Món Ngon Cho Bé Bị Ốm / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles-hanoi.edu.vn

Các Mẹ Có Món Ngon Nào Dành Cho Bé Khi Bé Bị Ốm Không?

Chuyện là thế này. Bé nhà mình được 8,5 tháng tuổi, đang có hiện tượng mọc răng, nên nhóc ý sốt, rồi kéo theo ho, sổ mũi… và cuối cùng là chán ăn. Mấy ngày nhóc ốm, vật vã với nó vì nó không ăn cháo hoặc bột mọi ngày nó vẫn ăn. Các mẹ có món bí quyết nào chuyên dành cho bé khi ốm không? Lạ miệng , giúp bé ăn ngon?

Thảo luận 2

Mọc hôm mấy hôm hết thì nhóc lại ăn uống bình thường thôi mà

Thảo luận 3

Con còn nhỏ vậy lại đang mọc răng. Tốt nhất là mẹ nó chịu khó ăn uống cho đầy đủ để con nhiều sữa cho con nó bú. Chứ mồm miệng răng lợi đau thế bắt con nó ăn làm gì cho khổ nó ra. Chỉ cho tí cháo, tí bột loãng thôi (cho ít chất đạm thôi. Bé đang ốm nhiều chất bé không tiêu hoá được là phân sống, tiêu chảy liền đó – LỢI BẤT CẬP HẠI). Sau vài ngày nữa răng lợi xong rồi thì lại ăn bù. Kinh nghiệm của gà mái 2 con.

Thảo luận 4

Hihi. mn nói cũng đúng. Mình ốm còn chả muốn ăn gì nữa là con nhỏ. Nhưng dù sao con không ăn mình cũng xót. Trộm vía mấy hôm nay bé cũng khỏe khỏe và ăn được chút rồi. Cảm ơn lời khuyên của mẹ nó nhé!

Thảo luận 5

Vote cho ý kiến của mẹ cháu, đang ốm nhiều khi bố mẹ cứ nhồi nhét, không tốt

Thảo luận 6

nhóc nhà em cũng hơn 9 tháng rồi mà chưa thất răng mọc gì cả. không biết khi bé mọc có chán ăn thế này không nữa. có phải bé nào mọc răng cũng thế này không các mẹ. để em chuẩn bị tâm lý trước cái ! chứ thấy con không ăn uống gì cũng thương lắm !

Thảo luận 7

Mình vào hóng xem có món nào hay cho các bé từ các mẹ khéo léo không, nếu bạn chủ top còn cho bé bú mẹ thì nên tăng cường cho bú vào những lúc con mọc răng như thế hoặc cho uống sữa, thức ăn mềm, loãng, mỗi bữa ăn ít một và chia làm nhiều bữa nhé.

Thảo luận 8

Giống hệt Kem nhà mình rồi, ốm rồi lại mọc răng hàm nên mấy ngày không chịu ăn cháo nhiều khi nấu hết hơi đuwowjc vài thìa rồi lại bỏ, mình cho ăn chay 2 hôm ( ninh cháo với cà rốt + khoai tây sau đó xay nhiễn ra cho thêm ít nước mắm Hạnh Phúc 60 độ đạm vào ) trộm vía ăn thun thút, mẹ nó thử nấu như thế cho bé xem tình hình có cải thiện không nhé. Mình ăn thấy ngon vì cháo có vị ngọt ngọt của củ quả.

Thảo luận 9

Mình cũng có câu hỏi giống các mẹ. Con mình mới đi học nên rất hay ốm. Bé mới bị ốm 10 ngày. Các mẹ có thực đơn gì bồi dưỡng cho bé thì chia sẻ với mình với! Bé bị sụt cân nhiều, sót ruột quá các mẹ ạ!

Thảo luận 10

bé mọc răng thường là rất đau nướu, sưng, mẹ nó cho con ăn cái gì mát mát để giảm sự ức chế cho con mẹ nó ạ, nếu con đau quá lấy khăn ướt để lạnh cho con nhai nó sẽ đỡ đau hơn rất nhiều. cho con gặm hoa quả để lạnh nữa mẹ nó nhé

Món Ngon Bổ Dưỡng Cho Bé Sau Ốm Mau Hồi Người

Món ngon bổ dưỡng cho bé sau ốm mau hồi người. Lời khuyên “cho ăn khi cảm lạnh, để đói khi bị sốt” hiện nay đã được thay bằng các khuyến nghị rằng một đứa trẻ cần được cho ăn trong suốt thời gian bị bệnh, chứ không phải là hạn chế chúng.

Khi con bạn cảm thấy không được khỏe, bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi theo. Mọi việc dường như tồi tệ hơn nếu khẩu vị và thói quen ăn uống của trẻ thay đổi khi chúng bị ốm. Các bậc cha mẹ có thể khá vất vả để cho các bé bị ốm ăn. Lời khuyên “cho ăn khi cảm lạnh, để đói khi bị sốt” hiện nay đã được thay bằng các khuyến nghị rằng một đứa trẻ cần được cho ăn trong suốt thời gian bị bệnh, chứ không phải là hạn chế chúng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe, cách tốt nhất để cung cấp dinh dưỡng cho các bé bị ốm là các bữa ăn nhỏ, ăn nhẹ nhàng và có sự động viên. Dù cho bạn lo lắng như thế nào chăng nữa cũng không nên ép buộc bé ăn bởi đó là cách có thể gây phản tác dụng.

