là món ăn của chúng ta đã hoàn thành.

3 Món Ngon Từ Bò Viên Được Ưa Thích Ở Sài Gòn, Mon Ngon Sai Gon

3 món ngon từ bò viên được ưa thích ở Sài Gòn

Bánh canh, hủ tiếu, cháo trở thành những món ăn ngon miệng được nhiều người ưa thích khi kết hợp với bò viên.

Không có sự phức tạp hay cầu kỳ trong việc chế biến, đó là những món ăn bình dân và rất giản dị trong đời sống hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, khi được biến tấu với nguyên liệu chính là bò viên đã mang lại cảm giác lạ miệng và thú vị cho người thưởng thức.

1. Bánh canh bò viên

Bánh canh bò viên là món ăn bình dân, thường được dùng như một món ăn giữa buổi hoặc ăn khuya. Đơn giản chỉ là kết hợp giữa cái thơm, dai của bò viên hòa cùng với vị ngọt của nước lèo nhưng bánh canh bò viên lại tạo nên sự hấp dẫn khó cưỡng đối với những người đã trót mê món bò viên.

Bò viên được làm thành những viên to và được người bán để nguyên khi bán cho khách. Vì thế nên khi thưởng thức món này thì người ăn thường dùng đĩa thay cho đôi đũa quen thuộc. Đông khách nhất là quán bánh canh bò viên gần bờ kênh Nhiêu Lộc. Quán bán vào đầu giờ chiều và vào giờ tan tầm thì rất đông thực khách ghé ăn để thưởng thức món bò viên thơm ngon của quán. Nhiều người đến trễ thì tiếc nuối ra về vì đã hết món bò viên yêu thích.

Địa chỉ: Nằm cuối đường Nguyễn Văn Nguyễn, phường Tân Định, quận 1, TP HCM.

2. Cháo bò viên

Trong đời sống ẩm thực của Sài Gòn hiện nay, những quán cháo bò viên bình dân trong các con hẻm vào mỗi chiều tối không còn nhiều. Không nổi tiếng như các quán cháo lòng, cháo cá lóc, cháo gà, cháo mực nhưng quán cháo bò viên ở đây vẫn có sức quyến rũ rất riêng của mình.

Trong bát cháo, ngoài bò viên còn có tiết lợn và giò chéo quẩy. Bát cháo nghi ngút khói, cho vào một ít tiêu, giá tươi và hành ngò được bưng ra cho khách, kèm với đó là một chén gừng tươi thái sợi và một chén tương đen để chấm bò viên.

Theo những thực khách ăn ở đây, phần hấp dẫn nhất của tô cháo chính là bò viên. Những miếng bò viên thơm, dai, giòn sần sật hòa với vị tương đen càng tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn.

Địa chỉ: Con hẻm nhỏ bên cạnh chung cư Lê Hồng Phong, đường Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10, TP HCM.

3. Hủ tiếu bò viên

Hủ tiếu là món ăn của người Hoa du nhập vào miền Tây và nhanh chóng trở thành một món ăn nổi tiếng. Được biết tới nhiều nhất là hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho và hủ tiếu Sa Đéc. Tuy nhiên, có một loại hủ tiếu bình dân cũng rất được người Sài Gòn ưa thích đó là hủ tiếu bò viên.

Thành phần của nó khá đơn giản với hai nguyên liệu chính là sợi hủ tiếu và bò viên. Bát hủ tiếu nóng hổi với sợi hủ tiếu dai, mềm được chần sơ qua nước sôi, bên trên là bò viên, gân bò, một ít hành lá thái nhỏ, thêm một thìa tóp mỡ nhìn thật bắt mắt và hấp dẫn.

Địa chỉ: 146A Lý Chính Thắng, phường 7, quận 3, TP HCM. Quán mở cửa từ 14h cho đến khi hết hàng, thường vào khoảng 20h. Bát hủ tiếu có giá 30.000 đồng.

Theo Huấn Phan-ngoisao

Từ khóa bài viết: “”3 món ngon từ bò viên được ưa thích ở Sài Gòn””

Những Món Ngon Việt Nam (Song Ngữ Hàn

Những năm gần đây, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nơi trên thế giới chú trọng đến bữa ăn gia đình nhiều hơn, vì ăn uống không chỉ đem lại cho ta sức khỏe mà thưởng thức món ăn còn là niềm vui. Nấu ăn không chỉ là công việc mà còn là một thú tiêu khiển. Trong nhà bếp của gia đình Việt Nam thường có sẵn nhiều loại gia vị, các loại dưa chua, dưa kiệu, trứng cũng như cá khô, tôm khô và mắm khô dự trữ sẵn để tiện sử dụng. Thường những người nước ngoài đến Việt Nam cần phải mất một thời gian mới thích nghi với tập quán ăn uống của người Việt Nam. Trong bữa ăn chính thường phải có cơm, thức chấm không thể thiếu là nước mắm. Thỉnh thoảng cũng có khoai tây, khoai lang và các loại rau củ khác. Món ăn Việt Nam thường có vị cay, vì thế ớt, tiêu và tỏi là những gia vị không thể thiếu, gừng cũng được dùng nhiều trong chế biến món ăn. Ngoài ra còn vô số loại rau thơm, rau gia vị được dùng trong bếp Việt. Đối với những người thích thử nghiệm chế biến nhiều món ăn khác nhau thì sẽ phát hiện được nhiều điều thú vị khi tìm hiểu ẩm thực Việt Nam. Có nhiều người nước ngoài sau một thời gian dài sống và làm việc ở Việt Nam, khi trở về quê hương điều họ nhớ nhất chính là những món ăn Việt Nam. Trong bữa ăn của người Việt, ngoài cơm ra thường có các món như sau:

– Món rau xào, rau tươi hoặc món gỏi (nộm)

– Món mặn hay món kho

– Món canh (hay món lẩu)

– Và nhiều loại nước chấm khác nhau

Sự phong phú của món ăn Việt Nam nằm ở chỗ phối hợp hài hòa các loại nguyên liệu khác nhau. Thông thường, trong bữa ăn người Việt có rất nhiều rau và trong các món ăn chính thì rau là một trong những nguyên liệu không thể thiếu khi nấu nướng.

Bữa ăn sẽ phong phú hơn nếu thỉnh thoảng đổi món bằng các loại gỏi (nộm), bì cuốn, chả giò (nem rán), cá hấp, cá chiên cuốn bánh tráng với rau sống, chấm nước mắm tỏi ớt.

Các món điểm tâm cũng rất đa dạng như món phở, bún, miến, mì, cháo, xôi, khoai, mì nấu, bánh mì v.v…

Những món ngọt ở Việt Nam được chế biến từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau, ví dụ như các món chuối chưng, chè khoai môn, rau câu trái cây, chè bắp v.v…, có thể dùng nóng hay lạnh. Đó là những món ăn tráng miệng tươi mát và ngon miệng.

Tất cả những nguyên liệu được giới thiệu trong cuốn sách này đều có thể mua được khắp nơi. Người ta có thể mua các nguyên liệu đặc biệt như rau gia vị, rau sống tươi với giá cả phù hợp ở các cửa hàng chuyên bán thực phẩm châu Á. Tại các thành phố lớn đều có các cửa hiệu như vậy. Đồng thời, cũng hướng dẫn cách dùng nguyên liệu thay thế đối với nguyên liệu là đặc sản ở Việt Nam.

Chúc quý vị thành công khi nấu các món ăn Việt Nam!

Mời bạn đón đọc.