Món Ngon Dân Dã Miền Nam / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles-hanoi.edu.vn

Những Món Ngon Dân Gian Dân Dã Ở Việt Nam

Thiên lý thường được trồng thành từng giàn, vừa làm cảnh, lấy bóng mát vừa là nguyên liệu để chế biến món ăn. Phổ biến nhất là canh hoa thiên lý, có thể nấu kèm với tôm hoặc thịt bò… Trong những ngày nắng nóng, hoa thiên lý nấu với cua đồng, vừa có tác dụng giải nhiệt, vừa ngon miệng.

Ngoài ra bạn có thể làm món hoa thiên lý xào thịt bò để đổi vị cho cả nhà. Hoa thiên lý còn tươi xanh, rửa sạch. Đặt chảo lên bếp, phi thơm dầu ăn, cho thiên lý vào xào chung với trứng gà đã đánh tan. Tiếp tục phi thơm dầu, xào thịt bò vừa chín tới là được. Cho thịt bò lên trên đĩa hoa thiên lý đã xào, rắc lên ít tiêu để món ăn có vị cay nồng.

Hoa thiên lý còn nấu lẩu tôm càng, làm gỏi hay xào tỏi… Hương vị đặc trưng của loại hoa đồng nội này mang đến sự lạ miệng cho bữa cơm gia đình.

2. Rau muống

Rau muống nấu canh, xào tỏi, trộn gỏi hay đơn giản là luộc ăn kèm nước mắm ớt. Bạn có thể nấu canh rau muống với hến. Vị ngọt tự nhiên của nước hến luộc, được nấu cùng với rau muống giòn, thêm một chút gừng để cân bằng vị hàn trong món canh là bạn đã có món ăn ngon.

Không cao lương mỹ vị, gỏi rau muống cũng hấp dẫn nhiều người. Rau muống lặt bỏ hết lá, thái thành những sợi mỏng và dài, gần giống rau để ăn bún bò là được. Ngâm vào nước có pha giấm để rau xanh và giòn. Vớt ra để ráo, đặt chảo lên bếp, phi thơm dầu ăn, cho rau muống vào đảo đều với dầu ăn, rưới nước mắm chanh tỏi ớt lên và trộn đều cho ngấm gia vị. Bày rau muống ra đĩa, rắc lên ít lạc rang đã giã nhỏ và thưởng thức.

3. Ngọn bí

Bí ngô (bí đỏ) là cây dễ trồng. Ngoài trồng lấy quả, người ta còn dùng ngọn non làm nguồn rau xanh rất tốt. Bí đỏ bắt đầu ra hoa là lúc ngọn bí ngon nhất, xanh mơn mởn. Khi đó, chỉ cần ra vườn nhặt một lúc là có ngay một rổ ngọn bí tươi xanh. Dùng tay hoặc dao nhỏ bóc lớp lông tơ bên ngoài rồi rửa sạch, đem luộc. Chỉ đơn giản như vậy thôi là bạn đã có món rau luộc chấm nước mắm cho bữa cơm ngon miệng.

Công phu hơn, bạn có thể làm món ngọn bí trộn thịt heo. Chỉ cần rửa sạch ngọn bí và luộc chín, thịt nạc luộc chín, thái lát nhỏ. Đậu phộng rang giòn, ớt, tỏi giã nát để làm nước mắm chanh tỏi ớt. Phi thơm dầu ăn và rưới lên ngọn bí đã luộc, cho nước mắm tỏi ớt, thịt luộc vào trộn đều.

4. Bông điên điển

Mùa nước lên cũng là lúc bông điên điển nở vàng ngập cánh đồng hay chạy dọc theo những con đường đê… Bông điên điển không chỉ để ngắm mà còn là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn như kho cá linh, bánh xèo bông điên điển, canh chua, lẩu cá linh…

Bông điên điển chấm mắm kho, vị lạt của bông làm món mắm kho đậm đà trở nên dịu hẳn. Độc đáo nhất là lẩu cá linh bông điên điển. Lấy nước dừa tươi để nấu lẩu, cho vài muỗng nước mắm ngon, đường, ít me dầm lấy nước chua rồi nêm nếm cho vừa ăn. Phi thơm tỏi, tóp mỡ, rau ngò gai và nấu cho sôi riu lên. Trút nhẹ cá linh vào nồi, vừa ăn, vừa nhúng hoa điên điển để giữ độ giòn và ngọt từ hoa.

