Món Ngon Giải Cảm / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles-hanoi.edu.vn

Các Món Ăn Giải Cảm Hiệu Quả

Cháo hành tuy là món ăn đơn giản nhưng lại có nhiều công dụng, đặc biệt là giúp giải cảm nhanh và hiệu quả. Trong hành lá có vị cay, tính nóng, tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa nên thường dùng trong chế biến món ăn hàng ngày. Không chỉ người bệnh mà bất cứ ai cũng có thể ăn cháo hành để bồi bổ cơ thể.

Cách nấu cháo hành rất đơn giản, bạn nấu cháo như bình thường rồi cho hành lá xắt nhuyễn vào đến khi hành tái thì tắt bếp. Nên ăn cháo khi còn nóng để vã mồ hôi, tăng hiệu quả giải cảm.

Tô cháo hành nóng hổi sẽ giúp cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi và giải cảm một cách nhanh chóng. Ảnh: Internet

Cháo thịt bằm gừng tươi

Khi mắc bệnh, cơ thể thường cảm thấy mệt mỏi, đắng miệng, chán ăn nên cháo là thực phẩm phù hợp nhất cho người đang mắc bệnh cảm cúm. Bên cạnh cháo hành, bạn có thể nấu cháo thịt bằm gừng tươi để thay đổi trong các bữa ăn.

Gừng là lựa chọn hàng đầu giúp làm ấm cơ thể, lưu thông khí huyết và tránh cảm lạnh. Do đó, cháo thịt bằm gừng là sự kết hợp hoàn hảo trong việc làm ấm cơ thể, giải cảm.

Để nấu cháo thịt bằm gừng tươi, bạn băm nhỏ thịt heo, ướp với ít hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, tiêu. Gạo nấu nhừ thì cho thịt băm vào, khuấy đều cho thịt rã ra và chín đều. Cho gừng thái nhỏ vào, nêm nếm gia vị, tắt bếp.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng gừng cho các trường hợp sốt cao, có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết.

Khi bị cảm, bạn hãy cho thêm một ít gừng các món ăn của mình. Ảnh: Internet

Cháo trứng tía tô

Tía tô là một loại rau ăn sống vừa ngon vừa có vị thuốc. Lá tía tô có vị cay, the, có mùi thơm, tính ôn, có tác dụng giải độc và an thai rất tốt. Một tô cháo trứng tía tô nóng sẽ giúp cơ thể toát mồ hôi, có tác dụng giải cảm hiệu quả, hơn nữa món ăn nhẹ này giúp dễ tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng khi cơ thể mệt mỏi.

Bạn nấu cháo chín, cho lòng đỏ trứng gà vào cháo, đánh lên cho tan hoặc để nguyên tùy theo ý thích. Sau đó cho tía tô, hành tím vào nấu cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn. Nếu muốn có thêm đạm, bạn cũng có thể nấu cháo tía tô với thịt bằm hoặc các loại thịt khác.

Cháo trứng tía tô nóng là một trong những món ăn giải cảm hiệu quả, nhất là với bà bầu. Ảnh: Internet

Theo nghiên cứu của các trung tâm y học ở Mỹ, súp gà có thể cải thiện những bệnh về họng và đường hô hấp. Các amino axit có trong thịt gà rất hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng mà cảm cúm gây ra như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho và đau họng. Món ăn này chứa nhiều dinh dưỡng, cung cấp chất đạm dồi dào, giúp cơ thể tăng sức đề kháng.

Gà sau khi làm sạch bạn cho gà vào nồi nước luộc. Khi gà chín, xé nhỏ thịt gà. Cho hành tây, cà rốt, khoai tây vào nấu. Khi rau củ mềm cho thịt gà đã xé vào. Thêm một ít bột năng và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Lấy súp ra bát, rắc thêm hạt tiêu và thưởng thức.

Không chỉ là món ăn hạ sốt, giải cảm, súp gà còn rất bổ dưỡng và thơm ngon. Ảnh: Internet

Thịt bò chứa nhiều chất kẽm, protein và vitamin B sẽ giúp người đang mắc cảm cúm bổ sung dưỡng chất hiệu quả. Kết hợp thịt bò với các loại rau thơm, hành lá làm tăng thêm hương vị, bạn sẽ cảm thấy dễ ăn hơn, ngọt miệng hơn và khỏe lên trông thấy.

