Món Ngon Cho Trẻ Nhỏ / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles-hanoi.edu.vn

Có Nên Cho Trẻ Em Ăn Chay Từ Nhỏ?

1.Calo

Đối với trẻ nhỏ, calo là dưỡng chất cần thiết nhất để giúp trẻ phát triển một cách tự nhiên. Tuy nhiên, khi ăn chay, trẻ em thường được nhận một lượng calo ít hơn ăn mặn, vì thế, cách duy nhất là trẻ nên ăn nhiều hơn so với khẩu phần ăn hằng ngày để đảm bảo lượng calo cần thiết. Các loại thực phẩm chay chứa nhiều calo chính là chuối, bơ, lê, hạt đậu…

2. Vitamin B12

Vitamin B12 thường có rất nhiều trong động vật nhưng lại rất hiếm hoặc không được tìm thấy trong thực vật. Trẻ có thể bổ sung một lượng rất ít loại sinh tố này từ sữa đậu nành hoặc nước ép trái cây tươi, nhưng cách tốt nhât là uống hoặc tiêm bổ sung vitamin B12 dạng thuốc, tất nhiên là phải có sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia.

3. Vitamin D

Là loại vitamin tác động trực tiếp đến sự phát triển của khung xương và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Chính vì thế, nếu trong chế độ ăn uống của trẻ nếu thiếu loại vi chất này sẽ gây nên hệ lụy xấu đối với sức khỏe. Vitamin D tập trung nhiều trong sữa, lòng đỏ trứng gà. Ngoài ra, trẻ có thể phơi nắng dưới nắng sớm ban mai từ 10-15 phút mỗi ngày để đảm bào lượng vitamin D cần thiết.

4. Sắt

Lượng sắt được tìm thấy dồi dào trong các loại rau là xanh và các loại đậu và các loại trái cây như dưa hấu, nho tươi hoặc khô, quả mận khô, bí ngô, quả chà là…Chính vì thế, cha mẹ nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm trên vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ và ép trẻ ăn rau từ rất sớm.

5. Canxi

Cũng có vai trò giống như vitamin D, canxi giúp củng cố răng và khung xương cho trẻ. Dưỡng chất này thường được tìm thấy trong các thực phẩm chay như bông cải xanh, khoai lang rau muống, rau có màu xanh sẫm, sữa đậu nành và nước cam ép.

6. Protein

Cần phải có một lượng protein nhất định để bé phát triển toàn diện và tăng cường thể lực. Protein tập trung nhiều trong ngũ cốc, đậu, các loại hạt, rau xanh, trái cây, bơ đậu phộng. Một gợi ý cho việc cung cấp lượng protein cần thiết mỗi ngày cho bé là: 2 thìa bơ đậu phộng, 1/3 ly sữa, 2 thìa sữa bột ít béo, ½ cốc sữa chua, ½ quả trứng hoặc 1 lòng trắng trứng, 1 thìa bơ cứng.

7. Kẽm

Kẽm là một vi chất đặc biệt quan trọng với trẻ em, kẽm giúp tăng trưởng chiều cao, tăng cường khả năng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào và tạo cảm giác ngon miệng cho bé. Khi thiếu kẽm, sự phân chia tế bào khó xảy ra nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sực tăng trưởng. Kẽm có nhiều trong ngũ cốc, cải bó xôi, các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, các loại đậu….

Những lưu ý khi cho trẻ ăn chay:

Khi mới bắt đầu cho trẻ ăn chay nên từ từ, tiến hành từng bước một để bé kịp thích nghi với những thay đổi. không nên vội vàng hoặc đường đột thay đổi khẩu phần ăn của trẻ khiến cho trẻ bị sốc.

Nên cho trẻ ăn chay có sữa và trứng, bởi đây là hai loại thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn để sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, phải đảm bảo nguồn dinh dưỡng phong phú và phối kết hợp các loại thực phẩm vơi nhau để vừa tạo nên hương vị hấp dẫn vừa vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng: không nên cho trẻ ăn chay trường mà chỉ nên ăn từ 2-5 ngày ngày trong tuần để phát huy tác dụng cao nhất.

Ngày nay, có rất nhiều trẻ em trên thế giới chọn chế độ ăn chay vì những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe. Nếu trẻ nhà bạn quyết định ăn theo chế độ này, cả gia đình nên tạo điều kiện và hỗ trợ bé trong suốt thời gian thực hiện. Các bậc phụ huynh cũng nên quan tâm tới thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bé hàng ngày để có hướng ăn chay thích hợp, giúp bé vừa không lo bị thiếu chất, vừa phát triển một cách toàn diện.

Nguồn thegioianchay

Cách Nấu 4 Món Cháo Ngon, Bổ Dưỡng Cho Cả Người Già Lẫn Trẻ Nhỏ

Cháo gà

Nguyên liệu nấu cháo gà:(cho 5 – 6 người ăn)

– Gà: 1 con khoảng 1 kg

– Gạo nếp: 2 bát

– Hành lá, gừng tươi, tỏi

– Rượu trắng:1/3 chén

– Tỏi tây: 2 cây

– Cà rốt: 1 củ nhỏ

– Táo tàu: 6 quả

– Muối, hạt tiêu

Cách nấu cháo gà:

Hành lá rửa sạch, cắt khúc ngắn.

– Tỏi tây rửa sạch, cắt khúc. Chỉ lấy phần gốc trắng.

– Cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ hạt lựu

– Gà mua về sát qua muối vào khắp con gà rồi rửa lại cho sạch, để ráo nước.

– Gạo nếp vo sạch rồi ngâm trong khoảng 1h cho nở, sau đó vớt ra để giáo nước.

– Cho gà vào nồi lớn, đổ nước vào và cho gừng, tỏi tây, quả táo tàu, chén rượu trắng đun đến khi sôi thì giảm nhỏ lửa đun khoảng 40p để gà được chín đều từ trong ra ngoài. (Bạn có thể sử dụng nồi áp suất để hầm gà sẽ nhanh chín và thịt mềm hơn)

– Gà chín thì vớt ra để nguội rồi tách thịt và xương để riêng. Với phần thịt gà bạn xé sợi nhỏ.

– Nước luộc gà tiếp tục đun sôi rồi đổ gạo nếp đã ngâm vào cho thêm 1 ít muối, đun đến khi gạo chín nhừ và sánh.

Chú ý: Khi nồi cháo sôi thì đun vừa lửa để tránh trường hợp cháo bị trào ra và thi thoảng dùng đũa khuấy đều nồi cháo để cháo không bị dính vào đáy nồi và cháy.

– Khi gạo nở bung, cháo sánh lại thì cho thịt gà xé nhỏ vào nồi và nêm nếm cho gia vị sao cho vừa ăn. Rồi sau đó bạn cho cà rốt thái nhỏ và hành lá vào nồi, nấu đến khi cà rốt chín là được.

Bây giờ bạn múc cháo ra bát cho thêm hành lá, chút hạt tiêu rồi thưởng thức thôi. Với cách nấu cháo gà này bạn sẽ có món cháo ngon với những miếng thịt gà mềm ngọt, thơm mùi gạo, hành lá, gừng, táo tàu, cà rốt ngọt nhẹ và chút hạt tiêu hòa quyện tạo nên hương vị mới lạ hấp dẫn người ăn.

Cháo hải sản

Cháo hải sản là loại cháo đặc biệt tốt cho bà bầu bởi vì hải sản rất giàu axit béo omega 3,protein, sắt, canxi,… cần cho sự phát triển của thai nhi.

Nguyên liệu nấu cháo hải sản:(cho 4 người ăn)- Ngao: 200gr

– Cua: 1 con khoảng 200gr

– Tôm: 100gr

– Gạo nếp: 100gr

– Gạo tẻ: 100gr

– Gừng: 1 nhánh

– Hành khô: 1 củ

– Hành lá: 1 nhánh

– Rau răm: 1 mớ

– Tiêu

– Dấm gạo

– Gia vị thường dùng khác

Cách nấu cháo hải sản:

– Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ. Hành lá, rau răm cắt gôc, rửa sạch rồi thái nhỏ.

– Tôm và cua làm sạch, rửa qua với dấm để khử bớt mùi tanh

– Tôm luộc chín, lột vỏ cắt hạt lưu

– Cua cũng luộc chín, tách lấy phần thịt

– Ngao rửa sạch cho vào nồi nước luộc cùng với ít dừng đập dập (như vậy sẽ át đi ùi tanh của ngao), 1 ít muối và đường cho đến khi ngao há miệng là được. Tiếp theo tách lấy phần thịt ngao và để phần nước luộc ngao riêng.

– Gạo tẻ và gạo nếp vo sạch, ngâm nước khoảng 2 – 3 tiếng cho gạo mềm, khi nấu cháo sẽ nhanh nhừ hơn. Dùng nước luộc ngao để nấu cháo

– Đặt chảo lên bếp chờ chảo nóng rồi đổ một ít dầu ăn lên, sau đó cho hành khô băm nhỏ vòa phi thơm. Tiếp theo cho tôm, cua, ngao vào xào nhanh tay và nêm thêm gia vị sao cho vừa miệng. Khi tôm, cua, ngao săn lại thì tắt bếp cho ra bát.

– Khi cháo nhừ thì múc ra bát sau đó cho một ít hỗn hợp tôm, cua, ngao vừa xào vào và cho thêm hành lá, rau răm, tiêu vào và thưởng thức khi cháo nóng.

Với cách nấu cháo hải sản này Bạn sẽ có những bát cháo thơm ngon, nóng hổi mà không hề bị tanh. Còn chần chừ gì nữa mà không đi mua ngay nguyên liệu về nấu cho cả nhà cùng thưởng thức thôi!

Cháo ngao

Nguyên liệu nấu cháo ngao:(cho 5, 6 người ăn)- Ngao (nghêu): 1 kg

– Gạo tẻ: nửa bát con

– Gừng – Hành tím: 1-2 củ

– Hành lá, rau răm, rau mùi

– Gia vị cần dùng: Nước mắm, muối, tiêu

Cách nấu cháo ngao:

Ngao khi mua về bạn nên ngâm với nước gạo hoặc nước nhưng có cắt vài lát ớt vào để ngao nhả hết chất bẩn trong miệng. Nên ngâm ngao khoảng 1 tiếng rồi rửa sạch. Cho ngao vào nồi rồi đổ nước luộc xâm xấp mặt ngao.

Ngâm gạo cho nở – Cách nấu cháo ngao

Ngâm gạo với nước ấm tầm 1 tiếng để gạo nở ra.

Hành tím bóc vỏ, thái thành lát mỏng.