Cái ngon của món ăn là nhờ vị chua chua, ngòn ngọt, thơm thơm kèm thêm hương vị từ hoa điên điển. Ăn kèm với bún tươi hoặc cơm nóng, không thể thiếu một ít nước mắm ngon và ớt để chấm cá.

Ngoài ra, còn rất nhiều loại rau đồng nội khác như rau đắng, rau dền, rau lang, bắp chuối, rau mồng tơi, lá giang…

Nhà hàng Quá Ngon (Tổng hợp)

Địa chỉ: 306-308 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP.HCM

Chuyên phục vụ các món Hải sản – Đặc sản – Dân gian

“Đệ nhất heo tộc quay lu chặt mẹt”

Điện thoại: (08) 3 9918 964 (5 lines)

Tư vấn & nhận tiệc: 0906.79.79.32

Liên hệ: lienhe@nhahangquangon.com

Website: https://www.nhahangquangon.com

Facebook: http://www.facebook.com/QuaNgon

33 Món Ăn Miền Tây Nam Bộ Dân Dã Nhất Định Phải Thử

Ngày: 13/08/2019 lúc 14:20PM

Đã một lần đi du lịch miền Tây mà không được thưởng thức món lẩu mắm tuyệt đỉnh này thì quả thực là một thiếu sót rất lớn rồi đó! Lẩu mắm đặc biệt ở chỗ hương vị của nước dùng được làm từ mắm cá linh chỉ có ở miền Tây sau đó hòa quyện cùng với nước hầm xương và nước dừa nên hương vị có vị ngọt đậm đà, khó có thể tìm thấy được ở đâu.

Lẩu mắm thường được ăn cùng với nhiều loại nguyên liệu khác như từ thịt bò, sườn cho tới những món hải sải tươi ngon như cá, tôm, mực…. Vốn là một món ăn đặc sản ở Cần Thơ thế nhưng bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kì một nhà hàng nào ở miền Tây vậy đó!

Lẩu cá linh bông điên điển

Bên cạnh lẩu mắm thì lẩu cá linh bông điên điển cũng được xem là một trong các món ăn dân dã miền Tây Nam Bộ cực ngon mà bạn nhất định phải thưởng thức một lần khi ghé tới nơi đây.

Khác với hương vị ngọt và thơm của lẩu mắm, nước dùng của lẩu cá linh thường có vị chua ngọt thanh mát, cực kì thích hợp trong những ngày nắng nóng của miền Tây rồi đó! Đúng như tên gọi, nguyên liệu chính của món lẩu này chính là cá linh. Thịt cá linh được lựa chọn tươi, khi cho vào lẩu thịt vẫn giữ được vị dai chứ không hề bị nát.

Bún mắm

Cũng giống với lẩu mắm, món bún mắm miền Tây cũng được làm từ nguyên liệu chính là mắm thế nhưng hương vị đậm đà hơn nhiều so với việc ăn cùng lẩu. Một tô bún mắm ở đây thường có rất nhiều nguyên liệu khác nhau như thịt ba chỉ, tôm tươi, mực, heo quay, chả cá, cá tươi, huyết ăn kèm cùng với rau hoa súng, hoa chuối…

Cách nấu bún mắm miền Tây cũng rất đặc biệt bởi phần nước dùng sẽ rất quan trọng trong việc tạo nên sự thành công cho món ăn. Nước dùng là sự kết hợp giữa mắm cá linh, mắm các sặc và nước hầm xương. Đặc biệt, nước dùng này phải có màu nâu nhưng khi thưởng thức vẫn phải có vị ngọt của thịt cá đó!

Bún cá miền Tây

Trong danh sách các món ăn miền Tây Nam Bộ chắc chắn không thể thiếu món bún cá nức tiếng. Món ăn này nổi tiếng ở An Giang thế nhưng thực chất chúng được bắt nguồn từ Campuchia, sau nhiều năm du nhập vào miền Tây thì hương vị của bún cá cũng có nhiều khác biệt.