Bạn nấu sôi nước hầm xương bò trong nồi áp suất khoảng 40 phút, sau đó cho lần lượt hành tây, mía, gừng, rễ mùi, quế khô, hoa hồi, thảo quả, gừng tươi, hành tím, hạt mùi và các loại gia vị vào nước dùng rồi hầm trong 3 tiếng. Chú ý điều chỉnh nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Khi ăn bạn trần phở qua nước sôi rồi xếp vào tô, sau đó cho thịt bò tái đã trần sơ qua, rồi chan nước dùng để làm chín thịt bò. Ăn kèm phở với các loại rau thơm.

Phở bò vừa ngon, vừa bổ lại có tác dụng điều trị chứng cảm cúm khi thời tiết giao mùa. Ảnh: Internet

Canh khổ qua nhồi tôm

Theo Đông y, khổ qua (mướp đắng) có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc. Bên cạnh đó, khổ qua còn có tác dụng giải cảm, trị viêm họng, tăng cường sức đề kháng. Ăn khổ qua thường xuyên cũng giúp an thần dễ ngủ hơn.

Tôm tươi bỏ đầu, đuôi, bóc vỏ, bỏ chỉ đen, đem giã nhuyễn. Phần đầu, đuôi và vỏ tôm thì giã, lọc lấy phần nước. Nấm hương, nấm mèo ngâm nở, cắt nhỏ cùng hành tím, hành lá. Tiếp theo, trộn đều thịt tôm với nấm, gia vị. Nhồi hỗn hợp vào bên trong trái khổ qua đã được cắt khúc, bỏ ruột. Sử dụng phần nước lọc đầu tôm đun sôi. Khi nước sôi cho khổ qua vào, nấu sôi. Nêm lại gia vị vừa ăn.

Bồi bổ bằng canh khổ qua nhồi tôm giúp bạn đẩy lùi bệnh cảm cúm. Ảnh: Internet

Bên cạnh những món ăn kể trên, bạn có thể bổ sung dưỡng chất hàng ngày từ những thực phẩm tự nhiên giúp xua tan cảm cúm, hồi phục sức khỏe.

Tỏi không chỉ là gia vị không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình, nó còn là kháng sinh tự nhiên giúp chống lại rất nhiều bệnh. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có tác dụng tăng cường sức để kháng, diệt khuẩn và phòng chống cảm cúm. Tỏi cũng có tác dụng long đờm, giúp tống đờm ra khỏi đường hô hấp.

Ngoài việc chế biến chín và ngâm giấm thì củ cải tươi còn được làm nước ép có tác dụng cho người bị tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, hồi phục sức khỏe và nhất là phòng chống và trị cảm cúm.

Củ cải có tác dụng đặc biệt trong việc phòng chống và chữa trị cảm cúm. Ảnh: Internet

Nước ấm + chanh + mật ong

Nước ấm có tác dụng làm dịu họng. Chanh chứa nhiều vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Còn mật ong là thực phẩm kháng virus tự nhiên giúp diệt virus gây bệnh, đồng thời cũng có công dụng giảm ho.

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp cải thiện sức đề kháng, tăng khả năng chống đỡ của cơ thể trước sự tấn công của bệnh cảm cúm. Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, quýt, kiwi, chuối, đu đủ… Nhưng nếu bạn bị đau dạ dày, hãy cẩn thận khi sử dụng các loại trái cây có vị chua.

9 Thực Phẩm, Món Ăn Giải Cảm Người Cảm Cúm Không Nên Bỏ Qua

9 thực phẩm, món ăn giải cảm người cảm cúm không nên bỏ qua

Tía tô

Tía tô là loại gia vị phổ biến ở nước ta, có thể ăn sống hoặc dùng nấu canh. Bên cạnh đó lá và hạt tía tô là vị thuốc phổ biến trong Đông Y.

Theo Đông Y lá tía tô có tác dụng là cho ra mồ hôi, chữa ho, hỗ trợ tiêu hoá, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo. Cháo tía tô giải cảm đã là món ăn kinh điển đối với người bệnh cảm cúm.

Tía tô rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ. Nấu cháo trắng chín mềm, nêm gia vị vừa ăn, cho thêm hành tím thái mỏng để thêm tác dụng giải cảm. Nếu đập thêm trứng thì để nguyên nồi cháo nóng trên bếp, cho trứng gà tươi vào, khuấy đều cho trứng tan ra, chín đều. Cho tía tô vào, nêm lại gia vị, tắt bếp. Món cháo tía tô nên ăn ngay lúc nóng.