Gừng cạo vỏ rồi thái thành sợi.

Hành lá, rau răm, rau mùi bạn rửa sạch rồi thái nhỏ. Riêng phần đầu trắng của hành lá Bạn để lại, dùng dao đập dập rồi băm nhỏ để ra bát riêng.

Khi ngao đã mở miệng, bạn tắt bếp, vớt ngao ra bát rồi tách lấy thịt. Ướp thịt ngao cùng với phần đầu hành trắng đã băm nhỏ và 1,5 thìa cafe nước mắm. Còn phần nước luộc ngao bạn chắt ra bát tô to để loại bỏ cặn.

Cho chảo lên bếp cùng chút dầu. Đợi cho dầu nóng lên rồi cho hành tím vào phi thơm vàng, trút ra bát.

Phần dầu vẫn còn trong chảo bạn cho thịt ngao vào xào cho đến khi ngao chín và săn lại (để to lửa khi xào ngao).

Khi cháo chín bạn cho phần thịt ngao đã chín vào nồi, khuấy đều.

Cháo chim bồ câu

Nguyên liệu nấu cháo chim bồ câu:(cho 4 người ăn)- 2 con chim bồ câu ra ràng làm sạch

– ½ bát gạo tẻ

– 50g đậu xanh

– 1 củ cà rốt nhỏ

– Gừng, hành lá

– Gia vị: bột canh, tiêu bột, muối, mì chính, hạt nêm

Với nguyên liệu chính là bồ câu, bạn có thể tìm mua tại nhiều khu chợ hay các siêu thị khác nhau. Lựa chọn những con bồ câu làm sẵn, phần da có màu hồng và không bị tái. Bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách dùng tay ấn vào phần ức nếu thấy thịt dày là chim bồ câu ra ràng ngon.

Cách nấu cháo chim bồ câu:

Bồ câu đem thui cho cháy hết lông tơ rồi rửa sạch. Sau đó, có thể chặt thành miếng nhỏ hoặc để nguyên con.

Gừng tươi bóc vỏ, băm nhỏ. – Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.

– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu.

Tẩm ướp bồ câu cùng 1 thìa canh gừng, 1 thìa canh hành lá, 1 thìa café bột canh, 1 thìa café tiêu bột trong khoảng 15 phút để cho chim ngấm đều gia vị.

Đặt chảo lên bếp, cho gạo tẻ vào rang thơm. Lưu ý: để lửa nhỏ tránh gạo bị cháy.

Đậu xanh ngâm trong nước cho nở, rồi đãi sạch vỏ, để ráo.

Đặt nồi lên bếp, cho gạo tẻ đã rang, đỗ xanh cùng 2 miếng gừng thái lát, đổ ngập nước rồi nấu thành cháo. Lưu ý: nấu cháo loãng chứ không để thành cháo đặc.

Khi nồi cháo sôi và hơi sánh lại bạn nêm nếm gia vị cùng ½ thìa muối, ½ thìa café mì chính, 1 thìa café hạt nêm cùng bồ câu đã ướp, cà rốt thái hạt lựu vào nấu thêm khoảng 30 – 40 phút nữa là hoàn thành.

Bật mí cách nấu cháo chim bồ câu cực bổ dưỡng 3

Múc bồ câu cùng cháo ra bát , thêm chút tiêu bột cùng hành lá thái nhỏ lên trên rồi thưởng thức bạn sẽ thấy hấp dẫn và ngon miệng vô cùng.

Hướng Dẫn Cách Cho Trẻ Nhỏ Ăn Dặm Khi Đang Bệnh Mau Hồi Phục

29/12/2020 10:12

Tiêu chảy là tình trạng bé đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần một ngày. Trẻ từ 6 đến 2 tuổi thường dễ bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa còn non nớt. Tiêu chảy cấp thường diễn ra trong khoảng 1 tuần, thậm chí 14 ngày. Trên thời gian đó là bé đã bị tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy khiến cơ thể bé bị mất nước và mất muối, tiêu chảy kéo dài có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.

Nguyên nhân gây tiêu chảy: ngộ độc thực phẩm, dị ứng thức ăn, thức ăn nhiễm khuẩn. Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, thì chế độ ăn đặc biệt quan trọng.

Khi bé bị tiêu chảy, cho bé uống nước điện giải Oresol hoặc nước cháo muối, mẹ pha 1 gói Oresol vào 1 lít nước sạch, lắc kỹ để hòa tan và dùng trong 24 giờ. Quá thời gian đó hãy pha lại dung dịch mới. Hoặc mẹ dùng một nắm gạo (khoảng 3g), một muỗng muối (3,5g) và 6 bát cơm nước sạch rồi đun nhừ, lọc qua rá, lấy khoảng 5 bát nước cho bé uống dần. Bé dưới 2 tuổi uống 50-100 ml, bé trên 2 tuổi uống 100-120 ml sau mỗi lần đi ngoài.

Các loại thực phẩm nên dùng khi bé bị tiêu chảy: gạo, thịt lợn nạc, thịt gà nạc, trứng, sữa, dầu ăn, khoai tây, hồng xiêm, cà rốt. Cho bé ăn thêm quả chín hoặc nước quả chín như chuối, xoài, cam, đu đủ, ổi…

Các loại thực phẩm nên tránh: thực phẩm có nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng ,tinh bột nguyên hạt vì bé khó tiêu hóa. Không ăn các món có nhiều đường vì có thể làm bệnh nặng hơn.