Thịt cá hòa cùng với nước nước hầm xương tạo nên một sức hút khó cưỡng lại được. Thịt cá dai dai ăn kèm cùng với nhiều loại rau như bông điên điển, hoa chuối… nhiều nơi còn cho thêm thịt heo quay nữa đó! Một phần cực ngon này mà chỉ có giá từ 20k mà thôi đó!

Gà hấp rượu miền Tây

Với những dân mê nhậu thì món gà hấp rượu chắc chắn là một món khoái khẩu chỉ có thể tìm được ở vùng sông nước này thôi đó! Tuy là một món khá dễ làm thế nhưng để chuẩn vị nhất thì phải được nấu cùng với rượu đúng gốc của miền Tây.

Đặc biệt, để món gà hấp được ngon hơn thì buộc người chế biến phải lựa chọn những con gà tơ nuôi chạy bộ sau đó dùng rượu và muối chà quanh mình rồi mới đem đi hấp. Gà được hấp cách thủy nên gia vị sẽ ngấm vào thịt được ngon hơn, quan trọng là phải hấp ở lửa vừa, không được quá to hay quá nhỏ.

Một điều khá thú vị ở miền Tây chính là, đĩa thịt gà bày trên bàn, phần mỏ gà hướng vào ai thì người đó sẽ phải uống rượu. Thịt gà dai dai, da bên ngoài giòn giòn thơm nức mùi rượu chắc chắn sẽ khiến bạn phải thấy thòm thèm.

Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng là một món ăn miền Tây dân dã thế nhưng hương vị của chúng lại khiến cho bất kì du khách nào khi đã thưởng thức đều cảm thấy thích thú. Cá lóc muốn ngon bạn phải chọn từ những con con cá chắc thịt, tươi và nặng khoảng 0.5kg. Nếu cá quá bé khi nướng thịt sẽ rất khô, còn nếu quá to thì nướng trui sẽ khó chín phần bên trong đó!

Cá lóc được tẩm ướp gia vị đậm đà sau đó đem nước trực tiếp trên than hoa nên hương vị ngon hơn rất nhiều. Sau khi nướng sẽ ăn kèm cùng với rau sống hoặc cuốn với bánh tráng, rau cải rồi chấm với mắm nêm hoặc mắm me, mắm tỏi ớt hay đơn giản như muối chanh cũng rất ngon miệng đó!

Cháo cá miền Tây

Không chỉ có bún cá, ẩm thực miền Tây còn khiến cho du khách cảm thấy thích thú với món cháo cá lóc thơm ngon và cực kì bổ dưỡng nữa đó! Có thể nhiều người không biết nhưng ở miền Tây món cháo cá này thường được chế biến theo hai kiểu: cháo cá lóc rau đắng và cháo cá lóc mồng tơi.

Cá lóc sau khi được chọn lọc từ những con tươi, thịt chắc sẽ được làm sạch sau đó đem lọc phần da bên ngoài và lọc xương chỉ lấy phần thịt trắng. Cháo gạo ngon được nấu sôi nóng hổi. Ở một số nơi thịt cá được đem chế biến đậm đà, khi ăn sẽ cho rau và thịt cá vào trong tô cháo.

Không chỉ là một món ăn ngon nức tiếng khắp đất nước, cháo cá lóc còn là một món ăn bổ dưỡng có tác dụng giải nhiệt rất hiệu quả nữa đó!

Bò tùng xẻo

Bò tùng xẻo là một món nướng hấp dẫn ở Cần Thơ cũng như toàn miền Tây. Bò được tẩm ướp các loại gia vị đậm đà sau đó đem nướng trên bếp than. Chỉ cần nghe thấy tiếng xèo xèo trên bếp đảm bảo bạn sẽ thấy rất muốn thưởng thức rồi đó!

Cá kho tộ miền Tây

Cá kho tộ là một món ăn miền Tây thường xuất hiện trong các mâm cơm thường ngày của người dân nơi đây. Sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời nếu như bạn được thưởng thức miếng cá kho nhừ thấm đẫm hương vị ngọt cay đặc trưng của miền Tây. Ăn cùng cơm trắng thì đảm bảo không gì ngon bằng.

Cá lóc sau khi được làm sạch đem cắt thành từng khúc nhỏ sau đó ướp cùng với các loại gia vị sao cho át được mùi tanh song không làm mất đi hương vị đậm đà, ngọt của thịt cá. Để tăng sức hấp dẫn, cá kho tộ miền Tây thường được kho cùng với thịt ba chỉ nửa nạc nửa mỡ nên không hề bị ngấy!