Nước ấm + chanh + mật ong

Nước ấm có tác dụng làm dịu họng. Chanh chứa nhiều vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Còn mật ong là thực phẩm kháng virus tự nhiên giúp diệt virus gây bệnh, đồng thời cũng có công dụng giảm ho.

Thức uống này đặc biệt hiệu quả hơn nhiều loại thuốc, có khả năng làm giảm triệu chứng và chóng lành bệnh.

Pha 1 thìa mật ong và vắt 1 quả chanh vào 1 cốc nước ấm. Uống hai lần mỗi ngày.

Tỏi

Tỏi từ lâu đã được biết đến với tác dụng tăng cường sức để kháng, diệt khuẩn và phòng chống cảm cúm. Tỏi có đặc tính kháng khuẩn và chứa vitamin C, selenium cùng các khoáng chất khác có tác dụng đặc trị cảm cúm. Tỏi cũng có tác dụng long đờm, giúp tống đờm ra khỏi đường hô hấp.

nghiền nhỏ 2 nhánh tỏi, pha với nước và uống hàng ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm. Bạn cũng có thể ăn tỏi thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa cảm cúm.

Gừng

Gừng là siêu thực phẩm dành cho những người bị ho, cảm cúm. Gừng có khả năng giảm ho và chống tắc nghẽn đường hô hấp tốt. Gừng còn có công dụng kháng virus giúp diệt virus gây bệnh.

Cho 3 lát gừng vào cốc. Sau đó vắt 1 quả chanh và 2 thìa mật ong vào cốc. Đổ thêm nước nóng và đợi một lát. Sau đó lọc lấy nước uống.

Canh gà

Bát canh gà nóng có tác dụng làm dịu họng và giảm sung huyết đường hô hấp. Canh gà chứa rất nhiều khoáng chất tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời canh gà giàu carnosine có tác dụng rất tốt làm giảm triệu chứng sổ mũi.

Cách làm: Hầm gà với loại rau củ bạn thích. Bạn có thể cho thêm chút gừng vào canh gà, dùng khi nóng.

Nước dừa

Nước dừa là thức uống tự nhiên hoàn hảo cung cấp đầy đủ dịch và chất điện giải cần thiết cho cơ thể. Nước dừa có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ chống lại nhiễm trùng, cảm cúm.

Khoai lang

Khoai lang chứa nhiều vitamin C và vitamin D giúp tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra khoai lang còn cung cấp nhiều năng lượng cần thiết cho người ốm. Người thể chất yếu hay bị cúm có thể thường xuyên ăn khoai lang để phòng ngừa.

Nghệ

Nghệ được biết đến với khả năng chống viêm và kháng khuẩn, nhờ vậy có tác dụng giảm triệu chứng và nhanh lành bệnh. Nghệ cũng như tỏi có tác dụng long đờm, giúp loại bỏ đờm khỏi đường hô hấp.

Cách làm: Pha ¼ thìa bột nghệ trong một cốc sữa ấm và dùng hàng ngày.

Chuối

Chuối cũng là một thực phẩm hữu ích dành cho người cảm cúm. Chuối giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, chuối cũng làm dịu họng và cung cấp năng lượng cho người ốm.

Rau lá xanh đậm

Các loại rau lá xanh đậm chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể chống nhiễm trùng. Rau lá xanh đậm còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh và giúp người bệnh chóng lành.

Nguồn: https://hoanganhkhang.com/10-thuc-pham-mon-an-giai-cam-nguoi-cam-cum-khong-nen-bo-qua/

Nấu Ngay Món Canh Giải Cảm Chỉ Với Vài Bước Đơn Giản

Cách nấu các món canh giải cảm

Ăn canh để giải cảm là một giải pháp hay cho việc điều trị cảm cúm – căn bệnh hay gặp khi thời tiết giao mùa. Do vậy, “bỏ túi” công thức nấu các món canh giải cảm sẽ không là “thừa” với mỗi chúng ta.

Canh bầu tôm tươi

1 quả bầu,

1 ít tôm tươi,

1 của hành tím,

Một ít hành lá hoặc ngò,

Gia vị: Dầu ăn, hạt nêm, muối, bột ngọt…

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bầu gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.