Cho bé ăn càng nhiều càng tốt để bổ sung dinh dưỡng. Nếu bé bị nôn trớ thì cho ăn mỗi bữa ít đi nhưng tăng số bữa lên, thức ăn nấu mềm và loãng hơn để bé dễ tiêu hóa, chế biến đảm bảo vệ sinh.

Ăn gì khi con bị táo bón

Táo bón là hiện tượng bé đi ngoài phải rặn, phân khô và rắn, có thể dính máu do cọ xát gây rách niêm mạc trực tràng, hậu môn, hoặc khoảng cách giữa 2 lần đại tiện quá xa nhau (nếu trên 3 ngày mới đi ngoài 1 lần thì dù phân mềm, lỏng vẫn được coi là táo bón).

Nguyên nhân gây táo bón và cách xử trí:

Táo bón do chế độ ăn: Bé ăn uống ít chất xơ, uống ít nước, ăn quá nhiều chất đạm, kém ăn, ăn chủ yếu thức ăn nhân tạo (các loại bột ăn liền đều có lượng chất xơ thấp hơn cần thiết) sẽ có khả năng bị táo bón cao.

Táo bón do bệnh: bé dễ bị táo bón khi mắc các bệnh rối loạn vi khuẩn đường ruột, phình đại tràng, hội chứng ruột dài, cơ thành bụng yếu, rối loạn điện giải khiến chất Kali giảm …

Táo bón do phản xạ ức chế: thói quen nhịn đi ngoài do bé sợ bẩn, sợ mùi, sợ bị đau do những lần đi ngoài trước, bé không tập trung khi đi ngoài hoặc việc bố mẹ lạm dụng thuốc nhuận tràng hay tháo thụt đều khiến bé bị táo bón và bị lại nhiều lần

Bất kể bé bị táo bón vì nguyên nhân gì thì việc áp dụng một chế độ ăn hợp lý cộng với thói quen vệ sinh tốt vẫn là cần thiết và đúng đắn

Cho bé ăn đủ lượng chất xơ có trong rau và hoa quả tùy theo độ tuổi. Tăng cường các thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, chuối, đu đủ, rau đay, mùng tơi, rau dền, rau khoai lang, sữa chua… Các loại thịt đỏ (trâu, bò, cừu) ăn lượng vừa đủ, vì thừa protein cũng gây táo bón. Hạn chế các thực phẩm gây táo bón như hoa quả có vị chát gồm ổi, táo, hồng xiêm, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa cafein như sô cô la, cà phê, nước chè, nước ngọt có ga… Hạn chế thức ăn nhân tạo, cho bé ăn đa dạng thức ăn mẹ tự chế biến. Cho bé uống đủ nước

Tập cho bé thói quen đi ngoài đều đặn và tập trung, không cho bé cầm đồ chơi, xem sách, không kể chuyện cho bé.

Mẹ không nên tự ý cho bé dùng thuốc nhuận tràng hoặc tháo thụt thường xuyên không theo chỉ định của bác sĩ. Những việc này có thể khiến cho ruột của bé trở nên lười nhác, chứng táo bón càng kéo dài và nặng hơn.

Ăn gì khi con bị sốt

Nếu nhiệt độ cơ thể của bé trên 37.5 độ C, nghĩa là bé đã bị sốt. Sốt không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh và nhiều hiện tượng, do cơ thể phản ứng với các bệnh nhiễm khuẩn như viêm mũi họng, viêm amydal, nhiễm virut, viêm phổi… do cơ thể bị nóng lạnh đột ngột hoặc có những có những biến đổi về chuyển hoá. Nếu bé sốt 3-4 ngày, có bị sổ mũi, hắt hơi hay phát ban nhưng vẫn tỉnh táo và ăn uống được thì đó thường là sốt lành tính. Nếu bé sốt kèm các dấu hiệu như li bì, khó thở, vật vã… thì hãy đưa bé đi khám ngay.

Thường khi sốt bé sẽ chán ăn, vì thế đồ ăn nên chế biến loãng, dễ nuốt, ưu tiên những món hợp khẩu vị và cho bé ăn nhiều bữa. Thịt gà, bò, rau xanh là các món lành đối với bé lúc này. Các món ăn mát như cháo đậu xanh hạt sen, các món canh rau xanh…

Khi bé sốt cũng bị mất nước, rối loại điện giải nên mẹ cho bé uống nhiều nước, nhất là nước quả tươi như nước cam, nước dừa, nước dưa hấu, sinh tố xoài, sữa chua cũng rất tốt. Mẹ có thể làm mát một chút các thức uống này để bé dễ uống bằng cách bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, nhưng nhớ không nên bỏ đá trực tiếp vào để tránh nhiễm khuẩn.

Ăn gì khi con bị nôn trớ

Nôn trớ là hiện tượng các chất chứa trong dạ dày (thức ăn, dịch dạ dày…) bị tống ra ngoài theo đường miệng. Có khoảng 20-50% bé sơ sinh thường bị nôn trớ sau khi ăn do dạ dày của bé chưa phát triển hoàn thiện, nhưng ngoài 12 tháng tuổi sẽ giảm dần và khỏi hẳn. Nôn trớ cũng là một triệu chứng thường gặp khi trẻ bị 1 số bệnh, mẹ nên đưa bé đi khám để có phương pháp điều trị thích hợp và chuẩn bị cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Dù sao mẹ cũng nên xác định tinh thần là bé sẽ nôn trớ ít nhiều trong giai đoạn đầu đời.

