Mon Ngon Cho Chong / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles-hanoi.edu.vn

Mon Ngon Danh Cho Be

2. 20 THỰC ĐƠN cho bé 1-2 tuổi ĂN MÃI KHÔNG CHÁN

5. Món ngon cho bé: Làm sữa chua dẻo mứt mâm xôi ngọt ngào Làm sữa chua dẻo không khó nhưng thành phẩm lại ngon không tưởng.

6. Mỗi ngày, cho trẻ ăn 1 lần và có thể ăn liên tục từ 5 – 10 ngày.

7. 10/07/2018 · Đặc biệt, với các bé nhỏ đang ăn dặm, mẹ luôn mong có thể chế biến những món ăn ngon, dinh dưỡng cho bé.

8. Món ăn ngon cho bé 2 tuổi – Cuối tuần, các mẹ có thể chuẩn bị cho bé thực đơn dinh dưỡng bao gồm cơm và cá sốt cà chua.

10. Món ngon hàng ngày ” Salad tôm mát giòn ngon miệng ” Măng tây xào tôm ” Gà kho nấm cho cơm tối thêm đậm đà ” Bún riêu cua mọc bò ” Cháo trắng trứng muối.

13. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản, không mất quá nhiều thời gian là mẹ có thể chế biến cho bé những món súp thơm ngon bổ dưỡng rồi đấy ạ.

16. Bé có thể ăn các món ăn ngon như súp được nấu từ thịt bò và cà rốt, vì trong thịt bò chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, canxi, khoáng chất còn cà rốt có vitamin A và chất xơ.

18. Với mong muốn giúp đỡ quý cô quý bà nội trợ nhàn hơn trong việc chăm lo bữa ăn cho gia đình, website món ngon mỗi ngày đã được ra đời.

20. Món ngon cho bé – Tổng hợp công thức, cách làm những món ngon cho bé hàng ngày.

21. Thực đơn cho bé 3 tuổi cần ngon miệng, đảm bảo dinh dưỡng.

22. Món ngon cho bé 3 tuổi – Yến mạch trộn sữa.

27. Bé có thể ăn các món ăn ngon như súp được nấu từ thịt bò và cà rốt, vì trong thịt bò chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, canxi, khoáng chất còn cà rốt có vitamin A và chất xơ.

28. Mâm Cơm Việt xin giới thiệu đến bạn thuc don mon ngon cho be 4 tuoi đầy dinh dưỡng và thơm ngon, món ăn bổ dưỡng cho bé, món ăn cho bé, món ăn cho bé 3 tuổi, món ăn mỗi ngày cho bé, món ăn ngon cho bé, món ăn ngon cho bé 3 tuổi, mon ngon bo duong cho be.

30. Mời các mẹ tham khảo chia sẻ của 1 bà mẹ đang sống tại Nhật hướng dẫn cách chế biến 14 món ngon cho bé từ 1 đến 2 tuổi ăn dặm, bao gồm: 2 món nui, 1 món mỳ ý, 1 món bún và 10 món cơm.

31. Các mẹ chờ một chút cho cháo hơi ấm ấm sau đó cho trẻ ăn luôn.

33. Món ngon cho bé: Làm sữa chua dẻo mứt mâm xôi ngọt ngào Làm sữa chua dẻo không khó nhưng thành phẩm lại ngon không tưởng.

35. Cách chế biến món ăn ngon cho bé đơn giản, giàu dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon hấp dẫn sẽ thu hút các bé hiếu động muốn ngồi xuống bàn ăn ngay lập tức.

37. Món ngon cho bé 5 – 6 tuổi là yêu cầu của các mẹ thời hiện đại nhằm có được những món ngon dễ làm và đầy đủ dưỡng chất, năng lượng cho bé.

39. Các mẹ chờ một chút cho cháo hơi ấm ấm sau đó cho trẻ ăn luôn.

42. Cuối cùng chỉ việc cho mắm, dầu ăn vào là mẹ đã có một tô cháo ngon và rất sánh của đỗ xanh và hạt sen cho bé, đảm bảo bé sẽ rất “mê” cho mà xem.

47. Món ngon cho bé 5 – 6 tuổi là yêu cầu của các mẹ thời hiện đại nhằm có được những món ngon dễ làm và đầy đủ dưỡng chất, năng lượng cho bé.