Tôm rửa sạch, ngắt bỏ đầu, đuôi, vỏ và lấy phần thịt thái thành miếng nhỏ hoặc để nguyên con (tùy ý).

Hành tím thái mỏng, hành lá cắt nhỏ.

Bầu gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn Bước 2: Chế biến

Cho nồi chống dính lên bếp kèm ít dầu ăn.

Đợi dầu nóng thì bỏ hành tím vào phi thơm. Sau đó, cho tôm vào đảo đều trong 3 đến 5 phút.

Cho vào nồi ít nước lọc. Đậy nắp lại đợi nước sôi.

Nước sôi thì cho bầu vào, nêm gia vị vừa ăn.

Bầu chín thì tắt bếp.

Bước 3: Thưởng thức

Canh bầu nấu tôm tươi bày ra tô thủy tinh đẹp bỏ thêm ít hành, ngò sẽ là món ăn hấp dẫn cho bữa cơm gia đình cũng như người có nhu cầu giải cảm.

Với món này, để nấu được 1 bát canh ngon cho bữa cơm gia đình, chị em cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cải bẹ xanh nhặt lấy lá xanh, không hư, không ủng, bỏ gốc rồi rửa sạch và cắt nhỏ.

Gừng gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt thành sợi mỏng.

Cho nước lọc và gừng vào nồi chống dính, bắt lên bếp.

Nước sôi thì bỏ cải vào, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Cải chín thì tắt bếp.

Bước 3: Thưởng thức

Canh cải bẹ xanh nấu gừng nên đựng trong tô thủy tinh để tạo thêm hương sắc cho món ăn. Canh có thể ăn riêng lẻ hoặc dùng trong bữa cơm gia đình vừa ngon vừa bổ dưỡng.

Tại sao nên dùng nồi chống dính cao cấp để nấu canh giải cảm?

Thay thế xoong, nồi nhôm truyền thống, những bộ nồi chảo chống dính cao cấp đã và đang trở thành vật dụng không thể thiếu trong gian bếp Việt.

Những bộ xoong, nồi, chảo giá rẻ không là lựa chọn của nhiều bà nội trợ bởi:

Giá rẻ đồng nghĩa với chất lượng không đảm bảo. Nồi sẽ nhanh hỏng, tốn tiền mua mới.

Nồi, chảo giá rẻ được làm từ chất liệu không an toàn. Trong quá trình đun, nấu dưới nhiệt độ cao, chất độc có thể thông qua thực phẩm đi vào cơ thể, gây hại cho sức khỏe của chúng ta.

Dùng nồi, chảo giá rẻ cũng phần nào ảnh hưởng tới hương vị của món ăn bởi dễ cháy, khét, phải dùng tới nhiều dầu, mỡ trong quá trình nấu.

Như vậy, có thể thấy nồi, chảo chống dính cao cấp sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho việc nấu các món kho, món canh ngon, canh giải cảm bởi:

Lớp chống dính cao cấp, đảm bảo bền, chất lượng và an toàn cho sức khỏe.

Nồi chống dính cao cấp với thiết kế đẹp cũng phần nào mang tới vẻ sang trọng, hiện đại cho gian bếp gia đình.

Từ những chia sẻ trên, Sapakitchen hy vọng đã phần nào đồng hành và hỗ trợ quý chị em trong việc vào bếp và nấu những món ngon cho người thân, cho gia đình. Để mua được sản phẩm nồi chảo chống dính hay tô, chén, dĩa, hũ, bình thủy tinh cao cấp,… với giá phải chăng cho bếp nhà, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi tại địa chỉ:

Công ty TNHH Đồ Dùng Gia đình Sapa

Địa Chỉ:

HCM: 65 Đào Duy Anh, P.9, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.

☎ Hotline: 0906 783 781

HN: Số 6 Ngách 3, Ngõ 95 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, Hà Nội.

☎ Hotline: 0936 239 818

Website: https:// chúng tôi /

6 Cách Làm Canh Giải Cảm Hiệu Quả Khi Thời Tiết Giao Mùa

Việc bị cảm cúm, ốm vặt là căn bệnh thường xuyên mắc phải khi vào thời tiết giao mùa. Đừng lo lắng, để giúp bạn có thể phòng ngừa và đẩy lùi cảm cúm thì Cooky sẽ hướng dẫn đến bạn 6 món canh giúp giải cảm, hạ sốt cực hiệu quả. Cùng Cooky vào bếp ngay nào!