Các bà mẹ nên an ủi và làm dịu sự đau đớn cho bé bằng các loại thức ăn và đồ uống có tác dụng ngay từ bên trong như sau:

Soup gà

Soup gà là phương thuốc cổ điển cho chứng cảm lạnh và viêm họng. Nghiên cứu cho thấy soup gà có đặc tính kháng viêm, giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính – các tế bào miễn dịch kích thích sự tiết của dịch nhầy. Cả hai loại soup tự chế biến và đóng hộp – thậm chí chỉ là nước dùng cũng có hiệu quả. Nếu con bạn có cảm giác ngon miệng, hãy thử bổ sung cho bé vài lát bánh mì hoặc mì ống nấu chín.

Soup cà chua với sữa

Soup cà chua là một cách tuyệt vời để cho bé ăn mà trẻ không bị cảm giác cổ họng bị đau khi nuốt. Soup cà chua có hàm lượng axit cao nên cần được kết hợp với sữa. Đơn giản bạn chỉ cần pha loãng soup cà chua với sữa chứ không phải là nước. Bé nhà bạn sẽ thấy thích món đồ uống hỗn hợp ngon như kem này.

Nước táo

Khi bị lạnh bên ngoài, không có gì làm cho bé ấm lên tốt hơn một ly nước táo ấm áp. Bạn có thể cho thêm vài thanh quế vào ly nước để có mùi vị thơm ngon hơn.

Nước cốt gà đóng hộp

Bạn có thể lắc đều một lon nước cốt gà và hâm nóng cho bé. Hơi nóng sẽ giúp làm dịu cổ họng và con bạn sẽ nhận được một số chất dinh dưỡng từ nước cốt gà. Bạn thậm chí có thể thả một vài miếng bánh quy mặn vào cốc. Bé có thể sẽ cảm thấy thích thú với cách ăn này.

Nước chanh tươi ấm

Bạn có thể dùng máy ép trái cây để ép nước cốt chanh hoặc vắt bằng tay. Sau đó, trộn nước cốt chanh với đường thành một loại siro. Thêm nước ấm và khuấy đều để có một cốc nước chanh ấm. Loại thức uống này giúp làm dịu họng bị đau. Đây cũng được coi như là một nguồn vitamin C tự nhiên có ích.

Nước cam và nước gừng

Đây không phải là chọn một trong hai loại đồ uống mà là hỗn hợp của hai thứ trên – nước cam và nước gừng mỗi thứ một nửa. Lý do cho hỗn hợp này là nước gừng giúp giảm bớt độ axit và khả năng tạo bọt sủi như gas khi trộn với nước cam sẽ giúp bé thấy thú vị hơn.

Bánh quy

Bánh quy có thể không đứng đầu danh sách “đồ ăn nhẹ bổ dưỡng nhất” nhưng việc thêm một vài chiếc bánh quy từ bột yến mạch và nho khô vào khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Đây là loại thực phẩm ngon và lành mạnh hơn so với hầu hết các tùy chọn về bánh ngọt khác.

Dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ khi bị ốm

Rất nhiều mẹ lúng túng trong việc chăm ăn khi con bị ốm. Bác sĩ Lê Thị Hải sẽ lên cho các mẹ một thực đơn tốt nhất để bé mau khỏe.

Khi bé bị bệnh, nhiều bà mẹ cắt bớt khẩu phần ăn của bé bằng cách không cho bé uống sữa, chỉ cho ăn cháo trắng với muối; hoặc muốn bổ sung chất dinh dưỡng cho bé nhưng lại lúng túng không biết phải lựa chọn thức nào cho phù hợp.

Các mẹ đừng lo lắng nữa nhé, bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) sẽ hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp với một số loại bệnh thường gặp ở bé.

1. Dinh dưỡng khi bé bị ho

Khi ốm các bé thường rất lười ăn, đặc biệt khi bị ho bé lại rất dễ nôn trớ. Vậy mẹ phải tránh những thực phẩm nào cho bé nhanh khỏi bệnh và cách ăn ra sao để con không nôn ra hết?

Theo bác sĩ Hải, khi bé bị ho, ngoài việc đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì cha mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng cho bé.

Khi bé ho có đờm thì món ăn nhiều nước là gợi ý hoàn hảo dành cho mẹ. Vì nước sẽ làm loãng đờm nhớt ở cổ họng bé, giúp bé không bị kích thích ho nhiều.

Khi bé bị ho, ngoài việc đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì cha mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng cho bé. (Ảnh minh họa)

Khi bị ốm, hệ tiêu hóa của bé cũng yếu đi đôi chút nên việc chọn những món ăn dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như soup, cháo, sữa… đảm bảo 4 nhóm (bột, béo, đạm, rau) và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của bé là điều các mẹ cần lưu tâm.

Bên cạnh đó, bé cũng rất cần tăng sức đề kháng để chống bệnh. Vì thế, nên cho bé ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ.

Các mẹ cần lưu ý một điều quan trọng nữa là khi con bị ho, nên hạn chế những món ăn chế biến có quá nhiều mỡ như chiên, xào… Đối với món cá, đôi khi bé có cảm giác tanh, dễ gây nôn, do vậy nên đợi sau khi bé hết bệnh hãy cho ăn trở lại.