Chè Bánh Lọt (Lod Chong Thái) Và Bột Báng

Hôm nay mình làm chè bánh lọt mời bạn bè. Món này đôi lúc lại thấy dễ mà đôi lúc thấy lại khó. Nhất là những đợt đầu mình học làm, lúc thì bột quậy chưa chín, lúc thì bị vón cục…phải đổ đi cả mẻ thấy nản ghê. Nhưng vì bên mình không có chỗ nào bán chè nên lại quyết học lại lần nữa, đúng là trời không phụ đứa con xa nhà =)). Mình cũng chả phải là người xuất sắc gì, công thức chủ yếu là tìm tòi, thử nghiệm và chọn ra cái nào ưng ý nhất rồi chia sẻ lại. Chè bánh lọt có 2 loại: chè bánh lọt Thái và Singapore. Loại của Thái là dùng bột quấy thành hồ đặc sệt rồi dùng dụng cụ chuyên dụng để ép thành các “bánh lọt” trông như giọt nước rớt lõm tõm xuống. Loại của Singapore là loại nhồi thành cục bột rồi cán ra, thái sợi chỉ và đem luộc lên. Vì cách làm khác nhau nên thường thành phần bột cũng tương đối khác nhau. Thường thì cách làm của Sing sẽ đơn giản cho mọi người hơn nhưng mình thấy phần lớn món của Thái chuẩn và được ưa chuộng hơn (nguồn gốc mà).

Một số công thức chỉ dùng bột gạo và bột năng vì ở Vn tìm tinh bột đậu xanh tương đối khó. Hiện tại thì mình chưa thử. Khi nào có kết quả mình sẽ update lại cho các bạn. 😁

Riêng nước cốt dừa mình có tham khảo mấy công thức của Thái, người Thái thường dùng đường thốt nốt và một loại nến thơm nào đó (cái này mình không rõ) để làm nước cốt dừa thơm ngon hơn.

Về tinh dầu lá dứa, ưu điểm là nhanh tiện gọn, tuy nhiên cá nhân mình thấy màu sắc không được tự nhiên cho lắm, hơi hơi giống phẩm màu cốm, ngâm nước còn bị phai ra nước màu xanh :(. Vì bên mình mua lá tươi khá là khó, lá đông lạnh thì khó lên màu nên mình quyết định mua tinh dầu. Hiệu con bướm. Nếu bạn nào sợ phẩm thì có thể không dùng mà làm hẳn bánh lọt trắng cũng không thành vấn đề.

Khuôn ép khoai tây, mình mua trên amazon khoảng 13€, có 3 tấm ép, ở Vn như mình biết giá khoảng 120k vnd. Mình xài 2 tấm lỗ to hơn ấy. Nhưng các bạn có thể dùng rổ ép đều ok hết miễn hỗn hợp không được đặc quá. Yêu cầu chuẩn bị thêm một cái chai có đáy phẳng để ấn.

Trong bài mình cũng sẽ kết hợp hướng dẫn cách nấu bột báng vì một số bạn từng gặp vấn đề vì đun mãi vẫn thấy còn nhân trắng bên trong nên …nản 😛

Các bạn cần: (dành cho khoảng 4-5 suất ăn, có thể nhiều hơn nếu kết hợp các loại chè khác)

60gr tinh bột đậu xanh (Mung bean starch – có bán ở quầy châu Á, giá khoảng 4-6€),là loại bột mịn trắng như bột năng, không màu không mùi

nửa thìa ăn bột gạo

1 thìa ăn gạt bột năng

khoảng 550ml nước

nửa thìa cafe tinh dầu lá dứa (hoặc 6-7 lá dứa pandan leaves hòa với một nửa lượng nước của 550ml nước)

1 cup nước cốt dừa

1 cup đường thốt nốt

khoảng 1/3 thìa cafe muối

thau nước đá hoặc nước thật lạnh

dụng cụ ép bánh lọt (có thể là dụng cụ ép khoai tây, hay là rổ sắt có lỗ)

bột báng (trong gói bán sẵn)

Cách làm:

Trộn các loại bột với nhau. Nếu dùng tinh dầu lá dứa thì hòa 550ml nước và tinh dầu lá dứa thẳng vào bột và quấy đều cho bột tan. Nếu dùng lá dứa thì xay nhỏ lá dứa cùng 150ml nước. Dùng vải xô hay vải màn lọc lấy nước bỏ bã. Trộn 400ml nước với bột trước