Cá kho tộ đúng kiểu phải được kho trong nồi đất, nếu kho trong nồi kim loại món ăn sẽ không được ngon. Vì là một món ăn dân dã nên bạn có thể tìm thấy ở bất kì nhà hàng nào. Cá kho thường rất đậm đà nên khi ăn với cơm trắng sẽ ngon hơn rất nhiều!

Đuông dừa

Bên cạnh món đuông dừa ăn sống thì người dân miền Tây còn chế biến đuông dừa thành nhiều món ăn khác nhau song vị ngon cũng không hề kém cạnh như đuông dừa chiên giòn, đuông dừa lăn bột.

Đuông dừa thường sống trong thân cây cau hoặc cây dừa. Không chỉ là một món ăn dân dã mà đuông dừa còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như vitamin A, vitamin C, B1 và có tác dụng trong việc chống lão hóa, rất có ích đúng không nào?

Bánh xèo

Có lẽ bánh xèo là một trong những món ăn miền Tây nổi tiếng và quen thuộc đối với nhiều người. Mặc dù khá phổ biến ở nhiều nơi thế nhưng thực chất món bánh xèo này có nguồn gốc từ miền Tây Nam Bộ đó!

Bánh xèo miền Tây thường được chế biến khá cầu kì. Phần vỏ bên ngoài phải được làm từ loại gạo ngon, ngâm qua đêm sau đó đem xay nhuyễn. Nhân bên trong gồm giá, thịt bò, thịt heo. Phần vỏ đem chiên giòn tan sau đó cho nhân vào bên trong. Khi ăn cuốn cùng các loại rau sống và chấm với nước mắm chua ngọt ngon tuyệt vời!

Kho quẹt miền Tây

Nếu như bạn đã từng được thưởng thức món rau củ quả luộc chấm kho quẹt hay cơm cháy kho quẹt rồi thì chắc chắn sẽ thấy ấn tượng với món gia vị chấm kho quẹt vô cùng đặc biệt đúng không nào?

Nguyên liệu chính của món kho quẹt có thể kể đến như tôm khô, tóp mỡ, hành tím, tiêu, thịt ba chỉ đảo vài lần cùng với nước mắm và đường sau đó giữ lửa riu riu cho nước mắm đặc lại sền sệt và có hương thơm đặc trưng.

Trước đây kho quẹt vốn là một món ăn miền Tây cho những người nghèo bởi chỉ cần một chút kho quẹt họ cũng có thể ăn cùng với cơm ngon lành. Thế nhưng hiện nay kho quẹt đã trở thành một món sang và thường được dùng trong nhiều món ăn khác nhau như củ quả luộc, cơm cháy…

Chuột đồng chiên nướng

Chuột đồng là một món ăn miền Tây nổi tiếng thế nhưng cũng có khá nhiều người không dám thưởng thức chúng. Thịt chuột đồng sau khi được làm sạch sẽ đem tẩm ướp gia vị và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như chiên giòn hay đem nướng, quay thơm lừng.

Thịt chuột thường dai dai và mềm mềm. Có những con chuột thậm chí còn nặng đến 1kg thịt béo ngậy giống như đang được thưởng thức thịt heo sữa vậy đó, đảm bảo không thể chối từ được!

Hủ tiếu Sa Đéc

Khác với hương vị của những món hủ tiếu ở Nam Bộ, hủ tiếu miền Tây thường có chút khác biệt trong hương vị. Rõ nhất chính là phần nước lèo được chế biến thanh ngọt, trong veo đặc trưng mà không giống nơi nào.

Bánh bò thốt nốt

Bên cạnh những món ăn chính nổi tiếng thì ở miền Tây còn có khá nhiều những món ăn vặt thơm ngon nức tiếng cho du khách khám phá nữa đó! Bánh bò thốt nốt là một món ăn đặc trưng của miền Tây, đặc biệt là ở vùng Châu Đốc, An Giang.

Chuối nếp nướng

Chuối nếp nướng là một món ăn vặt nổi tiếng ở Bến Tre. Tuy chỉ là một món ăn dân dã và rất bình dị thế nhưng chuối nướng sẽ khiến du khách phải nhớ mãi hương vị ngon ngọt và thơm lừng của chúng.