1. Canh cải bẹ xanh nấu gừng

Canh cải bẹ xanh nấu gừng thường được ưu tiên nấu mỗi khi bạn hay người nhà bị cảm mạo. Đây cũng là một món canh khá đơn giản, dễ nấu lại nhiều chất dinh dưỡng tốt cho người bệnh. th ì chứa nhiều vitamin A, K…giúp thanh nhiệt , giải cảm, hỗ trợ tiêu hóa, táo bón…còn gừng thì khỏi phải bàn cãi, luôn là loại củ có tác dụng rất tốt trong việc trị cảm lạnh. Bên cạnh những ngày cảm mạo, bạn cũng có thể nấu món canh cải bẹ xanh này vào ngày chay đấy!

Nguyên liệu nấu Canh cải bẹ xanh nấu gừng

400g Cải bẹ xanh

1 miếng Gừng

1/2 muỗng cà phê Muối

2 muỗng cà phê Hạt nêm chay

Hướng dẫn nấu Canh cải bẹ xanh nấu gừng

– Cải bẹ xanh mua về, nhặt lá sạch, cắt khúc ngắn rửa sạch, để ráo còn gừng gọt bỏ vỏ, cắt sợi nhuyễn.

– Cho khoảng 1 lít nước lạnh vào nồi, cho gừng vừa cắt sợi vào nấu đến sôi. Sau khi nước sôi thì thả cải bẹ xanh vào, nêm muối, hạt nêm chay. Nấu lửa lớn đến khi canh sôi thì tắt bếp. Canh chín, múc canh ra tô.

Món canh vừa nhanh vừa thơm mùi gừng giúp giải cảm hiệu quả!

2. Canh bầu tôm tươi

Canh bầu tôm tươi cũng là một trong những loại canh giúp giải nhiệt giải cảm cực tốt. Vị thanh mát của bầu, ngọt tự nhiên của tôm kết hợp hài hòa. Hơn hết tác dụng của bầu cùng tôm mới đáng được kể đến, bầu thì có vị ngọt, tính lạnh, cực tốt khi dùng giải nhiệt, giải độc. Tuy nhiên bạn cũng có thể linh hoạt tùy ý có thể kết hợp khi chế biến bầu với tôm bằng nhiều cách khác nhau như luộc, xào đều rất ngon và tốt cho sức khỏe. Canh bầu tôm tươi cũng dễ nấu, thuộc những món dành cho những người chưa biết nhiều về nấu ăn.

– Bầu gọt vỏ, rửa sạch, dùng dao băm thành miếng nhỏ, để qua một bên. Tôm tươi bóc vỏ, bỏ râu, đầu, đuôi, cắt thành miếng nhỏ hạt lựu. Hành tím bóc vỏ, cắt mỏng.

Nguyên liệu nấu Canh bầu tôm tươiHướng dẫn nấu Canh bầu tôm tươi

– Phi thơm hành tím với dầu ăn. Cho tôm tươi vào, đảo đều 30 giây đến khi tôm chuyển màu.

– Đổ nước vào, nấu sôi. Khi nước sôi, cho bầu vào, nấu cùng. Nêm gia vị với hạt nêm, muối, bột ngọt cho vừa ăn. Nếu có bọt, bạn dùng muỗng vớt bỏ bọt đi cho nước canh trong hơn. Tắt bếp, múc canh ra tô, dùng với cơm trắng. Vị ngọt, thanh của canh sẽ làm bữa cơm thêm ngon miệng.

3. Canh sườn củ cải

Tiếp theo là món canh sườn củ cải, ngay cả vào trời rét lạnh bạn cũng có thể nấu món canh sườn củ cải này, bởi nó không chỉ giúp giải cảm, ngon lành mà còn có tác dụng phòng chữa viêm đường hô hấp nữa đấy. Trong củ cải có nhiều chất dinh dưỡng, đặc tính của củ cải là hàn khí, giúp trị ho , tốt cho phổi. Bên cạnh đó, theo Đông Y thì canh sườn củ cải còn có tác dụng làm trắng da rất tốt cho phụ nữ nữa đấy.