Cho bé uống các loại nước ép như cà rốt, táo, nho, lê hoặc các loại sinh tố ít ngọt. Hoặc có thể tự làm nước ép cà rốt pha với mật ong (đối với bé trên 1 tuổi), hẹ chưng đường phèn cho bé uống cũng giúp giảm ho.

Các bé bị ho rất dễ nôn ra thức ăn vừa ăn vào, vì vậy các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, đừng ép con ăn quá nhiều một lúc. Bên cạnh đó, trước khi cho bé ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho bé nằm sấp rồi vỗ về lưng bé nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ bé. Điều này giúp bé đỡ ho và không bị nôn khi ăn.

2. Dinh dưỡng cho bé tiêu chảy

Đặc điểm của bé bị tiêu chảy là cơ thể mất nước rất nhiều, vì vậy bên cạnh việc cho bé uống dung dịch bù nước Oresol, các mẹ nên cho con uống nhiều nước (nước lọc, nước canh).

Có nhiều mẹ quan niệm khi con bị tiêu chảy không nên cho ăn nhiều vì ăn vào bao nhiêu thì ra hết bấy nhiêu, chỉ nên ăn cháo trắng và muối. Theo bác sĩ Hải điều này là hết sức sai lầm, cha mẹ không những không được bắt con ăn kiêng mà cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho bé.

Cà rốt và thịt gà được coi là món ăn tốt cho bé đang bị tiêu chảy. (Ảnh minh họa)

Với bé dưới sáu tháng tuổi, tiếp tục cho bé bú sữa mẹ nhiều lần hoặc bú sữa bình, người mẹ cần ăn nhiều đạm (thịt, cá) và hạn chế ăn chất xơ như rau xanh.

Một số loại quả bé bị tiêu chảy có thể ăn như: đu đủ, hồng xiêm, chuối, xoài, táo, lê…

Còn với bé trên sáu tháng tuổi, cần bổ sung các thực phẩm giàu đạm, bột đường và vitamin như gạo, thịt lợn, thịt gà, cá, trứng, cà rốt, khoai tây… và chế biến thành những thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu. Thịt gà và cà rốt đặc biệt tốt cho những bé bị tiêu chảy.

Có một điều các mẹ chăm bé bị tiêu chảy cần đặc biệt chú ý là trong thời gian bé bị tiêu chảy nên giảm các thực phẩm giàu chất xơ; tinh bột nguyên hạt như ngô, đậu; thức ăn có nhiều đường; thức uống có gas vì không những khó tiêu mà còn làm cho bé bệnh nặng thêm.

3. Dinh dưỡng cho bé bị sốt

Khi bé bị sốt cơ thể cũng mất nhiều nước và khả năng tiết nước bọt giảm, vì vậy nguyên tắc đầu tiên mẹ chăm con bị ốm cần lưu ý là thường xuyên bổ sung nước cho con.

Đặc điểm của bé bị sốt là cơ thể mất nước nên mẹ cần bổ sung nước cho bé qua chế độ ăn. (Ảnh minh họa)

Theo bác sĩ Hải, với bé đang bú mẹ thì mỗi ngày cần ít nhất 150ml cho mỗi cân nặng. Với bé không còn bú, hãy cho bé uống nhiều nước, ăn hoa quả hoặc uống nước hoa quả như nước chanh, cam, dừa, bưởi, uống sữa hoặc ăn sữa chua để cung cấp thêm vitamin A và C đã mất do đi tiểu nhiều.

Thêm một lưu ý cho bé còn đang bú mẹ là trước khi cho con bú, mẹ nên cho bé uống nước, vì nếu cơ thể mất nước bé sẽ bỏ bú.

Đối với những bé đã ăn thức ăn bổ sung, mẹ nên cho bé ăn thức ăn loãng, dễ tiêu nhưng vẫn cung cấp đủ chất béo và đạm như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua.

Và một nguyên tắc chung với tất cả các bé bị ốm là mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi lần chỉ 1/3 bát và chỉ cho bé ăn khi đã hạ sốt.

4. Dinh dưỡng cho bé bị ngạt mũi hoặc sổ mũi

Bác sĩ Hải cho biết rất ít mẹ biết cách chăm con ăn khi bé bị ngạt mũi hoặc sổ mũi vì nghĩ dinh dưỡng không mấy liên quan đến bệnh này.

Khi bé bị sổ mũi hoặc ngạt mũi mẹ nên cho con ăn uống đồ nóng và han chế thực phẩm nhiều đường. (Ảnh minh họa)

Có 2 lưu ý hữu ích khi chăm bé ngạt mũi hoặc sổ mũi các mẹ nên biết, đó là:

– Cần cho bé uống nhiều nước lọc, nước ép quả nhưng chỉ uống nóng và không được uống lạnh vì uống nóng sẽ giúp bé thông hơi và giảm chảy nước mũi.

– Ăn các món soup, cháo, canh nóng cũng giúp thông hơi và giảm chảy mũi. Tránh cho bé ăn những thực phẩm nhiều đường vì sẽ làm cho bệnh nặng hơn.

5 món ăn tốt cho bé khi ốm

Cách chăm con tốt nhất khi bị bệnh là cung cấp các bữa ăn nhỏ cho bé.