Cho hỗn hợp bột lên nồi để lửa nhỏ vừa (mình dùng bếp điện 3 nấc thì mình để nấc 2). Quấy đều theo chiều kim đồng hồ. Lưu ý là giai đoạn này cần kiên nhẫn vì chỉ cần bạn cho lửa to chút là hỗn hợp bị vón cục ngay. Khi quanh nồi thấy hơi ấm ấm và bề mặt nồi bột bốc nhiệt thì hạ lửa xuống. Tiếp tục khuấy

Chuẩn bị thau nước đá để hứng bánh lọt nào. Múc hỗn hợp vào dụng cụ ép, có thể dùng dụng cụ ép khoai tây hoặc rổ sắt có lỗ và một cái đáy chai bằng phẳng. Ấn nhẹ cán tầm 2-3 cm thì bánh lọt sẽ rớt lõm tõm xuống, bánh đạt chuẩn thì 2 đầu sẽ thuôn nhọn chứ không bị tù, tù là do bột đặc quá hoặc bị nguội. Do vậy công đoạn này cần làm thật nhanh lẹ tránh hỗn hợp bột trong nồi bị nguội và khô. Tầm 10 phút vớt bánh lọt ra là ok

Đường thốt nốt bóp vụn, hòa cùng nước cốt dừa và chút muối, cho lên bếp đun nhỏ lửa khi nào hỗn hợp ấm lên và tan vào nhau (không cần sôi tránh tạo váng dầu dừa) thì tắt bếp. Để nguội

Để bảo quản chè bánh lọt thì ngâm sợi bánh với chút nước để bánh không bị dính vào nhau, bảo quản ngăn mát tủ lạnh. Có thể ăn được trong 1-2 ngày.

Làm bột báng: đợi nồi nước sôi, sau đó đổ bột báng vào, không cho nhiều quá vì sau đó nó sẽ nở bung khá nhiều, cũng không cho khi nước còn lạnh vì bột sẽ bị tan ra hết. Để lửa nhỏ, đậy vung (nhớ là phải luôn đậy vung), chốc chốc quấy đều để bột không dính đáy. Nếu bột đặc quá thì cho nước từ từ vào rồi đun sôi. Khoảng 15 phút thì bột chín, tắt bếp để vậy khoảng 3 phút. Cho ra rây để chắt nước bỏ đi, sau đó xả nước lạnh vào vậy là bột báng đã hoàn chỉnh 🙂 Ăn bột báng với nước cốt dừa cũng ngon đấy nha 😀

Video: sau khi bột chín chuẩn bị đem ra ép

4 Mon Ngon Voi Ca Phao

Nguyên liệu:

– 250g cà pháo đã muối chua

– 100g tôm khô, 30g gừng

– 1 muỗng cà-phê hành tím băm

– Gia vị: hạt nêm, đường, tương ớt, dầu ăn.

Cách làm:

– Tôm khô ngâm nước cho mềm, rửa sạch, để nguyên con. Cà pháo để nguyên quả, rửa sạch, để ráo. Gừng gọt vỏ, ớt bỏ hạt, thái sợi nhuyễn.

– Cho 1/2 muỗng súp dầu ăn vào chảo nóng, cho hành tím băm vào xào thơm. Sau đó, bỏ tôm khô, cà pháo vào xào khoảng 5 phút.

– Cho cà pháo và tôm khô đã xào vào tô, nêm 1 muỗng cà-phê hạt nêm, 3 muỗng súp đường, 3 muỗng súp tương ớt. Trộn đều, cho gừng và ớt thái sợi vào.

– Để 10 phút cho thấm, dùng với cơm nóng.

Bồ câu xào cà pháo muốiNguyên liệu:

– 1 con chim bồ câu

– 15-20 quả cà pháo muối

– nước cà pháo muối

– Tỏi, hành khô, hành lá, tiêu, dầu mè, mắm, muối, đường, dầu ăn.

Cách làm:

– Chim câu đã sơ chế chặt miếng nhỏ. Cà muối bổ đôi, bỏ phần ruột, chỉ lấy cùi, rửa sạch và bóp cho bớt chua.