500g Sườn heo

200g Củ cải trắng

50g Hành lá

1 muỗng cà phê Muối

1 muỗng cà phê Bột ngọt

1 muỗng canh Hạt nêm

– Sườn heo rửa sạch với nước muối pha loãng, sau đó chặt thành khúc. Củ cải trắng gọt vỏ, cắt khúc vừa ăn, còn hành lá, rau mùi cắt nhỏ.

– Cho sườn cùng nước vào nồi, đun lửa to nấu sôi trong 20 phút, liên tục hớt bỏ bọt khi nước sôi. Cuối cùng cho củ cải trắng, bột ngọt, hạt nêm vào nấu đến khi vừa ăn. Múc ra tô, rắc hành lá lên và thưởng thức.

Nguyên liệu nấu Canh sườn củ cải

4. Canh trứng cà chua

Hướng dẫn nấu Canh sườn củ cải

2 quả Trứng gà

2 trái Cà chua

100g Hành lá

1 muỗng canh Hành tím băm

2 muỗng canh Dầu ăn

1 muỗng cà phê Muối

1 muỗng cà phê Hạt nêm

1/2 muỗng cà phê Tiêu

– Trứng gà đập ra chén, khuấy đều còn cà chua cắt múi cau, hành lá rửa sạch, cắt khúc. Phi thơm hành tím băm với dầu ăn, cho cà chua vào, xào khoảng 2 phút.

– Đổ nước vào, nấu sôi. Khi nước sôi, cho trứng gà, muối, hạt nêm, tiêu cho vừa ăn, nấu thêm 2 phút. Tắt bếp, múc canh ra tô, rắc hành lá vào và dùng với cơm trắng.

5. Canh bí đỏ nấu tôm

Nguyên liệu nấu Canh trứng cà chua

200g Bí đỏ

200g Tôm tươi

100g Hành lá

1 muỗng cà phê Hạt nêm

1 muỗng cà phê Muối

1/2 muỗng cà phê Tiêu

Hướng dẫn nấu Canh trứng cà chua

– Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, tôm làm sạch, bóc vỏ, bỏ đầu và đuôi. Sau đó, dùng dao rạch bỏ lấy chỉ đen trên lưng tôm.

– Đầu tiên, đun sôi khoảng 1 lít nước trong nồi, cho tôm vào, nấu nhỏ lửa. Tiếp theo, cho bí đỏ cùng gia vị muối, hạt nêm, tiêu vào, nêm cho vừa ăn và nấu đến khi bí đỏ chín mềm là được.

– Cuối cùng, rắc hành lá vào, tắt bếp. Múc canh ra tô là có thể mời cả nhà thưởng thức ngay rồi!

6. Canh khổ qua nhồi tôm

Nguyên liệu nấu Canh bí đỏ nấu tôm

2 trái Khổ qua

150g Tôm tươi

10 cái Nấm hương

2 cái Nấm mèo

2 củ Hành tím

1 cây Hành lá

1/2 muỗng cà phê Tiêu

1 muỗng cà phê Hạt nêm

1/2 muỗng cà phê Muối

Hướng dẫn nấu Canh bí đỏ nấu tôm

– Tôm rửa sạch, bóc bỏ vỏ, khêu bỏ chỉ lưng. Thịt tôm đem giã nhuyễn để riêng, đầu tôm thì giã rồi lọc lấy nước, bỏ bã. Nấm hương, nấm mèo rửa sạch, ngâm nở. Đem cắt nhỏ vài cái nấm hương và toàn bộ nấm mèo.

– Trộn đều nấm hương, nấm mèo, hạt nêm, muối, tiêu với phần tôm giã nhuyễn. Khổ qua ngâm rửa sạch, cắt khoanh tròn dài cỡ 2 đốt ngón tay, lấy bỏ ruột khổ qua.

– Nhồi phần tôm đã trộn nấm hương, nấm mèo vào từng miếng khổ qua. Cho nước lọc đầu tôm vào nồi, thêm chút nước để đủ lượng nước canh.

– Đun sôi nước, thả những khoanh khổ qua cùng chén nấm hương còn lại vào. Đun sôi trong khoảng 10 phút, thả hành lá cắt khúc vào. Nêm thêm hạt nêm cho vừa ăn. Múc canh ra tô, món canh khổ qua nhồi tôm có vị thơm, ngọt và mát.

Nguyên liệu nấu Canh khổ qua nhồi tômHướng dẫn nấu Canh khổ qua nhồi tôm