Khi bé nhà bạn ốm, việc chăm ăn cho bé cũng làm bạn vất vả hơn. Thói quen và khẩu vị của bé thay đổi khi bé không được khỏe (thường là kém hơn). Theo Mary Silva (một chuyên gia dinh dưỡng trẻ em), cách chăm con tốt nhất khi bị bệnh là cung cấp bữa ăn nhỏ, thường xuyên kèm theo khích lệ bé.

Ảnh minh họa.

Soup gà

Soup gà là món ăn cổ điển tốt cho bé bị cảm lạnh và viêm họng. Nghiên cứu cho thấy, soup gà có đặc tính kháng viêm, giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính (các tế bào miễn dịch kích thích phát triển chất nhầy). Soup gà mẹ tự làm hoặc thậm chí chỉ là nước dùng cũng có hiệu quả với bé. Nếu con của bạn có cảm giác ngon miệng, hãy thử thêm món soup gà đổ lên bánh mì hoặc mì ống nấu chín.

Soup cà chua với sữa

Soup cà chua là một món ăn tuyệt vời khi bé yêu đang bị đau họng. Tuy cà chua chứa hàm lượng axit cao (không tốt cho cổ họng) nhưng khi nấu chung với sữa tươi lại khắc phục được điều này. Đơn giản chỉ cần pha loãng soup cà chua với sữa thay vì với nước.Bài liên quan: Những món ăn tốt cho bé khi ốm

Nước ép táo ấm

Khi bé bị lạnh và đau họng, không có gì giúp giữ ấm con bạn tốt hơn một cốc nước táo để âm ấm (không nóng quá vì làm cổ họng bé thêm đau rát nhưng cũng không được lạnh quá). Thêm vào cốc nước táo một chút tinh dầu quế sẽ khiến bé dễ chịu hơn rất nhanh.

Nước chanh tươi

Vắt chanh tươi, thêm vào đó một ít đường hay sirô, cho nước ấm và khuấy đều là bạn đã có một cốc nước chanh cho con. Nước chanh ấm phòng tránh mất nước cho cơ thể. Ngoài ra, đồ uống này cũng rất dồi dào vitamin C.

Nước cam gừng

15 Loại Thực Phẩm Nên Dùng Khi Bị Ốm

Thầy thuốc nổi tiếng Hippocrates từng nói, “Hãy biến thức ăn thành dược phẩm, và dược phẩm trở thành thức ăn.”

Sự thật là thực phẩm có thể làm được nhiều điều hơn ngoài việc cung cấp năng lượng.

Và khi bạn bị ốm, dùng các loại thực phẩm phù hợp là quan trọng hơn bao giờ hết.

Một số loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cao, có thể hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật

Các loại thực phẩm này giúp làm giảm triệu chứng và thậm chí chữa lành bệnh nhanh hơn.

Hàng trăm năm trước, xúp gà đã được xem như là một phương thuốc tốt trị các bệnh cảm lạnh thông thường ( 1).

Xúp gà là món dễ ăn, có nguồn vitamin, khoáng chất, calo và protein cao, là hợp chất dinh dưỡng mà cơ thể rất cần khi bị ốm ( 2).

Xúp gà còn cung cấp nguồn nước và chất điện giải tuyệt vời, cả hai đều cần thiết cho quá trình hydrat hóa, giúp cơ thể bài tiết dễ dàng hơn.

Cơ thể chúng ta cần rất nhiều nước khi bị sốt ( 3).

Hơn nữa, một nghiên cứu cho thấy xúp gà có hiệu quả trong việc làm sạch chất nhầy trong mũi hơn bất kỳ loại thực phẩm dạng lỏng nào khác được biết đến.

Điều này có nghĩa xúp gà là một bài thuốc y dược tự nhiên, một phần do món ăn này được dùng nóng ( 4).

Một lí do khác cho tác dụng này, đó là trong gà có chứa axit amin cysteine. N-acetyl-cysteine, một dạng của cysteine, giúp phân tách chất nhầy và có tác dụng kháng virus, chống viêm và chống oxy hóa ( 5, 6).

Xúp gà cũng giúp ức chế hoạt động của bạch cầu trung tính, loại bạch cầu này là nguyên gây ra các triệu chứng như ho và nghẹt mũi.

Xúp gà có có tác dụng giúp ức chế các tế bào có hại này, đó là một phần lý do tại sao nó có hiệu quả chống lại một số triệu chứng như cảm lạnh và cúm ( 1).

Kết luận: Xúp gà là một món ăn lỏng tốt, nhiều calo, protein, vitamin và khoáng chất. Đây cũng là một bài thuốc y dược tự nhiên, có thể ngăn các tế bào gây ho và nghẹt mũi.

Tương tự như xúp gà, canh là nguồn cung cấp lượng nước tuyệt vời khi bạn đang bị ốm.

Canh có rất nhiều loại và hương vị, nó chứa nhiều lượng calo, vitamin và các khoáng chất như magie, canxi, folate và phốt pho ( 7, 8).

Canh cũng có rất nhiều lợi ích khi được dùng nóng, được xem như là một bài thuốc trị bệnh tự nhiên do hơi nóng của nó ( 4).

Uống nước canh là một phương pháp hiệu quả để giữ nước cho cơ thể, canh được chế biến đa dạng hương vị sẽ khiến người ăn hài lòng. Ngoài ra, dùng canh đặc biệt hữu ích nếu dạ dày của bạn không ổn định và không thể ăn các món đặc.