Nguyên nhân và cách xử lý 

Do các vấn đề về dinh dưỡng

Nôn trớ do bệnh

Các bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, hẹp môn vị, viêm ruột, tiêu chảy cấp, viêm tai mũi họng, viêm phổi và nhiều bệnh khác đều có thể khiến bé bị nôn trớ. Khi bị bệnh, ngoài việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ cần cho bé một chế độ ăn hợp lý.

Với đa số các bệnh gây nôn trớ, mẹ nên cho bé ăn thức ăn dễ tiêu, ít xơ (thịt lợn, thịt gà, cà rốt, đu đủ, chuối, sữa chua) chế biến lỏng, tránh các thức ăn gây đầy hơi, chướng bụng (bắp cải, súp lơ, táo, đậu, đồ chiên, xào nhiều chất béo), ăn làm nhiều bữa nhỏ. – – – Riêng đối với bệnh trào ngược thực quản, mẹ cũng cho bé ăn làm nhiều bữa, các thức ăn dễ tiêu, nhưng nên chế biến đặc hơn.

Ăn gì khi con bị thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng lượng huyết sắc tố (Hb) trong một đơn vị thể tích máu thấp. Theo WHO, bé từ 6 tháng đến 6 tuổi nếu Hb dưới 110g/lít thì được coi là thiếu máu. Thiếu máu dinh dưỡng hay gặp ở trẻ em, và nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sắt. Thiếu máu sẽ khiến bé vận động kém, trí óc không linh hoạt, hay buồn ngủ , khó thở, dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn khác.

Ngoài việc bổ sung sắt cho bé theo chỉ định của bác sĩ, mẹ nên chuẩn bị một thực đơn giàu sắt cho bé. Các loại thực phẩm giàu chất sắt gồm tim, gan, bầu dục, trứng, thịt, tôm, cua, đậu phụ, đỗ các loại rau xanh đậm như súp lơ, rau dền, rau ngót, cải xoong… Mẹ cũng tăng cường cho bé ăn rau quả giàu vitamin C như cam, quýt, chuối, đu đủ, rau ngót, rau muống… vì vitamin C giúp hấp thu sắt.

Ăn gì khi con bị còi xương

Còi xương là hiện tượng xương phát triển chậm, xưng bị xốp mềm, nếu bệnh nặng, xương có thể bị biến dạng, bé sẽ ốm yếu, vận động kém, tinh thần uể oải, dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là viêm phổi. Bệnh còi xương hay gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi và ở Việt Nam tỉ lệ trẻ mắc bệnh còi xương khá cao. Nếu bé sơ sinh có các biểu hiện như ngủ không ngon,, quấy khóc đêm, rụng tóc phía sau đầu, xương sợ mềm, thóp rộng chậm liền, đầu to có bướu và bé lớn hơn các biểu hiện cơ nhẽo, chậm các kỹ năng vận động, lồng ngực biến dạng, chân đi chữ bát hoặc vòng kiêng… thì bố mẹ nên đưa bé đi khám

Nhưng bệnh còi xương không nguy hiểm nếu bố mẹ phát hiện sớm và có biện pháp hợp lý.

Nguyên nhân gây còi xương: Là do cơ thể bé thiếu vitamin D gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hoá canxi. Vitamin D có rất ít trong thực phẩm, nguồn cung cấp vi chất này chủ yếu là do cơ thể tổng hợp từ tiền chất vitamin D nằm dưới da dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Hiện tượng thiếu vitamin D có thể là do bé thiếu ánh sáng mặt trời, do mẹ thiếu vitamin D trong thai kỳ, hoặc do chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Để phòng tránh và chữa còi xương, ngoài việc cho bé tắm nắng buổi sáng, phòng ở thoáng mát nhiều ánh sáng, uống vitamin D theo chỉ định của bác sĩ, mẹ nên cho bé một chế độ ăn giàu canxi, và ưu tiên các thực phẩm có chứa vitamin D.

Cho bé bú mẹ đến 2 tuổi. Vitamin D trong sữa mẹ rất dễ hấp thu.

Cho bé ăn các thức ăn chứa Vitamin D như gan động vật, cá, trứng, sò, nấm, dầu cá và các loại dầu ăn cho em bé bổ sung vi chất này…

Cho thêm dầu mỡ và bữa ăn cho bé vì vitamin D hoà tan trong dầu mỡ, nếu thiếu dầu mỡ bé không thể hấp thu vi chất này.

Cho bé ăn các thực phẩm giàu canxi như sữa, cua, tôm, cá.. Nhiều mẹ cho rằng “Ăn xương bổ xương” nên thường xuyên hầm xương lợn, xương gà cho bé ăn là rất sai lầm. Thực tế lượng canxi trong nước hầm rất ít.

Ăn gì khi con bị suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng bé bị thiếu các chất dinh dưỡng cho sự phát triển bình thường của cơ thể, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chât và tinh thần của bé. Các bé dưới 5 tuổi thường mắc bệnh này, dù ở mỗi bé mức độ nặng nhẹ khác nhau. Bé suy dinh dưỡng thường có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn..