Top 10 Món Ăn Dân Dã Ngon Nổi Tiếng Nhất Miền Tây Nam Bộ 2022

Nội Dung Chính Của Bài Viết

Gỏi sầu đâu được làm từ cây sầu đâu, hay còn gọi là cây xoan ăn gỏi, một loại cây mọc hoang, lá sầu đâu nhỏ, dài và mỏng. Lá sầu đâu có thể được chế biến thành nhiều món ăn, đặc biệt là gỏi sầu đâu. Vị đắng dìu dịu của sầu đâu và vị mặn, ngọt, dai dai của cá hòa quyện với nhau càng làm cho khẩu vị thăng hoa nhờ mùi vị đặc trưng, lạ miệng hoàn toàn không giống với bất cứ loại gỏi nào.

Lẩu cá linh bông điên điển

Cá linh được xem là đặc sản của mùa nước nổi và đây cũng là mùa hoa điên điển nở vàng khoe sắc các mé sông. Cái ngon độc đáo của món ăn này là nhờ vị chua chua, giòn ngọt, thơm thơm kèm hương vị rất đặc biệt, có độ giòn, thơm, bùi béo, lại nồng của hoa điên điển. Món này được ăn cùng bún tươi hoặc cơm nóng, thêm chút nước mắm ngon và ớt để chấm cá.

“Ai về miền đất xứ dừa/Nhớ đi thưởng thức đừng chừa món đuông”. Đó là câu ca dao giới thiệu về món đuông dừa, đặc sản nổi tiếng chỉ miền Tây Nam Bộ mới có. Đối với người dân miền Tây thì đuông dừa giống như một tặng vật của thiên nhiên, một đặc sản mà không phải lúc nào cũng có. Đuông dừa được chế biến thành nhiều món ngon như: đuông dừa nướng, đuông dừa ngâm mắm hay chiên bơ,…

Canh chua cá bông lau

Món canh chua cá bông lau miền Tây có vị chua ngọt tự nhiên hài hòa, là món ăn ưa thích và trở thành đặc sản miền Tây. Cá bông lau thơm ngon, thịt khi chín có màu trắng, thịt chắc dẻ, ít xương, mùi vị thơm ngon, béo ngọt mà ít có thứ cá nào sánh được. Ăn canh chua cá bông lau với bún, rau, thêm chút ớt se se cay ngon hết ý.

Cá lóc nướng trui

Món cá này phổ biến đến nỗi từ lâu đã đi vào ca dao tục ngữ: “Bắt con cá lóc nướng trui/Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”. Cá lóc nướng trui có mùi thơm rất đặc trưng tỏa ra từ vây cá, từng thớ thịt xen lẫn mùi hơi khen khét của da cá nướng. Cá nướng được ăn kèm rau sống cuốn bánh tráng, thêm mắm tỏi ớt chanh thì ngon tuyệt.

Lẩu mắm miền Tây

Lẩu mắm là “món ruột” vô cùng dân dã, bình dị của miền Tây Nam Bộ, là biểu tượng của vùng sông nước này. Trải qua bao đời phát triển, lẩu mắm trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người miền Tây. Dù đi đâu về đâu, có lẽ không thể nào quên được cái hương vị đậm đà, ngọt ngọt, cay cay hòa quyện mùi thơm đặc trưng không lẫn vào đâu được của mắm. Được ấn tượng từ nước lẩu đậm đà, là sự kết hợp tinh tế của cá, cua, mực, bò, heo cùng hương vị mắm đỉnh cao, thêm vào đó là các loại rau. Dường như bất cứ ai thưởng thưc món này đều cảm nhận được cái ngon của cá, tôm, mực, cái hương, cái vị và cái thẩm mỹ trong con người Nam Bộ qua cách nấu một nồi lẩu mắm.

Cá kèo hay còn gọi là cá bống trắng, một loại cá đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Cá kèo tươi sống đem sơ chế loại bỏ nhớt, chặt vây rồi để ráo nước. Nước dùng được hầm từ xương heo, loại bỏ váng mỡ, cho thêm cà chua và các gia vị đặc trưng của miền Tây trong đó có lá giang. Thịt cá kèo săn chắc mà không hề bị nát, có vị ngọt thơm.