– Tỏi bóc vỏ, bằm nhỏ 1 củ, 2 củ bóc vỏ để nguyên tép. Hành khô bằm nhỏ. Hành lá cắt rễ, rửa sạch, thái khúc dài 5-7cm.

– Ướp thịt chim với 1 ít tỏi bằm, hành khô, mắm, đường, tiêu bột, dầu mè, nước cà pháo muối. Để 15-20 phút cho ngấm gia vị.

– Cà pháo vắt ráo nước, ướp với 1 chút tỏi bằm, mắm, đường, trộn đều và để 15-20 phút cho ngấm.

– Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng, cho tỏi nguyên tép vào chiên vàng thơm, sau đó vớt ra đĩa, để riêng.

– Cho thịt chim vào chảo chiên ở lửa vừa để thịt chim chín săn lại, có màu đẹp. Vớt thịt chim ra đĩa riêng, chắt bớt dầu trong chảo, chỉ bớt lại khoảng 1 thìa cà phê.

– Cho cà muối vào chảo, đảo đều, tiếp tục cho thịt chim, tỏi chiên, hành lá vào, đảo đều tay. Nêm gia vị cho vừa miệng, sau đó tắt bếp và bày thức ăn ra đĩa.

Cá trắm kho cà pháoNguyên liệu:

– 600 g cá trắm

– 200 g cà pháo muối chua

– 2 quả chuối xanh

– 3 muỗng nước mắm, 2 trái ớt hiểm, 1 củ nghệ vàng, hạt nêm, tiêu, nước màu.

Cách làm:

– Cá trắm bỏ ruột, móc mang và đánh sạch vảy rồi rửa sạch và để ráo nước. Cho 1 thìa muối i-ốt và nửa muỗng bột hạt tiêu vào cá rồi ướp khoảng 15 phút.

– Chuối tước bỏ vỏ xanh bên ngoài, cắt khúc dày khoảng 2-3 cm rồi ngâm trong nước giấm loãng. Cà pháo bổ đôi, bỏ hạt

– Cho chuối, cà pháo, nghệ vào nồi rồi tiếp đến cho cá vào. Sau đó, nêm nước mắm nguyên chất + muối hạt nhỏ + hạt nêm + nước màu vào nồi cá kho rồi bắc nồi lên bếp đun khoảng 4-5 phút thì cho thêm 250 ml nước vào đun lửa to. Chú ý trong suốt quá trình kho cá thinh thoảng bạn nghiêng nhẹ nồi để gia vị thấm đều vào cá.

– Sau khi cá sôi được khoảng 30 phút thì bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng, vặn nhỏ lửa để cá sôi nhẹ. Đun đến khi nước trong nồi cạn gần hết là được.

Gỏi bò cà pháoNguyên liệu:

– 2 lạng thịt bò

– Cà pháo muối

– Quất, chanh, ớt tươi, rau sống các loại, vừng rang, gia vị, bánh tráng.

Cách làm:

– Thịt bò mua về rửa sạch, thái thành những lát mỏng. Cà pháo rửa sạch thái thành lát, Quất thái lát mỏng sau đó cho vào nước đá để ngâm cho giòn hơn. Rau thơm rửa sạch. Ớt tươi bỏ cuống rồi thái thành sợi.

– Pha nước chấm theo công thức: 3 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường vào một cái bát con. Cho tỏi xay, ớt xay vào bát rồi vắt thêm ½ quả chanh vào và dùng đũa đánh đều.

– Cho thịt bò vào chảo xào nhanh tay cho thịt bò vừa chín tới thì tắt bếp. Chú ý để lửa to.

– Cho thịt bò vừa xào vào bát rồi cho 1 nửa phần nước chấm đã pha ở bước 1, cà pháo thái lát, các loại rau sống và quất thái lát vào rồi trộn thật đều.

– Bày món ăn ra đĩa rồi thưởng thức ăn kèm cùng với bánh tráng và chấm cùng với phần nước mắm còn lại.

Video Goi Xoài Tôm Mon Ngon Moi Ngay

Có thể bạn thích công thức này Những món gỏi xoài ngon miệng Gỏi xoài cá sặc có vị mằn mặn chua chua, gỏi xoài tôm thịt lại mang đến vị chua ngọt dễ

Có thể bạn thích công thức này Những món gỏi xoài ngon miệng

Gỏi xoài cá sặc có vị mằn mặn chua chua, gỏi xoài tôm thịt lại mang đến vị chua ngọt dễ chịu cho người ăn.