Nguyên nhân của bệnh này là do chế độ ăn của bé thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu như đạm, mỡ, đường, vitamin và các vi chất dinh dưỡng. Đấy có thể là sai lầm của mẹ khi cho bé ăn uống thiếu cân đối, hoặc phương pháp cho bé ăn không đúng khiến bé chán ăn. Hoặc bé bị ốm đau kéo dài cũng thường kém ăn và có nguy cơ suy dinh dưỡng cao.

Bố mẹ nên theo dõi sự tăng trưởng chiều cao cân nặng của bé theo biểu đồ và đưa bé đi khám khi cần thiết. Trong điều trị bệnh ngày thì chế độ ăn giàu dinh dững là đặc biệt quan trọng.

Cho bé bú mẹ càng lâu càng tốt, ít nhất đến khi 2 tuổi

Tăng số bữa ăn cho bé, đảm bảo mỗi bữa đều đủ chất bột, thịt, cá, trứng, dầu mỡ và rau

Đổi món liên tục, tạo không khí bữa ăn thú vị, tích cực cho bé vận động thể chất để bé ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn.

Ăn gì khi con bị ho

Ho là một phản ứng của cơ thể nhằm tống các chất bài tiết hoặc dị vật ra ngoài, giống như một cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp. Ho không phải là một bệnh, mà là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Bé có thể bị ho do cảm lạnh, thường kèm chảy nước mũi và sốt. Bệnh do vi rút gây ra nên dùng kháng sinh không có tác dụng, chỉ điều trị triệu chứng và chăm sóc tại nhà là bé có thể khỏi trong vòng 2 tuần. Nhưng ho cũng có thể do bé bị viêm đường hô hấp trên (viên mũi họng, viêm tai giữa, viêm VA, amydal) hoặc viêm đường hô hấp dưới (viêm thanh quản, khí quản, phế quản, phổi).

Bé bị ho thường đau rát họng nên mẹ hãy nấu các món dễ nuốt, dễ tiêu, các món loãng cũng làm loãng đờm nhớt giúp bé đỡ ho và ăn bớt nôn trớ. Vẫn nên cho dầu mỡ vào bát bột/cháo của bé. Cho bé ăn các thực phẩm giàu kẽm, sắt, vitamin A, C để tăng cường sức đề kháng như thịt bò, thịt gà, trứng, rau quả có màu xanh đậm và đỏ như rau dền, bí đỏ, táo, lê…

Mẹ tránh cho bé ăn thực phẩm lạnh, các thực phẩm béo, ngọt (lạc, socola…), đồ chiên rán vì sẽ khiến đờm sinh ra nhiều hơn. Theo dân gian khi bị ho thì kiêng ăn thịt gà, tôm cua, cá nhưng điều này không có cơ sở khoa học, nên mẹ hãy yên tâm làm đa dạng bữa ăn cho bé. Tất nhiên không loại trừ khả năng 1 số bé nhạy cảm với mùi vị nên khi ho không hứng thú với các món có vị tanh. Cho bé ăn làm nhiều bữa nhỏ để tránh bé bị no dễ nôn trớ.

Táo bón 

Táo bón là một trong những bệnh bị chẩn đoán nhầm ở trẻ, nhất là trẻ bú mẹ. Táo bón là triệu chứng trẻ giảm số lần đi cầu, PHÂN TO, CỨNG và KHÓ ĐI, phải RẶN, khi đi ra bị chảy máu do bị nứt, tét hậu môn.

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là ở chế độ ăn.

Một chế độ dinh dưỡng không đủ chất xơ, không đủ nước, uống nhiều sữa bò (nhiều canxi) thì trẻ có thể sẽ bị táo bón. Trong đó, uống quá nhiều sữa là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ bị táo bón. Nhiều trường hợp, mẹ sợ trẻ bị thấp còi, nghe lời khuyên cho trẻ uống 700 – 800 ml sữa khiến trẻ bị táo bón.

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác khiến trẻ bị táo bón như bệnh lý về tuyến giáp, hoặc do di truyền

Trẻ bú mẹ ít đi cầu không phải là táo bón 

Nhiều trẻ bú mẹ đi cầu ít, có khi vài ngày mới đi một lần là mẹ đã cho rằng trẻ táo bón. Tuy nhiên tiêu chuẩn số lần đi cầu không nói lên được triệu chứng táo bón. Bởi số lần đi của trẻ không trẻ nào giống trẻ nào, đặc biệt là trẻ bú mẹ. Do đó, mẹ cần biết về biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh:

Ở tháng đầu tiên, đường ruột của trẻ chưa trưởng thành, sữa mẹ chưa được hấp thụ hết nên trẻ “xì xoẹt” hoài. Có khi có bọt hoặc có lẫn sữa ở trong phân

Qua đến tháng thứ 2, đường ruột của trẻ dần trưởng thành, trẻ sẽ hấp thụ được hết sữa mẹ. Do đó, trong khoảng 5 – 7 ngày, có khi đến gần 2 tuần, trẻ mới đi một lần, phân vẫn mềm, dẻo, không to và cứng, thì nghĩa là trẻ hấp thụ quá tốt, hấp thụ hết toàn bộ dưỡng chất có trong sữa mẹ, chứ không phải là táo bón

Do đó, những trường hợp trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn, không đi cầu nhưng vẫn đi tiểu đều, nghĩa là trẻ bú tốt, chơi vui vẻ, thì trẻ không cần phải bơm thụt hậu môn. Chỉ là trẻ chưa có đủ lượng phân để kích thích hậu môn đi cầu. Chỉ cần chờ đủ phân thì trẻ sẽ đi ra.