Canh gà lá giang

Canh gà lá giang là một trong những món ăn phổ biến trong các gia đình miền Tây Nam Bộ, được ưa chuộng bởi vị chua chua ngọt ngọt của nó, vừa đậm đà lại vô cùng lạ miệng. Trong những ngày thời tiết mát mẻ, ăn canh gà nấu lá giang với cơm nóng hay bún sẽ rất ngon miệng. Lá giang không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng giúp chống khuẩn, giải nhiệt bữa ăn, giúp thanh mát cơ thể.

Khi mùa gặt kết thúc cũng là lúc bắt đầu mùa săn chuột. Lúc này, chuột béo ú, lông bóng mượt, thịt rất thơm. Từ thịt chuột đồng, người dân miền Tây có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, có thể là thịt chuột nướng rơm, chuột đồng quay lu, áp chảo, xào sả ớt, khía nước dừa, rô ti,…Thịt chuột nướng thơm phức, có vị ngọt, dai chắc như thịt gà và rất ít mỡ. Đến với miền Tây, thưởng thức thịt chuột, nhâm nhi rượu đế giữa ghe thuyền trên sông nước là một trải nghiệm vô cùng thú vị.

Cá kèo kho tộ

Cá kèo kho tộ được xem là món ăn đặc trưng của Nam Bộ. Thịt cá kèo săn chắc, béo ngậy, hòa quyện với vị cay nồng của tiêu, của ớt, thêm vị thơm của hành. Cá kèo kho tộ có vị đặc trưng rất riêng của nó. Chính cái vị đắng của mật, vị béo của ruột gan cá và vị ngọt của thịt cá làm nên sức hấp dẫn cho món đặc sản trứ danh miền Tây Nam Bộ.

11 Món Ngon Dân Dã Dễ Kiếm Trên Đất Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại, chuối ngự Đại Hoàng, hồng không hạt Nhân Hậu, bánh cuốn chả nướng Phủ Lý, bún Tái Kênh… là những đặc sản dân dã nổi tiếng của vùng đất Hà Nam

Chuối ngự Đại Hoàng

Giống chuối ngự trồng khó hơn các giống chuối thông thường khác. Từ mùa xuân năm nay đến mùa xuân năm sau mới bắt đầu ra hoa kết trái. Chuối ngự có hai loại là: chuối ngự trâu và chuối ngự thóc. Chuối ngự trâu có quả to, ăn nhạt còn chuối ngự thóc (hay còn gọi chuối ngự mít) có vị ngọt đậm đà và mùi thơm nồng nàn khó tả, đây mới chính là loại chuối được chọn tiến Vua. Thứ chuối này chỉ có ở Đại Hoàng.

Hồng không hạt Nhân Hậu

Nhân Hậu là tên một xã cũ của huyện Lý Nhân, nay là xã Hoà Hậu. Đồng thời, đây cũng chính là làng Đại Hoàng xưa – quê hương của cố nhà văn Nam Cao. Nơi đây thiên nhiên đã phú cho không chỉ có giống chuối Ngự nổi tiếng thơm ngon mà còn có loại hồng không hạt mà ta thường gọi là hồng không hạt Nhân Hậu.

Rượu làng Vọc

Làng Vọc ở huyện Bình Lục là một làng nghề nổi tiếng với rượu Vọc. Từ bao đời nay, người làng Vọc chỉ trung thành với một công thức chưng cất rượu. Rượu được nấu bằng gạo đặc sản ủ với men ta gồm 36 vị thuốc Bắc. Công đoạn làm rượu rất công phu. Từ lúc úp men phải trải qua 2 – 3 ngày, chờ khi men dậy mới được mở. Cơm rượu nấu chín vừa, không khô hoặc nhão quá, đánh tơi để nguội trước khi rắc men, sau đó cho vào vò sành ủ 48 tiếng, khi có mọng mới được đổ nước, sau 2 đêm thì đem nấu.

Bánh đa nem làng Chều

Bánh đa nem làng Chều (xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân) là món ăn truyền thống nổi tiếng không chỉ của Hà Nam mà còn của ẩm thực Việt Nam. Bánh đa nem nơi đây mang hương vị man mát, trắng mịn màng dẻo thơm. Khi rán lên, vỏ nem giòn, vàng nộm, đậm đà. Nghề làm bánh đa nem đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo cùng sự chịu thương chịu khó của con người.