Nếu bạn là người không thích dùng mặn, khi mua canh chế biến từ cửa hàng, hãy đảm bảo chọn mua loại có mật độ natri thấp. Do hầu hết các loại canh chế biến đều có lượng muối rất cao.

Nếu bạn cho thêm nguyên liệu khi nấu canh, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn – như lượng calo, protein và các chất dinh dưỡng sẽ cao hơn.

Nhiều người cho rằng nước hầm xương có rất nhiều lợi ích và công dụng chữa bệnh, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu xác thực về điều này ( 8).

Tham khảo bài viết này để biết thêm thông tin về nước canh hầm xương.

Kết luận: Nước canh là một món ăn ngon và bổ dưỡng, có tác dụng lưu trữ lượng nước cho cơ thể, nó cũng được xem là bài thuốc trị bệnh khi dùng nóng.

Tỏi đã được dùng như một loại dược thảo trong nhiều thế kỷ và đã được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và chống lại các bệnh nấm ( 9, 10).

Nó cũng gây kích thích hệ thống miễn dịch ( 11).

Có khá ít các nghiên cứu chất lượng cao khám phá ra được lợi ích của tỏi đối với các bệnh thông thường như cảm và cúm, nhưng một số lại cho kết quả rất khả quan.

Một nghiên cứu cho thấy những người hay ăn tỏi có tỉ lệ bị ốm ít hơn. Nhìn chung, nhóm dùng tỏi có số ngày bị ốm thấp hơn 70% so với nhóm dùng giả dược ( 12).

Trong một nghiên cứu khác, những người dùng tỏi không chỉ ít bị ốm hơn, họ còn hồi phục nhanh hơn trung bình 3.5 ngày so với nhóm dùng giả dược ( 13).

Ngoài ra, một vài nghiên cứu cho thấy chiết xuất tỏi ngâm lâu có thể tăng chức năng miễn dịch và làm giảm mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh và cúm ( 14).

Thêm tỏi vào xúp gà hoặc nước canh, vừa làm tăng hương vị, vừa giúp chúng có hiệu quả hơn trong việc chống lại các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm.

Kết luận: Tỏi có tác dụng chống lại vi khuẩn, virus và kích thích hệ miễn dịch. Nó giúp bạn tránh được bệnh tật cũng như phục hồi nhanh hơn khi bị ốm.

Cung cấp nước cho cơ thể là đặc biệt quan trọng khi bạn bị sốt, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị nôn mửa, tiêu chảy, có thể làm bạn mất nhiều nước và chất điện phân.

Nước dừa là loại thức uống tuyệt hảo nên dùng khi bạn bị ốm.

Ngoài vị ngọt thơm ngon, trong nước dừa còn chứa glucose và các chất điện giải cần thiết giúp bù nước cho cơ thể.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nước dừa giúp cung cấp nước bị mất sau khi tập thể dục và các trường hợp tiêu chảy nhẹ. Nó cũng không gây nhiều khó chịu cho dạ dày như các loại đồ uống khác ( 15, 16, 17).

Ngoài ra, một số nghiên cứu trên động vật cho thấy nước dừa có chứa chất chống oxy hoá, giúp chống lại sự oxy hoá cũng như có thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn ( 18, 19, 20, 21).

Tuy nhiên, có nghiên cứu cho thấy rằng nước dừa gây ra sự đầy hơi nhiều hơn các đồ uống điện giải khác. Hãy uống một cách chậm rãi nếu bạn chưa từng dùng nước dừa trước đây ( 22).

Kết luận: Nước dừa có vị ngọt và thơm ngon. Nó cung cấp nước và chất điện phân bạn cần trong khi bị ốm.

Giống như xúp gà, trà nóng có tác dụng như một loại y dược tự nhiên, giúp làm sạch chất nhầy ở xoang mũi. Lưu ý rằng trà cần luôn trong trạng thái nóng để hoạt động như một bài thuốc, nhưng không nên quá nóng sẽ ảnh hưởng không tốt đến vòm họng ( 4).

Bạn không cần phải lo lắng về việc trà sẽ khử nước. Mặc dù một số loại trà có chứa caffein, nhưng số lượng đó quá nhỏ để có thể khiến nước bị mất ( 23).

Nhấm nháp trà mỗi ngày là một cách tuyệt với để giữ được lượng nước trong cơ thể cũng như giảm tắc nghẽn ở xoang mũi cùng một lúc.

Trong trà cũng chứa polyphenol, là loại chất tự nhiên được tìm thấy trong thực vật, có nhiều lợi ích về sức khoẻ. Bao gồm chống oxy hóa, chống viêm, và chống lại các tác nhân gây ung thư ( 24, 25, 26, 27).

Tanin là một loại chất polyphenol được tìm thấy trong trà. Ngoài hoạt động như chất chống oxy hoá, tannin cũng có tính kháng virus, kháng khuẩn và chống nấm ( 28).

Một nghiên cứu trên chuột cho thấy acid tannic trong trà đen có thể làm giảm lượng vi khuẩn thường gặp phát triển trong cổ họng ( 29).

Trong một nghiên cứu khác, trà Hibiscus làm giảm sự phát triển của cúm gia cầm trong ống nghiệm. Trà Echinacea cũng làm giảm thời gian bị cảm lạnh và cúm ( 30, 31).

Ngoài ra, một số loại trà có các công dụng đặc biệt, làm giảm cơn ho hoặc đau họng, đã được chứng minh là có hiệu quả trong các nghiên cứu lâm sàng ( 32, 33).