Trẻ không đi cầu do bệnh lý

Tất nhiên cũng sẽ có những trường hợp trẻ không có khả năng đi cầu bởi đoạn cuối đường ruột của trẻ không có những hạch thần kinh điều khiển co bóp đường ruột để tống phân ra ngoài. Nếu phần mềm mà trẻ vẫn không có khả năng đi, thì trường hợp này gọi là bệnh mất hạch thần kinh bẩm sinh,

Ngay khi sinh ra đời, đoạn cuối trực tràng và hậu môn của trẻ đã không có những hạch thần kinh đó rồi. Và triệu chứng của bệnh này là trong 48h đồng hồ trẻ không đi phân su được. Khi đó, người ta cần phải cho trẻ đi phân xu bằng cách phẫu thuật để trẻ đi cầu ở bụng trong lúc chờ tái tạo đường ruột ở dưới. Do đó, không có việc trẻ được 2 tháng tuổi, bú mẹ, không đi cầu trong vài ngày lại mắc bệnh này được. Vì thế, mẹ đừng lo lắng!

Cách ngăn ngừa và điều trị táo bón

Nếu trẻ bị táo bón do chế độ ăn, thì song hành với việc cho trẻ uống thuốc kéo dài đến 5-6 tháng (loại thuốc này giúp trẻ đi cầu dễ hơn, không bị đau để trẻ không còn sợ bị đi cầu), cha mẹ cần điều chỉnh lại khẩu phần ăn cho phù hợp, giảm số lượng sữa uống hằng ngày cho trẻ, cho trẻ uống nhiều nước hơn để phân mềm, giúp trẻ rặn ị dễ hơn.

Sách:”Để con được ốm” Uyên Bùi và Bs Trí Đoàn

25 Món Ngon Từ Gà Ác Cho Bà Bầu, Trẻ Nhỏ Bồi Bổ Sức Khỏe Tăng Đề Kháng

Gà ác là một loại thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Để có thể chế biến được nguyên liệu này một cách ngon và đúng cách nhất hãy tham khảo ngay công thức 25 món ngon từ gà ác trong bài viết sau.

1. Món ngon từ gà ác tần nấu cháo

Một trong những món ăn đơn giản từ nguyên liệu gà ác mà bà nội trợ nào cũng có thể chế biến được chính là cháo gà ác. Đây cũng là món ngon từ gà ác cho bé được nhiều bà mẹ nấu để bổ sung thêm dưỡng chất cho bé. Để thực hiện được món ăn này bạn cần chuẩn bị gà ác nguyên con tươi sạch, gạo tẻ dẻo, vị thơm ngon, nấm hương, cà rốt, đậu cô ve, hành khô, hành, rau mùi và gia vị.

Với gà ác bạn sơ chế thật sạch rồi để nguyên con hay có thể chặt thành từng miếng. Gạo tẻ thì vo sạch sau đó ngâm nước khoảng 45 phút. Cà rốt thì gọt vỏ, đậu cove cắt bỏ 2 đầu rồi rửa sạch và cắt hạt lựu. Nấm hương đem ngâm nở, rửa sạch và cắt nhỏ. Gà ác đem luộc chín, lấy nước luộc gà để ninh cháo. Gạo tẻ nấu cháo trong nồi áp suất điện tiện lợi ninh nhừ. Gà ác sau khi luộc thì xé nhỏ, phi một chút hành khô cho thơm rồi cho gà vào xào, nêm thêm một chút nước mắm.

Khi cháo trong nồi áp suất đã nhừ thì múc ra một nồi khác ninh tiếp với nước luộc gà. Cháo sôi thì cho cà rốt, đậu ve và nấm hương đun khoảng 7 phút. Sau đó cho phần thịt gà đã xào vào nấu khoảng 3 phút nữa rồi nêm lại nồi cháo cho vừa ăn. Khi múc ra bát ăn bạn cho thêm ít hành lá hay rau thơm nữa để món cháo thơm ngon hấp dẫn hơn.

Phi hành thơm trên chảo dầu sau đó cho gạo lên rang khoảng 8 phút. Dùng nước luộc gà bắc lên bếp sau đó cho gạo và đậu xanh vào ninh. Sau khi thấy gạo và đậu xanh đã nở mềm thì cho thịt gà đã xé vào khuấy đều và nấu khoảng 10 phút nữa là được. Bạn thêm các loại gia vị món ăn cho vừa miệng và thưởng thức.

Dừa khô bỏ chóp đổ nước ra ngoài sau đó cho củ năng vào trong, rồi cho gà ác, cà rốt, táo đỏ, nấm mèo, hạt sen, kỷ tử, hạt ráo rồi nêm một ít gia vị cho vừa ăn, sau đó đổ ngập nước dừa xiêm. Dùng màng bọc thực phẩm chất lượng, an toàn bọc kín miệng dừa đã cắt, sau đó cho vào nồi chưng cách thủy tỏa đều hơi nước khoảng 45 phút. Bạn sẽ có được món gà tiềm nước dừa cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng.