Ngoài bánh chưng, bánh tét, giò chả, thực đơn ngày Tết của gia đình bạn sẽ phong phú và hấp dẫn hơn với những món gỏi xoài bình dị nhưng ngon miệng.

Gỏi xoài tôm khô Xoài xanh trộn với tôm khô cùng ít rau răm và lạc rang mang đến món ăn vừa dân dã vừa ngon miệng. Gỏi xoài tôm khô không quá cầu kỳ, nhưng phải lựa chọn được trái xoài vỏ xanh ruột vàng, khi ăn giòn giòn và có vị chua vừa miệng là được.

Xoài xanh gọt bỏ vỏ, thái sợi hoặc cắt miếng vừa ăn. Tôm khô chọn loại nhỏ, ngâm trong nước cho sạch cát và nở mềm, sau đó vớt ra xả lại sạch với nước và để ráo. Đặt chảo lên bếp, làm nóng dầu, cho tôm khô vào xào thơm và tắt lửa. Pha nước mắm chanh tỏi ớt hơi ngọt, trộn xoài xanh và tôm khô với nước mắm đã pha, rau răm, húng quế xắt nhỏ trộn thật đều với gỏi. Dọn món ăn ra đĩa, trang điểm lên bên trên ít hành phi và lạc rang. Gỏi xoài tôm khô có thể ăn không với bánh phồng, bánh tráng nướng hoặc làm món ăn với cơm đều ngon miệng.

Gỏi xoài ốc giác Nếu như gỏi xoài tôm khô đem đến cho bạn vị chua cay thì gỏi xoài ốc giác dai ngọt thịt tự nhiên của ốc cùng vị chua đặc trưng của xoài rất lạ miệng. Với lợi thế về sự tổng hòa chua, cay, ngọt, mặn… và những lát thịt ốc có độ mỏng vừa, gỏi xoài ốc giác luôn làm mềm lòng thực khách.

Món gỏi làm không khó, nhưng mất thời gian nhất là quá trình chế biến ốc giác. Ốc phải cọ rửa thật sạch vỏ và cho vào nồi luộc chín. Vớt ốc ra để nguội, lấy phần thịt ốc ra, rửa lại bằng nước sạch, để ráo và thái thành từng lát mỏng vừa ăn. Xoài xanh sau khi gọt bỏ vỏ được bằm và bào thành sợi nhỏ.

Sau khi chuẩn bị sẵn xong nguyên liệu, cho cả hai vào trong chiếc bát lớn, rưới nước mắm ớt tỏi đã pha sẵn lên trên và trộn thật đều, nêm lại vừa ăn là được. Khi đã chán ngấy với bánh chưng, bánh tét trong ngày Tết, đĩa gỏi xoài ốc giác được điểm xuyết thêm màu xanh của rau cùng vị chua chua đặc trưng sẽ giúp bạn xua đi cảm giác ngấy, đem lại sự ngon miệng rất dễ chịu cho bạn và gia đình.

Gỏi xoài cá sặc Món gỏi với vị chua chua của xoài hòa trong cái mằn mặn của cá sặc rất dễ ăn và ngon miệng. Chế biến món này không khó với hai thành phần chính là xoài xanh, cá sặc, điểm xuyết thêm ít rau xanh và ớt tươi…

Xoài xanh lựa trái còn tươi, hơi chuyển màu vàng là được. Xoài gọt bỏ vỏ, thái sợi hoặc bằm nhỏ, ngâm trong nước đá lạnh để giữ độ giòn cho xoài. Nếu xoài chua quá, bạn có thể trộn xoài với đường và bóp sơ cho xoài bớt chua. Khô cá sặc được nướng chín hoặc chiên và và xé thành từng miếng nhỏ. Pha nước mắm ớt tỏi để trộn gỏi, nước mắm đừng mặn quá, hơi ngọt là được.

Cho xoài và cá vào trong thố, rưới nước mắm lên và trộn thật đều. Cho gỏi ra đĩa, điểm xuyết thêm một ít rau răm, lạc rang giã nhỏ. Gỏi xoài cá sặc rất dễ ăn, bạn có thể làm món ăn với cơm hoặc làm món nhâm nhi bên ly rượu ngày xuân.

Tổng hợp & BT: Cẩm Vân (NauNgon.com)