Tất cả các công dụng này khiến trà trở thành một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của bạn khi bị ốm.

Kết luận: Trà là một nguồn cung cấp nước tốt cho cơ thể và hoạt động như một bài thuốc tự nhiên khi dùng nóng. Trà đen có công dụng làm giảm sự phát triển của vi khuẩn trong vòm họng, trà echinacea giúp làm giảm thời gian bị cảm lạnh hoặc cúm.

Trên thực tế, mật ong có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ, từng được sử dụng để băng bó vết thương từ thời Ai Cập cổ đại cho đến tận ngày nay ( 34, 35, 36, 37, 38).

Một số bằng chứng cho thấy mật ong cũng có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch ( 38).

Những công dụng này khiến mật ong trở thành loại thực phẩm tuyệt vời để dùng khi bị ốm, đặc biệt nếu bạn bị đau họng do nhiễm khuẩn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy mật ong giúp ngăn cơn ho ở trẻ em. Tuy nhiên, nên nhớ rằng không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ( 39, 40, 41, 42, 43).

Pha khoảng nửa muỗng cà phê (2,5 ml) mật ong với một ly sữa ấm, nước hoặc một tách trà. Nó có tác dụng cung cấp nước, làm dịu cơn ho và kháng khuẩn ( 43).

Kết luận: Mật ong có tác dụng kháng khuẩn và kích thích hệ miễn dịch. Ngoài ra, nó còn giúp giảm cơn ho ở trẻ em trên 12 tháng tuổi.

Gừng được biết đến nhiều nhất với tác dụng chống buồn nôn của nó.

Ngoài ra, gừng còn có công dụng tương tự như một loại thuốc chống viêm không chất steroid. Trong gừng cũng đã được chứng minh có chứa các chất chống oxy hoá, chất kháng sinh và chống ung thư ( 44, 48).

Do đó, khi bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, gừng là loại thực phẩm tốt nhất giúp giảm các triệu chứng trên. Ngoài ra, gừng còn có nhiều tác dụng khác khiến nó là một trong những loại thực phẩm hàng đầu nên dùng khi bị ốm.

Sử dụng gừng tươi trong nấu ăn, pha trà gừng hoặc mua soda gừng từ cửa hàng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hãy đảm bảo rằng các thực phẩm bạn dùng đều chứa gừng thật hoặc chiết xuất gừng, không phải chỉ là hương vị gừng.

Kết luận: Gừng rất hiệu quả trong việc giảm buồn nôn. Nó cũng có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa.

Khi ở nồng độ cao, capsaici có tác dụng khử nhạy, thường được dùng làm gel bôi hay miếng giảm đau ( 49).

Nhiều người cho rằng ăn thực phẩm cay có tác dung gây sổ mũi, làm tan dịch nhầy ở mũi và xoang.

Mặc dù có khá ít nghiên cứu chứng minh điều này, chất capsaicin dường như có tác dụng làm tan chất nhờn, khiến nó dễ được xịt ra. Các loại sản phẩm xịt mũi có chất capsaicin được dùng để giảm tắc nghẽn đường mũi và ngứa mũi ( 50, 51, 52).

Tuy nhiên, capsaicin cũng kích thích sản xuất dịch nhầy, do đó đây không phải là phương pháp tối ưu nhất ( 51).

Trị ho là một tác dụng khác của capsaicin. Một nghiên cứu cho thấy việc dùng viên capsaicin cải thiện triệu chứng ở người bị ho mãn tính bằng cách khiến họ ít nhạy cảm hơn với các kích ứng ( 53).

Tuy nhiên, để đạt được kết quả này, bạn có thể phải cần ăn thực phẩm nhiều gia vị trong vài tuần.

Ngoài ra, không nên cố dùng thực phẩm cay nếu bạn cảm thấy khó chịu ở dạ dày. Thức ăn cay có thể gây ra chứng đầy hơi, đau và buồn nôn ở một số người ( 54).

Kết luận: Các loại thực phẩm cay có chứa capsaicin, có tác dụng làm tan dịch nhầy, nhưng nó cũng kích thích sản xuất chất nhầy. Ngoài ra, thực phẩm cay có hiệu quả trong việc giảm ho do kích ứng.

Chuối là một loại thực phẩm tuyệt vời nên dùng khi bạn bị ốm.

Chuối có hương vị nhạt và dễ ăn, nó cũng cung cấp lượng calo cao và chất dinh dưỡng phong phú.

Với những lý do này, chuối là một thực phẩm có trong chế độ ăn uống BRAT (chuối, gạo, táo, bánh mì nướng) thường được dùng để chống buồn nôn ( 55).

Một lợi ích khác của chuối là chất xơ hòa tan có trong chúng. Nếu bạn bị tiêu chảy, chuối là một trong những thực phẩm tốt nhất bạn nên dùng do nó chứa chất xơ giúp làm giảm chứng tiêu chảy ( 56, 57, 58).

Trên thực tế, một số bệnh viện sử dụng tinh bột chuối để điều trị bệnh tiêu chảy ( 59).

Kết luận: Chuối là loại thực phẩm có nguồn năng lượng và chất dinh dưỡng rất tốt. Nó cũng có tác dụng giúp làm giảm buồn nôn và tiêu chảy.

Bột yến mạch cũng chứa một số protein – khoảng 5 gam mỗi nửa bát ( 60).