Gạo rang sơ sau đó đem vo sạch và bỏ vào nước luộc hạt sen để nấu cháo. Cho đậu xanh vào nấu chung cùng với gạo cho đến khi cả gạo và đậu xanh nở mềm thì cho gà vào nấu chín. Nêm một ít gia vị cho vừa ăn, nấu cháo đến khi gà chín thì cho hạt sen vào nấu thêm vài phút nữa thì tắt bếp. Trước khi ăn cho thêm ít rau gia vị cho món ăn thêm thơm ngon hấp dẫn.

Gà ướp khoảng 15 phút thì cho vào nồi cùng hành phi xào cho đến khi thịt gà săn lại. Cho nước vào đun sôi và nhớ vớt kỹ bọt trong quá trình đun. Đun sôi khoảng 15 phút cho gà ác được chín, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho lá cách vào nước sôi bùng lên lại thì tắt bếp và cho ít hành lá vào. Vậy là bạn đã có được nồi canh lá cánh gà ác cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng.

Trong các món chế biến từ gà ác thì gà ác nướng lá chanh được rất nhiều người yêu thích. Nguyên liệu để thực hiện món ngon từ gà ác này là gà ác, lá chanh, tỏi băm, ngũ vị hương và các loại gia vị nêm nếm. Gà ác mua thì sơ chế và rửa thật sạch sẽ sau đó chặt thành từng miếng vừa ăn. Lá chanh rửa thật sạch để ráo nước, dùng 2 đến 3 lá cắt nhỏ.

Ướp gà ác với dầu ăn, lá chanh cắt nhỏ và các loại gia vị nêm nếm trong vòng 15 phút. Bạn dùng xiên que để xiên từng miếng thịt gà vào và nướng trên lò than hay lò điện nướng thực phẩm chín đều, an toàn cho sức khỏe đến khi gà chín. Với món gà nướng này chắc hẳn sẽ tốn rất nhiều bia rượu của các anh chồng trong gia đình đó. Ngoài ra món ăn có thể dùng với cơm trắng hoặc bún.

Bắc bạn lấy ra rửa sạch. Gà ác sơ chế kỹ và rửa sạch để ráo nước. Cho gà ác vào nồi cùng các vị thuốc Bắc đã rửa sạch cùng hạt sen vào. Đặt nồi vào chưng cách thủy từ khoảng 1.5 tiếng. Vậy là bạn đã có được một nồi gà tiềm thuốc bắc cực kỳ bổ dưỡng.

Củ cải trắng thì gọt vỏ rửa sạch đem cắt khúc. Sau đó cho gà ác cùng cải trắng vào nồi hầm. Hầm với lửa thật lớn, lưu ý phải thường xuyên vớt bọt. Tiếp đó bạn cho hạt sen vô hầm chung, lúc này nên bật lửa nhỏ hầm cho đến khi hạt sen chín mềm.

Nêm nếm các loại gia vị cho vừa ăn. Miến ăn liền sợi ngon dai mềm không bị sạn bạn cho ra tô sau đó trụng vào nước sôi cho chín. Múc nước hầm ra tô miến cùng với gà ác, củ cải trắng và hạt sen. Cho thêm ít hành lá lên trên tô là bạn đã có ngay được tô gà ác hầm miến ăn liền cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng.

Là một món ăn cực kỳ bổ dưỡng và chứa nhiều dưỡng chất, gà ác hầm ngải cứu được nhiều bà nội trợ nấu cho cả gia đình của mình. Nguyên liệu chuẩn bị để nấu món ngon từ gà ác này là gà ác, gói gia vị hầm gà, ngải cứu và gia vị.

Với món gà ác hầm ngải cứu này bạn cũng thực hiện giống như món gà ác hầm thuốc Bắc vì đơn giản gói gia vị hầm gà này bao gồm các thành phần của thuốc Bắc, chỉ khác là lúc cho nguyên liệu vào nồi thì bạn phủ thêm một lớp lá ngải cứu đã rửa sạch lên trên. Sau đó cho vào nồi cách thủy khoảng 1.5 tiếng.

Với những người không thích lá ngải cứu thì món ăn này hơi khó ăn, nhưng bạn cũng nên thử vì bản chất món ăn này chứa rất nhiều dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe nhất là người bệnh mới ốm dậy hay phụ nữ đang mang thai.

Gà ác là nguyên liệu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và rất hợp với các vị thuốc bắc nên đa số các món ăn này đều được nấu với các vị thuốc bắc. Cùng với đó là những loại lá có tình hàn tốt cho sức khỏe như ngải cứu hay đinh lăng. Gà ác hầm lá đinh lăng cũng là một món ăn bổ dưỡng. Về các bước thực hiện món ăn này giống hệt như gà ác hầm ngải cứu, chỉ việc thay lá ngải cứu bằng lá đinh lăng. Món gà ác lá đinh lăng rất bổ dưỡng thích hợp cho gia đình có trẻ em còi cọc kém phát triển, người mới ốm dậy hay bà bầu cần nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

Bên cạnh đó tại VinMart và Docco phân phối thực phẩm tươi ngon mỗi ngày đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo và lựa chọn rất nhiều combo món ăn làm đa dạng thực đơn bữa ăn mỗi ngày không chỉ đảm bảo dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe mà còn giúp người nội trợ tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và cả chi phí. Một giải pháp tuyệt vời thời 4.0 mọi việc bếp núc trở nên thật dễ dàng và nhanh chóng tiện lợi biết bao phải không nào, ngại gì không thử và cảm nhận?