Cá kho niêu đất làng “Vũ Đại”

Từ bao đời nay, làng “Vũ Đại” hay còn gọi là làng Đại Hoàng, huyện Lý Nhân, Hà Nam nổi tiếng với món cá trắm đen kho truyền thống “nức danh” trong và ngoài nước.

Mâm cỗ cổ truyền Tết Nguyên Đán của người dân nơi đây ngoài những món ăn thường thấy, bao giờ cũng có thêm đĩa cá kho. Trong ngày mưa lạnh của phương Bắc, được ăn miếng cá kho riềng với cơm nóng đủ để ấm lòng những vị khách thập phương khi tới đây.

Bánh cuốn chả nướng Phủ Lý

Bánh cuốn là món ăn quen thuộc của người dân và nổi tiếng ở nhiều nơi. Nhưng bánh cuốn Phủ Lý có một nét rất riêng, nhẹ nhàng mà tinh tế.

Ở những nơi khác, bánh cuốn sẽ bọc nhân thịt băm, mộc nhĩ bên trong và ăn kèm chả quế. Nhưng ở Hà Nam, chả nướng sẽ được dọn kèm cùng bánh cuốn. Thịt lợn thái miếng vừa ăn, tẩm gia vị đầy đủ và được nướng thơm trên than hồng. Chả chín sẽ có màu vàng cánh gián, hơi cháy xém và thịt săn chắc.

Để món bánh cuốn chả nướng được hoàn tất, món nước chấm rất quan trọng với đầy đủ mọi vị mặn ngọt chua cay pha chế hài hòa. Khi ăn, thực khách sẽ rắc thêm chút tiêu, ớt lên trên, ăn kèm cùng chút rau húng, giá đỗ và hoa chuối thái bào. Bánh cuốn Hà Nam bán nhiều ở chợ Phủ Lý, các hàng quán bên sông Đáy.

Mắm cáy Bình Lục

Con cáy là một loại thuộc loài cua sống chủ yếu ở vùng duyên hải như Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nam… Nghề làm mắm cáy phát triển mạnh nhất ở huyện Bình Lục. Làm mắm không quá khó nhưng để đạt được hương vị đậm đà thơm ngon cần sự tỷ mỉ, khéo léo.

Bún Tái Kênh

Bún được sử dụng phổ biến song để có được sợi bún trắng trong, dẻo dai, săn sợi mà không hề nhờ tới chất tẩy trắng, bảo quản phải kể tới bún làng Tái Kênh (xã Đinh Xá, huyện Bình Lục, Hà Nam).

Trong quá trình làm bún điều quan trọng là việc giữ lửa trong lò. Nếu lửa quá to bún sẽ dễ bị gãy và nước bún dễ bị trào ra lò lửa, nếu lửa nhỏ sẽ không đủ để làm bún chín, bún sẽ bị trương, khi ăn bún sẽ không được dai.

Bánh đa kê

Mấy ai đi chợ quê mà không ăn quà, bát bún riêu, cặp bánh dày, quả chuối, chiếc bánh đúc… và khó lòng đi qua hàng bánh đa kê mà không dừng lại. Bánh đa kê có lúc là món ăn điểm tâm sáng, và có người muốn đổi bữa, cũng đôi khi người Hà Nam tìm bánh đa kê nhấm nháp thay cho phở bò, xôi lúa, bánh giò.

Bún cá rô đồng

Bún cá rô đồng Hà Nam cuốn hút người ăn nhờ lớp thịt vàng ruộm xen lẫn màu xanh của rau cải, vị ngọt thơm của nước dùng…

Ốc đồng

Ốc đồng là một trong những món ăn dân dã của người Hà Nam. Ốc nấu đậu phụ, chuối xanh và ốc xào khế là hai món ăn độc đáo của vùng đồng bằng Bắc bộ. Đây là những món ăn đơn giản, nấu nhanh và rất hợp với khẩu vị của người Việt. Bây giờ ở các thành phố lớn, món ốc đã trở thành đặc sản như: ốc nhồi thịt, ốc hấp lá gừng hay món ốc hấp thuốc bắc độc đáo ở Phủ Tây Hồ.