Bột yến mạch còn có một số lợi ích cho sức khoẻ, bao gồm kích thích hệ thống miễn dịch và cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu ( 61).

Một nghiên cứu trên chuột cho thấy beta-glucan, một loại chất xơ có trong yến mạch, giúp giảm viêm ở ruột. Điều này giúp làm giảm các triệu chứng như co thắt ruột, đầy bụng và tiêu chảy ( 62).

Tuy nhiên, nên tránh mua bột yến mạch nhân tạo với nhiều đường phụ gia. Thay vào đó, thêm một ít mật ong hoặc trái cây để đạt được nhiều tác dụng hơn.

Kết luận: Bột yến mạch chứa một nguồn dinh dưỡng tốt và dễ ăn. Nó giúp kích thích hệ thống miễn dịch của bạn, cải thiện việc kiểm soát đường huyết và giảm viêm ở hệ thống tiêu hóa.

Mỗi cốc sữa chua cung cấp 150 calo và 8 gram protein. Nó cũng giúp làm dịu vòm họng của bạn khi được dùng lạnh.

Sữa chua cũng rất giàu canxi với đầy đủ các vitamin và nhiều khoáng chất khác ( 63).

Một số loại sữa chua cũng có chứa chất probiotic.

Nhiều bằng chứng cho thấy probiotic có tác dụng giúp trẻ em và người lớn ít bị cảm lạnh hơn, khỏi bệnh nhanh hơn và dùng ít kháng sinh hơn ( 64, 65, 66, 67, 68).

Một nghiên cứu cho thấy trẻ dùng probiotic khỏe nhanh hơn trung bình 2 ngày, các triệu chứng của chứng cũng ít nghiêm trọng hơn 55% ( 64).

Một số người cho rằng khẩu phần sữa dùng hàng ngày khiến làm tăng niêm dịch. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu chỉ ra khẩu phần sữa không gây ho, tắc nghẽn hay sản sinh niêm dịch, ngay cả đối với những người đang bị ốm ( 69).

Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng với các sản phẩm làm từ sữa, hãy thử những thực phẩm lên men khác có chứa probiotic hoặc bổ sung probiotic thay thế.

Kết luận: Sữa chua rất dễ ăn, nó chứa một lượng calo, protein, vitamin và khoáng chất rất tốt. Một số loại sữa chua có chứa chất probiotic, giúp bạn ít bị nhiễm bệnh và hồi phục nhanh hơn.

Trái cây có nhiều lợi ích khi bạn ốm.

Trái cây là nguồn thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể ( 70).

Một số loại trái cây chứa các hợp chất có ích được gọi là anthocyanin, đó là các chất tạo màu cho trái cây như màu đỏ, xanh dương và tím. Một số loại trái cây có thể kể đến như dâu tây, nam việt quất, việt quất và phúc bồn tử ( 71).

Chất anthocyanin khiến các loại quả này có rất nhiều tác dụng trị bệnh, như tác dụng chống viêm, chống virus và tăng cường mạnh hệ miễn dịch.

Một số nghiên cứu cho thấy các chất chiết xuất từ trái cây có chứa nhiều chất anthocyanin, có tác dụng cản trở sự đeo bám của virus và vi khuẩn đối với tế bào. Chúng cũng gây kích thích các phản ứng miễn dịch của cơ thể ( 72, 73, 74, 75, 76, 77).

Đặc biệt, quả lựu có tác dụng kháng khuẩn và kháng virus rất mạnh, giúp cản trở các vi khuẩn và virus có nguồn gốc từ thực phẩm, bao gồm E. coli và salmonella ( 78).

Mặc dù các tác dụng trên có thể không có cùng tác động tương tự lên cơ thể bị nhiễm trùng như trong các thí nghiệm, nhưng dường như chúng vẫn có một vài tác động nhất định.

Trên thực tế, một bài phê bình tìm thấy thấy thực phẩm chức năng flavonoid có thể giúp hồi phục bệnh cảm lạnh nhanh hơn 40% ( 79).

Thêm một ít hoa quả vào bát yến mạch hoặc sữa chua để tăng cường các lợi ích bổ sung. Có thể chế biến trái cây đông lạnh thành sinh tố để làm dịu cơn đau họng.

Kết luận: Nhiều loại trái cây có chứa chất anthocyanin giúp chống lại virus và vi khuẩn cũng như kích thích hệ miễn dịch. Chất Flavonoid bổ sung cũng có rất nhiều lợi ích.

Cụ thể, bơ có chứa hàm lượng cao chất béo không bão hòa lành mạnh, cùng đặc điểm với loại chất béo có trong dầu ô liu.

Bơ cũng là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất rất tốt ( 80, 81).

Bơ là một loại thực phẩm tuyệt vời nên dùng khi bị ốm do chúng cung cấp lượng calo, vitamin và khoáng chất mà cơ thể bạn cần. Bơ cũng khá mềm, vị nhạt và dễ ăn.

Bơ có chứa lượng chất béo lành mạnh, đặc biệt là axit oleic, chúng có tác dụng giúp giảm viêm, và cũng đóng một vai trò trong chức năng hệ miễn dịch ( 82, 83).

Kết luận: Bơ chứa đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất và chất béo lành mạnh giúp giảm viêm và kích thích hệ miễn dịch.

Các loại rau xanh như rau bina, xà lách đảo Cos và cải xoăn cung cấp đầy đủ các vitamin, khoáng chất và chất xơ. Chúng đặc biệt cung cấp nguồn vitamin A, vitamin C, vitamin K và folate ( 84).

Các loại rau có màu xanh đậm cũng có chứa các hợp chất thực vật có lợi. Chúng đóng vai trò như chất chống oxy hoá để bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương cũng như giúp chống viêm ( 85).

Các loại rau xanh cũng được tin dùng do tính kháng khuẩn của chúng ( 86).

Thêm rau bina vào món trứng rán để có bữa ăn nhanh đầy chất dinh dưỡng và giàu protein. Bạn cũng có thể cho một ít cải xoăn vào nước ép trái cây.

Kết luận: Rau củ xanh có chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể khi bạn bị ốm. Chúng cũng chứa các hợp chất thực vật có lợi.

Cá hồi mềm, dễ ăn và chứa đầy đủ protein chất lượng cao mà cơ thể cần.

Cá hồi đặc biệt giàu axit béo omega-3, có tác dụng chống viêm mạnh ( 87).

Cá hồi cũng là một loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin D – loại vitamin rất nhiều người thiếu. Vitamin D có vai trò quan trọng trong chức năng hệ miễn dịch ( 88).

Kết luận: Cá hồi là nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Nó cũng chứa axit béo omega-3 và vitamin D, chống viêm và tăng cường chức năng hệ miễn dịch.

Nghỉ ngơi, uống nhiều nước và hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết là một trong số trong những điều quan trọng bạn cần làm để giúp cơ thể cảm thấy tốt hơn và hồi phục nhanh hơn khi bị ốm.

Một số loại thực phẩm còn có nhiều lợi ích khác ngoài việc chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể bạn.

Mặc dù không có loại thực phẩm nào có thể chữa hoàn toàn được bệnh tật, việc dùng các loại thực phẩm phù hợp sẽ hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể và từ đógiúp giảm các triệu chứng nhất định.

Bí Quyết Nấu Cháo Cá Lóc Bí Đỏ Tẩm Bổ Cho Người Đang Bị Ốm

Bí quyết nấu cháo cá lóc bí đỏ tẩm bổ cho người đang bị ốm: Nấu cháo cá lóc bí đỏ tẩm bổ cho người bị ốm như thế nào? Cháo cá lóc bí đỏ là một món ăn vừa ngon lại vừa bổ, rất thích hợp dùng làm món ăn bồi bổ cho những người bệnh hoặc dùng làm thức ăn cho bé ăn dặm cũng rất tốt. Cá lóc (cá quả) có vị ngọt, thơm ngon, thịt nạc, không độc hại, ít xương dăm và đặc…

Bí quyết nấu cháo cá lóc bí đỏ tẩm bổ cho người đang bị ốm:

Nấu cháo cá lóc bí đỏ tẩm bổ cho người bị ốm như thế nào?

Cháo cá lóc bí đỏ là một món ăn vừa ngon lại vừa bổ, rất thích hợp dùng làm món ăn bồi bổ cho những người bệnh hoặc dùng làm thức ăn cho bé ăn dặm cũng rất tốt. Cá lóc (cá quả) có vị ngọt, thơm ngon, thịt nạc, không độc hại, ít xương dăm và đặc biệt là không gây dị ứng nên rất an toàn cho bé. Đồng thời thịt cá có chứa lượng lớn protid, lipid, canxi, photpho, sắt và một số dưỡng chất khác rất tốt cho bé trong thời kì ăn dặm. Và để tiến hành thực hiện món ngon này, xin mời các bạn cùng chuẩn bị các nguyên liệu sau đây.

Nguyên liệu:

+ Cháo trữ đông.

+ Cá quả 1 con khoảng 500g – 1 kg.

+ Bí đỏ.

+ Cà chua.

+ Hành khô.

Cách nấu món cháo cá lóc bí đỏ bổ dưỡng cho người đang ốm:

+ Bước 1: Cháo rã đông.

+ Bước 2: Cá quả cạo sạch vẩy ướp với 1 ít gừng băm. Sau đó hấp chín. Chỉ nên hấp không nên luộc. Nên khứa vài đường để khi hấp cá sẽ nhanh chín mà ngấm hơn. Cho 1 vài nhánh thì là hấp cùng cho thơm.

+ Bước 3: Cá chín thì gỡ lấy thịt. Cá quả có khá nhiều xương dăm nhỏ. Nên khi nhặt phải hết sức để ý. Bỏ hết xương lấy tay bóp cho cá vụn ra. Và có thể rã hoặc xay cho cá nhuyễn. Rồi cho vào khay trữ đông để tạo thành những viên cá để bé dùng dần.

+ Bước 4: Cá sơ chế xong thì cho thêm một chút nước để đánh tơi cá ra. Phi thơm hành với cà chua cho đến khi cà chua nát thì cho phần thịt cá đã lọc vào xào săn.

+ Bước 5: Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch. Cho vào luộc đến khi chín. Nghiền nhuyễn bí đỏ.

+ Bước 6: Bắc nồi cháo lên, cho cá quả vào đảo đều trước. Đến khi sôi lăn tăn thì cho bí đỏ vào quấy cùng sao đó nêm 1 chút nước mắm dành riêng cho bé. Tắt bếp, thêm 5ml dầu oliu.